Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong tour du lịch trải nghiệm trên phá tam giang của công ty cổ phần HG huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 90 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Cấu trúc của khóa luận....................................................................................5
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI...................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................6
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................6
1. Một số khái niệm về du lịch............................................................................6
2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng....................................6
2.1. Một số khái niệm......................................................................................6
2.2. Các nguyên tắt của du lịch dựa vào cộng đồng.........................................8
2.3. Vai trò của các bên liên quan trong phát triển CBT..................................9
2.3.1. Cộng đồng địa phương.......................................................................9
2.3.2. Chính quyền trung ương địa phương và các cơ quan quản lý du lịch
................................................................................................................... 10
2.3.3. Các công ty du lịch, các hãng lữ hành..............................................10
2.3.4. Các cơ quan bảo tồn.........................................................................10
2.3.5. Các tổ chức phi chính phủ................................................................10
2.3.6. Khách du lịch..................................................................................10
2.4. Điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương..............10
2.5. Vai trò của du lịch dựa vào cộng đồng đối với sự phát triển cộng đồng.........11
B. CƠ SƠ THỰC TIỂN.....................................................................................12
1. Cơ sở thực tiển về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng...............................12



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

1.1. Tình hình phát triển CBT của thế giới....................................................12
1.2. Tình hình phát triển CBT của Tỉnh Thừa Thiên Huế..............................17
2. Tình hình hoạt động của công ty cổ phần HG HUẾ......................................20
2.1. Giới thiệu về công ty..............................................................................20
2.1.1. Cơ cấu lao động...............................................................................21
2.1.2. Công tác quảng bá xúc tiến sản phẩm..............................................22
2.2. Tình hình hoạt động của công ty.............................................................22
CHƯƠNG 2:

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

TRONG TOUR DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TRÊN PHÁ TAM GIANG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HG HUẾ...............................................................29
A. Chương trình tour du lịch “Trải nghiệm trên Phá Tam Giang” (1 ngày)........29
B. Khái quát về Pha Tám Giang Xã Phú An, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
.......................................................................................................................... 32
1. Vị trí địa lí.....................................................................................................32
2. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................33
2.1. Địa hình, đất đai......................................................................................33
2.2. Khí hậu, thủy văn....................................................................................33
3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội..............................................................34
4. Tổng quan tài nguyên du lịch tại Phá Tam Giang xã Phú An, huyện Phú Vang
.......................................................................................................................... 35
4.1. Tài nguyên tự nhiên................................................................................35
4.2. Tài nguyên nhân văn...............................................................................35

4.2.1. Văn hóa lúa nước.............................................................................35
4.2.2. Di tích văn hóa - lịch sử...................................................................35
4.2.3. Lễ hội...............................................................................................36
4.2.4. Con người........................................................................................37
4.2.5. Ẩm thực...........................................................................................38
5. Đặc điểm và thực trạng phát triển du lịch tại Xã Phú An, Huyện Phú
Vang..............................................................................................................................38
5.1. Đặc điểm nổi bật của du lịch Huyện Phú Vang.......................................38
5.2. Hệ thống các điểm du lịch trên địa bàn huyện........................................39
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

2


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

5.3. Thực trạng phát triển du lịch tại Xã Phú An, Huyện Phú Vang...............39
5.3.1. Điểm mạnh.......................................................................................40
5.3.2. Điểm yếu..........................................................................................40
C. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO TOUR DU
LỊCH “TRẢI NGHIỆM TRÊN PHÁ TAM GIANG”........................................41
1. Sơ lược về thông tin nhân khẩu học của đối tượng điều tra...........................41
2. Các yếu tố quyết định khả năng tham gia......................................................49
2.1. Lý do quyết định tham gia vào CBT.......................................................49
2.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tham gia vào hoạt
động du lịch...................................................................................................51
3. Đánh giá mức độ tham gia của người dân và lợi ích từ hoạt động du lịch
dựa vào cộng đồng............................................................................................52

