Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CAO SU PHẦN DIỆN TÍCH THUỘC 2 XÃ EA BUNG VÀ YATMỐT HUYỆN EA SÚP TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CAO SU
PHẦN DIỆN TÍCH THUỘC 2 XÃ EA BUNG VÀ
YATMỐT HUYỆN EA SÚP TỈNH ĐĂK LĂK

:
:
:
:
:

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

NGUYỄN TRƯỜNG
SƠN
05124088
DH05QL
2005 – 2009
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-



i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CAO SU
PHẦN DIỆN TÍCH THUỘC 2 XÃ EA BUNG VÀ
YATMỐT HUYỆN EA SÚP TỈNH ĐĂK LĂK

Giáo viên hướng dẫn: TS.Phạm Quang Khánh
KS.Trà Ngọc Phong
Đòa chỉ cơ quan: Trung tâm Tài nguyên môi trường, Phân Viện
Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam

Ký tên: ………………………………

ii tháng 7 năm 2009 - TP.Hồ Chí Minh,


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài đã có sự động viên, giúp đỡ của người thân,
bạn bè, thầy cô, đơn vị. Để hoàn thành được đề tài tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ đã sinh thành, không quản khó nhọc chăm sóc, nuôi dưỡng, động viên, lo
lắng cho con có ngày hôm nay.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm – TP.Hồ Chí Minh.

Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản
Quý thầy cô trong khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản đã tận tình truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm cho em trong những năm tháng học tập tại trường Đại Học
Nông Lâm – TP. Hồ Chí Minh.
Trân trọng và biết ơn
TS.Phạm Quang Khánh, làm việc tại Trung tâm Tài nguyên môi trường thuộc
Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam, đã trực tiếp giúp đỡ, hướng
dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài.
KS.Trà Ngọc Phong, làm việc tại Trung tâm Tài nguyên môi trường thuộc Phân
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam, anh cũng là người gần gũi, trực
tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn
Toàn thể anh, chị đang làm việc tại Trung tâm Tài nguyên môi trường đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tất cả các bạn trong lớp Quản lý đất đai 31 cùng các thân hữu đã gắn bó, giúp đỡ,
chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian học.

Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Trường Sơn

iii


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trường Sơn, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm – TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá đất phục vụ phát triển cao su phần diện tích thuộc 2 xã
Ea Bung và Yatmốt huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk”.
Giáo viên hướng dẫn: TS.Phạm Quang Khánh, Trung tâm Tài nguyên môi trường
thuộc Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam.

Với mục tiêu đánh giá chính xác tiềm năng đất đai của địa bàn nghiên cứu, và đề
xuất, bố trí phương án sử dụng đất đai trồng cây cao su một cách có hiệu quả nhất về
kinh tế và môi trường phát triển bền vững. Chúng tôi thực hiện đề tài này với những nội
dung sau:
Xác định tính chất đất đai cần thiết cho đánh giá thích nghi đất đai trồng cây cao
su gồm các yếu tố như thổ nhưỡng, tầng dày hữu hiệu, thành phần cơ giới, mức độ kết
von, độ dốc địa hình, độ cao, tình trạng ngập nước mặt, độ sâu xuất hiện mực nước
ngầm, lượng mưa trung bình hàng năm. Dựa vào phương pháp đánh giá của FAO kết
hợp với Thông tư 127/2008 của Bộ NN&PTNN hướng dẫn việc trồng cao su trên đất
lâm nghiệp. Tham khảo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 763:2006 Cao su-Quy trình kỹ thuật
trồng mới, chăm sóc và khai thác vườn ươm của Bộ NN&PTNT.
Quá trình hình thành đất vùng nghiên cứu, đất vùng nghiên cứu hình thành từ đá
mẹ, mẫu chất là phù sa cổ và phiến sa. Chủ yếu hình thành từ mẫu chất phù sa cổ bao
phủ khoảng 83,05% diện tích vùng nghiên cứu.
Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu có nhiều khó khăn, vùng nghiên
cứu không có dân sinh sống, chỉ có ít hộ đồng bào bám rừng sinh sống. Cơ sở hạ tầng
không có.
Kết quả xây dựng bản đồ đất cho thấy: vùng nghiên cứu có 2 nhóm đất chính,
trong đó có 3 loại đất, đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) chiếm nhiều nhất 9.058,11 ha
(82,96%), đất đỏ vàng trên phiến sét và biến chất (Fs) có 1,851,10 ha (16,95%), đất xám
glây có 9,57 ha (0,09%) đất này xuất hiện cục bộ.
Khả năng thích nghi đất đai cho cây cao su đất ở vùng nghiên cứu ít thích nghi
với cây cao su. Đất thích nghi cao (S1) và thích nghi trung bình (S2) không có, đất ít
thích nghi (S3) có 4.624,85 ha (42,36%). Đất này còn bị hạn chế bởi độ dày, kết von –
đá lẫn và loại đất, nên rất khó trồng cao su. Còn lại là đất không thích nghi có 6.293,94
ha (57,64%).
Qua khảo sát 10.918,79 ha khả năng trồng cao su chỉ trồng được trên đất ít thích
nghi (S3) là 4.624,85 ha nếu tính hệ số 60% thì trồng được 2.774.91 ha. Đất vùng nghiên
cứu rất khó trồng cao su bị giới hạn nhiều yếu tố như khí hậu, loại đất, tầng dày…, nếu
trồng phải đầu tư kinh phí nhiều như hệ thống tưới tiêu, bón phân mà hiệu quả kinh tế

không cao. Vậy không nên trồng ồ ạt cao su, nên trồng thử nghiệm sau 6-7 năm nếu có
hiệu quả thì mới cho trồng phổ biến.
iv


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………..iii
Danh sách bảng………………………………………………………………………..... iv
Danh sách hình………………………………………………………………………... . iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………..….1
PHẦN I: TỔNG QUAN……………………………………………………………. …...3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…...………………………… ……...3

I.1.1. Tình hình nghiên cứu đất ở Việt Nam………………………………………..........3
I.1.2. Tình hình nghiên cứu đất ở Tây Nguyên, tỉnh Đăk Lăk và Ea Súp………… …….3
I.1.3. Tổng quan về nghiên cứu đánh giá đất……………………………….……….. ….4
I I.1.4. Tổng quan về phương pháp đánh giá đất đai theo FAO………………………….7
I.1.5. Khái quát về cây cao su …………………………………………………………..10
I.1.6. Kết quả phát triển cao su một số vùng và cả nước từ 1995 - 2007………….. …..11
I.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU….16
I.3. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ……………………………………………………. ….18
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………….19
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU………………….......19
II.1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………..19
II.1.1.1. Vị trí địa lý…………………………….…………………………………….....19
II.1.1.2. Khí hậu………………………………….…………………………..………….19
II.1.1.3. Địa hình………………………………….………………………..……….. ….20
II.1.1.4. Đa mẹ tạo đất…………………………….……………………..…………..… 21

II.1.1.5. Sông ngòi thủy văn……………………….………………….……………….. 22
II.1.1.6. Thực vật và hiện trạng…………………….………………...………………....23
II.1.1.7. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên……….……………………………………24
II.1.2. Thực trạng kinh tế – xã hội liên quan tới sử dụng đất……..…………………….25
II.1.2.1. Dân số và lao động……………………………………………………....…......25
II.1.2.2. Giáo dục..............................................................................................................25
II.1.2.3. Cơ sở hạ tầng trong vùng nghiên cứu………………………………… ……....26
v


