Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH QUANG PHONG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM
AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRƯỜNG HỢP
THÀNH PHỐ CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH QUANG PHONG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM
AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRƯỜNG HỢP
THÀNH PHỐ CÀ MAU
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THÁI HOÀNG

Tp. Hồ Chí Minh - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập và sử
dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố
trong bất kì công trình nào.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018
Tác giả thực hiện

TRỊNH QUANG PHONG


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ...........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ...................................................................3

1.6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.7. Bố cục của nghiên cứu ...................................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................6
2.1. Thực phẩm an toàn ........................................................................................6
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................6
2.1.2. Phân loại TPAT ........................................................................................7
2.1.2.1. Thực phẩm không gây hại ...................................................................8
2.1.2.2. Thực phẩm hữu cơ ...............................................................................8
2.1.2.3. Thực phẩm xanh ..................................................................................8


2.2. Thực trạng ATTP tỉnh Cà Mau ......................................................................9
2.3. Các nghiên cứu về ý định mua TPAT .........................................................10
2.3.1. Một số mô hình nghiên cứu về TPAT trong nước .................................10
2.3.2. Một số mô hình nghiên cứu về TPAT nước ngoài .................................13
2.4. Ý định mua TPAT và các mối liên hệ giữa các yếu tố ................................15
2.4.1. Ý định mua .............................................................................................15
2.4.2. Các mối liên hệ giữa các yếu tố ..............................................................17
2.4.2.1. Mối liên hệ giữa yếu tố sự quan tâm đến sức khỏe ...........................17
2.4.2.2. Mối liên hệ giữa yếu tố nhận thức về chất lượng ..............................18
2.4.2.3. Mối liên hệ giữa yếu tố sự quan tâm đến môi trường ATTP ............19
2.4.2.4. Mối liên hệ giữa yếu tố nhận thức về hệ thống bán hàng ................19
2.4.2.5. Mối liên hệ giữa yếu tố nhận thức về giá bán ...................................20
2.4.2.6. Mối liên hệ giữa nhóm tham khảo.....................................................21
2.5. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................23
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................23
3.2. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ....................................25
3.3. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................26
3.3.1. Phân tích định tính các yếu tố nhận thức ................................................26

3.3.2. Phân tích định lượng sơ bộ các yếu tố nhận thức ...................................28
3.4. Xác định quy mô mẫu ..................................................................................30
3.5. Phương pháp chọn cỡ mẫu và thu thập dữ liệu ...........................................30
3.5.1. Phương pháp chọn cỡ mẫu .....................................................................30
3.5.2. Thu thập dữ liệu ......................................................................................31


3.6. Phương pháp xử lý dữ liệu ...........................................................................31
3.6.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu nghiên cứu ...........................................31
3.6.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ Cronbach’s Alpha ...............31
3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................32
3.6.4. Phân tích tương quan Pearson ................................................................33
3.6.5. Phân tích hồi quy bội ..............................................................................33
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................35
4.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu và các biến nghiên cứu ............................35
4.1.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu nghiên cứu ...........................................35
4.1.2. Phân tích dữ liệu thống kê các biến nghiên cứu .....................................37
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................49
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................43
4.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ...................................................................49
4.5. Phân tích tương quan Pearson......................................................................50
4.6. Phân tích hồi quy bội ...................................................................................51
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................55
5.1. Kết luận ........................................................................................................55
5.2. Kiến nghị......................................................................................................57
5.3. Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................63
5.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .........63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

ATTP

An toàn thực phẩm

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

TPAT

Thực phẩm an toàn

TP

Thực phẩm

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1: Thang đo định danh về các khái niệm trong mô hình ............................25
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu theo giới tính.........................................................35
Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu theo tuổi ................................................................36
Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn ............................................36
Bảng 4.4: Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập ........................................................37
Bảng 4.5: Giá trị trung bình của các nhóm nhân tố ................................................38
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................39
Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ........................................................43
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................44
Bảng 4.9: Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm ..........................................................47
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................50
Bảng 4.11: Tóm tắt mô hình ...................................................................................52
Bảng 4.12: Phân tích phương sai ANOVA .............................................................52
Bảng 4.13: Kết quả mô hình hồi quy bội ................................................................53


