Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình 2010-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.65 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 2010 - 2013”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thuận
Lớp: CĐ Quản lý đất đai 45.2
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thùy Phương
Bộ môn: Khoa học đất và môi trường
NĂM 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 2010 - 2013”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thuận
Lớp: CĐ Quản lý đất đai 45.2
Thời gian thực hiện: 1/3/2014-2/5/2014
Địa điểm thực hiện: Văn Phòng ĐKQSD Đất huyện Quảng Ninh
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thùy Phương
Bộ môn: Khoa học đất và môi trường
NĂM 2014
Lời Cảm Ơn
Trong suốt quá trình thực tập tại địa phương thì đến
nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
với đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
trên địa bàn huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình giai


đoạn 2010 - 2013”.
Trước tiên tôi xinh chân thành cảm ơn quý thầy giáo,
cô giáo Khoa Tài nguyên đất va Môi trường nông nghiệp
cùng toàn thể thầy cô giáo trong trường Đại học Nông
lâm Huế đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho em những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học
tập và rèn luyện.
Đặc biệt,để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài
sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự
giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn
Thùy Phương là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong thời
gian nghiên cứu đề tài và viết bài báo cáo tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ,tạo điều
kiện của UBND huyện Quảng Ninh, Phòng Tài nguyên
và Môi Trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất,
Phòng Thống kê huyện Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho
tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết liên
quan.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình các anh chị, bạn
bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo tốt
nghiệp.
Do kiến thưc và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế
nên không thể không tránh khỏi những sai sót,rất mong
nhận được sự giúp đỡ, góp ý kiến và sự thông cảm của
quý thầy cô.
Một lần nữa tôi xin kính chúc quý thầy giáo cô giáo
dồi dào sức khỏe.
Trân trọng cảm ơn !
Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Thuận
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG 4.1. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN QUẢNG NINH 21
BẢNG 4.2. PHÂN BỐ DÂN CƯ NĂM 2010 THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 24
BẢNG 4.3. MỘT SỐ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
27
BẢNG 4.4. KẾT QUẢ ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CỦA HUYỆN QUẢNG NINH 29
BẢNG 4.5. TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUẢNG NINH
32
BẢNG 4.6. KẾT QUẢ THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI HUYỆN QUẢNG NINH 33
BẢNG 4.7. TỔNG HỢP SỐ ĐƠN THƯ CỦA GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 35
BẢNG 4.8. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN QUẢNG NINH NĂM 2013. 39
BẢNG.4.9. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUẢNG NINH NĂM 2013 41
BẢNG 4.10. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010-2013 43
BẢNG 4.11. CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH 46
BẢNG 4.12. TỶ LỆ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 48
BẢNG 4.13. HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 49
BẢNG 4.14. ĐỘ CHE PHỦ CỦA HUYỆN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 49
BẢNG 4.15. GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP TRÊN MỘT ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH 50
BẢNG 4.16. GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG CỦA MỘT ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC 51
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 51
SƠ ĐỒ 4.1. VỊ TRÍ HUYỆN QUẢNG NINH 17
BIỂU ĐỒ 4.1. CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN QUẢNG NINH NĂM 2013 39
DANH MỤC VIẾT TẮT
CP Chính phủ
UBND Ủy ban nhân dân
TT Thông tư
GCNQSDD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
SXNN Sản xuất nông nghiệp

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

1
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

2
1.3. YÊU CẦU ĐỀ TÀI

2
PHẦN 2 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3
2.1.1. Khái niệm đất đai, tính chất và đặc điểm của đất đai 3
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai 3
2.1.1.2. Tính chất của đất đai 3
2.1.1.3. Đặc điểm của đất đai 4
2.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về đất đai 5
2.1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước về đất đai 5
2.1.2.2. Đối tượng mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai 5
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai 6
2.1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 7
2.1.2.5. Công cụ và Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 8
2.1.2.7. Điều kiện quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả 10
2.1.2.8. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất 11

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

11
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam trong thời gian qua 11
2.2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Quảng Ninh 12
PHẦN 3 14
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG 14
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

14
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

14
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

14
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14
PHẦN 4 17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

17
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 20
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực 21
4.1.2.3. Tình hình xã hội 23

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 25
4.1.3.1.Thuận lợi 26
4.1.3.2. Khó khăn 26
4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN NĂM 2010-2013