II.1.2.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phục vụ chế biến từ sản phẩm
cây cao su……………………………………………………………………………......26
II.1.2.5. Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội……………………………...……...26
II.1.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên phần diện tích thuộc 2 xã Ea Bung
và Yatmốt và huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk……………………………………………...26
II.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu…………………………………........26
II.1.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất cho cây cao su..................29
II.2. Kết quả xây dựng bản đồ đất....................................................................................29
II.2.1. Phân loại đất......................................................................................................... .29
II.2.2. Mô tả các đơn vị bản đồ đất...................................................................................32
II.2.3. Thống kê quỹ đất………………………………………………………………...36
II.2.4. Đánh giá chung chất lượng đất đai có trong vùng nghiên cứu………………......37
II.3. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho cây cao su………………………….......40
II.3.1. Lựa chọn và xác định cấp thích nghi cho cây cao su……………………….........40
II.3.1.1. Căn cứ lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu………………………………………….40
II.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM)………...……………………………….46
II.3.2.1. Các yếu tố đất đai dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai……...……………46
II.3.2.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản
đồ đất đai (LMU)………………………………………………………………………..47
II.3.3. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai với cây cao su...………………………......49

II.3.4. Dự kiến khả năng đất trồng cao su phần diện tích thuộc 2 xã Ea Bung
và Yatmốt huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk………………………………………….... ….. 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………......... 52
TÀI LIỆU THAM KHÀO…………………………………………………………. …..54
PHỤ LỤC………………………………………………………………………… …... 55

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT.
Ctg

Các tác giả

CTV

Cộng Tác Viên

DTĐCR

Diện tích đất có rừng

DTĐKCR

Diện tích đất không có rừng

DTTN

Diện tích tự nhiên


DTVNC

Diện tích vùng nghiên cứu

FAO

Tổ chức lương nông của liên hiệp quốc
(Food and Agricultur Organization)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

Lim

Yếu tố hạn chế

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai

LUT

Loại hình sử dụng đất

NNK

Những người khác

PA


Phương án

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

TN

Tây Nguyên

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới
(World Bank)

WRB

Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới
(World Reference Base for Soil Resoures)

vii



DANH SÁCH BẢNG.
Bảng 2.1: Thống kê diện tích theo độ dốc..................................................................... 21
Bảng 2.2: Thống kê hiện trạng đất rừng vùng nghiên cứu............................................. 23
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất của 2 xã Ea Bung và xã Yatmốt ............................... 27
Bảng 2.4: Hiện trạng đất vùng nghiên cứu .................................................................... 28
Bảng 2.5: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất .................................................... 31
Bảng 2.6: Phân bố quỹ đất toàn vùng nghiên cứu theo đơn vị hành chính cấp xã …….36
Bảng 2.7: Thống kê diện tích các nhón đất theo độ dày tầng mịn……………………...37
Bảng 2.8: Tiêu chuẩn kỹ thuật đất trồng cao su. ........................................................... 40
Bảng 2.9: Phân loại mức độ giới hạn những yếu tố chủ yếu của đất trồng cao su......... 41
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá đất trồng cao su ......................................................... 43
Bảng 2.11: Thống kê diện tích đất kết von – đá lẫn theo tỷ lệ ..................................... 44
Bảng 2.12: Mô tả đặc điểm đơn vị đất đai...................................................................... 48
Bảng 2.13: Thống kê diện tích theo khả năng thích nghi............................................... 50
Bảng 2.14: Thống kê phân hạng thích hợp của vùng nghiên cứu theo xã ..................... 51
DANH SÁCH BIỂU:
Sơ đồ 1.1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO (năm 1990).................. 9
Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành đánh gía đất đai phục vụ QHSDĐ theo FAO, (1992)..... 9
DANH SÁCH HÌNH:
Hình 1: Biểu đồ so sánh trạng thái rừng......................................................................... 23
Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất rừng khộp năm 2008 ...................................... >28
Hình 3: Biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích của các loại đất................................................. 32
Hình 4: Bản đồ đất vùng dự án trồng cao su ................................................................ >32
Hình 5: Biểu đồ so sánh diện tích kết von - đá lẫn......................................................... 38
Hình 6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ cơ giới theo phẫu diện..................................................... 39
Hình 7: Biểu đồ so sánh tỷ lệ kết von – đá lẫn............................................................... 44
Hình 8: Bản đồ đơn vị đất đai....................................................................................... >47
Hình 9: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai trồng cây cao su..................................... >49

(*) “>” ký hiệu là sau trang, ví dụ “>20” là sau trang 20.

viii


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cần thiết của đề tài
Đất là thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tổng hợp tác động của các yếu tố tự nhiên như:
sinh vật, khí hậu, đá mẹ, mẫu chất, thời gian và tác động của con người. Đất là tài sản quốc gia, là
tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, đồng thời là sản phẩm lao động. Đất còn là vật
mang của hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh
tế quốc dân. Nó vừa là vật mang - vật cho, vừa là vật gánh chịu nhiều chiều của tự nhiên và con
người. Vì vậy, điều tra đánh giá nguồn tài nguyên quan trọng này cần thiết phải được làm đầu
tiên, nhằm làm cơ sở khoa học vững chắc cho việc sử dụng quỹ đất hợp lý trên quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững.
Cây cao su là cây đa mục đích (theo Quyết định số 2855QĐ/BNN-KHCN). Cây cao su có
khả năng phủ xanh, bảo vệ đất như cây rừng, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
với giá trị kinh tế cao. Ngoài ra sau khi khai thác hết chu kỳ kinh doanh, cây cao su còn được
thanh lý cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và các đồ dùng trang trí nội
thất cao cấp khác. Do vậy hầu hết sản phẩm từ cây cao su là hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Những năm gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế ở Tây Nguyên, để tận dụng đất rừng
nghèo kiệt không hiệu quả. Nhà Nước có chủ trương cho chuyển đổi một số diện tích đất rừng
nghèo kiệt hiệu quả thấp sang trồng cây cao su. Thủ Tướng Chính Phủ có Thông báo 125/TBVPCP ngày 14 tháng 8 năm 2006, giao tổng công ty Cao su chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và PTNT, làm việc cụ thể với từng tỉnh để trong 5 năm tới phát triển khoảng 90 - 100 nghìn ha
cao su tại Tây Nguyên, trong đó tỉnh Đăk Lăk trồng khoảng 30 nghìn ha. Huyện Ea Súp là huyện
nghèo của tỉnh Đăk Lăk, là vùng có chủ trương phát triển kinh tế, nên có chủ trương chuyển đổi

đất lâm nghiệp sang trồng cao su.
Trước nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Lăk nói chung và vùng Ea Súp nói riêng,
đưa vùng Ea Súp phát triển kịp với sự phát triển chung của toàn tỉnh. Được sự giúp đỡ của Phân
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá đất phục vụ phát triển
cao su phần diện tích thuộc 2 xã Ea Bung và Yatmốt huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk”. Nhằm góp
phần nhỏ vào hệ thống cơ sở tài nguyên đất đai, đánh giá khả năng đất trồng cao su, và cũng góp
một phần công sức nhỏ vào nhu cầu phát triển kinh tế của vùng Ea Súp.