3.1. Đánh giá mức độ và hình thức tham gia của người dân vào hoạt động
du lịch dựa vào cộng đồng.............................................................................52
3.1.1. Sự tham gia của người dân vào các giai đoạn của tour.....................52
3.1.2. Sự hiểu biết về tour du lịch..............................................................54
3.1.3. Cách thức phân chia và bố trí công việc...........................................55
3.2. Lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng.........................56
3.2.1. Lợi ích của người dân......................................................................56
3.2.2. Cách thức phân chia lợi ích..............................................................58
3.2.3. Sự hài lòng về phân chia lợi ích.......................................................58
4. Đánh gia mối quan hệ giữa người tham gia và người không tham gia..........59
4.1. Người không tham gia............................................................................59
4.2. Nhận định của những người tham gia và những người không tham gia
...................................................................................................................................60

5. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự tham gia của người dân.................65
5.1. Thuận lợi.................................................................................................65
5.2. Khó Khăn................................................................................................66
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ THAM
GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG..................................................................................67
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

1. Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực

.......................................................................................................................................67

2. Nâng cao mối quan hệ giữa cộng đồng – doanh nghiệp – chính quyền.........67
3. Xây đựng chính sách hổ trợ vay vốn phát triển hoạt động du lịch dựa vào
cộng đồng..........................................................................................................68
4. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch.............................68
5. Hổ trợ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch tại địa phương.....................69
6. Xây dựng và đầu tư cho công tác quảng bá du lịch dựa vào cộng đồng
của địa phương..................................................................................................69
7. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư cho CBT.....................................70
8. Phát triển du lịch dựa trên sự bền vững của môi trường tại địa phương.........70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................71
I. KẾT LUẬN....................................................................................................71
II. KIẾN NGHỊ..................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................74
PHỤ LỤC

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

4


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình hoạt động của công ty HG Huế năm 2014..........................................23
Bảng 2.2.1: Tình hình hoạt động của công ty HG Huế năm 2015....................................25
Bảng 2.2.3: Tình hình hoạt động của công ty HG Huế năm 2016....................................27

Bảng 1.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng điều tra..............................................42
Bảng 1.2: Giới tính * có tham gia vào hoạt động du lịch Crosstabulation........................44
Bảng 1.3: Bảng phân tích độ tuổi * có tham gia vào hoạt động du lịch Crosstabulation.45
Bảng 1.4: Trình độ học vấn * có tham gia vào hoạt động du lịch Crosstabulation...........46
Bảng: 1.5 Tình trạng hôn nhân* có tham gia vòa hoạt động du lịch Crosstab..................48
Bảng 1.6: Nguồn thu nhập chính* có tham gia vào hoạt động du lịch Crosstab..............49
Bảng 2.1.1: Mức độ đồng ý lý do tham gia vào hoạt động du lịch tại địa
phương............................................................................................................................50
Bảng 2.1.2: Kiểm định anova về lý do tham gia hđdl và trình độ học vấn.......................51
Bảng 2.2.1.1: Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào
HĐDL................................................................................................................................52
Bảng 3.1.1.1: Thông tin chung về sự tham gia của cộng đồng địa phương......................53
Bảng 3.1.1.2: Mức độ mong muốn tham gia vào các hoạt động của người dân...............54
Bang 3.1.2.1: Mức độ hiểu biết của người dân về thông tin của tour du lịch...................55
Bảng 3.1.3.1: Cách thức phân chia và bố trí công việc trong tour du lịch........................56
Bảng 3.2.1.1: Nguồn lợi ích kinh tế từ hđdl và mức độ thường xuyên.............................57
Bảng 3.2.2.1: Cách thức phân chia lợi ích kinh tế từ hđdl................................................59
Bảng 3.2.3.1: Sự hài lòng của người dân về sự phân chia lợi ích.....................................59
Bảng 4.1.1: Mức độ đồng ý về lý do hiện nay người dân không tham gia vào hđdl........60
Bảng 4.1.2: Ý định tham gia vào hđdl trong tương lai......................................................60
Bảng 4.2.1: Khiểm định Crosstabulation giữa “Tạo ra xung đột giữa những người tham
và người không tham gia * tham gia vào hoạt động du lịch”............................................61
Bảng 4.2.2: So sánh mức độ mong muốn tham gia các hoạt động trong tour của người có
tham gia và người không tham gia....................................................................................62
Bảng 4.2.3: Kiểm định mối quan hệ của ý kiến về sự tác động của du lịch......................64

