Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Đánh giá tài nguyên, kinh tế xã hội và môi trường cho định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ biển tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.89 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------

Dương Thị Thanh Xuyến

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
CHO ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐỚI BỜ BIỂN
TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành:

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số:

62850101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Trần Nghi

HÀ NỘI, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------

Dương Thị Thanh Xuyến

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG


CHO ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐỚI BỜ BIỂN
TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành:

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số:

62850101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Trần Nghi

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Nghiên cứu sinh

Dƣơng Thị Thanh Xuyến


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy
hướng dẫn GS.TS.NGND. Trần Nghi. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Thầy.

Trong quá trình hoàn thành luận án, Nghiên cứu sinh cũng nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô và các nhà khoa học
của các cơ quan: Bộ môn Địa mạo và Địa lý - Môi trường biển, Khoa Địa lý, Khoa
Địa chất, Phòng Sau Đại học, Phòng Chính trị và công tác sinh viên Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội); Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên
và Môi trường, Cục Thống kê và các Sở, ngành có liên quan của tỉnh Bình Thuận.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ tận
tình của các thầy, các nhà khoa học và lãnh đạo các cơ quan nêu trên.
Nghiên cứu sinh
Dƣơng Thị Thanh Xuyến


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................................ 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết .......................................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 7
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 7
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 7
5. Điểm mới của luận án ............................................................................................. 8
6. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 8
7. Cơ sở tài liệu sử dụng cho luận án .......................................................................... 8
8. Ý nghĩa của luận án............................................................................................... 10
9. Bố cục của luận án ................................................................................................ 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 11

1.1. Tổng quan nghiên cứu về quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ ....... 11
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 11
1.1.2. Tổng quan về các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 16
1.1.3. Một số nhận xét chủ yếu rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu .... 23
1.2. Một số vấn đề cơ sở lý luận về quy hoạch tổng thể ........................................... 25
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................. 25
1.2.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ ............... 29
1.3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 34
1.3.1. Quan điểm và hướng tiếp cận..................................................................... 34
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 34
1.3.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 37
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƢỜNG ĐỚI BỜ TỈNH BÌNH THUẬN .................................................. 41
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên ............................................................................... 41
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 41
2.1.2. Địa chất - địa mạo ...................................................................................... 41
2.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 47
2.1.4. Thủy văn, hải văn ....................................................................................... 52

1


2.1.5. Địa chất thủy văn........................................................................................ 54
2.1.6. Đa dạng sinh học ........................................................................................ 54
2.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ........................................................ 56
2.2. Đánh giá tài nguyên ........................................................................................... 57
2.2.1. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................... 57
2.2.2. Tài nguyên năng lượng ............................................................................... 60
2.2.3. Tài nguyên sinh vật ..................................................................................... 61
2.2.4. Tài nguyên nước ......................................................................................... 63

2.2.5. Tài nguyên đất ............................................................................................ 65
2.2.6. Tài nguyên khí hậu ..................................................................................... 68
2.2.7. Tài nguyên du lịch ...................................................................................... 68
2.2.8. Đánh giá chung về tài nguyên đới bờ tỉnh Bình Thuận ............................. 69
2.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 72
2.3.1. Dân số và nguồn lao động .......................................................................... 72
2.3.2. Cơ cấu và tình hình tăng trưởng kinh tế .................................................... 73
2.4. Các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên .................................................. 77
2.4.1. Các vấn đề môi trường ............................................................................... 77
2.4.2. Tai biến thiên nhiên .................................................................................... 87
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ĐỚI BỜ TỈNH BÌNH THUẬN ........................................................ 91
3.1. Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững
đới bờ tỉnh Bình Thuận ............................................................................................. 91
3.1.1. Phân vùng tự nhiên đới bờ tỉnh Bình Thuận .............................................. 92
3.1.2. Mâu thuẫn, xung đột trong khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế .... 100
3.1.3. Chi phí lợi ích trong khai thác tài nguyên ................................................ 117
3.2. Định hướng quy hoạch tổng thể PTBV đới bờ tỉnh Bình Thuận ..................... 133
3.2.1. Quan điểm xây dựng định hướng quy hoạch tổng thể PTBV ................... 133
3.2.2. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững .............................. 133
3.3. Đề xuất giải pháp thực hiện ............................................................................. 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC

2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường

CCN:

Cụm công nghiệp

ĐB:

Đới bờ

DVDL:

Dịch vụ du lịch

ĐVTM:

Động vật thân mềm

HPKT:

Hợp phần kinh tế

KCN:

Khu công nghiệp

NCS:


Nghiên cứu sinh

PTBV:

Phát triển bền vững

QLĐBB:

Quản lý đới bờ biển

QHKGB:

Quy hoạch không gian biển

QHKGĐB:

Quy hoạch không gian đới bờ

QHMT:

Quy hoạch môi trường

QLTHĐB:

Quản lý tổng hợp đới bờ

QHTT:

Quy hoạch tổng thể


QHTT PTBV:

Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp tài nguyên đới bờ tỉnh Bình Thuận .................................. 72
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2016 ..... 75
Bảng 3.1. Một số phương án phát triển kinh tế ...................................................... 118
Bảng 3.2. Tính toán chi phí lợi ích phương án phát triển du lịch ........................... 119
Bảng 3.3. Chi phí xử lý nước thải cho từng loại ô nhiễm ....................................... 121
Bảng 3.4. Tính toán chi phí lợi ích phương án phát triển du lịch ........................... 123
Bảng 3.5. Tính toán chi phí lợi ích phương án khai thác titan ............................... 123
Bảng 3.6. Tổng chi phí nguyên vật liệu và các khoản phí hàng năm ..................... 124
Bảng 3.7. Các chi phí khác ..................................................................................... 125
Bảng 3.8. Tính toán chi phí lợi ích khai thác khoáng sản ....................................... 126
Bảng 3.9. Bảng tính toán chi phí lợi ích phương án khai thác thủy hải sản ........... 127
Bảng 3.10. Tính toán chi phí lợi ích phương án phát triển thủy hải sản................. 128
Bảng 3.11. Các khoản chi phí vận hành dự án điện gió ......................................... 128
Bảng 3.12. Tính các giá trị lợi ích của dự án điện gió ............................................ 129
Bảng 3.13. Tính toán chi phí lợi ích phương án phát triển điện gió ....................... 130
Bảng 3.14. Tính toán chi phí lợi ích một số phương án phát triển kinh tế ............. 131
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp định hướng ưu tiên phát triển kinh tế ĐB
tỉnh Bình Thuận ...................................................................................................... 144

