Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI PHƯỜNG TÂN HIỆP THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

    

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
PHƯỜNG TÂN HIỆP - THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008”

SVTH : HUỲNH LÊ BẢO DUY
MSSV : 05124015
LỚP : DH05QL
KHÓA: 2005 – 2009
NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

HUỲNH LÊ BẢO DUY

“CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
PHƯỜNG TÂN HIỆP – THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008”



GVHD: Ks. Trần Văn Trọng
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ký tên:……………

-Tháng 07 năm 2009-


Lôøi Caûm Ôn

* Xin ghi nhớ công ơn!
- Cha mẹ, các anh chị cùng gia đình đã hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc và là
chỗ dựa vững chắc cho con trong thời gian qua.
- Thầy: Trần Văn Trọng giảng viên khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản.
Đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

* Xin chân thành cảm ơn đến:
- Ban chủ nhiệm khoa, quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản
trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, cùng quý thầy cô thỉnh giảng đã quan
tâm tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
trên giảng đường đại học.
- Ban lãnh đạo Văn phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Đồng Nai.
- Anh Trịnh Quốc Dũng (trưởng phòng thông tin lưu trữ) và chị Nguyễn Thị
Thu Hiền (nhân viên phòng thông tin lưu trữ).
- Các anh chị cán bộ, nhân viên của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng
Đất Tỉnh Đồng Nai.
Đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi cho trong quá trình thực
tập.
- Các anh chị, các bạn lớp DH05QL đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình học tập và khi thực hiện luận văn này.

Thời gian thực tập có hạn và kiến thức học tập còn hạn chế không thể tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn vui lòng góp ý để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin cảm ơn!


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Lê Bảo Duy, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai Phường Tân Hiệp – Thành phố
Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến năm 2008”.
Giáo viên hướng dẫn: Ks. Trần Văn Trọng, Bộ môn Chính sách pháp luật, Khoa
Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cùng với quá trình
phát triển kinh tế xã hội, các dịch vụ, thương mại, sức ép của việc gia tăng dân số nên
nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư phát
triển…v.v..là một yêu cầu rất lớn. Thực tế đó làm cho quá trình sử dụng đất cũng như
quan hệ đất đai có nhiều biến động.
Để đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả thì việc theo
dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động làm cho hồ sơ địa chính luôn phản đúng với hiện
trạng sử dụng đất, phù hợp pháp luật, phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai,
phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết đối với các ban ngành chính quyền
địa phương.
Trong những năm gần đây, công tác công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai
của phường Tân Hiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết do tình hình đất đai biến
động ngày càng tăng cao. Vì thế, cần có kế hoạch cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai
một cách cụ thể cũng như đề xuất các giải pháp, phương hướng mới nhằm hoàn thiện
hơn làm cho đất đai được sử dụng có hiệu quả, hợp lý và bền vững hơn.
Bằng các phương pháp bản đồ, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích

tổng hợp, phương pháp so sánh, đề tài nghiên cứu những nội dung sau:
- Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất có liên quan đến công tác
lập và quản lý hồ sơ địa chính ban đầu.
- Đánh giá tình hình biến động đất đai.
- Đánh giá nguồn dữ liệu trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
- Quy trình chỉnh lý biến động đất đai.
- Công tác chỉnh lý biến động đất đai (ngoại nghiệp, nội nghiệp)
- Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
- Xây dựng bảng biểu thống kê tình hình biến động.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉnh lý được trên bản đồ với 769 thửa với diện
tích là 21,78 ha và chỉnh lý trên sổ bộ địa chính là 1849 hồ sơ với tổng số thửa là 2050
thửa và tổng diện tích đã chỉnh lý là 88,60 ha.
Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai cần được các cấp quan tâm, chỉ đạo
cơ quan quản lý đất đai ở cấp mình hơn nữa và phải được thực hiện thường xuyên có
như thế hồ sơ địa chính mới đầy đủ thông tin, chính xác và đồng bộ hơn, phản ánh
đúng hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo phù hợp pháp luật, phục vụ yêu cầu quản lý Nhà
nước về đất đai và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………….Trang 1
PHẦN I: TỔNG QUAN……………………………………………………………....3
I. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………………3
I. 1. 1. Cơ sở khoa học……………………………………………………………...3
I. 1. 2. Cơ sở pháp lý………………………………………………………………16
I. 1. 3. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………..16
I. 2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU………………………………………..16
I. 2. 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên………………………………...16
I. 2. 2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội……………………………………...20
I. 2. 3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội……………………23

I. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………..24
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………25
II. 1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN HIỆP………………………………25
II. 1. 1. Tình hình quản lý đất đai………………………………………………….25
II. 1. 2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất…………………………………………..27
II. 2. ĐÁNH GIÁ VỀ NGUỒN DỮ LIỆU SỬ DỤNG……………………………….30
II. 2. 1. Tình hình lập bản đồ………………………………………………………30
II. 2. 2. Tình hình lập sổ bộ địa chính……………………………………………..31
II. 2. 3. Các loại hình biến động chính trên địa bàn phường………………………31
II. 3. QUY TRÌNH CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI……………………………33
II. 3. 1. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính…33
II. 3. 2. Quy trình chỉnh lý biến động đất đai trong hồ sơ địa chính………………34
II. 4. CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI……………………………..41
II. 4. 1. Công tác ngoại nghiệp…………………………………………………….41
II. 4. 2. Công tác nội nghiệp……………………………………………………….42
II. 5. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI…..43
II. 5. 1. Kết quả chỉnh lý trên bản đồ địa chính từ năm 2005 cho đến nay………..43
II. 5. 2. Kết quả chỉnh lý trên sổ bộ địa chính……………………………………..44
II. 5. 3. Các trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa được giải quyết………….45
II. 6. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN HIỆP……………………………………………..46
II. 6. 1. Thuận lợi………………………………………………………………….46
II. 6. 2. Khó khăn………………………………………………………………….46
II. 6. 3. Các giải pháp khắc phục…………………………………………………..47
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ…………………………………………………………49