9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

MỤC TIÊU:
- Xác định chính xác các loại đất về phân loại, tính chất, quy mô và phân bố bằng việc
xây dựng bản đồ đất.
- Xác định chất lượng đất đai phục vụ cho việc trồng cây cao su bằng việc xây dựng bản
đồ đơn vị đất đai.
- Xác định khả năng đất trồng cao su bằng việc xây dựng bản đồ đánh giá khả năng thích
nghi đất đai.
YÊU CẦU:
Quán triệt phương pháp, nguyên tắc đánh giá đất đai của FAO, và kết hợp với Thông tư
127/2008 của Bộ NN&PTNN hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp, có quy định tiêu
chuẩn kỹ thuật đối với đất trồng cao su. Tham khảo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 763:2006 (Quyết
định số 2930 QĐ/BNN-KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2006, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn).
Kết quả đánh giá đất đai phải đầy đủ, chính xác, dễ hiểu, dễ nhận biết, dễ vận dụng vào
thực tiễn, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng phương án bố trí đất đai ưu tiên cho phát triển

diện tích trồng cao su trên địa bàn nghiên cứu và các loại hình sử dụng đất.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Các loại đất dưới rừng khộp nghèo kiệt, phần diện tích thuộc 2 xã Yatmốt và Ea Bung
huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk.
Khả năng thích nghi cây cao su ở vùng nghiên cứu.
GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thực hiện trên phần diện tích rừng khộp nghèo (10.918,79 ha) thuộc 2 xã Ea
Bung và Yatmốt huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk .

10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Tình hình nghiên cứu đất ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu điều tra phân loại đất ở Việt Nam đã có từ rất sớm có thể chia ra các
thời kỳ sau:
- Thời kỳ 1958 - 1975:
Thời kỳ này bắt đầu nghiên cứu đất đai có hệ thống. Ở miền Bắc với sự giúp đỡ của
chuyên gia Liên Xô cũ V.M.Fridliand cùng các chuyên gia Việt Nam KS.Vũ Ngọc Tuyên,
PTS.Lê Duy Thước, Tôn Thất Chiểu… đã cho ra đời 2 tác phẩm: Sơ đồ đất Miền Nam và bảng
chú giải năm 1960, vỏ phong hóa và nhiệt đới gió ẩm lấy ví dụ Miền Bắc Việt Nam năm 1964.
Ở miền Nam, năm 1959 đã tiến hành xây dựng bảng phân loại đất và sơ đồ phân loại đất
miền Nam (F.R.Moorman, 1960).
- Thời kỳ từ 1975 đến nay:
Sau năm 1975 đã có nhiều nghiên cứu về phân loại đất chi tiết cho từng tỉnh ở tỷ lệ lớn do

các cơ quan chuyên trách Việt Nam đảm nhận như:
Năm 1975, bản đồ đất Việt Nam do ban biên tập bản đồ đất Việt Nam thực hiện (GS.Lê
Duy Thước chủ trì). Từ năm 1978, Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thành lập toàn hệ
thống đất Miền Nam ở cấp huyện (tỷ lệ 1/25.000), cấp tỉnh (tỷ lệ 1/100.000), cấp vùng (tỷ lệ
1/250.000). Sau đó nhiều công trình nghiên cứu nâng cấp bổ sung cũng được thực hiện bằng
phương pháp mới như: TP.Hồ Chí Minh (Lê Văn Tự, 1987); Minh Hải (Phạm Quang Khánh,
1990); Tây Ninh (Phan Liêu, 1990); Bà Rịa - Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh, 1992); Đất Nam
Bộ (Phan Liêu, 1992); Đồng Nai (Vũ Cao Thái và nnk).
I.1.2. Tình hình nghiên cứu đất ở Tây Nguyên, tỉnh Đăk Lăk và Ea Súp
1. Ở Tây Nguyên
Do Tây Nguyên tập trung Cao nguyên bazan rộng lớn, với đất đai màu mỡ, nên ngay từ
những năm 1930 - 1954 các nhà thổ nhưỡng người Pháp đã điều tra nghiên cứu đất từng khu vực
để lập các đồn điền cà phê, cao su, chè: Đất đỏ và đất đen bazan ở Đông Dương (Lees Monry,
1931); Đất thung lũng sông Ba (Castagnel, 1932)… những năm 1955 - 1975 cùng với sự mở rộng
các đồn điền, đất bazan được khai thác nhiều hơn, gần như trên toàn bộ những cao nguyên chính
như: Plâyku, Buôn Ma Thuột, Di Linh… để trồng cao su, cà phê, chè. Tuy vậy mới chú ý khai
thác sử dụng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cơ bản, phát sinh, phân loại đất, xây dựng bản đồ đất
làm cơ sở cho bố trí sử dụng tài nguyên đất.
Năm 1961 một chuyên gia liên hợp quốc F.R.Moormann chủ biên xây dựng: Bản đồ đất
tổng quát Miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000.
Năm 1971 Thái Công Tụng có tài liệu “Đất đai miền cao nguyên trung phần và miền đông
nam phần” tài liệu viết khái quát và không có bản đồ.
Những năm 1975 - 1980 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã khảo sát và xây
dựng sơ đồ đất các tỉnh Tây Nguyên tỷ lệ 1/100.000.
Trong chương trình điều tra cơ bản Tây Nguyên giai đoạn 1 đã xây dựng bản đồ đất tỷ lệ
1/500.000 do GS.Cao Liêm và KS.Nguyễn Bá Nhuận chủ trì.
11


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Trường Sơn

Trong chương trình điều tra Tây Nguyên giai đoạn 2 (48c), do KS.Phạm Quang Khánh
chủ nhiệm, Phân Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp đảm nhận thực hiện đề tài ‘‘Điều tra
bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000” từ năm 1984 - 1988, làm cơ
sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Trong đề tài tập trung nghiên cứu kỹ những vùng
có khả năng khai thác cho nông nghiệp mà chủ yếu là các Cao nguyên Bazan và đất phù sa thung
lũng các sông.
2. Ở Đăk Lăk
Đăk Lăk là vùng đất rộng lớn, đất rất thích hợp cho trồng các cây công nghiệp nên công
tác phân loại đất có từ thời kỳ người Pháp thuộc như: “Đất đai và cây cỏ ở Đak Lak và cao
nguyên ba biên giới (Sohaid, 1950)”. Các đề tài thực hiện phân loại đất ở Tây Nguyên cũng đã
phân loại đất ở tỉnh Đăk Lăk ở phần trình bày trên như: Trong chương trình điều tra cơ bản Tây
Nguyên giai đoạn 2 (48c), Phân Viện Quy Hoạch Thiết Kế Nông Nghiệp đảm nhận thực hiện đề
tài “Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000” từ năm 1984 1988, làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu
kỹ những vùng đất có khả năng thích nghi khai thác cho nông nghiệp mà chủ yếu là các cao
nguyên Bazan và đất phù sa các thung lũng sông. Đề tài này nói lên được quá trình hình thành và
phát triển đất trong sự tác động qua lại của sinh quyển nhiệt đới; những đặc tính cơ bản, số lượng
của nhóm đất (có 8 nhóm đất); đề suất hướng sử dụng đất cho nông nghiệp.
3. Ở Ea Súp
Công tác đánh giá phân loại đất ở Ea Súp rất hạn chế, rất ít đề tài thực hiện tại vùng Ea
Súp. Và một số ít đề tài được thực hiện là “Đất vùng rừng khộp Ea Súp - Tây Nguyên (Nguyễn
Công Pho, 1984)” đã nghiên cứu về phát sinh phân loại, đặc điểm các loại đất, đặt thực nghiệm
sản xuất một số cây trồng để có hướng sử dụng đất hợp lý. Đề tài này đã trình bày được: phân
loại đất vùng rừng khộp Ea Súp ra các loại đơn vị phân loại đất: 4 loại, 7 tổ, 9 chủng phát sinh
đất ; các yếu tố và quá trình hình thành đất, tính chất đất; Tính nông hóa học đất vùng rừng khộp
Ea Súp và thực nghiệm sản xuất đồng ruộng, qua kết quả nghiên cứu về phân loại và đặc điểm
các loại đất, cùng với các kết quả sản xuất thu được đề xuất phương hướng sử dụng đất trong
vùng nghiên cứu.

