Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP TCCT. “Phát huy vai trò của Hội Nông dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trong xây dựng nông thôn mới” (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.65 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tin cấp thiết của đề tài
Tổ chức Hội Nông dân có vị trí, vai trò rất quan trọng, là nơi rèn luyện,
giáo dục, kết nạp hội viên, là cầu nối giữa Đảng với nông dân; nơi tuyên truyền
vận động nông dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại
địa phương. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ giúp nông dân phát
triển sản xuất, tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản
xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của hội viên
nông dân; nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của hội viên,
nông dân với Đảng, chính quyền.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hoạt động Hội và
phong trào nông dân huyện Bảo Thắng những năm qua có những tiến bộ nhất
định, đã thu hút đông đảo nông dân vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Hội Nông dân từ huyện đến
cơ sở đã thực hiện chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, hướng về
cơ sở, lấy cơ sở là trung tâm nòng cốt để thực hiện các phong trào của Hội, chú
trọng củng cố, kiện toàn Hội cả về số lượng và chất lượng, tăng cường các hoạt
động hỗ trợ để nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh như đẩy mạnh hoạt động
tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ
thuật, tổ chức dạy nghề, cung ứng vật tư nông nghiệp…
Các phong trào thi đua trong nông dân như phong trào nông dân SXKD
giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, phong trào nông dân
thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc
phòng an ninh đã khích lệ động viên hàng ngàn hộ nông dân tích cực, chủ động,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư vốn,
giống vào sản xuất kinh doanh; tích cực ủng hộ tiền, vật chất, hiến đất, đóng góp
công lao động xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vai trò của Hội Nông dân vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc xây dựng nông thôn, hoạt động Hội và
phong trào nông dân ở Bảo Thắng nhiều nơi còn mang tính hình thức, chất lượng


1


hội viên chưa cao, vị trí vai trò của tổ chức cơ sở Hội nhiều nơi chưa được khẳng
định rõ ràng; chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng còn hạn chế,
kém hiệu quả; nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; chưa có nhiều hoạt
động thiết thực để thu hút nhiều nông dân tham gia vào Hội; 3 phong trào và các
cuộc vận động của Hội chưa được rõ nét; các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân
chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra…
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của
Hội Nông dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trong xây dựng nông thôn
mới”, làm Khóa luận tốt nghiệp trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu về Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn ở
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được phát huy nhằm góp phần tham gia xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh; đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Bảo Thắng.
* Nhiệm vụ của đề tài
- Trình bày một số vấn đề chung về nông dân, quan điểm, chủ trương của
Đảng về công tác vận động nông dân và xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích, làm rõ đặc điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá thực trạng công tác vận động nông dân của Hội Nông dân tham
gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Chỉ ra nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong công tác vận
động nông dân xây dựng nông thôn mới của Hội Nông dân huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu vai trò của Hội Nông dân huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
trong xây dựng nông thôn mới, từ năm 2015 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh,
tham dự... để làm rõ nội dung trên.
5. Kết cấu của đề tài
2


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Một số khái niệm và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông
dân
1.1.1. Một số khái niệm
Hội Nông dân
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được
thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung
thành với Đảng và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và
công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn
Theo Thông tư số 54/TT – NNPTNT ngày 21 - 08 - 2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định: “Nông thôn là phần lãnh thổ không

thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.
Nghị quyết 26- NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí
được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Xây dựng nông thôn mới

3


Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập,
đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn
mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế – xã hội, mà là vấn đề kinh tế – chính
trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.
1.1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân
Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam được quy định
trong Hiến pháp và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
Khoản 2, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: Hội Nông dân Việt Nam là
tổ chức chính – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình, cùng
các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: Hội
Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam có vai trò tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng
giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong
khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam xác định chức năng của Hội là: Tập hợp,
vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập
nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư
vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
4


Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam xác định nhiệm vụ của Hội là:
Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị
quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách
mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Trực tiếp
thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông
thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông
thôn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, khoa học công
nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng

cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia
giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách
phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện
vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ
gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá
hàng hóa nông sản, văn hóa Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các
tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
1.2. Quan điểm cuả Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước về xây
dựng nông thôn mới
5


1.2.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và
xây dựng nông thôn mới
Một trong những định hướng lớn để sớm đạt được mục tiêu nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là phát triển nông nghiệp và kinh
tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương đúng đắn, phù
hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông
thôn, nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều
thách thức của quá trình hội nhập.
Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”. Từ
đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh
tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Đồng thời “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông
nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện
đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy
ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc
an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời
sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Có
chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực
đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”.
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn là: phát triển nông nghiệp bền vững; thực hiện tái
cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; xây
dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của dân cư nông
thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên
6


tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
Đảng chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020 là: “tập trung thực hiện đồng
bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn
mới và cải thiện đời sống của nông dân”. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi
quá trình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy đã đạt được nhiều thành

tựu, nhưng kém bền vững và còn nhiều thách thức.
Tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới, một yêu cầu bức thiết đặt ra là
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải gắn với xây dựng nông thôn mới
bền vững. Xây dựng nông thôn mới bền vững là quá trình tiếp tục củng cố và phát
triển hài hòa các tiêu chí đã đề ra, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã
đạt được, bổ sung một số tiêu chí phản ánh mức độ hưởng thụ các giá trị vật chất
và tinh thần của người dân nông thôn.
1.2.2. Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn
mới
- Nghị quyết 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
- Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội Nông
dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề
án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ Tướng Chính
phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến
năm 2020;
- Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án
“Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam
giai đoạn 2010-2020”,
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNVPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới;
7