4



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9
Hình 2.1. Bản đồ Địa chất đới bờ tỉnh Bình Thuận .................................................. 48
Hình 2.2. Bản đồ Địa mạo khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận ................................ 49
Hình 2.3. Bản đồ Đẳng trị lượng mưa trung bình năm tỉnh Bình Thuận.................. 51
Hình 2.4. Bản đồ Địa chất thủy văn đới bờ tỉnh Bình Thuận ................................... 55
Hình 2.5. Bản đồ Phân bố khoáng sản đới bờ tỉnh Bình Thuận ............................... 59
Hình 2.6. Bản đồ Tài nguyên nước ngầm đới bờ tỉnh Bình Thuận .......................... 66
Hình 2.7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỉnh Bình Thuận .....................67
Hình 2.8. Sơ đồ biểu diễn cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2016 ............ 74
Hình 2.9. Sơ đồ biểu diễn xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................................................... 77
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng tự nhiên đới bờ tỉnh Bình Thuận ................................ 93
Hình 3.2. Một số hình ảnh về thềm cát, cồn cát, đê cát ven bờ ................................ 98
Hình 3.3. Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ vùng tự nhiên và các hợp phần kinh tế ...... 102
Hình 3.4. Sơ đồ biểu diễn mâu thuẫn, xung đột giữa khai thác sa khoáng Ilmenit
và bảo vệ môi trường .............................................................................................. 104
Hình 3.5. Sơ đồ biểu diễn mẫu thuẫn, xung đột trong khai thác khoáng sản và
phát triển du lịch ..................................................................................................... 106
Hình 3.6. Sơ đồ biểu diễn mâu thuẫn của hoạt động du lịch và môi trường .......... 109
Hình 3.7. Sơ đồ biểu diễn xung đột giữa phát triển bãi tắm du lịch và xói lở
bờ biển..................................................................................................................... 110
Hình 3.8. Sơ đồ biểu diễn mâu thuẫn trong khai thác khoáng sản và bảo vệ
môi trường ............................................................................................................... 112
Hình 3.9. Sơ đồ biểu diễn mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích trong khai thác
khoáng sản .............................................................................................................. 117
Hình 3.10. Sơ đồ biểu diễn đường cong tích lũy các hợp phần kinh tế
khi chưa tính toán chi phí lợi ích ............................................................................ 132
Hình 3.11. Sơ đồ biểu diễn đường cong tích lũy các hợp phần kinh tế

sau khi tính toán chi phí lợi ích ............................................................................... 132
Hình 3.12. Sơ đồ biểu diễn cơ cấu kinh tế trong tương lai theo hướng phát triển
bền vững đới bờ tỉnh Bình Thuận ........................................................................... 136
Hình 3.13. Bản đồ Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ
tỉnh Bình Thuận ...................................................................................................... 139

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đới bờ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nơi
phục vụ sinh kế cho 50% dân số của nước ta đang sinh sống ở vùng ven biển. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và đem lại sự tăng trưởng
kinh tế mạnh mẽ cho khu vực đới bờ (ĐB), song cùng với đó là những vấn đề ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, khai thác, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý, phát
triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng của điều kiện tự nhiên và lực
lượng lao động dồi dào của cộng đồng dân cư khu vực ven biển. Trong thời gian
qua, quá trình phát triển nhanh và “nóng” của nền kinh tế, một số địa phương chưa
nhận thức đầy đủ bản chất của “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững”, đã đi theo
xu hướng “đánh đổi”, thậm chí mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đầu tư khai
thác khoáng sản trong một số trường hợp tưởng như làm lợi cho đất nước nhưng
thực tế đã gây nên những tổn thất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường. Nguyên nhân là do thiếu quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch tổng thể chưa
đáp ứng được yêu cầu và chưa theo kịp được sự thay đổi nhanh, mạnh của thực tiễn.
Quy hoạch tổng thể là loại quy hoạch cơ bản nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội, là kim chỉ nam định hướng cho các quy hoạch cấp dưới (Quy hoạch
ngành, lĩnh vực). Nếu thiếu quy hoạch tổng thể sẽ tiếp diễn tình trạng quy hoạch
chồng chéo, cát cứ, gây lãng phí nguồn lực, tất yếu sẽ dẫn tới việc hoạch định phát
triển không có sự cân đối chung, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Đơn cử như trường

hợp một đô thị nếu không có quy hoạch tổng thể thì sẽ xảy ra xung đột giữa ngành
xây dựng và ngành giao thông, ngành điện lực và ngành giao thông, ngành bưu
chính viễn thông và ngành giao thông. Điều này đã làm cho một con đường vừa mới
xây dựng đã bị đào bới nhiều lần để lắp đặt đường ống nước, đường điện, đường
internet, cáp vô tuyến,… gây lãng phí nguồn lực.
Đới bờ biển (coastal zone) tỉnh Bình Thuận có những tài nguyên đặc thù rất
có giá trị kinh tế nhưng cũng có nhiều thử thách do thiên tai và những xung đột xảy
ra khi khai thác tài nguyên phát triển kinh tế - xã hội. Thế mạnh căn bản của đới bờ
tỉnh Bình Thuận là tài nguyên vị thế và du lịch, tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là
sa khoáng titan) và tài nguyên thủy sản. Tuy nhiên, tỉnh Bình Thuận chưa phát huy
hết lợi thế khu vực đới bờ cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Để khắc
phục tình trạng này, cần giải bài toán xung đột và chi phí lợi ích về kinh tế cho tất
cả các dạng tài nguyên đặc thù bằng ma trận tương quan về mức độ lợi - hại, làm cơ
sở lựa chọn kịch bản thông minh cho định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền

6


vững (PTBV). Việc lựa chọn một định hướng đúng trong việc khai thác tài nguyên
trong cùng một đối tượng cát đỏ Phan Thiết cần phải nghiên cứu bài toán chi phí lợi
ích của tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên - môi trường phục vụ
định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ theo hướng phát triển bền vững là hướng tiếp
cận mới mang tính chất hệ thống trên cơ sở ma trận tương quan của các bài toán
xung đột và chi phí lợi ích về kinh tế, nhằm khắc phục những bất cập do phương
thức quy hoạch và quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại trong những năm vừa qua.
Quy hoạch đơn ngành chỉ thoả mãn nhu cầu trước mắt, vì vậy giải quyết bài toán
cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; giải
quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phòng ngừa, giảm
thiểu thiên tai; bảo vệ, duy trì những chức năng sinh thái của đới bờ biển của tỉnh

Bình Thuận là hết sức cấp thiết, cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học dựa trên phân vùng tự nhiên, tích hợp phân tích chi
phí lợi ích và các xung đột trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên cho định
hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ tỉnh Bình Thuận.
3. Nội dung nghiên cứu
i) Xây dựng cơ sở lý luận của luận án.
ii) Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên và
môi trường đới bờ tỉnh Bình Thuận.
iii) Nghiên cứu, xác định mâu thuẫn, xung đột chủ yếu trong quá trình khai
thác, sử dụng tài nguyên phát triển kinh tế đới bờ biển tỉnh Bình Thuận.
iv) Phân tích chi phí, lợi ích của một số tài nguyên tiêu biểu đới bờ tỉnh
Bình Thuận.
v) Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ tỉnh Bình Thuận.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đới bờ biển (coastal zone) tỉnh Bình Thuận, gồm 2
phần (hình 0.1): Phần đất liền là diện tích ven biển chịu sự tương tác lục địa biển trong Đệ Tứ và phần ngập nước là phần diện tích mặt nước tính đến độ sâu 30m nước.
- Phạm vi khoa học: Luận án tập trung xây dựng định hướng quy hoạch tổng
thể đới bờ biển tỉnh Bình Thuận trên cơ sở căn cứ khoa học về phân vùng tự nhiên,
phân tích mâu thuẫn, xung đột và chi phí lợi ích, trong khai thác, sử dụng tài nguyên
phát triển kinh tế.