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

5



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBT: Du lịch dựa vào cộng đồng
DLCĐ: Du lịch cộng đồng
HĐDL: Hoạt động du lịch
UBND: Ủy ban nhân dân

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

6


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

7


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế mang lại thu nhập ngày càng cao
cho con người, làm cho nhu cầu đi du lịch của họ củng tăng lên và cùng với lối
sống hiện đại của thế giới thì con người lại mong muốn tìm lại những điều tự
nhiên, gần gủi với thiên nhiên, từ đó xu hướng du lịch sinh thái và du lịch dựa vào
cộng đồng ngày càng phát triển và đang trở thành một xu thế du lịch của thế giới.
Theo nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết đánh giá tình hình, kết
quả sau 15 năm ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết
quả quan trọng. Đồng thời, nhấn mạnh những quan điểm, mục tiêu và những
nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nghị quyết số 08-NQ/TW đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ
bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã
hội, thu hút 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa,
đóng góp trên 10% GDP; tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD. Phấn đấu đến
năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du
lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Nghị quyết đã chỉ ra 8 nhóm
nhiệm vụ, giải pháp với các nội dung cụ thể, thiết thực để đưa Nghị quyết đi vào
cuộc sống.
Việt Nam đang cố gắng đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành du lịch,
đặc biệt là phát triển du lịch bền vững lâu dài. Dựa vào khối tài nguyên thiên
nhiên phong phú đa dạng, Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác
nhau thu hút khách du lịch trong đó thì du lịch di sản và khám phá thiên nhiên vẫn
là thế mạnh, để phát triển du lịch lâu dài và bền vững thì phải có sự kết hợp từ
nhiều nhà cung ứng và nhiều đối tượng khác nhau và người dân là một trong
những đối tượng trọng quan trọng để phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng, đây là loại hình du lịch mà ở đó người dân địa phương được tham gia trực

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

8


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

tiếp và xây dựng, điều hành các hoạt động du lịch. Trực tiếp tham gia cung cấp
các sản phẩm dịch vụ du lịch và nhận thu nhập từ hoạt động đó, là loại hình du
lịch có thể phát triển lâu dài và bền vững.
Là người con sinh ra và lớn lên tại vùng ven Phá Tam Giang nên tôi hiểu rỏ
được những nguồn lực có sẵn mà người dân địa phương có thể mang vào phục vụ
du lịch củng như tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng và tôi biết những hạn
chế của của người dân cũng như điều kiện tự nhiên nơi đây.
Cùng với ưu thế và vị trí địa lý phù hợp, nhận thấy vùng Phá Tam Giang
thuộc Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế hội đủ các yếu tố của một vùng phá thiên
nhiên từ lịch sử, văn hóa, ẩm thực, lễ hội, làng nghề và đời sống…là những yếu tố
có thể mang đến cho du khách những trãi nghiệm thú vị và khác biệt. Du khách có
thể cảm nhận cuộc sống hoàn toàn khác của người dân chài lưới nơi đây, không
những thế hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng còn mang lại nguồn thu nhập khá
ổn định cho người dân, nâng cao được ý thức du lịch của người dân địa phương,
những giá trị thiên nhiên hùng vĩ này sẻ được quảng bá đến với khách quốc tế nếu
như được khai thác và phát triển một cách hợp lý và hiệu quả.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của
người dân trong tour du lịch trải nghiệm trên phá tam giang của công ty cổ
phần HG Huế” để đánh giá những thuận lợi và khó khăn củng như mong muốn
của người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng nơi đây, từ
đó có những giải pháp phù hợp hợp hơn để phát triển người dân tham gia vào hoạt

động du lịch tại Phá Tam Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu khả năng tham gia vào hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng
trong tour du lịch “Trải nghiệm trên Phá Tam Giang” của người dân địa phương
tại Phá Tam Giang, Xã Phú An, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế thông qua việc
nghiên cứu khoa học. Đề tài sẻ tập trung phân tích lý do và mong muốn của người
dân khi tham gia vào CBT, cũng như những khó khăn và thuận lợi trong sự tham
gia của người dân vào tour du lịch.

