Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------

Thái Thị Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN BIỂN HUYỆN DIỄN CHÂU
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------

Thái Thị Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN BIỂN HUYỆN DIỄN CHÂU
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Môi trƣờng
60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LƢU ĐỨC HẢI
TS. PHẠM THỊ VIỆT ANH

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành tại Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy
cô trong Khoa Môi trƣờng, những ngƣời đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu
ích về Quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng làm cơ sở cho em thực hiện tốt
luận văn.
Học viên gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lƣu Đức Hải, TS. Phạm
Thị Việt Anh ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn GS.TS. Mai Trọng Nhuận, TS. Trần Đăng
Quy công tác tại khoa Địa chất Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ học viên trong thời gian làm luận văn.
Động lực lớn nhất để hoàn thành luận văn này là nguồn động viên, ủng hộ và
khích lệ của thầy, cô giáo hƣớng dẫn, gia đình, bạn bè, đã luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho học viên trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn, nhân dịp này
học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2017

Học viên


Thái Thị Hoàng Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
1.1. Biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó .............................................................. 3
1.1.1. Các khái niệm về Biến đổi khí hậu ............................................................ 3
1.1.2. Các phƣơng thức ứng phó với Biến đổi khí hậu ........................................ 5
1.2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................... 9
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 9
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 12
1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu ................................................................... 16
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................... 16
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 19
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 25
2.1. Đối tƣợng và phạm vi ..................................................................................... 25
2.2. Quan điểm tiếp cận ......................................................................................... 25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp tài liệu .............................................. 26
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ................................................................ 27
2.3.3. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình .......................................... 27
2.3.4. Phƣơng pháp chuyên gia .......................................................................... 28
2.3.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 28
2.3.6. Bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH cấp hộ gia đình ........ 30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 36
3.1. Hiện trạng thiên tai tại khu vực nghiên cứu ................................................... 36
3.1.1. Tác động của bão và ATNĐ .................................................................... 36
3.1.2. Nguy cơ thiếu nƣớc ngọt, triều cƣờng và xâm nhập mặn ........................ 37

3.1.3. Tác động của ngập lụt .............................................................................. 39
3.1.4. Tác động của xói lở bờ sông .................................................................... 39
3.1.5. Tác động của hạn hán............................................................................... 40


3.2. Nhận thức của cộng đồng với Biến đổi khí hậu ............................................. 41
3.2.1. Nhận thức của cộng đồng với BĐKH ...................................................... 41
3.2.2. Tính dễ bị tổn thƣơng của khu vực nghiên cứu ....................................... 44
3.2.3. Năng lực ứng phó và đề xuất từ cộng đồng dân cƣ ................................. 45
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH khu vực ven biển huyện
Diễn Châu .............................................................................................................. 53
3.3.1. Giải pháp công trình ................................................................................. 54
3.3.2. Giải pháp phi công trình ........................................................................... 55
3.3.3. Giải pháp về sinh kế ................................................................................. 56
3.3.4 .Một số giải pháp quản lý, chính sách và khoa học công nghệ ................. 57
3.3.5. Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Bộ chỉ số KNTƢ với BĐKH tại khu vực Đông Nam Á ..................................... 11
Hình 1. 2. Bản đồ huyện Diễn Châu .................................................................................... 17
Hình 1. 3. Biểu đồ tăng GTSX huyện Diễn Châu ............................................................... 20
Hình 1. 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Diễn Châu.................................................... 20
Hình 1. 5. Chỉ tiêu lao động và việc làm huyện Diễn Châu ................................................ 21
Hình 1. 6. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Diễn Châu ....................................................................... 22
Hình 1. 7. Tuyền truyền kế hoạch hóa gia đình tại xã Diễn Thịnh ...................................... 23
Hình 1. 8. Phun thuốc phòng xuất sốt huyết xã Diễn Ngọc................................................. 23
Hình 1. 9. Văn nghệ khai trƣờng năm du lịch huyện Diễn Châu ........................................ 24

Hình 1. 10. Nghi thức đội ngày 2/9 xã Diễn Thịnh ............................................................. 24
Hình 1. 11.Tỷ lệ ngƣời dân chịu tác động của nhiễm mặn .................................................. 39
Hình 1. 12. Ngƣời dân xây nhà trên các điểm trƣợt lở xã Diễn Bích ................................. 40
Hình 1. 13. Trƣợt lở ven sông xã Diễn Kim ........................................................................ 40
Hình 1. 14. Cảm nhận của cộng đồng khi nghe các thông tin về thiên tai .......................... 42
Hình 1. 15. Khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu ................... 45
Hình 1. 16. Chỉ số KNTƢ với BĐKH của khu vực ven biển huyện Diễn Châu theo từng
chỉ tiêu đánh giá. .................................................................................................................. 46
Hình 1. 17. Chỉ số hợp phần con ngƣời ............................................................................... 47
Hình 1. 18. chỉ số hợp phần kinh tế ..................................................................................... 48
Hình 1. 19. chỉ số hợp phần xã hội ...................................................................................... 49
Hình 1. 20. chỉ số khả năng iếp cận các dịch vụ xã hội ....................................................... 49
Hình 1. 21. chỉ số hợp phần quản trị đô thị ......................................................................... 50
Hình 1. 22. Ngƣời dân chặt cây trƣớc bão số 10/2017 xã Diễn Hải .................................... 53
Hình 1. 23. Ngƣ dân neo đậu tàu thuyền trƣớc bão số 10/2017 xã Diễn Bích .................... 53
Hình 1. 24. Đoàn thanh niên giúp ngƣời dân gia cố nhà cửa trƣớc bão số 10/2017 xã Diễn
Kim ...................................................................................................................................... 53
Hình 1. 25. Cộng đồng chằng chống vại mắm trƣớc bão số 10/2017 xóm Hải Nam -Diễn
Bích ...................................................................................................................................... 53
Hình 1. 26. Tàu vỏ thép công suất 828CV của ngƣ dân xã Diễn Ngọc ............................... 55
Hình 1. 27. Canh tác lúa cải tiến SRI .................................................................................. 56
Hình 1. 28. Dƣa lƣới trồng trong nhà màng tại xã Diễn Thành ........................................... 57
Hình 1. 29. Cách thức tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ................. 60


