Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công ty Đông Ấn Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.4 KB, 5 trang )

1. Bối cảnh: Là mô ôt dân tô ôc hàng hải ở Tây Âu suốt thời kì trung đại, tuy nhiên
đến cuối thế kỉ thứ XV, trong khi các dân tô ôc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiến hành
thành công các phát kiến địa lí và khai mở được các tuyến thương mại biển sang Đông
Ấn và Tây Ấn, giới thương nhân và hàng hải Anh vẫn hoạt đô ông chủ yếu trong phạm vi
từ Địa Trung Hải qua biển Bắc lên khu vực Ban Tích. Những bất ổn chính trị cùng với sự
dè dă ôt của Hoàng gia Anh và Nghị Viê ôn Anh đã trì hoãn quá trình khám phá và phát triển
thương mại của người Anh với phương Đông. Trong phần lớn thế kỉ XVI, trong khi hai
dân tô cô trên bán đảo Iberia đã xác lâ pô và khai thác hiê uô quả các tuyến hàng hải qua châu
Á và châu Mỹ, giới cầm quyền Anh vẫn chủ trương thúc đẩy viê ôc tìm đường sang
phương Đông qua Bắc Băng Dương. Không chỉ tiêu tốn nhân tài và vâ ôt lực, sự e dè của
Hoàng gia Anh còn làm châ ôm quá trình giao thương buôn bán của nước này với phương
Đông đến cả trăm năm.
Với sự phát triển về nhâ ôn thức và khát vọng buôn bán với phương Đông của tầng
lớp thương nhân Anh, đến cuối thế kỉ XVI, nước Anh đã hô ôi tụ đủ những tiền đề quan
trọng cho sự ra đời của công ty Đông Ấn. Không khó để nhâ ôn thấy sự non yếu và đơn
đô ôc của người Anh trên biển so với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… Thương nhân
Anh nhâ ôn thấy đã đến lúc gây áp lực để Hoàng gia Anh công khai ủng hô ô họ thành lâ ôp
mô ôt công ty buôn bán với phương Đông trong cuô ôc cạnh tranh giành giâ ôt nguồn lợi
thương mại ở miền Đông Ấn và cạnh tranh trực tiếp với các dân tô ôc hàng hải Tây Âu
khác.
Họ chỉ ra hai nguyên nhân chính dẫn đến nhu cầu cấp bách phải thành lâ ôp mô ôt công ty
chuyên buôn bán với phương Đông: Thứ nhất, nguồn lợi nhuâ ôn khổng lồ từ viê ôc buôn
bán với phương Đông sẽ không chỉ đem lại mang lợi cho giới thương nhân mà còn là
đóng góp quan trọng cho cả vương quốc. Thứ hai, nguy cơ bị Hà Lan lấn lướt (không chỉ
ở phương Đông mà còn cả ở Tây Âu khi họ khống chế được nguồn thương phẩm giá trị)
trở nên ngày càng hiê ôn hữu trong mắt người Anh. Vì vâ ôy, cùng với hoạt đô ông của công
ty Levant chuyên buôn bán với phương Đông qua miền Đông Địa Trung Hải, mô tô công
ty mới chuyên buôn bán đường biển với miền Đông Ấn qua mũi Hảo Vọng sẽ giải quyết
được những khó khăn kinh tế cho vương quốc Anh lúc đó.
2. Sự thành lâ âp công ty Đông Ấn Anh: Trong khi cuô ôc vâ ôn đô ông thành lâ ôp
công ty Đông Ấn diễn ra mạnh mẽ ở Luân Đôn, tin tức về hạm đô ôi Hà Lan từ phương


