Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THANH VIỆT

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THANH VIỆT

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH VÂN

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong đề tài này đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết
quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận
văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác trƣớc đây.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu
khoa học của luận văn này.
TP.HCM, ngày 27 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Thanh Việt


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...............................................1
1.1.Lý do nghiên cứu ...............................................................................................1
1.2.Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................2
1.3.Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .......................................................................3
1.3.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................3

1.3.3.Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3
1.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
1.4.1.Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................4
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4
1.5.Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................4
1.5.1.Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................4
1.5.2.Phƣơng pháp thu thập số liệu .........................................................................5
1.5.3.Phƣơng pháp chọn mẫu ..................................................................................5
1.6.Ý nghĩa của luận văn .........................................................................................6
1.6.1.Về phƣơng diện học thuật ...............................................................................6
1.6.2.Về phƣơng diện thực tiễn ...............................................................................7
1.7.Kết cấu của luận văn ..........................................................................................7
CHƢƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............9
2.1.Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................9
2.1.1.Khái niệm và cơ sở phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................9
2.1.2.Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .........................................................14
2.1.3.Các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
...............................................................................................................................15


2.1.4.Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
...............................................................................................................................21
2.2.Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................26
2.2.1.Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................26
2.2.2.Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................30
2.2.3.Mô hình nghiên cứu ......................................................................................30
Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................................33
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................34
3.1.Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................................34
3.1.1.Nghiên cứu sơ bộ ..........................................................................................34

3.1.2.Nghiên cứu chính thức..................................................................................36
3.2.Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................................38
3.3.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................................38
3.4.Quy trình nghiên cứu .......................................................................................39
Tóm tắt chƣơng 3 ...................................................................................................39
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................40
4.1.Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Tiền Giang ...................................................................................................40
4.1.1.Số lƣợng các doanh nghiệp có xu hƣớng phát triển nhanh và ổn định ........40
4.1.2.Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tiến bộ và có hiệu
quả..........................................................................................................................42
4.2.Những hạn chế yếu kém của doanh nghiệp hiện nay ......................................44
4.2.1.Số lƣợng doanh nghiệp tăng lên nhanh, nhƣng qui mô chủ yếu là nhỏ lẻ,
phân tán đi kèm với trình độ kỹ thuật công nghệ thấp. .........................................44
4.2.2.Các yếu tố cơ bản của sản xuất chƣa đƣợc đảm bảo đầy đủ. .......................47
4.2.3.Thực hiện chính sách với ngƣời lao động còn một số bất cập xảy ra. .........47
4.2.4.Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tiến bộ nhƣng nhìn
chung vẫn chƣa cao ...............................................................................................48
4.3.Định hƣớng phát triển đối với các DNVVN tại Tiền Giang ...........................51
4.4.Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ..........................................................51
4.4.1.Thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................................51
4.4.2.Phân tích trung bình và độ lệch chuẩn ..........................................................53
4.5.Kết quả kiểm định các giả thuyết phân tích mô hình nghiên cứu ...................53


4.5.1.Sự tƣơng quan ...............................................................................................53
4.5.2.Hiện tƣợng đa cộng tuyến .............................................................................54
4.5.3.Hiện tƣợng phƣơng sai không đổi ................................................................54
4.5.4.Sự độc lập của phần dƣ ƣớc lƣợng ...............................................................55
4.6.Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội ...........................................................55

4.6.1.Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội ........................................................55
4.6.2.Phƣơng trình hồi quy ....................................................................................57
4.7.Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu ......................................................58
Tóm tắt chƣơng 4 ...................................................................................................59
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................60
5.1.Kết luận ............................................................................................................60
5.1.1.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN
tại Tiền Giang ........................................................................................................60
5.1.2.Thực trạng doanh nghiệp Tiền Giang ...........................................................61
5.2. Hàm ý chính sách và kiến nghị .......................................................................62
5.2.1.Hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh và tăng cƣờng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các DNVVN tại Tiền Giang .................................................................62
5.2.2.Kiến nghị ......................................................................................................63
5.3.Hạn chế nghiên cứu .........................................................................................68
5.4.Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNTN: Doanh nghiệp tƣ nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban Nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
SXKD: Sản xuất kinh doanh
ROS: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu
TIẾNG ANH
GRDP (Gross Regional Domestic Product): Tổng sản phẩm của tỉnh

