Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 96 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TƢƠNG TÁC BIỂU TƢỢNG
TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
Mã số đề tài: SV2014-09

Nhóm ngành: Khoa học xã hội

Chủ nhiệm đề tài: Tiêu Thị Lan
Thành viên tham gia:
1. Tiêu Thị Lan
2. Huỳnh Thịnh
3. Ngô Hoàn Toàn
4. Quách Khiếu Mi
5. Võ Thị Hoài Hân
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Phƣơng Lý

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 3
2.1 Lịch sử nghiên cứu biểu tượng ................................................................ 3
2.2 Lịch sử nghiên cứu tương tác biểu tượng ................................................ 5
2.3 Lịch sử nghiên cứu Trịnh Công Sơn ....................................................... 6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10
4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 10
4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10
6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu .................................................................................. 11

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lí thuyết biểu tượng ........................................................................................ 12
1.1.1. Nguồn gốc hình thành biểu tượng ..................................................... 12
1.1.2. Quá trình phát triển và vai trò của biểu tượng................................... 15
1.1.3. Những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “biểu tượng”.................... 16
1.2. Lí thuyết tương tác biểu tượng ........................................................................ 18
1.2.1. Sự chuyển hóa từ biểu tượng văn hóa sang biểu tượng ngôn từ
nghệ thuật ............................................................................................................... 18
1.2.2. Tương tác biểu tượng ........................................................................ 19


1.3. Vài nét về cuộc đời của Trịnh Công Sơn ........................................................ 21
1.4. Ca từ và đôi nét về ca từ của Trịnh Công Sơn ................................................ 24
1.4.1. Ca từ .................................................................................................. 24
1.4.2. Đôi nét về ca từ Trịnh Công Sơn ...................................................... 24

CHƯƠNG 2: TỪ MẪU GỐC VĂN HÓA ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG
VÀ TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG TRONG
CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
2.1. Cặp đôi tương tác “Sông-Núi” ........................................................................ 28
2.1.1. Tìm hiểu về biểu tượng “Sông” (hay “Dòng song”) và “Núi” .......... 28
2.1.2. Sự tương tác giữa cặp đôi biểu tượng “Sông-Núi” ........................... 35
2.2. Sự tương tác giữa biểu tượng “Sông” và “Núi” với biểu tượng “Biển” ......... 44

2.2.1. Tìm hiểu biểu tượng “Biển” .............................................................. 44
2.2.2. Sự tương tác giữa cặp đôi biểu tượng “Sông-Biển” và “BiểnNúi” ........................................................................................................................ 47
2.3.Cặp đôi biểu tượng “Dòng sông-Con đường” .................................................. 49
2.3.1. Tìm hiểu về biểu tượng “Con đường” ............................................... 49
2.3.2. Sự tương tác giữa cặp đôi biểu tượng “Con đường” với biểu
tượng “Dòng sông” và “Núi” ................................................................................. 50
2.4. Sự tương tác giữa biểu tượng “Con đường” và biểu tượng “Vườn” ............... 54
2.4.1. Tìm hiểu về biểu tượng “Vườn” ........................................................ 54
2.4.2. Sự tương tác giữa biểu tượng “Con đường” và “Vườn” ................... 55
2.5. Biểu tượng “Hoa” và tương tác giữa chuỗi biểu tượng phái sinh của nó........ 57


2.5.1. Biểu tượng “Hoa” .............................................................................. 57
2.5.2. Quan hệ đồng quy giữa chuỗi biểu tượng phái sinh của “Hoa” ........ 58
2.6. Biểu tượng “Núi” trong tương tác với “Vực thẳm” ........................................ 61
2.6.1. Biểu tượng “Vực thẳm” ..................................................................... 61
2.6.2. Sự tương tác giữa biểu tượng “Núi” và “Vực thẳm” ........................ 62
2.7. Biểu tượng “Lửa” và sự tương tác giữa chuỗi biểu tượng phái sinh của
nó ............................................................................................................................ 64
2.7.1. Biểu tượng “Lửa” .............................................................................. 64
2.7.2. Sự tương tác giữa chuỗi biểu tượng phái sinh của “Lửa” và
các biểu tượng văn hóa khác .................................................................................. 66

CHƯƠNG 3 : GIÁ TRỊ CỦA TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG
TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
3.1. Giá trị thẩm mỹ ................................................................................................ 69
3.1.1. Tính biểu hiện .................................................................................... 69
3.1.2. Tính biểu cảm .................................................................................... 74
3.2. Giá trị phong cách ngôn ngữ ........................................................................... 80
3.2.1. Sáng tạo nên những biểu tượng mới lạ .............................................. 80

3.2.2 Tương tác biểu tượng như là một yếu tố tạo nên phong cách
tác giả ..................................................................................................................... 83

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 90


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tương tác là một thao tác thường xuyên trong đời sống hằng ngày của con
người. Trong văn học nghệ thuật, tương tác được xem là một thủ pháp nghệ thuật độc
đáo, nhằm phát hiện ra được những sự khác biệt nổi trội nhất giữa sự vật hiện tượng.
Với sự phân biệt giữa khái niệm “ngôn ngữ” và “lời nói” của nhà ngôn ngữ
Ferdinand de Saussure, bắt đầu từ đây, đối tượng của ngôn ngữ học không chỉ là ngôn
ngữ trong cấu trúc tĩnh mà còn ở tính ngôn ngữ trong cách kết hợp, sử dụng của mỗi
cá nhân. Tương tác biểu tượng là một biểu hiện đặc trưng ở bình diện nói năng, phản
ánh tính đa dạng của chức năng ngôn ngữ và là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học lời nói.
Cần phải thấy thêm rằng sự khởi nguồn của thuyết tương tác biểu tượng nổi lên
từ truyền thống triết học dụng hành Mĩ. Cách tiếp cận này được xây dựng vào cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong các bài viết của các nhà tư tưởng Charles S. Pierce, William
James và John Dewey (1859-1925), nhằm thách thức thế giới quan cơ học và những
giả định nhị nguyên của thuyết duy lí cổ điển, vốn là triết học đã ngự trị tư tưởng Tây
phương từ thế kỷ 17. Do vậy, việc nghiên cứu tương tác biểu tượng trong sáng tạo của
một cá nhân thuộc lĩnh vực nghệ thuật được đặt nền tảng trên sự phối hợp lí thuyết
liên môn và liên ngành bao gồm cả phong cách học, kí hiệu học và triết học tâm lí.
Hiện nay, có nhiều tác giả đã đi vào tìm hiểu đối tượng này trong ngữ liệu tác phẩm
nghệ thuật và đã thu được nhiều kết luận có giá trị. Những kết quả đó đã chứng minh
tầm quan trọng của việc nghiên cứu tương tác biểu tượng trong tác phẩm văn học
nghệ thuật, trở thành một xu hướng nghiên cứu mới mẻ thu hút sự quan tâm của các