I.1.3. Tổng quan về nghiên cứu đánh giá đất
1. Trên thế giới
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học, công tác đánh giá đất đai hiện
đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các phương pháp đánh giá mới đã dần dần phát triển
thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành thành hệ thống (tự nhiên - kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp
các kiến thức khoa học tài nguyên đất và sử dụng đất.
Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá đất chính:
♦ Đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp - định tính.
♦ Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu từ (0 đến 100).
♦ Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội - định lượng.

12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

2. Công tác đánh giá đất đai tại Mỹ
Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: phương pháp tổng hợp và
phương pháp yếu tố, chủ yếu dựa trên khả năng khai thác và hiệu quả pháp quy nhóm đất phục vụ
sản xuất nông - lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất.
Phương pháp tổng hợp: phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất thông qua năng suất
cây trồng nhiều năm (10 năm).
Phương pháp yếu tố: thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất và phương
hướng cải tạo. Các yếu tố đánh giá đó là: độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất
lẫn vào, hàm lượng độc tố, muối, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu. Việc đánh giá đất này
không chỉ dựa trên năng suất cây trồng trên các loại đất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập.
Trong trường hợp này lợi nhuận tối đa được chọn làm mốc so sánh cho các loại hình khác nhau

trên cùng một loại đất.
Bằng việc quy hoạch nhóm đất sản xuất nông - lâm nghiệp, toàn bộ nước Mỹ được chia
thành 8 lớp. Bốn lớp đầu có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó lớp I ít hoặc không có hạn
chế và hạn chế tăng dần ở các lớp II, III, IV. Ba lớp V, VI, VII không có khả năng sản xuất nông
nghiệp mà chỉ có khả năng sản xuất lâm nghiệp hoặc chăn thả gia súc. Lớp thứ VIII là các vùng
đất hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông - lâm nghiệp như đầm lầy, khe vực, cát trắng.v.v.
3. Đánh giá đất ở Liên Xô cũ
Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển của
V.V.Đôcuchaev. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổ
nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy.
Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề
ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho
điểm các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất. Đối chiếu những tính
chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn để phân hạng
đánh giá đất.
Theo Quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên toàn Liên
Bang và do Bộ Nông Nghiệp chủ trì (Bộ Nông Nghiệp Liên Xô, 1980), nội dung cơ bản là:
-

Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

-

Đánh giá hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp.

-

Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng trong thu mua và
giao nộp sản phẩm.


-

Đánh giá được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá riêng (theo từng hiệu
quả của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là:
• Năng suất - giá thành sản phẩm.
• Mức hoàn vốn.
• Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy).
Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu, nội dung
tiến hành gồm 7 công đoạn:
1. Chuẩn bị.
2. Tổng hợp tài liệu.
13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

3. Xác định đơn vị đánh giá đất đai.
4. Phân vùng đánh giá đất.
5. Xác định thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất.
6. Xây dựng thang đánh giá đất đai.
7. Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất.
Ngoài ra có quy định đánh giá cụ thể cho: đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu
năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả. . .
4. Công tác đánh giá đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm đánh giá đất đai, phân hạng đất đã có từ rất lâu qua việc phân chia
“Tứ hạng điền, lục hạng thổ”. Công tác đánh giá được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và
thực hiện. Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trưởng thành và
hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn.

Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện Nông Hóa
Thổ Nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh) đã tiến hành công tác đánh giá
phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh.
Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land Suitability Classification) của FAO đã được
áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi
Quang Toản và nnk, 1985).
Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986) được thực
hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên phân loại khả năng đất đai (Land Capability Classification) của
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình.
Từ năm 1978, công tác đánh giá đất đai đã được biên chế thành một tổ thuộc hội chuyên
ngành Công nghệ về đất của hội đồng khoa học đất quốc tế (Trần Công Tấu, Đỗ Ánh, Đỗ Đình
Thuận, 1991).
Năm 1993 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh
giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000, kết quả bước đầu đã xác
định được tiềm năng đất đai của các vùng, khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp
của FAO là phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay.
Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ lệ 1/50.000 và
1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994); Bình Định (Trần An Phong, Nguyễn
Chiến Thắng, 1994); Gia Lai - Kon Tum (Nguyễn Ngọc Tuyên, 1994); tỉnh Bình Phước (Phạm
Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000); Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001)..
Trong chương trình quy hoạch tổng thể của Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Văn
Nhân, năm 1996) đã áp dụng phương pháp phân hạng đánh giá đất của FAO nhằm xác định khả
năng thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất phổ biến. Phương pháp này không những
đánh giá toàn diện điều kiện tự nhiên mà còn xét đất đai ở khía cạnh kinh tế - xã hội.
I.1.4. Tổng quan về phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
1. Sự ra đời của phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, việc đánh giá đất đai đã thực hiện ở nhiều nước, với
các chỉ tiêu đánh giá, thuật ngữ và các cấp thích nghi được lựa chọn khác nhau. Từ đó dẫn đến
việc trao đổi thông tin giữa các nước gặp nhiều khó khăn. Vì vậy yêu cầu đặt ra là đưa ra một tiêu
chuẩn thống nhất về thuật ngữ và phương pháp luận trong đánh giá đất đai. Tại hội nghị Rome

14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

năm 1975 với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều
nước, xây dựng lên bản: (Đề cương đánh giá đất đai, FAO,1976). Tài liệu được cả thế giới quan
tâm, thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai.
Tiếp theo đó, hàng lọat các tài liệu hướng dẫn đã được xuất bản như: Đánh giá đất Nông nghiệp
nhờ nước trời (1983); Đánh giá đất cho các vùng rừng (1984); Đánh giá đất cho các vùng nông
nghiệp được tưới (1985) và Đánh giá đất cho vùng đồng cỏ (1989)…. Do sự nổi tiếng ấy, đã quy
định bắt buộc trong công tác quy họach sử dụng đất.
2. Một số nguyên tắc trong đánh giá đất đai của FAO
-

Khả năng thích hợp đất đai được đánh giá và phân loại cho từng loại hình sử dụng đất cụ
thể.
Mức độ thích hợp được xác định từ tiêu chuẩn kinh tế.
Phải kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai.
Việc đánh giá cần được xem xét một cách tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội
của vùng.
Khả năng thích hợp bao hàm cả việc sử dụng đất trên cơ sở bền vững.
Cần phải so sánh chất lượng (đặc tính) đất đai với 2 hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác
nhau.