27
4.2.1 Đánh giá việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực
hiện các văn bản đó 27
4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 27
4.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản
đồ quy hoạch sử dụng đất 28
4.2.4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 30
4.2.5. Quản lý việc giao đất,cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng 30
4.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất 32
4.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 33
4.2.8. Quản lý tài chính về đất đai 35
4.2.9. Giải quyết tranh chấp về đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong việc quản lí và sử
dụng đất 35
4.2.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm trong
lĩnh vực đất đai 36
4.2.11. Quản lý và phát triễn thị trường bất động sản 36
4.2.12. Quản lý việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 37
4.2.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 37
4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOAN NĂM 2010 - 2013

38
4.3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2013 38
4.3.1.1 Hiện trạng sử dụng quỹ đất 38
4.3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 39

4.3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 41
4.3.1.4 Hiện trạng đất chưa sử dụng 42
4.3.2.Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010-2013 43
4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 46
4.3.3.1. Tỷ lệ sử dụng đất 48
4.3.3.2. Hệ số sử dụng đất 49
4.3.3.3. Độ che phủ 49
4.3.3.4. Hiệu quả sản xuất của đất 50
4.3.4. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất 51
4.3.4.1 Hiệu quả sử dụng dất đã đưa vào sử dụng 52
4.3.4.2. Đất chưa sử dụng 52
4.3.4.3. Tiềm năng đất cho phát triễn các ngành 52
4.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN

53
PHẦN 5 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1. KẾT LUẬN

56
5.2. KIẾN NGHỊ

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn
lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng
đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong
không gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng
một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Hơn nữa, quá trình phát triển kinh
tế, quá trình đô thị hoá ở làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia
tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu
về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp
trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Đây là vấn
đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát
triển trên thế giới.Với sự phát triển nền kinh tế như hiện nay, đất đai thể hiện vai
trò quan trọng xã hội cả những tác động trực tiếp của người sử dụng đất đã làm
cho tình hình sử dụng đất đang thay đổi và diển biến phức tạp.
Huyện Quảng Ninh Là Trung tâm giao thông quan trọng. Huyện có 25 km
bờ biển và có 35 km đường biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có
tuyến quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc-Nam, Đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua khu
vực trung du của huyện. Trung tâm huyện nằm cách 12 km về phía nam
của thành phố Đồng Hới. Huyện có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng
với nhiều yếu tố thuận lợi để mở rộng, phát triển thành một đô thị có quy mô lớn
cả về kết cấu hạ tầng, dân cư, công nghiệp chế biến - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại dịch vụ.
Trong những năm qua, công tác quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn
đã được chính quyền rất quan tâm. Bên cạnh những thành tựu đạt được đáng
khích lệ, công tác quản lý và sử dụng đất ở đây vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn
chế, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai, do đó đã ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn.
1
Vì vậy việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp
thiết hiện nay. Xuất phát từ những nội dung trên được sự nhất trí của Khoa Tài

Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Huế và
dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn thạc sĩ Nguyễn Thùy
Phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng
đất trên địa bàn huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình 2010-2013”
1.2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Đề xuất những giải pháp để công tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả
cao hơn.
- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện.
1.3. Yêu cầu đề tài
- Nắm được tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Thu thập tài liệu, số liệu chính xác liên quan đến tình hình quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn huyện.
- Nắm vững các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị pháp luật về đất đai.
- Đánh giá đúng tiềm năng đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại
địa phương.
- Đề xuất giải pháp phải phù hợp với thực tế của địa phương.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm đất đai, tính chất và đặc điểm của đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như
một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì: "đất
đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy đất đai được
hiểu như là tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: khí hậu, địa hình/địa mạo, đất,
thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi
của đất do hoạt động của con người". [1]