7


5. Điểm mới của luận án
- Điểm mới thứ nhất: Xác định được sự phân hóa không gian đới bờ tỉnh
Bình Thuận với 4 vùng tự nhiên: (1) vùng đồng bằng thấp sông - vũng vịnh tuổi
Holocen muộn (Q23); (2) vùng thềm cát, cồn cát, đê cát ven bờ tuổi Đệ Tứ không
phân chia (Q); (3) vùng triều hiện đại (Q23); (4) vùng biển nông ven bờ tuổi từ

Holocen sớm giữa đến hiện đại (Q21-2-Q23).
- Điểm mới thứ hai: Xác định được một số nhóm mâu thuẫn, xung đột chủ
yếu trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên phát triển kinh tế đới bờ biển tỉnh
Bình Thuận, bao gồm: xung đột giữa hoạt động du lịch với khai thác khoáng sản;
mâu thuẫn, xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Điểm mới thứ ba: Đề xuất các định hướng phát triển bền vững đới bờ tỉnh
Bình Thuận theo các vùng tự nhiên với thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch, khai thác
thủy sản, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời và sóng) và khai thác sa khoáng
titan trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên.
6. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm thứ nhất: Tương tác của quá trình nội sinh và ngoại sinh đã tạo
nên sự phân hóa không gian đới bờ tỉnh Bình Thuận với 4 vùng tự nhiên khác nhau:
(1) vùng đồng bằng sông - vũng vịnh tuổi Holocen muộn (Q23) với độ cao từ 5m
÷15m; (2) vùng thềm cát, cồn cát, đê cát ven bờ tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q) với
độ cao từ 5m ÷150m ; (3) vùng triều hiện đại đến độ sâu -5m nước; (4) vùng biển
nông ven bờ có độ sâu từ -5m ÷ -30m.
7. Cơ sở tài liệu sử dụng cho luận án
Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên các nhóm tài liệu chính đã được
công bố sau đây:
- Các công trình, báo cáo nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và
môi trường giai đoạn 2010 - 2016 tỉnh Bình Thuận
- Các báo cáo, tài liệu về dân cư, kinh tế - xã hội của các huyện ven biển tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2016 trong niêm giám thống kê của tỉnh;
- Các báo cáo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2016
của tỉnh Bình Thuận;
- Các bản đồ có liên quan của tỉnh Bình Thuận: Bản đồ hành chính, Bản đồ
địa chất, Bản đồ địa chất thủy văn; Bản đồ địa mạo, Bản đồ đẳng trị mưa, Bản đồ tài
nguyên nước ngầm, Bản đồ phân bố khoáng sản, Bản đồ sử dụng đất v.v.
- Tài liệu điều tra khảo sát thực địa, kết quả nghiên cứu đề tài khoa học về
kiểm toán môi trường, đề tài điều tra địa chất và khoáng sản biển mà nghiên cứu là

thành viên tham gia thực hiện.
8


Hình 1.1. Bản đồ Phạm vi nghiên cứu
9


- Luận điểm thứ hai: Trên cơ sở đánh giá các mâu thuẫn, xung đột và phân
tích chi phí lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên, định hướng quy hoạch tổng
thể phát triển bền vững đới bờ tỉnh Bình Thuận được đề xuất theo thứ tự ưu tiên:
phát triển du lịch, khai thác thủy sản, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời và
sóng) và khai thác sa khoáng titan.
8. Ý nghĩa của luận án
- Ý nghĩa khoa học
Đóng góp quan trọng cho việc hoàn thiện lý luận về định hướng quản lý tổng
hợp đới bờ dựa trên đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi
trường và các dạng tai biến. Luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính đa dạng địa
chất Đệ Tứ và địa mạo với sự phân hóa các địa hệ, vùng tự nhiên và các dạng tài
nguyên trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trong Đệ Tứ.
- Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng được cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ
của vùng nghiên cứu. Luận án đã xác định được giá trị của một số dạng tài nguyên
đặc thù đới bờ tỉnh Bình Thuận. Tài nguyên du lịch được đánh giá cao nhất sau khi
đã tính toán chi phí lợi ích với một giá trị dương cao. Tài nguyên khoáng sản titan
có trữ lượng và chất lượng lớn, song sau khi tính toán chi phí lợi ích thì trở thành tài
nguyên tiềm năng (giá trị âm). Các vùng tự nhiên có mối quan hệ tác động qua lại
chặt chẽ được hình thành trên cơ sở điều kiện địa chất và tự nhiên.
9. Bố cục của luận án
Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá tài nguyên, kinh tế - xã hội và môi trường đới bờ tỉnh
Bình Thuận
Chương 3: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ tỉnh
Bình Thuận
Kết luận và kiến nghị

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quy hoạch tổng thể phát triển bền vững
đới bờ
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và đem lại sự
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho toàn nhân loại. Tuy nhiên cùng với đó là những vấn
đề môi trường nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt. Đứng trên bờ vực của sự
sống còn, mỗi quốc gia đã đi tìm những quyết sách riêng cho mình. Từ đó, quản lý
tổng hợp đới bờ biển (QLTHĐB), quy hoạch không gian biển (QHKGB), quy hoạch
môi trường đới bờ được đi trước một bước và áp dụng ngày càng phổ biến. Thực hiện
tốt các công cụ này sẽ phát huy được một cách có hiệu quả tính quản lý đa ngành, đa
chiều kích thích sự phát triển kinh tế-xã hội góp phần tăng trưởng GDP trong một giai
đoạn nhất định. Tuy nhiên để làm ổn định và bảo vệ môi trường bền vững cho đới bờ
trên thế giới các nước phát triển đã phải trải qua hàng trăm năm để giải quyết các mâu
thuẫn và xung đột giữa quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển bền vững
thì mới có được sự ổn định bền vững về môi trường và bền vững về kinh tế xã hội.
Đến những thập kỷ 70 của thế kỷ trước các nước phát triển gần như đã hoàn tất về
quy hoạch tổng thể vì họ coi quy hoạch tổng thể phát triển bền vững như một đề án
tiên phong kiến tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh cho các cấp độ quy hoạch khác

