Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.74 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH
ĐỊNH ĐẾN NĂM 2008”

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ THANH NGÂN

Mã số sinh viên:

05124172

Lớp:

DH05QL

Khóa:

2005_2009

Ngành:

Quản lý đất đai



Tp. Hồ chí minh, tháng 6 năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

LÊ THỊ THANH NGÂN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH
ĐỊNH ĐẾN NĂM 2008

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Du
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ký tên…………………………


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Đặt vấn đề:............................................................................................................... 9
PHẦN I: TỔNG QUAN ...................................................................................... 11
1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: ................................................................ 11
1.1. Cơ sở khoa học:.............................................................................................. 11
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với đất đai .................................................. 3
1.1.2 Khái niệm giao đất ......................................................................................... 3
1.1.3 Khái niệm cho thuê đất .................................................................................. 3
1.1.4 Khái niệm thu hồi đất..................................................................................... 3
1.1.5 Khái niệm đăng kí quyền sử dụng đất............................................................ 3
1.1.6 Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................................. 4

1.1.7 Khái niệm thống kê ........................................................................................ 4
1.1.8 Khái niệm kiểm kê đất đai ............................................................................. 4
1.1.9 Khái niệm thanh tra đất đai ............................................................................ 4
1.1.10 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai ...................................................... 4
1.1.11 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất................................................................ 4
1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 4
1.2.1 Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất qua các thời kỳ.............................. 4
1.3 Cơ sở pháp lý.................................................................................................... 8
2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 9
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................... 9
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 9
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên................................................................................. 10
Đánh giá chung về điều kiện rự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................... 12
2.2 Điều kiện kinh tế_ xã hội ................................................................................ 13
2.2.1 Thực trạng phát triển xã hội ......................................................................... 13
2.2.2 Điều kiện kinh tế .......................................................................................... 16
Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội đến việc quản lý và sử dụng đất đai 22
2.3 Sơ lược về sự hình thành và phát triển Tp Quy Nhơn từ sau năm 1975......... 22
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 23


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 25
2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Tp Quy Nhơn ...................................... 25
2.1 Khái quát tình hình sử dụng đất trước và sau năm 1975 ................................ 25
2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 ................................................................... 27
2.3 Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Tp Quy Nhơn ..................................... 28
2.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai va` tổ
chức thực hiện các văn bản đó .............................................................................. 28
2.3.2 Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất................................................ 30
2.3.3 Quản lý việc giao đất, cho thê đất, thu hồi đất............................................. 33

2.3.4 Công tác quản lý địa giới hành chính lập và quản lý hồ sơ địa chính, công
tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....................................... 38
2.3.5 Thống kê kiểm kê đất đai ............................................................................. 45
2.3.6 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ........................................................................ 45
2.3.7 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý sử dụng đất đai ........................................................................ 47
2.3.8 Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn Tp Quy Nhơn ..... 49
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 54


Lời Cảm Ơn
Quá trình học tại trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Tôi đã tiếp thu nhiều
kiến thức quý báu về tự nhiên - xã hội do Quý Thầy Cô truyền đạt, chỉ dạy. Luận
văn tốt nghiệp với đề tài “ Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa
bàn thành phố Quy Nhơn” là kết quả gặt hái của quá trình học tập và rèn luyện
Có được kết quả hôm nay, trước hết xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu
Trường Đại Học Nông Lâm. Toàn thể Thầy Cô giáo, cán bộ công chức nhà trường,
nhất là Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản trường Đại Học Nông Lâm.

Chân thành biết ơn giảng viên hướng dẫn thực hiện luận văn tốt nghiệp :
Thạc sĩ Nguyễn Du thầy chủ nhiệm lớp Quản Lý Đất Đai lớp Đh05ql K31 Khoa
Quản lý Đất đai và Bất động sản trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM . Đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn phòng Tài Nguyên Và Môi Trường thành phố Quy Nhơn
tỉnh Bình Định các cô chú anh chị trong cơ quan, anh Phạm Hồng Tiến đã tạo
điều kiện, giúp đỡ Tôi trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp
Cảm ơn Ban cán sự, toàn thể sinh viên lớp Đh05ql K31 Khoa Quản lý Đất đai và
Bất động sản trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM và gia đình đã tạo mọi điều kiện,
động viên Tôi hoàn thành chương trình học của nhà trường và hoàn thành luận văn tốt

nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !


TÓM TẮT

• Sinh viên Lê Thị Thanh Ngân, lớp DH05QL, trường Đại Học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh. Đề tài : “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
đai trên địa bàn TP Quy Nhơn Tỉnh Bình Định đến năm 2008 ”
• Đơn vị thực tập : Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Quy Nhơn.
• Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Du
Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định là thành phố ven biển Nam
trung bộ được Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại II và xác định thành
phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, là thành phố đang diễn ra quá
trình xây dựng phát triển đô thị và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Kế thừa thành
quả quản lý trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trên mọi mặt công tác, đặc biệt
được kế thừa thành quả quản lý đất đai những năm trước đây nên công tác quản
lý nhà nước về lĩnh vực đất đai vừa qua cũng đạt một số ưu điểm nhất định. Tuy
nhiên trước tình hình đổi mới, phát triển đô thị và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng,
công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn đã gặp nhiều khó khăn, khuyết
điểm và những thách thức mới.
Thực tế đã đặt ra một yêu cầu cần thiết, cấp bách và cũng là nội dung của
đề tài, đó là phải đánh giá, tìm hiểu, nắm bắt chính xác, khách quan đặc thù và
hiện trạng kinh tế - xã hội, ưu khuyết điểm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất
đai Tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo 13 nội dung mà Luật Đất đai quy
định. Bằng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp đề tài đã đánh giá
chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Quy Nhơn về Quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất; ban hành các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; Quản lý
địa giới hành chính, hồ sơ địa chính, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất; Thống kê, kiểm kê đất; Thanh tra, kiểm tra việc chấp các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp
về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng
đất.
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém,
khuyết điểm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời kiến nghị với
cấp trên, với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa chữa, điều chỉnh bổ sung
những chủ trương, chính sách cơ chế quản lý Nhà nước về đất đai đã lạc hậu,
không phù hợp và ban hành những quy định, giải pháp mới nhằm đem lại hiệu
quả thiết thực cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Quy
Nhơn.


