Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận cao học quá trình áp dụng các phương pháp tác nghiệp báo chí trong thu thập thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.06 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
Để đẩy mạnh công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta luôn hướng tới xây dựng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các
quan hệ quốc tế, trong đó nhấn mạnh phải đẩy mạnh công tác văn hoá-thông tin đối
ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân
dân các nước, làm cho bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về công cuộc đổi mới, về đất
nước và con người Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển. Đăc biệt, Đảng
và Nhà nước ta cũng đã nhấn mạnh vai trò to lớn của các cơ quan, các cán bộ, nhà
báo, phóng viên làm công tác thông tin đối ngoại trong việc đưa thông tin, hình
ảnh đẹp về đất nước, con người của Việt Nam đến với thế giới và chuyển tải các
tin tức, sự kiện, vấn đề thời sự nóng hổi từ các vùng, các quốc gia trên thế giới đến
với công chúng Việt Nam.Trong đó, đội ngũ phóng viên nói chung và và phóng
viên thường trú Đài truyền hình Việt Nam nói riêng luôn là lực lượng đi đầu trong
việc thực hiện nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Nhằm cung cấp những thông tin về các sự kiện quốc tế đến với nhân dân
một cách nhanh chóng và chính xác, đội ngũ các phóng viên thường trú của Đài
truyền hình Việt Nam tại nước ngoài trong quá trình khai thác thông tin đã sử dụng
kết hợp nhiều phương pháp tác nghiệp báo chí để thực hiện nhiệm vụ truyền tin
một cách hiệu quả nhất và việc nghiên cứu quá trình này là một cơ sở vững chắc để
nâng cao chất lượng tin tức trên các kênh sóng truyền hình của Việt Nam nói chung
và VTV nói riêng. Chính vì lý do này mà em đã chọn đề tài “Quá trình áp dụng các
phương pháp tác nghiệp báo chí trong thu thập thông tin của phóng viên thường trú
Đài truyền hình Việt Nam tại nước ngoài” với mong muốn cung cấp cơ sở thực tiễn
chung cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên đối với các vấn đề liên quan


tới phương pháp tác nghiệp báo chí của các nhà báo, phóng viên và vấn đề áp dụng
vào thực tiễn hoạt động tác nghiệp báo chí thu thập thông tin.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm cũng như năng lực, trình độ của bản
thân còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài có thể có nhiều lầm lỡ, thiếu


sót. Em rất mong có sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô và bạn bè để đề tài này
được hoàn thiện hơn !
Tiểu luận “Quá trình áp dụng các phương pháp tác nghiệp báo chí trong thu
thập thông tin của phóng viên thường trú Đài truyền hình Việt Nam tại nước ngoài”
được triển khai bao gồm 3 phần chính:
Chương I: Một số vấn đề chung về nhà báo, phóng viên và các phương pháp
tác nghiệp báo chí
Chương II: Quá trình áp dụng các phương pháp tác nghiệp báo chí trong thu
thập thông tin của phóng viên thường trú Đài truyền hình Việt Nam tại nước ngoài
Chương III. Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tin tức thông qua
việc tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên thường trú của VTV tác nghiệp tại
nước ngoài


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ BÁO, PHÓNG
VIÊN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
1.
1.1.

Một số khái niệm
Nhà báo, phóng viên

Nhà báo được định nghĩa là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp
bao gồm: phóng viên, biên tập viên, họa sĩ thiết kế mỹ thuật, thư ký tòa soạn,
tổng biên tập, phó tổng biên tập, tổng giám đốc các đài phát thanh, truyền hình,
các trưởng ban nghiệp vụ báo chí và cán bộ giảng dạy chuyên ngành báo chí tại
các trường đại học...
Phóng viên là người chuyên đi săn tin để viết bài, đăng tải trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, phản ánh bức tranh chân thực của hiện
thực khách quan cho công chúng. Yêu cầu đối với phóng viên là phải có lòng

yêu nghề thật sự, trong mọi tình huống phải kiên trì đến cùng. Căn cứ vào nhu
cầu của công việc trong tòa soạn , phóng viên có thể được chia thành: phóng
viên chuyên ngành (kinh tế, thể thao...), phóng viên cơ động, đặc phái viên,
phóng viên thường trú ở nước ngoài, phóng viên thường trú trong nước, phóng
viên chiến tranh (hay còn gọi là phóng viên mặt trận, phóng viên chiến
trường...).
1.2.

Phóng viên thường trú

Phóng viên thường trú là người đươc cơ quan cử làm đại diện thường trú tại
một khu vực nào đó ở trong nước hoặc nước ngoài. Đây là đại diện có thẩm quyền
trong thời gian nhất định của toà soạn báo, đài phát thanh, hãng truyền hình, hãng
thông tấn tại một địa bàn trong hay ngoài nước để theo dõi, phản ánh kịp thời
những thông tin, sự kiện, vấn đề xảy ra tại địa bàn đó trên các phương tiện thông
tin đại chúng.


Ngoài việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của nơi mình tới thường trú, phóng
viên thường trú còn phải đặc biệt am hiểu địa phương đó (nếu là phóng viên
thường trú trong nước) hoặc am hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ, truyền thống
văn hoá, lịch sử, pháp luật quốc tế, pháp luật nhà nước của nước đó (nếu là phóng
viên thường trú nước ngoài).
2.