học giả khoa học hiện nay.
1.2. Từ ngàn xưa âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi
đời sống của mỗi con người, riêng bản thân âm nhạc đem lại cho chúng ta những thú
vị về cảm xúc, về đời sống tinh thần qua những ca từ du dương của từng dòng nhạc.
“Tình khúc Trịnh Công Sơn”, “Những bài ca đi cùng năm tháng” hay “Tôi chỉ
là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những
1


giấc mơ đời hư ảo...” là những từ ngữ mà người ta thường hay dùng khi nhắc đến cái
tên Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ cùng những ca khúc vượt thời gian, du dương, da
diết, như ru con người ta đi vào giấc ngủ để chiêm nghiệm, để yêu thương tha thiết.
Nhắc đến Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tạo dựng được cho mình một hình ảnh độc lập
bởi ca từ trong từng ca khúc và bởi giai điệu mang tên Trịnh Công Sơn, người ta vẫn
thường gọi ông cùng với các ca khúc của ông bằng tên gọi bình dị “Nhạc Trịnh”.
Là “tên mục đồng lãng du của thời đại”, Trịnh Công Sơn được xem là một
trong những nhạc sĩ viết lời ca hay nhất. Nhạc ngữ Trịnh rất mới và điều làm nên cái
mới lạ của con người Trịnh Công Sơn phần chính là nhờ vào vẻ đẹp của ca từ và các
biểu tượng ngôn ngữ, bởi qua đó ta có thể thấu hiểu tường tận thế giới quan, nhân sinh
quan và những triết lí sống của người nghệ sĩ này. Ca từ Trịnh Công Sơn có thể nói là
nơi chứa đựng một số lượng khá nhiều các biểu tượng thành một hệ thống và có mối
quan hệ tương tác lẫn nhau. Chính sự tương tác đặc sắc ấy đã hấp dẫn và lôi cuốn
hàng triệu trái tim người đọc. Để nhận xét về mối quan hệ giữa ca từ và âm nhạc của
Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Văn Cao từng viết: “Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất
ngờ, hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không
thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim...” [19] và nếu đi sâu hơn
vào các khía cạnh tu từ trong tác phẩm Trịnh Công Sơn, nhà phê bình Đặng Tiến từ
Paris trong một bài viết mới đây có nêu lên đặc điểm rằng: “lời ca ấy sử dụng nhiều
hình ảnh, biểu tượng bị xé lẻ, đi thẳng vào tâm tưởng người nghe, mà không đòi hỏi
họ phải hiểu nghĩa chính xác” [19]. Tìm hiểu tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh

Công Sơn, chúng ta có thể khái quát lên những kết luận có giá trị về hiệu quả của nó
trong biểu hiện nội dung nghệ thuật và trong việc hình thành phong cách nghệ thuật
của tác giả. Tuy phần ca từ “Nhạc Trịnh” nói chung và tương tác biểu tượng trong ca
từ của Trịnh Công Sơn là một trong những nhân tố đặc biệt nhưng đến nay có rất ít
công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng đề tài này một cách đầy đủ và sâu sắc.
1.3. Lựa chọn thực hiện đề tài Tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công
Sơn, chúng tôi muốn thông qua việc xác định, phân tích, đi sâu vào nghiên cứu bản
chất cũng như ý nghĩa biểu trưng và mức độ khái quát của từng biểu tượng, và đặc
biệt là mối quan hệ tương tác giữa chúng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Từ đó đề tài
2


mong muốn những kết quả đạt được sẽ có thể góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về
quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ về con người, về tình yêu và cõi thế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng
Kí hiệu học có rất nhiều phân ngành nhỏ, và việc nghiên cứu biểu tượng được
rất nhiều các học giả quan tâm. Để có thể hiểu cách thức hình thành, lối xếp đặt, cũng
như cách giải thích các biểu tượng không chỉ là nhiệm vụ của ngành kí hiệu học, ngôn
ngữ học mà còn có sự đóng góp khoa lịch sử các nền văn minh và tôn giáo, khoa văn
hóa nhân chủng học, khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lí học, y học,… Các học giả
không chỉ nghiên cứu về biểu tượng trong tôn giáo mà còn nghiên cứu biểu tượng của
giấc mơ, biểu tượng trong các ngành nghệ thuật, những biểu tượng y học, biểu tượng
thiên văn học (chiêm tinh), biểu tượng kinh tế, biểu tượng chính trị,…
Bởi sự hình thành thú vị và cách giải thích không bao giờ theo khuôn mẫu nên
biểu tượng có sức hấp dẫn riêng. Chính thế, nhà phân tâm học Thụy Sĩ Carl Gustav
Jung trong tác phẩm Thăm dò tiềm thức(Dẫn theo [26]) đã mất một nửa thế kỉ để
nghiên cứu các biểu tượng tự nhiên, ông kết luận rằng: nếu chịu khó tìm hiểu, giấc mơ
và biểu tượng giấc mơ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết quý giá.
Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Dictionnaire des symbols) [2]

của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã tập hợp và giải thích ý nghĩa
các biểu tượng của thế giới thuộc các lĩnh vực khác nhau và bao quát được nhiều khu
vực văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương diện: dân tộc học, xã hội học, tâm
lí học, thần thoại học, tôn giáo học,… Ngoài ra còn có một số cuốn từ điển khác cũng
đề cập đến các biểu tượng chung của thế giới như: Adictionary of symbols (Tom
Chetwynd), Diccionario de symbolos (Eduardo Cirlot), The migration of symbols
(Goblet d’ Alviella),… Ngoài ra sức hút của biểu tượng cũng được tiểu thuyết gia Dan
Brown thể hiện qua những sáng tác gây nhiều tiếng vang: Mật mã Da Vinci (The Da
Vinci code), Pháo đài số (Digital Fortress), Thiên thần và ác quỷ (Angels and
demons), Biểu tượng đánh mất (The lost symbol). Các tác phẩm này có một sức hấp
dẫn lớn bởi những bí ẩn được tạo ra từ các biểu tượng Cơ đốc giáo.

3


Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề biểu tượng: Kíhiệu học –
một số vấn đề cơ bản (Nguyễn Đức Dân) (Dẫn theo [26]), Tín hiệu và biểu trưng
trong tác phẩm Cuộc sống ở trong ngôn ngữ (Hoàng Tuệ) [22], Ý nghĩa biểu trưng
của các con số trong tiếng Việt (Đỗ Thị Hồng Nhung) (Dẫn theo [26]), Biểu tượng
nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Thị Hồng Ngân) (Dẫn theo [26]),
Tìmhiểu những nhân tố tác động đến ý nghĩa của biểu tượng (Nguyễn Thị Ngân Hoa)
(Dẫn theo [26]), Biểu tượng nước trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn
Thị Hồng Ngân) (Dẫn theo [27]), Nhân học biểu tượng và các tiếp cận lí thuyết trong
nhân học biểu tượng (Đinh Hồng Hải) (Dẫn theo [27]), Biểu tượng “nước” trong thơ
ca dân gian và thơ ca hiện đại các dân tộc ít người (Nguyễn Thị Thanh Lưu) (Dẫn
theo [27]).Trên trang web thegioidienanh.vn cũng có đăng bài Một số biểu trưng trong
phim Việt Nam ở nước ngoài.
Trịnh Công Sơn - Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật của tác giả Bùi Vĩnh
Phúc được xem là cuốn sách xuất sắc nói về ca từ trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn.
Trong tập sách này, tác giả sử dụng phương pháp xếp chồng văn bản (superposition)