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC :
CN-TTCN :
CP :
CT :
CHXHCN :
DT :
DTTN :
GCN:
GCNQSDĐ:
HSKTTĐ:
HĐND:
HSĐC :
ĐKTK:
NĐ:
NTTS :
QĐ:

QSHNƠ & QSDĐƠ :
TCĐC:
TMDV:
TT:
Ttg:
KQ :
KHSDĐ :
P:
X:
UB :
UBND :
XHCN:

Bản đồ địa chính
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
Chính phủ
Chỉ thị
Cộng Hội Xã Hội Chủ Nghĩa
Diện tích
Diện tích tự nhiên
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất
Hội Đồng Nhân dân
Hồ sơ địa chính
Đăng Ký Thống Kê
Nghị định
Nuôi trồng thủy sản
Quyết định
Quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở

Tổng cục địa chính
Thương mại dịch vụ
Thông tư
Thủ tướng
Kết quả
Kế hoạch sử dụng đất
Phường

Ủy ban
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng
Trang

Bảng 1: Phân loại đất Thành phố Quy Nhơn ......................................................................................

Bảng 2: Mật độ dân số trung bình trên địa bàn Tp. Quy Nhơn năm 2008.........................................

Bảng 3: Cân đối lao động xã hội qua các năm ....................................................................................

Bảng 4: Trình độ văn hóa trong độ tuổi lao động năm 2008...............................................................

Bảng 5: Cơ cấu kinh tế (GDP) các ngành trên địa bàn .......................................................................

Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành................................................................................

Bảng 7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế............................................................


Bảng 8: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp .......................................................................................

Bảng 9: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp .........................................................................................

Bảng 10: Cơ cấu đơn vị hành chính qua các thời kỳ...........................................................................

Bảng 11: Diện tích tự nhiên các phường-xã qua các giai đoạn...........................................................

Bảng 12: Cơ cấu sử dụng đất năm 2008..............................................................................................

Bảng 13: Cơ cấu sử dụng đất đai giai đoạn 2005-2008 ......................................................................

Bảng 14: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất ..............................................................................

Bảng 15: tình hình giao đất phục vụ tái định cư năm 2008................................................................

Bảng 16: tổng hợp thực hiện cho thuê đất đối với tổ chức và cá nhân năm 2008 ............................

Bảng 17: thống kê tình hình thu hồi đất năm 2008 .............................................................................

Bảng 18: Kết quả giao đất ở trên địa bàn Tp.Quy Nhơn giai đoạn 2005-2008..................................

Bảng 19: thống kê bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, biến động theo đơn
vị hành chính .......................................................................................................................................

Bảng 20: Kết quả cấp GCN QSD đất năm 2008 .................................................................................

Bảng 21: Kết quả cấp GCN QSD đất ở đô thị và đất ở nông thôn đến năm 2008 ..............................


Bảng 22 : Phân loại đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Tp. Quy Nhơn ..........................................

Bảng 23: Kết quả tiếp nhận và giải quyết đơn thư tranh chấp,khiếu nại, tố cáo.................................

Biểu đồ 1: cơ cấu sử dụng đất năm 2008 ............................................................................................


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ Nước ta luôn khẳng định: Đất đai là tài nguyên vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nội lực và là nguồn vốn to lớn của đất nước;
Quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt. Đất đai phải được khai thác, sử dụng đúng mục
đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Đảng và Nhà Nước tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật
về đất đai phù hợp với đường lối phát triển về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; Chủ động xây dựng, phát triển, quản lý thị trường bất động sản và chính sách tài
chính về đất đai.
Với quan điểm đó, vai trò của công tác quản lý đất đai ngày càng trở nên quan
trọng, nhất là trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, hội nhập, hợp tác kinh tế,
công tác này đã được Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ, trọng trách nhằm quản lý tốt
mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sự ổn định về mặt xã hội. Đặc biệt trong những năm gần
đây công tác quản lý đất đai được Nhà nước hết sức quan tâm, xác định là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước gắn liền
với hiệu quả quản lý sử dụng tài nguyên đất đai Quốc gia.
Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc,
trăm năm chế độ thực dân Pháp và hơn hai mươi năm của đế quốc Mỹ, xây dựng hệ
thống chính quyền, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm quản lý, điều hành và xây dựng
đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa ngay sau cuộc chiến tranh vừa kết thúc; Trong điều kiện
của đất nước và với một hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, với những hệ quả của
nhiều bất cập trong chính sách pháp luật về đất đai, đã tạo ra không ít khó khăn trong
công tác quản lý điều hành xã hội. Vì vậy để thực hiện công tác quản lý đất đai tốt hơn

trong tương lai, một trong những nhiệm vụ không thể thiếu là đánh giá lại những việc đã
làm để rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp quản lý đất đai ngày càng tốt
hơn, nâng cao hiệu qủa sử dụng đất; Đặc biệt nghiên cứu, đánh giá trên một địa bàn đô
thị là chuyên đề có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần hoàn thiện công tác quản lý
Nhà nước về đất đai.
Quy Nhơn là thành phố Tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, cơ cấu kinh tế chính là sản
suất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Cùng với sự
phát triển chung của cả nước, của các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Quy Nhơn nằm
trong vùng chiến lược hành lang Đông -Tây, gắn kinh tế Biển Đông và Cảng Biển với
vùng kinh tế Tây Nguyên. Vì vậy qúa trình phát triển kinh tế và đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng, nhu cầu sử dụng đất để phát triển chung trên địa bàn Quy Nhơn đang tạo sức ép
lớn đối với quỹ đất của thành phố. Vì vậy, vấn đề quản lý đất đai đã và đang trở thành
một chuyên đề mang tính thời sự nóng bỏng của Tp. Quy Nhơn.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai và
Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự chấp thuận của


UBND thành phố Quy Nhơn và Phòng Tài nguyên & Môi trường Tp.Quy Nhơn; Chúng
tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Tp.
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Với mục đích phân tích, đánh giá tình hình triển khai thực
hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quy
Nhơn trong những năm qua, những khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết. Đề
xuất một số giải pháp, phương hướng cùng với những kiến nghị thiết thực góp phần
cùng chính quyền cơ sở quản lý, sử dụng đất đai tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian
tới.
Muc tiêu nghiên cứu:
- Khái quát được những điều kiện cơ bản của địa phương có ảnh hưởng đến tình
hình quản lý đất đai.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng và tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Phân tích những mặt thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng trong
công tác quản lý đất đai trên địa bàn Tp.Quy Nhơn trong thời gian qua.
- Đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu kém và kiến nghị với Nhà nước
về chủ trương, chính sách, về tổ chức…giúp công tác quản lý đất đai trên địa bàn ngày
càng hoàn thiện và tốt hơn.
Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Phạm vi nghiên cứu:
-

phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

-

Pham vi thời gian: công tác quản lý và sử dụng đất từ năm 2005-2008.

Yêu cầu:
- Thu thập các số liệu, tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai cũng như về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố.
- Phản ánh thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Quy Nhơn.
- Các giải pháp đề xuất, kiến nghị phải cụ thể và thực tiễn, tuân thủ theo đúng quy
định của pháp luật.
- Định hướng sử dụng và quản lý đất đai trong thời gian tới phải chặt chẽ, hợp lý,
hiệu quả hơn.