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu ...................................................... 18
Bảng 1. 2. Bộ chỉ số đánh giá KNTƢ cấp hộ gia đình ........................................................ 32
Bảng 1. 3. Ảnh hƣởng của BĐKH tại khu vực nghiên cứu ................................................. 42
Bảng 1. 4. Các hành động ứng phó với thiên tại trên địa bàn 03 xã: Diễn Bích, Diễn Kim,

Diễn Hải ............................................................................................................................... 51


DANH MỤC VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

AC

Khả năng thích ứng với BĐKH

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CSHT

Cơ sở hạ tầng

GTSX

Giá trị sản xuất

HGĐ

Hộ gia đình

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

NN

Nông nghiệp

NLƢP

Năng lực ứng phó

PTBV

Phát triển bền vững

PH

Phòng hộ

KNTƢ

Khả năng thích ứng

KH

Kế hoạch

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng

QG

Quốc gia

SD

Sử dụng

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

S

Diện tích


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống
của con ngƣời trên mọi lĩnh vực, cả về môi trƣờng và kinh tế - xã hội. Biến đổi khí hậu
kéo theo thiên tai các hiện tƣợng thời tiết cực đoan làm tăng tần suất, cƣờng độ bão,

nhiệt độ trái đất ấm dần, nƣớc biển dâng, ngập lụt, hạn hán, mƣa lớn và sạt lở đất…
gây thiệt hại cả về ngƣời, tài sản ở nhiều quốc gia, đặc biệt là khu vực ven biển.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000
hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có
trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông
Hồng - Thái Bình có độ cao dƣới 2,5m so với mặt biển. Việt Nam là một trong
những quốc gia trên thế giới đƣợc dự báo chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của Biến đổi
khí hậu, hiện 70% dân số Việt Nam đang phải đối mặt với những diễn biến tiêu cực
và rủi ro từ thiên tai.
Trong bối cảnh diễn biến của biến đổi khí hậu hiện nay, một trong những
mục tiêu cụ thể đƣợc đặt ra trong Chiến lƣợc Quốc gia về Biến đổi khí hậu là tăng
cƣờng năng lực thích ứng với Biến đổi khí hậu của con ngƣời, phát triển nền kinh tế
theo hƣớng tăng trƣởng xanh, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
ngƣời dân, trên cơ sở đó bảo đảm an ninh con ngƣời và phát triển bền vững quốc
gia. Nhƣ vậy, Chiến lƣợc Quốc gia về Biến đổi khí hậu đã đặt vào trọng tâm là lợi
ích và sự phát triển của con ngƣời. Thông qua đó phát huy vai trò của con ngƣời
trong việc chủ động ứng phó với những biến động môi trƣờng và giảm thiểu những
tác hại của thiên tai.
Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu lĩnh vực biến đổi khí hậu, ở nƣớc
ta, biến đổi khí hậu đƣợc coi là vấn đề của toàn dân và toàn hệ thống chính trị,
mang tính cơ bản và lâu dài đối với sự phát triển nói chung. Đây là vấn đề của nhiều
thế hệ con ngƣời. Thực tế trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy, hoạt động
xây dựng cộng đồng ứng phó với thiên tai là một trong những biện pháp hiệu quả

1


nhất, vừa phát huy đƣợc vốn xã hội, phát huy đƣợc các thế mạnh và sáng kiến của
cộng đồng, vừa tiết kiệm đƣợc chi phí từ phía đầu tƣ công.
Với đặc điểm là các xã ven biển của huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, 08 xã:

Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải,
Diễn Hùng chịu ảnh hƣởng rõ nét của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là tác
động của tai biến bão, dâng cao mực nƣớc biển, xâm nhập mặn....BĐKH đã và đang
phần nào ảnh hƣởng đến đời sống và sinh kế của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Để
tăng cƣờng năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với
biến đổi khí hậu cần đặc biệt chú trọng nâng cao hiểu biết của ngƣời dân với Biến
đổi khí hậu. Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá năng
lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ ven biển huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá đƣợc năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ
vùng nghiên cứu nhằm duy trì và phát triển sinh kế cho ngƣời dân tại địa phƣơng.
- Đề xuất các giải pháp thích hợp nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí
hậu của dân cƣ ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó
1.1.1. Các khái niệm về Biến đổi khí hậu
BĐKH (Climate Change hoặc Climatic Change) xác định sự khác biệt giữa
các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung
bình đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thƣờng là vài thập kỷ. Sự
thay đổi của khí hậu đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con ngƣời
làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động
khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc [1].
Định nghĩa BĐKH của Hiệp hội Khí tƣợng Mỹ (American Meteorological
Society-AMS): Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong một
thời gian dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu hơn. BĐKH

có thể do các quá trình tự nhiên, nhƣ các thay đổi trong quá trình phát năng lƣợng
của mặt trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay trái đất, hoặc do các quá
trình tự nhiên nội tại của hệ thống khí hậu; hoặc do các tác động từ các hoạt động
của con ngƣời.
Theo Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC - United
Nations Framework Convention on Climate Change, 2001) “Những ảnh hƣởng có
hại của biến đổi khí hậu” nghĩa là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh
học do những biến đổi khí hậu gây những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý
hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi
của con ngƣời.
Khi biến đổi khí hậu là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội
trong tƣơng lai, thì công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đƣợc đánh giá là hoạt
động ƣu tiên của bất kỳ địa phƣơng, quốc gia, lãnh thổ nào trên thế giới. Ứng phó
với BĐKH bao gồm 2 mảng: thích ứng và giảm nhẹ.
Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản
để giải quyết các vấn đề của BĐKH. Giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH có một số
3


điểm chung nhƣ có thể bổ sung, thay thế, độc lập hoặc cạnh tranh nhau và có những
đặc điểm, khung thời gian rất khác nhau. Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đều đƣợc
thực hiện trên cùng một quy mô địa phƣơng hay khu vực và có thể đƣợc thúc đẩy
bởi những ƣu tiên và mối quan tâm của địa phƣơng, khu vực cũng nhƣ quan tâm
toàn cầu. Giảm nhẹ BĐKH mang lại lợi ích toàn cầu, và do đó mang lại lợi ích cho
địa phƣơng cũng nhƣ khu vực. Trong khi đó thích ứng với BĐKH chủ yếu trên quy
mô của hệ thống bị ảnh hƣởng bởi BĐKH, tốt nhất là quy mô khu vực nhƣng hầu
hết là quy mô địa phƣơng.
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên và con ngƣời
để ứng phó với các tác nhân khí hậu hiện tại và tƣơng lai, nhƣ làm giảm những thiệt

hại hoặc tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Thích ứng với BĐKH bao gồm sự chủ
động và các biện pháp giảm thiểu mức độ tổn thƣơng của hệ thống tự nhiên và con
ngƣời chống lại các ảnh hƣởng hiện tại và ảnh hƣởng đƣợc dự báo trong tƣơng lai
do BĐKH [16].
KNTƢ với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối
với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi nhằm làm giảm mức độ tổn thƣơng do dao
động và biến đổi của khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó
mang lại [1]. KNTƢ với BĐKH là năng lực của xã hội để thay đổi theo cách làm
cho xã hội đƣợc trang bị tốt hơn để có thể quản lý những rủi ro hoặc nhạy cảm từ
những ảnh hƣởng của BĐKH [19].
Theo Ban chỉ đạo Chƣơng trình hành động thích ứng với BĐKH ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động,
hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trƣớc, đƣợc đƣa ra với ý nghĩa là giảm
thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH. Sự thích ứng còn có nghĩa là tất
cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng, là các
hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH.
Giảm nhẹ BĐKH là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm nguồn phát thải
khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính (IPCC, 2001)

4


Giảm nhẹ BĐKH là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm ảnh hƣởng bất lợi
đối với BĐKH; giảm nhẹ BĐKH bao gồm cả chiến lƣợc giảm nguồn phát thải và
tăng bể chứa khí nhà kính (Canadian Geographic, 2008).
Giảm nhẹ BĐKH là những thay đổi về kỹ thuật và các giải pháp thay thế
nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính. Mặc dù một số chính sách về xã hội, kinh
tế và kỹ thuật có thể giảm sự phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ BĐKH mang nghĩa
thực thi các chính sách nhằm giảm nhẹ khí nhà kính và tăng bể chứa các khí nhà
kính [16].