và liên-văn-bản (intertextuality), với những phân tích thi pháp học, để phát hiện các
ám ảnh nghệ thuật trong sáng tác của Trịnh Công Sơn: Ám ảnh chiến tranh, Ám ảnh
về sự cô đơn, Ám ảnh về sự phụ rẫy, Ám ảnh về những nhắc nhở của cuộc đời, của
thiên nhiên, Ám ảnh về Cuộc-Chia-Tay-Lớn, Ám ảnh thân phận, Ám ảnh từ sự tự mâu
thuẫn và giằng xé, Ám ảnh từ sự gắn bó với một người nữ, Ám ảnh về cái vô thường
của cuộc đời. Qua hơn 330 trang, tác giả dành một tỷ lệ thích đáng để viết về thời gian
nghệ thuật trong tâm thức nhạc sĩ qua nhiều ca khúc, cũng như không gian nghệ thuật
bao gồm: trời đất, núi sông, biển sóng, mây, mưa, nắng, mặt trời, mặt trăng, rừng và
phố của Trịnh
Hầu hết các nghiên cứu trong nước cũng đi đến nhận định cho biểu tượng
không phải là một cái bình chứa đựng những giá trị khô cứng, cũ mòn của thời quá
khứ. Nó là một sinh thể sống động, vừa già nua, vừa trẻ trung bởi sự hàm kết các giá
trị truyền thống đã được định hình và sự đắp bồi các giá trị tươi mới.

4


2.2. Lịch sử nghiên cứu tƣơng tác biểu tƣợng
Với tư cách là một viễn tưởng xã hội học riêng biệt, thuyết tương tác biểu
tượng nổi lên từ truyền thống triết học dụng hành Mỹ. Cách tiếp cận này được xây
dựng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong các bài viết của Charles S. Pierce,
William James và John Dewey (1859-1925). Các nhà tư tưởng này đã thách thức thế
giới quan cơ học và những giả định nhị nguyên của thuyết duy lí cổ điển, vốn là triết
học đã ngự trị tư tưởng Tây phương từ thế kỷ 17.
Trong cuốn sách nổi danh Mind, Self, and Society/ Tâm thức, bản ngã và xã hội
(1934) (Dẫn theo [27]), Mead đã khơi nguồn cảm hứng cho sinh viên Herbert
Blumer–người trở thành một nhà xã hội học kiệt xuất, người đấu tranh cho những
công lao và tính khả dụng của các lí thuyết của Mead đối với phân tích xã hội học.
Cuốn sách có nhan đề Symbolic Interactionism/ Thuyết tương tác biểu trưng (1969)
(Dẫn theo [27]) là công trình tập hợp một số bài viết của Blumer, sử dụng và bàn rộng

thêm những ý niệm của Mead. Tác phẩm được thừa nhận như là phát ngôn cho viễn
tưởng về thuyết tương tác biểu tượng.
Blumer cùng đồng nghiệp của mình là Everett Hughes có một sự ảnh hưởng
quan trọng đến một nhóm sinh viên mà ông đào tạo tại trường Đại học Chicago những
năm 40, 50. Nhóm người này, gồm cả một số học giả trứ danh như: Howard Becker,
Erving Goffman, và Anselm L. Strauss, đã phát triển hơn nữa viễn tưởng thuyết tương
tác biểu trưng. Blumer đưa ra 3 tiền đề trung tâm và chúng đã cung cấp phần cốt lõi
cho viễn tượng lí thuyết của họ. Blumer nhấn mạnh rằng các nghĩa của sự vật phái
sinh từ và xuất hiện thông qua sự tương tác xã hội. Con người biết được các sự vật có
nghĩa gì khi họ tương tác với nhau. Khái niệm lí thuyết tương tác biểu trưng là quan
điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng
đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lí giải chúng. Theo khái
niệm thì chúng ta luôn tìm được những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức
là các biểu tượng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác, ta mới
có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Ngôn
ngữ nói và viết được xem là hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhất của lí thuyết
tương tác biểu tượng.
5


Và chính các tác giả C.S.Peice, W.Jame, John Dewey,… là những người đã
đưa ra môt định hướng nghiên cứu mới: Sự tương tác biểu tượng trong phạm vi các
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Theo đó, sự tương tác biểu tượng trong một tác phẩm
văn học được hiểu là mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống các biểu tượng nhà
văn sử dụng. Các kiểu kết hợp, quan hệ khác nhau của các biểu tượng sẽ tạo ra những
ý nghĩa khác nhau, và phụ thuộc vào tài năng sáng tạo, sự trải nghiệm đời sống mang
đậm dấu ấn cá nhân của từng chủ thể.
Ở Việt Nam, số công trình khoa học nghiên cứu về lí thuyết tương tác biểu
tượng không nhiều. Người viết chủ yếu tìm thấy những bài dịch về lí thuyết tương tác
biểu tượng (biểu trưng) của tác giả Đinh Hồng Phúc từ những công trình khoa học của

các tác giả nước ngoài (Gary Alan, FineKent Sandstrom). Ngoài ra, người viết còn tìm
thấy một công trình khoa học Tìm hiểu về lí thuyết tương tác biểu tượng(Dẫn theo
[27]) của tác giả Trần Huy Cường, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ
Chí Minh. Đặc biệt, công trình Tương tác biểu tượng trong diễn ngôn truyện kể
(Nguyễn Thị Ngân Hoa), Tương tác biểu tượng trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc (Y.
Kawabata) (Dẫn theo [27]) của tác giả Lê Thị Thanh Huyền và Giá trị của sự tương
tác biểu tượng trong tác phẩm văn chương (Đoàn Tiến Thuật) ra đời đã đánh dấu thật
sự một hướng nghiên cứu mới về tương tác biểu tượng trong văn học nghệ thuật ở
Việt Nam, khẳng định sự tương tác đó có thể là theo hướng tương đồng hay đối lập,
nhưng tựu trung lại nó giúp làm cho ý nghĩa của các biểu tượng phát triển, từ đó mà
làm giàu giá trị nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm.
2.3. Lịch sử nghiên cứu Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn là một hiện tượng hiếm gặp. Nhạc Trịnh Công Sơn tồn tại như
một dòng nhạc độc lập bên cạnh những dòng khác như Nhạc cách mạng, Nhạc thính
phòng, Nhạc tiền chiến, Nhạc dân ca, Nhạc trẻ,… trong đời sống âm nhạc Việt Nam
hiện nay. Lần đầu tiên đến với công chúng năm 1958, nhạc Trịnh chiếm được tình
cảm của đông đảo công chúng ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, mọi giới. Người Việt tìm
đến nhạc Trịnh với sự đồng cảm sâu sắc bởi nhạc của ông là tiếng nói tha thiết của
quê hương, tình yêu và thân phận. Qua con đường âm nhạc của Trịnh Công Sơn,
chúng ta cảm nhận được một gương mặt Việt Nam trong chiến tranh với những mất
6


