Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Cao van tien SK in 2 mat mot vai kinh nghiem quan li phong tin hoc trong truong tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 55 trang )

Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Đề tài: SÁNG KIẾN QUẢN LÍ PHÒNG MÁY VI TÍNH TRONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học Trường Tiểu học Mỹ Cát.
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục thì việc ứng dụng công
nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy, kiểm tra, đánh
giá, hỗ trợ đổi mới công tác quản lí giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục là nhiệm vụ
quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của ngành giáo dục.
Thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 về việc phê duyệt
chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan Nhà nước giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày
08/08/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học
2017-2018 của ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ công nghệ thông tin năm 2017-2018 là triển khai có hiệu quả đề án tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạyhọc, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số
117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ); Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học về công nghệ thông tin số 1753/VP-SGD&ĐT ngày
14/09/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc triển khai áp hệ thống
phần mềm quản lí trong các trường học.
Song song phát triển về công nghệ thông tin thì cơ sở vật chất về thiết bị
công nghệ thông tin là không thể thiếu, nó quyết định đến sự phát triển công nghệ
thông tin trong môi trường giáo dục hiện nay.
Vấn đề đổi mới, cải cách giáo dục thì việc tăng cường đồ dùng dạy học, các
thiết bị, phòng học bộ môn... là một nhu cầu thiết yếu. Đa số các trường hiện nay,
nhất là các trường đang được đầu tư, xây dựng trong những năm gần đây đã được


trang bị thêm một số phòng bộ môn để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy với đầy đủ
Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 1


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

các thiết bị như: phòng Âm nhạc, phòng Mĩ thuật, phòng Anh văn trong đó có
phòng Tin học, ...
Ngày 17/07/2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số
37/2009/QĐ-BGD&ĐT “Ban hành quy định về phòng học bộ môn”
Để thực hiện tốt “Quy định về phòng học bộ môn” trong đó có phòng Tin
học thì việc bảo quản và sử dụng phòng Tin học, trong đó giáo viên dạy môn Tin
học đóng vai trò chính, đó là một trong những yếu tố không thể thiếu. Vậy làm
cách nào để quản lí phòng Tin học cho tốt, sử dụng được lâu dài, tiết kiệm được
chi phí cho nhà trường đó là điều cần phải quan tâm.
Qua tham khảo một số trường Tiểu học có giảng dạy bộ môn Tin học trong
đó có Trường Tiểu học Mỹ Cát, thì việc quản lí và bảo quản thiết bị tin học còn
hạn chế, cả về chuyên môn quản lí thiết bị tin học cũng như cách sử dụng và bảo
quản chưa đảm bảo.
Ý thức được điều đó trong quá trình công tác tại Trường Tiểu học Mỹ Cát.
Được sự chỉ đạo và hướng dẫn nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường tôi đã
mạnh dạn đưa ra “Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học”,
tôi xin trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến để công
tác quản lí phòng học bộ môn Tin học ngày càng tốt hơn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong năm học 2012-2013 được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo
đối với đơn vị Trường Tiểu học Mỹ Cát. Đặc biệt trong năm học này Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ đã cấp cho 14 bộ máy vi tính xây dựng phòng Tin

học tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể nhà trường phấn đấu xây dựng đạt trường
chuẩn quốc gia mức độ I.
Từ năm học 2012-2013 đến 2017-2018 hằng năm được sự quan tâm của
ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo phòng giáo dục đã mua sắm thêm 7 bộ máy
vi tính cho phòng Tin học. Vì thế, hiện nay phòng Tin học trong Trường Tiểu học
Mỹ Cát đã có 21 bộ máy vi tính có thể phục vụ tốt cho nhu cầu học tập và giảng
dạy bộ môn Tin học trong nhà trường, đồng thời phục vụ tốt cho các em học sinh
tham gia các cuộc thi qua mạng do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong nhiều
năm qua.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 2