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

9


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

Từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển việc người dân tham gia vào hoạt
động du lịch dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững và lâu dài.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về các cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân địa phương
vào hoạt động CBT tại Phá Tam Giang
- Đề tài này nghiên cứu nhằm làm thể nào để người dân có thể mang nguồn
lực có sẵn vào phục vụ du lịch và mang lại nguồn thu cho người dân.
- Đề tài nghiên cứu lý do và mong muốn của người dân khi tham gia vào
CBT tại địa phương.
- Đề tài nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia
vào hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn và

phát triển những thuận lợi.
- Đề tài vẻ ra tổng quát quy trình tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng
của người dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá, nhận xét của người dân địa phương về việc tham
gia vào hoạt động du lịch của người dân trong tour du lịch “Trải nghiệm trên Phá
Tam Giang” (enjoy a relaxing day on the Tam Giang lagoon) của công ty cổ phần
HG Huế tại Huế
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu sự tham gia của người dân trong hoạt động
du lịch cộng đồng, cụ thể là sự tham gia của người dân trong tour du lịch “Trải
nghiệm trên Phá Tam Giang” (enjoy a relaxing day on the Tam Giang lagoon)
Về không gian: đề tài được tiền hành trên địa bàn Xã Phú An, Huyện Phú
Vang, Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra thực địa, thu thập số liệu.
Đối vơi số liệu sơ cấp: khảo sát, phỏng vấn cá nhân trực tiếp tham gia vào
hoạt động du lịch tại địa phương thực hiện điều tra vào năm 2018 thông qua hình
thức phát bảng hỏi.
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

10


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn


Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập tình hình phát triển du lịch cộng đồng của
xã, huyện và thành phố Huế các năm 2012 - 2018 được tổng hợp và báo cáo từ
trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế,
website chính thức của các xã và huyện. Bên cạnh đó, thông tin còn được thu thập
từ những nguồn như sách báo, tạp chí, internet…
4.2. Phương pháp phân tích thống kê
- Số liệu thu về được xử lí thông qua phần mềm SPSS 22
- Sau khi thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn người dân bằng bảng hỏi,
tiến hành xử lí và phân tích số liệu.
Phân tích tần số (Frequency Analysis)
Dữ liệu đã mã hóa được xử lý với kỹ thuật Frequency của SPSS để tìm ra đặc
điểm của mẫu nghiên cứu (các thông tin cá nhân tham gia khảo sát như giới tính, độ
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, …), tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
Thống kê mô tả có thể được định nghĩa như là phương pháp có liên quan đến
việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán, các đặc trưng khác nhau để phản
ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong bài
nghiên cứu này để phân tích thông tin về đối tượng phỏng vấn, tính trị số trung
bình Mean, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, ...
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:
Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
Giá trị trung bình

Ý nghĩa

1,00 – 1,

Rất không đồng ý/mong muốn/hài lòng…

1,81 – 2,60


Không đồng ý/ mong muốn/hài lòng…

2,61 – 3,40

Trung lập

3,41 – 4,20

Đồng ý/ mong muốn/hài lòng…

4,21 – 5,00

Rất đồng ý/ mong muốn/hài lòng…

Kiểm định phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) đối với những biến
độc lập có nhiều hơn hai mẫu
Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) là so sánh giá trị trung
bình của hai nhóm khác nhau. Trong khuôn khổ đề tài này, phân tích phương sai
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