mát đau thương và khát khao hòa bình. Trịnh Công Sơn từng xuất hiện trên nhiều tạp
chí uy tín của trong và ngoài nước như Time, New York Time, Figaro, Lemonde,…
Báo chí Mĩ cũng từng ví ông là Bob Dylan của Việt Nam. Đặc biệt từ khi Trịnh Công
Sơn qua đời đã có hàng trăm bài báo rải rác, hàng chục số báo đặc biệt của bạn bè
thân hữu gần xa cũng như các công trình nghiên cứu ra đời để tưởng nhớ ông. Có thể
nói, bài viết về Trịnh Công Sơn chiếm số lượng lớn, tuy nhiên những công trình thật
sự nghiên cứu về ngôn ngữ Trịnh Công Sơn quả không nhiều.

Các công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước có thể kể đến như: luận văn
tiến sĩ của Yoshi Michiko (Dẫn theo [26]), một nhà nghiên cứu nữ của Nhật Bản, đã
dành tất cả đam mê để viết về ca từ của Trịnh và Ca khúc da vàng của ông. Luận văn
bảo vệ thành công với đồng loạt các điểm 10 tại ĐH Paris. Tiếp theo là những bài báo,
nhận định của những học giả tên tuổi như Mary Heibert (Mỹ) với bài viết Trịnh Công
Sơn, người sáng tác và trình diễn ca khúc, một Bob Dylan của Việt Nam ngày
06/05/1993 (Dẫn theo [26]); Patrich Sabatier (Pháp) với bài Kẻ du ca bất khuất – tạp
chí Libération năm 1994 (Dẫn theo [26]); Jean Claudepomonti (Pháp) với bài Trịnh
Công Sơn, người du ca của Việt Nam trên tạp chí Lemonde số ra ngày 04/04/2001
(Dẫn theo [26]). Và không thể không kể đến những bài báo khác của John Schafer
(Mỹ) với Ở xứ người xa xôi nhớ anh Trịnh Công Sơn (Dẫn theo [26]).
Những nhận định hầu hết bày tỏ sự yêu mến dành đến Trịnh Công Sơn và sự
ảnh hưởng của âm nhạc Trịnh đến tâm hồn người nghe. Đặc biệt là nỗi xúc động sâu
sắc trước lời ca của Trịnh. Có thể nói, Trịnh Công Sơn chiếm được một tình cảm đặc
biệt ưu ái từ báo chí và giới nghiên cứu ngoài nước. Nhạc ngữ của ông cũng được
đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật đích thực làm lay động trái tim triệu con
người.
Ở trong nước, Trịnh Công Sơn được đánh giá là một nhạc sĩ thiên tài mà tên
tuổi của ông có ảnh hướng lớn đến đời sống âm nhạc, văn hóa của người Việt Nam.
Minh chứng là có hàng trăm bài báo, hàng chục cuốn sách dày dặn viết về ông. Đó là
Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường,
xuất bản năm 2005 [23]. Đây là một tạp bút thể hiện cách cảm nhận về Nhạc phản
chiến, Tình ca Trịnh Công Sơn, Khônggian Huế trong
7

nhạc phẩm Trịnh Công


Sơncũng những câu chuyện kỉ niệm mà người bạn thân Hoàng Phủ Ngọc Tường có
dịp trải qua cùng nhạc sĩ.

Tập sách Trịnh Công Sơn-Một nhạc sĩ thiên tài [24] của Bửu Ý là nén tâm
nhang được cắm chung vào bình tưởng niệm mà hàng ngàn người đã thắp lên. Bửu Ý
đã phát hiện được cách kết hợp từ ngữ và ý nghĩa của nó trong việctạo nên một trường
phái ngôn ngữ của riêng Trịnh.
Năm 2000, Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời tập sách Người hát rong qua nhiều thế
hệ với lời tri ân: “Anh trở về trong cát bụi với niềm tiếc thương vô hạn của bạn bè, của
người thân và công chúng. Không thể tập hợp hết cảm xúc mà mọi người dành cho
anh lúc còn sống và sau khi ra đi. Bởi có nhiều người bộc lộ cảm xúc bằng từ ngữ
bằng âm thanh, màu sắc,… còn số đông biểu lộ bằng sự im lặng ngậm ngùi” [12]. Với
3 phần, cuốn sách là tập hợp những bài viết của Trịnh Công Sơn trước và sau ngày
01/04/2001 cùng với bài viết của bạn bè, đồng nghiệp.
Rơi lệ ru người (xuất bản năm 2004) (Dẫn theo [27]) là ấn phẩm ra đời như
một sự ghi nhận tất cả những đóng góp của cố nhạc sĩ. NXB Phụ nữ tập trung sự quan
tâm cho những bài viết có liên quan đến phụ nữ và hình ảnh nữ giới trong nhạc Trịnh,
điều mà sinh thời Trịnh từng tâm sự: “Tôi đã viết Lời mẹ ru, Ngủđi con, Huyền thoại
mẹ và nhiều ca khúc khác về phụ nữ Việt Nam. Tôi nghĩ phụ nữ là người sinh ra nhân
loại và cho tình yêu. Cuộc đời không có phụ nữ thì không có gì đáng sống cả”. Đây là
điểm khác giữa Rơi lệ ru người và những công trình khác.
Nhà xuất bản Thuận Hóa, trung tâm văn hóa Đông Tây năm 2004 đã xuất bản
cuốn sách Một cõi Trịnh Công Sơn (Dẫn theo [27]). Công trình với những bài viết tâm
huyết và cảm xúc như Trịnh Công Sơn người thơ ca (Văn Cao), Nói về Trịnh Công
Sơn (Trịnh Cung), Lời thơ trong ca khúc Trịnh Công Sơn (Phạm Phú Phong), Trịnh
Công Sơn những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc),…
Bằng cách này hay cách khác, các tập sách nhìn chung đã bộc lộ được tình yêu,
niềm say mê đối với Trịnh Công Sơn và nhạc phẩm của ông. Đặc biệt, tác phẩm Trịnh
Công Sơn hạt bụi trong cõi thiên thu [5]của tác giả Bích Hạnh là một công trình trực
tiếp nghiên cứu về biểu tượng trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
8