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Trường Tiểu học Mỹ Cát là một trường nằm trên vùng hạ lưu của con sông
La Tinh nên hầu như năm nào cũng có ngập lụt xảy ra khi mùa mưa lũ đến. Do
đó hằng năm khi mùa lũ đến, lãnh đạo nhà trường cùng với tất cả giáo viên trong
đơn vị đều phải chạy lũ cho phòng Tin học thật vất vả: trước khi xảy ra lũ phải
tháo toàn bộ máy vi tính và kê toàn bộ bàn ghế nơi cao để tránh nước ngập bàn để
máy (đều đóng bằng ván ép nên gặp nước là hỏng ngay) và máy vi tính; sau khi
lũ qua thì phải lắp đặt lại như hiện trạng ban đầu. Mỗi mùa mưa như vậy nhà
trường phải cho phòng Tin học chạy lũ nhiều lần thật cực nhọc cho quý thầy cô
trong nhà trường mà nhất là giáo viên dạy môn Tin học phải túc trực và xử lí toàn
bộ. Cá biệt ngày 18/11/2016 lũ vượt đỉnh điểm (lũ dâng cao vào giữa đêm khuya)
làm ngập phòng Tin học hơn một mét nước nên giáo viên dạy Tin học đã rất vất
vả phối hợp tốt cùng với bảo vệ di dời liên tục bàn ghế và máy vi tính lên chỗ cao
hơn nhằm bảo vệ tốt tài sản của nhà trường không để xảy ra hư hỏng.

Ngoài việc bảo vệ tốt cho phòng Tin học tránh khỏi mưa gió thì việc bảo
quản, sử dụng và sửa chữa hư hỏng cũng là một việc tốn rất nhiều thời gian cho
giáo viên Tin học khi phải khắc phục các lỗi do phần mềm gây ra và tiền bạc cho
nhà trường khi phần cứng xuống cấp đòi hỏi phải bảo trì và thay mới hằng năm.
Do đó tôi xin nêu ra “Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường
tiểu học” để áp dụng hiệu quả hơn trong thời gian đến trong đơn vị.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu xã hội, hòa nhập toàn cầu, ngành giáo dục thực hiện
mục tiêu: Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; Đào tạo nguồn nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài; Đào tạo con người đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Hiện nay công nghệ thông tin mang lại thành tựu đáng kể cho con người trong
mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần đáng kể trong các mục tiêu trên. Trong
những năm gần đây nhà nước đã rất quan tâm về việc giảng dạy Tin học trong nhà
trường Tiểu học.
Trong nhà trường tiểu học thì việc đào tạo tin học cho học sinh sao có chất
và lượng đó là nhiệm vụ hàng đầu. Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tin
học, có kiến thức cơ bản, kỹ năng sơ đẳng từ đó tạo nền móng cho các em học và
tự học nâng cao kiến thức sau này.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 3


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Do đó, nên việc quản lí phòng máy, phương pháp tổ chức quản lí học sinh
học tập ở phòng máy vi tính sao cho có hiệu quả là vô cùng quan trọng, áp dụng
phần mềm nào để trợ giúp quản lí, trợ giúp giảng dạy học sinh tại phòng máy một
cách tối ưu nhất.

Trong 5 năm qua việc quản lí và sử dụng phòng Tin học tôi nhận thấy cần
phải thay đổi cách quản lí phòng máy vi tính sao cho thuận tiện và dễ sử dụng, dễ
sửa chữa, tránh được mưa gió và làm giảm thời gian cho giáo viên Tin học sửa
chữa phần mềm, đồng thời cũng làm giảm việc tiêu tốn tiền bạc xuống mức thấp
có thể cho nhà trường trong việc bảo trì và thay mới hàng năm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Đối với giáo viên
Nghiên cứu những giáo viên có sử dụng phòng Tin học trong các giờ dạy
như:
Giáo viên luyện thi Toán Olympic qua mạng cho các khối lớp 1 đến lớp 5.
Giáo viên luyện thi Olympic Anh văn qua mạng các khối lớp 3, 4, 5.
Giáo viên dạy môn Tin học các khối lớp 3, 4, 5
1.2.2. Đối với học sinh
Học sinh tham gia học luyện toán qua mạng từ khối 1 đến khối 5.
Học sinh tham gia học luyện Anh văn qua mạng từ khối 3 đến khối 5.
Các lớp học môn Tin học từ khối 3 đến khối 5.
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
1.4.1. Đối với cán bộ giáo viên
Giáo viên luyện thi Olympic Anh văn qua mạng các khối lớp 3, 4, 5.
1.4.2. Đối với học sinh
Học sinh tham gia học luyện Anh văn qua mạng từ khối 3 đến khối 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát phòng học bộ môn Tin học Trường Tiểu học Mỹ Cát.
Tiến hành thực nghiệm tại phòng học bộ môn Tin học.
Kiểm tra đánh giá trước và sau quá trình thực nghiệm.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 4



Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
1.6.1. Phạm vi nghiên cứu
Việc nâng cao quản lí phòng học bộ môn Tin học trong nhà trường là một
trong những vấn đề được nhà trường và ngành giáo dục quan tâm. Cũng như sử
dụng phương pháp quản lí nào cho hợp lí và đạt hiệu quả nhất.
Với đề tài này phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Mỹ Cát, phòng bộ
môn Tin học.
1.6.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12 năm 2012 cho đến tháng 12 năm 2017.
2. Nội dung
2.1. Nội dung lý luận
Căn cứ vào các quyết định, chỉ thị và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học của các cấp lãnh đạo.
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 về việc phê duyệt chương
trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước giai đoạn 2016-2020;
- Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành giáo dục;
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về công nghệ thông tin số
1753/VP-SGD&ĐT ngày 14/09/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về
việc triển khai áp dụng hệ thống phần mềm quản lí trong các trường học;
- Quyết định số 37/2009/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/07/2009 Bộ Giáo dục và
Đào tạo “Ban hành quy định về phòng học bộ môn”.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi
Trường Tiểu học Mỹ Cát được xây dựng đạt danh hiệu trường chuẩn Quốc
gia mức độ I năm 2012-2013 và đạt mức độ 3 của đợt kiểm định chất lượng giáo

dục do đoàn đánh giá ngoài của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đánh giá
đã đề nghị giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận năm 2015-2016. Ban
giám hiệu nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, có

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 5


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lí, yêu nghề, mến trẻ nên
chất lượng giáo dục mỗi năm đều tăng cả về chất lượng cũng như số lượng.
Được sự chỉ đạo của ngành, sự quan tâm của Đảng ủy chính quyền địa
phương và hội phụ huynh học sinh đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ đã tạo
thuận lợi cho việc dạy và học trong trường.
2.2.2. Khó khăn
Năm 2012-2013 nhà trường có 14 bộ máy vi tính nhưng có số lượt sử dụng
rất dày và hầu như máy chạy hết cả ngày để phục vụ cho nhu cầu học tập của học
sinh trong việc học thực hành môn Tin học và học luyện anh văn cho các khối lớp
3, 4, 5 và đồng thời cũng phục vụ cho việc luyện toán Olympic cho các khối lớp
1 đến khối lớp 5 nên nhiều máy rất hay bị lỗi hệ điều hành và hư hỏng phần cứng
nhanh.
Từ năm 2013 đến 2017 trường có 21 bộ máy nhưng cũng có một số máy đã
xuống cấp nặng và thường xuyên không sử dụng được nên phần nào gây khó khăn
cho việc học tập môn Tin học cũng như luyện thi các phong trào khác qua mạng
Internet.
Do phòng máy vi tính rất nhiều giáo viên không am hiểu nhiều về Tin học
vận hành hệ thống nên khi có vấn đề lỗi nhỏ không xử lí được và nhiều lúc xử lí
sai nên phòng máy thường xuyên bị lỗi phần mềm và hư hỏng phần cứng nhiều

hơn do không thực hiện đúng thao tác khi sử dụng. Đồng thời học sinh thường
hay nghịch và xóa bớt các tệp chương trình của hệ điều hành có trong ổ đĩa (C:)
của máy tính làm cho máy tính không khởi động được vào lần hoạt động sau.
Phòng Tin học được đặt ở phòng học cấp 4 thường xuyên chịu ngập nước
nên phần nào sẽ gây ẩm cho các vi mạch điện tử trong phần cứng máy tính nên sẽ
làm giảm hiệu suất hoạt động cũng như tuổi thọ của máy vi tính.
Mỗi lớp thực hành gồm 28 – 34 học sinh, số lượng học sinh nhiều trong khi
đó số lượng máy tính ít nên kết quả thực hành của học sinh không như mong
muốn.
Đa số giáo viên quản lí phòng bộ môn Tin học chuyên trách hoặc bán
chuyên trách đều được đào tạo để dạy lớp, chưa qua học tập chuyên môn nghiệp
vụ, thời gian công tác chuyên trách về quản lí phòng bộ môn chưa nhiều, kinh

