Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

3 cuốn nhật ký giúp nâng cuộc sống của bạn lên 1 tầm cao mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.36 KB, 7 trang )

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 3 cuốn sổ / nhật ký có thể cùng đồng
hành trên con đường hoàn thiện bản thân của bạn, giúp nâng chất lượng cuộc sống của
bạn lên một tầm cao mới: cân bằng hơn, cam kết hơn, hạnh phúc hơn và gặt hái được
nhiều thành tựu hơn. Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói đến những quyển nhật ký này,
nhưng chúng là những ý tưởng bắt nguồn từ những bộ óc kiệt xuất nhất thế giới. Bạn có
thể viết, chỉnh sửa những cuốn sổ này dưới dạng file word hoặc excel, cũng như lưu trữ
và bảo mật nó bằng tài khoản email của mình. Bạn cũng có thể download những biểu mẫu
của chúng tôi, và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với cuộc sống của bạn. Nào, bạn đã sẵn
sàng?

1. PERSONAL BALANCED SCORECARD – Thẻ điểm cân
bằng cá nhân
“Bắt đầu với mục tiêu đã xác định” – Stephen Covey, thói quen thứ 2, trong cuốn sách Bảy thói
quen của người thành đạt
Balanced Scorecard (hay BSC – Thẻ điểm cân bằng), là một mô hình được phát triển bởi hai
Giáo sư Kaplan và Nortan của trường Đại học Havard, được áp dụng trong các doanh nghiệp.
Nói một cách đơn giản, nó là một hệ thống quản lý, giúp doanh nghiệp thiết lập, thực hiện, giám
sát, đo lường để đạt được các chiến lược và các mục tiêu của mình, thông qua 4 khía cạnh: tài
chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển.
Chúng ta không cần phải hiểu chi tiết về BSC, nhưng dựa trên ý tưởng nó, tại sao chúng ta
không sử dụng Personal Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng cá nhân) cho mỗi cá nhân


chúng ta? Đơn giản, đó là một bảng tính excel, giúp chúng ta thấy được tổng quan bức tranh
của cuộc đời mình, quản lý, giám sát, thực hiện và cân bằng các khía cạnh khác nhau trong
đời sống của mình.
Mô hình Personal Balanced Scorecard mẫu mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn bao gồm một
số mục sau:





1. Sứ mạng (Mission) – trả lời cho các câu hỏi sau:
Tôi sinh ra trên đời này với mục đích gì?
Nếu chỉ còn sống được 5 năm nữa, tôi sẽ dành thời gian còn lại của cuộc sống vào việc gì?
Nếu có tất cả mọi nguồn lực trên đời (thời gian, tài chính, mối quan hệ,…) và biết rằng mình





không thể nào thất bại, tôi sẽ làm gì?
2. Hệ giá trị (Core values) – trả lời cho các câu hỏi sau:
Tôi đại diện cho những giá trị / nguyên tắc sống / phẩm chất nào?
Vào cuối đời, tôi muốn mọi người sẽ nhớ đến tôi là một con người với những phẩm chất nào?
Những giá trị / nguyên tắc sống / phẩm chất nào mà tôi nhất quán sẽ luôn tuân theo, dù cho tôi
có rơi vào tình huống mà những điều ấy có thể gây bất lợi cho tôi đi chăng nữa?”
(Bạn hãy đọc thêm bài viết Công cụ quản trị SGV và Quy tắc KCKC để hiểu rõ hơn về sứ
mạng và hệ giá trị cá nhân)

3. Sáu khía cạnh của cuộc sống, bao gồm:
Sức khỏe (Health):


Mục tiêu dài hạn của tôi trong vòng 1 năm / 6 tháng / 3 tháng / 1 tháng tới là gì? (khoảng thời



gian như thế nào là tùy vào bạn)
Mỗi tuần hoặc mỗi ngày tôi cần làm gì (mục tiêu ngắn hạn) để đạt được mục tiêu dài hạn ấy? (Ví
dụ: mỗi tuần tôi cần chạy bộ ít nhất 4 ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút)

Sự nghiệp (Career):




Mục tiêu dài hạn của tôi trong vòng 1 năm / 6 tháng / 3 tháng / 1 tháng tới là gì?
Mỗi tuần hoặc mỗi ngày tôi cần làm gì (mục tiêu ngắn hạn) để đạt được mục tiêu dài hạn ấy?
Tài chính (Finance)