- Chỉ thị số 59 – CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII)
“Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt
Nam thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”… gắn với Quyết định

673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân
trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020,
- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2013 – 2018.
- Chương trình hành động số 74-CTr/TU ngày 30/9/2008 của tỉnh ủy Lào
Cai khóa XIII về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Thắng lần thứ XXVII (nhiệm kỳ
2015-2020) ( với 5 chương trình, với 16 đề án phát triển kinh tế - xã hội của
huyện; trong đó có Đề án số 05 về chương trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 20162020.)
Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN BẢO THẮNG
TỈNH LÀO CAI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. Khái quát về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và công tác Hội
Huyện Bảo Thắng là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc
tỉnhLào Cai.Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp với huyện Hà
Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7 km đường biên và huyện Mường Khương,
phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía tây giáp
huyện Sa Pa, tây bắc tiếp giáp thành phố Lào Cai, phía nam là huyện Bảo Yên và
Bảo Thắng.
Huyện có diện tích 691,55 km² và dân số 100.577 người (đông nhất tỉnh
Lào Cai). Huyện lỵ là thị trấn Phố Lu nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km
về hướng đông nam. Huyện lị là thị trấn Phố Lu. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ
8


70, có đường sắt Côn Minh-Hà Nội, quốc lộ 4E, sông Hồng đi qua. Ngoài ra còn
có nhiều tỉnh lộ và đường liên xã tới các thôn bản.

Là huyện vùng thấp nằm ở trung tâm Lào Cai, dân số đông; thuận đường
giao thông sắt, thủy, bộ, trình độ dân cư cao hơn một số huyện và là địa bàn có
biên giới lại là cửa ngõ vào thành phố tỉnh lị có nhiều thuận lợi phát triển kinh tếvăn hóa-xã hội.
Đất đai Bảo Thắng chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đất canh tác ít, tập trung ở
các thung lũng ven sông, suối còn lại là đất Feralít thuận lợi cho trồng cây công
nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Bên cạnh địa hình, đất đai thuận lợi Bảo Thắng
còn là đầu mối giao thông có đường sông, đường bộ (có hai trục giao thông huyết
mạch quốc gia chạy qua là Quốc lộ 70 và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai),
đường sắt toả đi khắp các khu vực Bắc Nam thuận lợi, thu hút các cư dân khắp
mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông đúc hình thành 3 thị trấn sầm
uất (Phong Hải, Phố Lu, Tằng Loỏng) và 12 xã: Bản Cầm, Bản Phiệt, Gia
Phú, Phố Lu, Phong Niên, Phú Nhuận, Sơn Hà, Sơn Hải, Thái Niên, Trì
Quang, Xuân Giao, Xuân Quang với số lượng dân cư đô thị ngày càng tăng và trở
thành huyện đông nhất tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế thương mại.
Trong công cuộc đổi mới: Các chủ chương , chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước với các chương trình mục tiêu cụ thể Điện, đường, trường, trạm, nước
sinh hoạt hợp vệ sinh các chương trình 134, 135, 167 làm nhà ở, chương trình
WB...Diện mạo của nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều đổi thay tích cực. Đời
sông nhân dân, cán bộ hội viên nông dân từng bước được cải thiện nâng cao cả về
vật chất với tinh thần. Kinh tế xã hội được phát triển, Quốc phòng, an ninh được
giữ vững ổn định, phấu đấu đạt danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
trong thời kỳ đổi mới.
1. Về nông nghiệp: Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân như:
chính sách giao quyền sử dụng ruộng, đất lâu dài cho nông dân, chính sách trợ giá
giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ lãi xuất tiền vay, giảm
nghèo bền vững, hỗ trợ địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; xây
dựng nông thôn mới, với những chính sách trên đã tạo thuận lợi cho nông dân
9



huyện Bảo Thắng yên tâm phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NLN.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển biến rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng chăng
nuôi và dịch vụ; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị
trường tiêu thụ. Nhiều chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện như:
Chương trình xây dựng vùng lúa thâm canh cao sản, ngô hàng hoá, đậu tương
hàng hoá, chương trình trồng chè, chăn nuôi đại gia súc, thâm canh nuôi trồng
thuỷ sản, trồng cây vụ đông, trên đất 2 vụ lúa. Nông dân đã tiếp thu và ứng dụng
các tiến bộ KHKT vào sản xuất, hàng năm trên 98% diện tích lúa ruộng được gieo
cấy bằng các giống lúa lai, giống kỹ thuật có năng xuất cao, chất lượng gạo ngon
có giá trị hàng hoá cao; tổng sản lượng có hạt năm 2018 ước đạt 39.433,9 tấn
( tăng 3.052 tấn so với năm 2012); giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng
trọt và chăn nuôi thủy sản ước đạt 72,5 triệu đồng. Trong đó chăn nuôi phát triển
theo hàng hóa, nông dân quan tâm sử dụng con giống mới ( Bò lai sin, lợn hướng
nạc, cá rô phi đơn tính; cá chép dòng; mô hình nuôi gà lạnh, gà thả đồi vv ...) hình
thành các trại chăn nuôi gà, lợn tập trung với quy mô lớn theo hướng công
nghiệp; tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi đã góp phần tăng sản
lượng và chất lượng vật nuôi hàng năm. Lâm nghiệp được coi trọng và phát triển
bền vững với nhiều thành phần kinh tế tham gia, độ che phủ đạt 53,2%. Hoàn
thành xong quy hoạch và hình thành vùng cây công nghiệp dài ngày như: Chè cao
sản, vùng cây ăn quả nhãn chín muộn, na, chanh tứ mùa, Bưởi Múc...và vùng cây
ngắn ngày như: Chối mô, dứa, rau, hoa, củ, quả...Áp dụng giống mới thâm canh
tăng vụ, sản xuất vụ 3, trồng rau, mầu và chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là thế
mạnh của huyện trong thời gian vừa qua. Gắn với phát triển nông, lâm nghiệp với
xây dựng nông thôn mới.
2. Về nông dân: Nông dân là lực lượng chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn. Toàn huyện có 12 xã và 3 thị trấn, trong đó 5 xã vùng III và 1
xã biên giới ( năm 2016 xã Phố Lu đã thoát khỏi xã vùng III); có 25.359 hộ,
108.501 nhân khẩu; 53.247 lao động; có 17 dân tộc anh em cùng chung sống ở
260 thôn, tổ dân phố; trong đó hộ sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn có