nhau: đầu tiên là quy hoạch tổng thể cho cả đất nước sau đó là tiến hành quy hoạch
vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch đới bờ và quy hoạch không gian biển. Từ ý nghĩa
đó có thể định nghĩa “quy hoạch tổng thể phát triển bền vững là kiến tạo nên một mô
hình hoàn chỉnh có tính chiến lược lâu dài về khai thác tài nguyên, phát triển kinh tếxã hội, quản lý và bảo vệ môi trường của một quốc gia hay một đơn vị lãnh thổ nhất
định” [32]. Từ định nghĩa này có thể diễn đạt một cách khác là quy hoạch tổng thể là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt thời gian và không gian, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động khai
thác tài nguyên phát triển kinh tế -xã hội. Từ ý nghĩa đó quy hoạch ngành là một bộ
phận hợp thành của quy hoạch tổng thể luôn luôn đảm bảo tính tương thích mọi nơi
và mọi lúc. Từ những thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay các nước phát triển tiếp tục
hoàn thiện quy hoạch ngành, quy hoạch môi trường, quản lý tổng hợp đới bờ, quy
hoạch không gian biển…
a) Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp đới bờ
Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) được đề cập nhiều kể từ sau Hội nghị
về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED) được tổ chức vào năm
1992. Định nghĩa về QLTHĐB là phần tổng hợp của Chương 17 (chương về đại

11


dương và bờ biển) của Chương trình Nghị sự 21, đây là kế hoạch hành động bao
quát do UNCED xây dựng. Việc chấp thuận Chương trình Nghị sự 21, sự ủng hộ
cao của các nhà tài trợ, các cơ quan chính phủ và các cơ quan Liên Hợp Quốc trong
hai thập kỷ qua là nhờ sự gia tăng nhanh của các dự án quản lý tài nguyên và môi
trường vùng đới bờ ở các nước đang phát triển. Kể từ đó, QLTHĐB ngày càng được
ứng dụng rộng khắp trên thế giới. Các hướng dẫn về QLTHĐB được mở rộng và
cập nhật năm 1993 tại Hội thảo ĐBB, tổ chức tại Hà Lan. Kết quả là năm 1993 chỉ
có 217 điểm áp dụng QLTHĐB, con số này đã tăng lên gấp 3 lần chỉ trong vòng 9
năm, đạt 700 điểm áp dụng QLTHĐB vào năm 2002, bao gồm cả cấp quốc gia, khu
vực và quốc tế [118]. Các điểm áp dụng này bao gồm toàn bộ các vùng trên thế
giới, các cấp chính phủ, các thành phần kinh tế, các chế độ chính trị và các vấn đề

của vùng đới bờ trên phạm vi khoảng 100 quốc gia đang áp dụng QLTHĐB. Cho
đến nay, có rất nhiều chương trình lớn về QLTHĐB được xây dựng và thực hiện,
như Chương trình khung QLTHĐB của Cộng đồng châu Âu; Chương trình quản lý
tài nguyên biển châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê; Chương trình QLTHĐB biển Hắc
Hải; Chương trình đới bờ của Mỹ; Chương trình khung quản lý đới bờ Vương Quốc
Anh; Chương trình QLTHĐB của các nước Cộng hòa Tanzania, Maldives, Liên
bang Đức; Chương trình QLTHĐB vùng Victoria (Úc), Cape Town (Nam Phi),..
Các chương trình nêu trên nói chung đều đề cập đến những vấn đề chính tại
đới bờ, bao gồm: Giảm thiểu các mâu thuẫn sử dụng đa ngành, đa mục tiêu tại đới
bờ; Bảo tồn và bảo vệ tính đa dạng sinh học và các tài nguyên thiên nhiên; Phục
hồi, duy trì các tài nguyên và các giá trị lịch sử, văn hoá tại đới bờ; Hỗ trợ phát triển
bền vững, đặc biệt là các ngành kinh tế liên quan đến biển; Giảm đói nghèo, cải
thiện đời sống các cộng đồng cư dân ven biển. Nhìn chung, QLTHĐB là phương
thức quản lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sử dụng tài nguyên và giá trị chung tại đới
bờ, giảm thiểu các tác động có hại đến con người và môi trường, trên cơ sở hài hòa
lợi ích giữa các ngành, cơ quan và các bên liên quan. QLTHĐB hướng đến mục tiêu
phát triển bền vững với ba trụ cột lớn: kinh tế, xã hội và môi trường. Nó vừa đảm
bảo khi thác tài nguyên đem lại giá trị kinh tế, vừa tạo sinh kế ổn định cho người
dân địa phương vùng bờ, đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa các vấn đề ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Chính vì thế, QLTHĐB ngày càng có vai trò quan trọng đối
với chiến lược phát triển kinh tế trong dài hạn của các quốc gia.
b) Các nghiên cứu về quy hoạch môi trường đới bờ
Quy hoạch môi trường đới bờ biển là khái niệm đã được manh nha tại Mỹ
vào những năm 60 của thế kỷ 19, đó là khi các quốc gia bắt đầu quan tâm đến các
thông số môi trường trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển. Lý thuyết về

12


quy hoạch môi trường được phát triển liên tục từ nhà xã hội học người Pháp, Le

Play đến nhà quy hoạch Scotlen, Sir Patrick Geddes và sau đó là người học trò của
ông, Lewis Mumford người Mỹ và sau này là Ian McHarg [8]. Dân cư dần trở nên
đông đúc hơn thúc đẩy hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên ven biển để phục
vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Giữa thế kỉ 19 cũng là thời điểm bắt đầu
của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, vùng ven biển bị khai thác một cách
mạnh mẽ, trở thành các khu đô thị hoặc đất sản xuất nông nghiệp. Dưới sức ép của
việc tìm kiếm lợi nhuận kinh tế trước mắt, các vấn đề môi trường và sự khan hiếm
tài nguyên ít được quan tâm.
Đến thế kỷ 20, khi nền công nghiệp đạt được sự tăng trưởng nhất định, con
người bắt đầu nghiên cứu, nhận thức được tiềm năng có hạn của đới bờ biển và các
vấn đề ô nhiễm môi trường nảy sinh. Khi đó, các yếu tố môi trường được đưa vào
trong quy hoạch phát triển vùng ven biển của các quốc gia khu vực châu Âu: Úc
(1941), Mỹ (1945). Ở châu Á, quy hoạch phát triển vùng tại Nhật Bản (1957), điển
hình là quy hoạch phát triển cho các vùng nông thôn kém phát triển nhằm đạt được
việc sử dụng hiệu quả đất và các nguồn tài nguyên. Một số quy hoạch vùng ở các
nước châu Á khác xuất hiện muộn hơn, có thể kể đến như: Chương trình phát triển
tài nguyên nước của Ủy ban phát triển Gal Oya (1949), Quy hoạch phát triển thống
nhất tài nguyên nước lưu vực sông Mekong (1957) tại Campuchia, Lào, Thái Lan
và Việt Nam, chương trình di cư (1950 - 1987) và các nghiên cứu quy hoạch lưu
vực sông ở Indonesia. Hiện nay một số tổ chức quốc tế như WB, ADB,… đã ban
hành nhiều tài liệu giới thiệu kinh nghiệm, cung cấp thông tin và hướng dẫn về
QHMT ở nhiều nước trên thế giới. ADB đã xuất bản các tài liệu liên quan đến quản
lý và QHMT, tài nguyên thiên nhiên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như
Hướng dẫn quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trường vùng Tổng quan về các nghiên cứu quy hoạch phát triển môi trường vùng tại châu Á;
Hướng dẫn quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trường vùng và
Quy hoạch xây dựng quy hoạch môi trường vùng.
c) Các nghiên cứu về quy hoạch không gian biển
Quy hoạch không gian biển (QHKGB) được phát triển từ ý tưởng quản lý
công viên biển quốc tế “Dải san hô lớn - Great Barrier Reef” theo phân vùng chức
năng (function zoning) ở Australia cách đây khoảng 30 năm. Theo đó, các nhà quy