Tình hình tài chính của tôi hiện nay như thế nào?
Mục tiêu dài hạn của tôi trong 1 năm / 6 tháng / 3 tháng / 1 tháng tới là gì?
Mỗi tuần / mỗi ngày bạn phải thực hiện những gì để đạt được mục tiêu ấy?
Phát triển cá nhân (Personal Growth):



Để đạt được các mục tiêu sự nghiệp / tài chính bạn vừa nêu, đâu là ba kỹ năng / kiến thức



quan trọng nhất mà tôi cần phát triển?
Đâu là ba cuốn sách mà tôi phải đọc, và một khóa học mà bạn phải đăng ký học để phát triển
những kỹ năng ấy?
Tinh thần – Tâm linh (Spirituaty)




Tôi có một hoạt động tinh thần – tâm linh nào không? (ví dụ: cầu nguyện, đi nhà thờ, thiền định,
v.v..). Nếu có, tôi có những mục tiêu nào?
Mối quan hệ (Relationships)




Đâu là 20% mối quan hệ gia đình và bạn bè quan trọng nhất, đóng góp 80% mức độ hạnh phúc



của tôi?
Đâu là những mối quan hệ mà tôi cần tiếp cận và mở rộng để phục vụ những mục tiêu sức
khỏe / sự nghiệp / tài chính / phát triển bản thân / tâm linh của mình?
Hãy theo dõi sổ Balanced Scorecard của bạn vào cuối mỗi tuần, và điều chỉnh khi cần thiết.
Liên quan đến việc đặt mục tiêu, bạn hãy đọc thêm bài viết 7 điều cần nhớ để đặt ra và đạt
được mục tiêu một cách hiệu quả
Bạn có thể download mẫu Personal Balanced Scorecard tại đây.

2. DAILY QUESTION – Nhật ký Câu hỏi hàng ngày
“Thành công là một cuộc hành trình, chứ không phải một điểm đến” – Arthur Ashe
Daily Question là một công cụ cực kỳ hiệu quả do tiến sĩ Marshall Goldsmith (ảnh), người đạt
giải thưởng “Nhà tư tưởng số 1 về Lãnh đạo trên thế giới”, tác giả cuốn sách Triggers – Trở
thành con người mà bạn mong muốn, giới thiệu trong video clip How to get better at most
anything (Làm thế nào để trở nên tốt hơn ở hầu hết mọi thứ) của ông.

Nếu Personal Balanced Scorecard cho bạn một cái nhìn tổng quan về cuộc đời mình, thì Daily
Question lại giúp bạn theo dõi (tracking) sự phát triển hàng ngày của mình. Điều này là vô cùng
quan trọng, vì có thể bạn có những mục tiêu lớn lao, nhưng nếu bạn không có khả năng theo dõi

sự tiến bộ của mình mỗi ngày, bạn không thể nào đạt đến những mục tiêu ấy. Quá trình luôn
luôn quan trọng hơn kết quả, như câu nói của Giáo sư Edwards Deming, cha đẻ của ngành
quản trị chất lượng, nói: “Chúng ta nên tập trung vào quá trình, chứ không phải kết quả của
quá trình” (We should work on our processes, not the outcome of our processes). Daily


Question chính là cuốn sổ để bạn tập trung vào quá trình, giúp bạn hình thành các thói quen, gia
tăng sự cam kết và tiến bộ của bạn.
Trong Daily Question, có hai dạng câu hỏi:
1/ Có hay không? và 2/ Bao nhiêu?
Hãy đặt hai câu hỏi này cho các khía cạnh trong cuộc sống của bạn mỗi ngày. Sau đây là một số
ví dụ:
Mặt Thể chất:





Hôm nay tôi tập thể dục bao nhiêu phút?
Hôm nay tôi có ăn nhiều rau củ, trái cây không?
Số lít nước mà tôi uống?
Hôm nay tôi có ngủ đủ 7 – 8 tiếng không?
Mặt Trí tuệ:




Số trang sách mà hôm nay tôi đọc hôm nay?
Số Lát cà chua (Pomodoros – khoảng thời gian 25 phút làm việc tập trung) hôm nay của tôi?
Mặt Tình cảm:




Hôm nay tôi có dành thời gian dùng cơm với gia đình không?
Mặt Tinh thần – Tâm linh:



Hôm nay tôi ngồi thiền bao nhiêu phút?
Lưu ý: Daily Question là một cuốn sổ cực kỳ hiệu quả để bạn hình thành nên những thói quen
tốt mới. Tuy nhiên, sẽ không hiệu quả nếu bạn cố gắng phá vỡ những thói quen xấu. Để hiểu tại
sao và giải pháp với những thói quen xấu là gì, bạn có thể đọc Bí quyết số 24 và Bí quyết số 46
trong Tóm tắt sách: The Little Book Of Talent, tác giả Daniel Coyle.
Bạn có thể download mẫu Daily Question tại đây.