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
* Danh sách các bảng:

Bảng 01: Các nhóm đất chính trên địa bàn phường Tân Hiệp……………….Trang 19
Bảng 02: Tổng hợp số lượng GCNQSDĐ của phường Tân Hiệp năm 2008……….25
Bảng 03: Thống kê tình hình sử dụng đất qua các năm tại phường Tân Hiệp……...26
Bảng 04: Cơ cấu sử dụng đất phường Tân Hiệp tính đến ngày 01/01/2009………...27
Bảng 05: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tính đến ngày 01/01/2009………….28
Bảng 06: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tính đến ngày 01/01/2009……...28
Bảng 07: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý, sử dụng đất……………..29
Bảng 08: Thống kê bản đồ địa chính ở phường Tân Hiệp năm 2009……………….30
Bảng 09: Các trường hợp biến động trên địa bàn phường từ năm 2005 đến nay…...32
Bảng 10: Kết quả chỉnh lý trên bản đồ địa chính…………………………………...43
Bảng 11: Kết quả chỉnh lý các loại hình biến động trên sổ bộ địa chính…………...44
Bảng 12: Số hồ sơ còn tồn đọng chưa được giải quyết……………………………..45
* Danh sách các biểu đồ:
Biểu đồ 01: Cơ cấu sử dụng đất phường Tân Hiệp tính đến ngày 01/01/2009……..27
Biểu đồ 02: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng quản lý và sử dụng đất……………30
Biểu đồ 03: Các loại hình biến động chính trên phường Tân Hiệp từ năm 2005 cho
đến nay………………………………………………………………………………...32
Biểu đồ 04: Tổng hợp kết quả chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính…………...43
Biểu đồ 05: Tổng hợp kết quả chỉnh lý trên sổ bộ địa chính……………………….44
* Danh sách các sơ đồ:
Sơ đồ 01: Trình tự, thủ tục đăng ký và chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền của cấp
Huyện…………………………………………………………………………………33
Sơ đồ 02: Quy trình chỉnh lý biến động đất đai……………………………………..34
* Danh sách các hình:
Hình 01: Trường hợp tách thửa, thửa mới là 227 tách từ thửa 174…………………35
Hình 02: Thửa chưa chỉnh lý trong trường hợp hợp thửa…………………………...36
Hình 03: Thửa đã chỉnh lý trong trường hợp hợp thửa (hợp thửa 172, 173 thành thửa
172)……………………………………………………………………………………36
Hình 04: Biến động theo tuyến thẳng khi chưa chỉnh lý……………………………37
Hình 05: Biến động theo tuyến thẳng khi đã chỉnh lý (một phần của thửa 162, 163,

164, 165 đã nhập vào đường)…………………………………………………………37
Hình 06: Biến động theo khu tập trung chưa chỉnh lý………………………………37
Hình 07: Biến động theo khu tập trung đã chỉnh lý…………………………………37


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

TCĐC
BTNMT
STNMT
PTNM
NĐ – TT – CT
TT
CP
CT – HĐBT
MĐSDĐ
QSDĐ
GCNQSDĐ
VPĐKQSDĐ
NVTC

Tổng Cục Địa Chính
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Sở Tài Nguyên Môi Trường
Phòng Tài Nguyên Môi Trường
Nghị định – Thông tư – Chỉ thị
Thủ tướng

Chính phủ
Chủ tịch – Hội đồng Bộ trưởng
Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Nghĩa vụ tài chính


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Đất đai là tài sản của mỗi quốc gia, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản
phẩm lao động. Đất đai là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng. Vì vậy, dưới bất kì một chế độ xã hội nào công tác quản lý Nhà nước
về đất đai luôn là vấn đề xã hội quan tâm.
Đất đai có đặc tính cố định về vị trí, có giới hạn về không gian và vô hạn về thời
gian sử dụng. Đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao
động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hóa trở
thành sử dụng đa mục đích.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cùng với quá trình
phát triển kinh tế xã hội, các dịch vụ, thương mại, sức ép của việc gia tăng dân số nên
nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư phát
triển…v.v..là một yêu cầu rất lớn. Thực tế đó làm cho quá trình sử dụng đất cũng như
quan hệ đất đai có nhiều biến động.
Phường Tân Hiệp là một phường của thành phố Biên Hòa, phường nằm trong khu

