Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

báo cáo thực tế tại Hà Nội của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 14 trang )

Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

MỤC LỤC
Trang
I.

Thông tin chuyến đi
2

II.

Nội dung cụ thể của chuyến đi
2
1. Ngày 9/7: Bay đến thủ đô Hà Nội
Tham quan Văn Miếu Quốc tử Giám
2
2. Ngày 10/7: Nghe nói chuyện tại HVNG
Tham quan Hoàng thành Thăng Long
3
3. Ngày 11/7: Nghe nói chuyện tại UB biên giới QG
Tham quan chùa Một Cột, bảo tàng HCM

5

4. Ngày 12/7: Viến mộ cụ Chu Văn An
Tham quan Vịnh Hạ Long

6

5. Ngày 13/7: Nghe nói chuyện tại HVNG
Tham quan làng gốm Bát Tràng



8

6. Ngày 14/7: Tham quan Tam Cốc-Bích Động
Và đền thờ vua Đinh, vua Lê
7. Ngày 15/7: Viếng mộ vua Ngô Quyền
Tham quan làng cổ Đường Lâm
.
8. Ngày 16/7: Nghỉ ngơi tự do
9. Ngày 17/7: Tạm biệt Hà Nội
13
1

11
12
12


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A
III.

Cảm xúc của bản thân sau chuyến đi

I.

Thông tin chuyến đi

13

Đây là chuyến đi thực tế chuyên môn của sinh viên ngành Quốc tế học

khóa 42 (Khoa Lịch sử) của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh. Thời gian kéo dài từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 16 tháng 7 năm 2018
tại Hà Nội và một số địa điểm lân cận.
Mục đích: Tham quan, trải nghiệm và học hỏi những kiến thức thực tế
liên quan đến chuyên ngành từ các khu di tích gắn liền với lịch sử đất nước
và các chuyên gia. Là thời gian để sinh viên rèn luyện và vận dụng các kiến
thức từ ghế nhà trường ở môi trường thực tế. Mở rộng kiến thức và khả
năng thích nghi của sinh viên.

II.

Nội dung cụ thể của chuyến đi

1. Ngày 9/7 : Đến thủ đô Hà Nội, tham quan Văn miếu Quốc Tử

Giám
Cả đoàn tập trung tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành phố Hồ Chí
Minh lúc 5h sáng, cùng nhau check-in và bay đến thủ đô Hà Nội theo
chuyến bay của mình. Đến Hà Nội cả đoàn di chuyển bằng xe về nhận
phòng nghỉ ngơi tại Nhà khách Tổng liên đoàn. 2h chiều cùng ngày, sau khi
đã nghỉ ngơi để lấy sức thì cả đoàn bắt đầu di chuyển đến tham quan địa
điểm đầu tiên : Văn miếu Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt
Nam

2


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

Hình 1. Khuê Văn Các


Một số thông tin về văn miếu Quốc tử giám đã được thu thập
Đây là trường đại học đầu tiên của đất nước Việt Nam đã khai sinh ra rất nhiều
nhân tài, hào kiệt cho đất nước. Hiện tại, văn miến Quốc tử giám đã trở thành nhân
chứng sống nghìn năm tuổi, thu hút rất nhiều khách du lịch không những trong nước
và còn là quốc tế. Văn miếu Quốc tử giám được xây dựng để dạy học và thờ kính
Khổng Tử cùng các hiền tài nho giáo nổi tiếng. Văn miếu thì được xây dựng vào năm
1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông còn Quốc Tử Giám thì xây dựng sau đó 6 năm tức
năm 1076 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Tổng diện tích khu vực Văn miếu Quốc Tử
Giám và các lối đi xung quanh là 54.331 mét vuông. Chia làm 5 khu vực riêng biệt
theo từng khu. Tổng thể từ cửa vào là Cổng văn miếu-Đại Trung Môn-Khuê Văn CácĐại Thành-nhà Thái Học. Trong đó Khuê Văn Các chính là một công trình kiến trúc
tiêu biểu biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các được xây
dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh ngôi sao khuê tỏa sáng. Theo quan
niệm của người xưa, Khuê Văn Các được xây dựng theo thuyết âm dương. Khuê Văn
Các có 8 mái là bát quái, thêm 1 nóc ở trên tức là 9, số cửu trù. Theo kinh dịch thì
những con số 1, 3, 5, 7, 9 thuộc về dương, Khuê Văn Các có con số 9 tức là cực
dương, biểu hiện cho mặt trời.
Qua ngàn năm, dù đã bị thời gian bào mòn đi rất nhiều, có một số kiến trúc đã bị
phá hủy, thế nhưng Văn miếu Quốc Tử Giám vẫn được xem là biểu tượng của giáo
dục Việt Nam, là tinh hoa giáo dục Việt Nam dưới thời nhà Lý, là một nét đẹp của văn
hóa dân tọc Việt Nam ta.
2. Ngày 10/7 : Nói chuyện chuyên đề tại Học viên ngoại giao và tham