“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá,…)”. [2]
Từ những định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có
vị trí cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, địa chất/địa mạo, thủy
văn, động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người.
2.1.1.2. Tính chất của đất đai
- Đặc điểm tạo thành:
Đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử. Đất đai là một sản phẩm
tự nhiên, xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí của con người. Qua quá trình lao động
con người đã tác động vào đất nhằm thu lại sản phẩm. Chính quá trình tác động
đó con người đã chuyễn tải vào đất giá trị sức lao động làm cho đất tham gia vào
mối quan hệ xã hội. Lúc này đất chuyển từ vật thể tự nhiên sang vật thể lịch
sử.Tính tự nhiên và lịch sử luôn tồn tại bên nhau vì đất luôn là một sản phẩm
của tự nhiên nhưng luôn được tái tạo bởi sức lao động và tham gia vào các mối
quan hệ của xã hội.
3
- Độ phì của đất:
Độ phì tự nhiên do kết quả của quá trình hình thành đất lâu dài. Được đặc
trưng bởi các tính chất lý học hóa học sinh vật học và nó liên quan chặt chẽ với
các điều kiện khí hậu. Độ phì kinh tế là độ phì mà con người có thể khai thác
được ở một trình độ phát triễn nhất định của lực lượng sản xuất bằng cách sử
dụng các phương thức canh tác khác nhau.
- Tính giới hạn về số lượng:
Đất đai là tài nguyên hạn chế,diện tích đất bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên
địa cầu.

- Tính cố định vị trí:
Đất đai có vị trí không thay đỗi trông không gian làm cho những mảnh đất ở
những vị trí khác nhau có giá trị không giống nhau.
- Tính không thể thay thế:
Trong quá trình sản xuất, có thể thay thế tư liệu sản xuất này bằng tư liệu sản
xuất khác,nhưng đất đai là tư liệu không thể thay thế đặc biệt trong Nông Lâm
Nghiệp.
- Đất có khả năng tăng tính sản xuất:
Mọi tư liệu sản xuất khác đều bị hao mòn trong quá trình sản xuất và dần
dần bị thay thế bằng tư liệu sản xuất khác phù hợp hơn. Riêng đất là tư liệu vĩnh
cữu không chịu sự phá hủy của thời gian.Hơn nữa nếu con người sử dụng đúng
và hợp lý đất thì độ phì nhiêu của nó không nhưng không bị mất đi mà con được
nâng cao về chất lượng.[3].
2.1.1.3. Đặc điểm của đất đai
Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động
của con người. Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là phương tiện lao động
nên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai có những tính chất đặc biệt khác
với các tư liệu sản xuất khác:
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
- Độ phì nhiêu của đất
- Tính giới hạn về số lượng
- Tính cố định về không gian
- Tính không thể thay thế
4
- Đất có khả năng tăng tính sản xuất [2]
Cùng với tính đặc biệt của đất, nó còn có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng sản xuất
- Chức năng cân bằng sinh thái
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước
- Chức năng dự trữ

- Chức năng không gian sự sống
- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử
- Chức năng vật mang sự sống
- Chức năng phân dị lãnh thổ
- Chức năng môi trường sống. [2]
2.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, nhằm trật
tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người, để duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai đó, các
hoạt động trong việc nắm chắc tình hình quản lý sử dụng đất, trong việc phân
phối và phân phối lại vốn đất theo quy hoạch, trong việc kiểm tra giám sát tình
hình sử dụng đất. [5]
Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ vốn đất của nhà
nước (toàn bộ đất đai trong phạm vi ranh giới quốc gia từ biên giới đến hải đảo,
vùng trời, vùng biển) đến từng chủ sử dụng đất.
2.1.2.2. Đối tượng mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
Tại điều 13 của Luật đất đai 2003, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai
được phân thành 3 loại:
5
- Đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
a. Mục đích

- Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
người sử dụng.
- Bảo đảm sử dụng hợp lý của Nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
b. Yêu cầu
Phải đăng ký thống kê đất đai để Nhà nước nắm chắc toàn bộ diện tích,
chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến Trung ương. [5]
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý đất đai là một dạng cụ thể của quản lý Nhà nước do đó phải tuân
theo những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc kế hoạch hóa.
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
- Nguyên tắc kết hợp quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực tuyến.
- Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng.
- Nguyên tắc phân định chức năng và quyền hạn.
Đồng thời trong quản lý đất đai cũng phải tuân theo những nguyên tắc đặc
thù của nó như:
- Phải quản lý toàn bộ quỹ đất quốc gia, không quản lý lẻ tẻ từng vùng.
- Quản lý đất đai cả về số lượng và chất lượng phục vụ cho mục đích sử dụng.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
6
trong cả nước. Những quy định, biểu mẫu phải thống nhất trong cả nước và
trong ngành địa chính.
- Số liệu só sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải thống nhất so
sánh trong cả nước.