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 6


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

nghiệm chưa có. Do đó không thể tránh khỏi một số khó khăn nhất định trong
công tác quản lí.
Một số khó khăn thường gặp của giáo viên quản lí phòng bộ môn Tin học:
+ Chưa có các biểu mẫu quản lí cụ thể như: Sổ tài sản, kế hoạch hoạt động,
lịch sử dụng, sổ đầu bài, sổ quản lí bảo hành - bảo trì ...
+ Chưa thành thạo việc cài đặt phần mềm, sửa chữa phần cứng.
+ Kiến thức về an toàn điện và PCCC chưa nhiều…
+ Công tác quản lí phòng bộ môn Tin học còn hạn chế.
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp
Xuất phát từ những thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy bộ môn Tin

học và quản lí phòng Tin học của nhà trường, tôi xin chia sẻ sáng kiến và giải
pháp trong việc dạy học và quản lí phòng bộ môn Tin học được tốt hơn.
2.3.1. Giải pháp
- Chuyển phòng bộ môn Tin học từ phòng học cấp 4 lên phòng học cấp 3 ở
trên tầng lầu.
- Lắp đặt hệ thống chống giật và sử dụng nguồn điện luôn ổn định bằng ổn
áp cho toàn bộ các thiết bị điện tử trong phòng Tin học.
- Chia sẻ một số kinh nghiệm cài đặt các phần mềm học tập, phần mềm hỗ
trợ giảng dạy.
- Cài đặt và sao lưu bản ghost để khắc phục khi có lỗi của phần mềm.
- Chi tiết các loại biểu mẫu, sổ sách: Sổ quản lí tài sản, Sổ đầu bài, Phiếu
kiểm kê tài sản, Phiếu đề nghị (bảo hành, bảo trì, sửa chữa), Sổ theo dõi quá trình
Bảo hành - Bảo trì - Sửa Chữa, Lịch sử dụng, Báo cáo định kỳ…
- Một số công tác liên quan đến phòng bộ môn Tin học như: Vệ sinh, PCCC,
an toàn điện…
2.3.2. Phân tích các giải pháp
2.3.2.1. Chuyển phòng Tin học lên tầng lầu
Để phòng tránh mưa gió và ngập lụt hằng năm có thể làm gián tiếp hoặc
trực tiếp gây hại đến máy tính thì giáo viên bộ môn Tin học cần làm tốt công tác
tham mưu với ban giám hiệu để đề xuất ý kiến xin chuyển phòng máy tính lên
tầng lầu.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 7


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Cần xây dựng kế hoạch cụ thể từng việc để khi chuyển phòng máy lên tầng