19.892 hộ, chiếm 78,44% số hộ trong toàn huyện.
10


Công cuộc đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tạo điều
kiện mọi thành phần kinh tế bứt phá đi lên; Các chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn tạo đà cho nông dân vươn lên làm giầu,
đời sống vật chất và tinh thần của nông dân trong huyện từng bước được nâng
lên, số hộ giầu, hộ khá ngày càng tăng cao đến nay toàn huyện có 3.213 hộ
SXKD giỏi đạt 13,12% trên tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn ( theo tiêu trí
mới); có 252 trang trai sản xuất sản xuất chăn nuôi (Trang trai lợn 66, trang trai
gia cầm 85, 92 trang trai chăn nuôi gà, 01 trang trai chăn nuôi gia súc trâu bò; 05
trang trại tổng hợp; 03 trang trại thủy sản) mức thu nhập trên hàng trăm triệu
đồng/năm; thu nhập bình quân là 29,7triệu đồng/người/năm; hộ nghèo hàng năm
giam từ 5,6%. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định; nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân được nâng lên, tình
đoàn kết, gắn bó thôn, tổ dân phố mở rộng là cơ sở giúp cho nông dân tích cực
tham gia phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với
việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn tổ dân phố văn hóa, phong chống tệ nạn xã
hội.
3. Về nông thôn: Là huyện trọng điểm về nông nghiệp - công nghiệp của
tỉnh Lào Cai, cơ cấu nền kinh tế hiện nay: Nông nghiệp và thủy sản chiếm
32,23%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản 28,7%; thương
mại, dịch vụ 39%; Kết cấu ha tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, diện mạo
nông thôn nhiều nơi được đổi mới. Cơ sở hạ tầng thuận lợi đã tạo điều kiện cho
việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phục vụ giao lưu hàng hóa NLN với thị
trường trong huyện và trong tỉnh, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều đổi thay
theo hướng hiện đại. Trình độ nhận thức mọi mặt của nông dân được nâng lân,
nông dân chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
an ninh, quốc phòng được giữ vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi.

4. Về công tác Hội: Công tác xây dựng tổ chức Hội từ huyện đến cơ sở
thường xuyên được củng cố, kiện toàn, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong thời kỳ mới đến nay, toàn huyện có 264 chi hội, trong nhiệm kỳ rút gọn 04
chi Hội (do việc sát nhập thôn, tổ dân phố) đến nay toàn huyện có 260 chi hội/
260 thôn, tổ dân phố, đảm bảo 100% thôn, tổ dân phố đều có tổ chức Hội. Chỉ
11


đạo 251 chi hội Đại hội theo Điều lệ và bầu ủy viên BCH chi Hội từ 3- 5 đ/c, toàn
huyện có 260 đ/c chi hội trưởng gắn với Bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc các chức
danh đoàn thể, chính trị xã hội khác.
Kết nạp hội viên: Trong nhiệm kỳ đã kết nạp mới 1.308 hội viên, xoá tên
534 hội viên (do chết, chuyển đi, bỏ sinh hoạt...). Đến nay toàn huyện có 17.112
hội viên, chiếm 86,02 % số hộ nông dân.
Trong đó: Hội viên là nữ : 3.802 HV chiếm 24,06%/ tổng số hội viên, tăng
1.178 HV so với đầu nhiệm kỳ. Hội viên là người dân tộc thiểu số: 4.986 HV
chiếm 31,55%/ tổng số hội viên, tăng 749 HV so với đầu nhiệm kỳ. Hội viên là
Đảng viên: 1.128 HV chiếm 7,14 %/ tổng số hội viên, tăng 143 HV so với đầu
nhiệm kỳ.
Số hội viên được phát thẻ đến cuối nhiệm kỳ: 15.750 thẻ chiếm 92,04%
hội viên tăng 1.730 thẻ so với đầu nhiệm kỳ.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ từ huyện đến cơ sở duy trì sinh hoạt định
kỳ, thực hiện có hiệu quả chương trình công tác và quy chế hoạt động của BCH;
Tổ chức học tập Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp.
Công tác cán bộ là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác Hội, trong
nhiệm kỳ Hội đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng về công tác quy hoạch đạo
tạo cán bộ từng bước nâng cao, trình độ uy tín trách nhiệm của cán bộ Hội cơ sở
nhất là người đứng đầu đã cử 1.461 đồng chí cán bộ Hội tham gia các lớp tập
huấn công tác Hội, trong đó: 01 đ/c Lãnh đạo HND huyện, 07 Đ/c Chủ tịch, phó
chủ Hội cơ sở tham gia các lớp do TW HND Việt Nam mở; 257 Đ/c cán bộ Hội

cơ sở tham gia lớp do HND Tỉnh mở; 245 Đ/c cán bộ chi hội tham gia lớp tập
huấn do HND huyện phối hợp với Trung tâm BDCT huyện tổ chức; ngoài ra các
cấp Hội còn tạo điều kiện cho các đ/c cán bộ chuyên trách, cán bộ Hội cơ sở
tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn
nghiệp vụ do tỉnh, huyện và các ngành tổ chức .
2.2. Vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn, xây dựng nông
thôn mới
2.2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
hội viên, nông dân
12


Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên,
nông dân trong nhiệm kỳ qua đã được Ban Chấp hành Hội Nông dân từ huyện
đến cấp cơ sở tích cực quan tâm, Bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương,
hàng năm Ban Chấp hành HND xã, thị trấn và các chi Hội phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền đến hội viên, nông dân học tập các Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội
Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân các cấp. Trong đó tập
trung vào các chương trình, đề án trọng tâm của huyện, của xã; trong thời điểm
hiện nay tập trung tuyên truyền vận động hội viên thực hiện phong trào thi đua
"Chung sức xây dựng nông thôn mới", tổ chức lấy ý kiến của hội viên, nông dân
vào công tác quy hoạch, đề xuất ý kiến tham gia xây dựng các tiêu chí NTM của
xã. Kết quả trong nhiệm kỳ đã tổ chức được 3.703 buổi tuyên truyền, học tập cho
138.133 lượt hội viên nông dân.
Vận động hội viên, nông dân tham gia tích cực các phong trào thi đua trào
mừng các ngày Lễ lớn, Kỷ niệm của đất nước, của tỉnh, huyện và ngày thành lập
Hội (14/10/1930 ). Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, vận động hội viên nông
dân đón Tết cổ truyền hàng năm vui tươi, tiết kiệm, đồng thời tổ chức quyên góp,
thăm hỏi giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ chính sách...

Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia cuộc vận động
" Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh";
Nghị quyết số 11 của Chính Phủ về " những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội" gắn với cuộc vận động
"người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".Nhằm đa dạng hóa các hình thức
tuyên truyền, Hội đã phát động cuộc thi " Nhà nông đua tài; Hội thị Nông dân
tìm hiểu pháp luật” nhân Kỷ niệm 86 năm, ngày thành lập HND Việt Nam
(14/10/1930 - 14/10/2016); cuộc thi viết về "Chương trình xây dựng nông thôn
mới"; " tìm hiểu 70 thành lập Đảng bộ tỉnh Lào Cai" với hàng nghìn bài dự thi,
trong đó có nhiều bài đạt giải cao.
Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nhận thức
của hội viên, nông dân ngày càng được nâng cao trong sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện vai trò là trung tâm nòng cốt của tổ
13


chức Hội, của giai cấp Nông dân trong phong trào tham gia xây dựng nông thôn
mới; nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, xây dựng Đảng, chính quyền và tổ chức Hội trong sạch, vững
mạnh.
2.2.2. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới
HND các cấp đã tích cực đề xuất, tham mưu với chính quyền tổ chức phát
động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đến toàn thể hội viên, nông dân
tích cực tham gia hưởng ứng, tập chung tuyên tuyền mở rộng các mô hình sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập trung thâm canh tăng vụ, tăng hiệu quả sử
dụng đất, nâng cao năng xuất, sản lượng cây trồng, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn, sản xuất nông nghiệp tốt gắn với
lựa chọn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có tiềm năng để tăng giá trị trên

đơn vị canh tác. Chỉ đạo các cấp Hội tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức sản
xuất nông nghiệp trong nông dân; tham gia điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp,
lâm nghiệp, quản lý tốt về đất đai; chuyển đổi cây trồng hiệu quả, đặc biệt quan
tâm đến việc phối hợp chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật và đổi mới các
hình thức tổ chức sản xuất. Các sản phẩm chủ lực, thế mạnh được lựa chọn tập
trung vận động nông dân phát triển, những mô hình nông dân sản xuất, kinh
doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao tiếp tục được phổ biến, tuyên truyền nhân
rộng thông qua hình thức đối thoại trực tiếp giữa nông dân sản xuất giỏi với nông
dân để chuyển tải những kinh nghiệm từ thực tiễn trong sản xuất, phổ biến những
chính sách ưu tiên trong sản xuất, kinh doanh giúp nông dân tiếp cận và khai thác
tốt tiềm năng thế mạnh phân đâu vươn lên sản xuất giỏi. Thông qua điều tra, rà
soát thống kê ( năm 2017) toàn huyện có 3.213 hộ sản xuất kinh doanh giỏi =
14,94%, trong đó cấp Trung ương 12 hộ = 0,05%; cấp tỉnh 229 hộ =1,06%; cấp
huyện 854 hộ =3,97%; cấp xã, thị trấn 2.118 hộ = 9,86% (theo tiêu chí mới), 252
trang trại sản xuất vừa và nhỏ, có 16 hợp tác xã, 8 tổ hợp tác xã. Các địa phương
có phong trào tốt như: Xuân Quang, Phong Niên, Gia Phú, Sơn Hải, Phú Nhuận,
TT Phong Hải...
14