quan Hoàng thành Thăng Long
3


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

Buổi sáng, cả đoàn di chuyển đến Học viên ngoại giao để tham gia buổi

nghe nói chuyện chuyên đề tại Học viên ngoại giao Việt Nam do
TS.Nguyễn Tuấn Việt phụ trách với chuyên đề: Tình hình thế giới hiện nay
và chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tại buổi nói chuyện, TS
Nguyễn Tuấn Việt đã đề cập đến những vấn đề về tình hình thế giới hết sức
biến động và khó lường trong vòng 5 năm trở lại đây. Thạc sĩ đã dùng
những từ ngữ như Bất an- bất ổn- bất định- khó lường trước những khó
khăn và thách thức của tình hình thế giới. Những khó khăn này xuất hiện
trên nhiều lĩnh vực, quy mô rộng và lây lan nhanh. Các vấn đề về an ninh
thế giới như IS ( khủng bố ), cướp biển, các vấn đề về nhập cư, dịch bệnh.
Bên cạnh đó Thạc sĩ cũng có đề cập đến một trật tự thế giới mới là G0 vì
Mỹ đã dần hạn chế tầm ảnh hưởng của mình và cho rằng sẽ rất nguy hiểm
nếu như nó xuất hiện. Sau đó, Thạc sĩ cũng giới thiệu về những chiến lược
hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhấn mạnh rằng Việt Nam cần phải chủ
động và cẩn thận trong vấn đề này, hòa nhập nhưng tránh hòa tan. Và qua
trò chơi Săn nai-săn thỏ của Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Việt đã tạo không khí
vui tươi, hào hứng, bên cạnh đó cũng giúp sinh viên hiểu rõ hơn bản chất
của các mối quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới hiện nay.
Buổi chiều, sau khi kết thúc buổi nói chuyện, cả đoàn di chuyển từ Học
viên về nhà khách để nghỉ trưa, 2h chiều bắt đầu di chuyển đến tham quan
một trong nhưng khu di tích – khảo cổ lâu đời và nổi tiếng : Hoàng thành
Thăng Long.

4


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

Hình 2. Đoan Môn- Hoàng Thành Thăng Long

Một số thông tin về Hoàng thành Thăng Long đã được thu thập :

Nơi đây khi xưa chính là Kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Lý. Vua Lý Thái
Tổ sau khi lên ngôi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long nay là Hà Nội. Ông cho rằng
Hoa Lư là vùng đất thấp chật hẹp, xung quanh là núi non hiểm trở, giao thông bít tắc,
không thích hợp để định đô lâu dài. Xét thấy vùng đất Thăng Long rồng cuộn hổ ngồi,
đất bằng phẳng, trước có núi, sau có sông nên quyết định dời đô từ Hoa Lư về đất
Thăng Long năm 1010. Hoàng thành Thăng Long là một iến trúc đồ sộ, được các
triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và hiện nay đã trở thành di tích hết
sức quan trọng trong hệ thống các di tích lịch sử Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long
đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đạt đến 3 trong tổng số 7 tiêu
chí để được xét công nhận.
Hoàng thành Thăng Long có tổng diện tích là 18.395 ha bao gồm khu khảo cổ 18
Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong nội khu thành cổ Hà Nội như Đoan Môn,
cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng
hành cung dưới thời Nguyễn.
5


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A
3. Ngày 11/7 : Nghe nói chuyện tại Ủy ban biên giới quốc gia cùng

chuyên gia và tham quan chùa Một Cột,bảo tàng Hồ Chí Minh và
phủ chủ tịch
Sáng, cả đoàn di chuyển đến Ủy ban biên giới quốc gia để tham gia buổi
nghe nói chuyện về chuyên đề : Các vấn đề trên biển Đông và tình hình
biên giới trên đất liền với tác giả Doãn Khánh Tâm- Phó vụ trưởng Vụ
truyền thông và tư liệu Ủy ban Biên giới Quốc gia trực thuộc Bộ ngoại
giao Việt Nam. Tác giả khai quát một số thông tin cơ bản về chủ quyền
cũng như các các số liệu cụ thể về biển Đông, bên cạnh đó cũng đề cập đến
vấn đề tranh chấp trên biển và quần đảo Trường Sa giữa các nước lân cận.
Tác giả cũng nói đến các vấn đề về khu vực phân chia biên giới, tình hình

