Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

tai lieu Ung dung CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 22 trang )

1


2


Trải qua 5 năm thực hiện chương
trình thay sách giáo khoa, chúng ta đã có
rất nhiều cố gắng trong việc đổi mới giáo
dục. Đổi mới từ nội dung lẫn hình thức và
cả những cách dạy, cách học khác nhau
sao cho phù hợp với qúa trình hiện đại
hóa – công nghiệp hóa đất nước ngày
nay. Và ngay cả đội ngũ giáo viên cũng
thế, chúng ta cũng không ngừng học tập,
trau dồi chuyên môn và cả áp dụng
những kĩ thuật hiện đại.
3


Trong số đó, không thể nào không kể đến
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
thiết kế bài dạy. “Thiết kế bài dạy trên máy
tính” là công việc hầu hết không còn xa lạ
nữa mà có vẻ như rất quen thuộc và gần
gũi với giáo viên chúng ta. Nhưng thực tế,
đã có bao nhiêu giáo viên thực sự là quen
với việc thiết kế bài dạy trên máy tính và
đã có bao nhiêu tiết học được ứng dụng
CNTT trong năm học này? Đó chính là vấn
đề mà tôi xin được đề cập đến trong bài


viết hôm nay.
4


5


Việc thiết kế bài học có ứng dụng
CNTT nói cụ thể hơn là dùng những máy
móc, thiết bị hiện đại sẵn có như máy
tính, máy chiếu, máy scan và dùng
những chương trình phần cứng, phần
mềm có sẵn để trình chiếu những nội
dung bài học mà ta muốn cho học sinh
xem. Cũng như các phương pháp dạy
học khác thì phương pháp này cũng có
những ưu, khuyết riêng của nó.
6


7


Áp dụng phương pháp này sẽ giúp
giáo viên tiết kiệm được thời gian cho
việc tô, vẽ tranh hay ghi chép nhiều trên
giấy, thẻ từ hay bảng phụ mà chỉ cần một
thao tác nhỏ là scan những bức hình,
đánh chữ vào máy là ta có một bức tranh
như ý muốn. Thậm chí ta có thể chỉnh

sửa, thêm bớt , cắt bỏ hay chuyển thành
một đoạn phim ngắn đều có thể được.
Bài học có nhiều hình ảnh thật, sinh
động và thực tế gắn liền với cuộc sống
hằng ngày xung quanh các em thông qua
việc truy cập internet và các trang web.
8


Ngoài việc trình chiếu thông
thường, ta còn có thể dùng hiệu ứng như
xoay, bay, ẩn hiện nhanh, chậm, xuất
hiện từ trên xuống, từ dưới lên hay từ
trong ra ngoài, từ ngoài vào trong đều
được nhằm gây sự thích thú, chú ý của
học sinh.
Bài học có nhiều hình ảnh, chi tiết
mới lạ nên dễ dàng lôi kéo được sự tham
gia của học sinh, tạo cho các em một sự
kích thích hào hứng. Từ đó, tiết học sẽ
sinh động hơn.
9


Mặt khác, ta có thể lồng những bài hát,
bản nhạc, đoạn phim vào việc trình chiếu ấy
nhằm đạt được chính xác mục tiêu bài hơn.
Giáo viên lên tiết nhẹ nhàng, không phải
ôm đồm quá nhiều đồ dùng dạy học lỉnh kỉnh,
chi tiết.


10


11


Để thiết kế được những giáo án điện
tử đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ thuật
cơ bản về sử dụng máy (như Word, Power
Point,…). Bên cạnh đó, cũng cần có một
số thao tác khó như lồng tiếng, tạo một
đoạn phim thì cần phải biết một số phần
mềm khác như Corel, Photoshop, Flash,
… Hơn nữa phải có các thiết bi như máy
chiếu, máy vi tính, máy scan, internet,...