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2016) .........................11
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Ngô Phạm Ý Uyên (2017) ..............................13
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012) ........................14
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012) .........................15
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu mới .........................................................................22
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..............................................................................24
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA ....................................49


1

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG
Chương 1 - giới thiệu sự cần thiết, mục tiêu, câu hỏi và phương pháp nghiên
cứu. Đối tượng, phạm vi và bố cục của nghiên cứu cũng được trình bày trong
chương này.
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Kinh tế phát
triển khiến nhu cầu của người dân ngày càng cao, đặc biệt là trong nhu cầu ăn uống
không còn như câu nói “ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp”.
Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vẫn chưa được nhiều người
chú ý đến, do thực phẩm (TP) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và tạo năng lượng
cho sự phát triển của cơ thể con người. M i người chúng ta ai cũng đều nhận thấy
tầm quan trọng của việc n uống, đó là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được.
Tuy nhiên, nếu như nguồn TP không đảm bảo VSATTP, thì sức khoẻ con người
ngày càng bị ảnh hưởng. Thực tế cho thấy TP nhiều khi lại là nguồn gây ra bệnh và
làm cho sức khỏe con người bị ảnh hưởng. Đó là các loại TP không an toàn từ quy
trình sản xuất các loại đồ ăn, đồ uống kém chất lượng, chất lượng không được đảm
bảo và không sản xuất đúng theo những thành phần nguyên vật liệu cũng như quy
trình sản xuất đã đăng ký với cơ quan chức năng, về quy trình quảng cáo, nhãn mác
không đúng với sự thật vẫn thường xuyên diễn ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản không theo những quy định của các cơ quan chức
năng, từ đó gây ra ô nhiễm môi trường, thiên nhiên xung quang, cũng như là các
chất tồn dư, các hóa chất này trong TP, việc bảo quản và sử dụng không hợp lý dẫn
đến ngộ độc TP, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Đây là vấn đề gây ra nhiều
lo lắng trong người tiêu dùng và toàn xã hội. (Tuyên truyền về VSATTP, 2016).
Hàng năm ở Việt Nam thường tổ chức các hội nghị về phòng chống các bệnh
về ung thư. Trong năm 2017 có tổ chức hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống
ung thư được tổ chức tại Huế, hội nghị này do Hội Ung thư Việt Nam, Bệnh viện


2


Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp tổ chức. Phát biểu tại
hội nghị Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thăng, Phó giám đốc bệnh viện Trung
ương Huế cho biết “bệnh ung thư đang là một gánh nặng y tế toàn cầu. Ước tính thì
m i năm, trên toàn thế giới đã có trên 12 triệu người mắc căn bệnh về ung thư và 7
triệu ca mắc bệnh ung thư đã tử vong, xếp thứ 2 về tổng số người tử vong đứng sau
bệnh tim mạch. Ở đất nước Việt Nam, thì hàng năm có khoảng 126 ngàn ca mắc
căn bệnh về ung thư, trong đó có khoản 94 ngàn ca mắc bệnh ung thư đã tử vong
(theo thống kê ngành y tế). Thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây
ra căn bệnh ung thư, nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu là do
môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và nguồn TP có chứa chất gây hại không đảm
bảo vệ sinh”. Còn ở tỉnh Cà Mau thì theo kết quả kiểm tra của Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau tình hình VSATTP đối với các loại thực phẩm sử dụng
hằng ngày, hầu hết đều đạt chất lượng thấp. Điển hình như: nước đá 78.42%, nước
uống đóng chai 84.84%, bún, phở 63.33%. Đặc biệt, các loại thực phẩm đường phố
có tiêu chuẩn vệ sinh cực kỳ thấp, chỉ 17.16% chất lượng cho phép.
Bên cạnh đó đời sống xã hội ngày một phát triển, trình độ hiểu biết, nhận thức
của người tiêu dùng về vấn đề an toàn khi sử dụng thực phẩm càng được ưu tiên
hơn bao giờ hết. Và ở TP. Cà Mau với tình trạng kinh tế xã hội phát triển cũng là
nơi tiêu dùng thực phẩm an toàn (TPAT) nhiều hơn ở nông thôn. Mặc dù các sản
phẩm TPAT trên thị trường không phải là chưa có, nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của đông đảo người tiêu dùng, vì thế vẫn còn rất nhiều những cơ hội cho
các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã, đang và sẽ đầu tư vào lĩnh vực
kinh doanh này. Vì vậy, việc nghiên cứu về TPAT cho tỉnh Cà Mau hiện nay là vấn
đề cấp thiết.
Theo thực tế thì cũng có một số nghiên cứu trước đã thực hiện nghiên cứu về
TPAT như: nghiên cứu của Lê Thùy Hương được thực hiện tại Hà Nội, nghiên cứu
thực hiện ở TP. Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Thu Hiền, nhưng nghiên cứu về
TPAT lại chưa được thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau. Từ những lý do trên, tác