Yêu cầu đối với các phóng viên
Để có thể trở thành một phóng viên chân chính thì cần phải có năng lực,

trình độ hiểu biết và sự rèn luyện thường xuyên trong môi trường báo chí cũng
như trong cuộc sống hàng ngày. Phóng viên phải luôn luôn hướng tới những sự

kiện mới, vấn đề mới nhất. Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
-

Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không

ngừng nâng cao kiến thức về mọi mặt và vốn sống
-

Nắm chắc tình hình diễn biến mọi mặt trong xã hội, những vấn đề

trong nước và quốc tế
-

Thường xuyên đi thực tế, tìm lời giải cho những vấn đề khó

-

Làm tốt 5 điều: nghe, hỏi, thấy, xem và ghi chép

-

Biết tìm và khai thác các “nguyên liệu” có sẵn trong cuộc sống qua

thực tiễn, sách báo và các phương tiện truyền thông khác
-

cái mới

Phải có lòng yêu nghề thật sự, phải thường xuyên khám phá, tìm tòi



Tôn trọng sự thật khách quan.Mỗi bài viết đều có tác động rất lớn,

-

mỗi sự vật diễn ra trong xã hội đều có thể nêu lên nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, phóng
viên cần tránh hiện tương “khách quan chủ nghĩa”, hay nói cách khác là không
được tôn trọng hiện thực khách quan một cách thái quá.
3.

Công việc của phóng viên thường trú ở nước ngoài

Đối với phóng viên nói chung, công việc của họ là thay công chúng đến
hiện trường xảy ra sự kiện, hoặc tiếp xúc với những người trong cuộc để thực
hiện các bài viết như: bản tin, phỏng vấn, bài thông tấn, điều tra, hoặc chụp và
ghi lại hình ảnh, âm thanh về những vấn đề mới diễn ra, đồng thời đăng tải các
tin, bài viết trên các phương tiện truyền thông đại chúng để công chúng biết rõ
ngọn nguồn của sự thật. Đây là mục tiêu lớn nhất mà một phóng viên theo đuổi.
Đối với phóng viên thường trú ở nước ngoài, bên cạnh những nhiệm vụ
chung của phóng viên thì họ còn có những công việc mang tính đặc thù như
theo sát các diễn biến, tin tức,tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hoặc các sự
kiện lớn tại quốc gia mà họ được phân công làm đại diện thường trú của cơ
quan, tòa báo. Phóng viên thường trú được cử đi ra nước ngoài thường là những
người có trình độ ngoại ngữ tốt, có am hiểu nhất định về chính trị, văn hóa,
phong tục, tập quán của các nước sở tại nhạy bén với sự biến động của tình hình
quốc tế.
4.

Các phương thức tác nghiệp của nhà báo, phóng viên nói


chung
Khi nói về những phương pháp hoạt động thực tiễn của người làm báo,
người ta thường lưu ý một số phương pháp cơ bản như: Phương pháp quan sát,
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn.
4.1.

Phương pháp quan sát


Hoạt động quan sát của con người thường có nhiều cấp độ. Phương pháp
quan sát nằm trong cấp độ cao nhất là quan sát lý tính. Nó kết hợp hàng loạt
những phương pháp nhận thức khác như lựa chọn, phân tích, tổng hợp , phán
đoán, suy luận logic... Quan sát ở đây không chỉ còn riêng ý nghĩa là “nhìn” mà
là sự phối hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác.
Trong hoạt động báo chí, quan sát có thể được tiến hành qua các bước kết
hợp như: Quan sát từ bộ phận đến toàn thể; Quan sát từ gần đến xa; Quan sát
trong sự vận động; Quan sát trong sự so sánh v.v…Ưu thế lớn nhất của phương
pháp quan sát là sự tin cậy, xác thực của những điều đã trực tiếp nhìn thấy.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu

4.2.

Thông tin thu được qua phương pháp nghiên cứu tài liệu bao giờ cũng ổn
định hơn và có độ tin cậy cao hơn so với thông tin thu thập được từ những
phương pháp khác. Đó cũng là ưu thế chủ yếu của phương pháp này. Tuy nhiên,
nhược điểm dễ nhận thấy của nó là thông tin không mới .
Trước khi định thâm nhập vào một lĩnh vực nào đó để viết, một người
làm báo có kinh nghiệm thường cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu trước về lĩnh vực
đó, tạo ra nhữngtiền đề cần thiết để thẩm định đúng đắn, đánh giá chính xác về

những con người, những vấn đề và sự kiện.
Có những tài liệu phục vụ trực tiếp và có những tài liệu phục vụ gián
tiếp cho tác phẩm báo chí. Những tài liệu tốt bao giờ cũng có khả năng gợi mở
cho hướng đi đúng đắn trong quá trình nhận thức thực tiễn.
4.3.

Phương pháp phỏng vấn


Phỏng vấn là một cách khai thác và thu thập thông tin dưới hình thức hỏi
chuyệnngười khác. Mục đích của nó là để thu thập những thông tin cần thiết,
giúp người viết nắm được những khía cạnh có liên quan đến con người, sự kiện,
sự việc, vấn đề... để có thể phản ánh chúng một cách chính xác, kịp thời trong
các tác phẩm báo chí của mình .
Cần phân biệt giữa phương pháp phỏng vấn với thể loại phỏng vấn:
+ Phương pháp phỏng vấn là chưa biết thì hỏi để biết, hỏi để thu thập
thông tin, hỏi để tăng cường hiểu biết.
+ Thể loại Phỏng vấn có nội dung và hình thức xác định. Những câu hỏi đáptrong tác phẩm phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một mối quan
hệ chặt chẽ và phải có phạm vi xác định, có chủ đề rõ ràng và phải cung cấp
được thông tin có chất lượng.
Các phương pháp khác

4.4.