15



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

3. Nội dung và tiến trình đánh giá đất của FAO
a) Giai đoạn chuẩn bị
- Thảo luận ban đầu về phạm vi vùng nghiên cứu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, lập
kế hoạch, phân loại và xác định các nguồn tài liệu có liên quan.
- Thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất và sử dụng đất như:
Khí hậu, địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất.
b) Giai đoạn điều tra thực tế
Điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng
đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng, phù hợp với mục tiêu phát triển,
điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Trên cơ sở điều tra, nghiên
cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp để phân lập và xác định
các đặc tính đất đai có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh định các bản đồ
đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
c) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết quả
- Căn cứ các kết quả khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, trên cơ
sở chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính đã được khoanh vẽ ngoài thực địa. Thống kê và đánh giá
các đặc tính (chất lượng) của đơn vị đất đai.
- Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường tự nhiên để xác
định các yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất được đánh giá.
- Kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất để xác
định các mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn.
- Dựa trên kết quả đánh giá thích hợp đất đai để đề xuất bố trí sử dụng đất.

16



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

Sơ đồ 1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO (năm 1990)
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT

SỬ DỤNG ĐẤT THÍCH HỢP NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

ĐÁNH GIÁ VỀ KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

NGUỒN NƯỚC

THỔ NHƯỠNG

KHÍ HẬU

BẢN ĐỒ NỀN

Sơ đồ 2: Các bước tiến hành đánh giá đất đai phục vụ QHSDĐ theo FAO, 1992

1

Xác
định
mục
tiêu

2
Thu
thập
tài
liệu

3
Xác định
loại hình
sử dụng
đất
4
Xác định
đơn vị

5
Đánh
giá
khả
năng
thích
hợp

6
Xác định

hiện trạng
kinh tế - xã
hội và môi
trường

đất đai

17

7
Xác định
loại sử
dụng đất
thích hợp
nhất

8
Quy
hoạch
sử
dụng
đất

9
Áp dụng
kết quả
đánh giá
đất đai



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

I.1.5. Khái quát về cây cao su
1. Lịch sử có mặt của cây cao su ở Việt Nam
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, cung cấp mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công
nghiệp. Đây cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao trong các lĩnh vực nông - lâm - công nghiệp. Loại cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ được đưa vào châu Á năm 1876. Năm 1877, người Pháp
thành lập vườn ươm hạt giống ở đồn điền Balland (nay thuộc xã Tân Hội, huyện Củ Chi,
TP.HCM) do một người Pháp tên Pierre phụ trách nhưng không thành công. Năm 1897, toàn
quyền Paul Dumer cho lập 2 trung tâm nghiên cứu khác: một ở Suối Dầu - Nha Trang do bác sĩ
Yersin phu trách, trung tâm thứ hai ở Bầu Ông Yệm (Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương) do một sĩ
quan quân y Pháp tên là Raoul phụ trách. Cả hai nơi này đều thành công nhưng cây cao su ở Lai
Khê được chọn để nhân giống trồng đại trà ở Việt Nam và Campuchia. Đầu thế kỷ 20, cây cao su
được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50, nó được trồng tại một số vùng Tây Nguyên,
miền Trung và một số vùng ở phía Bắc (Đặng Văn Vinh, 2000).
Vào năm 1976, diện tích cây cao su tại nước ta có khoảng 76.600 ha cho sản lượng chỉ có
40.200 tấn (năng suất bình quân 0,52 tấn/ha). Sau trên 30 năm phát triển với chính sách và đầu tư
đúng đắn của Nhà nước, kết hợp với sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác nhau, cùng có
sự góp phần của tiến bộ khoa học kỹ thuật (KH - KT), đến cuối năm 2007, tổng diện tích cao su
cả nước đã đạt 550.700 ha, cho tổng sản lượng 601.700 tấn (năng suất bình quân đạt 1,612
tấn/ha).
2. Đặc điểm sinh học và sinh thái
Cây cao su là loại thân gỗ, sinh trưởng nhanh, trong rừng có thể cao trên 40 m, vòng thân
có thể đạt 5 m và có thể sống hàng trăm năm. Trong các đồn điền cây cao su ít khi cây đạt trên 25
m do việc khai thác mủ đã làm giảm khả năng sinh trưởng và được thanh lý sau chu kỳ khai thác
25 - 30 năm. Cây cao su có 3 lá chét. Hoa nhỏ màu đỏ vàng, đơn tính đồng chu, khó tự thụ. Quả
có 3 mảnh vỏ chứa 3 hạt, quả tự khai, hạt khá lớn kích thước khoảng 2 cm, trong hạt có chứa
nhiều dầu, dễ mất sức nảy mầm. Cây có thời kỳ qua đông, lá rụng hoàn toàn sau đó nảy lộc phát
triển bộ lá mới. Cây thay lá sớm hay muộn, từng phần hay hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính của

giống và điều kiện môi trường. Trong điều kiện Việt Nam cây rụng lá qua đông khoảng giữa
tháng 12 đến tháng 2, ở Tây Nguyên và Miền Trung cây rụng lá qua đông sớm hơn. Sau đó cây ra
hoa vào tháng 3, trái rụng trong tháng 8 - 9 hàng năm. Trong điều kiện tự nhiên cây thụ phấn nhờ
gió và côn trùng. Tỷ lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp dưới 3%. Cao su có bộ rễ phát triển, ở độ
tuổi 7 - 8 năm rễ cọc phát triển đến 2 - 4 m. Rễ hút dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở tầng đất 0 - 30
cm. Ở cây trưởng thành bộ rễ có thể chiếm tới 15% tổng sinh khối của cây.
Cây cao su phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình từ 25 - 280C. Nếu trong điều kiện nhiệt độ
thấp hơn sẽ làm cho cây phát triển chậm, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài. Khi nhiệt độ xuống
đến 4 - 50C cây bắt đầu tổn hại vì lạnh, khô lá và chết chồi non, trong trường hợp nghiêm trọng
cây có thể chết hoàn toàn. Lượng mưa tối thiểu cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường
khoảng 1.500 mm/năm, nếu phân bố đều trong năm thì cây sẽ phát triển tốt nhất. Cao su trưởng
thành có sức chịu hạn tốt, khi cây mới trồng khô hạn sẽ có tác hại rất lớn. Ở miền Đông Nam Bộ,
do có hai mùa mưa nắng rõ rệt nên cây có sản lượng thấp cũng như sinh trưởng kém vào mùa
khô.
Cây phát triển trong điều kiện tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm. Phát triển tốt trong điều kiện
gió nhẹ 3 m/s. Nếu tốc độ gió lớn hơn 17 m/s cây bắt đấu gãy đổ thân, cành, nếu lớn hơn 25 m/s