PHẦN I: TỔNG QUAN
1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
1.1. Cơ sở khoa học:
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với đất đai:

Quản lý nhà nước đối với đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của
đất đai nhằm nắm về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương theo
từng đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, khai thác, sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất đai trong cả nước từ trung ương đến địa
phương, hình thành một hệ thống quản lý đồng bộ thống nhất, tránh tình trạng phân tán, sử
dụng đất không đúng mục đích, hoặc bỏ hoang hóa, hủy hoại đất.
Quản lý nhà đất về đất đai thống nhất về đường lối chủ trương chính sách về đất
đai của Đảng và nhà nước.những văn bản thực hiện dưới luật phải được triển khai đòng
bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương lam cho người sử dụng đất hiểu và thực
hiện đúng pháp luật.Quản lý nhà đất về đất nhằm cung cấp đầy đủ hồ sơ về số lượng và
chất lượng của từng loại đất trong cả nước, giúp cho chính phủ và các nghành có liên
quan có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của quốc gia. Là cơ sở cho việc
hoạch định cho các chính sách có liên quan đến đất đai, nhằm sử dụng có hiệu quả các
loại đất trên phạm vi lãnh thổ quốc gia.
1.1.2 Khái niệm giao đất: Là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định
hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
1.1.3 Khái niệm cho thuê đất: Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử
dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
1.1.4 Khái niệm thu hồi đất: Là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
QSDĐ hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã phường thị trấn quản lý theo quy
định của luật đất đai năm 2003.
1.1.5 Khái niệm đăng ký quyền sử dụng đất:
Theo Khoản 19 Điều 4 Luật Đất đai 2003: :”Đăng kí quyền sử dụng đất là việc ghi
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm
xác định vào hồ sơ địa chính nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”
- Đăng kí đất đai bao gồm 2 hình thức:
+ Đăng kí đất đai ban đầu:
Đăng kí đất đai theo kế hoạch: Là việc thực hiện đăng kí cấp giấy theo chỉ tiêu kế
hoạch đề ra.
Đăng kí đất đai theo nhu cầu: Là việc thực hiện đăng kí cấp giấy theo nhu cầu của

người sử dụng đất.
+ Đăng kí biến động đất đai: Là việc thực hiện đăng kí cho những trường hợp có
nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập.


1.1.6 Khái niệm giấy chứng nhận QSDĐ:
Theo Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”
1.1.7 Khái niệm thống kê: là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần
thống kê. Thống kê đất đai được tiến hành 1 năm một lần.
1.1.8 Khái niệm kiểm kê đất đai: là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến
động đất đai giữa hai lần kiểm kê. Kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần.
1.1.9 Khái niệm thanh tra đất đai: là việc xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên
định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiếm nghị với cơ quan nhà
nước nhằm khắc phục những nhược điểm, thiếu soát, phát huy ưu điểm, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai.
1.1.10 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai: Tranh chấp là việc tìm ra một giải
pháp đúng đắn trên cở sơ của pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng mâu thuẩn
trong nội bộ nhân dân, tổ chức. Trên cơ sở đó phục hồi lại các quyền lợi hợp pháp bị
xâm phạm đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai.
1.1.11 Khái niệm khiếu nại tố cáo về đất đai: là việc công dân, cơ quan tổ chức hoặc
các bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quyết định hành chính, hành vi hoặc quyết định kỷ luật các bộ, công chức khi có
căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền là lợi
ích hợp pháp của mình.
1.1.12 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật

và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ và tổ chức sử
dụng đất đai như tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất đai môi trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1 Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất quan các thời kỳ:
a. Thời Phong kiến:
Thời kỳ này hai yếu tố đầu vào cơ bản của nền sản xuất xã hội là lao động và đất
đai, hai loại tài nguyên được Nhà Vua xem là quan trọng và quản lý rất chặt chẽ. Chính
sách đất đai dưới chế độ phong kiến lúc bấy giờ nhằm mục đích xác định quyền sở hữu
tối cao của Nhà nước đối với ruộng đất trong cả nước, quản lý và tận thu thuế một cách
triệt để cho ngân khố quốc gia. Hồ sơ, tài liệu được lập để quản lý không thống nhất, có
nhiều chủng loại nhưng bao gồm 2 nhóm chính đó là:
- Nhóm lập và quản lý theo thứ tự thửa đất.
- Nhóm lập theo thứ tự của chủ sử dụng đất để tra cứu.
Hướng chung các hệ thống hồ sơ này ngày càng nhiều tài liệu do không được tu
chỉnh kịp thời và đồng bộ, phản ánh lịch sử sử dụng đất phức tạp và tình trạng sử dụng


đất ngày càng manh mún, đơn vị đo lường thường không thống nhất ở các địa phương
nên việc sử dụng đất khó khăn và không mang tính đồng bộ để quản lý.
b.Thời Pháp Thuộc:
Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, nước Việt Nam bị chia thành ba phần
khác nhau cả về chính trị, hành chính và tư pháp (gọi là: Bắc phần, Trung phần, Nam
phần), cùng tồn tại ba chế độ quản lý điền địa khác nhau.
9 Chế độ điền thổ tại Nam kỳ:
Chế độ điền thổ được bắt đấu từ cuối thế kỷ 19: ban đầu chủ yếu là kế thừa và tu
chỉnh hệ thống địa bộ thời Minh Mạng. Từ năm 1911 hệ thống này bắt đầu được củng
cố và hoàn thiện: có bản đồ giải thửa kèm theo; nội dung sổ địa bộ ghi nhận đầy đủ các
văn kiện về chuyển quyền, lập quyền, hủy quyền và án tòa; Sổ bộ giữ tại phòng thủ địa
bộ và các điền chủ được cấp trích lục địa bộ. Hệ thống này chỉ áp dụng để quản thủ điền