vực rất thuận lợi về giao thông đi lại, gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh và thành
phố Biên Hòa. Những năm gần đây, công tác xây dựng và tổ chức quản lý của phường
đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, về công tác quản lý đất đai của phường vẫn còn
nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó tình hình đất đai biến động ngày càng tăng cao,
phức tạp dưới nhiều dạng khác nhau, có nhiều thay đổi không được cập nhật theo đúng
quy định như: tách thửa, hợp thửa, chuyển quyền, chuyển MĐSDĐ, cho thuê…Bên
cạnh đó, còn những sai sót không thể điều chỉnh ngay được như: sót thửa, trùng thửa,
sai sót trong quá trình đo vẽ, trong quá trình cấp GCNQSDĐ, sai tên, diện tích, hình
thể, số thửa.
Để khắc phục những khó khăn nêu trên và đảm bảo cho đất đai được sử dụng một
cách hợp lý, có hiệu quả thì việc theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động và hoàn thiện
hồ sơ địa chính đúng với hiện trạng sử dụng đất là rất cần thiết đối với các ban ngành
chính quyền địa phương. Công tác chỉnh lý biến động là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên được các cấp quan tâm và chỉ đạo cơ quan quản lý đất đai ở
cấp mình hơn nữa nhằm tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai,
sử dụng đất đai có hiệu quả.
Từ những vấn đề đã nêu, nhận thấy khó khăn trước mắt trên cơ sở tìm ra những
biện pháp, phương hướng mới nhằm khắc phục và hoàn thiện công tác cập nhật, chỉnh
lý biến động đất đai. Được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản
trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh em thực hiện đề tài với nội dung:
“Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai Phường Tân Hiệp - Thành phố Biên Hòa –
Tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến năm 2008”.

________________________________________________________________________
Trang - 8 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy


Mục tiêu nghiên cứu:
- Cập nhật, chỉnh lý các biến động sử dụng đất hợp pháp vào hồ sơ địa chính để
hoàn thiện hồ sơ địa chính, đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện
trạng sử dụng đất.
- Chuẩn hóa bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis, dữ liệu sau khi chuẩn hóa
chuyển vào cơ sở dữ liệu địa chính để cập nhật, chỉnh lý các biến động sử dụng đất
hợp pháp vào cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
- Thu thập hồ sơ, tài liệu biến động, xử lý, chỉnh lý các tài liệu, dữ liệu đã thu
thập, tìm ra những biện pháp, phương hướng mới nhằm khắc phục và hoàn thiện công
tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
- Các hồ sơ địa chính, hồ sơ biến động, tài liệu, dữ liệu liên quan đến cập nhật,
chỉnh lý biến động đất đai.
- Các dữ liệu đất đai được chỉnh lý, cập nhật từ bản đồ địa chính đã được chỉnh lý
trên giấy, số liệu đo đạc địa chính bằng công nghệ số, số liệu chỉnh lý, cập nhật trong
sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai.
- Các loại hình biến động đất đai.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên Phường Tân Hiệp - Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai,
thời gian từ năm 2005 đến năm 2008.

________________________________________________________________________
Trang - 9 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy


PHẦN I: TỔNG QUAN
I. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU:
I. 1. 1. Cơ sở khoa học:
1. Hồ sơ địa chính
a) Khái niệm về hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất, là
hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ sổ sách,…chứa đựng những thông tin cần thiết về các
mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc
lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp
GCNQSDĐ.
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn và
được lập thành 3 bộ lưu ở xã, huyện, tỉnh.
- Hồ sơ địa chính gồm có:
+ Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các yếu tố tự nhiên của thửa đất và các
yếu tố địa lý có liên quan đến sử dụng đất, được lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn.
+ Sổ bộ địa chính: gồm sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai
và sổ cấp GCNQSDĐ.
Sổ mục kê: là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có
ranh giới khép kín trên bản đồ.
Sổ địa chính: là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được
cấp GCNQSDĐ của người đó.
Sổ theo dõi biến động đất đai: là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động
đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
Sổ cấp GCNQSDĐ: là sổ tóm tắt các chủ sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ,
thể hiện được tên chủ sử dụng, diện tích, số thửa, số tờ bản đồ và căn cứ pháp lý trong
việc cấp giấy.
+ GCNQSDĐ: là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà
nước với người sử dụng đất, xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp được cấp cho

người sử dụng đất để họ có cơ sở thực hiện các quyền, nghĩa vụ thực hiện sử dụng đất
theo pháp luật.
b) Nội dung hồ sơ địa chính
- Nội dung bản đồ địa chính:
+ Thông tin về thửa đất: vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục
đích sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
+ Thông tin về hệ thống thủy văn: sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hệ thống thủy
lợi gồm các công trình dẫn nước, đê, đập, cống.
+ Thông tin về đường giao thông: đường bộ, đường sắt, cầu.
+ Đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ.
________________________________________________________________________
Trang - 10 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

+ Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy
hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các
ghi chú thuyết minh.
- Thửa đất: được thể hiện trên bản đồ hồ sơ địa chính được quy định sau:
+ Là phần diện tích đất được giới hạn bởi đường ranh giới được xác định trên
thực địa theo các yếu tố sau:
▪ Ranh giới giữa những người sử dụng đất khác nhau: thể hiện bằng ranh giới
tự nhiên, nhân tạo, hoặc đường nối giữa các mốc giới sử dụng đất liền kề (cọc mốc
hoặc dấu mốc, địa vật cố định được chọn làm mốc).
▪ Ranh giới giữa các mục đích sử dụng đất hoặc loại, phân nhóm đất thuộc lớp
phân loại đất cuối cùng của hệ thống chỉ tiêu thống kê đất đai;
▪ Đường ranh giới tự nhiên ổn định trên địa bàn như: bờ thửa, đường phân