3. SOWING SEEDS & GRATITUDE – Nhật ký Gieo hạt và
Biết ơn
“Quy luật cho đi rất đơn giản: Nếu bạn muốn có niềm vui, hãy làm người khác có niềm vui. Nếu
tình yêu là điều bạn đang kiếm tìm, hãy cho đi yêu thương. Nếu bạn khát khao sự sung túc vật
chất, hãy giúp người khác trở nên giàu có” – Tiến sĩ Deepak Chopra, tác giả cuốn sách Bảy quy
luật tinh thần của thành công.
Từ “Gieo hạt” có làm bạn tò mò không? Gieo hạt là một khái niệm của tiến sĩ Phật học Geshe
Michael Roach (ảnh), được giới thiệu trong cuốn sách Năng đoạn kim cương. Tiến sĩ Michael
Roach hay bất kỳ một người thầy tâm linh nào khác, đều có chung một bài học không-bao-giờcũ dành cho bạn, đó là: Bất kỳ điều gì bạn muốn trong cuộc sống, hãy cho đi trước. Như
câu nói ở trên của tiến sĩ Deepak Chopra: Nếu bạn muốn có niềm vui, hãy khiến người khác có
niềm vui; nếu bạn muốn có tình yêu, hãy cho đi yêu thương; nếu bạn muốn có sự sung túc vật
chất, hãy giúp người khác trở nên giàu có. Những hành động “cho đi” đó, tiến sĩ Geshe Michael


Roach gọi là những hành động “Gieo hạt”. Như vậy, nhật ký “Gieo hạt” đơn giản là cuốn nhật ký

ghi lại những hành động tốt của bạn đã làm cho người khác.
Bất cứ khi nào bạn làm một việc gì tốt cho người khác, vào cuối ngày, hãy ghi lại điều đó, một
cách cụ thể về thời gian, địa điểm và hành động bạn đã làm. Có thể đó chỉ là những hành
động vô cùng đơn giản, từ việc trao một nụ cười ấm áp cho một người mình tình cờ gặp trên
đường, chỉ đường cho một người hỏi đường bạn, đến việc giúp em gái bạn làm bài Anh văn, hay
tâm sự với một người bạn đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hay đóng góp từ thiện cho người
nghèo, v.v…
Lưu ý, hãy chỉ ghi vào cuốn nhật ký khi hành động đó hội đủ các tiêu chuẩn sau:
1/ Bạn chân thành muốn cho đi (với ý định tự nhiên nhất, chứ không phải để người kia
“mắc nợ” bạn);
2/ Người kia thực sự cần và muốn nhận lại
3/ Cả bạn và người bạn giúp đỡ / cho đi đều cảm thấy niềm hạnh phúc.
Chẳng hạn, nếu bạn trả tiền buổi cơm trưa cho đồng nghiệp của mình, nhưng trong thâm tâm
bạn có điều gì đó tiếc nuối với số tiền mình bỏ ra, thì đó không phải là một cái “hạt” tốt.
“Không phải những người hạnh phúc là những người biết ơn; mà là những người biết ơn mới là
những người hạnh phúc”
Cùng với việc ghi lại những việc tốt mà bạn làm, hãy ghi trong cuốn sổ này về những việc bạn
cảm thấy biết ơn. Bất kể hoàn cảnh có như thế nào, luôn có một điều gì đó mà bạn có thể biết
ơn: sức khỏe của bạn vẫn tốt, đồ ăn vẫn đầy đủ trên bàn ba bữa, gia đình, bạn bè, hay bạn vẫn
còn một công việc, v.v…Như câu nói của nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey, người luôn luôn
giữ một cuốn sổ biết ơn bên mình, nói: “Hãy biết ơn cho những điều bạn có và rồi bạn sẽ có
nhiều hơn. Nếu bạn tập trung vào những thứ bạn không có, bạn sẽ không bao giờ, không
bao giờ có đủ” (Be thankful for what you have; you’ll end up having more. If you concentrate on
what you don’t have, you will never, ever have enough)
Trước khi đi ngủ mỗi tối, bạn hãy nhìn vào nhật ký “Gieo hạt và Biết ơn” của bạn, và nhớ lại
cảm giác vui sướng của những khoảnh khắc khi bạn đã cho đi và nhận lại. Đây chính là hành
động “tưới nước” cho những “hạt mầm” của bạn – theo tiến sĩ Geshe Michael Roach. Chắc hẳn
bạn sẽ ngủ ngon hơn, mơ những giấc mơ đẹp hơn, và những “hạt mầm” tốt cũng bắt đầu nảy
nở trong tiềm thức khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ. (Tiềm thức của chúng ta hoạt động mạnh mẽ
nhất khi chúng ta ngủ. Bạn hãy để ý có nhiều người đem vào giấc ngủ của mình những lo toan,