địa cho dân bản xứ; riêng đất đai của người Pháp và kiều dân đồng hóa Pháp thì áp dụng
chế độ để đương.
Từ năm 1925 Chính phủ Pháp chủ trương thiết lập một chế độ bảo thủ điền thổ
thống nhất theo sắc lệnh 1925 (chế độ điền thổ). Sắc lệnh này được triển khai áp dụng
dần trên lãnh thổ Nam Kỳ. Nét nổi bật của chế độ này là: Hệ thống bản đồ được đo đạc
chính xác, sổ điền thổ thể hiện mỗi trang sổ cho một lô đất của mỗi chủ đất, trong đó ghi
rõ: diện tích, sắc đất, nơi tọa lạc, giáp ranh, biến động tăng giảm của lô đất, tên sở hữu
chủ, đều liên quan đến quyền sở hữu.
Hệ thống điền thổ theo sắc lệnh 1925 tuy vẫn còn một số nhược điểm song vẫn
được đánh giá là hệ thống hồ sơ đầy đủ nhất, chất lượng nhất thời Pháp thuộc.
9 Chế độ quản thủ địa chánh tại Trung kỳ:
Được bắt đầu thực hiện từ những năm 1930 theo Nghị định 1358 của Tòa Khâm
sứ Trung kỳ ( lúc này gọi là công tác Bảo tồn điền trạch) đến năm 1939 đổi thành Quản
thủ địa chánh theo nghị định số 3138 ngày 10/4/1939. Tài liệu của chế độ này để quản
lý là bản đồ giải thửa, sổ địa bộ, sổ điền chủ bộ và tài chủ bộ, hệ thống sổ lập theo trình
tự, thủ tục công việc khá chặt chẽ.
9 Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc kỳ:
Được bắt đầu thực hiện từ năm 1889, giai đoạn từ 1889 đến 1920 chủ yếu thực
hiện lập bản đồ bao đạc, nhằm mục đích thu thuế. Từ năm 1920 có chủ trương đo đạc
chính xác và lập sổ bộ để quản thủ địa chính. Tuy nhiên do đặc thù đất đai ở Bắc Bộ
manh mún nên bộ máy chính quyền lúc đó đã triển khai song song cùng lúc hai hình
thức: hình thức đo đạc chính xác và hình thức đo đạc lược đồ đơn giản 1/1000 và lập sổ
sách để tạm thời quản lý đất đai.
Song song với các hình thức trên tại hai TP. Hà Nội, Hải Phòng là những nhượng
địa của Pháp đã thực hiện chế độ điền thổ và bảo thủ điền thổ theo sắc lệnh 1925 như ở
Nam Kỳ, theo hệ thống này các chủ điền sau đăng tịch được cấp bằng khoán điền thổ.


9 Chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam:
Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam bị chia cắt, đặt dưới ách cai trị của chính

quyền Việt Nam Cộng Hòa, các tỉnh phía nam vẫn kế thừa tồn tại ba chế độ quản thủ
điền địa trước đây :
-Tân chế độ điền thổ theo sắc lệnh 1925.
-Chế độ quản thủ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam Kỳ đã hình thành trước 1925
-Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương thuộc Trung kỳ.
Năm 1962 trở đi trên lãnh thổ miền Nam thuộc chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa, kiểm soát tồn tại dưới hai chế độ: chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ
theo sắc lệnh 1925.
Tân chế độ điền thổ được đánh giá là chặt chẽ, có hiệu quả nhất thời Pháp thuộc
và vẫn được ưu tiên triển khai mạnh để thay thế dần cho tất cả các hình thức quản thủ
khác nhưng đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) chế độ này mới thực hiện
được trên diện tích khoảng 1 triệu ha. Hệ thống hồ sơ thiết lập theo chế độ này nhất thiết
phải có: bản đồ giải thửa chính xác, sổ điền thổ lập theo đơn vị bất động sản, sổ mục
lục, hệ thống phiếu tra cứu tên chủ sở hữu, hệ thống hồ sơ bất động sản lập cho từng
bằng khóan, bên cạnh sự đầy đủ này, với hệ thống này số lượng tài liệu, sổ sách phải
song song tồn tại quá nhiều, kích thước sổ sách, bằng khoán quá lớn, khó sử dụng và
bảo quản.
Chế độ quản thủ điền địa được coi là một giải pháp tình huống tạm thời để đáp
ứng bức bách yêu cầu quản lý đất, phù hợp với điều kiện lúc đó.
c. Thời kỳ sau Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 đến 1979.
Sau cách mạng thành công, đặc biệt là sau cải cách ruộng đất 1975, chính quyền
cách mạng tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo, tiếp đó vào đầu những
năm 60, hưởng ứng phong trào hợp tác hóa sản xuất do Đảng và Chính phủ phát động,
đại bộ phận nông dân đã đóng góp đại bộ phận ruộng đất canh tác vào hợp tác xã; do
vậy hiện trạng ruộng đất đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên do điều kiện rất khó khăn,
thiếu thốn hệ thống hồ sơ các chế độ trước để lại đã không hiện cải được và không thể
sử dụng được nữa.
Trong suốt những năm sau đó đến năm 1980, trong hoàn cảnh chiến tranh kéo
dài, tổ chức ngành địa chính các cấp thường xuyên không ổn định và đặc biệt Nhà nước
chưa ban hành một văn bản pháp lý nào làm cơ sở nên công tác đăng ký đất đai và lập

hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ vẫn chưa được triển khai. Hoạt động quản lý đất đai
chủ yếu trong giai đoạn này là điều tra nhanh về đất giúp nhà nước nắm chắc diện tích
phục vụ yêu cầu xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các hợp
tác xã và tập đoàn sản xuất. Hệ thống tài liệu về đất đai trong giai đoạn này là bản đồ
giải thửa (đo bằng thước dây, bàn đạc cải tiến, hoặc chỉnh lí bản đồ cũ) và sổ mục kê
kiêm thống kê ruộng đất. Những thông tin về tên người sử dụng đất chỉ phản ánh theo
hiện trạng, không truy cứu đến cơ sở pháp lý và lịch sử sử dụng đất đai.


d. Thời kỳ năm 2003 cho đến nay:
Luật Đất Đai năm 2003, quy định về quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và
sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Đáp ứng những đòi hỏi mới của đất nước và sự phát triển của xã hội Việt Nam,
Hội nghị lần thứ 7 khóa IX Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (từ
ngày 13/1 - 21/1/2003) đã dành thời gian tham gia thảo luận và ra Nghị Quyết: “Tiếp
tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Quốc Hội nhất trí đưa dự thảo Luật Đất Đai ra trưng cầu toàn dân, toàn xã
hội tham gia xây dựng và được tổng hợp báo cáo trước Kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa XI
xem xét nhất trí thông qua và quyết định Luật có hiệu lực từ 01/07/2004. Tại Nghị
Quyết số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ nhất đã quy
định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó xác định thành lập
mới Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (bao gồm: Tổng Cục Địa Chính –Tổng Cục Khí
Tượng Thủy Văn, Cục Địa Chất-Khoáng Sản và Bộ phận môi trường của Bộ Khoa Học
Công Nghệ).
Chính Phủ ban hành Nghị Định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường; Quyết định số
45/2003/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập Sở Tài
Nguyên và Môi Trường, đổi tên Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường thành Sở
Khoa Học và Công Nghệ; Ngày 15/7/2003 Bộ Tài Nguyên & Môi Trường và Bộ Nội