- Tài liệu trong quản lý phải phổ thông, những đặc điểm riêng biệt của
từng địa phương, cơ sở phải được phản ánh.
- Những điều kiện riêng lẻ phải được tổng hợp ở phần phụ lục.
- Quản lý đất đai phải khách quan, chính xác đúng với số liệu thực tế.
- Tài liệu quản lý đất phải đảm bảo tính pháp luật.
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, Luật đất đai và
các văn bản, biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan
chuyên môn từ Trung ương đến địa phương.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
2.1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại mục 2, điều 6 của Luật đất đai 2003, Nhà nước ta ban hành 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất. Lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Quản lý tài chính về đất;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
7
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và
xữ lý vi phạm pháp luật về đất đai;

- Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công [6].
2.1.2.5. Công cụ và Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng
phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong cả nước. Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước
và trong ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ, phải thống nhất so sánh
trong cả nước.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đơn giản, phổ thông trong cả nước, đảm bảo
tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực tế.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh
được. Những điều kiện riêng lẽ phải được tổng hợp từ phần phụ lục để Nhà
nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
- Quản lý đất đai phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, đúng như kết
quả, số liệu nhận được từ thực tế.
- Quản lý nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các
văn bản, biểu mẫu quy định, hướng dẫn của nhà nước và các cơ quan chuyên
môn từ trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo quy tắc tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
a. Công cụ quản lý nhà nước về đất đai
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật và tổ thực hiện các văn bản đó.
* Công cụ pháp luật
Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu được của một nhà nước từ
xưa đến nay, Nhà nước nào cũng luôn thực hiện quyền cai trị của mình trước hết
bằng pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật tác động vào ý chí của con người để

điều chỉnh hành vi của con người.
8
- Pháp luật là công cụ duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực đất đai.
- Pháp luật là công cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với nhà nước và các nghĩa vụ khác
- Pháp luật là công cụ mà qua đó Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng,công
bằng giữa những người sữ dụng đất.
- Pháp luật là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác,các chế
độ,chính sách của nhà nước được thực hiện có hiệu quả hơn.
* Công cụ quy hoạc, Kế hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch, kế hoạch đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống
nhất trong quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được
phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà
nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình về đất đai, Từ đó ngăn chặn được
việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. Đồng thời, thông qua quy hoạch kế hoạch
buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới
của mình. Quy hoạch đất đai được lập theo vùng lãnh thổ và theo ngành.
* Công cụ tài chính
Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế -xã hội.
Công cụ tài chính trong quản lý đất đai:
- Thuế và lệ phí
- Giá cả
- Ngân hàng
Vai trò của công cụ tài chính trông quản lý đất đai:
- Tài chính là công cụ để các đối tượng sử dụng đất đai được thực hiện
nghĩa vụ và trách nhiệm của họ
- Tài chính là công cụ mà nhà nước thông qua nó để tác động đến đối
tượng sử dụng đất làm cho thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong việc
sử dụng đất đai.

- Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình
đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích.
- Tài chính là công cụ cơ bản để nhà nước tăng nguồn thu ngân sách.[4]
9
b. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục.
Phương pháp này khơi dựng ý tưởng, ý thức tự giác và tinh thần trách
nhiệm của mỗi con người trong cộng đồng dân tộc. Thấy rõ được trách nhiệm
đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp chung để thực hiện tốt mọi
chính sách chủ trương của đảng và nhà nước đối với công tác quản lý đất đai
- Phương pháp đòn bẫy kinh tế của người lao động, của chủ sử dụng đất
như: Thưởng phạt công minh, đấu thầu, khoán cho thuê, Lợi ích kinh tế có vai
trò vô cùng to lớn, nó tác động trực tiếp, giảm khâu kiểm tra đôn đốc, phát huy
được tính chủ động của cơ sở nhưng cũng chú ý đến mặt trái của nó.
Thông qua tác động đến lợi ích kinh tế
- Phương pháp hành chính.
Cơ sở của phương pháp này là dùng mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên để cấp
dưới phục tùng, tuân theo những nội dung quy phạm, pháp lệnh, pháp luật.
Phương pháp này tác động trực tiếp, nhanh chóng, cụ thể, rõ ràng. Để đạt
được hiệu quả thì phải nắm bắt được thông tin nhất định với những diễn biến
của xã hội, của từng khu vực để có những quyết định chính xác và kịp thời.
Cơ quan quan lý nhà nước ở mỗi cấp phải nắm bắt kịp thời những diễn
biến ở cấp mình quản lý thì mới có những biện pháp phù hợp.[5]
2.1.2.7. Điều kiện quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả
- Vai trò lãnh đạo của Đảng (cấp ủy ở các địa phương) tổ chức lãnh đạo,
tuyên truyền giáo dục toàn Đảng, toàn dân chấp hành đầy đủ đường lối chính
sách pháp luật của nhà nước.
- Luật đất đai, văn bản dưới Luật kịp thời và được học tập, phổ biến rộng
rãi đến từng người dân.
- Bộ máy chuyên môn của ngành địa chính phải hoàn chỉnh, đồng bộ từ