Giảm nhẹ BĐKH là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm nguồn phát thải
hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính. Ví dụ việc sử dụng năng lƣợng hóa thạch một
cách hiệu quả hơn cho các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyển sang
sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo (năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng gió) và
mở rộng diện tích rừng và các bể chứa khác nhằm giảm nhẹ CO2trong khí quyển
(UNFCCC, 2011).
Nhƣ vậy, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phƣơng là khả năng
của địa phƣơng trong phòng chống, phục hồi, chuyển hoá những thách thức khó
khăn đƣợc gây ra bởi BĐKH thành cơ hội phát triển và giảm nhẹ thiên tai. Đó là sự
kết hợp của tất cả các điểm mạnh, thuộc tính và nguồn lực sẵn có cho một cá nhân,
cộng đồng, xã hội, hoặc tổ chức có thể đƣợc sử dụng để chuẩn bị và thực hiện các
hành động để giảm tác động xấu, giảm thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi.
1.1.2. Các phương thức ứng phó với Biến đổi khí hậu
Các nhóm giải pháp thích ứng
Các giải pháp thích ứng với BĐKH đƣợc đề cập và xây dựng rất đa dạng.
Theo Báo cáo đánh giá thứ 2 của IPCC (1995), có 228 giải pháp thích ứng BĐKH
khác nhau đã đƣợc mô tả. Các giải pháp thích ứng BĐKH đƣợc chia thành 8 nhóm
khác nhau:
Chấp nhận tổn thất: Các phƣơng pháp thích ứng khác có thể đƣợc so sánh
với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận
những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động
không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào.
5


Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ
những tổn thất giữa một cộng đồng dân cƣ lớn. Cách thích ứng này thƣờng xảy ra
trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong
xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng
mở rộng, nhƣ là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ

tƣơng tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông
qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn
thất cũng có thể đƣợc thực hiện thông qua bảo hiểm.
Làm thay đổi nguy cơ: phƣơng pháp này tập trung làm giảm nhẹ tác động
của các tai biến liên quan đến BĐKH.
Ngăn ngừa các tác động: sử dụng các phƣơng pháp thích ứng từng bƣớc để
ngăn chặn các tác động của BĐKH.
Thay đổi cách sử dụng: áp dụng cho những vùng/khu vực chịu tác động lớn
của BĐKH nhƣ thay thế cây trồng thích hợp với sự thay đổi nhiệt độ; chuyển đổi
mục đích sử dụng đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ/trồng rừng,…
Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển
địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các
cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát
mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tƣơng lai.
Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể đƣợc phát triển bằng cách nghiên cứu
trong lĩnh vực công nghệ mới và phƣơng pháp mới về thích ứng.
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động
thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công
cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trƣớc đây ít
đƣợc để ý đến và ít đƣợc ƣu tiên, nhƣng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần
có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với
BĐKH.
Dựa vào đặc điểm “quy mô” của thích ứng, các giải pháp thích ứng đƣợc đề
xuất theo hai nhóm chính:
6


Nhóm giải pháp vĩ mô: các chính sách, thể chế hoặc những giải pháp mang
tính quốc gia nhƣ đầu tƣ các cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống kênh mƣơng phục vụ tƣới
tiêu đồng thời hạn chế tác động xâm nhập mặn, tiêu thoát lũ; hệ thống đê, kè biển

chống lại tác động của sóng biển (đặc biệt trong bão), dâng cao mực nƣớc biển; xây
dựng chính sách kết hợp nghiên cứu BĐKH vào chính sách phát triển quốc gia, các
kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;…
Nhóm giải pháp vi mô: mang tính chất và ý nghĩa cục bộ hoặc có nghĩa cho
một nhóm đối tƣợng tại địa phƣơng nhƣ trồng các loại cây phù hợp; xây dựng các
sinh kế bền vững trong hoàn cảnh BĐKH ở địa phƣơng; xây dựng các kế hoạch
thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng địa phƣơng; xây dựng các hoạt động, chƣơng
trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phƣơng về BĐKH,…
Theo mục đích của thích ứng, các giải pháp có thể thực hiện theo các hƣớng
sau: các giải pháp dự phòng (nhằm chuẩn bị ứng phó với các rủi ro do BĐKH); các
giải pháp bảo vệ (nhằm giảm các rủi ro BĐKH và bảo vệ tính nguyên trạng); các
giải pháp tăng sức chống chịu (nhằm tăng sức chống chịu rủi ro của BĐKH).
Theo các cách tiếp cận trên, một số nhóm giải pháp thích ứng với BĐKH có
thể đƣợc đề xuất nhƣ sau:
Nhóm các giải pháp quản lý
Xây dựng đƣợc cơ chế, chính sách, kế hoạch, chiến lƣợc thích ứng BĐKH
hiệu quả đang thực sự rất cần thiết và quan trọng của các quốc gia trong bối cảnh
thích ứng BĐKH. Ở từng địa phƣơng/vùng/khu vực cần có các chính sách đặc biệt
để tăng cƣờng khả năng thích ứng cho những đối tƣợng bị tổn thƣơng cao (ngƣời
nghèo, các ngành kinh tế quan trọng,...) nhƣ các chế độ bảo hiểm an sinh xã hội cho
ngƣời nghèo (các chƣơng trình việc làm; các trợ cấp tiền mặt, các trợ cấp kinh phí
khi có khủng hoảng, các trợ cấp liên quan đến bảo hiểm); các chính sách quản lý
bền vững tài nguyên đất ngập nƣớc; bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái rừng,….
Nhóm giải pháp quy hoạch
Nhóm các giải pháp này đƣợc xây dựng dựa trên kết quả đánh giá mức độ
tổn thƣơng của các đối tƣợng bị tổn thƣơng cụ thể nhƣ các ngành kinh tế, các loại
tài nguyên hay tập hợp các đối tƣợng thuộc khu vực/cộng đồng do BĐKH.
7



