Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.43 KB, 13 trang )

Mở đầu
Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò đặc
biệt quan trọng đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoáxã hội của đất nước. Bởi vì môi trường không chỉ cung cấp các nguồn tài nguyên đầu
vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ chất
thải do chính sản xuất và con người tạo ra.
“Kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế bao giờ
cũng làm tăng sức ép và gây ra nguy cơ huỷ hoại môi trường”. Vì vậy mà môi trường
hiên nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia dù đó là quốc gia phát triển hay
đang phát triển như Việt Nam. Sự ô nhiễm môi trường, suy thoái và những sự cố môi
trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặt con người trước sự trả thù ghê gớm
của thiên nhiên. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau,
Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội để
bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường.
Trong những biện pháp, chính sách mà Nhà nước ta sử dụng cũng như nhiều nước
trên thế giới, Nhà nước ta đã áp dụng các công cụ hữu hiệu của mình trong đó công cụ
kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng như hội nhập nền kinh tế thế giới ở nước ta
diễn ra mạnh mẽ và kéo theo hàng loạt những thách thức về môi trường. Như vậy các vấn
đề về môi trường sẽ ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp. Việc giải quyết, tổ chức sẽ
không tránh khỏi những xung đột với phát triển kinh tế- xã hội. áp dụng công cụ kinh tế
trong quản lý và bảo vệ môi trường góp phần giải quyết những xung đột đó.

1


Các công cụ kinh tế gồm:
-

Các loại thuế
Phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh



Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.Các công cụ kinh tế
được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo
ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường.

CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MTĐT & KCN Ở
VIỆT NAM.
1. Hiện trạng sử dụng cô cụ kinh tế trong quản lý môi trường ĐT & KCN ở Việt

Nam:
-

Tính đén hết tháng 6/2015, cả nước có hơn 3000 đề án cải tạo, phục hồi môi trường
được phê duyệt với tổng số tiền ký quỷ gần 3800 tỷ đồng; 40/63 tỉnh thành đã lập các
Quỷ Bảo vệ môi trường để tiếp nhận và quản lí tiền ký quỷ (Bộ TNMT, 2015a).

-

Hiện nay, giao thông công cộng đô thị nước ta chủ yếu là xe buýt. Cả nước có khoảng
10000 phương tiện xe buýt; gần 500 tuyến xe buýt; vận hành 31000 lượt xe/ ngày;
trong đó Hà Nội có 91 tuyến, 1480 phương tiện, 11500 lượt/ ngày, 2015 đạt 535 triệu
lượt hành khách; TPHCM có 138 tuyến, 2800 phương tiện, 17000 lượt/ngày, 2015 đạt
368 triệu lựơt hành khách…. (Bộ TNMT,2017). Tuy có cải thiện về số lượng và chất
lượng nhưng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của các thành phố. Nhiều dự án
giao thông công cộng có sức chở lớn chạy trên làn đường dành riêng đã và đang được
xây dựng ở các thành phố lớn

-


Thủ tướng CP đã phê duyệt danh mục Dự án hổ trợ kĩ thuật cho chương trình Phát
triển giao thông xanh TPHCM do WB tài trợ

-

TPHCM tổ chức không gian công cộng điển hình, được xây dựng dọc hành lang nhằm
tang tính thu hút của hệ thống BRT và việc phát triển đô thị xung quanh trạm dừng
BRT.

-

Như chúng ta đã biết với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các quan hệ kinh tế là rất đa dạng,
đặc biệt từ khi chúng ta mở cửa nền kinh tế thì các doanh nghiệp, chính phủ nước
ngoài đã ồ ạt đầu tư vào Việt Nam với những hình thức đầu tư khác nhau, phương thức
sản xuất khác nhau. Điều đó đòi hỏi không thể chỉ áp dụng một loại công cụ trong
công tác quản lý và bảo vệ môi trường mà nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, chen lẫn
nhau giữa các loại công cụ mà đặc biệt là các công cụ kinh tế.
2


-

Các công cụ kinh tế bao gồm rất nhiều loại, kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng
không thể chỉ áp dụng một loại biện pháp, một loại công cụ giản đơn hoặc một vài biện
pháp, một vài công cụ đơn lẻ nào đó là có thể điều chỉnh được sự đa dạng về chủ thể
cũng như phương thức sản xuất nhằm quản lý và bảo vệ môi trường. Rõ ràng phải có
sự tiếp cận được chính sách đồng bộ các loại công cụ kinh tế. ở đây do thời gian có
hạn nên em chỉ nêu ra một số loại công cụ cơ bản để phân biệt ranh giới giữa các loại
công cụ kinh tế và các phương tiện khác của phương tiện chính sách