USD (United States Dolla): Đô la Mỹ
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thƣơng mại thế giới
EU (European Union): Liên minh châu Âu
TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement): Hiệp định đối tác chiến lƣợc
xuyên Thái Bình Dƣơng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nƣớc ..................9
Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ .....................................................12
Bảng 2.3: Tổng hợp sơ lƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. .............................................................23
Bảng 2.4: Diễn giải các biến đo lƣờng trong mô hình nghiên cứu đề xuất ..........32
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu ..............................................................35
Bảng 3.2: Bảng tần số mẫu nghiên cứu: ...............................................................37
Biểu đồ 01: Doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang năm 2012-2016 ...............................40
Bảng 4.1: Số liệu chi tiết của các khu vực doanh nghiệp nhƣ sau: ......................41
Biểu đồ 02: Tổng lợi nhuận trƣớc thuế năm 2012-2016 ......................................42
Biểu đồ 03: Thu nhập bình quân 1 lao động trên tháng .......................................43
Biểu đồ 04: Quy mô lao động của doanh nghiệp năm 2016 ................................45
Biểu đồ 05: Quy mô vốn của doanh nghiệp 2016 ................................................46
Bảng 4.2: Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ năm 2016 ...............................46
Biểu đồ 06: Đóng góp BHXH của chủ doanh nghiệp so với tổng thu nhập của
ngƣời lao động 2012-2016 ...................................................................................48
Biểu đồ 07: Tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm 2012-2016 .......................................49
Bảng 4.3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2012-2016 .........................................49
Bảng 4.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012-2016 ...............................50
Biểu đồ 08: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012-2016 .............................50
Bảng 4.5: Cơ cấu DNNVV tại tỉnh Tiền Giang phân theo loại hình hoạt động ..52
Bảng 4.6: Phân loại DNNVV theo quy mô lao động ...........................................52

Bảng 4.7: Phân loại DNNVV theo lĩnh vực hoạt động ........................................52
Bảng 4.8: Thống kê mô tả mẫu khảo sát về DNVVN tại Tiền Giang. .................53
Biểu đồ 09: Biểu đồ phƣơng sai không đổi ..........................................................54
Biểu đồ 10: Biểu đồ tần số P-P của phần dƣ chuẩn hóa của mô hình hồi quy.....54
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội................................................55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................31
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................39


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Lý do nghiên cứu
Doanh nghiệp nƣớc ta nói chung, Tiền Giang nói riêng ngày càng có vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo
nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động và giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo
thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Qua kết
quả số liệu điều tra doanh nghiệp 01/03/2017, số doanh nghiệp thực tế của tỉnh Tiền
Giang đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2016 là 3.628 doanh nghiệp, tăng 22,15%
so năm 2012, tăng 18,1% so với thời điểm đầu năm, bình quân từ 2012 đến 2016 số
doanh nghiệp tăng 4,57%/năm (mỗi năm tăng thêm 132 doanh nghiệp). Kim ngạch
xuất khẩu năm 2012 đạt 973.696 ngàn USD, năm 2013 đạt 1.195.619 ngàn USD,
năm 2014 đạt 1.656.004 ngàn USD năm 2015 đạt 2.005.888 ngàn USD, năm 2016
đạt 2.095.800,6 ngàn USD, bình quân từ 2012 đến 2016, kim ngạch xuất khẩu tăng
20,9%/năm (mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 224.421 ngàn USD). Phát
triển doanh nghiệp tạo ra nhiều loại hình sở hữu khác nhau, phát triển mạnh mẽ khu
vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, góp

phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy cả nội lực và
ngoại lực vào phát triển kinh tế xã hội. Những năm qua doanh nghiệp Tiền Giang
vừa có cơ hội thuận lợi trong việc tiếp cận thị trƣờng để xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ; các khoản tín dụng ƣu đãi từ các nguồn khác nhau, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, trình độ quản lý doanh nghiệp và đổi mới công nghệ sản xuất … Tuy nhiên,
doanh nghiệp Tiền Giang cũng đang gặp phải thách thức vì doanh nghiệp Tiền
Giang chủ yếu vừa và nhỏ, vốn thấp, công nghệ lạc hậu và trình độ quản lý doanh
nghiệp còn hạn chế chính vì điều đó nên tác giả quyết định thực hiện đề tài Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang nhằm tìm ra các nhân tố chủ yếu tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp cho các
ngành, các cấp và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trong việc lãnh đạo, quản lý, lập chính