18


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

cây sẽ gãy thân và lật gốc. Mức độ thiệt hại của gió phụ thuộc vào dòng vô tính, kỹ thuật canh
tác. Ở Trung Quốc, những vùng gió mạnh thường được trồng dòng vô tính kháng gió.
Cây cao su phát triển tốt ở cao trình dưới 200 m, cao trình càng cao cây càng chậm phát
triển, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài. Cây cao su ưa đất hơi chua, độ pH khoảng 4,5 - 5,5. Yêu
cầu hóa tính đất cho việc trồng cao su không khắt khe, nhưng lý tính đòi hỏi phải có: Tầng đất
dày, không úng, địa hình ít dốc là tốt nhất. Tuy nhiên, nhờ vào thành công trong việc tuyển chọn

giống và biện pháp nông học, ngày nay đã phát triển cao su ngoài vùng truyền thống với cao trình
600 - 700m và đến vĩ tuyến 290 Bắc.
I.1.6. Kết quả phát triển cao su một số vùng và cả nước từ 1995 - 2007
1. Kết quả phát triển cao su cả nước từ 1995 - 2007
a) Về diện tích:
Đến năm 2007 tổng diện tích gieo trồng cao su là 550,7 nghìn ha, trong đó diện tích cho
sản phẩm là 373,3 nghìn ha (chiếm 67,8% tổng diện tích gieo trồng). Giai đọan 1995 đến năm
2007 đã mở rộng thêm được 275,6 nghìn ha (không kể diện tích trồng tái canh), đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 6%/năm. Trong đó, diện tích mở rộng thêm vùng Đông Nam Bộ đạt nhiều nhất
là 145,9 nghìn ha.
So với mục tiêu tổng quan phát triển cao su cả nước thì diện tích gieo trồng cao su năm
2005 đạt 482,7 nghìn ha, bằng 96,5% trong mục tiêu phương án I (500 nghìn ha) và bằng 69%
mục tiêu phương án II (700 nghìn ha). Năm 2007 diện tích gieo trồng đạt 110,0% so với phương
án I và 78,6% so với phương án II.
b) Về năng suất:
Năng suất cao su không ngừng tăng lên, năm 1997 năng suất bình quân cả nước đạt 8,9
tạ/ha, thì đến năm 2000 đã tăng lên đạt 12,6 tạ/ha, năm 2005 là 14,5 tạ/ha và đến năm 2007 đã đạt
16,1 tạ/ha (tăng 7,2 tạ/ha trong 12 năm). Tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,1%/năm.
c) Về sản lượng:
Sản lượng cao su cả nước tăng mạnh từ 13,4 nghìn tấn năm 1995 lên 483,7 nghìn tấn năm
2005 và 601,7 nghìn tấn năm 2007. Từ năm 1995 đến năm 2007 sản lượng cao su tăng thêm
470,3 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,5%.
2. Vùng Tây Bắc
Các tỉnh miền núi phía Bắc không thuộc vùng quy hoạch tổng quan phát triển cao su theo
Quyết định 86/TTg, tuy nhiên trong những năm gần đây, một số tỉnh vùng Tây Bắc và tập đoàn
công nghiệp cao su Việt Nam đã thử nghiệm và mở rộng diện tích trồng cao su tại một số địa
phương trong vùng. Từ việc tỉnh Lai Châu trồng thử nghiệm 100 ha năm 2006 tại huyện Phong
Thổ, đến tháng 10 năm 2008, toàn vùng trồng được 4.480,4 ha. Trong đó tỉnh Lai Châu trồng
được 1.397,5 ha, tỉnh Điện Biên trồng được 900 ha, tỉnh Sơn La trồng được 2.182,9 ha, Hòa Bình
trồng được 10 ha. Hiện nay 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên đã sơ bộ quy hoạch phát triển cao

su đến năm 2015 khoảng 50 nghìn ha và đến năm 2020 là 90 nghìn ha và đã phối hợp với tập
đoàn công nghiệp cao su Việt Nam thành lập mỗi tỉnh 01 công ty cổ phần cao su để làm nòng cốt
phát triển cao su trên địa bàn. Tuy nhiên, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp khảo sát đánh
giá sơ bộ và đề xuất định hướng quy mô phát triển cao su ở 03 tỉnh trên đến năm 2020 vào
khoảng 60 - 65 nghìn ha. Hiện nay Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ
đạo các địa phương khẩn trương điều tra, đánh giá kỹ điều kiện đất đai, khí hậu để xây dựng và
19


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển cao su của địa phương để đảm bảo phát triển có hiệu quả
và bền vững.
3. Vùng Duyên Hải Miền Trung
a) Về diện tích:
Đến năm 2007 tổng diện tích vườn cao su là 73,8 nghìn ha, chiếm 13,4% diện tích cao su
cả nước. Trong đó diện tích khai thác là 78,3 nghìn ha. Từ năm 1995 đến năm 2007 đã mở rộng
thêm được 72,2 nghìn ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm.
Diện tích cao su trải rải rác trên nhiều tỉnh, quỹ đất sản xuất nông nghiệp ít, mặt khác
vùng duyên Hải Miền Trung là nơi có địa hình dốc, đất đai ít màu mỡ, thường xuyên bị bão, lụt ít
thích hợp để trồng cây cao su so với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Do diện tích cao su không nhiều, và diện tích trồng còn mới nên chưa có sản lượng lớn,
năng suất còn thấp do các vườn cây mới đưa vào khai thác, nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
b) Về năng suất:
Năm 2007 có năng suất bình quân là 11,9 tạ/ha, cao hơn so với năm 1995 là 3,2 tạ/ha. Tốc
độ tăng trưởng bình quân từ năm 1995 - 2007 là 2,7%/năm. Đây là vùng có năng suất thấp chỉ
bằng 74% năng suất trung bình cả nước.
c) Về sản lượng:

Năm 2007 sản lượng toàn vùng đạt 33,9 nghìn tấn bằng 5,6 % sản lượng toàn quốc, tăng
6,8 lần so với năm 1995 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,3%/năm.
Do phần lớn diện tích cao su Duyên Hải Miền Trung mới đưa vào khai thác sử dụng trong
những năm gần đây do đó sản lượng cao su vùng này sẽ cao hơn nữa trong vài năm tới.

20


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

4. Vùng Đông Nam Bộ
a) Về diện tích:
Đông Nam Bộ là vùng phát triển cao su tập trung nhất của cả nước. Là vùng có diện tích
cao su quốc doanh, tiểu điền lớn nhất so với các vùng trồng cao su khác.
Đến năm 2007 tổng diện tích vườn cao su là 350,9 nghìn ha, chiếm 63,7% tổng diện tích
cao su cả nước. Trong đó diện tích cho khai thác là 266,6 nghìn ha (chiếm 76% tổng diện tích
gieo trồng). Giai đọan 1995 đến năm 2007 đã mở rộng thêm được 145,9 nghìn ha (không kể diện
tích trồng tái canh), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,6%/năm.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên cơ bản là do: Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện tự
nhiên, đất đai rất thích hợp cho phát triển cao su so với các vùng khác trên địa bàn cả nước; là
vùng sản xuất cao su truyền thống nên trình độ canh tác về cao su của người dân cao hơn so với
vùng Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung. Năng suất cao su vùng Đông Nam Bộ luôn cao hơn
các vùng khác từ 22 - 45%, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá tốt, do đó sản xuất cao su trong
vùng có hiệu quả kinh tế cao hơn các vùng khác. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều đạt và vượt so
với quy hoạch (chỉ có Tp.Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu là không đạt).
Đến nay vùng Đông Nam Bộ đã tương đối ổn định về diện tích cao su, khả năng tăng diện
tích còn ít, vấn đề chính là thâm canh tăng năng suất và tái canh các vườn cao su cũ. Những năm
gần đây, một phần diện tích cao su tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình

Dương đã chuyển sang nhu cầu công nghiệp và đô thị.
(Trích dẫn từ: Hội nghị tổng kết phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 1996-2007 theo quyết định
86/QĐ-TTg và định hướng phát triển trong giai đoạn tới, 2008)
b) Về năng suất:
Là vùng trồng cao su truyền thống, với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi và trình độ
canh tác cao su cao của người dân so với vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung nên năng
suất cao su toàn vùng đạt cao nhất nước và liên tục tăng từ năm 1995 đến nay và luôn cao hơn
các vùng khác từ 22 - 45%.
Năm 1995 năng suất bình quân toàn vùng đạt 9,4 tạ/ha, đến năm 2000 năng suất bình
quân tăng lên 12,9 tạ/ha, năm 2005 năng suất bình quân là 16,5 tạ/ha và năm 2007 đạt 17,3 tạ/ha.
c) Về sản lượng:
Sản lượng mủ cao su toàn vùng tăng mạnh từ 116,6 nghìn tấn năm 1995 lên 381,5 nghìn
tấn năm 2005 và 461,2 nghìn tấn năm 2007 (chiếm 76,5% sản lượng mủ cao su cả nước). Từ năm
1997 đến 2007 sản lượng mủ cao su tăng thêm 470,3 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng trung bình là
13,5%.
Đến nay vùng Đông Nam Bộ đã tương đối ổn định về diện tích cao su, khả năng tăng diện
tích còn ít, nên muốn tăng sản lượng vấn đề chính là thâm canh tăng năng suất và tái canh các
vườn cao su cũ.

21


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

5. Vùng Tây Nguyên
a) Về diện tích:
Đến năm 2007 tổng diện tích vườn cao su là 124,7 nghìn ha, chiếm 22,6% tổng diện tích
cao su cả nước. Trong đó diện tích khai thác là 78,3 nghìn ha. Từ năm 1995 đến năm 2007 đã mở

rộng thêm được 72,2 nghìn ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm.
So với mục tiêu Tổng quan phát triển cao su thì diện tích gieo trồng cao su năm 2005 đạt
60,8% mục tiêu PA1 (180 nghìn ha) và đạt 33,2% mục tiêu PA2 (330 nghìn ha). Năm 2007 diện
tích gieo trồng đạt 69,2% so với phương án I và đạt 37,8% so với phương án II của Tổng quan
cao su.
Trong 4 tỉnh Tây Nguyên thì chỉ có Kon Tum đã đạt diện tích trồng cao su theo phương
án I; Đăk Lăk đạt 44,7% (gồm cả Đăk Lăk và Đăk Nông), Gia Lai mới đạt 65% (PA1).
Nguyên nhân là trong những năm 1996 - 2003, giá cao su trên thị trường thấp và không
ổn định, cây cao su khó cạnh tranh được với một số cây trồng khác trên cùng loại đất như cây cà
phê, cây ngô lai,... đồng thời cây cao su là cây trồng lâu năm, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài
trong khi vốn của người dân thì hạn chế. Do đó người dân không muốn phát triển cây cao su mà
đưa diện tích được quy hoạch phát triển cao su sang trồng cây cà phê và cây trồng khác.
Đối với doanh nghiệp trồng cao su, do quỹ đất được gieo trồng cao su đã hết, một phần đã
chuyển giao cho đồng bào tham gia sản xuất theo các chính sách hiện hành nên không thể mở
rộng thêm diện tích phát triển cao su trồng mới.
Chương trình phát triển cao su tiểu điền trước đây dự kiến trồng 50 nghìn ha, phải điều
chỉnh lại xuống còn 30 nghìn ha và phục hồi lại 10 nghìn ha cao su tiểu điền đã trồng tại các tỉnh
vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung (thuộc chương trình đa dạng hóa Nông Nghiệp vốn vay WB) đến cuối năm 2006 mới đạt được mục tiêu do khó khăn trong việc giao quyền sử
dụng đất cho nông dân.
b) Về năng suất:
Là vùng có điều kiện kém hơn so với vùng Đông Nam Bộ, trình độ kỹ thuật canh tác cao
su của người dân trong vùng còn thấp, nhất là đối với đồng bào dân tộc; đồng thời diện tích kinh
doanh chủ yếu mới đưa vào khai thác trong những năm đầu tiên nên năng suất còn thấp. Năm
2007 có năng suất bình quân là 13,6 tạ/ha, cao hơn so với năm 1995 là 7,7tạ/ha. Tốc độ bình quân
tăng trưởng từ năm 1995 - 2007 là 7,2%/năm. Tuy nhiên năng suất cao su toàn vùng chỉ đạt 84%
năng suất trung bình cả nước.
c) Về sản lượng:
Năm 2007 sản lượng toàn vùng đạt 106,6 nghìn tấn bằng 17,7% sản lượng toàn quốc, tăng
gần 11 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 33%/năm.
Do phần lớn diện tích cao su Tây Nguyên mới đưa vào khai thác trong những năm gần

đây do đó sản lượng cao su của vùng này sẽ cao trong những năm tiếp theo.
Tóm lại: Thực hiện Quyết định 86/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong hơn 10 năm qua, cây
cao su toàn quốc đã có bước phát triển với tốc độ khá nhanh và toàn diện, năng suất, sản lượng.
Về diện tích: Tốc độ tăng bình quân 6%/năm (1995 - 2007), đến năm 2005 đã cơ bản đạt được
mục tiêu Tổng quan theo phương án I và năm 2007 diện tích đã vượt mục tiêu theo PA1 là 10%.
Trong đó vùng có tốc độ nhanh nhất là vùng Đông Nam Bộ đã mở rộng nhiều nhất (145,9 nghìn
22


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

ha), bình quân tăng 12,2 nghìn ha/năm, Tây Nguyên mở rộng 6 nghìn ha/năm, Duyên Hải Miền
Trung mở rộng 4,7 nghìn ha/ năm.
Về sản lượng: Đến năm 2007 sản lượng đạt 601,7 nghìn tấn vượt 82,3% mục tiêu của PA1 (330
nghìn tấn) và vượt 58,3% mục tiêu của PA2 (380 nghìn tấn).
6. Tình hình phát triển cao su ở tỉnh Đăk Lăk
Đăk Lăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 1.312.537 ha.
Được sự cho phép của Chính phủ theo Quyết định số 05/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm
2005 về phê duyệt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010
và tầm nhìn năm 2020 của Chính phủ. Tiếp tục trồng mới ở nơi có điều kiện, trồng tái canh
những diện tích cao su già cỗi bằng giống mới có năng suất cao. Theo đó chủ trương phát triển
100 nghìn ha tại các tỉnh Tây Nguyên, trong đó tỉnh Đăk Lăk được xem là trọng điểm và có nhiều
thuận lợi phát triển.
Theo quy hoạch phát triển cao su năm 2010 - 2015 và định hướng năm 2020 thì tỉnh Đăk
Lăk có tổng diện tích là 52 nghìn ha, mở rộng thêm 28 - 29 nghìn ha. Tổng diện tích cao su tới
năm 2010 là 52 nghìn ha (năm 2007 có diện tích 23.200 ha); dự kiến mở rộng trên các loại đất
sau:
Từ diện tích đất rừng sản xuất khoảng 10 nghìn ha (bao gồm: rừng nghèo, rừng phục hồi,