11


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

một yếu tố được sử dụng nhằm mục đích kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức
độ đồng ý các yếu tố liên quan đến mức độ ảnh hưởng khác nhau các nhóm có độ

tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… khác nhau.
Phân tích bảng chéo (Crosstabulation)
Phân tích bảng chéo là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc
và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong
phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Trong nghiên cứu này, phân tích bảng chéo
được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố “tạo ra sự xung đột giữa
người tham gia và không tham gia” với các biến như: giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, người tham gia và người không tham gia.
5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Phần I: Tổng quan về đề tài
Trình bày các vấn đề tổng quan như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục đề tài.
Phần II. Nội dung nghiên cứu
Phần này bao gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch đựa vào cộng đồng
Chương này trình bày một số khái niệm như khái niệm về du lịch, DLCD,
CBT, các nguyên tắt hoạt động của CBT, Vai trò của các bên liên quan trong phát
triển CBT, điều kiện phát triển CBT
Chương II: sự tham gia của người dân vào tour du lịch “Trải nghiệm trên
Phá Tam Giang”.
Chương này trình bày khái quát về phá Tam Giáng Thừa Thiên Huế, tình
hình hoạt động du lịch của Huyện Phú Vang, các yếu tố liên đến sự tham gia của
người dân vào CBT.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nân cao sự tham gia của người
dân vào hoạt động du lịch cộng đồng.
Chương này trình bày các gải pháp nhằm thúc đây sự tham gia của người
dân vào CBT.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL


12


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm về du lịch
Khái niệm du lịch được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau bởi những tổ
chức hay cá nhân khác nhau nhưng đều có chung một số điểm nhất định.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch được hiểu là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo WTO: “Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công
vụ và nhiều mục đích khác”.
Theo tổng cục du lịch (pháp lệnh du lịch): “Du lịch là hoạt động của
con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có thể
hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả mãn
các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị”.
Theo luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7,
Khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt

động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
2.1. Một số khái niệm
Với sự phát triển của loại hình CBT trên thế giới, Việt Nam củng đang đẩy
mạnh phát triển loại hình trên để đáp ứng nhu cầu cũng như tạo điều kiện để người
dân có thể tham gia hoạt động du lịch.
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

13


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

Những năm gần đây, du lịch cộng đồng là xu hướng phát triển tương đối
mạnh với hình thức phong phú. Có không ít địa phương xây dựng được những mô
hình thành công như: Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc…
Cụ thể, các hoạt động du lịch cộng đồng tại Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình)
đã và đang phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 30 đến 40 nghìn lượt
khách đến tham quan, nghỉ lại. Với cảnh quan đẹp, văn hóa phong phú, ẩm thực
đa dạng, mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Dền (Sa Pa, Lào Cai) cũng đón từ 3
đến 3,5 vạn du khách/năm, doanh thu hằng năm đạt từ ba đến bốn tỷ đồng. Các hộ
gia đình tổ chức homestay (du khách sẽ ở ngay tại nhà của người dân địa phương)
có thêm thu nhập bình quân từ 1 đến 3 triệu đồng/tháng.
Chính vì sự đa dạng của loại hình CBT nên dưới nhiều góc nhìn khác nhau
lại có những nhận định khác nhau những vẫn tương đồng ở một số điểm nhất định.
Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào

cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi
chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường,
văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao
nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều
tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và
bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình
về Community-Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du
khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối
sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương
kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào
hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương
thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. Còn Istituto Oikos
(Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính
trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia
đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội dung của
DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên
ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

