Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả ma của các công ty đi thâu tóm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---o0o---

NGUYỄN MẬU HƢNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ M&A CỦA CÁC
CÔNG TY ĐI THÂU TÓM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---o0o---

NGUYỄN MẬU HƢNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ M&A CỦA CÁC
CÔNG TY ĐI THÂU TÓM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS ĐINH THỊ THU HỒNG

TP.HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
M&A của các công ty đi thâu tóm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS Đinh Thị Thu Hồng là công
trình nghiên cứu nghiêm túc và đƣợc đầu tƣ kỹ lƣỡng của tôi. Các số liệu và nội
dung trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy.
Tác giả

Nguyễn Mậu Hƣng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................2
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................................2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................2
1.4.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................3
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..........................................3
1.5.1 Ý nghĩa khoa học .....................................................................................3
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................4
1.6 Kết cấu của đề tài ...........................................................................................4
CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC .............................5
2.1 Tổng quan về M&A .......................................................................................5
2.1.1 Khái niệm về M&A .................................................................................5
2.1.2 Đặc điểm hoạt động M&A.......................................................................7
2.2 Hiệu quả M&A và CEO kiêm nhiệm : lý thuyết đại diện (agency theory )
đối chọi lý thuyết ngƣời quản lý (stewardship theory ) .......................................7
2.3 Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động tới hiệu quả các
thƣơng vụ M&A. ................................................................................................11


CHƢƠNG 3 - DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................15
3.1 Dữ liệu ...........................................................................................................15
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................15
3.2.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu đo lƣờng hiệu quả M&A ...........................15
3.2.1.1 Tổng quan ...........................................................................................15
3.2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện ........................................................18
3.2.2 Mô hình phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện ...............................................19
3.2.3 Mô hình phƣơng pháp nghiên cứu kế toán ...............................................26
3.3 Trình tự thực hiện hồi quy............................................................................30
3.3.1 Mô hình 1 ...............................................................................................30
3.3.2 Mô hình 2 ...............................................................................................31
CHƢƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................34
4.1 Thống kê mô tả : ...........................................................................................34
4.1.1 Số lƣợng công ty thực hiện M&A qua các năm ....................................34

4.1.2 Nhóm biến mô tả đặc điểm sở hữu ........................................................34
4.1.3 Nhóm biến mô tả thông tin công ty .......................................................35
4.1.4 Nhóm biến mô tả đặc điểm của Giám đốc điều hành ............................36
4.1.5 Nhóm biến mô tả đặc điểm các thƣơng vụ M&A :................................37
4.1.6 Nhóm biến mô tả đặc điểm công ty mục tiêu ........................................38
4.2 Kết quả hồi quy OLS với tùy chọn robust cho mô hình 1 về các yếu tố tác
động đến hiệu quả M&A đƣợc biểu thị bởi tỷ suất lợi nhuận bất thƣờng nhƣ
sau: .....................................................................................................................39
4.3 Kết quả hồi quy OLS với tùy chọn robust cho mô hình 2 về các yếu tố tác
động đến hiệu quả M&A đƣợc biểu thị bởi sự thay đổi hiệu quả tài chính hậu
M&A với 2 biến đại diện nhƣ sau:.....................................................................43
4.3.1 Sự thay đổi hiệu quả tài chính đại diện bởi sự thay đổi ROA trong 2
năm trƣớc và sau khi thực hiện M&A .....................................................43
4.3.2 Sự thay đổi hiệu quả tài chính đại diện bởi sự thay đổi tốc độ tăng
trƣởng ROA trong vòng 2 năm trƣớc và sau khi thực hiện M&A ..........45
CHƢƠNG 5 - KẾT LUẬN .................................................................................48
5.1 Kết luận của đề tài nghiên cứu .....................................................................48


5.2 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu......................................................................49
5.3 Gợi ý về việc thực hiện giao dịch M&A ......................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AR (Abnormal Return) : Tỷ suất sinh lợi bất thƣờng
CAR (Cumulative Abnormal Returns): Tỷ suất sinh lợi bất thƣờng
trung bình tích lũy
CEO : Giám đốc điều hành

HĐQT: Hội đồng quản trị
M&A (Mergers and Acquisitions) : Mua bán và sáp nhập
TSSL: Tỷ suất sinh lợi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.2.1.1 : So sánh các phƣơng pháp nghiên cứu về hiệu quả M&A
Bảng 3.2.2 : Kết quả tính toán tỷ suất sinh lợi bất thƣờng trung bình tích lũy CAR (10,10) công ty VHC
Bảng 3.2.3 : Bảng mô tả các biến
Bảng 4.1.1 : Số lƣợng công ty thực hiện M&A qua các năm
Bảng 4.1.2 : Thống kê các biến về đặc điểm sở hữu
Bảng 4.1.3.1 : Thống kê các biến định lƣợng về thông tin công ty
Bảng 4.1.3.2 : Thống kê các biến định tính về thông tin công ty
Bảng 4.1.4.1 : Thống kê các biến định lƣợng về đặc điểm CEO
Bảng 4.1.4.2 : Thống kê các biến định tính về đặc điểm CEO
Bảng 4.1.5.1 : Thống kê các biến định lƣợng về đặc điểm các thƣơng vụ M&A
Bảng 4.1.5.2 : Thống kê các biến định tính về đặc điểm các thƣơng vụ M&A
Bảng 4.1.6 : Thống kê các biến về đặc điểm công ty mục tiêu
Bảng 4.2.1 Kết quả hồi quy OLS với tùy chọn robust mô hình 1
Bảng 4.2.2 Kết quả hồi quy OLS với tùy chọn robust mô hình 1 biến tƣơng tác
Bảng 4.3.1 Kết quả hồi quy OLS với tùy chọn robust mô hình 2 biến phụ thuộc
ROA
Bảng 4.3.2 Kết quả hồi quy OLS với tùy chọn robust mô hình 2 biến phụ thuộc
ROAG


