Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập học kỳ kỹ năng tư vấn pháp luật tỏng lĩnh vực đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.17 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
TÌNH HUỐNG...........................................................................................................2
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG...................................................................................2
1.Anh (Chị) sẽ sử dụng các kỹ năng gì để tư vấn cho ông H hiểu được việc làm
của mình là đúng hay sai?Vì sao?...........................................................................2
2. Xây dựng cụ thể nội dung các bước tư vấn pháp luật đất đai cho ông H trong
vụ việc này..............................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................8


TÌNH HUỐNG: SỐ 02
Bà C hiện ở trên mảnh đất 120m2 . Hiện diện tích đất này đang có tranh chấp về
ranh giới sử dụng với hộ bà N sử dụng đất liền kề. Do tuổi già, bà C làm giấy ủy
quyền cho ông H là người bà con họ hàng xa thay mặt mình giải quyết tranh chấp
ranh giới sử dụng đất với bà N. Năm 2007, bà C không để lại di chúc. Ông H làm
đơn gửi UBND xã X làm đơn đề nghị đứng tên chủ sở hữu mảnh đất này. UBND xã
X không đồng ý và ra quyết định thu hồi mảnh đất của bà C với lý do bà C không
có người thừa kế. Ông H không đồng ý với quyết định thu hồi này đã làm đơn khiếu
nại gửi Chủ tịch UBND huyện.
Hỏi:
1.Anh (Chị) sẽ sử dụng các kỹ năng gì để tư vấn cho ông H hiểu được việc làm của
mình là đúng hay sai?Vì sao?
2. Xây dựng cụ thể nôi dung các bước tư vấn pháp luật đất đai cho ông H trong vụ
việc này.

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.Anh (Chị) sẽ sử dụng các kỹ năng gì để tư vấn cho ông H hiểu được việc làm
của mình là đúng hay sai?Vì sao?


Để tư vấn cho ông H hiểu được việc làm của ông là đúng hay sai cũng cần có
những kỹ năng tương tư như các trường hợp tư vấn pháp luật khác, như sau:
1.1 Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn
Đây là bước cơ bản đầu tiên trong quá trình tiến hành tư vấn pháp luật, tiếp
xúc với khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn để từ đó nắm bắt được mong muốn
của khách hàng. Trong vụ việc trên, không biết rõ được khách hàng lựa chọn cách
thức nào để trao đổi về vụ việc, là trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, cho dù là hình
thức tư vấn nào thì người tư vấn vẫn sẽ có bước tiếp xúc với ông H, có thể là trực
tiếp gặp gỡ hoặc là tiếp xúc qua phương tiện liên lạc, cho dù là tư vấn bằng văn bản
thì khách hàng vẫn sẽ liên lạc cho người tư vấn từ trước để có thể đảm bảo được
tính chính xác về mặt thông tin.
Thông qua quá trình áp dụng các kỹ năng khác nhau để tiếp xúc với khách
hàng, luật sư rút ra kết luận về nguyện vọng mà khách hàng muốn đạt được. Ngoài
ra, sau khi tìm hiểu được yêu cầu của khách hàng thì luật sư cần có kỹ năng nhận
định, đáng giá về những yêu cầu đó, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình
tác nghiệp. Theo đó, khi tư vấn trực tiếp, người tư vấn cần có một số kỹ năng như:
giao tiếp với khách hàng, lắng nghe để thu thập thông tin từ khách hàng và chắt lọc
thông tin, khai thác thông tin thông qua các tình tiết trong vụ việc, ghi chép các sự
kiện chính, kỹ năng đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề,…
1.2. Kỹ năng soạn thảo văn bản

2


Đây là kỹ năng thiết yếu trong quá trình tư vấn pháp luật. Soạn thảo văn bản
không chỉ áp dụng cho hình thức tư vấn gián tiếp bằng văn bản mà còncần thiết cả
khi tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Đôi khi tư vấn trực tiếp, khách hàng sẽ yêu cầu
người tư vấn soạn thảo cho họ một loại đơn từ, thư từ hoặc giấy tờ nào đó, ngoài ra
còn soạn thảo hợp đồng dịch vụ tư vấn. khi đó đòi hỏi người tư vấn phải linh hoạt
áp dụng kỹ năng soạn thảo văn bản trong quá trình tư vấn của mình.