lầu không còn phải lo sợ mưa gió làm hư hại máy vi tính.
Phòng học trên lầu cũng như các phòng học ở dưới tầng trệt nhưng lại cao
hơn một tầng nên ta không phải lo sợ máy có thể bị ngập lụt bất ngờ khi mưa lũ
về. Vì vậy ta nên chọn phòng có hành lang đi không hướng thẳng với hướng gió
có mưa tạt để tạo điều kiện thông thoáng cho học sinh đi học đồng thời không có
nước mang vào phòng Tin học (tốt nhất nên chọn phòng có hướng Đông – Tây).
Để đề phòng mưa tạt và gió thổi vào các cửa sổ, ta cần phải làm mái che
chắn kiên cố có chốt chắc chắn, tốt nhất là đề xuất bắn tôn vào hướng các ô cửa
sổ mưa gió thường xuyên tạt vào để tránh tình trạng nước mưa thấm vào làm ước
phòng. Các ô cửa sổ tại hành lang và cửa chính nên làm khung bảo vệ bên trong
cho chắc chắn không để sơ hở và tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ trộm thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản trong phòng máy vi tính.
2.3.2.2. Lắp đặt Aptomat chống giật và lắp đặt ổn áp
a. Giới thiệu về aptomat chống giật
Cầu dao, aptomat chống giật hay còn gọi là CB chống giật (RCBO) hoạt
động như một thiết bị thiết bị chống dòng rò, bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Có thể
chia làm hai loại chính:
- Loại bảo vệ quá dòng, quá tải bằng cơ cấu thanh lưỡng kim. Loại chống
điện giật, bảo vệ quá dòng và ngắn mạch có rơle.
- Loại bảo vệ quá dòng ngoài cơ cấu thanh lưỡng kim để bảo vệ quá dòng
như aptomat còn có rơle điện từ. Khi có ngắn mạch thì rơle điện từ sẽ hoạt động
tức thời để cắt dòng điện. Các loại CB chống giật được sản xuất từ các nước tiên
tiến châu Âu và Mỹ, Nhật hoạt động hữu hiệu hơn và giá cả cũng thường đắt hơn.
Khi mua cần lưu ý: Dòng điện định mức ghi trên CB phải phù hợp với
dòng điện đang sử dụng. Có thể chọn dòng điện định mức trên CB khoảng 120%
đến 150% (ví dụ sử dụng thiết bị khoảng 12A thì có thể dùng loại CB 15A).
b. Vai trò của aptomat chống giật
Bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống điện: khi chập điện thì tại các vị trí
chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với những dây dẫn, dòng điện có
thể lên cao đến mức làm aptomat bị ngắt. Nhờ có aptomat chống giật sẽ làm hạn

chế được tình trạng bị chập cháy và bảo vệ cho học sinh không bị điện giật.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 8


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Bảo vệ an toàn cho mọi người sử dụng: trong trường hợp tay người dùng
bị ướt hay xảy ra sự cố khi cắm phích điện thì aptomat chống giật sẽ hạn chế được
tình trạng bị giật. Aptomat ngăn chặn không bị tai nạn nặng do điện giật.
Như vậy, vai trò của aptomat chống giật rất quan trọng nên khi sử dụng và
lắp đặt aptomat chống giật cần có những lưu ý nhất định để lắp đặt aptomat nhanh
chóng hơn – an toàn hơn.

Aptomat chống giật Panasonic có độ chính xác cao
c. Cách lắp aptomat chống giật nhanh chóng – an toàn hơn
Để lắp đặt aptomat chống giật, tốt nhất bạn cần khảo sát được vị trí lắp đặt
thuận tiện và thích hợp trong phòng Tin học sao cho dễ sử dụng. Khảo sát xem
dòng điện tại phòng Tin học để sử dụng loại aptomat chống giật có thông số kĩ
thuật nào phù hợp nhất để lắp đặt. Các bước lắp đặt aptomat chống giật:


Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện ở không gian lắp đặt;



Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy:
Khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng

trong quá trình sử dụng thiết bị điện và đặt đầu Line ở phía trên, đầu Load
ở phía dưới;

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 9


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học



Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật: Khi đấu dây điện vào
aptomat chống giật thì nguồn điện lưới được gắn vào đầu Line, đầu ra thì
gắn với phụ tải vào các cọc Load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây
chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng (lửa) phải đấu
vào cọc L, dây nguội vào cọc N. Lưu ý, aptomat chống giật không có khả
năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB (ổn áp) để đảm
bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.



Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt: Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn
không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem
aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp
thời.
d. Cách kiểm tra (Test) aptomat chống giật

Trong quá trình sử dụng, người dùng nên kiểm tra chức năng bảo vệ ít nhất
mỗi tháng một lần bằng cách nhấn nút test trên aptomat. Thao tác như vậy sẽ giúp

cho bạn phát hiện được những trường hợp hỏng hóc hay phải thay cái khác hoặc
sửa lại để tránh trường hợp và sự cố khi xảy ra. Có rất nhiều trường hợp do lắp
đặt lâu và sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao làm cho aptomat chống giật không
còn khả năng dịch chuyển để ngắt mạch điện được dù mạch điện tử vẫn đang hoạt
động bình thường. Bạn nên test ít nhất 1 lần/tháng để xác định được các sự cố khi
có vấn đề xảy ra để có biện pháp khắc phục.
Có 4 cách để kiểm tra aptomat chống giật:


Cách 1: Nhấn nút test trên aptomat chống giật nếu aptomat chống giật mà
ngắt điện là được;