Ngoài các phương pháp kể trên, trong quá trình tác nghiệp, các nhà báo,
phóng viên còn sử dụng các phương pháp khác như đi công tác thực tế cơ sở,
dự họp báo và tham gia các hoạt động khác.


CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC

NGHIỆP BÁO CHÍ TRONG THU THẬP THÔNG TIN CỦA PHÓNG
VIÊN THƯỜNG TRÚ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI NƯỚC
NGOÀI
1.

Tổng quan về Đài truyền hình Việt Nam
Đài truyền hình Việt Nam (viết tắt là VTV) ra đời năm 1970 là đài truyền

hình trực thuộc Chính phủ Việt Nam . Tổng giám đốc của đài hiện nay là
ông Trần Bình Minh. Ngoài trụ sở chính tại số 43 đường Nguyễn Chí
Thanh (cổng cũ bên đường Giảng Võ), Hà Nội, VTV còn có các trung tâm
truyền hình khu vực, gồm: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế VTV Huế,
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà NẵngVTV Đà Nẵng, Trung tâm Truyền
hình Việt Nam tại Phú Yên VTV Phú Yên, Trung tâm Truyền hình Việt Nam
tại TP Hồ Chí Minh VTV9 và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần
Thơ VTV Cần Thơ.


Hình ảnh biểu tượng của Đài truyền hình Việt Nam

Cho đến nay, Đài truyền hình Việt Nam đã phủ sóng 100% lãnh thổ và
phủ sóng vệ tinh hầu hết các khu vực trên thế giới.VTV hiện có 6 kênh quảng
bá toàn quốc, 5 kênh quảng bá khu vực và hàng trăm kênh truyền hình trả tiền.
Đài truyền hình Việt Nam là đài truyền hình cung cấp số lượng thông tin nhiều
và đa dạng nhất với hơn 120.000 giờ phát sóng các kênh quảng bá, hơn 15.000
giờ phát sóng vệ tinh mỗi năm.
Hiện tại, Đài truyền hình Việt Nam có đội ngũ nhân sự rất đông đảo với
hơn 4000 người bao gồm lãnh đạo các bộ phận tin tức, truyền hình, nhà báo,
phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên....Đài truyền hình Việt Nam cũng đã
duy trì và phát triển quan hệ với gần 30 đài truyền hình và hơn 10 tổ chức

truyền hình quốc tế.
2.

Hệ thống các cơ quan, văn phòng đại diện thường trú của

Đài truyền hình Việt Nam tại nước ngoài
Để thuận tiện cho việc thu thập thông tin từ các nước khác trên thế giới
cũng như cung cấp nhu cầu thông tin quốc tế cho nhân dân cả nước, VTV đã
thành lập 5 trung tâm thông tin khu vực và 8 cơ quan thường trú truyền hình
Việt Nam tại nước ngoài ( Nga, Mỹ, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Singapore,
Trung Quốc, Brussel).
Ngoài ra, VTV còn có hệ thống các văn phòng đại diện cũng như đông
đảo các phóng viên thường trú tại nhiều nước trên thế giới làm nhiệm vụ thu
thập thông tin từ các quốc gia sở tại cũng như tác nghiệp tại các điểm nóng
được quan tâm.
3.

Quá trình áp dụng các phương pháp tác nghiệp báo chí

trong thu thập thông tin của phóng viên thường trú Đài truyền hình
Việt Nam tại nước ngoài.


3.1.

Nghiên cứu tư liệu từ sách, báo, internet để lấy thông tin từ

các nước được phân công theo dõi
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, tin tức về mọi vấn
đề, hiện tượng, sự vật trong cuộc sống con người được truyền tải đi rất nhanh

chóng và thuận tiện nhờ các công cụ tìm kiếm và phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Trong đó, Internet đóng vai trò là một trong những công cụ tìm kiếm nhanh
chóng và hiệu quả nhất cho con người thực hiện việc trao đổi, chia sẻ thông tin
với nhau.
Không những thế, trong hoạt động tác nghiệp báo chí, thu thập thông tin,
các nhà báo nói chung và các phóng viên thường trú của Đài truyền hình Việt
Nam đã khai thác triệt để những ưu điểm của Internet để đưa thông tin về các
vấn đề thời sự, các lĩnh vực của đời sống thế giới mà công chúng quan tâm
cũng như đưa những tin tức, hình ảnh đẹp của Việt Nam đến với nhân dân thế
giới. Họ thường xuyên trao đổi các thông tin, ảnh qua các công cụ Internet như
Youtube, Gmail... với các đồng nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Để có được thông tin nhanh và xác thực về các vấn đề mới được dư luận
quan tâm, các phóng viên thường trú của VTV ở nước ngoài phải thường xuyên
truy cập các trang báo uy tín như Reuters, CNN, New York Time, Dailly Mail...
để có thông tin cập nhật về các sự kiện mới xảy ra và biên dịch lại.
Ngoài ra, trước khi đến các cuộc họp báo hoặc đi thực tế tại một địa
phương nào đó của nước bạn, các phóng viên thường trú của VTV phải nghiên
cứu rất kỹ các tài liệu từ sách báo, các trang thông tin điện tử để hiểu phong tục,
tập quán, con người cũng như có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc đối tượng để
phỏng vấn lấy thông tin.
3.2.