2

sách về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.
1.2.Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nƣớc ta nói chung cũng nhƣ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVV) nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng
đối với quá trình phát triển nền kinh tế nƣớc ta. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nƣớc ta
đã có bƣớc phát triển mạnh với số lƣợng tăng rất nhanh, Tổng cục Thống kê công
bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017, doanh nghiệp vừa tăng 23,6% so
với năm 2012, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tới
65,5% so với năm 2012, chiếm tới 74% tổng số doanh nghiệp, góp phần quan trọng
vào tăng trƣởng kinh tế nƣớc ta. Theo số liệu thu thập từ các cuộc điều tra doanh
nghiệp 01/03 hàng năm, số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ thời điểm 31/12 của
tỉnh Tiền Giang năm 2012 là 2.918 doanh nghiệp, chiếm 98,25% tổng số; năm 2013
là 3.023 doanh nghiệp, chiếm 98,34% tổng số; năm 2014 là 2.977 doanh nghiệp,
chiếm 98,28% tổng số; năm 2015 là 3.013 doanh nghiệp, chiếm 98,08% tổng số;

năm 2016 là 3.562 doanh nghiệp chiếm 98,18% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh,
bình quân từ 2012 đến 2016 số doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 4,54%/năm (mỗi năm
tăng thêm 129 doanh nghiệp) đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế tỉnh
nhà, giải quyết việc làm, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang...
Tuy nhiên, do xuất phát từ quy mô nhỏ, nguồn vốn và lao động hạn chế, năng
lực cạnh tranh yếu, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đƣơng đầu với nhiều khó
khăn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng nhƣ các công ty có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trong thời gian qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền
Giang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chƣa phát huy
đƣợc hết những tiềm năng của mình. Nguyên nhân của sự khó khăn xuất phát từ
chính sự yếu kém của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang: chƣa có hoạch
định chiến lƣợc kinh doanh, thƣơng hiệu, vốn, marketing, trình độ kỹ năng trong
quản trị doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Tiền Giang nói riêng phải tìm nhiều giải pháp hữu hiệu để tạo nhiều lợi


3

nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời phải có
những chiến lƣợc kinh doanh linh hoạt, phù hợp hơn cho mỗi giai đoạn phát triển.
Để thực hiện điều đó các doanh nghiệp phải tự đánh giá lại hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp mình, nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để phát huy các thế
mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế của doanh nghiệp mình. Có nhƣ vậy
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang mới đứng vững và phát triển trong môi
trƣờng cạnh tranh gay gắt ở trong nƣớc và quốc tế hiện nay. Đồng thời giúp cho các
ngành, các cấp và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trong việc lãnh đạo, quản lý, lập chính
sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Tiền Giang nên tác giả đã chọn đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang" để
làm luận văn thạc sĩ.
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang.
1.3.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các DNVVV tại Tiền Giang.
Thứ hai, Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các DNVVV tại Tiền Giang.
Thứ ba, Trên cơ sở kết quả phân tíchkiến nghị các giải pháp, chính sách thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVV tại Tiền Giang.
1.3.3.Câu hỏi nghiên cứu
Một là, Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Tiền Giang trong thời gian qua nhƣ thế nào. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ra sao.
Hiệu quả thế nào.
Hai là, Những nhân tố nào có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh


4

của các DNVVV tại Tiền Giang.
Ba là, Hàm ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang.
1.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng khảo sát: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang đã thành
lập và sản xuất kinh doanh trên 1 năm tính đến thời điểm nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu: Chính là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn đƣợc thực hiện
tại tỉnh tiền Giang, trên phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tiền Giang,
-Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp từ năm 2012 - 2016.
Thời gian thu thập lấy dữ liệu sơ cấp thực hiện từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 10
năm 2017.
-Vùng nghiên cứu: Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn Tiền Giang. Trong đó, các DNVVV hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu ở các huyện, thành phố, thị xã nhƣ: thành phố Mỹ Tho, Châu Thành,
Cái Bè, thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tân Phƣớc.
1.5.Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1.Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ
bằng phƣơng pháp nghiên cứu khám phá định tính, (2) nghiên cứu chính thức bằng
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Cụ thể:
(1)Nghiên cứu khám phá định tính
Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận với 12 chuyên gia của Ban quản lý
các Khu công nghiệp, Sở Công thƣơng, Sở kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thống kê tỉnh
Tiền Giang và 01 đại diện Doanh nghiệp là những ngƣời am hiểu về tình hình sản