Khi soạn thảo văn bản, người soạn thảo cần có kiến thức về pháp luật, có
hiểu biết nhất định về các loại văn bản thông dụng, có kỹ năng thao tác các phần
mềm về soạn thảo văn bản hiện nay,..
1.3. Kỹ năng xác định vấn đề pháp lý
Đây là kỹ năng yêu cầu kiến thức pháp lý, người tư vấn sẽ nghiên cứu kỹ
lưỡng, cẩn thận hồ sơ cụ việc của khách hàng, từ đó tìm ra mấu chốt vấn đề cần
giải quyết. Kỹ năng này giúp người tư vấn đặt ra được những câu hỏi pháp lý chính
xác, liên kết chặt chẽ với nhau. Vấn đề pháp lý của hồ sơ thường là câu hỏi pháp lý
mà câu trả lời sẽ giúp giải đáp được nguyện vọng của khách hàng.
1.4. Kỹ năng xác định luật áp dụng
Kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý. Sau
khi tìm hiểu được yêu cầu tư vấn của khách hàng, người tư vấn đã có kết luận sơ bộ
về phương án giải quyết. Tiếp theo nhà tư vấn cần phải tìm kiếm tất cả các quy định
của pháp luật có liên quan đến tất cả các vấn đề pháp lý được đặt ra, tùy thuộc vào
mức độ của sự việc mà lựa chọn quy định phù hợp. Kỹ năng này đòi hỏi nhà tư vấn
cần phải có kiến thức nhất định về pháp luật cùng với kinh nghiệm áp dụng quy
định của pháp luật vào giải quyết tình huống trong thực tế.

3


1.5. Trả lời tư vấn
Mô tả giải pháp: Điều quan trọng khi tìm kiếm giải pháp đó là đánh giá
chúng dưới góc độ pháp lý và thực tiễn về khả năng có thể xảy ra. Dự đoán hậu quả
ngắn hạn và dài hạn của từng giải pháp, đối chiếu với mong muốn của khách hàng.
Định hướng cho khách hàng: Nhiệm vụ của luật sư là định hướng và thuyết
phục khách hàng lựa chọn giải pháp. Luật sư cần giải thích cho khách hàng bằng
ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu về những khía cạnh pháp lý phức tạp của hồ sơ.
Lựa chọn chiến thuật: Sau khi lựa chọn được giải pháp, luật sư cũng cần làm
rõ với khách hàng cách thức tiến hành giải pháp đó, các chiến thuật có thể được áp

dụng.
2. Xây dựng cụ thể nội dung các bước tư vấn pháp luật đất đai cho ông H
trong vụ việc này.
Bước 1: Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn
- Quy trình trao đổi và giới hạn về mặt thời gian: Luật sư tư vấn trao đổi với
ông H để đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết, không đi vào các vấn đề ngoài lề và
không kéo dài quá lâu.
- Luật sư tư vấn nắm được nội dung chủ yếu của vụ việc và phạm vi yêu cầu
của ông H. Cung cấp với ông H nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư:
- Cung cấp cho ông H các danh mục văn bản pháp lý điều chỉnh vụ việc cần
giải quyết để ông có thể tham khảo.
- Luật sư tư vấn đưa cho ông H biểu phí dịch vụ và có thể là hợp đồng dịch
vụ pháp lý để khách hàng tham khảo.
- Cung cấp cho ông H sơ bộ các phương án giải quyết vụ việc để ông xác
định phạm vi yêu cầu nếu vụ việc có nhiều phương án giải quyết.

4


- Thống nhất cách thức làm việc và phương thức liên lạc cho các lần tiếp
theo và hẹn thời gian làm việc lần sau.
- Cuối cùng là luật sư tư vấn không được cam kết chắc chắn kết quả cuối
cùng của vụ việc để từ đó khách hàng kí hợp đồng dịch vụ với mình.
Bước 2: Nghiên cứu và thu thập tài liệu
Sau khi đọc và nghiên cứu kỹ hồ sơ của ông H. Luật sư cần sắp xếp các sự
kiện theo trình tự thời gian, trong đó cần chú ý đến các chủ thể, thời gian, địa điểm.
Từ đó, yêu cầu ông H cung cấp các loại hồ sơ, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ
việc.
Bước 3: Xác định vấn đề pháp lý
Vấn đề mấu chốt là việc ông H viết đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện là

đúng hay sai? Để làm rõ câu hỏi này cần trả lời được hai câu hỏi sau:
- Ông H có quyền đứng tên chủ sử dụng mảnh đất trên không?
- UBND xã X có thẩm quyền thu hồi đất hay không?
- Ông H gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện là đúng thẩm quyền hay
không?
Bước 4: Xác định nguồn luật áp dụng
Do đề bài không nêu rõ thời gian ông H gửi đơn lên UBND xã làm đơn đề nghị
đứng tên chủ sở hữu mảnh đất của bà C, thời gian ra quyết định thu hồi mảnh đất
của bà C. Cho nên, em giả sử thời gian ông H gửi đơn đề nghị đứng tên mảnh đất
lên UBND xã là ngay sau khi bà C mất, tức là tại thời điểm năm 2007.
Theo nguyên tắc chọn luật áp dụng tại thời điểm xảy ra tranh chấp thì các nguồn
luật được áp dụng bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003;