14


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc
sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn).
Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “DLCĐ là

một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi
trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham
gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ
như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng.
Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa
địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas đưa ra khái niệm:
“Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẻ đọng
lại nền kinh tế địa phương”
Viện nghiên cứu phát triển miền núi (Mountian institues) đưa ra khái
niệm du lịch dựa vào cộng đồng: “Du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên
du lịch tại điểm du lịch đón khách và sự du lịch phát triển bền vững dài hạn. Du
lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch
và có cơ chế tạo cơ hội cho cộng đồng.”
“Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và
khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại lợi ích kinh tế,
bảo tông cho cộng đồng và môi trường địa phương”
Thông qua một số khái niệm về DLCĐ thì cho thấy DLCĐ là loại hình có
thể phát triển lâu dài và bền vững, là sự kết hợp của nhiều đối tượng khác nhau để
tạo nên một sản phẩm du lịch hấp dẫn và toàn diện.
2.2. Các nguyên tắt của du lịch dựa vào cộng đồng
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới đương đại, DLCĐ mang trong mình
các đặc trưng tiêu biểu sau:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực
hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trong hợp có thể trao
quyền làm chủ cho cộng đồng.

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL


15


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng. Khả năng bao gồm khả năng nhận
thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được
tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng củng như biết được
các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng.
Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu
cầu phát triển du lịch.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng. Theo nguyên tắc này cộng đồng phải
được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung
cấp sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia
công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó củng được
trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như: đầu tư xây dựng các công trình
đường sá, cầu cống …
- Xác lập quyền sở hửu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.
Nguyên tắc thể hiện du lịch cộng đồng là một cách tiếp cận làm cho văn hóa,
thiên nhiên bền vững, cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa, xã hội, môi
trường. Các nguồn tài nguyên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được khai thác
hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan, môi trường văn hóa. Sử dụng dịch
vụ tại chổ, phát triển văn hóa, trân trọng văn hóa truyền thống của các địa phương.
Du lịch cộng đồng thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gìn bản
sắc văn hóa.
2.3. Vai trò của các bên liên quan trong phát triển CBT
2.3.1. Cộng đồng địa phương

Cộng đồng dân cư địa phương là trọng tâm phát triển du lịch cộng đồng,
cộng đồng dân cư làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách,
lối sống của mỗi cộng đồng chính là trải nghiệm mà du khách sẻ có được, nhưng
mỗi cộng đồng không thể tồn tại mãi trong du lịch nếu chỉ đựa trên sự thân thiện
và cởi mở vì vậy cần có sự đầu tư về kiến thức lẫn kỹ năng, nguồn vốn để phát
triển du lịch bền vững và lâu dài.

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

16


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

2.3.2. Chính quyền trung ương địa phương và các cơ quan quản lý du lịch
Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt
động du lịch ở mỗi điểm du lịch nhất định, các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã tham
gia vào hoạt động giám sát và chỉ đạo, sự kết hợp chặt chẻ giữa các cấp ngành và
người dân sẻ tạo nên sự thành công nhất định.
2.3.3. Các công ty du lịch, các hãng lữ hành
Thành phần tư nhân đóng vai trò rất quan trong ngành du lịch, đây là thành
phần có thể tiếp cận thị trường am hiểu khách hàng cũng như các kênh tiếp thị có
lợi cho cộng đồng, lợi ích kinh tế cho cộng đồng chủ yếu do thành phần các công
ty du lịch, lữ hành mạng lại, những điểm mà thành phần này đầu tư có giá trị
quyết định đâu sẻ là một điểm đến, đây củng là một thành phần đầu tư về vốn về
tài chính và xã hội để phát triển du lịch, thành phần này không chỉ có mặt trong
qua trình hoạt động mà còn có thể có mặt ở những khâu sớm hơn để đầu tư khai
thác các sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách. Bỏ qua thành phần này là một

bất lợi rất lớn cho sự phát triển du lịch.
2.3.4. Các cơ quan bảo tồn
Các cơ quan hổ trợ cung cấp các thông tin, tư liệu về tài nguyên cho cộng
đồng, hổ trợ xây dựng các dự án bảo vệ tài nguyên củng môi trường tại điểm phát
triển du lịch.
2.3.5. Các tổ chức phi chính phủ
Các tổ hổ trợ có thể là tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các tổ
chức phi chính phủ thường sẻ chú trọng,tập trung hổ trợ về mặt chuyên môn hơn
là về tài chính chủ yếu là vì sự phát triển của cộng đồng.
2.3.6. Khách du lịch
Khách du lịch sẻ là người trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại cộng
đồng địa phương vì vậy mỗi du khách phải hiểu được trách nhiệm của mình tôn
trọng tài nguyên và tuân thủ các nguyên tắc du lịch tại địa phương.
2.4. Điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn là có ý
nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