5

xuất kinh doanh cũng nhƣ trong quản lý của các doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang.
Nghiên cứu định tính dùng để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang sử dụng cho
nghiên cứu định lƣợng.
(2) Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các
nhà quản lý doanh nghiệp gồm: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trƣởng phòng kế toán
của doanh nghiệp thông qua phiếu khảo sát đƣợc thiết lập dựa theo kết quả của
nghiên cứu định tính. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền
Giang. Phân tích hồi quy bội đƣợc thực hiện để xem xét mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế
nào của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Tiền Giang.
Dữ liệu đƣợc thu thập trong nghiên cứu định lƣợng này đƣợc xử lý bằng phần
mềm SPSS 22.0. Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh,
tổng hợp, chuyên gia và quy nạp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng dữ liệu kết quả
Tổng điều tra kinh tế năm 2017 để đánh giá thực trạng của từng nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền
Giang.
1.5.2.Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu của đề tài này đƣợc dựa trên nhiều nguồn:
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các thông tin đƣợc thu thập từ số liệu từ kết quả điều
tra doanh nghiệp 1/3 từ năm 2013-2017.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Sử dụng thông tin từ bảng câu hỏi của các doanh nghiệp
đƣợc chọn mẫu khảo sát nghiên cứu. Cụ thể là điều tra thông qua bảng câu hỏi là
những ngƣời am hiểu về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Tiền Giang nhƣ: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trƣởng phòng kế toán của doanh
nghiệp.
1.5.3.Phƣơng pháp chọn mẫu


6

Tổng thể mẫu là 3.562 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
có đến thời điểm 31/12/2016 chiếm 98,18% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.

Phƣơng pháp chọn mẫu: Để tiết kiệm thời gian và chi phí và đồng thời làm
giảm tỉ lệ sai số do chọn mẫu. Kỹ thuật chọn mẫu đƣợc thực hiện là phƣơng pháp
chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên đƣợc sử dụng để thu thập số liệu sơ
cấp. Những thông tin điều tra bao gồm: Thông tin cơ bản về doanh nghiệp, ngành
nghề kinh doanh, lao động, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp…
1.6.Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng một mô hình các nhân tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền
Giang. Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn, luận văn phân tích thực trạng và
nguyên nhân hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang trong thời gian
tới. Luận văn có những đóng góp khoa học sau:
1.6.1.Về phƣơng diện học thuật
+ Luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang.
+ Luận văn đã đánh giá thực trạng của các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang. Cụ thể luận
văn đã khái quát về thực trạng của doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang thông qua việc
đánh giá thực trạng 7 yếu tố về: (1) Số lƣợng doanh nghiệp, (2) Các yếu tố sản xuất,
(3) Kết quả sản xuất kinh doanh, (4) Lợi nhuận, (5) Vốn đầu tƣ, (6) Thu nhập của
ngƣời lao động, (7) Phân tích và đánh giá những yếu kém của doanh nghiệp tỉnh
Tiền Giang.
+ Luận văn kiến nghị các đề xuất gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.
Giải pháp đƣa ra là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Tiền Giang phải chủ động,
không trông chờ, hay dựa vào sự giúp đỡ của Nhà nƣớc nên tiếp tục mạnh dạn đầu