Vụ đã ra Thông Tư Liên Tịch số 01/2003/TTCT/BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước
về tài nguyên và môi trường ở địa phương, Thông tư liên tịch hướng dẫn cả cấp Tỉnh,
cấp Huyện và cấp Xã đang được triển khai tổ chức thực hiện trong cả nước.
Tất cả những vấn đề trên chắc chắn sẽ là bước ngoặt mở ra cho tất cả quy định
của pháp luật về đất đai, cả về hệ thống bộ máy tổ chức quản lý Nhà Nước về Tài
Nguyên-Môi Trường từ Trung ương đến cơ sở và những quy định rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền, các cơ quan tham mưu về quản lý đất đai
nhằm quản lý khai thác sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả góp phần thúc đẩy xã hội
phát triển và ổn định.
Kể từ ngày luật đất đai năm 2003 có hiệu lực ngày 01/07/2003
Quyết định số 25/QĐ-UB-QLĐT ngày 01/11/2004 hướng dẫn thi hành triển khai thi
hành luật đất đai 2003.
Nghị định 181 ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai năm 2003.
Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ quy định bổ sung về
việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai.
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai.
Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/06/2007 của Bộ tài nguyên môi trường
hướng dẫn một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ


quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
1.3. Cơ sở pháp lý:



Luật Đất Đai năm 2003 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004.

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật
đất đai năm 2003.


- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.


Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng

đất.
Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.


Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.


- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường
về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07-12-2004 của hướng dẫn thị hiện nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất.



Thông tư 70/2006/TT-BTC ngày 02-08-2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa
đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07-12-2004 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất.


Thông tư 05/2006/TT-BTNMT ngày 24-05-2006 của Bộ Tài nguyên & Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29-102004 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.


Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15-6-2007 của Bộ Tài nguyên & Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-52007 của Chính phủ qui định bổ sung về việc cấp GCNQSD, thu hồi đất, thực hiện
quyền SDĐ, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai.


Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21-07-2006 của Bộ Tài nguyên & Môi
trường ban hành quyết định về giấy chứng nhận quyền sử dụng.


Quyết định 07/2007/QĐ-BTNMT ngày 27-02-2007 của Bộ Tài nguyên & Môi
trường về việc ban hành mức kinh tế –kĩ thuật đăng kí quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng .



2. Khái quát địa bàn nghiên cứu:
2.1. Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên:
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
a.Vị trí địa lý:

Tp.Quy Nhơn nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định, có tọa độ từ 13036’ đến
13054’ vĩ độ Bắc và từ 109006’ đến 109022’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là
28.454 ha được phân bổ cho 16 phường,5 xã, so với diện tích của toàn tỉnh chiếm 15%,
với địa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc : Giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát
- Phía Nam: Giáp tỉnh Phú Yên
- Phía Tây: Giáp huyện Tuy Phước
- Phía Đông: Giáp biển Đông
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định


b. Khí hậu thời tiết:
Quy Nhơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do ảnh hưởng trực tiếp của
Biển nên khí hậu điều hòa dễ chịu
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa nắng: từ tháng 1 đến tháng 8, tổng số ngày không nắng trung bình
36,5 ngày/năm, hầu như nắng quanh năm.
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm,
lượng mưa trung bình hàng năm 1700 mm.
- Nhiệt độ: trung bình hàng năm 26,70C
+ Nhiệt độ cao tối đa 39,90 C
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối 150C
- Hướng gió chính là hướng Đông – Đông Nam và Bắc – Tây Bắc.
- Bão: Thành phố nằm trong vùng chịu các cơn bão trực tiếp từ biển Đông, bão tố
thường diễn ra vào các tháng của mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12 trong năm).
c. Địa hình:
Tp.Quy Nhơn có một địa hình đặc biệt nằm trong khu vực trầm tích đệ tứ của sông
Hà Thanh và trầm tích ven biển; Ở nội thành có độ cao trung bình từ 1,5m đến 10m, độ
dốc địa hình 5%, địa hình thấp trũng có độ cao từ 1,5m đến 2,5m gồm lưu vực sông Hà
Thanh, đồng Phú Tài. Địa hình núi cao ở phía tây có núi Bà Hỏa, núi Vũng Chua, núi

Hòn Chà, núi Bầu Cấm, về phía đông là bán đảo Phương Mai, có các núi chóp Vung, mũi
Yến, núi cột cờ… độ cao từ 50-300m. Hàng năm vào mùa mưa thường bị bão tố dẫn đến
những cơn mưa kéo dài gây nên lụt lội song với địa hình tự nhiên trũng, núi bao bọc, có
sông, hồ, đầm và cửa biển nên ít chịu ảnh hưởng bão lụt kéo dài
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, có đủ các yếu tố cảnh quan địa lý như:
núi, rừng, gò, đồng ruộng, ruộng muối, ghềnh bãi, đầm, hồ, sông suối, biển, đảo và bán
đảo…
d. Thủy văn:
Thành phố có hai con sông chảy qua, phía Bắc là hạ lưu sông Kôn đổ ra Đầm
Thị Nại, sông Kôn là ranh giới giữa huyện Tuy Phước và Tp.Quy Nhơn. Sông Hà
Thanh chạy qua Tp.Quy Nhơn rồi đổ ra Đầm Thị Nại. Những con sông ở Quy Nhơn nối
liền ba vùng lãnh thổ: núi, đồi, đồng bằng và duyên hải tiện lợi cho việc đi lại và giao
lưu hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi, mùa hè bị cạn nước nhưng mùa mưa nước
từ thượng nguồn đổ về chảy xiết thường gây ra lũ lụt.
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên qúy giá nhất của loài người, nhưng
nó lại là tài nguyên có giới hạn về không gian. Muốn có một phương án QHSDĐ tốt,
điều trước hết phải nắm tài nguyên đất một cách chắc chắn cả về số và chất lượng.


Theo hệ thống phân loại FAO-UNESSCO kết quả phân loại đất trên địa bàn
Tp.Quy Nhơn gồm có 7 nhóm đất chính: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất gley,
đất tầng mỏng và đất xám. Cụ thể thể hiện qua bảng:
Bảng 1: Phân loại đất thành phố Quy Nhơn
( ĐVT: Ha)
STT
1
2
3

4
5
6
7

Tên VIỆT NAM
Đất cát
Đất phèn
Đất mặn
Đất phù sa
Đất glây
Đất xám
Đất tầng mỏng

Tên FAO/UNESCO
Arenosols
Thionic fluvisols
Salic Fluvisols
Fluvisols
Gleysols
Acrissols
Leptosols

Diện tích
2.642
171
785
681
351
10.638

250

( Nguồn: Phòng tài nguyên & môi trường)