Đánh giá mức độ tổn thƣơng do BĐKH là quá trình đánh giá đƣợc tiếp cận
tổng hợp, tƣơng tác giữa các yếu tố gây tổn thƣơng (tác động của BĐKH), các đối
tƣợng bị tổn thƣơng (các đối tƣợng đƣợc đƣa vào quy hoạch) và xét đến năng lực
ứng phó của các đối tƣợng với BĐKH. Tùy theo mức độ tổn thƣơng cao/thấp có thể
đề xuất, lựa chọn các hình thức phát triển, bảo vệ, bảo tồn theo hƣớng phát triển bền
vững (Mai Trọng Nhuận và cộng sự, 2009). Kết quả quy hoạch đặc biệt có ý nghĩa
hơn khi đƣợc dựa trên kết quả dự báo mức độ tổn thƣơng do BĐKH trong tƣơng lai.
Nhóm giải pháp tài chính
Chi phi cho cứu trợ thiên tai nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH đang
đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh trên thế giới. Năm 2005, viện trợ cho ứng phó BĐKH
đạt 4,5 tỷ USD, chiếm 4% tổng viện trợ. Ƣớc tính đến năm 2015, WB sẽ đầu tƣ
khoảng 2 tỷ USD nhằm tăng cƣờng ứng phó với thiên tai và 40 tỷ USD cho phát
triển khả năng chống chịu khí hậu (WB, 2007).
Nguồn tài chính đầu tƣ nhằm tăng cƣờng năng lực ứng phó với BĐKH đƣợc
định hƣớng theo các nhóm: đầu tƣ phát triển ứng phó với ĐBKH, điều chỉnh các
chƣơng trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với BĐKH; củng cố hệ thống ứng phó
với thiên tai liên quan đến BĐKH (Theo Báo cáo Phát triển con ngƣời 2007/2008).
Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và giáo dục đƣợc áp
dụng cho cộng đồng dân cƣ: ngƣời dân, các nhà quản lý ở địa phƣơng, các cơ
quan/đơn vị nghiên cứu,… Các hình thức tổ chức thông qua các tờ rơi, thông tin
truyền thông, các hội thảo, cuộc thi, các nghiên cứu khoa học,...
Công tác đào tạo, nghiên cứu, bồi dƣỡng kiến thức (ở cấp quốc gia, quy mô
khu vực và quốc tế) nhằm tăng cƣờng đội ngũ chuyên gia về BĐKH và thích ứng
với BĐKH. Đây cũng là một trong những biện pháp để đạt mục tiêu cung cấp đầy
đủ thông tin về BĐKH nhằm thích ứng chủ động với BĐKH.
Nhóm giải pháp công trình giảm thiểu thiệt hại các tai biến do BĐKH
Các tai biến liên quan đến BĐKH (bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, dâng
cao mực nƣớc biển,…) có mức độ tác động khác nhau tùy theo từng khu vực. Do đó
8



cần có những giải pháp công trình phù hợp để thích ứng nhằm giảm thiểu thiệt hại
do các tai biến này gây ra nhƣ: củng cố, xây dựng hệ thống đê kè hạn; trồng rừng
ngập mặn…
Các giải pháp giảm nhẹ BĐKH bao gồm các nội dung chính nhƣ sau:
Sử dụng tiết kiệm năng lƣợng: cùng với khả năng cung ứng năng lƣợng hạn
chế và việc thất thoát, sử dụng lãng phí, giảm nhẹ BĐKH thông qua việc sử dụng
tiết kiệm nguồn năng lƣợng hiện có trở thành vấn đề quan trọng và cấp bách. Sử
dụng tiết kiệm năng lƣợng còn bao hàm cả việc những ứng dụng công nghệ tiên tiến
nhằm tăng hiệu suất năng lƣợng hóa thạch, hiệu suất sử dụng điện…
Phát triển năng lƣợng mới: phát triển hợp lý nguồn năng lƣợng hạt nhân,
năng lƣợng thủy điện và năng lƣợng tái tạo đƣợc là các phƣơng án đóng góp tích
cực nhất nhằm giảm nhẹ khí nhà kính.
Quản lý chất thải: tăng cƣờng hiệu quả của công tác quản lý chất thải cũng là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Bảo vệ và phát triển rừng: làm tăng khả năng hấp thụ các khí nhà kính nhằm
giảm nhẹ BĐKH.
Giáo dục và truyền thông: nâng cao năng lực quản lý nhằm giảm nhẹ và
thích ứng với BĐKH, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm giảm nhẹ
BĐKH, tăng cƣờng hợp tác quốc tế cùng chung tay giải quyết các vấn đề BĐKH
toàn cầu.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
KNTƢ với BĐKH là nội dung đang đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về KNTƢ trƣớc những rủi ro do thiên
tai gây ra trong bối cảnh BĐKH nhƣ:
Năm 2007, Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã kêu gọi
các nghiên cứu về “các cách tiếp cận hiệu quả nhằm xác định và đánh giá các giải
pháp và chiến lƣợc thích ứng đang và sẽ thực hiện” [15]. Những đánh giá này là

công cụ quan trọng không chỉ giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách mà cả các