hoạch chia không gian biển ở đây thành 07 phân khu để quản lý, sử dụng hiệu quả
và thích ứng với bản chất tự nhiên của từng phân khu, bao gồm: (1) Phân khu sử
dụng chung; (2) Phân khu bảo tồn nơi cư trú; (3) Phân khu bảo tồn cửa sông; (4)
Phân khu công viên bảo tồn; (5) Phân khu đệm; (6) Phân khu vườn quốc gia; (7)

13


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Các hoạt động khai thác tài nguyên biển sẽ được quy
định được phép hay không được phép tùy theo phân khu.
Nhờ những hiệu quả đem lại, những năm sau đó, phân vùng chức năng được
áp dụng rộng rãi trong các hoạt động quản lý hệ thống các khu bảo tồn biển (Marine
Protected Area) toàn cầu, khu vực và các quốc gia. Trong suốt tiến trình phát triển,
QHKGB cũng đã được xác định bằng các văn bản pháp lý đầu tiên tại Mỹ. Năm
1972, Chính phủ Mỹ thông qua Bộ luật về vùng bờ trong đó áp dụng phân vùng đới
bờ trong sử dụng đa ngành. Sau đó, vào năm 1982, Công ước Luật biển được xác
lập đã đưa ra cách tiếp cận quản lý biển và đại dương theo không gian mang tầm
quốc tế. QHKGB từ đây đã có những bước phát triển mới về phương pháp luận và
ứng dụng thực tiễn trên toàn thế giới. Tháng 12/2004, Cục Môi trường, Thực phẩm
và các Vấn đề nông thôn Vương Quốc Anh (DEFRA) đã nghiên cứu lựa chọn xây
dựng và áp dụng QHKGB tại vùng ven biển và vùng biển ven bờ của Anh.
Đáp ứng vấn đề được quan tâm rộng khắp, UNESCO cũng đã tổ chức một
Hội thảo quốc tế lần thứ nhất bàn về QHKGB vào tháng 11 năm 2006 và liên tục hỗ
trợ, phát triển QHKGB trở thành phương thức khả thi để quản lý biển trong lâu dài.
Ngày 28 tháng 5 năm 2008, Thống đốc Bang Bang Massachusetts (Hoa Kỳ) đã ký
Bộ luật Biển của Bang Massachusetts để phát triển thêm một kế hoạch quản lý toàn
diện cho việc phát triển bền vững tài nguyên biển, trong đó QHKGB là một trong 9
nội dung của luật. Hai năm sau đó, vào tháng 7 năm 2010, nhóm đặc trách về Chính
sách Đại dương liên ngành Hoa Kỳ đã kiến nghị lên Thượng viện thông qua Các
khuyến nghị về quản trị đại dương trong đó có chương riêng về “Khuôn khổ

QHKGB và vùng bờ hiệu quả”. Tiếp sau Hoa Kỳ, các nước thuộc cộng đồng châu
Âu cũng đã có những nghiên cứu riêng biệt về QHKGB, làm cơ sở cho việc áp dụng
trong thực tiễn có thể kể đến như: Nhóm nghiên cứu của KGB. Fanny Douvere
(2006) đã giới thiệu vai trò của QHKGB trong quản lý biển thông qua trường hợp
thử nghiệm ở Bỉ, giới thiệu tầm quan trọng của QHKGB trong việc tăng cường
quản lý sử dụng biển dựa vào hệ sinh thái; Fanny Douvere và Charles N. Ehler
(2008) đề cập những triển vọng mới về quản lý sử dụng biển với những phát hiện
ban đầu từ kinh nghiệm QHKGB ở châu Âu; Hay Henio O. Fock (2008) thuộc Viện
Nghề cá biển, Hamburg, Đức đã bàn về nghề cá trong bối cảnh QHKGB trên cơ sở
xác định các vùng cơ bản cho hoạt động nghề cá trong phạm vi vùng đặc quyền
kinh tế của Đức… Ở Đông Á, QHKGB vùng ven bờ là một hoạt động thực tế đã có
từ khoảng 20 năm trước tại các quốc gia thành viên. Kế hoạch phân vùng đã được
áp dụng thành công tại thành phố Hạ Môn (Trung Quốc), Batangas của Philipin và
Đà Nẵng (Việt Nam). Tuy nhiên đây mới chỉ là thành công bước đầu, các vấn đề

14


môi trường xảy ra ở đới bờ ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu làm cho
mực nước biển dâng lên, vì vậy, công tác QHKGB cần phải nhận được sự nỗ lực,
hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia Đông Á .
Trên cơ sở đó, Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Cơ quan Điều
phối các biển Đông Á (COBSEA) cùng với sự hỗ trợ của Chương trình Môi trường
của Liên hợp quốc đã xúc tiến đề tài QHKGB cho các quốc gia khu vực biển Đông
Á (2011 - 2013) với 03 giai đoạn: (1) Xây dựng “Hướng dẫn Quy hoạch không gian
vùng bờ khu vực biển Đông Á: Tích hợp các vấn đề nổi bật và cách tiếp cận quản lý
hiện đại”; (2) Xin ý kiến góp ý của các quốc gia thành viên của COBSEA về dự
thảo bản hướng dẫn; (3) Chuyển sang văn bản hướng dẫn quốc gia về QHKG biển
và vùng bờ biển. Đây là một trong những tài liệu quan trọng cung cấp khung pháp
lý cho các nước tại khu vực biển Đông Á để điều chỉnh quy hoạch không gian liên