7


tƣ đổi mới công nghệ tiến tiến, phát triển đa dạng các sản phẩm công nghiệp, không
ngừng quan tâm yếu tố cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nhất là các mặt hàng chế biến nông thủy sản, hàng xuất khẩu. Đồng thời các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Tiền Giang không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp
vụ, pháp luật trong nƣớc và quốc tế, ngoại ngữ, quản lý kinh tế và đặc biệt là phải
xây dựng cho mình một thƣơng hiệu uy tín vì yếu tố thị trƣờng là nơi quyết định sự
sống còn của doanh nghiệp.
1.6.2.Về phƣơng diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đem lại kết quả và những đóng góp nhất định, phần nào
giúp cho các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp
hiểu rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang.
Luận văn mang ý nghĩa ứng dụng, đƣợc thu thập, tổng hợp số liệu và phân tích
theo chiều rộng kết hợp với chiều sâu nhƣ phân tích mối liên hệ đối với tình hình
biến động về số lƣợng cơ sở, lao động, vốn, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách...
thông qua kết quả nghiên cứu đề ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Tiền Giang, đáp ứng
yêu cầu bảo đảm thông tin phục vụ công tác quản lý, xây dựng qui hoạch, kế hoạch
và phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, mục tiêu của địa
phƣơng.
Các kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội nhấn mạnh vào việc kiểm tra bằng
chứng, tập trung vào cơ sở lập luận nên kết quả cung cấp cho các cấp, các ngành ở
địa phƣơng đã có tác dụng tích cực làm căn cứ kiểm định việc lãnh đạo, chỉ đạo tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Tiền Giang. Đây là những thông tin
thống kê không thể thiếu và đáp ứng kịp thời cho lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND
tỉnh, cùng với các Sở, Ban ngành và các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin.
1.7.Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc bố cục theo 5 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu



8

Giới thiệu khái quát về tầm quan trọng và sự cần thiết nghiên cứu của đề tài,
gồm mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày tổng quan lý thuyết các nghiên cứu trƣớc, tổng hợp một số nghiên
cứu có liên quan đến đề tài và mô hình nghiên cứu. Cuối cùng là đánh giá tổng quan
các tài liệu có liên quan và trình bày các giả thuyết và quan trọng để đề xuất mô
hình nghiên cứu thích hợp.
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu
Trình bày phƣơng pháp phân tích dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định lƣợng
thích hợp, quy trình nghiên cứu, đề cập đến một số khái niệm liên quan đến các vấn
đề cần nghiên cứu và các phƣơng pháp phân tích sử dụng để phân tích các mục tiêu
của đề tài. Xây dựng mô hình nghiên cứu, xác định rõ các biến trong mô hình. Trình
bày rõ quy trình thực hiện trong nghiên cứu định lƣợng bao gồm các kỹ thuật nhƣ:
Phƣơng pháp chọn mẫu, phân tích tƣơng quan, phân tích hồi quy…
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nội dung nghiên cứu và thảo luận. Kết quả phân tích dựa
trên số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp tại Tiền Giang bao gồm thống
kê mô tả, hệ số tƣơng quan, kết quả phân tích. Trên cơ sở đó đánh giá đƣợc từng
nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN), đồng thời đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh cho các DNVVN tại Tiền Giang.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết luận và kiến nghị một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN tại Tiền Giang.



9

CHƢƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Trình bày thông tin về cơ sở lý thuyết, các lý thuyết đã đƣợc nghiên cứu trƣớc
để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết mô hình.
2.1.Cơ sở lý thuyết
2.1.1.Khái niệm và cơ sở phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.1.1.Khái niệm và phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của
một số nƣớc và ở Việt Nam
Theo quy định từng quốc gia, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc
hiểu và xác định khác nhau tùy theo từng nơi. Định nghĩa về doanh nghiệp vừa và
nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải dựa vào quy mô doanh nghiệp. Thông
thƣờng đó là tiêu chí về số lao động, vốn đăng kí kinh doanh, doanh thu, tuy nhiên
các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia nên chƣa có sự thống nhất với nhau trên
thế giới.
2.1.1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nƣớc
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nƣớc
Các tiêu chí áp dụng
Quốc gia

Phân loại
DNVVN

Số lao động
(Ngƣời)

Doanh nghiệp
Úc


nhỏ
Doanh nghiệp
vừa
Doanh nghiệp

Đức

nhỏ
Doanh nghiệp
vừa

1 – 99
100 – 499

< 49

< 499

Tổng số vốn
hoặc
Giá trị tài sản

Không
định

Doanh thu
trong năm

quy Không


quy

định
Dƣới 1 triệu

Không
định

quy Mác
Từ 1 – 100
triệu Mác


10

Các tiêu chí áp dụng
Quốc gia

Phân loại
DNVVN

Số lao động
(Ngƣời)