9


nhà đầu tƣ. Ngày 29/10/2009 Chủ tịch Uỷ ban biến đổi khí hậu của Indonesia đã lên
tiếng kêu gọi các quốc gia công nghiệp phát triển tăng cƣờng hỗ trợ nguồn vốn và
đầu tƣ nghiên cứu khoa học dành cho quá trình đấu tranh, thích ứng với biến đổi khí
hậu tại các nƣớc đang phát triển.
Các nghiên cứu về thích ứng với BĐKH phần lớn đều chỉ ra rằng KNTƢ
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣ sự gia tăng kinh tế, phát triển kỹ thuật công nghệ
và các yếu tố xã hội khác nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời và thể chế nhà nƣớc
[14]. Tuy nhiên, yếu tố tăng trƣởng kinh tế trong KNTƢ còn gây nhiều tranh cãi ở
các nghiên cứu khác nhau. Trong đó, yếu tố tăng trƣởng kinh tế sẽ giúp khả năng
tiếp cận công nghệ và các nguồn lực đầu tƣ cho thích ứng tốt hơn, nhƣng chỉ số
thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc cho là chƣa đủ để đánh giá năng lực thích ứng
với BĐKH [17].
Có nhiều nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do các tai biến gây ra bởi
BĐKH, theo nghiên cứu của IUCN đã nêu trong báo cáo về “ngƣời bản địa và biến
đổi khí hậu” (2008), tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc phân làm 2 nhóm yếu tố: Xã hội
(nghèo đói, bất bình đẳng, mù chữ…. ); lý sinh (sức khỏe và dinh dƣỡng). Theo Cục
biến đổi khí hậu và năng lƣợng Australia, 2011, tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc biến đổi
khí hậu đƣợc phân thành 3 yếu tố là sinh thái học, kinh tế và xã hội.
Trong nghiên cứu “Xây dựng bản đồ dễ tổn thƣơng đối với BĐKH khu vực Đông
Nam Á”, Yusuf A.A. và Francisco H. (2009) đã nêu ra lý thuyết và mô hình ý niệm bằng
cách tiếp cận theo phƣơng pháp luận của IPCC. Theo đó chỉ số KNTƢ (AC: Adaptive
capacity) đƣợc định nghĩa theo hàm: AC = f(yếu tố KTXH, công nghệ, cơ sở hạ tầng)
Trong đó các trọng số của các chỉ số phụ trong KNTƢ đƣợc tác giả xác định
thông qua ý kiến chuyên gia (Hình 1. 1).


10


Hình 1. 1. Bộ chỉ số KNTƢ với BĐKH tại khu vực Đông Nam Á
Nguồn: [20]

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH nhƣ: Thích ứng dựa
trên hệ sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về cộng
đồng thƣờng sử dụng cách tiếp cận dựa trên cộng đồng để nghiên cứu khả năng.
Hannah Reid và nnk (2009) đã sử dụng phƣơng pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để
nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng và KNTƢ với BĐKH. Phƣơng pháp này tập trung
vào việc thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng giúp cộng đồng phân tích nguyên
nhân và ảnh hƣởng của BĐKH trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và kiến
thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng.
Trong báo cáo “Thay đổi môi trƣờng toàn cầu và an ninh con ngƣời”
(Eriksen S., 2007) đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo đói và thích ứng với BĐKH,

11


báo cáo xem xét tới thực trạng thể chế trong việc kết hợp giải pháp thích ứng với
BĐKH của việc thực thi các chính sách hỗ trợ hiện nay.
Các nghiên cứu nêu trên đã phần nào khái quát tình hình nghiên cứu trên thế
giới về những tổn thƣơng và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với đánh
giá năng lực ứng phó các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp dựa vào cộng đồng, dựa
vào các kịch bản của biến đổi khí hậu để đánh giá. Đánh giá KNTƢ có sự liên quan
đến tất cả các ngành và lĩnh vực, nên quá trình đánh giá KNTƢ cũng sẽ có nhiều
phƣơng pháp tiếp cận khác nhau.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP, 1994) đã xếp Việt Nam, nằm trong

nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thƣơng cao do tác động của hiện tƣợng biến đổi khí
hậu và nƣớc biển dâng. Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam đã có những văn bản
chính thức của Nhà nƣớc liên quan đến phát triển bền vững và biến đổi khí hậu
nhƣ sau:
• 1998: Việt Nam tham gia ký Nghị định thƣ Kyoto vào tháng 12/1998 và
chính thức phê chuẩn Nghị định thƣ vào tháng 9/2002.
• 2003: Báo cáo Quốc gia Đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về
Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003).
• 2004: Công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai ở Việt
Nam (SRV, 2004).
• 2004: Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về “Định hƣớng Chiến lƣợc
Phát triển Bền vững ở Việt Nam” hay còn gọi là “Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt
Nam” (Thủ tƣớng Chính phủ, 2004).
• 2005: Thủ tƣớng Chính phủ ra Hƣớng dẫn số 35/2005/TTg ngày
17/12/2005 về việc thực hiện Nghị định thƣ Kyoto ở Việt Nam (Thủ tƣớng Chính
phủ, 2005).
• 2007: Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007
phê duyệt Kế hoạch Thực hiện Nghị định thƣ Kyoto trong giai đoạn 2007 -2010
(Thủ tƣớng Chính phủ, 2007).