+ Nhóm Đất Xám có diện tích lớn nhất với diện tích 10.638 ha chiếm 68,55% diện
tích tự nhiên đặc, điểm địa hình có tỷ lệ cát cao, nghèo dinh dưỡng.
+ Nhóm Đất Cát có diện tích lớn thứ hai với diện tích 2.642 ha chiếm 17,03% diện
tích tự nhiên.
+ Nhóm Đất Phèn có diện tích 171 ha chiếm 1,10% diện tích tự nhiên là loại đất
nghèo dinh dưỡng.
+ Nhóm Đất Mặn có diện tích 785 ha chiếm 5,06% diện tích tự nhiên.
+ Nhóm Đất Phù Sa có diện tích 681 ha chiếm 4,39 % diện tích tự nhiên là loại đất
giàu dinh dưỡng, thích hợp cho phát triển các loại cây nông nghiệp.
+ Nhóm Đất Glây có diện tích 351 ha chiếm 2,26% diện tích tự nhiên.
+ Nhóm Đất Tầng mỏng có diện tích 250 ha chiếm 1,61% diện tích tự nhiên.
b.Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khóang sản của thành phố không đa dạng về chủng loại nhưng những
khoáng sản đều có giá trị trong ngành công nghiệp như:
- Đá xây dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng cao cấp, trữ lượng đá trên
địa bàn thành phố ước tính khoảng 250 triệu m3 trong đó đá Granite chiếm 68% .
- Quặng Titan có trữ lượng lớn, nằm dọc bờ biển Quy Nhơn.
- Cát và cát trắng phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi và lòng sông
cạn với khối lượng lớn.
c. Tài nguyên rừng:
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, địa hình đất đai đa dạng do đó thực
vật của Thành phố khá phong phú về chủng loại; Ngay từ sau giải phóng Chính quyền
địa phương chủ trương vận động nhân dân khai hoang sản xuất trên những diện tích đất
trống ven đồi, ven núi để đưa hết quỹ đất vào sản xuất cây lương thực, rau màu, đặc biệt
là chương trình trồng rừng phủ xanh đồi núi, đồi trọc xung quanh thành phố. Những
năm gần đây tiếp nhận chủ trương của Tỉnh, nhân dân địa phương hăng hái thực hiện

các chương trình trồng rừng PAM, trồng rừng 327, trồng rừng phủ xanh đồi núi, bãi bồi


ven biển nhằm tăng độ che phủ, chắn gió cát, chống bão lũ, xâm thực của biển và tạo
môi trường cảnh quan chung .
d.Tài nguyên biển:
Quy Nhơn là một trong ba cửa biển lớn của 134 km chiều dài bờ biển tỉnh Bình
Định, có nhiều loài cá, mực, tôm và các loài thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn với
trữ lượng lớn. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm quý hiếm có giá trị kinh tế đáng chú ý
nhất là yến sào, cua huỳnh đế, sò, điệp, cá ngựa, hải sâm, cá thu, cá chim …; Bên cạnh
đó còn có đảo Cù Lao Xanh (xã Nhơn Châu) và nhiều đảo nhỏ, nhiều ghềnh đá ven biển
nơi các loài yến về làm tổ, còn có những dãy san hô ngầm ven biển rất phong phú cho
các loài thủy hải sản quý cư ngụ phát triển mà quý nhất là các loài tôm hùm giống, tôm
muni, nuôi trai lấy ngọc…v.v…
e.Tài nguyên nhân văn:
Với một bề dày lịch sử khá phong phú, trong một thời gian dài Bình Định đã
từng là vùng kinh đô của nước Champa, các công trình văn hóa được lưu lại đến ngày
hôm nay là kết tinh của sức lao động và sáng tạo, tiêu biểu nhất phải kể đến công trình
Thành Đồ Bàn và hệ thống các Tháp Chàm, riêng trên Tp.Quy Nhơn có Tháp Đôi được
xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia, với những nét kiến trúc và nghệ thuật
điêu khắc độc đáo là di sản văn hóa quý hiếm cần được tôn tạo và giữ gìn.
Vùng đất này còn là nơi in sâu dấu ấn hoạt động của vị anh hùng dân tộc “Áo
Vải Cờ Đào Quang Trung-Nguyễn Huệ” gắn liền với di tích lịch sử cấp Quốc Gia: “Bãi
Nhạn-Núi Tam Tòa” nơi đóng quân Tây Sơn trấn giữ cửa biển bảo vệ Thành Bình
Định năm 1800, là quê hương võ nghệ “đất võ“ và có nhiều danh nhân nổi tiếng như
Đào Duy Từ, Đào Tấn, Mai Xuân Thưởng, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu…
f. Cảnh quan môi trường:
Quy Nhơn một địa phương hội tụ những điều kiện tự nhiên thiên nhiên ưu ái,
cảnh đẹp hài hòa nên thơ, nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử
và vị trí địa lý: Lầu Bảo Đại, bãi tắm Hoàng Hậu gắn liền với thắng cảnh Ghềnh Ráng

và mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, khu du lịch Quy Hòa, khu du lịch sinh thái Bãi Dài, Bãi
Dại, có Tháp Đôi nền văn hóa Chăm, có đầm Thị Nại, có nhiều bãi biển ghềnh đá, nhiều
đảo nhỏ với cảnh sắc thiên nhiên phong phú…Ngày càng được bảo vệ, khai thác phục
vụ sinh hoạt hưởng thụ cảnh đẹp địa phương và du lịch sinh thái biển.
Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Về thuận lợi:
Quy Nhơn với đặc điểm về vị trí tự nhiên đã tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước và với bạn bè
Quốc Tế, hình thành các trung tâm trung chuyển hàng hóa và dịch vụ cho các tỉnh xung
quanh và tây nguyên; Ngoài ra với những điều kiện sẵn có như quỹ đất đai rộng lớn, có
biển, có Cảng, có tài nguyên khoáng sản, có nhiều di tích và cảnh đẹp thiên nhiên phong
phú. Song nhân tố quan trọng có tính quyết định của sự phát triển là nguồn nhân lực, lực
lượng lao động luôn cần cù hăng say sản xuất, học tập và làm chủ công nghệ kỹ thuật, thực
hiện tốt nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ địa phương, được Chính phủ quan tâm, quyết định
đưa tỉnh Bình Định vào vùng kinh tế trọng điểm Miền trung…Đó là điều kiện thuận lợi cho
cả phát triển kinh tế-xã hội, phát triển một số ngành đặc trưng của thành phố, xây dựng Quy