biến động ở các khu vực nhạy cảm đặc biệt là biên giới giữa các quốc gia.
Cuộc nói chuyện kéo dài hơn 2 tiếng, sau khi kết thúc, cả đoàn di chuyển
về nhà khách để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho lịch trình vào buổi chiều.
2h Chiều, sau khi nghỉ ngơi, cả đoàn di chuyển đến chùa Một Cột, bảo
tàng Hồ Chí Minh và phủ chủ tịch để tham quan.
Một số thông tin về chùa Một Cột:
Tên chùa Một Cột là do dân gian quen gọi dựa theo kiến trúc đặc biệt, chứ sử
sách không ghi tên chùa Một Cột. Theo Đại Việt sử ký toàn thư lưu lại, công trình này
gọi là Liên Hoa Đài nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (Diên Hựu Tự). “Mùa đông
tháng 10 năm 1049, dựng chùa Diên Hựu. Vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật
Quan Âm dẫn vua lên tòa sen. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm
không lành. Thiền sư MẫnTtuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa, làm tòa sen
của Phật như đã thấy trong mộng. Các sư làm lễ, đi vòng quanh tòa sen niệm Phật
cầu phúc cho vua được trường thọ, nên chùa có tên Diên Hựu (phúc lành dài lâu)”.
Từ đó, chùa trải qua bao thăng trầm lịch sử và được trùng tu nhiều lần. Năm 1955,
chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và duy trì cho đến nay, cạnh bên vẫn còn ngôi
chùa có cổng tam quan với bức hoành phi ghi ba chữ “Diên Hựu Tự”. Năm 1962,
quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ
thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục
“Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.

6


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

Hình 3.Chùa Một Cột

Công trình chùa Một Cột như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Chùa có dáng
hình vuông, mỗi cạnh 3m, kết cấu gỗ, bên trong đặt tượng thờ Phật bà Quan Âm. Mái

chùa lợp ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Điểm độc đáo
nhất của Chùa Một Cột Hà Nội là được dựng trên một trụ đá cao 4m (chưa kể phần
chìm dưới nước), đường kính 1.2m gồm hai khối đá chồng lên nhau thành một trụ
liền khít, mắt thường khó phân biệt, khối đá trên có những đòn gỗ làm giá đỡ cho
ngôi chùa. Ao nước phía dưới chùa Một Cột Hà Nội được bao quanh bởi lan can làm
bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Trong vườn chùa còn có một cây bồ đề
sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí
Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958. Ngoài ra, chùa Một Cột Hà Nội còn là công trình
kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu
khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang... phản ánh những giá trị văn hóa cổ xưa, và
mang đậm tính dân tộc.
4. Ngày 12/7: Viếng mộ cụ Chu Văn An ( Sao Đỏ, Hải Dương) và

tham quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
5h sáng, cả đoàn xuất phát đến địa điểm để ăn sáng, ăn sáng xong, cả
đoàn tiếp tục di chuyển đến Sao Đỏ, Hải Dương để tham quan và viếng mộ
cụ Chu Văn An.
Cụ Chu Văn An: Chu Văn An, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện
Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Là người
7


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A
chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy
học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá,
giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–
1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là
vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều
vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông
chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều

ẩn (người hái củi ở ẩn) dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Hình 4. Đền thờ cụ Chu Văn An

Sau khi viếng xong, cả đoàn lên xe di chuyến đến Quảng Ninh, tham
quan vịnh Hạ Long, vịnh Hạ Long được bình chọn là một trong bảy kì
quan thiên nhiên của thế giới và được UNESCO công nhận là di sản thế
giới năm 1994 ( theo tiêu chí VII) và năm 2000 ( theo tiêu chí VIII ). Hiện
nay, Vịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch thu hút số lượng lớn khách
trong nước lẫn nước ngoài đổ về để tham quan.
5. Ngày 13/7: Nghe nói chuyện tại Học viện ngoại giao Việt Nam
cùng chuyên gia và tham quan Làng gốm truyền thống Bát Tràng.
8