Biểu tượng là vấn đề được nhiều học giả Việt Nam quan tâm, đặc biệt là ý
nghĩa biểu trưng của các con số và màu sắc. Có thể nói tác giả Bích Hạnh với công
trình Trịnh Công Sơn hạt bụi trong cõi thiên thu là người đi được xa nhất về việc
nghiên cứu biểu tượng trong ca từ, cụ thể là trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Từ tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc
có nhiều học giả, trong đó có các học giả Việt Nam đang tìm hiểu và nghiên cứu về
biểu tượng đủ cho thấy sự mới mẻ, hấp dẫn và cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề
này trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tương tác biểu tượng cũng là một lí thuyết
còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đặc biệt là tương tác biểu tượng trong tác
phẩm văn học nghệ thuật. Việc làm này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi đây là
một con đường mới và hiệu quả trong việc đi tìm cái hay cái đẹp của ngôn ngữ nghệ
thuật.
Có thể thấy rằng, sức hấp dẫn lạ kì của nhạc ngữ Trịnh Công Sơn đối với các
học giả là điều không cần bàn cãi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa
học nào đi nghiên cứu về tương tác biểu tượng trong ca từ của ông. Từ sức hút của
biểu tượng, của tương tác biểu tượng đến vẻ đẹp chưa được khám phá hết trong ca từ
của Trịnh, tất cả những điều trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu về tương tác biểu
tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này, đề tài mong muốn
sẽ góp phần xác nhận khả năng ứng dụng của lí thuyết tương tác biểu tượng vào để
phân tích ngôn ngữ nghệ thuật, giúp khám phá những giá trị mới trong nhạc ngữ của
Trịnh, từ đó đánh giá đúng tầm phong cách nghệ thuật của Trịnh Công Sơn trong sáng
tạo ca từ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, nghiên cứu của chúng tôi hướng đến những mục đích sau
đây:
- Xác nhận khả năng ứng dụng của lí thuyết tương tác biểu tượng vào để phân
tích ca từ Trịnh Công Sơn;
- Khám phá những giá trị mới trong nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn;

9



- Từ đó, đánh giá đúng tầm phong cách nghệ thuật của Trịnh Công Sơn trong
sáng tạo ca từ cũng như vai trò của việc ứng dụng lí thuyết tương tác biểu tượng để
nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật.
Để thực hiện được những mục đích nói trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn
đề chính đó là:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến tương tác biểu tượng.
-Tìm hiểu các mẫu gốc văn hóa, biểu tượng và tương tác biểu tượng trong ca từ
Trịnh Công Sơn.
- Phân tích các giá trị của các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những biểu tượng văn hóa mang tính
tương tác trong ca từ Trịnh Công Sơn và những giá trị nghệ thuật mà tương tác biểu
tượng đem lại cho ca từ của tác phẩm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công trình nghiên cứu những bài hát được rút ra từ tuyển tập “Trịnh Công Sơn
tuyển tập những ca khúc không năm tháng” của Nhà xuất bản Âm nhạc năm 1998.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
a. Phƣơng pháp thống kê
Sưu tầm, đọc, nghiên cứu tài liệu, sách báo, Internet, các nguồn sách từ các tác
giả uy tín, các giáo sư, tiến sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa đơn vị ca từ có chứa biểu tượng tương tác.
b. Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
Phân tích sự kế thừa và chuyển đổi ý nghĩa của biểu tượng theo hướng lịch đại,
so sánh, đối chiếu trên mặt đồng đại.
c. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Mô tả, phân tích sự tương tác của các biểu tượng.


10


6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Chương 3. Giá trị của tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Ở đề tài nghiên cứu này, vì đặc thù của đề tài, nên dung lượng chương 2 sẽ
được chúng tôi triển khai với số lượng trang viết dày hơn so hai chương còn lại.

11


NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lí thuyết biểu tƣợng
1.1.1. Nguồn gốc hình thành biểu tƣợng
Biểu tượng là một khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới bởi
đến nay khái niệm biểu tượng vẫn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn. Thuật ngữ
biểu tượng (symbol /symbole) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là hợp lại, tập trung
lại, tụ họp lại.
Ban đầu ý nghĩa của biểu tượng như là dấu hiệu để nhận diện. Nó là một vật
được cắt làm đôi. Ý nghĩa của thuật ngữ ngày có lẽ bắt nguồn từ tập tục của người Hi
Lạp cổ đại. Vào thời đó, người ta dùng một miếng đất sét nung, chia làm hai, mỗi
thành viên giữ một mảnh, sau này ráp hai mảnh lại thì cha mẹ con cái, hai người bạn,
chủ và khách, người cho vay và người đi vay sẽ nhận ra nhau. Các hội kín khi kết nạp
thành viên cũng sử dụng cách thức này. Mỗi thành viên sẽ được giao cho các mảnh vỏ

sò có chạm khắc đặc biệt, họ dùng các vỏ sò này làm dấu hiệu để nhận ra nhau mỗi
khi hội họp. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới nhận xét rằng: “Biểu tượng chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng
phân li và tái hợp; nó gợi lên ý nghĩa về một cộng đồng đã bị chia tách và có thể tái
hợp, hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu
tượng bộc lộ ra trong những cái gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra”
[2,XXIII].
Qua những ý nghĩa ban đầu của biểu tượng, có thể hiểu một cách khái quát
rằng: “Biểu tượng đại diện cho những điều ngoài bản thân nó”. Quá trình hình thành
của biểu tượng cũng khác nhau. Biểu tượng có thể được hình thành qua liên tưởng,
như hoa sen được xem là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ bởi hoa sen 8 cánh ứng với
8 hướng không gian. Bên cạnh đó biểu tượng cũng được hình thành từ kinh nghiệm
thực tế. Trong văn học, trên cơ sở những ẩn dụ hợp logic trong những tình huống cụ
thể có thể hình thành những biểu tượng lâm thời của một tác phẩm.
12


Ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…, người ta đẩy mạnh các nghiên cứu về
biểu tượng xã hội. Chẳng hạn như hiện nay, trong ở Pháp có bốn dòng lớn nghiên cứu
biểu tượng xã hội: Một dòng chuyên khảo miêu tả nhằm ghi lại các biểu tượng của
nhóm về một đối tượng nào đó (Moscovisi và các học trò của ông). Dòng thứ hai
nghiên cứu ảnh hưởng của các biểu tượng xã hội lên ứng xử (Codol, Arbic). Dòng thứ
ba chuyên nghiên cứu các kỹ thuật đo lường các biểu tượng xã hội nhằm nắm bắt các
cấu trúc của chúng, và dòng cuối cùng chuyên tìm hiểu những biến đổi của các biểu
tượng xã hội (Jodelet, Di Giacomo, Flament, Arbic), cũng như tìm các cơ chế ngầm ẩn
của các sự biến đổi này.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về biểu tượng vẫn còn hạn chế cả về mặt lí
luận và thực tiễn. Nguyên nhân có thể là do các nhà khoa học chưa ý thức hết được
tầm quan trọng của nó, hoặc cũng có thể do sự né tránh những tranh cãi sẽ gặp phải
khi bàn đến hệ thống khái niệm và phạm trù của khái niệm này.