5


- Bộ luật dân sự năm 2005;
- Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004;
Bước 5: Phân tích vụ việc
Ông H có quyền đứng tên chủ sử dụng mảnh đất trên không?
Ông H không có quyền đứng tên chủ sở hữu mảnh đất, vì:
Thứ nhất, Ông H tham gia tranh chấp ranh giới sử dụng đất với bà N trên cơ sở ủy
quyền của bà C. Như vậy thì ông H chỉ có quyền và nghĩa vụ giải quyết tranh chấp
trong phạm vi ủy quyền mà không có quyền định đoạt tài sản của bà C. Hơn nữa,
theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 147 BLDS năm 2005: “Đại diện theo ủy
quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau:.. Người ủy quyền hoặc
người được ủy quyền chết…”Như vậy, khi bà C chết thì ông H cũng chấm dứt tư
cách đại diện cho bà C. Ông H không còn liên quan gì đến tranh chấp của bà C và
bà N. Nên ông H muốn đứng tên mảnh đất này với tư cách người đại diện là không

thể được,
Thứ hai, bà C chết không để lại di chúc nên di sản sẽ chia theo pháp luật, tức
là chia thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005. Ông H là họ hàng
xa không thuộc hàng thừa kế nào, cho nên ông H không có quyền được hưởng di
sản thừa kế mảnh đất này.
Mặt khác, bà C không có người thừa kế thì theo Khoản 7 Điều 38 Luật Đất
đai năm 2003 về trường hợp thu hồi đất: “Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp…
cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế”. Như vậy, không có trường
hợp nào giúp ông H đứng tên quyền sở hữu mảnh đất của bà C được.
UBND xã X có thẩm quyền thu hồi đất hay không?
Việc làm của UBND xã bao gồm:

6


- Không đồng ý với đề nghị của ông H được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất
của bà C. Đây là quyết định đúng theo quy định pháp luật như giải thích trên.
- Ra quyết định thu hồi mảnh đất của bà C với lý do bà không có người thừa
kế là quyết định sai:
o Mảnh đất của bà C vẫn còn đang tranh chấp về ranh giới sử dụng với bà N,
chưa có ranh giới đất rõ ràng thì cơ quan có thẩm quyền chưa được thu hồi.
Nếu UBND xã thu hồi đất thì tức là đã tự giải quyết tranh chấp của bà C và
bà N vượt quá quyền hạn.
o UBND xã X đã vượt quá quyền hạn trong việc thu hồi đất theo quy định tại
Điều 44 Luật đất đai, thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp này là của
UBND cấp huyện mà xã X trực thuộc. UBND xã X chỉ có thẩm quyền quản
lý đất sau khi đã thu hồi (Khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai 2003).
Ông H gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện là đúng thẩm quyền hay
không?
Mục đích viết đơn khiếu nại: Ông H cho rằng quyết định thu hồi đất của

UBND xã là sai, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông. Với
mục đích này ông H là người có quyền khiếu nại đúng theo quy định pháp luật.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Theo Điều 33 Luật khiếu nại, tố cáo 2004
quy định: “Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người ra quyết định hành
chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chứng có hành vi vi phạm hành chứng mà
người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình”; Điều 19 quy định: “ Chủ tịch UBND xã,
phường, thị trấn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của mình trong lĩnh vực quản lý đất đai. Như vậy,

7


ông H phải gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND xã X chứ không phải Chủ tịch
UBND huyện.
Bước 6: Đưa ra tư vấn cho ông H
Điều cần chú trọng nhất luật sư tư vấn cần là làmthế nào để tư vấn cho khách
hàng theo đúng nguyện vọng của họ. Chứ không phải là việc pháp luật quy định
phải làm như thế nào? Giải quyết toàn bộ vụ việc như thế nào? Mà với việc khách
hàng tìm đến mình yêu cầu tư vấn về vấn đề gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện như vậy. Khách hàng sẽ có thể đạt được mong muốn của khách
hàng hay không ? Có cách nào để khách hàng được giải quyết tốt nhất vấn đề. Như
vậy, luật sư cần có cái nhìn tổng quát về vụ việc để đánh giá và đưa ra phương
hướng cho khách hàng.
Có thể thấy, ông H gửi đơn khiếu nại vì cho rằng mình có thể đứng tên mảnh
đất của bà C. Theo như những phân tích về 3 vấn đề nêu trên:
 Ông H không có quyền đứng tên chủ sử dụng mảnh đất với tư cách người đại
diện theo ủy quyền hay theo thừa kế;
 UBND xã thu hồi đất sai thẩm quyền;
 Ông H gửi đơn khiếu nại sai cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy,xét tổng thể vụ việc để đạt được mục đích muốn có quyền sử dụng
mảnh đất của ông H là rất khó thực hiện được. Ông H khiếu nại để đúng tên mảnh
đất của bà C thì là ý muốn chủ quan của ông mà không quan tâm đến quy định của
pháp luật. Theo quan điểm của em, khi đã chỉ rõ vấn đề cho ông H thì nên khuyên
ông H không nên tiếp tục khiếu nại nữa để tránh mất thêm thời gian, công sức mà
khó có được kết quả như mong muốn.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, NXB CAND, Hà Nội
2012.
2. Bộ luật Dân sự 2005.
3. Luật Đất đai 2003.
4. Luật Khiếu nại 2004.

9




×