Cách 2: Nếu như bạn không yên tâm thao tác như ở cách 1 thì dây mát của
tải không đấu qua aptomat, bạn nên có công tắc để tắt/mở. Khi đóng
aptomat hay bật công tắc điện cho tải, lúc đó aptomat chống giật sẽ ngắt là
được;



Cách 3: Với cách này chỉ được áp dụng khi không biết aptomat chống giật
đó có bị quá tải hay không. Nếu cầu chì được lắp trước aptomat, chọn ampe
thấp hơn khi dây đỏ và xanh chạm lại nếu chì sau CB đứt, CB không ngắt
là CB có chống chập.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 10



Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

2.3.2.3. Sử dụng phần mềm NetOp School trong việc hướng dẫn học sinh
thực hành
a. Giới thiệu
NetOp School được phát triển bởi công ty Danware của Đan
mạch chuyên về các phần mềm điều khiển từ xa thông qua máy
tính. Phần mềm NetOpSchool hỗ trợ giảng dạy trong trường học,
có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để
tạo nên sự tương tác qua lại giữa các máy tính của học sinh và
máy tính giáo viên. Đây là một công cụ quản lí phòng máy và
hỗ trợ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ
hiểu hơn.
NetOp School 6.12 hoạt động tốt trên các máy tính cài hệ điều hành
Windows XP, Windows 7 (chưa hoạt động trên Windows 8 64bit). Phần mềm yêu
cầu cấu hình cài đặt không cao, theo nhà cung cấp thì có thể cài đặt ở mức độ
Pentium II, Ram 64 Mb, ổ cứng 2Gb. Với cấu hình cài đặt như vậy ta có thể thấy
hầu hết phòng máy tại các trường học đều có thể đáp ứng được. Một điều kiện
quan trọng nữa để NetOp School hoạt động được là các máy tính phải có kết nối
mạng LAN.
Các máy dành cho học sinh (gọi tắt là máy trò) phải được đặt tên theo thứ
tự (ví dụ: May01; May02; …) và địa chỉ IP của mỗi máy có thể đặt tĩnh hoặc để
động (nên để động). Máy giáo viên sử dụng để quản lí và giảng dạy (gọi tắt là
máy thầy) đặt tên tùy ý và đặt địa chỉ IP tĩnh. NetOp School thực thi các hoạt động
điều khiển, quản lí dựa trên địa chỉ IP của mỗi máy.
b. Cài đặt
b.1. Cài đặt trên máy giáo viên (máy thầy)
Chạy file NetopSchoolTeacher_UK.msi (chú ý tên file có chữ Teacher) rồi
thực hiện theo các bước sau:


Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 11


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 12


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Đến đây đã hoàn thành việc cài đặt trên máy giáo viên (Teacher). Để khởi
động NetOp School, nháy đúp chuột lên biểu tượng chương trình trên Desktop.
b.2. Cài đặt trên máy học sinh (máy trò)
Có thể tiến hành chạy file NetopSchoolStudent_UK.msi trên mỗi máy trò
để tiến hành cài đặt, tuy nhiên cách cài đó chậm. Sau đây tôi sẽ chia sẽ cho bạn
cách cài đặt cho tất cả máy trò một cách nhanh chóng từ máy:

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 13


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Đến đây ta đã hoàn thành việc cài đặt ứng dụng trên máy thầy và máy trò,

đã có thể sử dụng. Tuy nhiên, những thiết lập mặc định ban đầu chưa phải là đáp
ứng tốt nhất cho các hoạt động quản lí và dạy học tại phòng máy, do đó bạn phải
tiến hành thiết lập môi trường làm việc cho phù hợp với mục đích sử dụng.
c. Cấu hình Netop phần Teacher
c.1. Tùy chọn khi chuyển quyền điều khiển

c.2. Tùy chọn khi khóa máy trò

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 14


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

c.3. Tùy chọn khi điều khiển máy trò

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 15


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

c.4. Tùy chọn cấm truy cập Internet mặc định lúc khởi động

d. Khai thác các chức năng hỗ trợ giảng dạy
d.1. Triển khai màn hình máy thầy đến máy trò
Đây là một tính năng rất hữu ích của phần mềm, chức năng này cho phép
triển khai toàn màn hình (hoặc một phần màn hình) của máy thầy đến tất cả các