Doanh nghiệp
Indonesia

nhỏ
Doanh nghiệp
vừa


5 - 19

20 - 29
Không

Đài Loan

DNVVN

Singapore

DNVVN

Thái Lan

DNVVN

< 50

Malaysia

DNVVN

< 250

Tổng số vốn
hoặc
Giá trị tài sản


Khoảng

trong năm

70 Không

> 40 triệu Đài >
tệ

Không

<

40

triệu

Đài tệ
20

triệu Không

Đôla

quy

định

<2 triệu Baht
<


quy

định

triệu Rupi

quy định
quy định

Doanh thu

1

Ringis

Không

quy

định

triệu Không

quy

định

Nguồn:1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh
nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ,

OECD, 2000.
Ở nƣớc ta trong thời gian qua có nhiều tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ của một số cơ quan Nhà nƣớc, một số tổ chức đã đƣa ra một số tiêu chí nhƣ
sau:
Thứ nhất, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam xác định doanh nghiệp vừa và
nhỏ để cho vay là các doanh nghiệp có dƣới 500 lao động, vốn cố định dƣới 10 tỷ
đồng, vốn lƣu động dƣới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dƣới 20 tỷ đồng.
Thứ hai, Liên Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội -Tài chính đã ban hành
Thông tƣ số 21/LDTT ngày 17/6/1993 nhằm mục đích để có chính sách đầu tƣ và
quản lý doanh nghiệp xác định doanh nghiệp nhỏ có số lao động thƣờng xuyên nhỏ


11

hơn 10 ngƣời, vốn pháp định dƣới 1 tỷ đồng.
Thứ ba, Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta, dự án
VPE/US/95/004 do UNIDO tài trợ xem doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có vốn
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải thấp hơn 1 tỷ đồng, lao động của doanh
nghiệp phải nhỏ hơn 30 ngƣời. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp phải có số lao
động từ 31 đến 200 ngƣời và vốn kinh doanh đăng ký phải nhỏ hơn 5 tỷ đồng. Sự
xác định này nhằm mục đích để tài trợ cho doanh nghiệp.
Thứ tư, Theo Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chƣơng trình hợp tác
giữa Việt Nam và EU: Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt tiêu chí để hỗ trợ vốn cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam gồm các doanh nghiệp có số lao động thƣờng
xuyên trong doanh nghiệp phải từ 10 đến 500 lao động và phải có vốn điều lệ từ
50.000 đến 300.000 USD.
Thứ năm, Theo tiêu chí của Quỹ Phát triển Nông thôn do Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam quản lý xác định đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số
vốn không hơn 2 triệu USD, lao động trong doanh nghiệp nhỏ hơn 500 ngƣời. Mục
đích xác định mức độ đô thị hóa ở nông thôn để có chính sách phát triển ngành nghề

ở nông thôn.
Thứ sáu, Theo công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ về
việc định hƣớng chiến lƣợc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã quy định đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là những doanh nghiệp có vốn điều lệ
dƣới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dƣới 200 ngƣời. Theo quy
định trong quá trình thực hiện các bộ, ngành, địa phƣơng có thể dựa vào tình hình,
điều kiện thực tế mà áp dụng cả hai tiêu chí lao động và vốn hoặc 1 trong 2 tiêu chí
này. Dựa theo cách xác định này thì số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta
chiếm tỷ lệ rất lớn trong toàn bộ doanh nghiệp ở Việt Nam. Nếu theo tiêu chí vốn,
theo Tổng cục Thống kê trong tổng số 402.326 doanh nghiệp đƣợc điều tra trong
cuộc điều tra doanh nghiệp trên phạm vi cả nƣớc tại thời điểm 01/01/2015 có tới
213.241 doanh nghiệp là các doanh nghiệp có số vốn kinh doanh nhỏ hơn 5 tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 53%. Nếu dựa vào tiêu chí lao động thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là