Bám sát thực tế, tận dụng các mối quan hệ bên ngoài và giữ

liên lạc với Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại các nước đang tác
nghiệp


Trong quá trình tác nghiệp lấy thông tin, không phải bất cứ phóng viên
thường trú của VTV ở nước ngoài nào cũng có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu

về các khu vực, tập quán, địa điểm của quốc gia đang tác nghiệp. Lúc đó, các
phóng viên thường trú VTV thường phải nhờ sự chỉ dẫn của người quen, bạn bè
quốc tế đặc biệt hơn là cộng đồng người Việt ở các quốc gia này. Đây là những
người đã có thời gian sinh sống lâu dài ở các nước này và có thể thông qua họ
biết thêm nhiều thông tin về các vấn đề mà mình quan tâm. Ngoài ra, các chỉ
dẫn về văn hóa, phong tục cũng như địa hình, khí hậu của họ cũng là một kho
kinh nghiệm quý báu cho các phóng viên trong quá trình tác nghiệp.
Bên cạnh đó, Đại sứ quán và các cơ quan chuyên môn cũng là một điểm
tựa đáng tin cậy cho các phóng viên thường trú của VTV ở nước ngoài mỗi khi
có việc cần đến giấy tờ cấp phép hoặc nhờ liên hệ với các tổ chức, cá nhân cần
phỏng vấn. Đây cũng là nơi gần nhất đảm bảo quyền lợi và bảo vệ các phóng
viên thường trú tại các nước đang tác nghiệp.
3.3.

Phỏng vấn các chính khách, nhà báo quốc tế và những

người trong cuộc
Tin tức khi được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng
ngoài sự nhanh nhạy, kịp thời thì còn phải đảm bảo tính chính xác và tin cậy.
Chính vì lý do này mà trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên thường trú của
VTV thường có những cuộc phỏng vấn với những người trong cuộc có uy tín,
đặc biệt là các chính khách, những người có quyền lực trong chính quyền nước
sở tại. Trước đây VTV đã từng làm một chương trình về hành trình tìm đường
cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và các phóng viên đã tìm gặp rất
nhiều những nhà báo tại Pháp, tại Mỹ đã từng tiếp xúc và phỏng vấn Người để
có những nhận xét, quan điểm khách quan trong việc khắc họa chân dung, tính
cách và những gian khổ, công lao của Người trong việc tìm ra con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam.



Một ví dụ điển hình nữa là khi Trung Quốc liên tục có các hành động
nhằm thay đổi hiện trạng của Biển Đông bằng cách xây dựng những công trình
trái phép, phóng viên VTV đã liên tục đưa thông tin về việc này để nhân dân
các nước trên thế giới cũng như các nước có liên quan bày tỏ quan điểm về vấn
đề này. Phóng viên VTV đã từng tiến hành phỏng vấn với bà Bonie Glaser, một
chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế bày tỏ quan điểm
phản đối Trung Quốc trong việc vi phạm luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển
Đông. Cũng trong khuôn khổ đối thoại an ninh Shangri - La tại Philipines,
phóng viên VTV đã có cuộc phỏng vấn, ghi hình nhanh với một số lãnh đạo
quốc phòng của các nước về vấn đề này. Bên cạnh đó, để có nhiều căn cứ thông
tin chính xác hơn về các vấn đề thời sự được quan tâm, phóng viên VTV ở nước
ngoài còn phỏng vấn các nhà báo quốc tế có uy tín nhằm cung cấp cái nhìn
khách quan về sự kiện mà họ trực tiếp tham gia tác nghiệp. Tuy gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận phỏng vấn các chính khách, các nhà báo quốc tế nhưng
những phóng viên thường trú của VTV ở nước ngoài đã hết sức cố gắng có
nhiều ý tưởng tiếp cận và khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, trong việc truyền thông tin từ các vụ động đất, sóng thần tại
Nhật Bản, đối tượng VTV hướng đến là các viên chức và người dân địa phương
– những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ thiên tai để có những hình ảnh chân
thực nhất đưa lên truyền hình phục vụ nhu cầu theo dõi thông tin của nhân dân
trong nước.
3.4.

Dự họp báo và tham gia các sự kiện kinh tế, văn hóa, thể

thao của các nước trên thế giới
Ngoài các phương thức thu thập thông tin gián tiếp như qua e-mail, trao
đổi thư từ điện tử, các phóng viên thường trú của VTV tại nước ngoài còn tiến
hành việc tham gia vào các buổi họp báo sự kiện của các nước sở tại. Điều này
giúp thông tin có được mang tính chân thực và tin cậy cao. Mới đây tại Đại hội



thể thao Đông Nam Á( Seagames) lần thứ 28, đội ngũ phóng viên của VTV đã
có mặt từ rất nhiều ngày để tham gia đưa tin về các cuộc họp báo của nước chủ
nhà Singapore trước thềm đại hội cũng như tích cực tham gia họp báo trước các
trận đấu của đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam với các nước trong khu vực để
phục vụ nhu cầu theo dõi của đông đảo nhân dân Việt Nam.

Quay phim Mạnh Việt và phóng viên Tuấn Đức tác nghiệp tại World Cup
2014, Brazil

Phóng viên thường trú của VTV ở nước ngoài còn được mời tham gia
nhiều sự kiện văn hóa, thể thao của các nước để đưa tin như Olympic, World
Cup hay các lễ hội văn hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Thông qua những sự kiện
này giúp cho khán giả truyền hình trong nước có cơ hội cảm nhận những nét
đẹp văn hóa, thể thao từ các quốc gia trên thế giới.
3.5.