Đông trở về với mô ôt khối lượng khổng lồ hương liê ôu và sản vâ ôt quý hiếm khiến cho bầu
không khí Luân Đôn lúc bấy giờ càng trở nên sôi sục. Mùa thu năm 1600, với sự hâ ôu
thuẫn của thị trưởng thành phố, đô ôi ngũ thương nhân có thế lực đã nô ôp đơn thỉnh nguyê ôn
nữ hoàng Elisabeth cho phép thành lâ ôp công ty buôn bán nhằm cạnh tranh với Hà Lan và
bảo vê ô quyền lợi hải thương của dân tô ôc Anh.Hoàng gia Anh cũng đang gă ôp phải những
khó khăn kinh tế, khién cho quá trình đàm phán diễn ra tương đối thuâ ôn lợi. Ngày 31
tháng 12 năm 1600, nữ hoàng Anh cùng với các bô ô trưởng ban bố viêcô thành lâpô
‘Công ty của các thương nhân Luân Đôn buôn bán với miền Đông Ấn’, gọi tắt là
Công ty Đông Ấn (EIC). So với những công ty được thành lâ ôp trước đó, nó có những
đă ôc quyền đă ôc biê ôtThứ
:
nhất, Đông Ấn được khẳng định là mô ôt thể chế kinh doanh
thương mại, chỉ tâ ôp trung hoạt đô ông kinh doanh tìm kiếm lợi nhuâ ôn chứ không vướng
bâ ôn vào các sứ mê ônh chinh phạt thuô ôc địa.Thứ hai, hình thức góp vốn của công ty dựa
trên mô hình cổ phần, thay vì những phương thức huy đô ông vốn mang tính cá nhân - điển


hình của thời trung đại. Thứ ba, công ty được đă ôc cách chuyển bạc nén và kim loại quý
để trao đổi lấy thương phẩm – điều bị cấm nghiêm ngă tô trong các dự luâ ôt ở Anh cho đến
thời điểm ấy.
Cuối cùng, công ty được công nhâ ôn là mô ôt doanh nghiê ôp đô ôc quyền trong buôn
bán với phương Đông.
Hoàng gia Anh xuống thang trong vấn đề buôn bán với phương Đông trước sức
ép chỉ tăng không giảm từ thương nhân Luân Đôn đưa đến viê cô thành lâ pô Đông Ấn Anh
(EIC) cuối năm 1600, mở ra mô ôt giai đoạn phát triển mới trong lịch sử câ ôn đại nước
Anh. Nó kết thúc hơn mô ôt thế kỉ nỗ lực tìm đến mạng lưới thông thương với phương
Đông của người Anh, đồng thời mở ra quá trình chinh phục nền thương mại khu vực
Đông bán cầu từ thế kỉ XVII, đă ôt cơ sở cho sự thành công của đế chế Anh trong các thế
kỉ tiếp sau.
Kể từ khi thành lâ ôp, những thương nhân EIC đã biết cách nhanh chóng nắm