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.2.1.2: Dòng thời gian cho một nghiên cứu sự kiện.
Hình 3.2.2: Khung thời gian ƣớc lƣợng Estimation period và nghiên cứu Event
period của đề tài



TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện (Event
studies) và nghiên cứu kế toán (Accounting studies) để phân tích các yếu tố tác
động đến hiệu quả M&A (M&A profitability) của các công ty đi thâu tóm niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016. Trong
phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện, hiệu quả M&A đƣợc đo lƣờng bởi tỷ suất sinh
lợi bất thƣờng lũy kế CAR, và trong phƣơng pháp nghiên cứu kế toán, hiệu quả
M&A đƣợc đo lƣờng bởi sự thay đổi hiệu quả tài chính hậu M&A của các công ty
đi thâu tóm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 20102016. Thông qua hai phƣơng pháp đều cho thấy bằng chứng về việc tồn tại các
yếu tố tác động đến hiệu quả M&A của các công ty đi thâu tóm, nhƣng giữa hai
phƣơng pháp lại có kết quả khác nhau.
Với kết quả nghiên cứu hiệu quả M&A theo phƣơng pháp nghiên cứu sự
kiện cho thấy trong khung thời gian 21 ngày gồm 10 ngày trƣớc và 10 ngày sau
thời điểm xảy ra sự kiện M&A cộng ngày xảy ra sự kiện M&A, cổ phiếu của
công ty đi thâu tóm có CEO kiêm nhiệm có tỷ suất sinh lợi bất thƣờng lũy kế
CAR dƣơng và có ý nghĩa thống kê. Điều này cung cấp bằng chứng hỗ trợ lý
thuyết ngƣời quản lý ( stewardship theory) cho rằng CEO kiêm nhiệm làm tăng
tính hiệu quả các thƣơng vụ M&A tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát
hiện tỷ lệ sở hữu công ty mục tiêu của công ty đi thâu tóm sau khi thỏa thuận
M&A càng lớn thì càng tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi bất thƣờng lũy kế
CAR, và có ý nghĩa thống kê. Ngƣợc lại với hai yếu tố tác động tích cực, yếu tố
công ty đi thâu tóm có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao sẽ làm giảm hiệu quả
M&A với bằng chứng là tỷ suất sinh lợi bất thƣờng lũy kế CAR âm, và có ý nghĩa
thống kê.
Kết quả nghiên cứu hiệu quả M&A theo phƣơng pháp nghiên cứu kế toán cho
thấy các công ty đi thâu tóm thực hiện thƣơng vụ M&A với công ty mục tiêu là
các công ty cổ phần có cổ đông Nhà nƣớc sẽ có hiệu quả M&A tốt hơn. Điều này
cũng cho thấy các công ty cổ phần có cổ đông Nhà nƣớc sử dụng tài sản chƣa

hiệu quả, cho nên sau khi bị thâu tóm, tài sản công ty cổ phần có cổ đông Nhà
nƣớc đã đƣợc đƣợc công ty đi thâu tóm sử dụng một cách tốt hơn, gia tăng lợi


nhuận cho công ty đi thâu tóm.
Từ khóa: M&A;TSSL bất thường lũy kế (CAR); CEO kiêm nhiệm, công ty cổ phần
có cổ đông Nhà nước.


1

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một cƣờng quốc kinh tế khu vực với dân số 90 triệu ngƣời và
dự báo tăng trƣởng GDP trung bình là 5,6% đến năm 2017 (OECD, 2013). Kể từ
khi gia nhập ASEAN năm 1995, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới năm 2007 và Đối
tác xuyên Thái Bình Dƣơng gần đây, Việt Nam đã cải thiện khuôn khổ pháp lý và
các thể chế thị trƣờng để chuẩn bị cho sự chuyển đổi hoàn toàn sang nền kinh tế thị
trƣờng. Với tiến bộ kinh tế của đất nƣớc, hoạt động M&A đã tăng đáng kể với tốc
độ tăng trƣởng trung bình hàng năm là 65% trong những năm gần đây (Vietnam
Investment Review, 2013). Đây là một hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
ngày càng phổ biến để huy động vốn, phát triển tinh thần doanh nhân địa phƣơng
và cải cách khu vực nhà nƣớc, tái cấu trúc lại các công ty hoạt động không hiệu
quả. Tuy nhiên bên cạnh các thƣơng vụ M&A thành công, giúp công ty đi thâu
tóm nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp,
cũng có không ít các thƣơng vụ M&A thất bại, khiến công ty đi thâu tóm chịu
nhiều khoản thiệt hại, suy giảm vị thế của mình.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả các thƣơng vụ M&A với
nhiều phƣơng pháp nhằm tìm câu trả lời cho sự thành công hay thất bại khi thực
hiện M&A. Việt Nam là đất nƣớc theo một hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập

trung với quyền sở hữu của nhà nƣớc và nhà nƣớc quản lý nặng nề cho đến khi
Đổi mới vào năm 1986. Trong năm 2010, nhà nƣớc sở hữu ít nhất 50% vốn cổ
phần tại 1207 công ty nhà nƣớc và 1900 công ty cổ phần (OECD, 2013).Với cổ
phần đáng kể, nhà nƣớc có quyền chỉ định các nhà điều hành cấp cao của các
công ty này, tƣơng tự nhƣ thị trƣờng Trung Quốc. Theo OECD ( 2013 ), trong
những năm đầu của thị trƣờng chứng khoán, phần lớn các công ty nhà nƣớc của
Việt Nam đã bổ nhiệm CEO của họ, những ngƣời thƣờng đại diện cho vốn nhà
nƣớc, nhƣ COB ngay sau khi niêm yết. Mặc dù áp lực gần đây để tách biệt hai vai
trò này, sự kiêm nhiệm của CEO vẫn còn phổ biến trong số các công ty niêm yết


2

tại Việt Nam. Mặc khác, việc cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nƣớc
góp phần tạo ra động lực và nhiều hàng hóa hơn cho thị trƣờng M&A Việt Nam.
Vì vậy, nhằm góp phần bổ sung nghiên cứu về hoạt động hiệu quả các
thƣơng vụ M&A tại Việt Nam, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố
ảnh hưởng tới hiệu quả M&A của các công ty đi thâu tóm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” để thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm tìm kiếm các yếu tố tác động tới hiệu quả
M&A của các công ty đi thâu tóm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2016.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu các thƣơng vụ M&A đƣợc thực hiện bởi các công ty
niêm yết trên 2 sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2010-2016. Tác giả xem xét trả
lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Yếu tố nào tác động đến hiệu quả M&A của công ty đi thâu tóm ?
- Liệu hai phƣơng pháp có cho ra kết quả giống nhau ?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Bài luận văn tiến hành thu thập dữ liệu các công ty đi thâu tóm niêm yết trên
hai sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX) và Hà Nội (HNX) đã hoàn thành các
thƣơng vụ M&A đƣợc công bố trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu đối tƣợng là các công ty đi
thâu tóm niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội
(HNX).
- Khung thời gian đƣợc lựa chọn để thực hiện nghiên cứu bắt đầu từ ngày
01.01.2010 đến 31.12.2016.


3

1.4.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng 2 phƣơng pháp để đánh giá hiệu quả M&A:
phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện đánh giá tác động của các sự kiện của công ty
hoặc sự kiện thị trƣờng đối với giá cổ phiếu công ty trong một khoản thời gian và
phƣơng pháp nghiên cứu kế toán xem xét báo cáo tài chính của công ty trƣớc và
sau khi xảy ra sự kiện M&A để nhận biết sự thay đổi về các chỉ số tài chính biểu
thị cho sự thay đổi hiệu quả tài chính của công ty.
Trong phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện, để đánh giá hiệu quả M&A, tác giả
kiểm tra biến động giá cổ phiếu khi có thông báo M & A bằng cách tích luỹ lợi
nhuận bất thƣờng hàng ngày cho các cổ đông của các công ty mua lại trong một
khung thời gian sử dụng mô hình thị trƣờng do Fama và các cộng sự đƣa ra
(1969). Bài nghiên cứu sử dụng khung thời gian của Nga Pham và cộng sự (
2015), với khung thời gian ƣớc lƣợng là 200 ngày giao dịch, cách ngày xảy ra sự
kiện M&A 60 ngày, tức từ ngày 61 đến ngày 260, khung thời gian tính toán tỷ
suất sinh lợi bất thƣờng lũy kế CAR là mƣời ngày xung quanh ngày xảy ra sự
kiện M&A.

Trong phƣơng pháp nghiên cứu kế toán, để đánh giá hiệu quả M&A thông
qua sự thay đổi hiệu quả tài chính hậu M&A, đƣợc đo lƣờng bởi sự thay đổi ROA
của công ty đi thâu tóm đƣợc đƣợc điều chỉnh theo ngành từ 2 năm trƣớc và 2
năm sau thông báo M &A của công ty đi thâu tóm và sự thay đổi tốc độ tăng
trƣởng ROA của công ty đi thâu tóm đƣợc điều chỉnh theo ngành từ 1 năm trƣớc
và 1 năm sau thông báo M&A.
Sau đó sử dụng hồi quy OLS với tùy chọn robust (hồi quy với sai số chuẩn
mạnh) để kiểm tra các yếu tố tác động đến lợi nhuận bất thƣờng và sự thay đổi
ROA, tốc độ tăng trƣởng ROA.
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả các thƣơng vụ M&A đƣợc tiến hành tại
nhiều nƣớc với các yếu tố tác động khác nhau cho ra nhiều kết quả. Kết quả của


4

bài nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm bằng chứng của các nghiên cứu trƣớc đây về
các yếu tố tác động tới hiệu quả M&A, đồng thời bổ sung các phát hiện mới từ thị
trƣờng Việt Nam, một thị trƣờng có nền kinh tế mới nổi và chuyển đổi.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các công ty thực hiện các thƣơng vụ M&A với nhiều động cơ và mục đích
khác nhau nhƣ tăng trƣởng, cải thiện hiệu quả, tái cấu trúc công ty. Kết quả của
đề tài này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý, CEO, các nhà nghiên cứu, các nhà đầu
tƣ một góc nhìn về các yếu tố tác động đến hiệu quả các thƣơng vụ M&A, từ đó
đƣa ra những kế hoạch phù hợp khi thực hiện các thƣơng vụ M&A.
1.6 Kết cấu của đề tài:
Nghiên cứu đƣợc cấu trúc thành những phần chính sau:
 Chƣơng 1 : Giới thiệu về đề tài
 Chƣơng 2: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc.