vùng, liên quốc gia. Đến nay, QHKGB đã được nghiên cứu và ứng dụng sâu rộng ở
khắp các quốc gia trên thế giới.
Nhìn chung, quy hoạch không gian biển là công cụ quan trọng của quản lý
dựa trên hệ sinh thái. Nó bao gồm những vai trò chủ yếu sau: Xem xét mức độ quan
trọng và yêu cầu bảo tồn của các phân vùng khác nhau để có phương pháp khai thác
và sử dụng tài nguyên biển có hiệu quả. Thay đổi dần nhận thức và hành vi của con
người trong việc đảm bảo hài hòa với môi trường biển, vì chúng ta không thể kiểm
soát được tự nhiên. Cung cấp phương pháp luận, cơ sở pháp lý cho hệ thống thông
tin khoa học hiện đại như viễn thám, công nghệ theo dõi và định vị toàn cầu… để
làm cơ sở cho việc ra quyết định. Quản lý đa ngành, đa chiều, đưa ra các quyết định
tổng hợp thay cho quản lý đơn ngành như trước. Thiết lập được quy hoạch dài hạn
với sự minh bạch trong việc lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực đối với cả nhà phát
triển và nhà quản lý môi trường, đảm bảo thực hiện tốt các cam kết quốc tế đối với
các quốc gia chung vùng biển.
Để có hiệu quả, QHKGB cần được thực hiện như một quá trình liên tục, lặp
đi lặp lại, thích ứng và bao gồm ít nhất ba giai đoạn diễn ra liên tục [32, 82]: (1)
Quy hoạch và phân tích: Xây dựng và áp dụng một hoặc nhiều quy hoạch không
gian tổng thể cho việc bảo vệ, tăng cường và sử dụng bền vững cho việc phát triển
biển và tài nguyên biển. Giai đoạn này dựa trên một tập hợp các sáng kiến nghiên
cứu (có cả vẽ bản đồ) nhằm giải quyết các quá trình của môi trường và con người;
(2) Thực hiện: Thông qua tổ chức triển khai các đầu tư hoặc công việc theo chương
trình, tạo điều kiện cho sự thay đổi, khuyến khích cải thiện hoặc thông qua các quy
định, ưu đãi và thực thi những thay đổi đã đề xuất và các hoạt động đang diễn ra ở
đáy biển, trong cột nước biển và bề mặt biển phù hợp với các kế hoạch đã đề ra; (3)

15


Giám sát và đánh giá: Đánh giá hiệu quả của các kế hoạch, khung thời gian và cơ
chế thực hiện, xem xét các phương thức cần để cải thiện và xây dựng các quy chế

đánh giá và điều chỉnh. Các kết quả đánh giá sẽ được phản hồi và sử dụng trong giai
đoạn quy hoạch và quá trình lại lặp lại từ đầu.
d) Các nghiên cứu về quy hoạch tổng thể đới bờ
Quy hoạch tổng thể (Master Planning) được hình thành từ những năm 1960.
Khi đó, quy hoạch tổng thể bao gồm các bản đồ sử dụng đất và thuyết minh nội
dung bản đồ theo luật định. Quy hoạch tổng thể nhấn mạnh đến sự phát triển và sử
dụng mặt bằng sự lưu thông hàng hóa và dịch vụ thị trường và được áp dụng trong
phạm vi một đơn vị lãnh thổ như một thành phố, một đới bờ hay một vùng biển và
hải đảo. Đến thập niên 1970 các nhà quy hoạch Anh đã hoàn chỉnh quy hoạch cơ
cấu thay cho quy hoạch tổng thể. Nội dung của quy hoạch cơ cấu là theo chiều
hướng phát triển đô thị và chú trọng các hệ thống cơ sở hạ tầng và phân vùng chức
năng. Tuy nhiên, quy hoạch cơ cấu không bàn đến quy hoạch phi không gian của sự
phát triển chẳng hạn như nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, xã hội và tài chính.
Thập niên 1980 quy hoạch tổng thể được gọi là quy hoạch chiến lược
(strategic planning) là quan điểm về giải pháp phát triển đô thị gồm hợp nhất cả quy
hoạch vật chất, kế hoạch đầu tư, dự kiến nguồn lực. Bước sang thập niên 1990 quy
hoạch chiến lược tổng hợp ra đời bao gồm xây dựng mục tiêu sử dụng đất dài hạn
được nhiều tổ chức và cộng đồng chấp thuận. Đồng thời thiết lập cơ chế điều phối
chính sách, ngân sách và tài nguyên. Một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc quy
hoạch chiến lược hợp nhất thường được xem là quy hoạch có tính chặt chẽ và hợp lý.
Đến thập niên 2000 hầu hết các quốc gia phát triển đã đưa quy hoạch tổng
thể vào đô thị và gọi là “quy hoạch tổng thể đô thị - intergrated urban planning”.
Nghĩa là tạo nên một đô thị chuẩn mực tối ưu cho tất cả các lĩnh vực và đảm bảo
môi trường sống an toàn, giao thông đi lại thuận tiện, hàng hóa dịch vụ thuận tiện.
Tóm lại, quy hoạch tổng thể là loại quy hoạch cơ bản nhất làm nền tảng cho
các loại quy hoạch khác. Cụm từ quy hoạch tổng thể được sử dụng khác nhau tùy
thuộc vào từng nước, nhưng khi tiến hành quy hoạch các nước đều xây dựng với 05
nội dung chính, bao gồm: định hướng tổ chức không gian, giao thông, sử dụng đất
và môi trường.
1.1.2. Tổng quan về các nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.1. Các nghiên cứu về quy hoạch tổng thể đới bờ của Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia giáp biển với đường bờ biển trải dài 3260 km, có
tổng diện tích biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km2) và
đây là khu vực sinh sống, nguồn sinh kế cho gần 50 triệu người dân. Vì thế biển

16


luôn được đặt trong vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu bền vững cho quốc gia thì phát triển kinh
tế biển bền vững là điều kiện không thể thiếu trong các chính sách, chiến lược của
các nhà quản lý. Quy hoạch tổng hợp đới bờ, quy hoạch môi trường và quản lý môi
trường là công cụ hàng đầu để đáp ứng mục tiêu nêu trên.
Với chiều dài 3260 km bờ biển lại bị phân hóa rất mạnh bởi quá trình địa
chất nội sinh và ngoại sinh bị ảnh hưởng sâu sắc bởi khí hậu nhiệt đới đã biến đới
bờ Việt Nam thành một đối tượng tài nguyên phong phú và đa dạng. Có thể nhận
thấy một cách dễ dàng đới bờ Việt Nam có 5 địa hệ khác nhau cơ bản: (1) Địa hệ
đới bờ giáp núi và vũng vịnh nửa kín (từ Móng Cái đến Quảng Yên); (2) Địa hệ đới
bờ cửa sông estuary (cửa sông Bạch Đằng và cửa sông Đồng Nai); (3) Địa hệ đới bờ
châu thổ bồi tụ (châu thổ Sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long); (4) Địa hệ đới
bờ có cồn cát ven biển và bãi triều cát (Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận); (5) Địa hệ
đới bờ của đồng bằng triều (bán đảo Cà Mau). Các nhà quản lý thường nói đến
nhiều khái niệm khai thác hợp lý đó chính là một nội dung của quy hoạch tổng thể
phát triển bền vững song thiếu chỉ đạo sát sao trong quá trình khai thác tài nguyên
đới bờ đúng nghĩa với nội hàm “hợp lý”. Có thể dẫn ra các nghiên cứu về một số
lĩnh vực hướng tới quy hoạch tổng thể đới bờ:
a) Về quản lý tổng hợp đới bờ
Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐBB) được hình thành và phát triển sau năm
1995 với các đề tài và dự án về quản lý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý về tài
nguyên ven biển đã được triển khai rộng khắp. Ban đầu là các dự án có liên quan