Nhơn phát triển toàn diện, trở thành một trong những thành phố của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, dịch vụ y tế, giáo dục đào
tạo của vùng duyên hải nam Trung bộ và Tây nguyên.
Về khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, thành phố Quy Nhơn còn có những khó khăn hạn chế
nhất định do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như: đất đai một phần là đồi núi, có địa
hình phức tạp bị phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xói mòn rửa trôi thoái hóa đất
diễn ra thường xuyên trong mùa mưa hằng năm, gây ra sa bồi thủy phá gây nhiều thiệt
hại, nhiều nhất là trong nông nghiệp, đặc biệt trên diện tích đất trống đồi trọc làm ảnh
hưởng trực tiếp đến rừng trồng, môi trường sinh thái; Nguồn tài nguyên rừng, thảm thực
vật và vùng đầm, hồ, ven biển… bị khai thác tàn phá nghiêm trọng do bàn tay con
người gây ra những năm qua dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái bền vững, cộng vào đó khí hậu

thời tiết khắc nghiệt cũng là yếu tố bất lợi gây ra: mưa gió, nắng hạn, lũ lụt, bão tố, cát
bay, nhiễm mặm và nạn xâm thực xói lỡ đất ven biển, ven sông luôn diễn ra hằng năm...
đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, là trở lực
lớn trong qúa trình xây dựng và phát triển.
2.2. Điều kiện kinh tế_ xã hội:
2.2.1 Thực trạng phát triển xã hội:
a. Dân số:
Theo thống kê dân số tính đến ngày 31/12/2008 dân số của TP. Quy Nhơn là
254.165 người, trong đó dân số ở thành thị là 232.982 người, dân nông thôn là 21.183
người tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,7 %; mức giảm sinh là 0,4%0 ( tốc độ tăng dân số
tự nhiên giảm từ năm 2005 đến năm 2008 là 1,52%). Nhìn chung, giai đoạn qua tỷ lệ
dân số đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là xu hướng tích cực phù hợp với
định hướng chung của TP. Quy Nhơn.
Dân số là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng, là cơ sở để đánh giá tình hình
kinh tế-xã hội của một vùng lãnh thổ. Đối với một đô thị, nó được xem như là một trong
những chỉ tiêu phản ảnh về tốc độ phát triển của đô thị. Đặc biệt trong lĩnh vực nhà,
đất…vấn đề dân số trở thành chủ thể của mọi phát sinh quan hệ về đất đai, nhà ở. Theo
số liệu thống kê, tình hình dân số của thành phố năm 2008 như sau:


Bảng 2.: Mật độ dân số trung bình trên địa bàn Tp. Quy Nhơn năm 2008
Diện tích
Mật độ
Người
Phường
(km2)
( Người/Km2)
Tổng Số
284,54
254.165

1.174
Thành thị
145,31
232.982
1.603
1. P. Trần Quang Diệu
10,93
15.655
1.432
2. P. Bùi Thị Xuân
49,65
13.610
274
3. P. Nhơn Bình
14,68
16.433
1.119
4. P. Nhơn Phù
13,19
16.973
1.286
5. P. Đống Đa
6,25
21.335
3.413
6. P. Thị Nại
1,95
11.116
5.700
7. P. Lý Thường Kiệt

0,69
5.795
8.398
8. P. Lê Hồng Phong
1,05
14.879
14.170
9. P. Ngô Mây
1,4
20.375
14.553
10. P. Quang Trung
7,75
9.864
1.272
11. P. Ghềnh Ráng
24,78
6.404
258
12. P. Nguyễn Văn Cừ
1,43
13.222
9.106
13. P. Trần Phú
0,72
22.071
30.654
14. P. Trần Hưng Đạo
0,47
10.816

23.012
15. P. Lê Lợi
0,57
13.952
24.477
16. P. Hải Cảng
9,81
20.492
2.088
Nông thôn
139,23
21.183
297
17. X. Nhơn Hội
40,28
3.318
82
18. X. Nhơn Hải
12
5731
477
19. X. Nhơn Châu
3,5
2.750
785
20. X. Nhơn Lý
15,35
9.384
167
21.X. Phước Mỹ

68,1
1.435
611
( Nguồn: Phòng Thống kê TP. Quy Nhơn)
Qua số liệu, điều cần quan tâm là sự phân bố dân cư chưa hợp lý, mật độ dân số
chênh lệch nhau giữa các phường, xã quá cao, đây là một trong những yếu tố góp phần
tạo nên những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cần phải khẳng
định hơn nữa vai trò của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm tạo sự phát triển
đồng bộ hơn nữa, giảm dần mức độ chênh lệch giữa các địa phương trong thành phố.
Thành phần dân tộc:
Trải qua diễn biến của lịch sử, bên cạnh sự phát triển tự nhiên của nội tại còn có
sự di dân qua các thời kỳ hình thành địa phương, hay thời kỳ chiến tranh loạn lạc mà
vùng đất Quy Nhơn ngày nay là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống
làm ăn xây dựng, phát triển và bảo vệ địa phương từ trước cho đến nay. Nhưng trong đó
người Kinh là đông nhất chiếm 98%, người Bana 0,85%, người Hoa 0,32%, các dân tộc
thiểu số khác 0,88%.


b. Lao động:
Theo kết quả thống kê dân số toàn thành phố, số người trong độ tuổi lao động
năm 2008 có 197.538 người, chiếm 58,04% tổng dân số toàn thành phố. Đến những
năm gần đây 2005-2008 mức gia tăng bình quân của dân số trong độ tuổi lao động
khoảng 1,9% tương ứng với hơn 2.000 lao động mới mỗi năm. Tính đến năm 2008, số
người chưa có việc làm khoảng 7.205 người, chiếm 4,1% so với nguồn lao động. Bảng
biểu sau sẽ minh họa cụ thể tình hình lao động của địa phương.
Bảng 3: Cân đối lao động xã hội qua các năm
( ĐVT: Người)
Chỉ tiêu
2005
2006

2007
2008
Dân số độ tuổi lao động
141.718
143.435
145.749
197.538
có khả năng lao động
138.452
140.616
142.087
143.236
Ngoài tuổi lao động có việc làm
6.429
6.539
6.612
6.718
- Đang làm việc
102.688
105.633
109.937
121.874
+ Ngành nông, lâm,thủy sản
23.941
24.142
24.154
24.783
+ Công nghiệp
27.840
29.595

36.322
39.121
- Lao động dự trữ
42.193
41.522
38.762
35.382
+ Đang đi học
28.836
29.328
29.656
29.375
+ Chưa có việc làm
13.357
12.194
9.106
7.205
( Nguồn: Phòng Thống kê TP. Quy Nhơn)
Bảng 4: Trình độ văn hóa trong độ tuổi lao động năm 2008

Trình độ văn hóa

Số người

Tỷ trọng (%)

147.538
100
Tổng số
1.Không có trình độ CMKT

127.556
86,45
2.Công nhân kỹ thuật/NVNV có bằng hoặc chứng chỉ
7315
4,96
3.Trung học chuyên nghiệp
4312
2,92
4.Cao đẳng
2554
1,73
5.Đại học
5536
3,75
6.Thạc sĩ
179
0,12
7.Tiến sĩ chuyên ngành
70
0,05
8.Tiến sĩ khoa học
20
0,02
( Nguồn: Phòng Thống kê TP. Quy Nhơn)
Từ số liệu trên, có thể đánh giá Tp.Quy Nhơn có nguồn lao động dồi dào, lực
lượng lao động trẻ nhưng trình độ và chất lượng lao động chưa cao, trong khi đó vấn đề
giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân đang lại là một áp lực lớn đối với chính
quyền thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Do vậy, với tình hình giá cả nhà, đất
không ngừng gia tăng như hiện nay, thậm chí tăng gấp đôi trong thời gian gần đây đã
tạo nhiều khó khăn, phức tạp, diễn biến thị trường bất động sản đã làm các quan hệ xã

hội nóng lên ảnh hưởng đến vấn đề đất đai, người có thu nhập thấp càng gặp phải khó
khăn khi có nhu cầu nhà ở, đất ở.