12

396.809 doanh nghiệp chiếm 98,6% trong tổng số các doanh nghiệp.
Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về việc hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tiêu chí xác định phải có số lao động trung
bình hàng năm không quá 300 ngƣời hoặc vốn đăng ký không hơn 10 tỷ đồng,
doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu
tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc.
Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày
3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/06/2009
về việc hỗ trợ DNVVN, qui mô của DNVVN đƣợc phân loại cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô
Doanh
Khu vực

nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ

siêu nhỏ
Số lao

Tổng nguồn

động

vốn

Nông
nghiệp,lâm Nhỏ hơn10
nghiệp và

Nhỏ hơn 20

ngƣời

tỷ đồng

Nhỏ hơn


Nhỏ hơn 20

10 ngƣời

tỷ đồng

thủy sản
Công
nghiệp và
xây dựng

Số lao động

Doanh nghiệp vừa
Tổng

Số lao động

nguồn vốn
Từ hơn 10

Từ hơn 20

Từ hơn 200

ngƣời - 200

tỷ đồng -

ngƣời - 300


ngƣời

100 tỷ đồng

ngƣời

Từ hơn 10

Từ hơn 20

Từ hơn200

ngƣời - 200

tỷ đồng -

ngƣời - 300

ngƣời

100 tỷ đồng

ngƣời


13

Quy mô
Doanh

Khu vực

Dịch vụ

nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ

siêu nhỏ
Số lao

Tổng nguồn

động

vốn

Nhỏ hơn

Nhỏ hơn 10

10 ngƣời

tỷ đồng

Số lao động

Doanh nghiệp vừa
Tổng


Số lao động

nguồn vốn
Từ hơn 10

Từ hơn 10

Từ hơn 50

ngƣời -50

tỷ đồng - 50

ngƣời -100

ngƣời

tỷ đồng

ngƣời

Nguồn: Nhóm biên soạn (2009),Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý. “Cơ
chế quản lý nhà nước trong các doanh nghiệp DNVVN”, trang 18,19,20,21, Nxb
Lao động-Xã hội).
Tuy nhiên, phân loại DNVVN cũng dựa trên độ lớn hay theo qui mô của
doanh nghiệp và phụ thuộc vào nhiều tiêu thức. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế
Giới (WB) và Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) các doanh nghiệp đƣợc chia theo
qui mô sau:
Doanh nghiệp siêu nhỏ: Doanh nghiệp có số lao động không quá 10 ngƣời,
tổng tài sản trị giá không quá 100 ngàn USD, tổng doanh thu hàng năm không quá

100 ngàn USD.
Doanh nghiệp nhỏ: Doanh nghiệp có số lao động không hơn 50 ngƣời và tổng
tài sản trị giá không quá 3 triệu USD, tổng doanh thuhàng năm không quá 3 triệu
USD.
Doanh nghiệp vừa: Doanh nghiệp có số lao động không hơn 300 nhân công,
tổng tài sản trị giá không quá 15 triệu USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 15
triệu USD.
Vậy tiêu chí này, số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ ngày càng cao
trong tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê thực tế những
năm gần đây, số doanh nghiệp nhỏ và vừa có số vốn dƣới 10 tỷ đồng chiếm 94,93%


14

trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam.
Luận văn này tác giả sử dụng tiêu chí phân loại DNVVN theo Nghị định số
56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/06/2009 về hỗ trợ phát triển
DNVVN nhằm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Tiền Giang.
2.1.2.Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.2.1.Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Có nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù này. Theo Paul A Samuemlson
viết trong cuốn Kinh tế học chỉ ra: “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất
các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con ngƣời”.
Theo giáo trình Thống kê doanh nghiệp của Trƣờng Đại học kinh tế TP Hồ Chí
Minh thì hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích
đạt đƣợc từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở xem xét
mối quan hệ giữa lợi ích đạt đƣợc với chi phí mất đi trong quá trình SXKD, phản
ánh trình độ khai thác các nguồn lực, trình độ phát triển doanh nghiệp theo chiều
sâu nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả hoạt động SXKD mà hiệu quả luôn gắn

liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu đƣợc
khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD ta cần xét đến hiệu quả kinh tế của một quá
trình cụ thể.
"Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt đƣợc mục tiêu xác định"(GS.TS.Ngô Đình Giao), nó biểu hiện mối quan hệ
so sánh giữa kết quả thu về và những chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó, phản ánh
đƣợc chất lƣợng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng đã nêu trên, ta có thể
nhận thức rằng hiệu quả hoạt động SXKD là một khái niệm phản ánh khả năng sử
dụng các nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối quan hệ
giữa kết quả thu về và những chi phí mà doanh nghiệp mất đi để doanh nghiệp đạt
đƣợc kết quả mong muốn, sự chênh lệch giữa kết quả thu về và những chi phí mà