Đi thực tế ở các địa phương của nước sở tại

Một trong những phương pháp tác nghiệp đạt được hiệu quả cao về thu
thập tin tức mà các phóng viên thường trú của VTV hay sử dụng chính là đi
thực tế các cơ sở địa phương. Với mục đích đưa kinh nghiệm từ mô hình làm


nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa ở Israel đến với nông dân
Việt Nam, những phóng viên thường trú của VTV đã phải đi tới rất nhiều địa
phương trên đất Israel để khảo sát và quay lại mô hình của họ. Đây là việc làm
tốn nhiều thời gian và công sức bởi họ phải dậy rất sớm để có thể quay được
hình ảnh đẹp nhất về các mô hình này. Họ cũng phải tìm đến nhiều nhà dân địa

phương để hỏi về kinh nghiêm cũng như cách thức làm ra những mô hình nông
nghiệp tổ chức theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà những hình
ảnh thực tế nhất đến được với công chúng và tác động làm thay đổi tư duy làm
ăn của họ.
3.6.

Thu thập thông tin bằng cách trực tiếp có mặt tại các điểm

nóng
Nguy hiểm và rủi ro là những cụm từ được nói đến khi nhìn cái cách mà
các phóng viên thường trú của VTV có mặt tại các điểm nóng trên thế giới để
đưa tin tức về Việt Nam. Gần đây, thế giới liên tục nóng lên bởi sự bành trướng
và man rợ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) được phô bày qua các
đoạn video mà tổ chức này công bố, trong đó có những video nói về cuộc hành
quyết con tin là nhà báo các nước trên thế giới như Anh, Mỹ đến tác nghiệp.
Tuy nhiên những hành động này của chúng đã không làm những phóng viên
nản lòng mà càng thêm quyết tâm vạch rõ tội ác giết người của IS. Tại các văn
phòng đại diện ở Trung Đông và Châu Âu, các phóng viên thường trú của VTV
đã liên tục theo dõi sát sao tin tức về tình hình chiến sự giữa IS các nước khác
như Mỹ, Anh, Hàn Quốc... đồng thời cử phóng viên đến gần các vùng chiến sự
để kịp thời thông tin về nước.
Tại các điểm nóng khác như ở Ukraine, Crimea, lực lượng phóng viên
thường trú của VTV đã có nhiều lần ra tận chiến trường ác liệt để quay lại tình
hình chiến sự ở đây và liên tục gửi thông tin về cơ sở trong nước. Đây là một
phương pháp tác nghiệp mang tính nguy hiểm cao đòi hỏi phóng viên thường


trú VTV không chỉ có hiểu biết sâu rộng về các nước mà còn phải có tinh thần
yêu nghề và dũng cảm thực sự.
4.


Câu chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú VTV tại

Ukraine – điển hình của phương pháp tác nghiệp bằng cách có mặt trực
tiếp tại khu vực chiến sự
Từ cuối tháng 2 năm 2014, các cuộc biểu tình ủng hộ thân Nga và kích
động cổ xúy chủ nghĩa dân tộc và các nhóm chống chính phủ đã diễn ra ở các
thành phố lớn trên khắp các vùng phía đông và phía nam của Ukraine, như là
tiếp diễn sau phong trào Euromaidan và lật đổ chính phủ năm 2014. Trong giai
đoạn đầu tiên của tình trạng bất ổn, Crimea đã được sát nhập vào Liên bang
Nga sau một cuộc khủng hoảng trong khu vực, với sự can thiệp quân sự cảu
Nga và một cuộc trưng cầu dân ý bị quốc tế chỉ trích của cư dân vùng này. Các
cuộc biểu tình ở Donesk và tỉnh Luhansk leo thang thành một cuộc nổi dậy ly
khai vũ trang. Điều này đã khiến chính phủ Ukraine khởi động một cuộc phản
công chống lại quân nổi dậy, mà kết quả chưa rõ ràng trong cuộc chiến tranh
đang diễn ra tại Donbass . Và cũng giống như phóng viên thường trú của các
nước khác, phóng viên thường trú của VTV tại Ukraine đã liên tục bám sát tình
hình chiến sự tại đây và cung cấp nhiều thông tin quý báu về trong nước.
Ngay sau khi những hình ảnh khốc liệt tại quảng trường Độc lập - Kiev,
Ukraine do nhóm PV thường trú của Đài THVN ghi lại lên sóng, khiến khán giả
cả nước cảm phục và đón chờ, VTV Online đã có cuộc trò chuyện ngắn và hết
sức đặc biệt với PV Duy Nghĩa và quay phim Chu Thái - những người trực tiếp
có mặt tại khu vực đang trở thành "chiến trường".


Quay phim Duy Thái và PV Duy Nghĩa tác nghiệp tại vùng chiến sự
Quảng trường Độc lậpở thủ đô Kiev (Ukraine)

Cuộc trò chuyện diễn ra sau khi các anh chuẩn bị tin bài cho bản tin thời
sự 19h ngày 20/2. Tất cả được trao đổi rất nhanh và đầy cảm xúc khi mà những

hình ảnh được các anh ghi lại tại quảng trường Độc lập, thủ đô Kiev gần như
được đưa tới khán giả ngay lập tức sau khi tác nghiệp. Những hình ảnh được
quay khi súng bắn tỉa khắp nơi và quảng trường với hơn 50 ngàn người, đụng
độ khốc liệt như một chiến trường.
VTV Online: Quảng trường Độc lập là một trong những điểm nóng
tại Kiev nơi xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình. Nhóm
PV thường trú ở Kiev đã có những hình ảnh trực tiếp, cận cảnh tại đó như
thế nào?