17


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

của từng loại, được đánh giá về qúy hiếm. điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ
hấp dẫn thu hút du khách du lịch đến tham quan hiện tại cũng như tương lai.
- Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu
tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc phong tộc tập quán, trình độ học vấn và

văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định phạm
vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài trong
hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên.
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,
nghiên cứu, tương lai sẻ thu hút được nhiều khách. Điều kiện khách du lịch cũng
nói lên bản chất của vấn đề phát triển du lịch và vấn đề công ăn việc làm cho cộng
đồng.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc
phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng.
- Sự hổ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch
đến tham quan.
2.5. Vai trò của du lịch dựa vào cộng đồng đối với sự phát triển cộng đồng
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư
làm du lịch, cụ thể là:
- Đối với du lịch
+ Tạo sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch một vùng quốc gia.
+ Góp phần thu hút khách du lịch.
+ Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch
nói riêng.
- Đối với cộng động
+ Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp
cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được
hưởng lợi từ sự đóng góp của du lịch.
+ DLCĐ mang lại cơ hội cho các thành viên của cộng đồng trong việc bảo
tồn nguồn tài nguyên, môi trường và văn hóa. Những thành viên trẻ trong cộng
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

18



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

đồng sẻ được học hỏi và trong quá trình đào tạo, tham gia, có điều kiện hoạt động
và đóng góp cho sự phát triển cộng đồng. Cộng đồng địa phương sẻ phát triển
ngành nghề, tạo nhiều việc làm.
+ Phát triển CBT giúp cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ phát triển
cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương.
+ Cộng đồng khác sẻ nhận được lợi ích từ bảo tồn tài nguyên môi trường,
sự thay đổi về tài nguyên môi trường địa phương này làm cho cộng đồng khác
nhận ra trách hiệm của mình đối với tài nguyên môi trường và văn hóa địa
phương.
+ Tham dự của cộng đồng sẻ trở thành điểm để cho cộng đồng khác và các
tổ chức học hỏi kinh nghiệm về phát triển CBT.
+ Các chính sách thị trường và thương mại của các tổ chức du lịch hiểu
được vai trò của cộng đồng để đưa các kế hoạch và hành động của DLCĐ. DLCĐ
bảo đảm cho việc phát triển bền vững. Cơ hội cho các tổ chức phát triển các chiến
lược công tác với cộng đồng địa phương.
B. CƠ SƠ THỰC TIỂN
1. Cơ sở thực tiển về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
1.1. Tình hình phát triển CBT của thế giới
Khái niệm du lịch cộng đồng (community based tourism, DLCĐ) bắt nguồn
từ đầu TK XX ở phương Tây, và những năm trở lại đây khái niệm này đã trở thành
một trong những loại hình du lịch phổ biến và được quan tâm nhất, nắm bắt được
những xu thế mới của du lịch thế giới, các nước Asean đã có những điều chỉnh
phù hợp với yêu cầu thực tế - trong đó du lịch cộng đồng trở thành một xu hướng
chủ đạo, mang đến sự thành công và bền vững trong phát triển của các cộng đồng

dân cư địa phương, tạo ra nguồn thu nhập, phát triển xã hội bền vững, trong đó
yếu tố tránh gây hại cho tương lai được áp dụng triệt để. Một số mô hình phát
triển du lịch cộng đồng tại các nước asean như Malaysia, Thailand… khá thành
công và đã mạng lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm
Thực hiện các chương trình áp dụng thay đổi cách thức tiếp cận xu hướng du
lịch của thế giới thời hậu hiện đại, ngành du lịch Thái Lan đã chủ động tiếp cận xu
hướng tập trung vào lượng khách du lịch có thu nhập cao đến du lịch tại Thái Lan.
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