 Chƣơng 3: Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
 Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu, phân tích kết quả của nghiên cứu thống
kê của mô hình, nêu rõ những tác động và hàm ý của đề tài nghiên cứu.
 Chƣơng 5: Kết luận - Kiến nghị và những hạn chế còn tồn tại của đề tài.


5

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1 Tổng quan về M&A
2.1.1 Khái niệm về M&A?
M&A, đƣợc viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquisitions đƣợc dịch
là ―sáp nhập và mua lại‖ hoặc ―sáp nhập và thâu tóm‖. Đây là thuật ngữ để chỉ sự
tập hợp lại của các công ty ( hoặc tài sản công ty ). M&A có thể bao gồm các giao
dịch khác nhau nhƣ mua bán, sáp nhập, hợp nhất, mua cổ phần, mua tài sản giữa hai
hay nhiều công ty với nhau. Mặc dù thuật ngữ ―M&A‖ đƣợc sử dụng rất thông dụng
ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣng các nƣớc chƣa có sự thống nhất một định nghĩa
pháp lý chung đối với thuật ngữ này. Ở mỗi nƣớc, có một hệ thống pháp luật khác
nhau, một cách hiểu khác nhau về M&A. Sau đây là khái niệm M&A theo quy định
pháp luật của một số nƣớc.
2.1.2 Khái niệm M&A theo quy định pháp luật Việt Nam
2.1.2.1 Khái niệm M&A theo Luật Doanh nghiệp 2014
Điều 194: Hợp nhất doanh nghiệp
Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại
của các công ty bị hợp nhất.
Điều 194: Sáp nhập doanh nghiệp
Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập
vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng

thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2.1.2.2 Khái niệm M&A theo Luật Cạnh tranh 2004
Điều 17. Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các
doanh nghiệp
1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.


6

2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần
tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
2.1.2.3 Khái niệm M&A theo Luật Đầu tư 2005
Luật Đầu tƣ năm 2005 thừa nhận hai hình thức M&A là sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp. Hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp đƣợc coi là một trong
những hình thức đầu tƣ trực tiếp. Việc mua lại doanh nghiệp có thể đƣợc thực hiện
dƣới hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
Điều 21. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tƣ trong nƣớc hoặc 100%
vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài.
3. Đầu tƣ theo các hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO,
hợp đồng BT.
4. Đầu tƣ phát triển kinh doanh.

5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ.
6. Đầu tƣ thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp khác.
Điều 10. Đầu tƣ theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp
1. Nhà đầu tƣ có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
để tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp
luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận
khác.


7

2. Nhà đầu tƣ khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại
Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành
viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tƣ và lộ trình mở cửa thị trƣờng; tuân thủ các
quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về
doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tƣ trong trƣờng hợp dự án đầu tƣ thuộc lĩnh
vực đầu tƣ có điều kiện.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động M&A
- Về chủ thể: Hai hoặc nhiều công ty cùng loại hoặc khác loại.
- Về hình thức, đƣợc chia thành: Sáp nhập (merger); Thâu tóm (acquisition);
Thôn tính (take – over); Mua lại (buy – out); Hợp nhất (consolidation).
- Về đối tƣợng: Đối tƣợng mua bán, sáp nhập là quyền sở hữu tài sản; nghĩa vụ
nợ và các nghĩa vụ khác; cổ phần; quyền điều hành; thƣơng hiệu.
- Về địa vị pháp lý của công ty sau khi sáp nhập: Công ty chủ động thực hiện
sáp nhập, mua lại vẫn giữ bản sắc và thƣơng hiệu, công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn
tại; hoặc gộp chung thƣơng hiệu.
- Mục tiêu: Lợi ích kinh tế (thƣờng trong các trƣờng hợp thân thiện, tự nguyện);

thôn tính hoặc tiêu diệt đối thủ cạnh tranh (trong các trƣờng hợp thù địch).
2.2 Hiệu quả M&A và CEO kiêm nhiệm : lý thuyết đại diện (agency theory ) đối
chọi lý thuyết ngƣời quản lý (stewardship theory )
"CEO kiêm nhiệm" là một cấu trúc, nơi CEO của công ty cũng đảm nhận vai trò
Chủ tịch HĐQT (Dey và cộng sự, 2011, Kim và cộng sự, 2009). Bằng chứng thực
nghiệm cho thấy rằng tính đồng nhất của CEO có cả tác động tích cực và tiêu cực
đối với công ty ở cả hình thức tĩnh của nó (một công ty có cấu trúc lãnh đạo ổn định
theo thời gian) và hình thức động (công ty chuyển đổi hoặc từ bỏ việc kiêm nhiệm
của CEO).
Các nghiên cứu về lãnh đạo ban đầu cho thấy các công ty với quyền sở hữu tách
biệt hoạt động tốt hơn các công ty kết hợp quyền sở hữu (Rechner & Dalton, 1991)
lợi nhuận tốt hơn (Pi & Timme, 1993) và có hiệu quả hoạt động lâu dài tốt hơn
(Baliga et al., 1996). Tuy nhiên, những nghiên cứu này thiếu một cái nhìn toàn cục