đến QLTHĐBB như: Dự án bảo vệ và quản lý cá ngựa (1995-1997); Dự án xây
dựng năng lực quản lý môi trường, đa dạng sinh học, chăm sóc sức khỏe cho cá
trong các khu nuôi trồng thủy sản và quản lý ven biển; Dự án quan trắc sự phân bố
đất ngập triều và sự thay đổi của nó ở đới bờ biển Bắc Việt Nam (1996-1998); Dự
án của Cộng đồng châu Âu về khảo sát về khôi phục cỏ biển (1999-2000),…
Tiếp sau đó, các đề tài dự án tập trung trực tiếp vào QLTHĐBB, đó là: Dự án
quốc gia về nghiên cứu xây dựng kế hoạch QLTHĐBB nhằm duy trì an toàn hệ sinh
thái và bảo vệ môi trường (1996-2000); Dự án Việt Nam - Hà Lan về Quản lý Tổng
hợp Đới bờ (ICZM) từ 2000-2005 với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Hà Lan và
đã tổ chức được 3 nghiên cứu trình diễn ở các tỉnh ven biển: Nam Định (Miền Bắc),
Thừa Thiên Huế (Miền Trung) và Bà Rịa - Vũng Tàu (Miền Nam); Dự án Việt Nam
- Hoa Kỳ về xây dựng năng lực QLTHĐBB cho Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ, do
NOAA-Hoa Kỳ và IUCN tài trợ; Dự án Việt Nam - Trung tâm Nghề Cá Thế giới
về hỗ trợ QLTHVB cho Việt Nam (2005-2006), tập trung vào việc xây dựng cẩm

17


nang tập huấn về QLTHVB cho các tỉnh duyên hải; Dự án PEMSEA - Việt Nam về
ô nhiễm biển và quản lý vùng bờ biển tổng hợp: Khu vực thử nghiệm của dự án là
thành phố Đà Nẵng [32, 82]; Đề tài nghiên cứu sự phát triển của một số mẫu
QLTHĐBB ở Việt Nam của Nguyễn Chu Hồi, quan tâm nhiều đến vấn đề chính
sách và thay đổi cơ cấu quản lý với 2 nghiên cứu hình mẫu ở Hạ Long - Cát Bà và
Đà Nẵng; Đề án quốc gia về QLTHVB ở 14 tỉnh miền Trung Việt Nam tới năm
2010 (từ Thanh Hóa tới Bình Thuận). Đề án đang được thúc đẩy ở cấp địa phương,
sử dụng nguồn hỗ trợ từ Chính phủ theo Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ tháng 10 năm 2007.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng có một số dự án đào tạo nhân lực như: dự án
xây dựng năng lực về QLTHĐBB cho cán bộ của Viện Hải dương học do Trung
tâm phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) kết hợp với Cục Môi trường tổ chức

(1996-2003); dự án hỗ trợ đào tạo QLTHĐBB của Ấn Độ (2000-2003); dự án giáo
dục và đào tạo QLTHĐBB do AIT-DANIDA tổ chức tại Việt Nam (2001-2004),
dự án xây dựng năng lực QLTHĐBB ở Quảng Ninh (2011). Ngoài ra còn có dự án
“Xây dựng và ban hành chính sách và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tổng hợp đới
bờ”. Trong khuôn khổ dự án, tại Đà Nẵng, Trung tâm Quy hoạch - Điều tra - Đánh
giá Tài nguyên Môi trường biển và hải đảo (Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam)
đã tổ chức lớp tập huấn về 05 chính sách và 12 hướng dẫn kỹ thuật QLTHĐB cho
cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên môi trường biển đảo trực thuộc một số tỉnh
ven biển.
Về mặt pháp lý, nhà nước Việt Nam cũng tiến hành hoàn thiện hệ thống các
văn bản pháp luật trong nước và thực hiện các cam kết quốc tế. Theo đó, QLTHĐB
của Việt Nam phải được xác định dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
năm 1982 (UNCLOS 1982). Ở cấp quốc gia, Việt Nam cũng ban hành Chiến lược
Biển Việt Nam đến năm 2020 tập trung vào phát triển kinh tế biển trong bối cảnh
ngành, Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 về Quy định
việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường
vùng ven biển, Luật Biển Việt Nam 2012… Đặc biệt tháng 12 năm 2014, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2295/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược quản
lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chủ
chốt của Chiến lược là khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên và bảo vệ môi
trường đới bờ Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nhiệm vụ của quản lý tổng hợp là xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về
quản lý tổng hợp đới bờ; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo
tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu

18


tổn thất do thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đào tạo tăng
cường năng lực quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và tỉnh [1, 2, 68].

Hiện nay, ở Việt Nam có 15 Bộ ngành liên quan đến quản lý nhà nước về
biển, vùng bờ biển và hải đảo theo ngành, dẫn đến sự ra đời của Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam (VASI) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) với chức
năng quản lý tổng hợp và thống nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, chức
năng chính của quá trình QLTHĐB cho điều kiện cụ thể ở Việt Nam là: Quy hoạch
vùng nhằm tận dụng tối đa các nguồn lợi ven biển để phát triển kinh tế - xã hội;
Thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các tỉnh ven biển, từ đó tăng thu nhập
quốc dân; Quản lý các nguồn lợi: bảo vệ các hệ sinh thái vùng biển và ven bờ, bảo
tồn đa dạng sinh học và đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụng nguồn lợi ven
bờ; Đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, điều hòa và cân đối việc sử dụng nguồn
lợi hiện có và giải quyết các xung đột về sử dụng nguồn lợi vùng biển và ven bờ;
Bảo vệ môi trường tại các khu vực biển và ven bờ, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí
hậu và con người gây ra; Xác định quyền sở hữu vùng đất ngập nước và vùng nước:
quản lý hiệu quả các khu vực và nguồn lợi do nhà nước nắm giữ và thu được lợi ích
kinh tế chung.
b) Về quy hoạch môi trường đới bờ
Quy hoạch môi trường là khái niệm do Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường đưa ra trong tài liệu hướng dẫn về phương pháp luận quy
hoạch môi trường (12/1998). QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức
khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong
khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Đến thập kỷ 80, QHMT được lồng
ghép trong các kế hoạch môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường, quy
hoạch tổng thể kinh tế xã hội như: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia (1985),
Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững (1991), Kế hoạch hành
động Lâm nghiệp nhiệt đới (1991)…
c) Về quy hoạch không gian đới bờ
Quy hoạch không gian biển là quá trình tích hợp QHKGB với quản lý môi
trường để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp đới bờ biển (QLTHĐBB) ở nước
ta [32]. Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về quy hoạch không gian biển

quan trọng, sau đây: Kế hoạch phân vùng sử dụng không gian thành phố Đà Nẵng
được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Dự án PEMSEA năm 2004; Quy hoạch phân
vùng sử dụng không gian bờ biển Vịnh Hạ Long trong khuôn khổ Dự án NOAAIUCN - Việt Nam (năm 2007); Quy hoạch sử dụng không gian biển Vịnh Hạ Long