12


• 2007: Công bố Chiến lƣợc Quốc gia về Phòng chống, Thích nghi và Giảm
nhẹ Thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007).
• 2008: Công bố Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí
hậu. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ
(Thủ tƣớng Chính phủ, 2008).
• Năm 2011: Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu
• Nghị quyết 24/NQ/TW (2013) về chủ động ứng phó với BĐKH của Ban

Chấp hành Trung ƣơng Đảng
Tại Việt Nam, các hoạt động nghiên cứu về khả năng thích ứng với BĐKH đã
đƣợc quan tâm xây dựng, thực hiện ở các cấp, lĩnh vực, ban ngành, khu vực khác nhau.
Dƣới dây là một số nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại Việt Nam về KNTƢ với BĐKH.
Năm 2009, Bộ TN&MT đã thực hiện nghiên cứu chính sách “Xây dựng khả
năng phục hồi: Các chiến lƣợc thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất
do tác động của BĐKH ở miền Trung Việt Nam”. Báo cáo xem xét các phƣơng
hƣớng phục hồi các hệ sinh kế ở vùng ven biển miền Trung Việt Nam, những nơi có
nhiều nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu nhất. Báo cáo xác định các biện
pháp để hình thành các chiến lƣợc thích ứng nhằm giảm bớt các tổn thƣơng của sinh
kế vùng ven biển và xây dựng khả năng phục hồi do các tác động của khí hậu. Xây
dựng khả năng phục hồi trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu của các hệ sinh
thái và xã hội mà những sinh kế này dựa vào và tăng cƣờng năng lực cung cấp các
dịch vụ có chất lƣợng của các hệ thống này.
Năm 2009, Lê Tuấn Anh đã thực hiện nghiên cứu “Tổng quan về nghiên
cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở Miền Nam Việt Nam” . Báo cáo
nhƣ một lƣợc khảo các kết quả nghiên cứu dẫn chứng cho sự phỏng đoán về biến
đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, đặc biệt nhấn mạnh
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu nêu lên các hoạt động tại một số địa
phƣơng nhằm tìm đối sách thích ứng với sự bất thƣờng của khí hậu trong tƣơng
lai. Từ đó đề xuất hợp tác chia sẻ thông tin và chuyên gia giữa các địa phƣơng và
cấp độ quốc gia.

13


Năm 2012, Lê Tuấn Anh và những ngƣời khác đã thực hiện nghiên cứu
“Đánh giá nhanh, tổng hợp tính tổn thƣơng và KNTƢ với biến đổi khí hậu ba huyện
ven biển tỉnh Bến Tre” là sản phẩm của sự hợp tác giữa ba bên, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, tỉnh Bến Tre; Viện nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc trƣờng

đại học Cần Thơ và tổ chức WWF-Việt Nam. Các mục tiêu của nghiên cứu bao
gồm: Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của hệ sinh thái và cộng đồng địa phƣơng
thuộc vùng dự án trƣớc các mối hiểm họa biến đổi khí hậu và hoạt động nhân sinh.
Xây dựng các chiến lƣợc thích ứng ƣu tiên trong mối liên hệ giữa các hệ sinh thái
với sinh kế, xã hội và thể chế; và xác định các khả năng lồng ghép các giải pháp
EBA vào Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH và Kế hoạch Phát triển Kinh tế
- xã hội tỉnh Bến Tre. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, các tác giả đã sử dụng phƣơng
pháp “đánh giá thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái”.
Năm 2012, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision International –
WVI) ở Việt Nam thực hiện dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào
Cộng đồng ở Cà Mau”. Nghiên cứu cho thấy những tổn thƣơng do các đặc điểm
tự nhiên - xã hội kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng lên
cộng đồng nông dân nghèo vùng nghiên cứu. Để đánh giá khả năng thích ứng với
BĐKH báo cáo đã sử dụng phƣơng pháp PRA. Để nâng cao khả năng thích ứng,
nghiên cứu đã chỉ ra ba định hƣớng (1) tăng cƣờng hoạt động giáo dục, nhận
thức cộng đồng; (2) hỗ trợ an sinh cho ngƣời dân; và (3) hoạt động hỗ trợ sinh
kế, nâng cao cuộc sống.
Để thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu,
ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện “kế hoạch hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015 có tính đến năm 2020”
góp phần nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh nhằm đảm bảo
sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng tránh và giảm thiểu
những hiểm họa của biến đổi khí hậu và qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