3

giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm
an toàn của người tiêu dùng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định mua TPAT của
người tiêu dùng.
- Đưa ra các ý kiến đóng góp cho nhà sản xuất, kinh doanh trong ngành thực
phẩm tại Cà Mau. Từ đó cải thiện tình hình ATVSTP tại Cà Mau, nâng cao chất
lượng cuộc sống người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành sản
xuất và kinh doanh TPAT tại Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng
TP. Cà Mau?
(2) Chiều hướng tác động của các yếu tố đến ý định mua TPAT như thế nào?
(3) Mức độ tác động của những yếu tố đến ý định mua TPAT như thế nào?
(4) Những hàm ý có thể đưa ra để nâng cao ý định mua TPAT của người tiêu
dùng tại TP. Cà Mau?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của
người tiêu dùng thành phố Cà Mau.
1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát: Người tiêu dùng TPAT tại thành phố Cà Mau.
- Dữ liệu được thu thập tại thành phố Cà Mau theo từng giai đoạn: nghiên cứu
định tính từ 01/7/2017 – 15/7/2017, nghiên cứu định lượng sơ bộ 01/8/2017 –
15/8/2017, nghiên cứu chính thức thời gian 1 tháng từ 1/9/2017 đến hết tháng
9/2017.
1.6. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và định lượng.


4

- Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện với kỷ thuật phỏng vấn
sâu 10 người tiêu dùng TPAT khu vực thành phố Cà Mau. Các dữ liệu thu thập
được sử dụng để điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Nghiên cứu sơ bộ: được tiến hành khảo sát 80 người tiêu dùng TPAT.
Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được trực tiếp gửi đến người tiêu
dùng trả lời. Thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy, đo giá trị bằng Cronbach’s
Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
+ Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ
mẫu là 250 đối tượng. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được trực
tiếp gửi đến người trả lời. Thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy và đo giá trị bằng
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được
kiểm định bằng phương pháp hồi quy bội. Phần mềm SPSS 20.0 được dùng để xử lý
dữ liệu.
1.7. Bố cục của nghiên cứu
Nghiên cứu được trình bày thành 5 chương
Chương 1: Giới thiệu chung: chương này trình bày sự cần thiết, mục tiêu, câu
hỏi và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng, phạm vi và bố cục của nghiên cứu cũng
được trình bày trong chương này.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: chương này trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên
cứu khái niệm về TPAT, thực trạng ATTP tại Cà Mau, ý định mua và các nghiên
cứu trước về ý định mua TPAT. Các giả thuyết sẽ được hình thành và cuối cùng là
mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: chương này trình bày quy trình nghiên
cứu, thiết kế thang đo, mẫu, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và phương

pháp xử lý dữ liệu.


5

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: chương này trình bày các kết quả thực hiện
nghiên cứu bao gồm: phân tích thống kê mẫu và các biến trong nghiên cứu, kiểm
định và đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA từ đó
điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu, phân tích tương quan Pearson cuối cùng là phân
tích hồi quy bội.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: trình bày tổng hợp lại kết quả nghiên cứu đã
đạt được và đưa ra một số đề xuất kiến nghị. Ý nghĩa, hạn chế của nghiên cứu và
hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài cũng được nêu rõ trong chương này.