12


Bên cạnh đó, có một số tranh
muốn lồng tiếng kêu của một số
con vật, tiếng xe,… thì cần phải
biết những thao tác truy cập vào
các trang web để tải về. Thậm chí,
có giáo viên phải tìm cả chục đĩa
VCD chỉ để sử dụng trong 5 giây
hình ảnh cần thiết.

13



Các công đoạn cắt phim, nhạc,
chụp hình, tạo chữ nổi, làm khung,… để
trình chiếu cộng thêm sự sáng tạo, nhạy
bén và tinh thần học hỏi không ngừng để
tạo hiệu quả cao nhất cho tiết dạy thì
Giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so
với cách dạy thông thường về thời gian
lẫn công sức. Nếu thường xuyên dùng
phương pháp này nhiều dễ gây nhàm
chán mà chỉ nên thực hiện 1 đến 2 lần
trong một tháng
14


15


Trong thực tế, không phải bài học
nào cũng có thể áp dụng CNTT là
đạt hiệu quả cao. Mà có những bài
ta sử dụng phương pháp trực quan
tốt hơn như bài “Lá cây”, “Hoa”,
“Quả”, “Cây rau”,… vì ở những bài
này nếu cho học sinh đem vật thật
lên thì học sinh quan sát sẽ rõ và
phong phú hơn.
16



Nhưng ngược lại, đối với
những bài ở chương xã hội hay
động vật, … nếu ta đầu tư vào
việc trình chiếu thì tiết học sẽ
đạt hiệu quả cao hơn nhiều. Tuy
nhiên, cũng có những bài cần
kết hợp cả phương pháp thông
thường lẫn trình chiếu.
17


Việc ứng dụng CNTT cho bài học có thể thực
hiện ở bất kì hoạt động nào trong một tiết
học như: kiểm tra kiến thức cũ, khởi động,
giới thiệu bài, hoạt động chủ yếu hay trò
chơi củng cố tùy thuộc vào sự sáng tạo và ý
tưởng của mỗi giáo viên. Nhưng dù ở hoạt
động nào hay bài học nào thì giáo viên
cũng cần phải đảm bảo mục tiêu, yêu cầu
cũng như thời gian phân bố hợp lí cho từng
hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
18


19

Để thực hiện việc trình chiếu, ta
thực hiện các bước như sau:
• Mở chương trình Microshoft Power

Point.
• Dùng lệnh Insert/New slide design để
chọn nền cho slide vừa mở.
• Ta gõ câu hỏi, đáp án, nội dung bài vào
slide. Dùng lệnh Insert/Picture để chọn
hình muốn trình chiếu.
• Đánh dấu khối cho phần vừa đánh
hoặc clik chuột vào hình vừa chọn.


• Vào Slide Show/ CustomAnimation, clik

Add Effect/ Entrance chọn các hiệu ứng
cho slide như Crawl in,Wheel…
• Chọn Slide Show/ View Show để trình
chiếu.
• Để xuất hiện các cụm từ bên cạnh bức
hình trong slide, dùng Text Box kẻ ô, gõ
vào chữ muốn ghi rồi tiến hành cho hiệu
ứng như trên. Lúc này dòng chữ vừa
đánh sẽ xuất hiện sau cùng.
20


21



.
vn


ooldiscovery.c
om

• />•


Dẫu biết rằng, mỗi phương pháp đều có
những ưu – khuyết riêng của nó và không có
một phương pháp nào là hoàn hảo cả. Song
thiết nghĩ, giờ học mà có sử dụng phương pháp
trình chiếu sẽ tạo ra một không khí học tập khác
hẳn so với tiết dạy thông thường.Đặc biệt nếu ta
biết phối hợp nhiều phương pháp và hình thức
khác nhau trong một tiết dạy thì học sinh sẽ
luôn thấy mỗi bài học là một điều thú vị, mới mẻ
và hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn đồng thời
nâng cao hiệu quả giờ dạy mà không mất đi
hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu của bài dạy.
22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×