2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:

Thuế và phí môi trường, Giấy phép khai thác tài nguyên, Giấy phép chất thải có thể
mua bán được hay “ Cota gây ô nhiễm”, Ký quỹ môi trường, Trợ cấp môi trường,
Nhãn sinh thái.
3. Khái niệm công cụ kinh tế:
"Công cụ kinh tế là một trong những phương tiện chính sách được áp dụng để đạt tới
mục tiêu môi trường thành công". Công cụ kinh tế là việc Nhà nước áp dụng các chính
sách dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế của doanh nghiệp nhằm khuyến khích các hành vi
thân thiện với môi trường.
4. Các đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế:
- Một là: Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các hoạt
động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá của các hành động bảo vệ môi trường
xuống. - Hai là: Công cụ kinh tế tạo khả năng lựa chọn cho các tổ chức và cá nhân
hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.
5. Các công cụ kinh tế:
5.1. Thuế và phí môi trường
5.1.1. Thuế tài nguyên: là các loại thuế do nhà nước quy định: thuế sử dụng đất, thuế sử
dụng nước, thuế rừng….nhằm hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài
nguyên, hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng, tạo nguồn thu
cho ngân sách và điều hòa quyền lợi các tầng lớp dân cư về sử dụng tài nguyên. Cụ thể
như Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016.
Đánh giá:
Ưu điểm:
- Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng ô nhiễm thải ra môi trường.
- Khuyến khích người sản xuất thay đổi công nghệ, sản phẩm, quy trình sản xuất để
giảm mức thuế phải đóng.
- Thuế dựa trên nguyên tắc càng gây ô nhiễm nhiều thì càng phải trả nhiều tiền, do đó
kích thích nhà sản xuất giảm ô nhiễm đến mức tối đa để giảm số thuế phải nộp.

Nhược điểm:
- Làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
3


- Ảnh hưởng tới phân phối thu nhập: nhóm đối tượng có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng
lớn hơn so với nhóm đối tượng có thu nhập cao.
- Đầu tư hệ thống thiết bị và hệ thống quản lý giám sát, kiểm soát việc đánh thuế vào
các hành vi gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi chi phí lớn.
5.1.2. Thuế /phí môi trường: là công cụ kinh tế nhằm đưa ra chi phí môi trường vào giá sản

phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền
Có thể chia làm 3 loại :
+ Thuế/phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm: môi trường nước(như BOD, COD,
TSS, kim loại nặng..) khí quyển(như SO2, carbon. Nox,..) đất ( rác thải, phân bón..)
Thuế/ phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: kim loại nặng, PVC, xăng pha chì,
pin ắc quy có chứa chì, thủy ngân,..
+

+

Phí đánh vào người sử dụng: phí vệ sinh thành phố, phí thu gom, phí sử

dụng nước sạch, phí sử dụng đường bãi đổ xe…
Theo Trương Hoàng Đan và Bùi Trường Thọ (2011) phân biệt giữa thuế, phí và lệ
phí môi trường như sau:


Thuế môi trường là khoản thu vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động
BVMT quốc gia, bù đắp chi phí xã hội phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề môi trường

như phục hồi môi trường, xử lý ô nhiễm… gồm 2 loại: thuế gián thu và thuế thu trực
tiếp



Phí môi trường là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp 1 phần chi phí thường xuyên
và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà
nước đối với hoạt động của người nộp thuế. Ví dụ: phí xử lí nước thải, khi thải…



Lệ phí môi trường là khoản thu có tổ chức, bắt buột đối với cá nhân, tổ chức được
hưởng 1 lợi ích hay sử dụng 1 dịch vụ môi trường nào đó do nhà nước cung cấp hoặc
tổ chức cung cấp dịch vụ được nhà nước cấp phép: lê phí môi trường, thu gom rác…
Đánh giá:
Ưu điểm: Áp dụng thuế tài nguyên có tác dụng lớn trong việc bổ sung cho
nguồn Ngân sách quốc gia, đồng thời thông qua việc đóng thuế tài nguyên Nhà nước
theo dõi và giám sát được việc khai thác và sử dụng tài nguyên trong thực tế.
Nhược điểm: Đối với các tài nguyên không có khả năng tái tạo, cách tính thuế
theo giá bán sản phẩm chưa phù hợp, không khuyến khích được doanh nghiệp giảm
sản lượng tài nguyên khai thác. Đồng thời điều kiện địa chất khác nhau ở mỗi vùng do
đó hiệu quả khai thác khác nhau, nếu tính cùng một mức thuế như nhau giữa các vùng
là không công bằng đối với chủ khai thác.
4


5.2.

Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay “ Cota gây ô nhiễm”


Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng (hay còn gọi là quota ô nhiễm) là loại
giấy phép xả thải mà người được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng, chất lượng xả
thải của cơ sở mình cho người khác.
Giả dụ ta muốn giảm thực sự các mức thải nhưng do có điều bất chắc nên ta không thể
hoàn toàn dựa vào một phí phát thải. Đồng thời ta cũng muốn tránh áp đặt những chi phí
cao cho những xí nghiệp giảm được mức thải nhiều nhất.
Trong trường hợp này ta phải đưa ra các giấy phép thải có thể chuyển nhượng, nghĩa
là mỗi doanh nghiệp phải có một giấy phép với các mức thải nhất định. Bên nhận chuyển
nhượng cũng chỉ nhận chuyển nhượng mức thải sao cho đúng số lượng, chất lượng mức
thải đã ghi trong giấy phép.
Mục đích của giấy phép chuyển nhượng là khuyến khích doanh nghiệp giảm lượng
chất thải. Về mặt kinh tế thì loại công cụ này không có tính chất thu ngân sách nhà nước
cũng như quỹ bảo vệ môi trường mà nó là công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường bằng
việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng chất thải. ở một số quốc gia phát triển thì
giấy phép chuyển nhượng có tính ưu điểm hơn thuế ở chỗ nó ràng buộc các nhà sản xuất
trước khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh phải tìm cách ngăn ngừa ô nhiễm, hoặc
giảm ô nhiễm xuống mức thấp nhất.
5.3.

Ký quỹ môi trường

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm
môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi
đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc
xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc
suy thoái môi trường.
Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động
khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, thì
số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện

đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công
tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc
phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí
nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.

5


Đánh giá:
Ưu điểm:
- Nhà nước không cần bỏ chi phí từ ngân sách để khắc phục hậu quả môi trường.
- Công cụ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực bảo vệ môi trường để nhận lại
khoản vốn đã ký quỹ trước đó.
Nhược điểm:
Mức ký quỹ rất khó xác định chính xác để phù hợp với mỗi doanh nghiệp. Nếu khoản tiền
ký quỹ nhỏ hơn chi phí thực tế bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp có xu hướng từ bỏ
việc nhận lại số tiền ký quỹ và không thực hiện cam kết.
5.4.

Trợ cấp môi trường: Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng
ở rất nhiều nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trợ
cấp không hoàn lại.

Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau:
-

Các khoản cho vay ưu đãi.
Cho phép khấu hao nhanh.
Ưu đãi thuế.


Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành
khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường
quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc
phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng
không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
5.5.

Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm
không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình
sử dụng các sản phẩm đó.

Ðược dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản
xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị
trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ
kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Do đó,
rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là "sản phẩm
xanh", được dán "nhãn sinh thái" và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt
khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải
(nhựa, cao su,...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường,
các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh
sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường.
6


5.6.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000.


Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ban hành năm 1993 bao gồm
năm nội dung chính: Hệ thống quản lý môi trường; kiểm tra đánh giá môi trường; đánh giá
kết quả hoạt động của môi trường; ghi nhãn môi trường; đánh giá chu trình sống của sản
phẩm. Ngoài những nội dung trên đăng ký ISO 14000 là thêm một phương thức chỉ ra cho
khách hàng biết rằng công ty từ trước đến nay vẫn được công nhận là hoàn thành tốt các
kế hoạch môi trường.
Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm ISO 14000 là tiêu chuẩn
quản lý môi trường và cũng là một công cụ quản lý môi trường của doanh nghiệp. Khi áp
dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, doanh nghiệp phải cam kết mọi quy định của pháp luật
hiện hành và khi đạt yêu cầu của tiêu chuẩn thì sẽ được cấp chứng chỉ đạt ISO 14001, tiêu
chuẩn tự quản lý môi trường trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Như vậy bộ tiêu chuẩn bảo
đảm việc thực thi pháp luật môi trường của doanh nghiệp và trong chừng mực nào đó môi
trường sẽ được bảo vệ tốt hơn. Rõ ràng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là công cụ kinh tế rất
hữu hiệu, nó thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường vì lợi ích kinh tế.
5.7.