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

7h30 phút sang, cả đoàn chúng tôi di chuyển đến Học viện ngoại giao
Việt Nam lần thứ hai để gặp GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương. Cô nguyên
là phó hiệu trưởng của Học viện Ngoại giao Việt Nam. Trong buổi nói
chuyện, chúng tôi được nghe cô giảng giải về chuyên đề : “Chính sách của
Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: Tiếp tục và điều chỉnh”.
Các tài liệu thu thập được sau buổi nói chuyện:
Chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
- Cơ sở của chính sách: Mỹ nhắm đến mục tiêu và lợi ích của Mỹ ở
khu vực. Điều này phải nhận được sự ủng hộ trong nội bộ chính
quyền Mỹ, tầm ảnh hưởng của Tổng thống và các vấn đề liên quan
đến cục diện khu vực
- Cơ sở lý luận: Nằm trên nền tảng tư tưởng-Mỹ luôn tìm cách mở
rộng ảnh hưởng của Mỹ ra bên ngoài bằng cách mở rộng giá trị

của Mỹ; bằng cách can thiệp ra nước ngoài. Bên cạnh đó còn có
các học thuyết chi phối quá trình hoạch định chính sách đối
ngoại.
- Cơ sở thực tế: Dựa vào lịch sử và văn hóa, mục tiêu bất biến và
khả biến của của Mỹ. Vai trò cá nhân của tổng thống và nhóm cố
vấn. Tình hình quốc tế tại khu vực và những thay đổi về thế và lực
của Mỹ.
Mỹ trước hết xác định mục tiêu chiến lược ( duy trì vị thế bá quyền
của Mỹ trên thế giới) và xác định lợi ích quốc gia bao gồm các lợi
ích sống còn, các lợi ích quan trọng, những lợi ích nhân đạo và
các lợi ích khác.
• Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương:
- Trọng tâm quyền lực thế giới chuyển dịch từ Châu Âu-Đại Tây
Dương sang Châu Á-Thái Bình Dương.
- Xét về địa lý tự nhiên: Bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung
Á, Nam Á, nhóm các quần đảo Thái Bình Dương và vành đai các
nước trong khu vực Bắc và Nam Mỹ, tập trung hơn 50 quốc gia
( gấp đôi EU ) trong đó có những quốc gia có diện tích lớn nhất
thế giới như Nga, Trung Quốc và Mỹ.
- Xét về tiềm lực kinh tế: Đứng đầu thế giới về qui mô kinh tế, các
nguồn lực phát triển kinh tế ( tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực
con người, thể chế), tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiềm năng phát
triển kinh tế ( độ lớn thị trường và hội nhập kinh tế khu vực).

9


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A
- Là khu vực có nhiều cường quốc nhất, tập trung 3 trong 5 ủy viên
thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, tập trung nhiều

cường quốc quân sự nhất (7/10 cường quốc hàng đầu thế giới).
- Xét về mặt xã hội : Dân số đông nhất (gần 4 tỉ người gấp 8-10 lần
EU, chiếm hơn một nửa dân số thế giới; có 4 trong những quốc
gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Idonesia)
Tập hợp hầu hết các nền văn minh thế giới. Môi trường chính trị
xã hội đang biến động, chuyền đổi theo hướng đô thị hóa, dân chủ
hóa, trung lưu hóa, cá nhấn hóa, kể cả bần cùng hóa-là khung
cảnh thuận lợi cho các trào lưu dân tộc cực đoan, dân túy phát
triển; Nhiều chế độ chính trị đa dạng nhất và đang ở trong giai
đoạn chuyển tiếp sang dân chủ hóa.
- Xét về mặt chiến lược: Sự xuất hiện của các nhân tố Trung Quốc
và Ấn Độ.
Trong sự tính toán của Mỹ, vị trí của Châu Á-Thái Bình Dương là
rất quan trọng so với giai đoạn trước, đây là khu vực có nhiều
đường hàng hải quan trọng và ở đây tập trung nhiều đồng minh
của Mỹ nhất,
• Bên cạnh đó, một nhân tố hết sức quan trọng có tầm ảnh
hưởng lớn, chi phối đến chính sách của Mỹ đối với khu vực :
Đó chính là Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc là một quốc gia ra sức phát triển tiềm
lực bản thân trên toàn diện các lĩnh vực, vươn lên thành bá chủ
thứ hai của thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc đã tạo ra
nhiều thách thức cho Mỹ.
Với ý đồ của Trung Quốc thì buộc Mỹ phải có những chính
sách thích hợp đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc
biệt là đối với Trung Quốc để phần nào hạn chế tầm ảnh
hưởng đang dần lớn mạnh của Trung Quốc hiện nay.
Tại buổi nói chuyện, ngoài các vấn đề xoay quanh chính sách
Mỹ sẽ đưa đưa ra đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
thì cô Yên Hương cũng nói đến các vấn đề trong nội tại chính