PV Duy Nghĩa: Quảng trường Độc Lập của Kiev - một quảng trường
được coi là đẹp có tiếng ở châu Âu đã biến thành một bãi chiến trường thực sự:
hoang tàn và bẩn thỉu. Bụi khói mù mịt. Người ta cậy đá lát đường để làm vũ
khí tấn công. Những tự vệ được vũ trang bằng áo mũ chống đạn, gậy, mặt nạ…
được tổ chức thành từng phân đội di chuyển liên tục từ quảng trường lên các
“điểm nóng” thay phiên nhau chống trả lại cảnh sát. Quy củ và chuyên nghiệp
là điều có thể nhận thấy trong hàng ngũ của quân chống đối chính phủ.
Để tiếp cận thấy được những cảnh tượng này chúng tôi đã được sự trợ
giúp rất nhiệt tình, trách nhiệm của đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine từ đón tại
sân bay, thuê khách sạn đến đưa đến nơi đang có chiến sự. Cẩn thận, cảnh giác,
đảm bảo an toàn khi tác nghiệp là điều các anh thường nhắc nhở chúng tôi.
Người tháp thùng chúng tôi đi tác nghiệp là anh Ứng Quốc Bình, phụ
trách báo chí của sứ quán, nguyên là phóng viên ảnh chiến trường nên có rất
nhiều kinh nghiệm trong các tình huống như thế này. Ngoài ra với chút “máu”
nghề nghiệp của anh em chúng tôi nên đã có được những hình ảnh như bạn xem
truyền hình đã được chứng kiến.
Quay phim Chu Thái: Ban đầu chúng tôi cũng chỉ định đứng ngoài để
quay nhưng khi tới đó chúng tôi rất muốn vào bên trong. Khi đó chúng tôi sẽ
gần hiện trường hơn, hình ảnh sẽ chất lượng và chân thực hơn. Hy vọng những
hình ảnh được chúng tôi ghi lại trực tiếp sẽ giúp quý vị khán giả hình dung ra

một phần những khốc liệt đang diễn ra tại đây.
VTV Online: Tác nghiệp khi có cháy nổ và có cả súng bắn tỉa, các
anh có trang bị gì không và tác nghiệp ra sao trong hoàn cảnh đó?
PV Duy Nghĩa: Thực ra thì chúng tôi cũng hơi “liều” khi đến một điểm
nóng như vậy mà không hề có trang bị chuyên dụng nào. Trước khi lên đường


Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thu Hiền đã nhắc nhở về đảm bảo an toàn khi
tác nghiệp cho phóng viên, trang bị áo mũ chống đạn. Nhưng vì nhiều lý do mà
chúng tôi không kịp mua. Và ngoài ra tâm niệm rằng mình là phóng viên Việt
Nam – một quốc gia thân thiện với người Ukraine nên chắc chả ai làm gì mình.
Việc còn lại là anh em nhắc nhau cẩn thận, khi Chu Thái tác nghiệp thì tôi
“canh chừng” chống lưng. Còn khi tôi dẫn thì anh em trông chừng lẫn nhau.
Nói chung đối với phóng viên nước ngoài nói chung, nhất là người Việt
Nam thì cả người biểu tình lẫn cảnh sát đều có ít nhiều cảm tình. Mỗi khi được
biết là phóng viên Việt Nam những người Ukraine tỏ ý thân thiện ngay và còn
mời chè nóng, bánh mì kẹp dăm bông và chỉ dẫn rất tận tình.
Quay phim Chu Thái: Quảng trường vô cùng hỗn loạn. Phía trên đầu thì
có súng bắn tỉa, khói bay mù mịt. Tôi phải dùng máy quay cỡ nhỏ, ghi lại thật
nhanh tất cả những gì đang diễn ra.
Và đúng như anh Nghĩa chia sẻ, điều vui nhất là khi đi tới đâu, mọi người
đều hỏi "anh ở đâu đến?". Khi chúng tôi bảo mình là người Việt Nam, mọi
người đều dẹp đường cho chúng tôi đi và tác nghiệp. Mọi người bảo họ yêu
Việt Nam. Đó cũng là chi tiết rất đáng nhớ.
VTV Online: Khán giả đã thấy mức độ nguy hiểm ở đó qua hình ảnh
nhưng thực tế gì sao? Anh có thể miêu tả kĩ hơn đôi chút và thực sự là các
anh có thấy sợ không khi tác nghiệp trong hoàn cảnh như vậy?
PV Duy Nghĩa: Đương nhiên là sợ, đó là một cảm giác tự nhiên của bất
cứ ai. Chỉ sau vài phút khi hoà mình vào dòng người tại đây và say sưa sáng tác
thì cảm giác đó cũng không còn nữa. Tuy nhiên qua loa phóng thanh, người ta

thông báo về sự chuyển quân của cảnh sát, cảnh báo về có sự hiện diện của lính
bắn tỉa thì cảm giác lo ngại cũng đôi lúc trào lên, nhất là khi xong việc, trên
đường rút về để kịp giờ phát sóng.