phiền muộn, tức giận,…như thế nào, và những “hạt mầm” của những cảm xúc ấy nảy nở trong
lúc họ ngủ, khiến cuộc sống của họ khi thức dậy trở nên khổ sở hơn ra sao)


Để hiểu hơn về phương pháp tâm linh “gieo hạt” của Thiền sư Geshe Michael Roach, bạn có thể
xem video clip một buổi workshop của ông tại đây.
Sử dụng ba cuốn sổ / nhật ký Personal Balanced Scorecard, Daily Question và Sowing Seeds &
Gratitude, chắc chắn bạn có thể nâng cuộc sống của mình lên một tầm cao mới. Ngoài 3 cuốn
nhật ký ấy, chúng tôi rất khuyên bạn sử dụng 3 cuốn nhật ký sau:

4. Relationships – Nhật ký Mối quan hệ:
Bạn có bao giờ rơi vào hoàn cảnh mà bạn quên mất tên một người, hay quên mất những điều
quan trọng liên quan tới người ấy (như quê quán, sinh nhật, gia đình, công việc, sở thích,…)
chưa? Đó là lý do tại sao bạn cần có một trợ lý hỗ trợ mình trong việc nhớ những điều ấy. Và
nhật ký mối quan hệ là một người trợ lý hiệu quả và miễn phí cho bạn.

5. Ideas – Nhật ký Ý tưởng
Bạn có từng rơi vào trạng thái của nhà bác học Acsimet, đi tắm và chợt nghĩ ra một ý tưởng
sáng tạo vô cùng kiệt xuất, nhưng rồi bạn không ghi lại ý tưởng ấy, vì cứ đinh ninh mình sẽ nhớ,
để rồi bạn rặn óc mãi cũng không nhớ nổi không? Một cuốn nhật ký ghi chép lại những ý tưởng
sáng tạo trong những giây phút “xuất thần” ấy là vô cùng quan trọng với bạn.
Để tìm hiểu những cách để duy trì khả năng sáng tạo của bạn, hãy xem video clip 6 cách để
duy trì khả năng sáng tạo của Robin Sharma, tác giả cuốn sách Nhà lãnh đạo không chức
danh.

6. My Daily Life – Nhật ký Cuộc sống của tôi
Và cuối cùng chính là cuộc nhật ký ta thường gặp nhất, nhưng cũng là một trong những cuốn
nhật ký quan trọng nhất. Đến cuối cuộc đời, có thể bạn sẽ có mong muốn viết lại quyển tự truyện
về bản thân mình. Vậy tại sao bạn không viết ngay từ hôm nay? Hãy viết về những sự kiện bạn
đã trải qua, những con người mà bạn gặp, những cảm xúc và bài học mà bạn có. Không chỉ vậy,

theo tiến sĩ James Pennebaker, việc viết nhật ký thường xuyên củng cố tế bào miễn dịch, tên là
T-lymphocytes. Rất nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc viết nhật ký mang lại những ảnh
hưởng tích cực cho sức khỏe, cảm xúc và tinh thần của bạn. Nó giúp bạn có thể làm rõ những
điều mình đang nghĩ và cảm nhận, hiểu về bản thân, giảm stress và giải quyết vấn đề hiệu quả
hơn.
Hy vọng bạn tìm thấy những điều giá trị trong bài viết này. Chúc bạn hạnh phúc, bình an,
may mắn và thành công!




×