Biểu tượng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng.
Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng
trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh
của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm
dứt” [11,26]. Còn theoTừ điển tâm lí học của Vũ Dũng- NXB KHXH – 2000- cho
rằng: "Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở
nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát.
Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương
lai." Còn symbol trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ ở châu Âu
(symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp). Theo Từ điển Biểu
tượng của C.G.Liungman thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm
người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”.
Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu
hình và biểu ý. Trên thế giới, thuật ngữ symbology được nhiều từ điển giải thích với
các ý nghĩa: là 1-Việc nghiên cứu hoặc sử dụng các biểu tượng và 2-Tập hợp các biểu
tượng (1: the study or use of symbols. 2: symbols collectively). Các từ điển nghệ thuật
có thêm một ý nghĩa là: 3-Nghệ thuật sử dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào
13


lưu nghệ thuật thịnh hành ở châu Âu vào thế kỷ XIX. Như vậy, thuật
ngữ symbology trong tiếng Anh tương đương với nghiên cứu biểu tượng (hoặc biểu
tượng học) trong tiếng Việt.
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế
giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước
đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở
những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó
là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng
không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể.
Biểu tượng chính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã

được tri giác từ trước. Nói một cách dễ hiểu thì biểu tượng là cái sự vật cái hình
ảnh giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa thiêng liêng bên
trong. Và khi nghiên cứu biểu tượng, người ta phải nghiên cứu trên cở sở liên ngành
của các ngành như: ngôn ngữ, nhân học, kí hiệu học, triết học, logic học, xã hội
học,…
Nếu dựa vào tiêu chí hình tượng của sự vật và hiện tượng tri giác từ trước được
sắp xếp lại trong ý thức con người đến mức độ nào, người ta phân chia biểu tượng
thành hai loại:
+ Biểu tượng của trí nhớ : là hình ảnh của tri giác lúc trước được tái hiện lại
trong một hoàn cảnh nhất định.
+ Biểu tượng của tưởng tượng : là hình ảnh mới được trí tưởng tượng tạo nên
trên nền của biểu tượng cũ.
Biểu tượng của tưởng tượng khác về chất so với biểu tượng của trí nhớ. Biểu
tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, được chế biến lại từ những biểu tượng của trí
nhớ, là: “biểu tượng của biểu tượng", thường được chủ thể sáng tạo dựa trên các cách
thay đổi số lượng, kích thước, chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá.
Do đó, sự phản ánh của biểu tượng tưởng tượng mang tính chất gián tiếp và khái quát
cao hơn so với biểu tượng trí nhớ.

14


1.1.2. Quá trình phát triển và vai trò của biểu tƣợng
1.1.2.1. Quá trình phát triển của biểu tượng
Con người đã được chứng minh có sự tồn tại cách đây hàng triệu năm (4 đến 6
triệu năm) và sống thành cộng đồng. Khi sống thành cộng đồng thì nhu cầu giao tiếp
của con người là không thể thiếu. Từ đó ngôn ngữ - công cụ giao tiếp quan trọng nhất
của con người được hình thành. Vào đầu thời kì đồ đồng chữ viết mới xuất hiện. Vậy
con người đã dùng phương tiện nào để truyền tin cho nhau trước khi có chữ viết?
Thời ấy có những kiểu kí hiệu truyền tin khác nhau: dùng các thẻ gỗ được

khắc vạch để ghi nhớ, dùng các chuỗi vỏ sò, vỏ hến (được gọi là các wampum của
những người Indiens ở Bắc Mỹ), dùng dây, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng các bộ phận
khác của con vật để thông báo. Tuy nhiên cách thông báo này có nguy cơ bị mất thông
tin. Vì thế mà các vật thực đã được thay thế bằng các hình vẽ. Người ta vẽ hoặc khắc
lên đá một cặp sừng hươu thay vì một cặp sừng hươu thực, vẽ mũi tên để thông báo
nơi đây có nhiều chim muông. Dân du mục sống ở hoang mạc Ai Cập vẽ một hình
tròn trên có một vạch thẳng đứng biểu thị cho cái dilu (cái túi bằng da đeo ở cổ bằng
sợi dây thừng) để thông báo rằng anh ta đã đào đất ở đây và tìm thấy nước. Từ đây
hình thành các loại kí hiệu bằng các hình vẽ biểu trưng giúp cho trí nhớ. Các hình vẽ
trở thành kí hiệu chứa đựng thông tin: dùng một sự vật cụ thể để biểu thị một khái
niệm trừu tượng.
Có thể nói ngôn ngữ chỉ là hệ thống giao tiếp quan trọng nhất, chứ không phải
là duy nhất của con người bởi vì phương tiện giao tiếp của con người rất phong phú
bao gồm: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ kí hiệu của người câm điếc, các nghi
lễ tượng trưng, các hình ảnh, cử chỉ, điệu bộ, và có cả biểu tượng,… “Biểu tượng
được xem là hệ thống tiền kí tự vì chúng khá dễ nhớ, ghi lại ý và truyền đạt thông tin
nhanh nhất. Ngày nay do tiết kiệm lời, tránh phải in ấn dịch thuật phức tạp, do thế giới
ngày nay là “thế giới phẳng”, trong xu thế toàn cầu hóa đó, người ta đã hình thành
những kí hiệu giao tiếp bằng hình vẽ ghi ý, tạo thành những đơn vị có nghĩa trong
giao tiếp. có những hình vẽ (Sa) có thể nhận thức được, lại có những hình vẽ (Sa)
hoàn toàn do qui ước” (Dẫn theo [26]).

15


1.1.2.2.Vai trò của biểu tượng
Ngày nay, biểu tượng là những kí hiệu, hình vẽ này mang tính phổ quát, dùng
chung cho toàn thế giới hay ít nhất cũng chung cho một khu vực. Biểu tượng được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, thần thoại, các nghi
lễ tôn giáo,…

Trong quá trình tồn tại và phát triển, biểu tượng không hề giảm vai trò quan
trọng của nó vì chúng tiếp tục xuất hiện trong phim ảnh, văn học. Không những thế,
biểu tượng còn cho thấy tầm quan trọng trong lĩnh vực tâm lí học. Biểu tượng của giấc
mơ là một sản phẩm của ngành tâm lí học, các học giả cho rằng con người tri giác thế
giới không chỉ bằng các giác quan mà còn bằng tiềm thức. Biểu tượng của giấc mơ, nó
trở thành liệu pháp để điều trị các căn bệnh liên quan đến tâm lí. Khi giải thích được ý
nghĩa các biểu tượng trong giấc mơ thì chúng ta có thể chữa bệnh: bệnh suy nhược
thần kinh, bệnh mất trí nhớ.
Biểu tượng có vai trò nối kết con người ở những thế hệ khác nhau, bởi mỗi tập
thể người, mỗi thời đại, mối quốc gia có những biểu tượng của riêng mình. Khi chúng
ta rung động trước một biểu tượng nghĩa là chúng ta đã tham gia vào tập thể người,
vào thời đại hay quốc gia ấy mà không cần thông qua ngôn ngữ nói hay viết. Jean
Chevalier và Alain Gheerbrant khẳng định vai trò của biểu tượng: “Thời đại không có
biểu tượng là thời đại chết; xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh
không còn có biểu tượng thì sẽ chết; nó chỉ còn thuộc về lịch sử” [2,XXXIII].
1.1.3. Những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “biểu tƣợng”
Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về thuật ngữ “symbol”. “Sự lẫn lộn này
khiến biểu tượng bị yếu đi, thoái hóa thành một dạng tu từ, thành kinh viện hay tầm
thường” [2, XVIII]. Chính việc có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ dẫn đến
nhiều nhẫm lẫn đáng tiếc, cụ thể: khi thuật ngữ logo chưa ra đời thì symbol trong tiếng
Anh và symbole trong tiếng Pháp cũng được dùng để chỉ chung cho cả logo và biểu
tượng. Khi định nghĩa logo, Wikipedia Việt Nam cũng dùng từ biểu trưng để chỉ khái
niệm này, khiến cho người đọc nhầm tưởng khái niệm symbol và logo là một.Không
16