Trung ương đến địa phương. Cán bộ lãnh đạo phải có chuyên môn, phẩm chất,
đạo đức, năng lực quản lý.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý.
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ kịp thời và đáp ứng yêu cầu
đổi mới về công nghệ viễn thám, tin học. [5]
10
2.1.2.8. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất chúng ta phải căn cứ vào hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật đất đai do Nhà nước quy
định. Bởi vì đây là cơ sở của việc xây dựng các biện pháp quản lý và sử dụng
đất. Đây là căn cứ pháp lý duy nhất được Nhà nước xây dựng để thực hiện
quyền sở hữu và thống nhất quản lý bao gồm:
- Luật đất đai: 1987
- Hiến pháp: 1992, luật đất đai 2003
- Nghị định 181/CP của Chính phủ về thi hành luật đất đai 2003 và thông
tư 01 hướng dẫn nghị định 18.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban
hành 29/10/2004.
- Chỉ thị 28/3004/TT-BTNMT về hướng dẫn thống kê - kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 01/11/2004.
- Chỉ thị 05/2004/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ ngày 15/07/2004 về
thi hành luật đất đai 2003 và nhiều văn bản pháp luật khác.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam trong thời gian qua
Tình hình quản lý và sử dụng đất ở nước ta trong thời gian vừa qua đặc
biệt là trước khi có Luật đất đai 2003 ra đời có nhiều mặt thuận lợi cũng như
những khó khăn và thách thức. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
nghị định, chỉ thị, nghị quyết đã tạo ra những cơ sở pháp lý và thống nhất để
quản lý đất đai. Nên đã khắc phục được những khó khăn, hạn chế của sự thiếu

khoa học và chưa thực sự đồng bộ trước đây. Nhưng vẫn còn những tồn tại,
vướng mắc vẫn còn ràng buộc, chồng chéo, thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của người sử dụng đất, các cơ quan pháp lý chưa được thông thoáng tạo
nên áp lực cũng như khó khăn lên công tác quản lý và sử dụng đất. Giai đoạn này
Đảng và Nhà nước ta cũng đổi mới, nâng cao hiệu lực pháp lý Nhà nước nhưng lại
mang tính thận trọng thăm dò. Đặc biệt là quyền sử dụng đất ổn định lâu dài vẫn
chưa được thừa nhận và các vấn đề trong đất nông nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đang càng ngày càng tăng cao, đòi hỏi
bức xúc của lĩnh vực cũng có sự thay đổi, đó là việc Luật đất đai 1993 ra đời
được thông qua Quốc hội IX ngày 14/7/1993 và các văn bản nghị định của
11
Chính phủ và các bộ ngành liên quan tiếp tục ra đời để triển khai Luật đất đai
1993 ra thực tế. Từ khi áp dụng Luật đất đai 1993 ra thực tiễn, đã góp phần giải
quyết những vướng mắc tồn tại trước đây. Trên cơ sở này đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Các quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp
pháp của người sử dụng được thừa nhận và mở rộng. Các hộ gia đình cá nhân sử
dụng đất lâu dài ổn định được giao đất. Đồng thời mở rộng thêm các quyền:
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, Đã tạo nên hiệu quả quản lý
và sử dụng đất cao hơn, thiết thực hơn so với khi Luật đất đai 1993 chưa ra đời.
Nền kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển mạnh đã kéo
theo nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên và quá trình quản lý đất đai cũng phức
tạp hơn. Có những vấn đề mà Luật đất đai 1993 chưa thể giải quyết được hoặc
chưa đồng bộ, một số quyền và lợi ích của người sử dụng đất cũng như công tác
quản lý chưa được đảm bảo tốt nhất.
Với tình hình đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục ban hành và triển khai thực
hiện một số văn bản luật, đặc biệt là Luật đất đai 2003 ra đời đã bổ sung, sửa đổi
và mở rộng so với Luật đất đai 1993 đã đảm bảo được cơ sở pháp lý đối với công
tác quản lý và sử dụng đất trong thời kỳ mới. Từ khi Luật đất đai 2003 được sử
dụng và triển khai ra thực tiễn đã góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất,
các quyền và nghĩa vụ được đảm bảo, tiềm năng đất đai được khai thác và sử