15

doanh nghiệp bỏ ra càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng
đáp ứng về mặt chất lƣợng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trƣờng.
2.1.2.2.Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số lợi nhuận (lợi
nhuận ròng) so với doanh thu của doanh nghiệp (ROS).
Theo giáo trình Thống kê doanh nghiệp của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc
dân, tỷ số lợi nhuận so doanh thu (ROS) trong một kỳ nào đó đƣợc tính bằng công
thức: lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu của doanh
nghiệp thực hiện trong kỳ đó. Đơn vị tính của (ROS) là %. Cả lợi nhuận ròng lẫn
doanh thu ta có thể thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Công thức tính tỷ số này nhƣ sau:

ROS = Lợi nhuận ròng / Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ
số này có kết quả mang giá trị dƣơng (+) thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có
lãi; tỷ số lợi nhuận so doanh thu càng lớn thì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
càng lớn. Tỷ số này có kết quả mang giá trị âm (-) tƣơng ứng là doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số lợi nhuận so doanh thu phụ thuộc vào đặc
điểm kinh doanh của từng ngành. Nên khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty,
ngƣời ta so sánh tỷ số này của doanh nghiệp mình với tỷ số bình quân của toàn
ngành của doanh nghiệp mình tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài
sản có xu hƣớng ngƣợc nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, ngƣời phân tích tài
chính thƣờng tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
2.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
2.1.3.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Chittithawom và cộng sự (2011), đã thực hiện nghiên cứu“Các yếu tố ảnh
hưởng đến thành công kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại


16

Thái Lan”. Mục đích của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến
sự thành công của các DNVVN tại Thái Lan. Nghiêu cứu tác giả dùng phƣơng pháp
phân tích hồi quy bội để nghiên cứu các yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự thành
công của các DNVVN tại Thái Lan. Qua nghiên cứu tác giả cho ta thấy những yếu
tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự thành công của các DNVVN tại Thái Lan nhƣ
sau: Đặc tính của doanh nghiệp, Cách để thực hiện kinh doanh, Nguồn lực và tài
chính, Khách hàng và thị trƣờng, Môi trƣờng bên ngoài.
Kokko, Ari & Sjöholm, Fredrik (2004), The Internationalization of Vietnamese
SMEs, The European Institute of Japanese Studies. Bài báo cáo sử dụng các dữ liệu
vi mô từ ba cuộc điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam qua các năm 1990,

1996 và 2002, kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập
kinh tế quốc tế thành công mặc dù sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong thời gian qua là một trong những yếu tố quan trọng góp phần không
nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra trong
năm 2002, 2003 chỉ có 3% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tham gia hoạt động
thƣơng mại quốc tế. Xuất khẩu đang trở thành động lực quan trọng để nền kinh tế
Việt Nam phát triển. Vì vậy, vai trò của khu vực kinh tế này vẫn chƣa rõ ràng. Kết
quả nghiên cứu cho rằng những thách thức phía trƣớc là rất lớn. Để duy trì mức
tăng trƣởng cao trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
ở nƣớc ta phải nỗ lực nhiều hơn để tăng cƣờng khả năng của mình. Doanh nghiệp
không chỉ đầu tƣ thêm máy móc, thiết bị mà còn cần phải quan tâm đầu tƣ vào vốn
con ngƣời và các kỹ năng quản trị. Một khó khăn lớn khác đối với loại doanh
nghiệp này là khả năng tiếp cận tín dụng. Kết quả nghiên cứu khẳng định các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trong tất cả lĩnh vực có qui mô càng nhỏ và kỹ thuật
sản xuất càng lạc hậu thì khả năng tiếp cận tín dụng càng khó hơn. Với cấu trúc
kinh tế Việt Nam nhƣ hiện nay thì rất khó có cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có thể tiếp cận tín dụng nhiều hơn.
Kinyua (2014), đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Jua Kali ngành trong Nakuru Town, Kenya”.


×