lấy thời cơ để xây dựng phát triển công ty đó là: Sự suy giảm sức mạnh của Bồ Đào
Nha ở vùng biển phía Đông; Sự lớn mạnh không ngừng của các nước Bắc Âu, trong
đó có Anh; Lợi thế đô ôc quyền thương mại được ban cho từ nữ hoàng. Bên cạnh đó,
EIC cũng phải đối mă ôt nhiều mối đe dọa để tồn tại, trong đó hai rào cản quan trọng là sự
cạnh tranh với các đối thủ và làm thế nào tăng cầu hàng hóa Anh ở các thị trường
miền Đông.
3. Lịch sử hình thành và phát triển: Trong quá trình thâm nhâ ôp, hoạt đô ông,
EIC đã trải qua nhiều thành công và cả những thất bại đau đớn.
+ Sau chuyến đi đầu tiên mở đầu cho sự nghiêpô của EIC trong vai trò lực
lượng tiên phong xâm nhâpô phương Đông đến Acheh ngày 5/6/1602, người Anh đến
Bantam (Indonesia) và được phép thành lâpô mô ôt cơ quan đại diênô thương mại ở đó
năm 1603. Từ đây cho đến năm 1682, mọi hoạt đô ông thương mại của EIC ở vùng đất
Viễn Đông đều được điều khiển thông qua thương điểm Bantam.
+ Năm 1611, con tàu ‘Global’ được cử đến vịnh Bengal và vịnh Siam, mở ra
quan hê thương
mại trực tiếp với Xiêm và gián tiếp với Miến Điên.
ô
ô Năm 1673, người
Anh chính thức đătô quan hê buôn
bán với Viêtô Nam trong ý định mở rô ông buôn bán,
ô
xây dựng cầu nối thương mại với người Nhâ ôt Bản.
+ Thương mại của EIC với Nhâtô Bản bắt đầu với chuyến đi của con tàu ‘The
Clove’ năm 1613 tới cảng Hirado. Mục đích là tìm cách bán vải len Anh cho thị trường
Nhâ ôt. Tuy nhiên cuối cùng EIC thất bại ở thị trường này do không thể thiết lâ ôp các mối
quan hê ô kinh doanh thân thiết với chính quyền, cũng như các vấn đề trong cạnh tranh với
thương nhân Hà Lan. Thương điếm Hirado bị đóng cửa năm 1623 sau 10 năm hoạt
đông.
ô Chỉ còn duy nhất trung tâm thương mại Bantam ở Đông Nam Á cũng buô ôc phải
rời đi tháng 4/1682.

+ Năm 1637, thuyền buôn của Anh lần đầu đến với Trung Hoa. Thế nhưng
người Trung Quốc lại từ chối cho bất cứ người Châu Âu nào vào các cảng của đất nước,


trừ người Bồ Đào Nha ở Macao. Đồng thời người Bồ Đào Nha cũng muốn bảo vê ô quyền
lợi của họ nên EIC chưa đạt được quan hê ô chính thức với triều Minh. Cho đến năm 1665,
người Anh tỏ ra hờ hững với quyết định đầu tư trở lại khu vực Viễn Đông.
+ Trước khi trở thành thuộc địa quan trọng nhất trong hệ thống thuộc địa của
Đế quốc Anh, Ấn Độ từng là thị trường thương mại hàng đầu của Công ty Đông Ấn
Anh trong nhiều thế kỉ. Từ năm 1601 – 1612, EIC đã tổ chức tất cả 9 hành trình sang
phương Đông, mà chủ yếu là tới Ấn Độ với 26 tàu buôn. Lợi nhuận từ các chuyến đi
trong thời gian này khoảng 160 – 200%. Năm 1612, năm của chuyến hành trình thứ 9 và
là“chuyến hành trình riêng biệt cuối cùng” đã giúp người Anh có được giấy phép xây
dựng thương điếm đầu tiên tại Surat, cứ điểm nằm bên bờ vịnh Bengal. Sự kiện này là
thành công đầu tiên của công ty trong quá trình xâm nhập nền thương mại tại Ấn Độ
Dương, được ví như đã “đặt một chân vào Ấn Độ”. Lãnh đạo Công ty lúc đó tuyên bố
thương điếm Surat là “chìa khóa mở ra sự giàu có và thịnh vượng của thương mại Ấn
Độ”.
Để xóa tan mối nghi ngờ “Anh là kẻ xâm lược kế cận người Bồ Đào Nha” chính
phủ Anh đã áp dụng đối với công ty mô ôt chính sách không mang tính xâm lược và
hoàn toàn theo chủ nghĩa trọng thương, mục đích lợi nhuận thuần túy của một công
ty thương mại, khác hoàn toàn với chính sách thương mại – quân sự của người Bồ Đào
Nha và Hà Lan. Điều này đã giúp người Anh có được chỗ đứng vững chắc tại Ấn Độ và
có điều kiện thuận lợi để gạt bỏ dần các thế lực cạnh tranh của Bồ Đào Nha, Hà Lan vốn
là những lực lượng nắm độc quyền thương mại Ấn Độ Dương suốt thế kỉ XVI.
+ Gần như toàn bộ nửa đầu thế kỉ XVII, EIC tập trung nỗ lực vào việc thiết lập
mối quan hệ và xây dựng nền thương mại tại xứ Bengal, vùng đất giàu có nằm trên lưu
vực sông Hằng. Bengal là trung tâm sản xuất vải hoa lớn nhất Ấn Độ đồng thời cũng
là vùng đất trồng chè nổi tiếng, hai loại hàng hóa mà thị trường Anh và châu Âu đang có
nhu cầu rất lớn. Ngoài ra, xứ Bengal cũng sẽ trở thành căn cứ tiền tiêu để Anh tiến ra