6

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 - trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu: một số khái niệm, thực
trạng ATTP tại Cà Mau, các nghiên cứu trước, ý định mua và các mối liện hệ giữa
các yếu tố. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ được hình thành.
2.1. Thực phẩm an toàn
2.1.1. Khái niệm
Thực phẩm là “sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua
sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các
chất sử dụng như dược phẩm” (Luật ATTP Việt Nam số 55/2010/QH12, 2010).
Thực phẩm an toàn là “thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người” (Luật ATTP Việt Nam số 55/2010/QH12, 2010).
Trên thị trường thực phẩm, có nhiều cách gọi khác nhau về TPAT như: “Thực

phẩm sạch”, “Thực phẩm an toàn”. Đối với thực phẩm không an toàn còn có cách
gọi là “Thực phẩm bẩn”. Thuật ngữ “Thực phẩm sạch” hay “Thực phẩm bẩn” là
cách gọi thông thường, dân dã để nói về chất lượng và tính an toàn của thực phẩm
đối với sức khỏe con người, tuy cách gọi này chưa chính xác. Còn thuật ngữ “Thực
phẩm an toàn”, “Thực phẩm không an toàn” được sử dụng một cách chính thống
trong các tài liệu nghiên cứu, các sách, báo và trong sản xuất, chế biến thực phẩm,
cũng như trong các tiêu chuẩn chất lượng, các văn bản pháp luật hay các hợp đồng
giao dịch chính tắc.
Theo bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trường Đại học Cần Thơ cho rằng “những mặt hàng, những loại TP như rau tươi
bao gồm tất cả các loại rau chúng ta sử dụng hàng ngày như: củ, thân, lá, hoa quả
đảm bảo về chất lượng đúng với đặc tính giống của nó, hàm lượng các loại hóa chất
độc hại và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo


7

đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được xem là rau đảm bảo
ATVSTP, gọi là rau an toàn”.
Theo Trung tâm chứng nhận phù hợp, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam rau an toàn được quy định thì các chất
sau đây chứa trong rau không vượt quá tiêu chuẩn cho phép: dư lượng thuốc hóa
học, ký sinh trùng và số lượng vi sinh vật, dư hàm lượng nitrat, dư hàm lượng các
kim loại nặng như: chì kẽm, đồng, thủy ngân,…
Theo Hội Nông dân Việt Nam, TPAT là không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép. Không chứa các tác
nhân sinh học gây bệnh (vi rút, ký sinh trùng, vi sinh vật). Không chứa các loại tạp
chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng,…). TP phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Được
các cơ quan có thẳm quyền kiểm tra, đánh giá xác nhận về ATTP.
Từ các khái niệm trên, có thể thấy, TPAT là những TP được sản xuất, chế

biến, tiêu thụ trong điều kiện đảm bảo TP không gây mất an toàn về sức khỏe, tính
mạng, tài sản cho người sử dụng.
TPAT được phân thành các loại khác nhau. Theo Rongduo Liu, Zuzanna
Pieniak, Wim Verbeke (2013) “Thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với
TPAT tại Trung Quốc”, TPAT bao gồm TP không gây hại, TP xanh và TP hữu cơ.
Nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn (2010) “Sản xuất nông phẩm, TP theo
công nghệ sạch” cho rằng TP sạch được chia làm ba loại gồm: TP không gây hại;
TP sinh thái (hay còn gọi là TP xanh) và TP hữu cơ.
2.1.2. Phân loại TPAT
Tác giả đồng ý với quan điểm của Rongduo Liu, Zuzanna Pieniak, Wim
Verbeke (2013), nghĩa là, TPAT bao gồm TP không gây hại, TP xanh và TP hữu cơ.
Một số quan điểm về TP không gây hại, TP hữu cơ, TP xanh như sau:


8

2.1.2.1. Thực phẩm không gây hại
Theo Huang, Wu, Rong, You, & Jiang (1999) “Thẩm định chất lượng môi
trường cho vùng sản xuất rau không gây hại”, TP không gây hại là TP có chất
lượng tốt, bổ dưỡng và an toàn, có tồn dư các hóa chất độc hại như phân bón, thuốc
trừ sâu, kim loại nặng, nitrat ở dưới mức giới hạn cho phép, được thiết lập bởi các
tiêu chuẩn quốc gia.
2.1.2.2. Thực phẩm hữu cơ
Theo tổ chức nông nghiệp và TP thế giới (FAO) “TP hữu cơ là những TP
được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên không có hóa chất, kháng sinh, công nghệ
biến đổi gen hay bất kỳ hóa chất tổng hợp nào”. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn có
những tranh luận về thuật ngữ “Thực phẩm hữu cơ”.
2.1.2.3. Thực phẩm xanh
Theo Zhang và cộng sự (2002) “Đánh giá thị trường nông sản không gây hại
và các chính sách có liên quan” cho rằng, TP xanh được hiểu theo khái niệm về bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững. M i giai đoạn của quá trình sản xuất TP xanh
phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định của cơ quan
chuyên môn có thẩm quyền. TP xanh được chia ra 2 cấp, gồm cấp AA và cấp A.
Theo Qin, Li, và Tần (2003) “Sự khác nhau và mối quan hệ giữa TP hữu cơ, TP
xanh, TP không gây hại”, TP đạt tiêu chuẩn cấp A coi như đạt tiêu chuẩn TP không
ô nhiễm môi trường, an toàn với sức khỏe con người, tức là đạt yêu cầu “an toàn, vệ
sinh”, nếu đạt cấp AA coi như đạt tiêu chuẩn TP hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thực phẩm xanh phải được sản xuất và chế biến trong môi trường tuyệt đối
không có ô nhiễm. Các nguyên liệu nông sản, gia súc, gia cầm, thuỷ sản, quá trình
trồng trọt, chăn nuôi và gia công đều phải phù hợp quy trình sản xuất quy định. Ví
dụ, phải khoanh một vùng đồng ruộng chuyên dùng để sản xuất TP xanh, phải chọn
giống tốt có sức kháng bệnh cao, dùng phương pháp thiên dịch để chữa bệnh, dùng


9

phân bón hữu cơ đã ủ hoại để bón, không dùng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật
và các hoá phẩm khác, khiến cho tàn dư các chất gây ô nhiễm môi trường trong TP
tồn tại thấp nhất.
Từ khái niệm về các loại TPAT ở trên, có thể thấy, TP hữu cơ là loại TP mà
trong quá trình sản xuất không được sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ hóa học và không chứa chất kích thích tăng trưởng/ tăng trọng, TP xanh cần
phải được trồng trong môi trường hoàn toàn không ô nhiễm. Do vậy, TP hữu cơ, TP
xanh là những loại TP có rất ít trên thị trường, giá thành rất cao, không có nhiều
doanh nghiệp thương mại bán lẻ TPAT kinh doanh loại TP này. TP không gây hại
là loại TP trong quá trình sản xuất được sử dụng một số chất hóa học nhằm phòng
và chống bệnh cho cây trồng/ vật nuôi, những loại TP này phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về việc sử dụng các hóa chất như hàm lượng, thời gian trước thu
hoạch... nhằm đảm bảo sản phẩm không gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Loại
TP không gây hại có năng suất cao hơn TP hữu cơ và TP xanh, giá thành không

chênh lệch nhiều so với TP thông thường, nên các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh
loại TPAT này là chủ yếu, những mặt hàng TPAT mà các doanh nghiệp thương mại
bán lẻ kinh doanh phải được các cơ quan chứng nhận đảm bảo VSATTP. Loại
TPAT này sẽ khác với loại TPAT do các hộ gia đình tự trồng trọt, chăn nuôi, cung
ứng ra thị trường nhưng không được các cơ quan chức năng chứng nhận ATTP.
2.2. Thực trạng ATTP tỉnh Cà Mau
“Hoạt động sản xuất, buôn bán thực phẩm cũng như tiêu dùng thực phẩm tại
tỉnh Cà Mau hiện đang phát triển khá mạnh. Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Cà Mau, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5.388 cơ sở chế biến, kinh doanh thực
phẩm (có 615 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 1.418 cơ sở kinh doanh thực
phẩm, 3.355 cơ sở dịch vụ ăn uống). Trong đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, tuyến tỉnh quản lý 100%. Tuy nhiên,
đối với tuyến huyện còn khá ít, chỉ khoảng 40%, trong thời gian qua, qua kiểm tra,
đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm như: cơ sở không đảm bảo