máy trò hoặc một số máy trò được chỉ định. Khi dạy lí thuyết hoặc hướng dẫn học
sinh thực hành, giáo viên chọn nhóm máy muốn triển khai rồi phát lệnh để triển
khai màn hình máy thầy (Screen Teacher) đến cho tất cả các máy trò (Screen
Student), lúc này bàn phím và chuột của máy trò tạm thời bị khóa. Giáo viên thao
tác tại máy thầy và học sinh quan sát các hoạt động đó ngay trên màn hình máy
mình. Chức năng này có thể thay thế đèn chiếu Projector và đạt hiệu quả cao. Đặc
biệt giáo viên có thể trả quyền điều khiển phím, chuột cho máy trò để học sinh có
thể vừa quan sát hướng dẫn, vừa thực hành, khi đó màn hình của máy thầy được
đặt trong một cửa sổ tại máy trò thay vì theo mặc định là chiếm hết màn hình (Full
Screen). Khi cần sự tập trung giáo viên chỉ cần khóa phím chuột của tất cả các
máy trò để giảng bài.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 16


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 17


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Trong khi đang triển khai màn hình máy thầy đến máy trò, tại màn hình
máy thầy xuất hiện thanh công cụ chứa các nút lệnh điều khiển:

Trong lúc đang cho phép máy trò điều khiển máy thầy, nếu muốn chuyển

quyền điều khiển sang máy khác hãy thực hiện tương tự với một máy khác, nếu
muốn kết thúc việc cho phép máy trò điều khiển máy thầy hãy nhấp chuột vào tên
máy đặt giữa hai dấu sao ‘*’ ở đầu danh sách (là tên máy trò đang được quyền
điều khiển máy thầy).
Với thanh công cụ hỗ trợ giảng
bài, giáo viên có thể thực hiện các việc
như vẽ hình tròn, hình chữ nhật, mũi tên,
vẽ đường tự do, nhập văn bản chú thích
ngay trên giao diện thực của màn hình
máy tính (xem ảnh minh họa ở trên). Sau khi tạo ra các chú thích đó, việc thao tác
với các đối tượng vẫn như bình thường, nhờ thế giáo viên có thể tập trung sự chú
ý của học sinh vào nội dung hay đối tượng muốn trình bày một cách thực tế.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 18


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Ngoài ra, trên thanh công cụ đó còn có một công cụ hữu ích nữa là công
cụ Zoom, công cụ này cho phép giáo viên thực hiện phóng to vị trí trỏ chuột đang
thao tác trên màn hình, giúp học sinh nhìn rõ hơn các đối tượng trình bày… Để
xóa các đối tượng ghi chú được tạo ra trên màn hình, hãy chọn công cụ Erase
(biểu tượng cục tẩy màu đỏ), hoặc tắt thanh công cụ hỗ trợ giảng bài nếu muốn
xóa tất cả.
d.2. Triển khai màn hình máy trò đến máy trò
Không chỉ hỗ trợ việc triển khai màn hình máy thầy đến máy trò, phần mềm
còn cung cấp chức năng cho phép giáo viên triển khai màn hình của bất kỳ một
máy trò đến các máy khác. Khi giáo viên muốn cả lớp cùng quan sát thao tác của

một học sinh nào đó để rồi nhận xét, trao đổi, hoặc khi muốn cho cả lớp quan sát
kết quả thực hành của một học sinh thì hãy sử dụng chức năng này.
Khi thực hiện, tất cả các thao tác diễn ra trên màn hình của máy trò được
chỉ định sẽ triển khai trên tất cả các máy (bao gồm cả máy thầy) hoặc nhóm máy
được chọn, quyền điều khiển thuộc về hai máy đó là máy được chọn để triển khai
và máy thầy. Lúc đó, việc điều khiển tại máy thầy cũng giống như đang triển khai
màn hình máy thầy đến máy trò.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 19