chia địa hình, khe suối .v.v;
+ Ranh giới sử dụng đất được xác định theo nguyên tắc sau:
▪ Thửa chưa cấp GCN thì xác định theo hiện trạng và được chỉnh lý sau khi
cấp GCN.
▪ Trường hợp có giấy tờ QSDĐ (theo khoản 1, 2, 5 Điều 50/LĐĐ) mà phù
hợp hiện trạng thì ranh giới thửa xác định theo hiện trạng phù hợp với giấy tờ đó.
▪ Trường hợp không có giấy tờ hoặc có giấy tờ QSDĐ nhưng không xác định
rõ ranh giới hoặc giấy tờ không phù hợp với hiện trạng thì ranh giới thửa đất xác định
theo hiện trạng và chỉnh lý sau khi cấp GCN.
▪ Thửa đất đã cấp GCN thì xác định ranh giới sử dụng theo GCN đã cấp.
▪ Ranh giới sử dụng trùng với ranh giới tự nhiên (bờ thửa, tường rào) phải xác
định rõ: vị trí ranh giới sử dụng trên đường ranh tự nhiên đó; ghi chú độ rộng đường
ranh tự nhiên.
+ Đánh số thứ tự thửa đất
▪ Từ số 1 đến hết trong mỗi tờ;
▪ Thứ tự từ trái sang phải; từ trên xuống dưới;
▪ Khi tách, hợp, tạo thửa mới thì thửa mới được ghi tiếp theo số thứ tự thửa
cuối cùng.
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất: thể hiện ranh giới trên bản
đồ địa chính theo quy định sau:
+ Công trình giao thông, thủy lợi: xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh
mái đào; Trường hợp không đắp, không đào thì xác định theo chỉ giới công trình.
+ Đối tượng thủy văn: xác định theo đường mép nước trung bình và đường mép
bờ cao nhất.
+ Đối tượng không đủ để thể hiện hai nét trên bản đồ thì thể hiện một nét liền
và ghi độ rộng của đối tượng đó.
+ Ghi ký hiệu loại đối tượng và số thứ tự công trình trên bản đồ:
▪ Đường giao thông (ghi D1, D2,…).
▪ Hệ thống thủy lợi (ghi T1, T2,…).
________________________________________________________________________

Trang - 11 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

▪ Thủy văn (ghi S1, S2,…).
▪ Đất chưa sử dụng (ghi C1, C2,…).
- Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức đăng ký và hoàn thành sau khi
được Sở TNMT kiểm tra nghiệm thu và xác nhận.
+ Thông tin về thửa đất chưa cấp GCN là thông tin hiện trạng.
+ Thông tin về thửa đất đã cấp GCN là thông tin có giá trị pháp lý về QSDĐ.
- Sơ đồ thửa đất kèm theo bản đồ lập trong trường hợp cần thiết gồm các
nội dung:
+ Hình thể ranh giới thửa đất.
+ Kích thước (chiều dài) từng cạnh thửa.
+ Tọa độ từng đỉnh thửa.
+ Ranh giới diện tích chiếm đất của từng loại tài sản gắn liền với đất.
+ Mốc giới, chỉ giới quy hoạch.
+ Mốc giới, chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình.
+ Tỷ lệ của sơ đồ.
- Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hình thức thể hiện nội dung trên bản đồ theo quy
phạm và ký hiệu bản đồ do Bộ TNMT.
- Những nơi chưa có bản đồ địa chính thì sử dụng các giải pháp:
+ Sử dụng các loại bản đồ, sơ đồ hiện có và kiểm tra, chỉnh lý để sử dụng:
▪ Bản đồ giải thửa cũ (đo theo chỉ thị 299/TTg).
▪ Bản đồ quy hoạc chi tiết.
▪ Bản đồ, sơ đồ đã dùng để giao đất.
+ Nơi không có loại bản đồ, sơ đồ thì trích đo địa chính thửa đất cần cấp GCN.

+ Sở TNMT xem xét, quyết định việc sử dụng các loại bản đồ, sơ đồ trong
đăng ký.
+ Văn phòng đăng ký chịu trách nhiệm chỉnh lý bản đồ, sơ đồ hoặc trích đo và
chịu trách nhiệm về chất lượng sử dụng.
- Nội dung sổ địa chính gồm:
+ Tên và địa chỉ người sử dụng đất.
+ Thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, diện tích sử dung chung hoặc sử dụng riêng,
mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, số phát hành và số vào sổ cấp
giấy chứng nhận.
+ Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú gồm: giá đất, tài sản
gắn liền với đất, những hạn chế về quyền sử dung đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai
chưa thực hiện, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất.
- Nguyên tắc lập sổ:
+ Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký đất.
+ Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứ tự cấp GCN.
+ Sổ được lập thành các quyển riêng cho các loại đối tượng:
________________________________________________________________________
Trang - 12 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

▪ Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư sử dụng đất,
tổ chức, cá nhân nước ngoài: quyển A-1, 2,…
▪ Hộ, cá nhân (hộ khẩu xã khác), người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở:
quyển B-1, 2,…
▪ Người mua căn hộ chung cư: quyển C-1, 2,…
▪ Hộ, cá nhân (hộ khẩu tại phường), cộng đồng dân cư: quyển D-1, Đ-1, (mỗi