dụng đất có hiệu quả và bền vững. Nhìn chung, Luật đất đai 2003 ra đời đã và
đang đem lại cho công tác quản lý và sử dụng đất rất nhiều thuận lợi, đất đai được
sử dụng ổn định nền nếp, công tác quản lý cũng công bằng và chặt chẽ hơn.
2.2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Quảng Ninh
Trong bối cảnh chung của cả nước, thực tiễn đất đai của huyện Quảng
Ninh cũng đặt ra nhiều vấn đề trong quá trình tổ chức quản lý và khai thác sử
dụng. Trước đây do công tác quản lý Nhà nước về đất đai chưa ổn định, chưa có
những giải pháp thích hợp để giải quyết những vướng mắc còn tồn động, và bị
buông lỏng nên việc quản lý đất đai rất phức tạp, tình trạng tranh chấp, lấn
chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng thường xuyên xảy ra. Tuy
nhiên trong những năm gần đây địa phương đã giải quyết được nhiều vấn đề liên
quan đến đất đai, tạo điều kiện để người sử dụng khai thác tốt tiềm năng đất đai,
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên mảnh đất của mình. Bảo đảm tốt trong công
việc quản lý và sử dụng. Nhìn chung trên địa bàn huyện thì tình hình quản lý và
sử dụng đất đang dần dần ổn định và đi vào nề nếp. Nhưng bên cạnh đó trên
12
thực tế vẫn còn nhiều bất cập, nhiều điều bất hợp lý và thiếu sót. Chính vì vậy
mà việc khảo sát, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất cần phải được tiến
hành để tìm ra nguyên nhân và giải pháp thích hợp để tháo gỡ, giải quyết những
vướng mắc còn tồn động, làm cơ sở để đi đến chỉnh lý các điều luật và tạo điều
kiện cho ra đời một luật đất đai hoàn chỉnh hơn.
13
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Ninh
tỉnh Quảng Bình 2010-2013
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu toàn bộ quỹ đất trên địa bàn huyện

Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi thời gian: 2010- 2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh
- Tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2010 - 2013.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2010 - 2013
- Định hướng quản lý, sử dụng đất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và công
tác quản lý.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho
bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Khi nghiên cứu chúng ta phải đọc và
tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu. Quá trình thu thập số
liệu tài liệu được thực hiện ở 2 giai đoạn:
Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin qua
các văn bản, chứng từ có liên quan tới công trình nghiên cứu như điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, sử dụng đất thông qua những báo cáo,
thống kê hàng năm của UBND huyện Quảng Ninh và các nghị định, quyết định
của các bộ ngành liên quan.
14
Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: ở giai đoạn này được tiến hành thu thập
tại thực địa, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp từng hộ để xác định rõ tình hình
cụ thể tại địa phương về giá đất. diện tích thửa đất, mức thu nhập của từng hộ.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để bổ sung các thông tin và các số liệu
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bằng cách thông qua ý kiến
của những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về
đất đai. Những thông tin này không theo phiếu điều tra.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu

Phương pháp này dùng để thống kê, tổng hợp các số liệu thu thập được
dưới dạng bảng biểu để từ đó phân tích, tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá về
vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp dùng để so sánh giữa lý luận và thực tiễn, lấy các quy
định về pháp luật đất đai làm cơ sở để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
+ Tỷ lệ sử dụng đất
Tỷ lệ sử dụng đất là chỉ tiêu phản ánh năng lực, hiệu quả sử dụng đất
được biểu thị ở mức độ khai thác đất đai. Chỉ tiêu này được tính bằng diện tích
đất có mục đích sử dụng trên tổng diện tích đất tự nhiên.
Tỷ lệ sử dụng đất (%) =
Diện tích có mục đích sử dụng
x 100
Tổng diện tích đất tự nhiên
Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp (%) =
Diện tích đất nông nghiệp
x
100
Tổng diện tích tự nhiên
Tỷ lệ sử dụng đất phi
nông nghiệp (%)
=
Diện tích đất phi nông nghiệp
x 100
Tổng diện tích tự nhiên
+ Hệ số sử dụng đất
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá số lần gieo trồng các loại cây hàng năm
trên tổng diện tích cây hàng năm.
Hệ số sử dụng đất (ha) =