Vì vậy, bên cạnh quỹ đất dành cho phát triển kinh tế-xã hội, cần tạo điều kiện về
quy hoạch mặt bằng khu dân cư, xây dựng chung cư cho người thu nhập thấp, song
cũng quy hoạch đất đai cho người có thu nhập cao nhằm thu hút các doanh nghiệp trong
nước và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, công trình phúc lợi, cơ sở hạ
tầng công cộng và xây dựng nhà ở, khu chung cư ; Vừa thu hút giải quyết việc làm cho
người lao động, tạo thu nhập trong xã hội, vừa tạo được môi trường, động lực thu hút
các nguồn đầu tư và cả nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức lao động lành nghề góp phần
xây dựng kinh tế không ngừng phát triển và tạo sự ổn định về xã hội; Đồng thời Nhà
Nước có những tác động điều tiết lại từ thị trường nhà ở, đất ở và có cơ sở thực hiện
chính sách ưu đãi đầu tư hoặc tạo điều kiện giải quyết nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở
cho người có thu nhập thấp và mọi đối tượng trong xã hội.
2.2.2 Điều kiện kinh tế:
A.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Những năm qua, với nỗ lực cố gắng trong quản lý điều hành hoạt động kinh tế thị
trường cộng với các ưu thế về vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực đã
thúc đẩy nền kinh tế Thành phố từng bước đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đưa giá trị
tổng sản phẩm xã hội (GDP) của Thành phố (tính theo giá thực tế) tăng lên từ 754 tỷ
đồng năm 2005 lên 2.365 tỷ đồng năm 2008, theo đó giá trị tổng sản phẩm địa phương
bình quân đầu người (GDP/người) tăng từ 3,3 triệu đồng/người năm 2005 lên gần 9,5
triệu/người năm 2008.
Trên cơ sở định hướng phát triển chung của tỉnh Bình Định, Quy Nhơn tập trung
phát triển kinh tế chính là công nghiệp – xây dựng cơ bản, nông, lâm, ngư nghiệp và
dich vụ du lịch với giá trị và tỷ trọng đạt được của các ngành thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế (GDP) các ngành trên địa bàn
(Đơn vị: Triệu đồng)
Qua các Năm

Các thành phần kinh
Tế
2005
2006
2007
2008
Tổng số
1.499.793
1.854.854
2.119.658
2.365.462
CN– XDCB
- Giá trị
608.916
763.839
867.074
972.309
- Tỷ lệ
40,6
41,18
40,91
41,1
Nông, lâm, thủy sản
- Giá trị
173.976
208.277
251.343
282.355
- Tỷ lệ
11,6

11,23
11,85
11,94
Các ngành dịch vụ
- Giá trị
716.901
882.738
1.001.241 1.110.798
- Tỷ lệ
47,8
47,59
47,24
46,96
( Nguồn: Phòng Thống kê TP. Quy Nhơn)
Nhìn chung, cơ cấu có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tương ứng như sau: CN – XDCB
41,10%, Nông-Lâm- Thủy Sản 11,94 %, các nghành dịch vụ 46,96% .
B.Đánh giá thực trạng phát triển của các ngành kinh tế:


1.Công nghiệp –xây dựng:
Quá trình xây dựng và phát triển từ năm 2005 đến nay, công nghiệp Quy Nhơn đã hình
thành hệ thống ngành nghề tương đối đa dạng, phù hợp với tiềm năng của địa phương. Các
ngành nghề công nghiệp chủ yếu là may mặc, dày da, chế biến gỗ, hải sản xuất khẩu ... trong
đó ngành chế biến là chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong nội bộ ngành công nghiệp
Bảng 6: Giá trị sản suất công nghiệp theo ngành
Các ngành công nghiệp

(Đơn vị: Triệu đồng)
Qua các Năm

2005

2006

2007

2008

33.139
36.884
40.037
43.585
Công nghiệp khai thác mỏ
8.976
13.210
21.032
29.235
Trong đó: ngoài nhà nước
974.788 1.103.227 1.144.050
1.172.635
Công nghiệp chế biến
373.571 339.473
448.257
502.643
Trong đó: ngoài nhà nước
176.710
187.250
Công nghiệp sản suất và phân phối điện 133.513 153.264
( Nguồn: Phòng Thống kê TP. Quy Nhơn)
Giá trị sản suất công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng

khá cao, đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh
phát triển mạnh, góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh
tế thành phố .
Bảng 7 : Giá trị sản suất công nghiệp theo thành phần kinh tế :
( Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Các thành phần kinh tế
2005
2006
2007
2008
Tổng số
1.141.440 1.293.375 1.360.797
1.542.689
Nhà nước
753.282
935.741
620.406
906.784
Tập thể
6.409
5.127
57.978
9215
Tư nhân
69.226
48.271
61.953
68.245
Cá thể

53.659
58.441
323.496
65.875
Hỗn hợp
253.253
240.844
18.181
464.587
DN có vốn đầu Tư nước ngoài
5.611
4.951
278.783
27.983
Nguồn: Phòng Thống kê TP. Quy Nhơn))
Thành phố đã phát huy thế mạnh về tài nguyên, đã thu hút khá mạnh nguồn đầu
tư sản xuất công nghiệp, nhất là trên lĩnh vực chế biến và xuất khẩu với một số mặt
hàng như: gỗ xẻ, gỗ tinh chế, hàng lâm sản xuất khẩu, chế biến hải sản xuất khẩu, đá
xây dựng xuất khẩu… thông qua Cảng Quy Nhơn đáp ứng được nhu cầu thị trường
ngoại nhập và có giá trị xuất khẩu cao.

Trình độ quản lý, thiết bị công nghệ từng bước được nâng cao, số công nhân có
trình độ kỹ thuật ngày càng tăng lên; mối quan hệ sản xuất giữa công nghiệp và nông
nghiệp từng bước được tăng cường, phục vụ cho nhau, cùng nhau phát triển; Nhiều sản
phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp phục vụ thiết
thực cho nhu cầu tiêu thụ của công nhân công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của thị


×