8

vì chúng chỉ tập trung vào khía cạnh lợi ích của vấn đề tách biệt, bỏ qua các chi phí
liên quan đến việc thực hiện các cấu trúc nhƣ vậy. Brickley et al. (1997) thách thức
sự thiên vị này bằng cách cho thấy rằng chi phí cho việc tách biệt lớn hơn lợi ích
mang lại đối với hầu hết các công ty lớn. Các chi phí chính cho sự tách biệt này bao
gồm chi phí đại diện, chi phí thông tin và chi phí liên quan đến việc lập kế hoạch về
việc bổ nhiệm, kế nhiệm CEO. Brickley và đồng sự (1997) khẳng định rằng việc
kiêm nhiệm của CEO là hiệu quả và phù hợp với lợi ích của cổ đông và kêu gọi các
doanh nghiệp xem xét lại sự cải tiến của cơ cấu tách biệt. Dey et al. (2011) cho thấy
rằng kết quả của việc tách biệt là những thông báo về lợi nhuận thấp và hiệu quả
hoạt động kém đối với các công ty Mỹ và nên cảnh giác trong vấn đề này. Tại Úc,
Christensen và đồng sự (2013) cũng cho thấy vai trò riêng biệt không nhất thiết liên
quan đến hiệu suất đƣợc cải thiện cho các công ty nhỏ đƣợc liệt kê, những ngƣời có
thể đạt đƣợc quản trị tối ƣu với các cấu trúc ít phức tạp hơn

Hai lý thuyết đối lập đóng vai trò nền tảng cho nghiên cứu CEO kiêm nhiệm là
lý thuyết đại diện và lý thuyết ngƣời quản lý. Lý thuyết đại diện cho thấy sự cần
thiết của một hệ thống giám sát và kiểm soát hiệu quả để bảo vệ lợi ích của cổ đông
trong khi lý thuyết ngƣời quản lý dựa trên cơ cấu và tâm lý của các CEO (Davis và
cộng sự, 1997). Lý thuyết đại diện lập luận rằng sự kiêm nhiệm của CEO làm giảm
sự độc lập của hội đồng quản trị và làm suy yếu chức năng giám sát của nó
(Eisenhardt, 1989; Fama & Jensen, 1983; Jensen, 1993). Bai và cộng sự (Năm
2004), Pi & Timme (1993) và Rechner & Dalton (1991) tìm thấy những mối quan
hệ tiêu cực giữa việc kiêm nhiệm của CEO và hiệu quả hoạt động và quản trị hỗ trợ
quan điểm này. Trong khi, việc kiêm nhiệm là nguyên nhân hợp lý gây ra vấn đề đại
diện, tuy nhiên lý thuyết đại diện xem sự tách biệt một CEO từ tổ chức và bỏ qua
các yếu tố giảm nhẹ có thể khuyến khích CEO làm việc vì lợi ích cao nhất của công
ty và giảm chi phí đại diện của việc kiêm nhiệm. Phần tiếp theo thảo luận chi phí
đại diện của CEO kiêm nhiệm trong M & A tại Việt Nam có thể đƣợc giảm nhẹ
theo các yếu tố tổ chức và thể chế và lý do tại sao lý thuyết ngƣời quản lý lại phù
hợp với các CEO của Việt Nam.


9

Thứ nhất, việc kết hợp các chức danh không nhất thiết là vi phạm các nguyên
tắc tách biệt giữa quản lý và kiểm soát (Brickley và cộng sự, 1997) vì có các cơ chế
tổ chức có thể làm giảm chi phí đại diện của CEO kiêm nhiệm. Tại Việt Nam, các
công ty niêm yết đƣợc yêu cầu phải có Ban Kiểm soát và các Tiểu ban thuộc HĐQT
tƣơng tự nhƣ Hội đồng Quản trị ở Trung Quốc và Đài Loan (Yeh & Woidtke,
2005). Thứ nhất, Ban Kiểm soát tối thiểu có ba thành viên độc lập với CEO và
HĐQT. Các thành viên của nó thƣờng là thanh tra viên nội bộ, kiểm toán viên nội
bộ hoặc đại diện của các cổ đông và các nhà đầu tƣ tổ chức. Ban Kiểm soát có thể
truy cập vào tất cả các hồ sơ của công ty và báo cáo trực tiếp với HĐQT và Đại hội
đồng cổ đông (GMS). Họ cũng đƣa ra một báo cáo độc lập trong báo cáo thƣờng