Tổng diện tích gieo trồng cả năm
Diện tích trồng cây hằng năm
+ Độ che phủ
15
Độ che phủ là tỷ lệ che phủ của rừng được tính bằng diện tích đất lâm
nghiệp có rừng cộng với diện tích đất trồng cây lâu năm, chia cho tổng diện tích
đất tự nhiên.
Độ
che
phủ
=
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + Diện tích đất trồng cây lâu năm
x10
0
Tổng diện tích tự nhiên
GTSL của một đơn vị
diện tích đất SXNN
=
GTTSL Nông Nghiệp
x10
0
Diện tích đất SXNN
+ Hiệu quả sản xuất của đất
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc
sử dụng đất đai (phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng đất). Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất như sau:
 Giá trị sản lượng của một đơn vị diện tích cây trồng
Giá trị sản lượng của một đơn vị
diện tích cây trồng
=

Tổng giá trị lọai cây trồng đó
Diện tích loại cây trồng đó
 Giá trị tổng sản phẩm ngành nông nghiệp
Giá trị này cho biết hiệu quả sản xuất của một đợn vị diện tích đất nông
nghiệp, nhằm so sánh hiệu quả sản xuất giữa các năm, qua đó cho thấy mức độ đầu
tư vốn, kỹ thuật, hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả bố trí cây trồng qua các năm.
Giá trị tổng sản phẩm
nông nghiệp
=
Giá trị tổng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp
 Giá trị sản lượng của một đơn vị nuôi trồng thủy sản
Giá trị của một đơn vị diện tích
nuôi trồng thủy sản
=
Giá trị sản lượng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
Huyện Quảng Ninh nằm ở vĩ độ từ 17
0
04’ đến 17
0
26’ vĩ độ Bắc và từ
106
0

17’ đến 106
0
48’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới;
- Phía Nam giáp huyện Lệ Thuỷ;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Ở vào vị trí trung độ của cả nước, có các tuyến giao thông huyết mạch
của quốc gia đi qua, có bờ biển dài 17km. Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi
trong tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến,
giao lưu thông thương với các địa phương trong và ngoài nước.
Sơ đồ 4.1. Vị trí huyện Quảng Ninh
17
• Địa hình
Quảng Ninh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, độ dốc nghiêng dần từ
Tây sang Đông. Địa hình của huyện có thể phân thành 4 dạng gồm địa hình
vùng rừng núi, địa hình vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng đất cát ven biển.
• Khí hậu
Huyện Quảng Ninh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với
đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè
nóng, mưa ít
• Thuỷ văn
Hệ thống sông suối của Quảng Ninh có khá nhiều với mật độ 1÷1,2
km/km
2
. Sông Long Đại và sông Kiến Giang bắt nguồn từ phía Tây dãy Trường
Sơn hợp thành sông Nhật Lệ chảy về hướng Đông đổ ra biển Đông. Sông Lệ Kỳ
là sông nội vùng ngắn hẹp, do đặc điểm của sông suối trên địa bàn như vậy nên
ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tưới tiêu, độ mặn, phèn và việc sử dụng đất của
huyện. Ngoài ra, còn có các hồ, đập chứa nước với dung tích lớn.

Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung
lũng hẹp, triều cường, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện
rộng. Ngược lại về mùa khô, nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng
kiệt rất nhỏ. Hầu hết các con sông ở Quảng Ninh chịu ảnh hưởng trực tiếp của
mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Vì vậy, ở các vùng đất
thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi
trồng thuỷ sản nước mặn lợ.
• Các nguồn tài nguyên thiên nhiên,môi trường cảnh quan
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra nghiên cứu về đất của Viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn Quảng
Ninh có 8 nhóm đất chính được phân theo hai vùng đồi núi và đồng bằng.
- Tài nguyên nước
Quảng Ninh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối khá
nhiều như Sông Long Đại, Sông Nhật Lệ, Sông Rào Đá, Sông Lệ Kỳ, Khe Jìn
Jìn, Khe Liệt với mật độ 1÷ 1,2 km/km
2
. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có nhiều
công trình hồ chứa nước lớn nhỏ như Hồ Điều Gà, Hồ Rào Đá, Hồ Troóc Trâu,
18

×