19


trong khuôn khổ Dự án NOAA-IUCN-Việt Nam (năm 2007); Kế hoạch quản lý khu
bảo tồn Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa tới năm 2010; Đề tài KC.09.08/06-10 về phân
vùng tự nhiên và quy hoạch không gian vùng bờ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ theo hướng bền vững; Dự án phân vùng
sử dụng và lập kế hoạch quản lý không gian vùng bờ Quảng Ninh - Hải Phòng do
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì thực hiện giai đoạn 2011 - 2013; Đề tài
KC.09.12/11-15 về hoạch định không gian phát triển kinh tế gắn với sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ biển Đà Nẵng - Khánh Hòa; Đề tài
KC.09.16/11-15 về quy hoạch không gian biển Phú Quốc - Côn Đảo phục vụ phát
triển bền vững.
d) Về quy hoạch tổng thể đới bờ
Quy hoạch tổng thể đáng lý phải được triển khai tiên phong, đi trước một
bước song với Việt Nam là một khái niệm còn khá mới. Đây là vấn đề thuộc về
nhận thức do xuất phát điểm của nền kinh tế - xã hội vừa thấp lại vừa lạc hậu. Việt
Nam bắt đầu tiến hành thực hiện các công trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội vào những năm 1990. Manh nha cho loại hình quy hoạch này là vào cuối
những năm 1980, một số chuyên gia bắt đầu xây dựng các định hướng phát triển để
phục vụ đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố. Đến nay, hầu hết các tỉnh đã xây dựng
và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030. Bên cạnh đó, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật quy hoạch
số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017.
Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý tổng hợp và phân
vùng quản lý tổng hợp, đặc biệt phải kể đến một số công trình nghiên cứu quan

trọng như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng biển và hải đảo Việt
Nam" thuộc Chương trình Biển Đông - Hải đảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
thực hiện (1995 - 1996) đã tập hợp được những thông tin cơ bản về tiềm năng và
tình hình phát triển kinh tế - xã hội biển và dải ven biển tại thời điểm nghiên cứu,
đồng thời cũng đưa ra được những định hướng lớn mang tính chiến lược về phát
triển kinh tế biển và tổ chức không gian biển đến năm 2010. Đề tài KC09.08/06.10
nghiên cứu về phân hóa lãnh thổ tự nhiên và quy hoạch không gian sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ biển tỉnh Quảng
Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, trong đó nhấn mạnh quản lý tổng hợp đới bờ
biển hiệu quả cần phải dựa vào quy hoạch không gian. Dự án quy hoạch tổng thể
khai thác, sử dụng biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2030 do Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam thực hiện; đề tài KC.09.10/11-15 do Nguyễn Thế Tưởng làm chủ
nhiệm. Đề tài KC.09.12/11-15 do Nguyễn Cao Huần làm chủ nhiệm. Công trình

20


nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và
pháp lý cho quản lý tổng thể và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về quy hoạch tổng thể đới bờ tỉnh Bình Thuận
Nghiên cứu quy hoạch tổng thể đới bờ theo quan điểm phát triển bền vững
tỉnh Bình Thuận dựa trên cách tiếp cận của nghiên cứu sinh thì cho đến nay vẫn
chưa có tác giả nào nghiên cứu. Tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu về
điều kiện tự nhiên đới bờ tỉnh Bình Thuận, cụ thể:
a) Về điều kiện tự nhiên
Trước năm 1975 nghiên cứu điều kiện địa chất, địa mạo khu vực tỉnh Bình
Thuận còn ít được quan tâm ngoại trừ Fontaine (1972) có một công trình nghiên
cứu về các thành tạo Đệ Tứ miền Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong công trình này
Fontaine đã phát hiện ra cát kết vôi tuổi Neogen và thềm biển cao 15m ở bờ biển
Khánh Hoà. Từ năm 1975 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên đề và

đo vẽ bản đồ địa chất Đệ Tứ tỷ lệ 1/50.000 khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận.
Năm 1978 Lê Đức An đã nghiên cứu địa chất, địa mạo khu vực Phan Thiết và tìm
thấy tectit có tuổi 700.000 năm BP. Đồng thời, Lê Đức An cũng đã xác lập hệ tầng
Phan Thiết có tuổi Pleistocen giữa (Q12 pt).
Những kết quả nghiên cứu địa tầng trầm tích Đệ Tứ ven biển Nam Trung Bộ,
trong đó có đới bờ tỉnh Bình Thuận bao gồm các thành tạo cát ven biển tính đến
năm 1998 vẫn còn tồn tại vì lý do là chưa có mẫu phân tích tuổi tuyệt đối và cách
phân chia hệ tầng không liên hệ với các chu kỳ thay đổi mực nước biển. Năm 19972001 trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Khoa hoc Tự nhiên-ĐHQGHN
và Trường ĐHTH Wollogong (Úc) Trần Nghi đã chia cát đỏ Phan Thiết làm 5 chu
kỳ tương ứng với 5 hệ tầng dựa trên tuổi tuyệt đối nhiệt huỳnh quang thạch anh
(TL) và quan hệ giữa tiến hóa trầm tích và sự thay đổi mực nước biển do ảnh hưởng
của 5 chu kỳ băng hà/gian băng: Pleistocen sớm, Pleistocen giữa phần sớm,
Pleistocen giữa phần muộn, Pleistocen muộn phần sớm, Pleistocen muộn phần
muộn-Holocen [42,44].
b) Về tài nguyên khoáng sản
Nghiên cứu đánh giá sa khoáng ilmenit ở Bình Thuận đã có nhiều tác giả như
Đào Thanh Bình (1983), Nguyễn Thanh Bình (1988), Nguyễn Kim Hoàn, Nguyễn
Biểu (1985). Tuy nhiên, phải đến sau năm 1990 công tác đo vẽ bản đồ địa chất Đệ
Tứ tỷ lệ 1/50.000 và các nghiên cứu chuyên đề mới được triển khai một cách đồng
bộ. Nguyễn Văn Cường và nnk (2001) đo vẽ bản đồ địa chất 1/50.000 và tìm kiếm
khoáng sản nhóm từ Hàm Tân đến Côn Đảo. Hoàng Phương, Ma Công Cọ, Trần

21


×