niên. Thứ hai, các tiểu ban thuộc HĐQT bao gồm kiểm toán nội bộ, bổ nhiệm và
bồi thƣờng, độc lập với Giám đốc điều hành. Ở Việt Nam, khoảng cách giữa Giám
đốc điều hành và các tiểu ban đều đảm bảo tính toàn vẹn và chất lƣợng của hội đồng
quản trị, ngay cả với sự tồn tại của CEO kiêm nhiệm. Hơn thế nữa, sự giám sát bổ
sung xuất phát từ Nhà nƣớc nhƣ là một chủ sở hữu (Firth et al., 2014) và các ủy ban
hoặc chi bộ Đảng Cộng sản bên trong công ty (Chang & Wong, 2004), tƣơng tự nhƣ
thực tiễn ở Trung Quốc (M. Yu, 2013; W Yu, 2013). Trong số các công ty Trung
Quốc có bí thƣ đảng ủy, 7% bí thƣ làm Giám đốc điều hành, 16% là COB và 25% là
giám đốc hội đồng quản trị (M. Yu., 2013, W. Yu, 2013).
Thứ hai, lợi ích của CEO có thể phù hợp với lợi ích của cổ đông khi CEO có
cam kết lâu dài với công ty. Lý thuyết đại diện cho rằng việc mua bán sáp nhập
phản ánh quyết định của các cá nhân (Roll, 1993) và việc CEO kiêm nhiệm có thể
khiến cho CEO đƣa ra những quyết định đầy rủi ro. Nếu do những lợi nhuận ngắn
hạn, các CEO có lẽ chấp nhận rủi ro từ M & A là vì sự khinh suất quản lý (Akhtar,
2014) để tăng mức bồi thƣờng (Bliss & Rosen, 2001; Grinstein & Hribar, 2004), đa
dạng hóa để xây dựng đế chế của họ (Berger et al., 2010 DeLong, 2001), hoặc đầu
tƣ vào các dự án dƣới mức tối ƣu để quản lý dòng tiền mặt tự do (Jensen, 1986) của
công ty. Tuy nhiên, vấn đề hành vi cơ hội rủi ro ngắn hạn của CEO có thể đƣợc
giảm nhẹ bằng thành phần sở hữu của nhà quản lý (Jensen & Meckling, 1976) và


10

mức độ cam kết lâu dài của Giám đốc điều hành đối với công ty. Thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp
gia đình trƣớc kia. Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc trƣớc đây, có thể CEO của
họ đã nắm giữ các vị trí quản lý trƣớc khi cổ phần hoá. Đối với các công ty gia đình,
các CEO thƣờng là những ngƣời sáng lập nên biết rằng M & A ít rủi ro hơn và tạo
ra lợi nhuận cao hơn (Fahlenbrach, 2009). Những giám đốc điều hành lâu năm này
cũng có lợi cho các công ty của họ với mạng lƣới và các kết nối của họ (Engelberg

và cộng sự., 2013), đặc biệt là các kết nối chính trị trong các thị trƣờng có quy định
cao (Chen và cộng sự, 2011. Mitchell & Joseph, 2010).
Thứ ba, khẩu vị rủi ro của các nhà quản lý và chủ sở hữu hội tụ vì rủi ro của các
cổ đông từ giao dịch M & A cũng là rủi ro tài chính và uy tín của cá nhân đối với
CEO. Một quyết định M & A sai thậm chí có thể làm CEO bị mất việc làm (Lehn &
Zhao, 2006). Trên thực tế, ở những thị trƣờng mà lòng tin xã hội là quan trọng, rủi
ro danh tiếng về thất bại M & A cũng có thể là đáng kể đối với CEO (Chikh &
Filbien, 2011).
Cuối cùng, sự khan hiếm nhân tài ở Việt Nam, đặc biệt là ở các nhà quản lý cấp
cao và chuyên gia về lãnh đạo, là một trong những yếu tố góp phần vào giá trị của
sự kiêm nhiệm. Phát triển nguồn nhân lực vẫn là một bƣớc đột phá chính cần thiết
cho sự phát triển của Việt Nam. Nhu cầu về các chuyên gia đang tăng lên nhanh
chóng ở Việt Nam (OECD, 2013) và các doanh nghiệp có CEO kiêm nhiệm có thể
tận dụng đƣợc chuyên môn quản lý của họ.
Trái ngƣợc với lý thuyết đại diện, lý thuyết ngƣời quản lý giả định rằng một
CEO là một ngƣời quản lý tốt tài sản của công ty (Donaldson & Davis, 1991). Các
nhà ủng hộ lý thuyết ngƣời quản lý tin rằng nếu một CEO có thẩm quyền đƣợc trao
vai trò của COB, họ sẽ đƣợc trao quyền đầy đủ và có khả năng lãnh đạo giỏi (Desai
và cộng sự, 2003) và các quyết định nhanh hơn, do đó, có thể tốt hơn những ngƣời
có vị trí phân chia (Donaldson và Davis, 1991). Sự lãnh đạo thống nhất không bị
những sự mơ hồ của nhiều cơ quan (Finkelstein & D'Aveni, 1994), và do đó cung
cấp sự liên lạc tốt hơn giữa quản lý và BOD, tránh chi phí chuyển thông tin