điểm dân cư một quyển).
+ Mỗi người sử dụng đất ghi 01 trang gồm tất cả các thửa, không hết thì mở
trang mới và ghi thông tin liên kết các trang của người đó.
+ Đối với thửa đất sử dụng chung ghi vào trang của từng người (toàn bộ diện
tích sử dụng chung).
+ Nội dung thông tin ghi theo nội dung thông tin đã ghi trên GCN.
Trong đó ghi bằng ký hiệu đối với: Mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng.
- Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau trang bìa của mỗi quyển sổ (có
phụ lục kèm theo).
- Đối với nơi đã lập sổ địa chính theo Thông tư 1990 được xử lý như sau:
+ Sổ địa chính đã lập được tiếp tục sử dụng trong quản lý đất đai.
+ Thửa đất đã cấp GCN có biến động không tạo thửa mới thì chỉnh lý vào
sổ cũ.
+ Thửa đất đăng ký lần đầu, hoặc đăng ký biến động mà tạo thửa mới thì ghi
vào sổ địa chính mới.
- Nội dung sổ mục kê đất đai:
+ Thửa đất thể hiện các thông tin gồm: mã số, diện tích, tên người sử dụng đất,
quản lý và loại đối tượng sử dụng, quản lý, mục đích sử dụng theo giấy chứng nhận,
theo quy hoạch, theo kiểm kê và mục đích cụ thể khác.
+ Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thủy văn: ghi ký hiệu, số thứ tự và tên
đối tượng có trên mỗi tờ bản đồ.
- Nguyên tắc lập sổ:
+ Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng phường.
+ Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ.
+ Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự số hiệu thửa đất; ghi hết các thửa đất thì để
cách số trang =1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến;
sau đó mới vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo.
- Cách ghi cụ thể và ký hiệu loại đất được hướng dẫn sau trang bìa của mỗi
quyển sổ.
- Lập sổ mục kê đất đai đối với trường hợp sử dụng sơ đồ, bản đồ khác, trích đo

địa chính:
+ Lập sổ riêng cho từng loại tài liệu sử dụng: sơ đồ, bản đồ, trích đo địa chính.
+ Thứ tự, nội dung ghi vào sổ như quy định đối với bản đồ địa chính.
Trường hợp trích đo thì dòng “Số thứ tự tờ bản đồ” ghi “00”, cột “Số thứ tự
thửa đất” số hiệu tờ trích đo.
________________________________________________________________________
Trang - 13 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

- Đối với sổ mục kê đất đai đã lập theo mẫu cũ được xử lý như sau:
+ Nơi lập sổ mục kê đã và cấp GCN theo bản đồ địa chính thì tiếp tục sử dụng
sổ đã lập.
+ Nơi lập sổ mục kê đất đai theo bản đồ địa chính nhưng chưa cấp GCN thì lập
lại sổ mục kê mới.
+ Nơi đã lập sổ mục kê và cấp GCN theo sơ đồ hoặc bản đồ khác thì tiếp tục sử
dụng sổ cho đến khi đo vẽ bản đồ địa chính thay thế.
+ Nơi đã lập sổ mục kê và cấp GCN theo sơ đồ hoặc bản đồ khác mà nay đã đo
vẽ bản đồ địa chính thì sẽ lập sổ mục kê đất đai mới khi tổ chức cấp đổi GCN.
- Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin: tên và địa chỉ của
người đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, số hiệu thửa đất biến động, nội
dung đăng ký biến động.
- Nguyên tắc lập sổ:
+ Sổ ghi đối với tất cả các trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
+ Thứ tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động.
+ Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ
địa chính.

- Sổ theo dõi biến động đất đai đã được lập trước đây được tiếp tục lưu giữ để tra
cứu thông tin.
- Nội dung sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: tên người sử dụng
đất, số phát hành giấy chứng nhận, ngày ký giấy chứng nhận, ngày giao giấy chứng
nhận, người nhận giấy chứng nhận ký, ghi họ tên, ghi chú.
- Nguyên tắc lập sổ:
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi là sổ cấp GCN) được lập để theo
dõi, quản lý việc phát hành và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ cấp
GCN được lập như sau:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường lập và quản lý sổ cấp GCN đối với tổ chức, cơ
sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà ở gắn liền
với đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường lập và quản lý sổ cấp GCN đối với hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà
ở gắn liền với đất ở; lập và gửi một (01) bộ cho Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, một (01)
bộ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để theo dõi việc giao giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp người sử
dụng đất nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn và tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
+ Sổ cấp GCN đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở được lập theo đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn; sổ cấp GCN đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà ở gắn liền với đất ở), tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài được lập theo đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
________________________________________________________________________
Trang - 14 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________


SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

+ Vào sổ cấp GCN theo thứ tự liên tiếp tương ứng với thứ tự cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; nội dung thông tin của hai giấy chứng nhận liên tiếp được
chia cách bằng một đường thẳng gạch ngang bằng mực đen.
c) Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
- Việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục,
hình thức, quy cách đối với mỗi loại tài liệu.
- Hồ sơ địa chính phải bảo đảm tính thống nhất:
+ Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động.
+ Giữa bản gốc và các bản sao của hồ sơ địa chính.
+ Giữa hồ sơ địa chính với giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất.
d) Chỉnh lý hồ sơ địa chính
● Những trường hợp chỉnh lý hồ sơ địa chính:
- Bản đồ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:
+ Có thay đổi số hiệu thửa đất.
+ Tạo thửa đất mới hoặc do sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất.
+ Thay đổi mục đích sử dụng đất.
+ Đường giao thông, hệ thống thủy văn tạo mới hoặc thay đổi ranh giới.
+ Thay đổi mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi
chú thuyết minh trên bản đồ.
+ Thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình.
- Sổ mục kê đất đai được chỉnh lý trong các trường hợp sau:
+ Có chỉnh lý bản đồ địa chính.
+ Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên.
+ Thay đổi mục đích sử dụng đất (theo cấp giấy chứng nhận, theo quy hoạch và
theo hiện trạng).
- Sổ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:

+ Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên.
+ Người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn QSDĐ.
+ Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi
có đất.
+ Có thay đổi MĐSDĐ, thời hạn SDĐ.
+ Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền.
+ Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
+ Thay đổi về giá đất của UBND cấp tỉnh.
+ Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính phải thực hiện.
+ Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ.
- Việc cập nhật vào sổ theo dõi biến động đất đai được thực hiện đối với tất cả
các trường hợp chỉnh lý sổ địa chính và GCN.
________________________________________________________________________
Trang - 15 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

● Nguyên tắc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính:
- Chỉnh lý theo đúng thủ tục quy định: sau khi cấp hoặc chỉnh lý, thu hồi giấy
chứng nhận. Trừ trường hợp chỉnh lý sổ mục kê về MĐSD theo hiện trạng trong kiểm
kê đất; chỉnh lý sổ địa chính về giá đất.
- Chỉnh lý thống nhất theo trình tự từ hồ sơ địa chính gốc tại Văn phòng đăng ký
cấp tỉnh đến bản sao ở cấp huyện, xã, phường.
- Văn phòng đăng ký thuộc Sở chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc; Văn phòng đăng ký
thuộc phòng và cán bộ địa chính cấp xã, phường chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính.
● Căn cứ để chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính:
- Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp

tỉnh được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
+ Hồ sơ đăng ký biến động lưu giữ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Thông báo của Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với biến động đã
giải quyết.
- Việc chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường căn cứ bản Trích sao nội dung hồ
sơ địa chính đã chỉnh lý, cập nhật do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường gửi đến.
● Kiểm tra việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính:
- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc của
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
kiểm tra việc chỉnh lý bản sao của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường
kiểm tra việc chỉnh lý bản sao của cấp xã, phường.
- Kiểm tra theo định kỳ hàng năm, trường hợp cần thiết thì kiểm tra đột xuất.
● Biên tập lại bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính phải biên tập lại khi có trên 40% tổng số thửa đất trên tờ bản
đồ đã được chỉnh lý.
● Thời hạn thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính:
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận được
cấp mới hoặc chỉnh lý, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực
hiện việc cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai vào hồ sơ địa chính và gửi Thông báo
về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường.
- Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo do
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cán bộ địa chính cấp xã, phường có
trách nhiệm thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lý.


________________________________________________________________________
Trang - 16 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

e) Quản lý hồ sơ địa chính
* Trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính:
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm:
+ Cơ sở dữ liệu địa chính (trong máy chủ và trên các thiết bị nhớ) hoặc Bản đồ
địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai đối với
trường hợp chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
+ Bản lưu Giấy chứng nhận, Sổ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận, hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà ở gắn với quyền
sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
+ Giấy chứng nhận của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đã thu hồi trong các trường hợp thu hồi
đất, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận;
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường
chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm:
+ Cơ sở dữ liệu địa chính (trên các thiết bị nhớ) hoặc Bản đồ địa chính, Sổ địa
chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai đối với trường hợp chưa xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
+ Bản lưu Giấy chứng nhận, Sổ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận, hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở,

cộng đồng dân cư;
+ Giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư đã thu hồi trong các
trường hợp thu hồi đất, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận;
- Uỷ ban nhân dân cấp phường chịu trách nhiệm quản lý Bản đồ địa chính, Sổ địa
chính, Sổ mục kê đất đai, Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và các
giấy tờ khác kèm theo do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến để cập nhật,
chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính.
* Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính:
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở:
+ Hồ sơ địa chính gốc.
+ Tài liệu có liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
của cấp tỉnh: bản lưu giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, hồ sơ xin đăng
ký biến động, giấy chứng nhận thu hồi, thông báo và các giấy tờ kèm (Phòng, Văn
phòng gửi đến để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc).
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài Nguyên Môi Trường:
+ Hồ sơ địa chính (bản sao).
+ Tài liệu có liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
của cấp huyện: bản lưu giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, hồ sơ xin

________________________________________________________________________
Trang - 17 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

đăng ký biến động, giấy chứng nhận thu hồi, bản trích sao hồ sơ địa chính đã chỉnh lý
(Văn phòng thuộc Sở gửi đến để chỉnh lý hồ sơ địa chính).

- Ủy ban nhân dân cấp phường quản lý các tài liệu gồm:
+ Bản sao hồ sơ địa chính.
+ Bản trích sao hồ sơ địa chính đã chỉnh lý (Văn phòng thuộc Sở gửi đến để
chỉnh lý hồ sơ địa chính).
2. Biến động đất đai
● Khái niệm về biến động đất đai:
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất
so với hiện trạng đầu.
● Phân loại biến động đất đai:
Biến động được chia làm hai loại: biến động về hồ sơ và biến động về bản đồ.
- Biến động về hồ sơ:
+ Chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, kết thúc cho thuê, cho thuê lại, kết
thúc cho thuê lại, thế chấp, xóa thế chấp, gốp vốn, chấm dứt gốp vốn, thừa kế, cho,
tặng, giao đất, thu hồi đất, chuyển loại đất sử dụng.
+ Thay đổi thời hạn sử dụng, thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng
đất phải thực hiện.
+ Chỉnh lý thuộc tính thửa.
+ Chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tên chủ hộ, cấp lại giấy
chứng nhận, thu hồi giấy chứng nhận, chỉnh lý tên chủ sử dụng.
+ Thay đổi về những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
+ Chuyển đổi từ hình thức thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất.
- Biến động về bản đồ:
+ Tách thửa.
+ Gộp thửa.
+ Thay đổi vị trí góc thửa.
+ Thay đổi hình dạng thửa.
+ Chuyển mục đích sử dụng.
+ Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên.
+ Tăng hoặc giảm diện tích thửa đất do sai số khi đo đạc.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai
a) Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện
tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính
- Người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động về sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ
gồm có:
+ Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền
sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
________________________________________________________________________
Trang - 18 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

+ Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến việc đăng ký biến động về sử dụng
đất kèm theo sơ đồ vị trí thửa đất.
- Việc đăng ký biến động sử dụng đất được quy định như sau:
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào
đơn xin đăng ký biến động; làm trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay
đổi về diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên thì phải thực hiện trích đo địa chính thửa
đất, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ xin đăng ký biến động đến Phòng
Tài nguyên và Môi trường.
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
b) Trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất có nhu cầu cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

nộp một 01 bộ hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi.
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
+ Hồ sơ kê khai thuế.
+ Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trước đây (nếu có).
- Việc cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; làm trích
lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa
chính, trích sao hồ sơ địa chính; xác nhận vào đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; gửi số liệu sang cơ quan thuế tính toán nghĩa vụ tài chính (trường
hợp có biến động); gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo
hồ sơ xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên
và Môi trường.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo ủy quyền; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thời gian thực hiện các công việc trên không quá 28 ngày làm việc kể từ ngày
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho đến ngày người sử
dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Riêng trường hợp xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất thì được
thêm thời gian không quá 01 ngày.
c) Trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa
- Hồ sơ tách thửa gồm có:
+ Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao).
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản sao).
________________________________________________________________________
Trang - 19 -



Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

- Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện
như sau:
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất để chuẩn bị hồ sơ địa chính. Trong vòng 10 ngày, Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi lại
cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất, trình Ủy ban nhân dân
cấp huyện trong thời hạn 10 ngày. Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký và gửi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lại cho Phòng Tài nguyên và Môi trường trong vòng 07
ngày sau đó.
+ Trong thời hạn 05 ngày, Phòng Tài nguyên và Môi trường trao bản chính giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và bản lưu giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi cho Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
d) Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất
- Hồ sơ gồm có:
+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (có công nhận của công
chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
+ Hồ sơ khai thuế.
+ Đơn xác nhận hạn điền (đối với trường hợp đất nông nghiệp).

+ Giấy xác nhận tài sản riêng (trường hợp bên nhận chuyển quyền có vợ hoặc
chồng nhưng có yêu cầu đứng tên một mình).
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp phải cấp mới).
- Việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ
địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh
lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo
nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo
cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính;
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và
bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

________________________________________________________________________
Trang - 20 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

e) Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp, xóa thế chấp bằng quyền sử dụng đất
* Trường hợp đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất
- Hồ sơ gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp.
+ Hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất (có chứng thực hoặc chứng nhận

của cơ quan chức năng).
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
+ Các loại giấy tờ có liên quan đến yêu cầu đăng ký thế chấp khác (nếu có).
- Việc đăng ký thế chấp được thực hiện như sau:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra, cập nhật biến động, thực hiện đăng ký
thế chấp vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp
hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải
cấp mới giấy chứng nhận.
* Trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất
- Hồ sơ gồm có:
+ Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp.
+ Xác nhận của Bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả
nợ trong Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc Bản xác
nhận của Bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
- Việc xóa đăng ký thế chấp được thực hiện như sau:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của người
xin xoá đăng ký thế chấp, thực hiện việc xoá đăng ký thế chấp trong hồ sơ địa chính và
chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
f) Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
* Trường hợp không phải xin phép
- Hồ sơ gồm có:
+ Tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ.
- Việc thực hiện như sau:
Trong vòng 18 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm
tra hồ sơ xem phù hợp với quy hoạch không, nếu không phù hợp thì trả lại hồ sơ kèm
theo lí do, nếu phù hợp thì xác nhận vào tờ khai đăng ký và chuyển hồ sơ đến Phòng

Tài nguyên và Môi trường để chỉnh lý và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất.

________________________________________________________________________
Trang - 21 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

* Trường hợp phải xin phép
- Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất.
- Việc thực hiện như sau:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xem đủ điều
kiện để chuyển mục đích hay không và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
trích sao hồ sơ địa chính.
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa
chính gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng cấp và gửi số liệu địa chính cho cơ
quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; ký lại hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.
+ Thời gian thực hiện các công việc trên không quá 30 ngày làm việc (không kể
thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Phòng Tài nguyên
và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý.

4. Thẩm quyền chỉnh lý biến động
Thẩm quyền chỉnh lý hồ sơ địa chính: quy định thẩm quyền và trách nhiệm cán bộ
địa chính cấp Xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp Huyện, Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp Tỉnh trong việc chỉnh lý các loại tài liệu của hồ sơ địa chính.
- Cấp Xã: chỉnh lý các loại tài liệu lưu tại Xã như sau:
+ Bản đồ địa chính.
+ Sổ địa chính.
+ Sổ mục kê.
+ Sổ theo dõi biến động.
- Cấp Huyện: chỉnh lý các loại tài liệu lưu tại Huyện như sau:
+ Bản đồ địa chính.
+ Sổ địa chính.
+ Sổ mục kê.
+ Sổ cấp GCNQSDĐ (thuộc thẩm quyền cấp Huyện).
- Cấp Tỉnh: phòng Thông tin lưu trữ chỉnh lý các loại tài liệu lưu tại Tỉnh như sau:
+ Bản đồ địa chính.
+ Sổ địa chính.
+ Sổ mục kê.
+ Sổ cấp GCNQSDĐ (thuộc thẩm quyền cấp Tỉnh).