Quay phim Chu Thái: Khi xông vào Quảng trường để ghi hình thì thực
sự là không sợ (cười). Tại lúc đó tôi tập trung quay, ghi càng nhiều hình ảnh
chân thực càng tốt. Khi quay gần xong trên loa phóng thanh có nói đến việc bắn
tỉa và chuẩn bị có những đụng độ mới, cảm giác sợ mới xuất hiện. Rất may là
chúng tôi đã kịp về tới khách sạn an toàn, đảm bảo giờ phát sóng với những
hình ảnh như các bạn đã thấy.
VTV Online: Vừa tác nghiệp lại vừa phải gửi tin bài về nước, tham
gia các cuộc điện thoại trực tiếp? Anh có thể kể thêm về quá trình "trực
chiến" của nhóm PVTT của VTV tại Kiev hiện nay?
PV Duy Nghĩa: Chuẩn bị nội dung, ăn sáng, ghi hình, phát tin, ăn trưa,
chuẩn bị cho các bản tin tiếp theo, ăn tối, tiếp tục cho bản tin Chào sáng và nội
dung cho buổi hôm sau là lịch làm việc của nhóm phóng viên thường trú chúng
tôi tại các điểm nóng như ở Kiev.
Trong khi tôi vùi đầu vào bài vở thì Chu Thái lo việc ăn uống với món mì
tôm, trứng rán và thịt nguội truyền thống. Để có thể làm được như vậy, chúng
tôi được sự hỗ trợ rất chuyên nghiệp của các chị em phòng Quốc tế - Ban Thời
sự. Một điều rất quan trọng là chúng tôi nhận được sự quan tâm, động viên của
các bà vợ. Cũng là một phóng viên, vợ tôi trợ giúp rất nhiều trong việc theo dõi
tin tức, giúp cung cấp thông tin, sự kiện mà trong khi đi tác nghiệp tôi không
kịp theo dõi.
VTV Online: Tình hình ở Ukraine còn diễn biến rất phức tạp, kế
hoạch tác nghiệp của các anh trong những ngày tới ra sao?
Tình hình ở Kiev sẽ còn diễn biến phức tạp và ngày càng trở nên nguy
hiểm hơn, nhất là khi cảnh sát Ukraine chính thức được xử dụng vũ khí trong
việc duy trì trật tự. Điều này sẽ làm cho độ an toàn khi tác nghiệp càng trở nên

mong manh.


Tình hình mà xấu đi nữa thì tại đây sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp và điều
đó có nghĩa là công việc của chúng tôi sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Mặc dù vậy,
chúng tôi cũng vẫn sẽ bám sát sự kiện để kịp thời có những tin bài đáp ứng sự
trông đợi của khán giả truyền hình cả nước.
Qua chia sẻ của nhóm phóng viên thường trú Đài truyền hình Việt Nam
tác nghiệp tại Ukraine mà cụ thể là thủ đô Kiev – nơi chiến sự, giao tranh đang
diễn ra ác liệt có thể thấy được sự dũng cảm của các phóng viên Việt Nam trong
việc đưa thông tin từ điểm nóng chính trị của thế giới về trong nước. Những
thông tin đắt giá, nóng hổi và cập nhật là kết quả không chỉ của lòng dũng cảm
mà còn bởi sự thông minh, khéo léo, của các phóng viên thường trú trong việc
sử dụng các phương pháp tác nghiệp báo chí. Nó cũng cho thấy tầm quan trọng
của phương pháp bám sát thực tế cơ sở và trực tiếp có mặt tại điểm nóng để thu
thập hình ảnh, thông tin về các vấn đề nổi bật được quan tâm.


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TIN TỨC THÔNG QUA VIỆC TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
CHO PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ CỦA VTV TÁC NGHIỆP TẠI
NƯỚC NGOÀI
1.

Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên thường trú tại

nước ngoài của VTV
Để nâng cao chất lượng tin tức từ các cơ quan, văn phòng đại diện của
Đài truyền hình Việt Nam tại nước ngoài, trước hết cần nâng cao năng lực và
trình độ của đội ngũ phóng viên thường trú. Điều này cần phải được chú ý ngay

từ khâu tuyển dụng và sắp xếp các vị trí làm việc của phóng viên trong cơ quan
thường trú. Những phóng viên đủ điều kiện tác nghiệp tại nước ngoài phải là
những phóng viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi và
tinh thần cống hiến cùng lòng say nghề, yêu nghề.
Phóng viên thường trú tại nước ngoài còn phải là những người có bản
lĩnh chính trị vững vàng, luôn chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, một lòng trung thành với chế độ, trung thành với Tổ quốc.
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch hoàn chỉnh và lâu dài trong đào tạo các
phóng viên thường trú nước ngoài của Việt Nam nói chung và VTV nói riêng để
chất lượng hóa đội ngũ phóng viên,đáp ứng nhu cầu tác nghiệp bên ngoài lãnh
thổ Việt Nam đang ngày càng nhiều.
2.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, các phương tiện

tác nghiệp hiện đại cho phóng viên thường trú nước ngoài
Các phóng viên thường trú VTV ở nước ngoài cần được đầu tư hơn nữa
về các trang thiết bị phục vụ cho quá trình tác nghiệp đặc biệt là những phương
tiện kỹ thuật hiện đại. Có như vậy thì chất lượng các bản tin gửi về trong nước
mới đạt đến độ hoàn hảo với hình ảnh, âm thanh và thông tin rõ nét. Hơn nữa,
đối với các địa điểm lấy tin nguy hiểm và nhiều rủi ro thì những thiết bị công


nghệ có thể tác nghiệp từ xa cũng cần được trang bị để bảo vệ an toàn tính
mạng cho các phóng viên.
3.