Hệ thống đặt cọc- hoàn trả (ký quỹ hoàn trả):

Hệ thống đặt cọc hoàn trả là hệ thống áp đặt sự đặt tiền trước ở vào lúc hàng hoá được
mua và số tiền đó sẽ được trả lại khi hàng hoá đã được quay vòng sử dụng.
Khi có các hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường, chủ doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh phải đặt cọc một khoản tiền nhằm bảo đảm việc thực hiện
các biện pháp khôi phục môi trường. Có như vậy thì vấn đề bảo vệ môi trường mới được
đảm bảo, tránh tình trạng môi trường không được khôi phục. Hơn nữa công cụ kinh tế này
áp dụng sẽ nâng cao trách nhiệm cũng như xử lý vi phạm được dễ dàng hơn. Khi chủ
doanh nghiệp không khôi phục môi trường thì nhà nước sẽ sử dụng số tiền này để thuê các
tổ chức, cá nhân khác tiến hành khôi phục môi trường.
Mặc dù hệ thống này thường đựơc áp dụng mang tính truyền thống đối với các đồ
uống (như đồ uống giải khát) nhưng nội dung của nó đã được giảm bớt đối với những thứ
ít có giá trị để nhường chỗ cho những thứ có giá trị hơn. Bởi vì khi nhưng sản phẩm này

có giá trị nhỏ, thậm chí là rất nhỏ nên khi áp dụng hệ thống đặt cọc- hoàn trả rất khó kiểm
tra việc có gây ô nhiễm môi trường hay không và thường là bỏ qua. Hệ thống đặt cọc hoàn
trả có thể được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, mà chúng đòi hỏi một sự tập trung cao
để tái sử dụng, tái quay vòng, nhằm đảm bảo an toàn cho việc đặt cọc và hạn chế bớt
những hàng hoá ít có giá trị mà lại có thể gây ra mức ô nhiễm nhiều hơn. Ví dụ như:
những chuyến tầu thuỷ vận chuyển xe ô tô; những container thuốc trừ sâu; dầu hoả và
những hàng hoá trang thiết bị khác dễ xảy ra tai nạn bất thường.
Như vậy “đặt cọc hoàn trả là việc người tiêu dùng phải đặt cọc một số tiền nhằm cam
kết việc trả lại bao bì đóng gói cho cơ sở tái chế hoặc người sử dụng lại, hoặc người trung
7


gian”(1). Chẳng hạn người tiêu dùng vật liệu xây dựng là xi măng thì khi sử dụng hết xi
măng, người tiêu dùng có thể trả lại bao bì xi măng để nhận lại một khoản tiền nhất định.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam công cụ kinh tế này chưa được giải thích một cách rõ ràng
và vô hình chung nhà sản xuất đã tính cả vào giá thành sản phẩm, tất nhiên nguồn tài
chính đó sẽ phải đóng góp cho việc bảo vệ, quản lý môi trường.
5.8.

Đô thị sinh thái

“Eco” viết tắt của từ sinh thái trong cụm từ đô thị sinh thái “Ecocity”, vốn đọc chệch
từ “Oikos” của tiếng Hy lạp cổ nghĩa là “gia đình” (“hộ gia đình”) trong đó mọi người
cùng làm việc để tạo ra một đơn vị chức năng nào đó. Tương tự như vậy, các đô thị sinh
thái “ecocities” muốn nhấn mạnh mối quan hệ lành mạnh giữa các phần của thành phố với
chức năng của chúng hơn là đơn thuần nói đến hàng loạt các chỉ số đo độ xanh, sạch đẹp
của đô thị.
Đối với đô thị sinh thái, “gần gũi” là điều có ý nghĩa quyết định. Nếu như có một chỉ
số đơn lẻ để xác định đô thị sinh thái, đó chính là khả năng dân cư có thể và ưa thích việc
tiếp cận hầu hết dịch vụ cơ bản bằng cách đi bộ, đi xe đạp và vận chuyển bằng các phương

tiện giao thông công cộng.
Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (International Ecocity Standard – IES) được tập
hợp từ nhóm các nhà xây dựng đô thị sinh thái (Ecocity Builders), tập hợp các thành viên
của các tổ chức từ khắp nới trên thế giới. IES đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển
mới của các đô thị trong việc hướng tới để trở thành đô thị sinh thái. IES đánh giá mức độ
đạt được trên các quy mô khác nhau từ các khu vực nhỏ đến toàn bộ vùng, dựa trên
nguyên tắc của các hệ thống và các thiết kế sức khỏe sinh thái.
Các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương tiện sau:
Kiến trúc công trình, Sự đa dạng sinh học, Công nghiệp và kinh tế đô thị.
5.9.