________________________________________________________________________
Trang - 22 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

I. 1. 2. Cơ sở pháp lý:
- Luật Đất Đai 2003 ngày 26 tháng 01 năm 2003.

- Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Chính Phủ về việc
hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai.
- Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng Cục Địa Chính
“Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấp chứng nhận quyền
sử dụng đất”.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Quyết định 14/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2003 của Bộ tài nguyên và
môi trường về định mức đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ.
I. 1. 3. Cơ sở thực tiễn:
Quá trình phát triển KT-XH phát triển nhanh cùng với quá trình CNH-HĐH nên
nhu cầu sử dụng đất tăng cao, bên cạnh đó việc khai thác sử dụng đất không hợp lý
dẫn đến tình hình biến động sử dụng đất cũng tăng theo và ngày càng phức tạp. Cần có
kế hoạch cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai để đất đai được sử dụng có hiệu quả, hợp
lý và bền vững hơn.
I. 2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phường Tân Hiệp được thành lập theo Nghị định số 109/CP ngày 29/08/1994 của
Chính phủ, với diện tích đất tự nhiên toàn phường là 346,87 ha, được tách ra từ các
phường như: Tam Hòa, Tam Hiệp, Tân Tiến, Tân Mai và một phần của phường
Hố Nai. Là phường nằm trong khu vực rất thuận lợi về giao thông đi lại, gần các khu
công nghiệp lớn của tỉnh và thành phố Biên Hòa.
I. 2. 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Tân Hiệp là một trong những phường mới phát triển của thành phố, được bao bọc
bởi 3 tuyến đường chính là QL1 phía Bắc và Tây Bắc, đường Đồng Khởi ở phía Nam
và Tây Nam, xa lộ Hà Nội ở phía Đông Nam. Ranh giới hành chính giáp với:

- Phía Bắc giáp phường Trảng Dài
- Phía Đông Bắc giáp phường Hố Nai
- Phía Đông Nam giáp phường Long Bình
- Phía Nam và Tây Nam giáp phường Tam Hiệp
- Phía Tây giáp phường Tân Tiến và Tân Mai
Có đường sắt Bắc Nam đi qua chia cắt địa bàn phường thành 2 khu vực (phía
Bắc và phía Nam); phường là nơi tập trung nhiều cơ quan, ban ngành của tỉnh; có
trung tâm thể thao lớn nhất của Tỉnh (Khu thể thao, sân vận đồng Đồng Nai), nên có
điều kiện để phát triển kinh tế dịch vụ - thương mại và công nghiệp và các hoạt động
văn hóa thể thao.
________________________________________________________________________
Trang - 23 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

________________________________________________________________________
Trang - 24 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai____________________________

SVTH: Huỳnh Lê Bảo Duy

Các ấp, khu phố:
Phường Tân Hiệp được chia thành 05 khu phố:
- Khu phố 1: chia ra 24 tổ dân phố.
- Khu phố 2: chia ra 17 tổ dân phố.

- Khu phố 3: chia ra 16 tổ dân phố.
- Khu phố 4: chia ra 16 tổ dân phố.
- Khu phố 5: chia ra 15 tổ dân phố.
b) Địa hình:
Địa hình bằng phẳng với độ cao thay đổi từ 8 đến 40 m so với mặt nước biển.
So với toàn khu vực, Tân Hiệp là nơi có địa hình lý tưởng để xây dựng phát triển đô
thị, phát triển các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng.
c) Khí hậu:
Mang đặc điểm chung của khí hậu thành phố Biên Hòa là nóng ẩm, mưa nhiều,
phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mưa lớn tập trung, lượng mưa chiếm
85-90% tổng lượng mưa trong năm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10-15%
tổng lượng mưa trong năm, trong khi nhiệt độ và lượng bốc hơi lớn gây khô hạn ở
nhiều nơi.
- Các yếu tố khí tượng đều thay đổi rõ rệt theo 2 mùa cụ thể như sau:
* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhưng chênh lệch
trung bình giữa các tháng ít.
Nhiệt độ trung bình năm là 26,70C.
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 32,50C.
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 230C.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 38,50C.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 13,60C.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí nhìn chung là khá cao.
Trung bình năm là 78,9%.
Vào mùa mưa thường 80%-90%.
Vào mùa khô hạ thấp không đáng kể (70%- 80%).
Ẩm nhất thường ở khoảng tháng 8 -10 (trên 90%)
* Lượng mưa: Có lượng mưa vào loại thấp so với các khu vực khác, trung bình
từ 1.600 - 1.800 mm/năm; phân bố theo mùa và tập trung chủ yếu ở mùa mưa với hơn

85% tổng lượng mưa trong năm, trong đó tập trung nhiều ở các tháng 8, 9, 10, cá biệt
có ngày lượng mưa lớn tập trung với lưu lượng trên 100 mm/ngày.
Sự phân bố lượng mưa theo mùa đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ngầm
và chế độ canh tác trong nông nghiệp.
* Nắng: Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 5,4
giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8 giờ.
________________________________________________________________________
Trang - 25 -


×