Có chế độ ưu đãi đối với các phóng viên thường trú làm việc

tại nước ngoài

Phóng viên thường trú ở nước ngoài là những người chịu rất nhiều thiệt
thòi khi thường xuyên đi công tác xa nhà và quá trình tác nghiệp có nhiều nguy
hiểm và rủi ro. Vì vậy, nhằm tôn vinh và tri ân những cống hiến lớn lao của các
nhà báo, phóng viên thường trú tại nước ngoài ,Đảng và Nhà nước ta đã có
những khích lệ cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ các phóng viên thường
trú ở nước ngoài như các chế độ khen thưởng, bảo hiểm. Bên cạnh đó, lãnh đạo
Đài truyền hình Việt Nam cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này để kịp thời động
viên giúp đỡ các phóng viên đang tác nghiệp bên ngoài nước, giúp họ yên tâm,
ổn định cuộc sống và toàn tâm phục vụ công việc đưa tin về trong nước.
Ngoài ra, VTV cũng cần quan tâm hơn đến đời sống của các phóng viên
thường trú của đài tại các nước trên thế giới cũng như thường xuyên thăm hỏi
và động viên họ đúng lúc, đúng chỗ để họ hoàn thành công việc một cách tốt
nhất.
4.

Có cơ chế bảo vệ an toàn chặt chẽ cho phóng viên thường

trú trong quá trình tác nghiệp
Như đã phân tích ở trên, để có được những thông tin đắt giá, chân thực về
các vấn đề thời sự được công chúng quan tâm, các phóng viên thường trú nước
ngoài phải liên tục bám sát cơ sở và nhiều khi phải đi vào những vùng chiến sự
diễn ra nguy hiểm và ác liệt. Thông tin được cung cấp cho người xem được
chính xác, chân thực hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ đang đặt mình vào
vách ngăn cách mỏng manh giữa sự sống và cái chết. Vì vậy, công tác đảm bảo
an toàn cho các phóng viên thường trú tại nước ngoài phải được đặt lên hàng
đầu và phải được đầu tư kỹ lưỡng nhất. Mỗi lần các phóng viên thường trú đi


tác nghiệp cần có những người trong cơ quan nhà nước có kinh nghiệm và am
hiểu khu vực chỉ dẫn đồng thời có nghiệp vụ để bảo vệ an toàn cho các phóng

viên. Thêm vào đó, các thiết bị bảo vệ như mũ chống đạn, áo chống đạn cũng
như các phương tiện bảo vệ khác cần phải được cung cấp cho phóng viên khi họ
tham gia tác nghiệp tại các địa điểm khó khăn và nguy hiểm.
5.

Nâng cao năng lực xử lý tình huống, kỹ năng tác nghiệp tại

các điểm nóng cho phóng viên thường trú VTV tại nước ngoài
Đây chính là một trong những giải pháp cốt lõi trong việc nâng cao chất
lượng tin tức thông qua quá trình tác nghiệp tực tế của phóng viên thường trú
VTV tại nước ngoài bởi một phóng viên thường trú nếu có kỹ năng xử lý tình
huống và kỹ năng tác nghiệp tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động thu
thập thông tin tại nước ngoài. Và để làm được điều này thì VTV cần có những
khóa tập huấn, những chương trình đạo tạo kỹ năng chuyên biệt cho phóng viên
thường trú tại nước ngoài để họ có thể chủ động xử lý các tình huống gặp phải
trong quá trình tác nghiệp.


KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu quá trình sử dụng các phương pháp tác
nghiệp báo chí trong thu thập thông tin của phóng viên thường trú Đài truyền
hình Việt Nam tại nước ngoài đã chúng ta đã hiểu rõ thêm về công việc cũng
như cách thức mà các phóng viên thường trú thu thập thông tin về những vấn
đề, sự kiện thời sự trên thế giới mà công chúng quan tâm. Quá trình tác nghiệp
của các phóng viên thường trú cũng góp phần làm sáng rõ lý thuyết về các
phương pháp tác nghiệp báo chí của nhà báo, phóng viên nói chung và áp dụng
đối với phóng viên thường trú nói riêng trong việc khai thác thông tin từ nước
ngoài. Cũng nhờ có những chia sẻ của phóng viên về thực tế việc thực hiện
nhiệm vụ lấy tin tức mà đã để lại kinh nghiệm về việc áp dụng sáng tạo và hợp
các phương pháp khai thác thông tin, kỹ năng xử lý tình huống tại địa bàn mà

phóng viên cần khai thác thông tin cho những người đi sau học tập. Điều này sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng tin tức của các cơ quan thường trú nước
ngoài của Đài truyền hình Việt Nam trong quá trình phát triển và trưởng thành,
đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng lớn của người dân trong nước cũng như
công cuộc mang hình ảnh đẹp của Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Hơn nữa
việc tìm hiểu quá trình tác nghiệp của phóng viên thường trú Đài truyền hình
Việt Nam tại nước ngoài cũng còn cho thấy sự dũng cảm, sự gan dạ của những
người có tâm huyết thực sự với nghề báo để đem những hình ảnh, âm thanh đẹp
nhất, những tin tức cập nhật nhất đến với đông đảo công chúng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, Tập bài giảng môn Lao động nhà

báo, Học viện báo chí và tuyên truyền
2.
PGS.TS Phạm Minh Sơn – TS. Nguyễn Thành Lợi, Giáo trình
Thông tấn báo chí đối ngoại, Học viện báo chí và tuyên truyền, NXB Thông
tin và truyền thông
3.
TS. Nguyễn Thành Lợi, Giáo trình Tác nghiệp báo chí trong
môi trường truyền thông hiện đại, Học viện báo chí và tuyên truyền, NXB
Thông tin và truyền thông
4.
Bách khoa toàn thư :
5.
Báo điện tử VnExpress: vnexpress.net
6.

Báo điện tử Dân trí: />7.
Trang thông tin điện tử của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam: />8.
Trang thông tin điện tử của Tạp chí Người làm báo:
/>9.
Trang
Web

của

Hội

nhà

báo

Việt

/>10.
Trang Web của Đài truyền hình Việt Nam: />
Nam:


×