5.10.

Làng sinh thái: Làng sinh thái là một mô hình phát triển kinh tế hài hòa với tài
nguyên thiên nhiên và môi trường gắn với duy trì văn hóa truyền thống bản địa.Làng
sinh thái là một mô hình phát triển kinh tế hài hòa với tài nguyên thiên nhiên và môi
trường gắn với duy trì văn hóa truyền thống bản địa.
KCN Sinh thái

KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng
dụng những nghiên cứu của STHCN vào việc phát triển một hệ thống cộng sinh công
nghiệp thông qua sự trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty. Trong vòng
15 năm từ 1982-1997, lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu,
30.000 tấn than, 600.000m3 nước, và giảm 130.000 tấn các-bon dioxide thải ra. Mô hình
hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các
KCNST trên thế giới.
8


Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và với các tiến bộ vượt bậc của khoa học

kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho việc phát triển công
nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu. Đến nay,
KCNST được hiểu là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên
hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và
môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi
trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng”
KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà
từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.
Một KCNST thực sự cần phải là:
- Một mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các bán thành phẩm, phế phẩm
hay phụ phẩm của nhau.
- Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế.
- Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường.
- Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch”.
- Một KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ KCNST năng
lượng tái sinh, KCNST tái tạo tài nguyên).
- Một KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi trường.
- Một khu vực phát triển hỗn hợp và đồng bộ (công nghiệp, thương mại, dịch vụ hay ở).
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu.
Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và
phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Mỗi một KCNST có một
chủ đề (đặc trưng) riêng về môi trường hay hệ sinh thái công nghiệp trong đó. Dựa vào đó,
người ta chia KCNST thành năm loại chính: KCNST nông nghiệp; KCNST tái tạo tài
nguyên; KCNST năng lượng tái sinh; KCNST nhà máy điện và KCNST lọc hóa dầu hay
hóa chất.
5.11.

Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn

với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên
nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa
kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến

9


môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa
phương.
Việt Nam với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với nhiều khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc
gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba
Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn
thiên nhiên Vân Long.v.v. đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam
được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền.

CHƯƠNG II

10


GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ
MTĐT & KCN Ở VIỆT NAM
Để cho việc áp dụng các công cụ kinh tế vào thực tiễn có hiệu quả cũng như việc thực
hiện được những điều nói trên, theo tôi cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Nhà nước cần quy định rõ ràng các chính sách môi trường cũng như việc thực thi đúng
quy định về pháp luật môi trường, triệt để chống tham nhũng, trốn thuế, lậu thuế.
- Cần phải có cơ cấu thể chế và các kỹ năng hành chính phù hợp. - Xác định rõ và bảo vệ

quyền sở hữu tài nguyên, đặc biệt là đối với đất đai, bất động sản, Xây dựng một cách rõ
ràng và ổn định khuôn khổ quy chế, các thể chế phù hợp như cơ cấu thuế, phí, các kỹ năng
quản lý hành chính về môi trường.
- Yêu cầu phải đổi mới cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với định hướng phát triển bền
vững, hình thành và tạo điều kiện cho các thị trường đồng bộ, hoạt động một cách hữu
hiệu, bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng
trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ độc quyền kinh doanh tiến tới một thị trường
cạnh tranh hoàn hảo để việc thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi
trường được dễ dàng và có hiệu quả cao.
- Trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường, các văn bản thưởng, phạt môi trường và các nghị
định, quyết định của chính phủ, thành phố, tỉnh cần tiếp tục bổ xung và hoàn chỉnh dần
một hệ thống quy định, chế định của địa phương trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt
chú ý khâu thẩm định đánh giá tác động môi trường trên cơ sở có sự hướng dẫn của Bộ
khoa học công nghệ môi trường.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để thực hiện những dự án có liên quan đến
công tác bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua hệ thống giáo dục, tuyên truyền, cổ
động nhằm tạo ra phong trào lớn thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân trong hoạt động bảo
vệ môi trường. Thực tế kể từ đầu năm 2000, Cục môi trường đã mở rộng tuyên truyền về
môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo hình. Cục môi trường
đã phối hợp với Đài truyền hình Hà nội phát sóng chương trình “Tạp chí môi trường”, Đài
truyền hình Việt nam thực hiện phát sóng trên các kênh VTV1, VTV3 từ tháng 5-2000.
Tuy vậy, đây mới là sự cổ động tuyên truyền trên truyền hình, và như vậy có những địa
phương với những lý do khác nhau mà họ không có điều kiện nhận được các thông tin đó,
hơn nữa thời lượng phát sóng còn quá ít (từ 15 đến 20 phút) khi nói về vấn đề rộng lớn và
cấp bách này. Chúng ta cần phát hành nhiều sách báo không những cổ động tuyên truyền
mà còn phải hướng dẫn cụ thể đến từng người dân. Đây là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả

11



trước mắt và lâu dài nhằm thay đổi ý thức và hành vi của người dân cũng như đối tượng
có hành vi tác động tới môi trường.
- Xây dựng các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường trên cơ sở đặc trưng kỹ thuật, ví dụ
như: mức thuế, phí. Bởi vì hiện nay ở nước ta công cụ thuế và phí là công cụ kinh tế được
sử dụng nhiều nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường. Trong điều kiện công tác quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta còn non trẻ, nhận thức và ý thức về bảo vệ môi
trường của cộng đồng các đối tượng đang có hoạt động ảnh hưởng tới môi trường, gây ô
nhiễm môi trường chưa cao, điều kiện và khả năng giám sát của cơ quan quản lý môi
trường còn rất hạn chế thì chương trình thu phí bảo vệ môi trường phải được nghiên cứu,
xây dựng đảm bảo cơ sở khoa học và thực tế làm thế nào để thuyết phục các đối tượng
thuộc diện phải nộp phí và thủ tục phải đơn giản, thuận lợi cho việc thu phí.
- Về chính sách thuế, như ta đã phân tích thì mục đích của chính sách thuế là ngoài việc
tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì thuế sử dụng các thành phần môi trường
còn có mục đích là giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên,đặc biệt là tài nguyên không tái
tạo được, sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Từ trước đến nay tình hình khai thác
bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phổ biến dẫn đến nguy cơ
cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Vì vậy cần có chính sách thuế sử dụng môi
trường thật hợp lý, cần xác định mức tối đa khi sử dụng và khai thác tài nguyên môi
trường. Để chính sách thuế được áp dụng có hiệu quả thì Nhà nước luôn phải phát triển,
cải tiến các loại thuế sử dụng các thành phần môi trường phù hợp với các chương trình
kinh tế- xã hội. Các đề khắc phục và tái tạo môi trường.
Lời kết luận xin lấy thông điệp của GS , Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường
Chu Tuấn Nhạ: “ Bước vào thiên niên kỷ mới, Việt Nam cũng như các nước ASEAN chắc
chắn sẽ phải đối đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong đó có cả những
vấn đề mang tính chất quốc tế và khu vực. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến lược bảo vệ môi
trường hướng tới việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học vốn
phong phú của Việt nam, từng bước cải thiện chất lượng môi trường, phải nâng cao nhận
thức của vấn đề bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực quản lý môi trường cấp Quốc
gia”.


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Cẩm Ngân, 2018. Bài giảng “Môi trường và phát triển đô thị”.
2. Luận văn “Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

bàn thành phố Hà Nội”.
Các phương pháp quản lý môi trường đô thị và khi công nghiệp.
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam.
/>%C3%B4ngc%E1%BB%A5kinht%E1%BA%BFtrongqu%E1%BA%A3nl
%C3%BDm%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dng%E1%BB%9FVi%E1%BB
%87tNam.aspx
/>Báo cáo hiện trạng môi trường đô thị năm 2016 - Tổng cục môi trường.
Tiểu luận: “Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp” Lê Minh Xuân.

/>ver=2017-07-25-160458-563
:8000/dspace/bitstream/123456789/303/3/levnu0015.pdf
Bài giảng Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - ThS. Nguyễn Thị
Ngọc Anh.
Phạm Ngọc Đăng, 2000. “Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp”.
Nguyễn Thế Bá, 1999. “ Qui hoạch xây dựng phát triển đô thị”.
Đặng Mông Lân, 2001. “ Các công cụ quản lý môi trường”.
Giáo trình Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - TS. Lê Thanh Hải.
Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở VN.

13



×