10

ATVSTP, vệ sinh cơ sở không đạt, trang thiết bị dùng để chế biến thực phẩm không
đảm bảo, tại các khu chợ tình trạng bán thức ăn sống, chín được bày bán xen lẫn,
không có dụng cụ che đậy rất mất vệ sinh, nhiều loại rau, củ, quả, cá, thịt,…được
bày bán trên những tấm ni - lông hay những mảnh ván kê tạm bợ dưới nền đất ẩm
ướt. Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh, ao tù,… hoặc sử
dụng dụng cụ chế biến, bảo quản thô sơ, cũ kỹ rất mất vệ sinh. Người tiêu dùng lựa
chọn thực phẩm chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và cảm quan, chưa có một tiêu
chuẩn cụ thể nào để đánh giá TPAT, không bị nhiễm thuốc trừ sâu, chất độc hại.
Mặc dù biết nguy cơ mất ATVSTP là rất cao, nhưng do nhu cầu hằng ngày người
tiêu dùng đành phải chấp nhận sử dụng.”
2.3. Các mô hình nghiên cứu về ý định mua TPAT trong và ngoài nước
2.3.1. Một số mô hình nghiên cứu về TPAT trong nước

Trên thực tế thì đã có rất nhiều mô hình nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng” cụ thể là một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh”.
“Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua phỏng
vấn sâu để điều chỉnh, bổ sung thang đo. Tiếp theo, tiến hành kiểm định Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi phân tích những biến không
phù hợp sẽ bị loại bỏ, tác giả phân tích hồi quy để xây dựng mô hình hồi quy. Kết
quả phân tích cho thấy có 5 yếu tố có tác động dương đến ý định mua TPAT: sự
quan tâm đến sức khỏe, nhóm tham khảo, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ
quan, nhận thức về giá bán. Trong đó, sự quan tâm đến sức khỏe có tác động mạnh
nhất và cảm nhận về chất lượng có tác động yếu nhất.”


11

Mô hình nghiên cứu:
Sự quan
tâm đến sức
khỏe

Sự quan
tâm tới môi
trường
Nhóm tham
khảo

Nhận thức
về chất
lượng


Ý ĐỊNH MUA
THỰC PHẨM
AN TOÀN

Nhận thức về
sự sẵn có

Nhận thức
về giá bán
Chuẩn mực
chủ quan

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2016)
(Nguồn: mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016)
Nghiên cứu của Ngô Phạm Ý Uyên (2017) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Nha Trang”.
“Nghiên cứu này với 5 thành phần nhân tố ban đầu mà tác giả đề xuất gồm:
nhận thức về giá bán, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm đến sức khỏe, lòng tin
đối với truyền thông, nhận thức về sự sẵn có TPAT. Sau quá trình phân tích nhân tố
khám phá EFA từ kết quả khảo sát với 200 người tiêu dùng đã hình thành được 6
nhân tố, trong đó có một nhân tố mới được đề xuất, đó là nhân tố sự quan tâm đến
an toàn thực phẩm tách từ nhân tố sự quan tâm đến sức khỏe, tuy nhiên nhân tố sự
quan tâm đến an toàn thực phẩm đã bị loại sau khi chạy hồi quy. Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy, cả 5 nhân tố nhận thức về giá bán, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm


12

đến sức khỏe, lòng tin đối với truyền thông, nhận thức về sữ sẵn có của TPAT đều có

ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng có ý định mua TPAT hay không. Đối với nhân tố
sự quan tâm đến sức khỏe, nếu người tiêu dùng hài lòng với sức khỏe của mình, luôn
coi trọng sức khỏe, rất quan tâm đến sức khỏe, sức khỏe tốt so với người cùng tuổi, hi
sinh một vài sở thích để bảo vệ sức khỏe sẽ càng có ý định mua TPAT hơn. Nhân tố
nhận thức về giá bán cho thấy giá bán TPAT cao, phù hợp với chất lượng, giá cả hợp
lý thì người tiêu dùng sẽ có ý định mua TPAT. Nhân tố nhận thức về chất lượng cho
thấy TPAT có chất lượng cao, tươi, ngon, giàu dinh dưỡng, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, thì càng có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua TPAT. Nhân tố nhận thức về sự
sẵn có của sản phẩm TPAT thì TPAT luôn có sẵn, dễ mua, nhiều chủng loại, nhiều
đại lý phân phối thì người tiêu dùng sẽ hình thành ý định mua TPAT. Nhân tố lòng tin
đối với truyền thông thì TPAT có gắn nhãn mác, các tuyên bố về TPAT của nhà sản
xuất và những quảng cáo ở các siêu thị sẽ thu hút người tiêu dùng từ đó làm thúc đẩy
ý định mua TPAT.”
Như vậy, các cơ sở kinh doanh cần xây dựng một chính sách giá hợp lý, quan
tâm nhiều đến chất lượng TPAT, thường xuyên có các chương trình tư vấn và chăm
sóc sức khỏe để nâng cao nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời xây
dựng chiến lược kênh phân phối phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu
dùng tiếp cận được nguồn TPAT, song song đó là các hoạt động truyền thông để thu
hút khách hàng. Nghiên cứu này nhằm mục đích là phân tích đánh giá mức độ ảnh
hưởng của một số nhân tố như: “sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về giá bán,
nhận thức về chất lượng, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm TPAT, lòng tin đối
với truyền thông”, làm ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng tại
TP. Nha Trang.


13

Mô hình nghiên cứu:
Sự quan tâm đến sức khỏe


H1
Sự quan tâm đến ATTP
H2
Nhận thức về giá bán

Nhận thức về chất lượng

H3

H4

Ý ĐỊNH
MUA THỰC
PHẨM AN
TOÀN

H5
Nhận thức về sự sẵn có
H6
Lòng tin đối với truyền thông
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Ngô Phạm Ý Uyên (2017)
(Nguồn: mô hình nghiên cứu của Ngô Phạm Ý Uyên, 2017)
2.3.2. Một số mô hình nghiên cứu về TPAT ở nước ngoài
Nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự ( 2012)
Nghiên“cứu được thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của sự hiểu biết về môi
trường và sự quan tâm tới môi trường tới thái độ từ đó ảnh hưởng tới ý định mua
TPAT của người tiêu dùng Malaysia. Tác giả đã phỏng vấn 384 người tiêu dùng ở
các loại TPAT khác nhau và phân tích bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu
đã tìm ra rằng sự hiểu biết về môi trường và sự quan tâm tới môi trường ảnh hưởng



14

rõ rệt tới ý định mua TPAT. Quan trọng hơn, kết quả cho thấy thái độ đóng vai trò
làm trung gian trong mối quan hệ giữa sự quan tâm tới môi trường và ý định mua
TPAT. Trong khi đó, sự hiểu biết về môi trường không giúp dự đoán thái độ, do vậy
thái độ không đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự hiểu biết về môi
trường và ý định mua TPAT. Nghiên cứu tìm ra những kết luận rất hữu ích tuy
nhiên nó có hạn chế là mới chỉ nghiên cứu được hai biến liên quan đến môi trường.”
Mô hình của nghiên cứu:

Hiểu biết về
môi trường
Thái độ với thực
phẩm an toàn

Ý ĐỊNH MUA
THỰC PHẨM
AN TOÀN

Sự quan tâm tới
môi trường

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012)
(Nguồn: mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự, 2012)
Nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012)
Nghiên“cứu được thực hiện tại Ấn Độ bằng phương pháp định lượng với mẫu
là 463 người tiêu dùng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu, lợi ích
về sức khỏe, sự sẵn có của TPAT tới ý định mua TPAT của người tiêu dùng sinh
thái tại đây. Nghiên cứu đã đưa ra những kết luận sau: Người tiêu dùng có trình độ

văn hóa cao và vị trí cao có xu hướng mua TPAT nhiều hơn. Lợi ích về sức khỏe
đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua TPAT. Và sự không sẵn có của
TPAT là rào cản chính cho ý định mua TPAT. Ý định mua TPAT lại dẫn đến sự