Có thể nói phong trào tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu có sức
lan tỏa trong nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn và đã
đạt được những kết quả to lớn, tạo động lực khích lệ, động viên hội viên, nông
dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên
làm giầu và giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động để
đầu tư phát triển sản xuất, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất, chế biến, bảo quản.
Để thúc đẩy phong trào, hàng năm Hội phối hợp với các cấp, các ngành,

các doanh nghiệp...xúc tiến các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển kinh
tế theo định hướng của huyện, các lĩnh vực tác động đó là:
Dịch vụ hỗ trợ vốn được triển khai tốt, các cấp Hội triển khai hỗ trợ vốn
thuộc 3 kênh vốn chủ yếu . Đối với kênh vốn nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính
sách xã hội cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác đã có
100% cơ sở Hội tham gia nhận làm ủy thác, thành lập 92 tổ tiết kiệm và vay vốn,
dư nợ bình quân hàng năm đạt trên 95 tỷ đồng với trên 16.053 lượt hộ vay; tỷ lện
nợ quá hạn thấp chiếm 0,02% tổng số dư nợ hàng năm.
Thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân
huyện ký chương trình phối hợp liên ngành với Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh
huyện Bảo Thắng, chỉ đạo Hội cơ sở ký kết liên ngành, đứng ra tín chấp, bảo
lãnh, thành lập tổ vay vốn, tổ liên kết cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập hiện nay 100% số xã, trên 70% số thôn tổ dân phố, trên 80 hộ
sản xuất kinh doanh giỏi đã có quan hệ vay vốn với Ngân hàng Nông nghiệp,
nâng dự nợ qua tổ chức Hội từ 185 tỷ năm 2012 lên trên 414 tỷ đồng năm 2017,
thành lập 138 tổ với trên 12.729 lượt hộ đang có dư nợ. Nợ xấu, nợ quá hạn luôn
ở mức cho phép.
Đối với vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tại thời điểm tháng 01/2018 toàn huyện
dư nợ 6.257 triệu động hiện đang thực hiện tại 10 dự án với 110 hộ nông dân
đang hưởng lợi từ các dự án; nhiều mô hình kinh tế vay vốn từ quỹ có hiệu quả
15


như: Chăn nuôi trâu, bó, lợn nái sinh sản, gà thả đồi, cây ăn quả, nuôi thủy sản
hàng năm tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 230 lao động, nâng cao thu
nhập mỗi hộ từ 25-40 triệu đồng/năm.
2.2.3. Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình
thức kinh tế tập thể
Công tác vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức

kinh tế tập thể đước các cấp Hội luôn quan tâm phối hợp chỉ đạo, tuyên truyền về
Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị định 193 của Chính phủ, Nghị quyết số 04NQ/HNDTW của Ban Chấp hành TW Hội khóa V, về đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông
dân giai đoạn (2011 - 2020) và các kế hoạch kinh tế tập thể của tỉnh, huyện, vận
động các hộ nông dân thành lập các liên kết trong sản xuất kinh doanh theo hình
thức chuỗi giá trị từng bước hình thành tổ hợp tác xã, hợp tác xã. Chỉ đạo xây
dựng kế hoạch phát triển hình thức kinh tế tập thể của Hội, giao chỉ tiêu xây dựng
và duy trì các mô hình kinh tế tập thể do Hội thành lập.
Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch mô hình tập thể hàng năm đều đạt và
vượt kế hoạch, năm 2017 các cấp Hội tiếp tục duy trì hoạt động 138 tổ liên kết
vốn vay với trên 12 nghị thành viên, Hội nông dân trực tiếp hướng dân thành lập
03 hợp tác xã, 17 tổ hội nghề nghiệp tính đến hết năm 2017 Bảo Thắng có 16 hợp
tác xã, 08 tổ hợp tác xã với trên 300 thành viên.
2.2.4. Phong trào góp phần quan trọng xây dựng nôn thôn mới, giữ
vững ổn định chính trị ở nông thôn
Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở,
hàng năm kiện toàn ban chỉ đạo khi có sự thay đổi về thành viên. Đảng bộ huyện
xác định Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị các
cấp, vì vậy các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ngành, các tổ chức đoàn
thể chính trị - xã hội phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, quán triệt, học
tập, tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện chương trình MTQG về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện. Kết quả đạt được như sau:
16


Hằng năm các cấp Hội từ huyện đến cơ sở tham gia tổ chức “Lễ phát động
chung sức xây dựng nông thôn mới” có 15/15 cơ sở hội tổ chức lễ phát động, có
gần 8.000 lượt hội viên, nông dân tham dự. Phối hợp với MTTQ, các đoàn thể
chính trị - xã hội tuyên truyền vận động hội viên nông dân chỉnh trang nhà ở, cải

tạo vệ sinh môi trường nông thôn, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thông qua hội thi như hội thi “nhà nông
đua tài” về xây dựng nông thôn mới...
Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, vận động, tình hình sản xuất nông
– lâm nghiệp đã có những bước tiến rõ rệt cả về diện tích, năng suất, chất lương
và hiệu quả kinh tế, nhiều hộ nông dân hiến đất làm đường nông thôn trên 48.560
m2. Tham gia làm đường giao thông nông thôn được trên 51.156 ngày công
tương đương 3,041 tỷ đồng, 10.000 ngày công làm công trình xã hội hóa trường,
lớp học. Một số doanh nghiệp ũng hộ vật liệu trị giá trên 1 tỷ 560 triệu đồng ...
Có: 7.955 hộ đào hố xử lý rác thải, 6.734 hộ có chuồng trại nuôi nhốt gia súc,
8.716 hộ/17.075 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; đổ bê tông, tu sửa và làm mới được
316 km đường giao thông nông thôn, đường đổ bê tông 197 km, cấp phối 68,37
km, mở mới 49, 88 km; nạo vét, sửa chữa kênh mương, 66,7 km đóng góp hàng
ngàn m3cát phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; hàng trăm hộ nông
dân sản xuất kinh doanh giỏi đã tự hiến đất, di chuyển tài sản để ủng hộ xây dựng
các công trình hạ tầng nông thôn, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi
trường nông thôn. Năm 2015 có 11.777/18.179 hộ đạt gia đình văn hoá, chiếm
64,7% tổng số hộ trên địa bàn; có 198/271 thôn bản đạt chuẩn thôn bản văn hóa
chiếm 73,6 %. Điển hình đi đầu trong phong trào nông dân thi đua xây dựng nông
thôn mới như các xã Văn Sơn, Hòa Mạc, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung,
Khánh Yên Hạ và xã Võ Lao... Năm 2014 xã Văn Sơn được công nhận xã đạt
chuẩn nông thôn mới, đến cuối năm 2015 thêm 01 xã đạt chuẩn về xây dựng nông
thôn mới đó là: xã Hòa Mạc. Chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được nâng lên. Vận động nông dân khai
thác tốt thế mạnh trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông, lâm sản cung cấp cho
thị trường trong và ngoài huyện; đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống
chính trị ở khu vực nông thôn thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng thế trận
17