11

(Brickley et al., 1997). Hơn nữa, sự không kiêm nhiệm không làm giảm hiệu quả
các vấn đề đại diện vì vấn đề đại diện thông qua giám sát CEO đã biến tƣớng ngụy
trang thành vấn đề đại diện thông qua giám sát quyền lực của chủ tịch là CEO điều
hành, ngƣời có thể có khả năng hoạt động theo cơ hội (Brickley et al. , 1997). Chủ

tịch không phải CEO và các giám đốc khác có xu hƣớng là đại diện của bên nắm
giữ là các tổ chức bên ngoài có vấn đề về kinh tế ngắn hạn và thiếu cam kết
(Vermeulen, 2013). Một CEO có thẩm quyền kiêm COB, có nguồn nhân sự dài hạn
và vốn tài chính cam kết với công ty, có thể cân bằng lại Hội đồng quản trị để tối đa
hoá lợi nhuận dài hạn.
2.3. Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động tới hiệu quả các
thƣơng vụ M&A.
Các nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực M&A luôn quan tâm tìm hiểu
yếu tố nào khiến các thƣơng vụ M&A thành công hay thất bại. Một trong những
công cụ quan trọng nhất cho nghiên cứu về M&A là phƣơng pháp nghiên cứu sự
kiện giúp điều tra phản ứng của thị trƣờng chứng khoán đối với việc công bố thông
tin M&A, và qua đó đánh giá đƣợc hiệu quả của hoạt động đó.
Các nghiên cứu nhƣ vậy dựa trên lý thuyết về kỳ vọng hợp lý và thị trƣờng hiệu
quả cho rằng giá cổ phiếu phản ánh giá trị chiết khấu của lợi nhuận trong tƣơng lai
và điều chỉnh nhanh chóng để phản ánh các thông tin mới đƣợc công bố, ví dụ các
giao dịch bất ngờ. Các phản ứng về giá cổ phiếu của công ty đi thâu tóm, công ty
mục tiêu xung quanh những ngày kể từ ngày công bố thỏa thuận có thể đóng vai trò
nhƣ là một sự ủy thác cho lợi nhuận kỳ vọng trong tƣơng lai của giao dịch, nhƣng ít
nhất là do tâm lý nhà đầu tƣ. Một mặt, nếu thị trƣờng cho rằng đây là một thƣơng
vụ M&A tốt cho các bên tham gia, sẽ tạo ra giá trị mới, thị trƣờng sẽ đánh giá cao
cổ phiếu các công ty tham gia M&A bằng sự tăng giá cổ phiếu. Và ngƣợc lại, thị
trƣờng nhận thấy thƣơng vụ M&A không có tƣơng lai, không mang lại lợi nhuận,
giá cổ phiếu sẽ giảm.
Hầu hết các nghiên cứu kiểm tra phản ứng của thị trƣờng chứng khoán qua một
khoảng thời gian ngắn xung quanh thông báo giao dịch M & A (khá phổ biến là một


12

cửa sổ 21 ngày, 10 ngày trƣớc khi thông báo và 10 ngày sau đó cộng với ngày công

bố). Từ đây, các nghiên cứu đã cung cấp một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành
công hay thất bại của thƣơng vụ M&A. Sau đây là một số kết quả:
Megginson, Morgan và Nail (2004) nghiên cứu 92 vụ sáp nhập từ năm 1977
đến năm 1996 tìm thấy mức độ liên quan giữa các công ty sáp nhập có tƣơng quan
dƣơng với tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu. Các vụ sáp nhập với mục tiêu đa dạng hóa
sản phẩm làm giảm tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu, và ngƣợc lại các vụ sáp nhập với
mục tiêu là tiến tới độc quyền, hay tập trung vào các sản phẩm cốt lõi của công ty
thƣờng làm tăng tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu.
Bouwman, Fuller và Nain (2009) nghiên cứu 1090 thƣơng vụ M&A khi thị
trƣờng chứng khoán đang tăng trƣởng, 1004 thƣơng vụ M&A khi thị trƣờng chứng
khoán đi xuống tìm thấy rằng sau 3 năm thực hiện thƣơng vụ M&A, tỷ suất lợi
nhuận cổ phiếu của các công ty thực hiện M&A trong lúc thị trƣờng chứng khoán đi
xuống tốt hơn. Điều này có thể do các nhà quản lý có nhiều khả năng bị ảnh hƣởng
bởi sự quá tự tin trong thời gian thị trƣờng leo thang, và quá lạc quan trong việc
đánh giá khả năng hiệp lực và lợi nhuận tiềm ẩn. Ngƣợc lại, khi thị trƣờng giảm,
các nhà quản lý đƣa ra những quyết định thận trọng hơn và cẩn thận hơn để các
thƣơng vụ M&A có xu hƣớng đƣợc thúc đẩy chủ yếu dựa trên những mong đợi thực
tế về sự hiệp lực có lợi.
Loughran và Vijh (1997) nghiên cứu 385 thƣơng vụ M&A thanh toán bằng cổ
phiếu và 111 thƣơng vụ M&A thanh toán bằng tiền mặt nhận thấy rằng sau 5 năm,
tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu các thƣơng vụ M&A có tƣơng quan âm đáng kể khi thanh
toán bằng cổ phiếu. Điều này cho thấy các giao dịch tiền mặt gợi lên một phản ứng
thuận lợi hơn từ thị trƣờng chứng khoán so với các giao dịch đƣợc tài trợ bằng cổ
phiếu.
Shams và cộng sự ( 2013 ) nghiên cứu 2665 thƣơng vụ M&A tại Úc từ năm
2000 đến 2010 phát hiện tỷ suất sinh lợi bất thƣờng lũy kế CAR tốt hơn khi công ty
mục tiêu là các công ty chƣa đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Điều này
đƣợc giải thích là do các công ty chƣa đƣợc niêm yết thƣờng có số lƣợng cổ đông