Ấn Độ Dương, xâm nhập vùng Đông Nam Á lục địa, hải đảo và xa hơn là lục địa
Trung Hoa. Hiểu được tầm quan trọng của xứ Bengal, EIC tận dụng mọi biện pháp có
thể để xâm nhập và can thiệp sâu vào nền kinh tế.
Trong nửa đầu thế kỉ XVII, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha là ba đối thủ cạnh
tranh thương mại chính ở Ấn Độ. Chính những xung đột liên miên giữa Hà Lan với Bồ
Đào Nha tại Ấn Độ đã góp phần quan trọng làm suy yếu cả hai địch thủ của EIC. EIC đã
sử dụng vũ lực để đối phó với người Bồ Đào Nha. Những thất bại không thể cứu vãn phá
hủy danh tiếng của Bồ Đào Nha ở bờ biển Đông Ấn, đồng thời trong mắt chính quyền
bản địa, người Anh đã kế tiếp vị thế của Bồ Đào Nha đã có từ trước.
Đối với Hà Lan, EIC tỏ ra cầm chừng, dè dặt hơn vì Công ty Đông Ấn Hà Lan
(VOC) có tiềm lực tài chính, hàng hải và lực lượng lớn hơn hẳn họ. Chỉ tới khi chiến
tranh Anh – Hà Lan chấm dứt với thắng lợi thuộc về chính phủ Anh, thì Công ty Đông
Ấn Anh mới có thể giành được ưu thế hoàn toàn trước VOC tại thị trường Ấn Độ.


Năm 1661, cảng biển Bombay phồn thịnh đã được tặng cho vua Charles II của
Anh như một phần tài sản hồi môn của Công chúa Bồ Đào Nha. Thành phố này dần
trở nên nổi tiếng và thịnh vượng, đến năm 1678 đã trở thành cứ điểm thương mại quan
trọng nhất của Anh tại ven biển Tây Ấn.
Bước sang thế kỉ XVIII, EIC vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động mang tính chất
thương mại đồng thời cũng có những biện pháp để gắn chặt các lợi ích của nước Anh với
những nguồn lợi mà thị trường Ấn Độ đem lại, biến nơi đây không những trở thành thị
trường độc quyền hàng đầu của nước Anh mà còn là một bàn đạp quan trọng để công ty
mở rộng, vươn dài sức mạnh thương mại ra toàn Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Năm
1682 cơ quan thương mại của EIC buộc phải rời khỏi Bantam (Indonesia) - trung tâm
buôn bán hương liệu quan trọng nhất của Đông Nam Á. Từ thời điểm này, EIC chấm dứt
hoàn toàn các hoạt động thương mại cũng như những tham vọng khác của họ tại
Đông Nam Á hải đảo, kéo theo đó là việc đóng cửa một loạt thương điếm của Công ty
tại Đại Việt, Ayutthaya, Miến Điện, bán đảo Malay. Lực lượng chính của EIC rút về
hoạt động tại Ấn Độ, hỗ trợ cho các căn cứ tại Bengal.