chỉ có sự nhầm lẫn giữa biểu tượng với logo mà người ta còn nhẫm lẫn thuật ngữ này
với khái niệm kí hiệu. Nguyên nhân là do các tác giả dùng thuật ngữ symbol như một
kí hiệu. Vì thế mà thuật ngữ symbol được Peirce và Saussure dùng theo hai cách khác
nhau. Đối với Saussure, ông dùng từ symbole với kí hiệu toán học, đại số học, khoa

học là những kí hiệu mang tính chất hoàn toàn võ đoán: mỗi kí hiệu toán học Sa có
một Se là khái niệm, được xác lập hoàn toàn võ đoán. Còn với Peirce, symbol là một
kí hiệu “mọi từ ngữ, mọi câu, mọi quyển sách và tất cả kí hiệu qui ước đều là các
symbol” (Dẫn theo [21]). Đó cũng là lí do khiến các nhà nghiên cứu như Sebeok, Lev
Semionovich Vygotsky và cả Susanne Langer đã nghiên cứu nhằm phân biệt rõ giữa
kí hiệu và biểu tượng. Chính mối quan hệ có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu
tượng là điểm quan trọng để phân biệt biểu tượng với kí hiệu. Tác giả của Biểu tượng
văn hóa thế giới đã chỉ ra rất đúng rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ
dấu hiệu là một qui ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ
nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự chồng chất giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [2,XIX]. Như vậy thì biểu tượng
phong phú hơn một dấu hiệu, kí hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vượt ra ngoài ý
nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào một thiên
hướng nào đó. Biểu tượng, dù không có cách gì định nghĩa nó, vì tự bản chất nó phá
vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Biểu
tượng đã hình thành cùng lịch sử hàng ngàn năm của nhân loại, và có sự diễn biến
không ngừng về mặt nội hàm và về mặt khái niệm (hoặc mở rộng hoặc thu hẹp).
Không chỉ có sự nhầm lẫn giữa biểu tượng với logo hay kí hiệu mà còn có sự
nhầm lẫn với tính biểu tượng và hệ biểu tượng. Với mục đích xác định rõ thuật ngữ
biểu tượng và phân biệt rạch ròi hình ảnh tượng trưng với các hình ảnh khác mà chúng
ta thường hay lẫn lộn, tác giả Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã tiến hành phân
biệt rõ khái niệm biểu tượng với biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại suy, triệu
chứng, dụ ngôn, dụ ngôn luận lí ở trang XVII. Bởi không có định nghĩa chuẩn cho
thuật ngữ symbol trong tiếng Anh và symbole trong tiếng Pháp từ đó mà có nhiều
cách hiểu khác nhau về khái niệm biểu tượng. Có lẽ do mức độ xuất hiện trong ngữ
cảnh rất cao nên biểu tượng được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: văn học,
17


khoa học, toán học, âm nhạc, tâm lí, tôn giáo,… Bên cạnh việc được thể hiện ra trên

đồ họa, biểu tượng còn có thể được hiện thực hóa thông qua sự tri nhận của con người
hoặc qua những sự vật cụ thể trong đời sống. Mỗi lĩnh vực có những định nghĩa khác
nhau về biểu tượng.
Tuy nhiên, dù khái niệm biểu tượng có nhiều cách hiểu khác nhau và không dễ
dàng gì định nghĩa nó, cuối cùng chúng ta cũng cần xác định lại thế nào là biểu tượng.
Vì vậy, Nguyễn Đức Dân trong Kíhiệu học một số vấn đề cơ bản, đề tài khoa học cấp
đại học quốc gia – TP.Hồ Chí Minh cho rằng: “Biểu tượng có thể là một đối tượng,
hình ảnh, từ ngữ, âm thanh hay những dấu hiệu đặc biệt dùng để biểu hiện những đối
tượng khác thông qua sự liên tưởng, sự giống nha, hay do qui ước.
Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổ chức xã hội,
tôn giáo, những phạm trù tinh thần, tâm linh,…” (Dẫn theo [21]).
Biểu tượng luôn mang tính đa trị. Cấp độ đầu tiên của các biểu tượng là mẫu
gốc, khi đi vào đời sống thì các mẫu gốc có thể sản sinh ra nhiều biểu tượng khác
nhau. Khi nghiên cứu biểu tượng trước hết chúng ta cần lập một danh mục các biểu
tượng sau đó liệt kê các kiểu giải thích tiêu biểu nhất về các biểu tượng cụ thể.
1.2. Lí thuyết tƣơng tác biểu tƣợng
1.2.1. Sự chuyển hóa từ biểu tƣợng văn hóa sang biểu tƣợng ngôn từ nghệ
thuật
Biểu tượng đến với ta dưới dạng biến thể, không phải là một hằng số bất biến,
trừu tượng. Đó là kết quả của các quá trình chuyển hóa không ngừng giữa các cấp độ
của biểu tượng, từ khởi nguyên là các mẫu gốc (biểu tượng mẹ, cố định trong vô thức
tập thể) đến các biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng ngôn từ).
Đi vào nghệ thuật ngôn từ - văn học, ca từ, biểu tượng (symbol) chuyển hóa
thành các từ - Biểu tượng (word symbol), hay là các biểu tượng ngôn từ nghệ thuật.
Như vậy, biểu tượng ngôn từ nghệ thuật (trong đó có ca từ) chính là kết quả của quá
trình hiện thực hóa các mẫu gốc biểu tượng trong đời sống tinh thần của nhân loại
bằng cái vỏ âm thanh hoặc chữ viết của ngôn ngữ, dưới sự tác động tích cực của một
chủ thể - tác giả, người sở hữu kinh nghiệm xã hội và trải nghiệm cá nhân riêng tư.
18