13

và cổ phần hạn chế, dẫn đến quá trình đàm phán M&A có thể rút ngắn, dễ dàng và
có mức giá mua tốt hơn. Ngoài ra nghiên cứu này cũng phát hiện tỷ suất sinh lợi bất
thƣờng lũy kế CAR tốt hơn khi giao dịch đƣợc tài trợ bằng cổ phiếu, do ảnh hƣởng
bởi các đạo luật về thuế của Úc.
Moeller và cộng sự (2004) nghiên cứu 12.023 thƣơng vụ M&A đƣợc công bố từ
năm 1980 đến 2001 tìm thấy tỷ suất sinh lợi bất thƣờng lũy kế CAR tốt hơn đối với
công ty đi thâu tóm có quy mô nhỏ.
Cosh, Guest và Hughes (2006) nghiên cứu 363 thƣơng vụ M&A tại Anh từ năm
1985 đến 1996 tìm thấy tỷ lệ sở hữu của CEO có tác động tích cực tới tỷ suất lợi
nhuận cổ phiếu trong dài hạn.
Tại Việt Nam, trong những năm đầu thành lập thị trƣờng chứng khoán còn
nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, kèm theo đó là việc thị trƣờng M&A cũng chƣa phát
triển, các các công ty thƣờng không chú ý tới việc phòng chống thâu tóm nhƣ các
thị trƣờng phát triển. Một đặc điểm nữa là Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi,
trong những năm đầu của thị trƣờng chứng khoán, phần lớn các công ty nhà nƣớc
của Việt Nam đã bổ nhiệm CEO của họ, những ngƣời thƣờng đại diện cho vốn nhà
nƣớc, nhƣ COB ngay sau khi niêm yết. Mặc dù áp lực gần đây để tách biệt hai vai
trò này, sự kiêm nhiệm của CEO vẫn còn phổ biến trong số các công ty niêm yết tại
Việt Nam. Xuất phát từ các đặc điểm trên, bằng phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện
tiêu chuẩn để đánh giá tác động của các sự kiện của công ty hoặc sự kiện thị trƣờng
đối với các công ty có liên quan, Nga Pham và cộng sự (2014 ) nghiên cứu 188
thƣơng vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2004 đến 2013 tìm thấy lợi nhuận tích lũy bất
thƣờng công ty đi thâu tóm trong 3 ngày, CAR (-1, + 1) có tƣơng quan dƣơng với
CEO kiêm nhiệm. Nghiên cứu này bổ sung cho các tài liệu hạn chế về mối quan hệ
giữa CEO kiêm nhiệm với M & A ở các thị trƣờng mới nổi. Từ góc nhìn về thể chế,
các phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng sự kiêm nhiệm của CEO, dƣới các cơ
chế giám sát bổ sung và nếu không có các quy định chống lại việc mua lại doanh
nghiệp, sẽ tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông từ M & A. Nghiên cứu cho thấy rằng

các doanh nghiệp Việt Nam có CEO kiêm nhiệm có lợi nhuận cổ phiếu vƣợt trội so


14

với các công ty khác khi thông báo thông tin mua bán và sáp nhập và tăng trƣởng
tốt hơn sau M & A.
Tuy nhiên, một trong những nhƣợc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu sự kiện
là dựa trên giả định thị trƣờng hiệu quả, nơi mà thông tin đến đƣợc với mọi đối
tƣợng, mà điều này nhiều khi không hợp lý, nhất là thời điểm thị trƣờng chứng
khoán tại Việt Nam mới thành lập, công nghệ thông tin chƣa phát triển, việc công
bố thông tin chủ yếu bằng văn bản. Nhiều trang web công bố thông tin về chứng
khoán chỉ mới bắt đầu thành lập vào năm 2008 trở về sau. Điều tƣơng tự cũng xảy
về thông tin, hiểu biết và nghiên cứu về M&A, khi diễn đàn M&A Việt Nam tổ
chức lần đầu tiên vào tháng 3/2009. Từ sự hiểu biết tốt hơn về M&A, nhiều công ty
cũng đã bổ sung vào điều lệ hoạt động của mình những biện pháp phòng chống thâu
tóm.
Từ phân tích ở trên, tác giả nhận thấy cần nghiên cứu tiếp các yếu tố tác động
đến hiệu quả M&A từ năm 2010 trở đi, khi mà công nghệ thông tin phát triển, số
lƣợng công ty và ngƣời tham gia thị trƣờng chứng khoán trở nên nhiều hơn, hiểu
biết hơn. Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, là cơ sở để tác giả đƣa các
yếu tố đƣợc coi là có tác động tới hiệu quả M&A vào đề tài để kiểm tra, cung cấp
thêm bằng chứng tại thị trƣờng Việt Nam trong một giai đoạn mới. Ngoài phƣơng
pháp nghiên cứu sự kiện, tác giả sử dụng thêm phƣơng pháp nghiên cứu kế toán
nhằm bổ sung thêm một góc nhìn về hiệu quả M&A.


×