quốc phòng toàn dân xây dựng khu vực phòng thủ ngày một vững chắc. Tình hình
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn được ổn định, giúp
nông dân yên tâm, tự tin đầu tư mở rộng sản xuất, có tác động lớn trở lại cho
phong trào thi đua.
2.2.5. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã góp
phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh
Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý
nghĩa quyết định sự thành công của Hội và tổ chức các phong trào thi đua trong
nông dân. Hội nông dân huyện đã thường xuyên quan tâm và tập trung chỉ đạo
hướng mạnh về cơ sở, coi việc xây dựng cơ sở Hội là nền tảng để xây dựng tổ
chức Hội vững mạnh. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động; Đa dạng hoá mô
hình hoạt động và hình thức tập hợp, chú trong công tác phát triển hội viên mới,
xây dựng và phát triển quỹ Hội, tập hợp hội viên, Nông dân thông qua các loại
hình tổ chức kinh tế và các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn hội viên,
Nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, nhận thức của
cán bộ, hội viên, nông dân được nâng lên; số lượng, chất lượng hội viên và hoạt
động của chi, tổ hội, cơ sở Hội luôn phát triển. Đến nay cán bộ hội cơ sở cơ bản
đã được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn theo nghị quyết
04 của BCH Hội nông dân tỉnh là 19/23 cơ sở. Công tác phát triển hội viên được
quan tâm đến 6 tháng đầu năm 2016 tổng số hội viên toàn huyện lên 12.718 hội
viên, tăng 450 hội viên so với năm 2015 chiếm 78,1% so với hộ nông nghiệp.
Đánh giá phân xếp loại năm 2015 có 19/23 cơ sở xếp loại vững mạnh = 82,6%,
4/23 cơ sở xếp loại khá = 17,4%. 6 tháng đầu năm 2016 có 20/23 cơ sở vững
mạnh chiếm 86,9%, 3/23 cơ sở xếp loại khá chiếm 13 % không có cơ sở yếu kém
và trung bình.
Chỉ đạo các cơ sở Hội thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai cho
dân biết những vẫn đề liên quan quyền lợi của nông dân như thu hồi đất đai, giải
phóng mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn huy Vận động
nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng
thời có chính kiến và tham gia vào việc giải quyết về chính sách về đời sống, việc

làm, đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống, xây dựng
18


gia đình văn hoá, thôn bản văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp
của dân tộc.
2.2.6. Công tác thi đua khen, thưởng
Phát huy sức mạnh đoàn kết, sáng tạo trong cán bộ, hội viên và nông dân góp
phần thúc đẩy thực hiện tốt các phong trào của Hội. Nhiệm kỳ qua BCH Hội
Nông dân các cấp trong huyện tiếp tục đẩy mạnh việc phát động và triển khai các
phong trào thi đua yêu nước sâu rộng đến cán bộ, hội viên và nông dân. Các
phong trào thi đua do UBND huyện và Hội cấp trên phát động được cụ thể hóa
thành các đợt thi đua trong hệ thống tổ chức Hội bằng các chỉ tiêu thi đua, kế
hoạch hành động cụ thể.
Xây dựng quy chế hoạt động về công tác thi đua khen thưởng, hướng dẫn cơ
sở tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của từng phong trào đến từng chi Hội để các
tập thể, cá nhân đăng ký tham gia. Đồng thời hướng dẫn việc chấm điểm thi đua,
bình xét, đánh giá, đề nghị Hội cấp trên và UBND các cấp xét khen thưởng, Các
điển hình tiên tiến được phát hiện kịp thời và bồi dưỡng nhân rộng, từ đó góp phần
huy động được sức mạnh tập thể, tinh thần sáng tạo trong cán bộ hội viên và nông
dân, thúc đẩy các phong trào thi đua trong nông thôn ngày càng phát triển sâu rộng.
Với những nỗ lực đóng góp trong thực hiện công tác Hội và thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của địa phương trong những năm qua các phong trào đã tác động
mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá, được các cấp ủy, chính quyền ghi nhận thành tích kịp thờì, Tại kỳ tổng
kết phong trào sản xuất kinh doanh giỏi năm 2015, UBND các xã đã biểu dương
khen, thưởng cho các hộ đạt tiêu chuẩn hộ SXKD giỏi các cấp là 179 hộ trong đó
tặng giấy khen là 158 Hộ tặng quà 21 hộ, UBND huyện tặng giấy khen cho 60 hộ
SXKD giỏi, 9 hộ nghèo vượt khó. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen
cho 08 hộ nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh. Đề nghị Chính phủ phong tặng anh