phủ Mỹ, dấu ấn cá nhân lớn mạnh của tổng thống, cô cũng đưa
ra các so sánh giữa chính quyền của một số đời tổng thống,
đặc biệt là chính quyền của tổng thống mới Donald Trump hiện
nay. Ngoài ra, cô còn nói đến các mối quan hệ ngoại giao của
của Mỹ đối với một số nước khác như Trung Quốc và đặc biệt
là Việt Nam từ giai đoạn sau chiến tranh lạnh đến nay.
10


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

Hình 5.Lớp Quốc tế học K42A chụp ảnh lưu niệm cùng GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương

Kết thúc buổi nói chuyện với rất nhiều sự bổ ích, cả đoàn tạm biệt Học
viện ngoại giao Việt Nam, trở về nhà khách để nghỉ ngơi. 2h chiều sẽ tiếp
tục đi đến làng gốm truyền thống Bát Tràng để tham quan và trải nghiệm
quá trình làm ra một sản phẩm gốm.
Làng gốm Bát Tràng là một ngôi làng có truyền thống làm gốm lâu đời,
chúng tôi thả bộ trên con đường làng, dọc con đường các hộ cư dân bày
bán những sản phẩm gốm từ thủ công đơn giản cho đến những sản phẩm
có độ thẩm mỹ cao và cầu kì. Đi sâu vào làng thì mới bắt gặp những lo
gốm cổ có niên đại gần trăm năm, rất cổ kính và dân dã. Chúng tôi dừng
chân tại một địa điểm trải nghiệm làm gốm để tham gia trải nghiệm quá
trình tạo nên những sản phẩm xinh đẹp đang được bày bán ngoài kia. Thoạt
nhìn thì rất đơn giản, nhưng khi bắt tay vào làm thì không hề đơn giản một
chút nào, đất rất mềm và nhanh nhão, phải là những đôi tay khéo léo, dày
dặn kinh nghiệm thì mới có thể tạo nên những sản phẩm đẹp mắt như thế.
11



Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

Chúng tôi trầm trồ trước đôi bàn tay thoăn thoắt, khéo léo của một nghệ
nhân, thật đặc biệt, thì ra những bình hoa, những cái chén ăn cơm ở nhà
được sinh ra như thế. Đây là một trải nghiệm hết sức thú vị.
6. Ngày 14/7: Tham quan Tam Cốc-Bích Động và đi đến đền thờ vua
Đinh, vua Lê, chiêm ngưỡng nền mống còn sót lại của một thời
thịnh vượng của Hoa Lư xưa cũ.
Buổi sáng chúng tôi di chuyển bằng xe đến Ninh Bình để tham quan
Tam Cốc-Bích Động được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn. Thật vậy, Tam
Cốc- Bích Động thu hút chúng tôi bởi các núi đá cao đồ sộ và sừng sững
giữa trời đất. Chiếc thuyền nhỏ nhẹ lướt trên sông, chui vào động với
những ánh mắt ngạc nhiên và bất ngờ trước vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của
chúng tôi trước thiên nhiên nơi đây. Đúng thật, có đi mới có thể hiểu và
chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp nơi đây, bởi chẳng có những ngôn từ nào có
thể lột tả hết được những đặc ân mà mẹ thiên nhiên đã ban cho mảnh đất
hào hùng này.

Hình 6. Một góc Tam Cốc-Bích Động

12


Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A

Sau khu tham quan Bích Động, chúng tôi di chuyển đến khu cố đô Hoa
Lư xưa, tai đây chúng tôi được tham quan và nghe các cô chú hướng dẫn
viên nói về lịch sử của các triều đại khi xưa còn đống đô tại vị trí cố đô
này. Chúng tôi đến chiêm ngưỡng đền thờ vua Đinh, vua Lê đã được xây
dựng và tồn tại hơn một thiên niên kỉ qua với những kiến trúc độc đáo. Bên