rừng hỗn giao gỗ - tre, nứa, rừng tre).
Chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm 13,9 nghìn ha (diện tích đang trồng sắn, đất trồng
nương rẫy trồng lúa, đất trồng màu).
Chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả 4.000 ha (đất trồng cà phê kém hiệu
quả).
Cải tạo đất trống chưa sử dụng 1,5 nghìn ha.
Để đảm bảo có 22.000 ha cao su theo hình thức tập trung, UBND tỉnh đã có chủ trương
cho 40 doanh nghiệp tiến hành khảo sát lập dự án với tổng diện tích 35.209 ha đất rừng trên các
huyện, để xem xét lập thủ tục chuyển đổi rừng, thuê đất đầu tư trồng cao su.
7. Tình hình phát triển cao su ở huyện Ea Súp
Huyện Ea Súp nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đăk Lăk, là một huyện có chỉ tiêu chuyển đổi
10.000 ha rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010 đã được chính
phủ phê duyệt. Được sự thống nhất của UBND tỉnh, UBND huyện và các ban ngành chức năng,
nhiều dự án đầu tư trồng cao su tại huyện Ea Súp đã thực hiện như:
Dự án đầu tư “Trồng cao su tại tiểu khu 213, 218, và 231 xã Ya tờ Mốt huyện Ea Súp tỉnh
Đăk Lăk”, chủ đầu tư doanh nghiệp tư nhân Minh Hằng, tháng 10 năm 2007.
Dự án đầu tư “Trồng cao su tại khoảnh 5, 6, 7, 8, 9, 10 – tiểu khu 202 xã Ya tờ Mốt huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk”, năm 2008.
Dự án đầu tư “Trồng cao su tại khoảnh 1, 2, 3, 4 tiểu khu 202 và khoảnh 3, 5 tiểu khu
206, xã Yatmốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk”, do công ty một thành viên Phước Thành, năm
2008.
Dự án “Trồng cao su và trồng rừng tại tiểu khu 248, 264, xã Ea Lê, huyện Ea Súp, tỉnh
Đăk Lăk”, đơn vị đầu tư công ty TNHH xây dựng Gia Huy, đơn vị xây dựng dự án công ty
TNHH Trọng Phát, năm 2008.

23


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn


Dự án “Đầu tư trồng cao su tại xã Yatmốt, huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk”, chủ đầu tư doanh
nghiệp tư nhân Minh Hằng, tháng 8 năm 2008.
Hiện nay tại xã Chư M’lanh - huyện Ea Súp đã có một số hộ trồng cây cao su, trong đó có
khoảng 10 ha trồng năm 2007 và 3,0 ha đã trồng được 2 năm và trồng xen với vườn điều, chiều
cao trung bình khoảng 1,5m, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt.
8. Đánh giá chung tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ea Súp và tỉnh Đăk
Lăk
Với chủ trương của chính phủ về phát triển cây cao su, nên tình hình phát triển cao su trên
địa bàn tỉnh Đăk Lăk và huyện Ea Súp rất nhanh; Đã cho phép các Doanh nghiệp (gồm các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn cao su Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh) tiến hành khảo
sát và lập dự án trồng cao su trên đất rừng ở các địa bàn huyện, xã để xem xét lập thủ tục chuyển
đổi rừng, thuê đất đầu tư trồng cao su. Có rất nhiều dự án đã diễn ra và đang thực hiện, cho thấy
nhu cầu phát triển cây cao su của các doanh nghiệp - người dân là rất nhiều.
I.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới việc sử dụng đất cho
mục tiêu phát triển cây cao su.
- Điều tra lập bản đồ đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng trồng cây cao su.
2. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp lập bản đồ đất:
- Xây dựng bảng phân loại đất: căn cứ hình thái phẫu diện đất và kết quả phân tích đất,
thiết lập bảng phân loại đất vùng nghiên cứu theo hệ thống phân loại đất Việt Nam; có đối chiếu
phân loại đất quốc tế WRB tương ứng.
- Xây dựng bản đồ gốc trên bản đồ 1/ 10.000 cho vùng nghiên cứu.
- Số hóa bản đồ gốc đất xây dựng bàn đồ màu.

24



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Trường Sơn

b) Phương pháp đánh giá:
Đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, 1996.Với hệ thống phân loại thích nghi của
FAO, 1976 .
Đánh giá đất đai thực hiện theo quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp và PTNT (TCN 343-98), ban hành theo quyết định số 195/1998/QĐ-BNN ngày
5/12/1998; có vận dụng tiêu chuẩn phân hạng đất cây cao su của Viện cao su Việt Nam.
c) Kỹ thuật trong nghiên cứu:
(1) Kỹ thuật thông tin GIS (Geographic Information System) được dùng để số hóa, lưu
vào máy tính, tích hợp các lớp thông tin, kết nối với số liệu với bản đồ, biên tập các bản đồ thành
quả.
Sử dụng phần mềm GIS gồm:
+ MAPINFO 7.5 dùng để biên tập bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bản đồ chuyên
đề.
+ MICROSTATION 8.0 dùnng để số hóa bản đồ.
+ Hệ thống phần mềm IRAS (IRAS B, IRAS C), GEOVEC chạy trên nền MICROSTATION:
dùng hiển thị, đăng ký tọa độ, xử lý chất lượng ảnh nền raster để phục vụ cho việc số hóa
bản đồ.
+ ARVIEW 3.3a dùng để chồng xếp (overlay) các bản đồ đơn tính và kết xuất thông tin nhằm
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai.
(2) Ứng dụng kỹ thuật GPS (Định vị toàn cầu) trong quá trình điều tra dã ngoại nhằm xác
định vị trí phẫu diện đất, khoanh contour đất ngoài thực địa.
3. Các bước thực hiện:
- Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến quá trình hình thành đất, tính chất đất đai
và vấn đề phát triển cây cao su trên địa bàn nghiên cứu. các tài liệu bao gồm: khí hậu, địa chất,
địa hình, thủy văn,…

- Khảo sát dã ngoại: bước khảo sát dã ngoại chia làm hai bước nhỏ (1) Khảo sát theo
tuyến và (2) Khảo sát chi tiết.
Khảo sát theo tuyến: trước khi tiến hành điều tra chi tiết, đã tiến hành điều tra theo tuyến
theo các dạng địa hình, thực vật và đất đai khác nhau nhằm phát hiện các loại đất chính trong
vùng nghiên cứu, các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su. Từ kết
quả khảo sát theo tuyến xây dựng lập kế hoạch cho bước điều tra chi tiết.
Khảo sát chi tiết: nhiệm vụ của khảo sát chi tiết là đào, mô tả phẫu diện, phân loại đất
ngoài đồng, lấy mẫu đất phân tích và khoanh vẽ contour đất nggoài đồng.
- Nội nghiệp:
Phân tích đất tại phòng phân tích đất của Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
Xây dựng bản đồ đất.
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
Xây dựng bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai.

25


×