15

thỏa mãn về TPAT. Và sự thỏa mãn này được quyết định bởi các nhân tố như lợi
ích về sức khỏe, chất lượng, vị ngon của thực phẩm, độ tươi mới của thực phẩm, sự
đa dạng của TPAT... Đây là một nghiên cứu sâu sắc và có giá trị tuy nhiên xét riêng
với việc nghiên cứu ý định mua TPAT thì mô hình chưa có được nhiều nhân tố.”
Mô hình của nghiên cứu:

Ý ĐỊNH
MUA THỰC
PHẨM AN
TOÀN

Nhân khẩu,
lợi ích sức
khỏe, sự sẵn


Sự thỏa mãn
về thực phẩm
an toàn

Lợi ích về sức
khỏe, chất lượng,
vị ngon, độ tươi,

sự đa dạng của
thực phẩm an toàn

Hành vi
người tiêu
dùng sinh
thái

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012)
(Nguồn: mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự, 2012)
2.4. Ý định mua TPAT và các mối liên hệ giữa các yếu tố với ý định mua
TPAT
2.4.1. Ý định mua
Ý định được cho là “chứa đựng những yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng đến hành
vi, nó chỉ ra mức độ mà một người sẵn sàng thử, mức độ n lực thực hiện để hoàn
thành hành vi. Khi con người có ý định mạnh mẽ để sẵn sàng tham gia vào một


16

hành vi nào đó, thì họ sẽ có khả năng thực hiện hành vi đó nhiều hơn” (Ajzen,
1991).
“Ý định mua là giai đoạn đầu tiên trong quá trình mua sắm và chính là hệ quả
của quá trình nhận thức nhu cầu mua, từ đó tìm kiếm và phân tích những thông tin
về các sản phẩm và dịch vụ, để có thể đáp ứng nhu cầu trước khi ra quyết định mua
sắm và sử dụng sản phẩm dịch vụ.”
Theo Yangil Park, Jengchung V.Chen (2007) người tiêu dùng sẽ là người ra
quyết định mua sắm sau khi đánh giá chi tiết các yếu tố quan trọng đối với họ.
“Hsu (1987) chỉ ra rằng ý định mua hàng hóa liên quan trực tiếp tới một hành vi
trao đổi nhất định được tạo ra sau khi khách hàng có những đánh giá tổng quan về

sản phẩm. Nó là một phản ứng mang tính chất nhận thức xuất phát từ thái độ của
một người nào đó đối với một đối tượng. Như vậy, ý định mua hàng hóa sẽ được
hình thành từ những đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc thái độ
của họ đối với một thương hiệu kết hợp với các yếu tố kích thích bên ngoài.”
Ý định mua hàng của người tiêu dùng thường thì rất phức tạp. Thông thường,
ý định mua nó có liên quan chặt chẽ tới hành vi mua sắm, thái độ cũng như nhận
thức của họ. Hành vi mua chính là một trong những chìa khóa hết sức là quan trọng
trong quá trình mà người mua xem xét, đánh giá một sản phẩm nhất định nào đó
Keller (2001).
“Gorsh (1990) cho rằng nghiên cứu ý định mua hàng sẽ là một chìa khóa đặc
biệt hiệu quả trong việc dự đoán quá trình mua. Một khi người tiêu dùng đã quyết
định mua một sản phẩm ở một cửa hàng nào đó thì họ thường bị ý định đó chi phối
và thúc đẩy họ thực hiện đúng ý định của mình. Tuy nhiên, ý định mua hàng hoàn
toàn có thể thay đổi do tác động nhận thức về giá cả, chất lượng hay cảm nhận về
giá trị Zeithaml (1980) và Grewal (1998). Ngoài ra, người mua hàng còn có thể bị
ảnh hưởng bởi sự chi phối từ các yếu tố kích thích của môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài trong quá trình mua. Hành vi của họ thông thường được dẫn dắt


×