hùng lao động trong thời kỳ đổi mới cho ông Lý Phù Sinh thôn Lâm Sinh xã
Liêm Phú...
Phong Trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, Phong trào
"Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới", phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh nông, lâm nghiệp; Xây dụng gia đình văn
19


hóa, làng bản văn hóa, xanh, sạch đẹp ở tất cả các cơ sở trong toàn huyện góp
phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ưu điểm
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, sâu sát cơ sở,
làm tốt công tác phát triển hội viên, Xây dựng Hội vững mạnh. Các cấp Hội đã
đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ nhất là về vốn, kỹ thuật, kiến thức
tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội
viên nông dân. Thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội ở địa
phương, góp phần nâng cao vị thế của Hội , thu hút nhiều nông dân tự giác vào
Hội. Ba phong trào hành động cách mạng của Hội ngày càng phát triển bền vững.
Công tác Hội và phong trào nông dân tiếp tục được duy trì và phát huy có
hiệu quả, hoạt động Hội luôn hướng về cơ sở, sâu sát cơ sở, lấy lợi ích làm động
lực để tập hợp nông dân, phát triển hội viên, xây dựng hội vững mạnh. Các chỉ
tiêu cơ bản của công tác Hội đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Các
chương trình hành động của hội thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách của
Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn được triển khai
thực hiện gắn với từng chương trình hành động cụ thể.
Các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân; tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý, hoạt động hoà giải, giải quyết đơn,
thư khiếu nại tố cáo của hội viên, nông dân được tăng cường hơn, góp phần bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Đại đa số hội viên, nông

dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hăng hái thi đua
lao động sản xuất, đẩy mạnh thực hiện 3 phong trào lớn của Hội, nhất là phong
trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và phong trào xây dựng nông thôn
mới đã làm dấy lên sự đoàn kết, khuyến khích nhiều gia đình hội viên, nông dân
mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh; ngày càng xuất hiện những mô hình làm
ăn có hiệu quả kinh tế- xã hội cao, không những nâng cao mức sống của hội viên,
nông dân mà còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, làm thay
đổi bộ mặt nông thôn, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn của huyện phát triển
20


toàn diện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, nâng cao đời sống của
nông dân.
2.3.2. Một số hạn chế
Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho nông dân một số ít
cơ sở còn mang tính hình thức, tính trông chờ ỷ lại vào các chính sách của nhà
nước cho hộ nghèo, chưa chịu khó vươn lên, tình trạng một số nông dân bị lôi kéo
tụ tập đông người, khiếu kiện vẫn còn xảy ra, gây mất an ninh trật tự tại một số
địa phương như khai thác vàng trái phép ở xã Nậm Xây, Nậm Xé; ý thức bảo vệ
môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội của người dân chưa cao.
Một số cơ sở Hội chưa làm tốt chức năng đại diện cho quyền và lợi ích
chính đáng của nông dân, nhất là tham gia thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở;
tham gia xây dựng và phản biện các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa thật sự tạo được
các vùng sản xuất hàng hoá, quy mô chưa tập trung và bền vững. Nhiều lợi thế
tiềm năng từng vùng, từng địa phương chưa được khai thác hết để phát triển. Sản
xuất cơ bản vẫn manh mún, nhỏ lẻ, giá trị thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Việc chuyển giao KHKT và áp dụng những tiến bộ KHKT mới của hội viên,
nông dân vào thực tế sản xuất, chăn nuôi còn chậm.

Công tác cải tạo phong tục tập quán lạc hậu chuyển biến còn chậm, tệ thả
rông ra súc vẫn còn, việc chuyển nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều hộ nông dân chưa cố gắng tự vươn lên để làm giàu, còn mang nặng
tư tưởng trông chờ ỉ lại vào sự hỗ trợ cho không của nhà nước và cộng đồng dân
cư. Các tập tục lạc hậu ma chay, cưới xin tuy có giảm song vẫn diễn ra trong đồng
bào các dân tộc thiểu số làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển sản xuất, và đời
sống nhân dân khu vực nông thôn.
Sự liên kết 4 nhà tuy đã được thực hiện song chưa thực sự chặt chẽ, gắn bó
giữa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm nông sản hiện chưa
phong phú, sản xuất nông nghiệp chưa tạo được bước đột phá; tích luỹ, dự trữ
21


vốn của các gia đình hội viên, nông dân còn thấp, không bền vững, dễ bị tái
nghèo khi gặp thiên tai, rủi ro.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
Bảo Thắng còn là huyện nghèo; nguồn lực, chính sách đầu tư cho nông
nghiệp có nhiều khó khăn, gần 80% dân số sản xuất nông lâm nghiệp với trên 70
% là đồng bào các dân tộc thiểu số, điều kiện về dân trí, nhận thức, áp dụng tiến
bộ kỹ thuật và sản xuất hàng hoá còn nhiều hạn chế.
Do tác động của khủng hoảng kinh tế và tác động của mặt trái cơ chế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, mức
độ nguy hại ngày một nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Giá các loại vật tư nông nghiệp: Phân bón, giống cây trồng, giống vật
nuôi, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu và các mặt hàng tiêu dùng… liên tục tăng
cao trong những năm qua.
Ở một số địa phương hiện nay, nhiều hội viên chuyển từ sản xuất nông
nghiệp sang hoạt động kinh doanh, đi làm ăn xa...nên việc tập hợp nông dân tham