Hay nói cách khác, đây là sự chuyển hóa biểu tượng từ bình diện văn hóa (ngôn ngữ
chung) sang bình diện chủ thể (ngôn ngữ thơ ca). Kết quả của quá trình chuyển hóa
này cho thấy vai trò tích cực của chủ thể sáng tạo trong khả năng điều chỉnh (gia tăng
hoặc triệt tiêu) các ý nghĩa của biểu tượng gốc. Với những tài năng càng lớn, phong
cách càng độc đáo thì nét nghĩa phái sinh, liên hội, sự làm giàu cho nội hàm nghĩa
biểu tượng càng phong phú.
Dưới sự điều khiển của chủ thể sáng tạo, các word – symbol được sản sinh
thông qua cơ chế cơ bản: kết hợp tương tác giữa hai loại biến thể lựa chọn (biến thể từ
vựng và biến thể kết hợp). Trong đó biến thể kết hợp giữ vai trò quyết định.
1.2.2. Tƣơng tác biểu tƣợng
Lí thuyết tương tác biểu tượng (symbolic interactionism) được Herbert George
Blumer (1900 - 1987) đề cập đến một cách có hệ thống vào năm 1969 trong công trình
nghiên cứu Symbolic Interactionism: Perspective and Method trên cơ sở kế thừa các
luận điểm của George Herbert Mead (1863 - 1931), cho rằng: thế giới của con người
là tập hợp các biểu tượng: thực thể (sự vật và các thuộc tính của chúng) và các hành
vi, hành động (action) tác động lên các thực thể này.
Theo quan điểm của H. Blumer, có hai hướng cơ bản để giải mã ý nghĩa của
biểu tượng: thực nghiệm và phi thực nghiệm. Các nhà thực chứng cho rằng ý nghĩa
của các biểu tượng được kế thừa từ chính sự vật còn lí thuyết chủ yếu của phái phi
thực chứng là các ý nghĩa của biểu tượng mang thuộc tính tâm lí.
H. Blumer đã kết hợp cả hai quan điểm này trong việc lí giải ý nghĩa của các
biểu tượng (symbol) trong mọi bình diện của đời sống con người, mà trước hết là đời
sống xã hội, đề cao sự tương tác của các biểu tượng trong đời sống xã hội, trong
những vận động xã hội (social moverments).
Các luận điểm của ông về vấn đề này đã tạo ra các tiền đề cho việc nghiên cứu
tương tác biểu tượng:
-

Thứ nhất, con người hành động theo những ý nghĩa cơ bản mà sự vật đem lại.


-

Thứ hai, những ý nghĩa vượt ra khỏi sự kiểm soát xã hội.

19


-

Thứ ba, ý nghĩa của sự vật được biến đổi thông qua quá trình tự phản ánh (self-

reflections) và tương tác (interaction) trong tư duy biểu tượng của mỗi cá nhân.
-

Thứ tư, con người sáng tạo lại thế giới theo sự trải nghiệm đời sống của chính

-

Thứ năm, những ý nghĩa này thoát ra khỏi sự tương tác nói trên, hình thành bởi

nó.
sự tự phản ánh mà mỗi cá nhân đem lại cho những cảnh huống (situation) của nó.
-

Thứ sáu, quá trình tương tác tự thân (self-interation) này gắn kết với những

tương tác xã hội và đến lượt chúng, ảnh hưởng tới sự tương tác xã hội đó. Điều này có
nghĩa là sự tương tác biểu tượng (symbolic interation), sự thống nhất và kết hợp giữa
mặt tự nó và mặt xã hội, là ý nghĩa chủ yếu mà qua đó bản thể của con người cố gắng

nhào nặn những hành vi mang tính xã hội, tính cộng đồng của nó.
-

Thứ bảy, tập hợp những hành vi đó, sự hình thành, tan rã, xung đột, liên kết của

chúng tạo nên cái gọi là “đời sống xã hội của xã hội con người”
Từ đó, H. Blumer chỉ ra sự tương tác giữa các hành vi của cá nhân và cộng
đồng trong quá trình chuyển hóa ý nghĩa của các thực thể - biểu tượng, vừa như một
thực thể vật chất mà con người phải trải nghiệm trong các cảnh huống (situation) của
quá trình sinh tồn đòi hỏi hành vi hồi đáp trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự
giải mã biểu tượng, hơn là hành vi hồi đáp dựa trên sự tác động của môi trường, điển
hình là sự giải mã biểu tượng của ngôn ngữ, cử chỉ cũng như hành động của người
khác vì đời sống xã hội là một quá trình vận động và thương thuyết, để hiểu được
người khác, con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình tương tác biểu tượng.
Dựa trên những quan điểm trên, H. Blumer định nghĩa tƣơng tác biểu tƣợng
theo ba luận điểm chính:
1. Con người ứng xử với sự vật (bao gồm cả những cá nhân khác) dựa trên ý
nghĩa của chúng đối với sự tồn tại, trải nghiệm của họ.
2. Ý nghĩa của sự vật hình thành nên từ các tương tác xã hội giữa chúng và các
thực thể xung quanh.
3. Ý nghĩa được xử lí và biến đổi thông qua một quá trình giải mã mà mỗi cá
nhân dùng để giải quyết sự việc mà nó phải đối mặt.

20


Từ những luận điểm của H. Blumer về vấn đề tương tác biểu tượng trên bình
diện xã hội, tâm lí, có thể nhận thấy một nguyên lí quan trọng trong việc tìm hiểu ý
nghĩa và giá trị của biểu tượng, hệ biểu tượng trong nghệ thuật nói chung, nghệ thuật
ngôn từ nói riêng: biểu tượng luôn phải được tìm hiểu trong những mối quan hệ, trong

những ngữ cảnh cụ thể, gắn với những chủ thể tinh thần nhất định. Ý nghĩa của các
biểu tượng, hệ biểu tượng không phải là một mẫu chung sẵn có mà luôn là những biến
số nảy sinh trong quá trình tương tác với hàng loạt yếu tố khác. Sự gặp nhau giữa các
giá trị và ý nghĩa tạo nên những vùng hội tụ, giao thoa về nghĩa chứ không phải sự
diễn dịch từ một ý nghĩa sẵn có. Mỗi người nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ ngôn từ, khi sử
dụng ngôn ngữ như một mã sẵn có, đã phải tìm cách tạo ra những lực tương hỗ mới để
thốt lên được một tiếng nói của riêng mình trong thế giới của các mã, các tín hiệu đã
được dùng đi dùng lại không biết bao nhiêu lần.
1.3. Vài nét về cuộc đời của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001,
được xem là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác
phẩm rất phổ biến. Theo thống kê chưa đầy đủ thì cho số tác phẩm để lại của ông ước
chừng không dưới 600 ca khúc và phần lớn là tình ca. Trong đó, số ca khúc của ông
được các thế hệ người hâm mộ biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc
của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.
Ngoài ra sáng tác nhạc, ông còn tham gia vào lĩnh vực thơ ca, hội họa nhưng dấu ấn
không sâu đậm như mảng âm nhạc.
Ông sinh ra ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên-Huế. Ông lớn lên tại Huế,theo học các trường Lyceè Francais và Provindence
và sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài
Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.
Đến năm 17 tuổi, ông sáng tác tác phẩm đầu tiên là bài Sương đêm và Sao
chiều vào. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản
An Phú in năm 1959, được Thanh Thúy trình bày. Từ đó, tên tuổi của ông được nhiều
người biết đến hơn.

21



×