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

d.3. Điều khiển từ xa
Một chức năng rất hay của phần mềm nữa là cho phép thầy giáo trực tiếp
điều khiển máy trò trên màn hình của mình như là đang ở tại máy đó. Khi cần
hướng dẫn riêng hoặc xử lí các tình huống xảy ra tại máy trò, giáo viên không cần
phải xuống đến từng máy để thao tác mà dùng màn hình, bàn phím và chuột của
máy thầy để điều khiển máy trò.
Khi thực hiện chức năng này, trên màn hình máy thầy sẽ xuất hiện một cửa
sổ hiển thị màn hình máy trò, lúc đó thầy giáo có thể thao tác với máy trò ngay tại
máy mình. Điều này giảm bớt sự di chuyển không cần thiết của giáo viên tránh
được mất tập trung trong lớp học. Sau khi hướng dẫn hoặc xử lí xong, giáo viên
trả quyền điều khiển lại cho máy trò.

Cách nhanh nhất để điều khiển từ xa một máy là nháy đúp chuột lên máy
đó. Muốn kết thúc hoạt động điều khiển từ xa hãy đóng cửa sổ chứa màn hình
máy trò.

d.4. Giám sát máy trò
Muốn quan sát các hoạt động đang diễn ra tại máy trò hãy sử dụng chức
năng Observe trên tab Favorites hoặc tab Control của phần mềm (xem cách thực
hiện ở hình trên). Chức năng này sẽ hiển thị màn hình của máy trò trong một cửa
sổ tại màn hình máy thầy, ngoài việc quan sát các hoạt động đang diễn ra trên máy
trò, chương trình còn cung cấp chức năng ghi hình và lưu lại dưới dạng một tập
tin video. Chức năng này giúp cho giáo viên âm thầm theo dõi các hoạt động của
học sinh để kịp thời có những hướng dẫn cần thiết.

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 20


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

d.5. Trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh
Để giúp cho thầy và trò dễ dàng trao đổi thông tin (giữa thầy với một trò,
một nhóm các trò hoặc với cả lớp) phần mềm cung cấp một công cụ hoạt động
tương tự như chat trên Yahoo, trò chuyện trên Facebook, … đó là công cụ Chat.
Khi sử dụng, trên màn hình máy thầy và máy trò sẽ xuất hiện một cửa sổ
chat, trò sẽ nhập và gửi thông tin, thầy phản hồi… Tất cả các máy trò tham gia
đều có thể thấy hết nội dung cuộc trò chuyện. Chức năng này thực sự hiệu quả với
việc tổ chức hoạt động ôn tập, trao đổi, tranh luận … có sự giám sát, theo dõi và
phản hồi của giáo viên. Để bắt đầu hãy chọn các máy trò tham gia cuộc nói chuyện
rồi thực hiện theo các bước sau:

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 21



Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

d.6. Gửi tệp tin, thư mục từ máy thầy đến máy trò

d.7. Soạn đề kiểm tra và tổ chức kiểm tra, đánh giá
Một tính năng rất hay của phần mềm NetOp School là cung cấp cho giáo
viên một modul để có thể soạn thảo các bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, tổ
chức và triển việc kiểm tra ngay trên các máy trò, theo dõi và đánh giá ngay kết
quả của học sinh. Chức năng này thường xuyên được sử dụng ở cuối mỗi tiết học
với một bài kiểm tra nhanh, đánh giá nhanh hoàn toàn tựđộng, hoặc có thể sử dụng
để tổ chức kiểm tra các nội dung lý thuyết phần trắc nghiệm.
d.7.1. Biên soạn đề kiểm tra
Modul này cho phép giáo viên tạo ra bài tập với nhiều dạng khác nhau như:
Danh sách thả xuống (Drop-down List); Bài luận (Essay); Gắn nhãn cho hình ảnh
(Label Image); Ghép hình với mô tả (Match Image); Ghép chữ vào vị trí trống
(Match Text); Nhiều lựa chọn (Multiple Choice); Sắp xếp theo trật tự (Ordering);
Câu hỏi và trả lời (Question and Answer); Hoàn thành đoạn văn bản (Text
Completion).

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 22


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát


Trang 23


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 24


Sáng kiến quản lí phòng máy vi tính trong trường tiểu học

d.7.2. Tổ chức kiểm tra

Tác giả: Cao Văn Tiến – Giáo viên Tin học – Trường Tiểu học Mỹ Cát

Trang 25


×