Nửa sau thế kỉ XVIII, EIC lại một lần nữa muốn tăng cường mở rộng thị
trường của mình tại Ấn Độ và Đông Nam Á. Tuy nhiên, có một trở ngại lớn là Công ty
Đông Ấn Pháp (CIO). Pháp cũng có tham vọng mở rộng thị trường và gia tăng ảnh
hưởng chính trị tại Ấn Độ, thách thức quyền lợi của Anh tại đây. Cuộc cạnh tranh thương
mại giữa hai công ty mà đứng đằng sau là hai cường quốc châu Âu càng thúc đẩy EIC gạt
bỏ CIO, để nắm độc quyền khai thác thị trường Ấn Độ.
Sau năm 1757, người Anh hầu như nắm độc quyền và tìm cách ép buộc
thương nhân khác, kể cả châu Âu và châu Á ra khỏi khu vực. Đến trước cuộc khởi
nghĩa Sipay hay cuộc “Chiến tranh giải phóng dân tộc lần thứ nhất” theo cách gọi của
người Ấn, EIC đã kiểm soát, ràng buộc hầu hết các tiểu quốc Ấn Độ. Quá trình xâm
nhập, hoạt động của EIC tại Ấn Độ và Đông Nam Á từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX
có thể nhận thấy: Ấn Độ là thị trường có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến
lược của EIC; Được chú trọng đầu tư với mục đích khai thác lâu dài, là căn cứ chính
để EIC xâm nhập các thị trường khác. Trong khi Đông Nam Á được quan niệm là cấu
nối trung chuyển giữa châu Âu, Ấn Độ với Trung Hoa.
Thành công của EIC trong việc chinh phục hầu hết Ấn Độ đã tạo ra một điều kiện
vững chắc để họ tiếp cận thị trường Trung Hoa, có tầm quan trọng hơn nhiều Đông Nam
Á trong tư duy thương mại của EIC. Các sản phẩm thủ công ở Trung Hoa, Ấn Độ có giá
trị cao hơn hẳn sản phẩm cùng loại của Đông Nam Á: Đồ sứ Trung Hoa được người Hà
Lan và giới quý tộc Anh ưa thích từ lâu; Các thứ vải bông Ấn Độ, Ba Tư,… đã lan rộng
tới mức những nhà sản xuất vải phải hoảng hốt… Vì thế họ đánh giá cao hai thị trường
này và tập trung nhiều cố gắng của mình vào đây. Hoạt động thương mại tại Đông Nam
Á chỉ thực sự sôi động trong thế kỉ XVII khi nhu cầu hương liệu, gia vị của châu Âu còn
rất lớn. Cuối thế kỉ XVIII, mặt hàng chiến lược của EIC để thâm nhập và thu siêu lợi
nhuận tại thị trường Trung Quốc là thuốc phiện. Vì Ấn Độ là thị trường cung cấp thuốc
phiện chủ yếu cho công ty nên tạm thời Đông Nam Á với mặt hàng chính là cây nhiệt
đới, gia vị, lúa gạo bị đặt ở thứ yếu.


Công ty Đông Ấn Anh trở thành công ty thương mại Đông Ấn lâu đời nhất so

với một số công ty tương tự ở Châu Âu, lớn nhất trong số đó là Công ty Đông Ấn Hà
Lan. Sau khi một công ty đối thủ Anh thách thức sự độc quyền của mình trong cuối thế
kỷ 17, hai công ty sáp nhập năm 1708 để hình thành Liên hiệp Công ty thương gia
Thương mại Anh đến Đông Ấn, thường gọi là Công ty danh dự Đông Ấn (HEIC); gọi
tắt thông dụng là Công ty John và tại Ấn Độ được gọi là Công ty Bahadur. Giao dịch
chủ yếu là bông, lụa, nhuộm chàm, tiêu, trà và thuốc phiện. Công ty cũng đã cai trị một
khu vực rộng lớn của Ấn Độ, thực hiện sức mạnh quân sự và giả thiết các chức năng
hành chính, dần dần, theo đuổi thương mại của mình; nó có hiệu quả chức năng như một
Tập đoàn lớn. Công ty giải thể vào ngày 1 tháng 1 năm 1874.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×