gia tổ chức Hội tại một số cơ sở gặp rất nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục vụ cho các hoạt động của Hội còn
nhiều khó khăn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ở một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền, chưa quan tâm đúng mức
đối với hoạt động của Hội Nông dân, nhất là công tác cán bộ.
* Nguyên nhân chủ quan:
Năng lực, trình độ của một số cán bộ Hội, nhất là ở cơ sở chưa đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ; tính chủ động, sáng tạo, gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm
trong công tác chưa cao.
Phương thức hoạt động của Hội Nông dân các cấp, nhất là cấp cơ sở chậm
đổi mới, chưa nắm chắc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là vai trò
của tổ chức Hội trong công cuộc xây dựng nông thôn mới để tham mưu với cấp
ủy Đảng.
Trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, vẫn còn tư tưởng trông chờ
vào sự hỗ trợ của Nhà nước; tập quán sản xuất, cách nghĩ, cách làm chậm đổi
22


mới, chưa chủ động nhất là việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông, lâm nghiệp.
Một số cấp uỷ cơ sở chưa thật sự quan tâm đến hoạt động của Hội, thiếu
chủ động trong công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ Hội, do vậy còn có sự hụt
hẫng, lúng túng trong việc bố trí lựa chọn cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở
sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhiều
cán bộ chủ chốt Hội cơ sở không có trong quy hoạch, ít hoặc chưa có kinh
nghiệm trong hoạt động của Hội Nông dân vẫn được bố trí, dẫn đến chất lượng
hoạt động ở một số cơ sở Hội chưa cao.
Chương 3
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN
BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ
Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền giáo dục hội viên, nông dân
năm vững vvà thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng; chính
sách pháp luật của Nhà nước. Nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật,đáp
ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Hội vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng, tổ chức. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành trong hoạt
động công tác Hội, làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ trong công tác.
Thực hiện tốt vai trò chức năng là trung tâm và nòng cốt các phong trào
nông dân, thúc đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu
nhằm tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, chăm lo bảo vệ lợi ích chính
đáng của nông dân tăng cường các hoạt động trợ giúp cho nông dân phát triển sản
xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho
nông dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội Nông thôn.
Tuyên truyền, Nghị quyết 26 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết
luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án
“Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn
23


2010 - 2020”; Quyết định 673/QĐ - TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Hội Nông dân trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình,
đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020.
Vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Đẩy mạnh việc học tập Chỉ thị 05CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh. Tuyên truyền chương trình hành động của các
cấp Hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đến toàn thể cán bô, hội viên
nông dân. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết về Hiệp định đối tác kinh

tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-pacific partnership- TPP) và các
hiệp định thương mại liên quan đến nông nghiệp, nông dân gắn với việc thực hiện
4 chương trình và 19 đề án của Đảng bộ tinh Lào Cai lần thứ XV, 4 chương trình 13
đề án và 5 kế hoạch của Huyện ủy Bảo Thắng khóa XX, nhiệm kỳ 2015-2020.
Nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh
giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bề vững; phong trào nông dân thi đua xây
dựng nông thôn mới; phong trào nông dân thi đua tham gai đảm bảo quốc phòng,
an ninh.
Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở phải làm tốt công tác tham mưu, phối
hợp với cấp ủy đảng, chính quyền, làm tốt vai trò là cầu nối liên kết giữa các
doanh nghiệp, nhà khoa học với các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi xây dựng các
mô hình kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tuyên truyền nhân
rộng. Vận động nông dân tham gia các hình thức tập trung đất đai để tăng quy
mô sản xuất, phát triển nhanh các mô hình trang trại, gia trại, hợp tác xã; tích cực
trồng rừng sản xuất, chăm sóc và bảo vệ rừng. Chủ động phối hợp với các ngành
để đào tạo nghề cho nông dân.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, làm
chuyển biến nhận thức của đông đảo cán bộ, hội viên nông dân về phát triển kinh
tế; khích lệ, động viên nông dân thay đổi nếp nghĩ, quyết tâm vượt khó, tập trung
24


khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai để đầu tư phát triển sản
xuất.
Tập trung xây dựng, nhân rộng những mô hình điển hình tiến tiến, xuất sắc
phù hợp với từng địa phương. Nêu gương những tổ chức, cá nhân điển hình tiên
tiến xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ phục vụ nông nghiệp và giúp đỡ
có hiệu quả đối với các hộ nghèo.
Gắn phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với việc đẩy mạnh củng

cố, xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh, tiếp tục đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động của Hội; tăng cường tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ và
dạy nghề cho lao động nông thôn, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của nông dân.
3.2. Các giải pháp
Xây dựng, củng cố tổ chức Hội nông dân vững mạnh; đổi mới và nâng cao
chất lượng sinh hoạt hội, tổ chức các hoạt động hội phù hợp với nhu cầu, mang
lại lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân; tìm ra những vấn đề nông dân đang
cần để hỗ trợ, giúp đỡ đáp ứng nhu cầu trong sản xuất và đời sống của nông dân.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả ba phong trào thi đua lớn của Hội.
Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào phong trào gắn với việc
thực hiện các nội dung về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông nghiệp,
nâng cao thu nhập, giảm nghèo thực hiện thắng lợi Đề án “ Chuyển dịch mạnh cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn
huyện Bảo Thắng giai đoạn 2016 - 2020".
Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp tác,
tương trợ, giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh. Trong sản
xuất, kinh doanh cần chú trọng trong mối liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa
học, nhà nông, nhà doanh nghiệp).
Các cấp Hội tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác ủy thác vay vốnNgân
hàng chính sách xã hội huyện, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
theo Nghị định 55 của Thủ tướng Chính phủ, để cho nông dân vay vốn để sản
xuất, kinh doanh. Phối hợp tốt với các trung tâm dạy nghề, các cơ quan chuyên
25


×