14


Tại Nghệ An vùng đồng bằng ven biển là khu vực chịu tác động mạnh mẽ
nhất của BĐKH nhƣ: là nơi hứng chịu các đợt bão đầu tiên đổ vào Nghệ An với tần

suất và cƣờng độ lớn nhất cả tỉnh; hiện tƣợng xâm nhập mặn xảy ra thƣờng xuyên
trong mùa hè do thủy triều lên cao, mực nƣớc của các sông nội địa giảm; là vùng
thấp nên hiện tƣợng ngập úng xảy ra khi điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt và
mực nƣớc biển dâng cao. Ngoài ra việc nằm ở phần hạ lƣu các con sông nên nguồn
nƣớc của các huyện ven biển còn phải chịu ảnh hƣởng bởi các hoạt động của vùng
thƣợng lƣu, các hồ đập trữ nƣớc đầu nguồn nhƣ hoạt động điều tiết nƣớc, lũ quét,
hạn hán, tích nƣớc thủy điện... Điều đó, ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã
hội và dân sinh khu vực này, trong đó có ảnh hƣởng đến việc cấp nƣớc cho sản xuất
nông nghiệp. Trƣớc những tác động trên sở tài nguyên môi trƣờng tỉnh Nghệ An đã
triển khai thực hiện dự án “Đánh giá tác động của BĐKH đến nguồn nƣớc cấp cho
nông nghiệp tại các huyện ven biển tỉnh Nghệ An, đề xuất biện pháp giảm thiểu và
ứng phó” đã một phần đánh giá và dự báo đƣợc khả năng cấp nƣớc, xâm nhập mặn
và ngập lụt do biến đổi khí hậu gây nên tại khu vực ven biển tỉnh Nghệ An và đƣa
ra một số giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH.
Năm 2015, GS.TS Mai Trọng Nhuận và những ngƣời khác đã thực hiện đề
tài “Mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” dự án đã
xây dựng bộ chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực đô thị ven biển. Nghiên
cứu chỉ ra việc nâng cao khả năng thích ứng của đô thị ven biển với BĐKH cần
đƣợc xây dựng trên quan điểm là nuôi dƣỡng, phát triển khả năng chống chịu tự
nhiên, xã hội và chuyển hóa những thách thức từ BĐKH và đô thị hóa thành cơ hội
phát triển hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Các nghiên cứu về BĐKH và năng lực ứng phó với BĐKH đã và đang đƣợc
quan tâm, triển khai thực hiện. Tuy nhiên tại khu vực ven biển huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An chƣa có đề tài nghiên cứu nào triển khai thực hiện việc đánh giá khả
năng thích ứng của cộng đồng dân cƣ với BĐKH. Bởi vậy học viên đã tiến hành
thực hiện đề tài trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm từ các nghiên cứu liên quan. Kết quả
đánh giá sẽ cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về KNTƢ với BĐKH của

15



ngƣời dân địa phƣơng, giúp các nhà hoạch định chính sách đề xuất đƣợc các giải
pháp quản lý tốt hơn trong bối cảnh BĐKH.
1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự
nhiên 30.504,67ha nằm ở tọa độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ
Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hƣớng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh
Lƣu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành,
phía Đông giáp biển Đông. Khu vực nghiên cứu là khu vực tƣơng tác giữa đất liền
và biển, bao gồm các môi trƣờng vùng bờ cùng vùng nƣớc kế cân nhƣ: cửa sông,
cửa biển, cửa lạch. Diễn Châu có 25 km bờ biển, với 06 xã có địa giới hành chính
giáp biển: Diễn Hùng, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn Thành
và 02 xã cửa sông là Diễn Ngọc, Diễn Bích,với tổng diện tích tự nhiên 5160.16 ha
(Bảng 1. 1). Khu vực nghiên cứu có thềm lục địa bằng phẳng chạy dài từ xã Diễn
Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền thành một vĩnh
nhỏ, một số ngƣời gọi đó là Vịnh Diễn Châu (Hình 1. 2).
Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hoá, chính trị của huyện, cách
thành phố Vinh 33 km về phía Bắc. Với vị trí này, huyện có điều kiện phát huy tiềm
năng đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế xã hội, phát triển
các ngành nông lâm ngƣ nghiệp và du lịch- dịch vụ trên địa bàn huyện nói riêng và
toàn tỉnh Nghệ An nói chung.

16


Hình 1. 2. Bản đồ huyện Diễn Châu
b) Địa hình, địa chất
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: vùng đồi núi, đồng bằng

và cát ven biển.
Vùng đồi núi đƣợc chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao
200-300m)
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ
cao từ 80m đến dƣới 150m, đa phần diện tích có độ dốc từ 15-200m.
Vùng đồng bằng: đây là vùng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có độ cao
0.5 - 3.5m. Địa hình thấp dần theo hình lỏng chảo. Độ cao địa hình vùng thấp trũng
từ 0.5 - 1.7m và bị ngập úng vào mùa mƣa lũ. Đây là khu vực sản xuất lƣơng thực
trọng điểm của huyện.
Vùng cát ven biển: khu vực nghiên cứu thuộc địa hình vùng cát ven biển ở
phía đông quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến Diễn Trung. Độ cao địa hình của
vùng từ 1.8 - 3m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cƣờng khi có các tai
biến do bão, xâm nhập mặn.

17


×