cạnh đó, chúng tôi còn được tận mắt nhìn thấy những vết tích cuối cùng
còn sót lại của nền mống cố đô Hoa Lư xưa cũ. Cảm xúc rất khó tả khi
chứng kiến những vết tích tồn tại ngót hơn 1 thiên niên kỉ, gắn liền với lịch
sử dân tộc Việt Nam.
7. Ngày 15/7: Viếng mộ vua Ngô Quyền và tham quan làng cổ Đường
Lâm ở Hà Tây
Buổi sáng, chúng tôi di chuyển đến Hà Tây, đến tham quan và thăm
viếng đền thờ vua Ngô Quyền. Nơi đây chính là quê hương đã sinh ra và
lớn lên của Ngô Quyền – người đã lãnh đạo chiến thắng trận Bạch Đằng
đuổi quân Nam Hán, chấm dứt hơn ngàn năm đô hộ của giặc ngoại xâm lên
dân tộc ta. Chúng tôi được nhìn thấy đồi Cấm, tương truyền rằng nơi đây
ngày xưa, Ngô Quyền đã chỉ đạo binh lính đẽo những chiếc cọc dùng để
cắm trên Bạch Đằng giang. Sau đó, chúng tôi được một cô hướng dẫn đi
đến ngôi làng cổ, có niên đại rất lâu đời. Chúng tôi được cô dẫn đi đến
những ngôi nhà có tuổi trên 1000 năm, được ăn cơm quê dân dã, đây là
một trải nghiệm hết sức đặc biết và thú vị.
Sau khi tham quan làng cổ Đường Lâm, chúng tôi tạm biệt vùng đất lịch
sử nơi này để lên xe về lại Hà Nội. Chiều hôm đó chúng tôi nghỉ ngơi tại
nhà khách chứ không đi tham quan nữa.
8. Ngày 16/7: Nghỉ ngơi tự do
Đây là một ngày đặc biệt, ngày hôm đấy chúng tôi “không làm gì cả”,
được tự do đi đến những nơi mình muốn. Tôi cùng nhóm bạn đã đến và
thưởng thức món đặc sản Hà Nội, đó chính là Bún chả tại quán Bún chả
Hương Liên, nơi mà tổng thống Brack Obama đã một lần đến thưởng thức
món ăn ngon này trong một lần đến thăm Việt Nam. Sau đó chúng tôi đã đi
mua quà cho người thân và bạn bè của mình ở miền Nam. Chúng tôi đã
mua bánh cốm và sấu ngâm, đây có lẽ là một món ăn dân dã cũng là đặc
sản của thủ đô Hà Nội đáng để làm quà mang về cho những người yêu
thương.
13



Võ Tạ Nguyệt Thu – Quốc tế học K42A
9. Ngày 17/7: Tạm biệt Hà Nội

Đây là ngày cuối cùng chúng tôi ở thủ đô Hà Nội. 12h trưa hôm đó cả
đoàn check-out khỏi nhà khách, và di chuyển bằng xe ra sân bay quốc tế
Nội Bài để chuẩn bị cho chuyến bay về lại thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 8
ngày đến và tham quan ở đây, thật sự khi về chúng tôi ai cũng cảm thấy bồi
hồi trong lòng.

III. Suy nghĩ của bản thân về chuyến đi
Đây là một chuyến đi rất bổ ích và có ý nghĩa rất lớn trong quãng đường
sinh viên của tôi. Tôi được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều thứ
hơn, đúng với câu mà cha ông ta đã nói “Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn”. Tôi được biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến chuyên ngành của
mình qua các buổi nghe nói chuyện với các chuyên gia là những người có
kiến thức chuyên môn cao. Tôi được tham quan những danh lam thắng
cảnh, những khu di tích lịch sử mà trước kia chỉ có thể tìm hiểu qua sách
vở, báo đài. Được nhìn tận mắt, nghe tận tai mới có thể thấy nó đẹp và thú
vị như thế nào. Tôi cảm thấy rất tự hào vì mình là một người con của dân
tộc Việt Nam, một dân tộc có bề dày lịch sử hào hùng như thế, một đất
nước có những nơi đẹp đến thế, hùng vĩ đến thế. Sau khi kết thúc chuyến
đi, khi đang hồi tưởng lại chuyện đã trôi qua, trong tôi vẫn còn nguyên
những cảm xúc tự hào và hào hứng như thế. Đây là một chuyến đi đã góp
phần giúp tôi có suy nghĩ khác hơn, một cái nhìn toàn diện hơn đối với vẻ
đẹp của đất nước mà tôi đang sinh sống. Nếu có dịp, tôi sẽ trở lại những
mảnh đất đã đi qua để còn có thể tiếp tục ngắm nhìn vẻ đẹp sừng sững
trước những biến động của lịch sử như vậy.


14



×