19


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

Hua Hin cách thủ đô Bangkok khoảng 250 km, thủ phủ tỉnh Prachuap Khiri Khan,
thành phố có khoảng 50 ngàn dân, một thành phố nghỉ dưỡng, thời tiết ấm quanh
năm, có địa hình đa dạng và cũng là nơi có những bãi biển tuyệt đẹp. Hua Hin
từng là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan, một thị trấn sung túc, với nhiều công viên
cây xanh và các di tích lịch sử. Từ Bangkok tới Hua Hin, mất khoảng gần 2 tiếng
đi xe buýt, gần 4 tiếng nếu đi tàu hỏa. Đi lại trong Hua Hin có phương tiện chủ
yếu là tuk tuk. Ga tàu hỏa Hua Hin là một trong những ga tàu đẹp nhất ở Thái Lan.
Tòa nhà chính của ga bằng gỗ, trước đây từng là một cung điện của Hoàng gia,
được xây dựng lại vào năm 1968. Góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm
du lịch hết sức độc đáo. Bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng,
mang đặc trưng của vùng Hua Hin, từ đó góp phần quảng bá du lịch cho Hua
Hin. Người dân tại Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để phát triển du lịch.
Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Năm 2010, Malaysia đã đón
được 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 17,93 tỷ USD.

Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về
du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính của ngành du lịch thể
hiện mục tiêu và quan điểm phát triển trên: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch
hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có
đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 10 thị trường khách
du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore,
Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh và
Nhật Bản.
Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du lịch
xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc
phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có
khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Hai
hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường:
phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một
Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng
và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng). Trong bối cảnh cạnh
tranh toàn cầu hiện nay. Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

20


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm
quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” để khuyến khích
người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo
người thân và bạn bè tới du lịch tại đây. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào

duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm. Tập trung các sản phẩm cho
thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động: nghỉ
dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm
mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và
cuối cùng là du lịch MICE.
Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch
Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng
chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính
với các chức năng cụ thể đã được xác định trong Chiến lược Phát triển du lịch từ
những năm 1970 vẫn được duy trì. Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này,
các địa phương, thậm chí doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển du
lịch cụ thể.
Việt Nam hiện nay củng đã triển khai nhiều mô hình CBT khá thành công tại
nhiều nơi khác nhau trên cả nước như:
Du lịch cộng đồng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những mô
hình đang được các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long chú trọng đầu tư nhằm xây
dựng những sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn du khách, đặc biệt là
khách quốc tế. Bắt nhịp với xu hướng phát triển này, nhiều hộ gia đình tại TP. Cần
Thơ và tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình thuần nông sang làm du
lịch cộng đồng nhằm nâng cao đời sống, góp phần phát triển du lịch địa phương.
Là địa phương có hoạt động du lịch phát triển thuộc vùng Tây Nam bộ, Cần
Thơ đã và đang từng bước xây dựng các mô hình du lịch có trách nhiệm, tạo việc
làm và tăng thêm thu nhập cho người nông dân, đồng thời nâng cao vai trò của
cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững. Trong đó, xã Mỹ Khánh (huyện
Phong Điền, TP. Cần Thơ) là một trong những địa bàn thường xuyên đón và phục
vụ du khách tham gia loại hình du lịch cộng đồng với 4 điểm vườn. Nổi bật trong
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

21



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

số đó là vườn ca cao của ông Lâm Thế Cương (hay còn được gọi là Mười Cương)
nằm sâu trong ngõ nhỏ của ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh. Với diện tích 1,2ha, vườn ca
cao Mười Cương hiện trồng hơn 2.000 gốc ca cao với 15 giống ca cao các loại,
thu nhập mỗi năm khoảng hơn 200 triệu đồng. Từ nghề trồng, chế biến và bán ca
cao truyền thống, năm 2012, gia đình ông chuyển sang mô hình homestay, cung
cấp dịch vụ tại chỗ cho du khách, thu nhập hàng năm tăng thêm khoảng 50%. Đặc
biệt, ông Mười Cương có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nên thuận lợi trong việc
giới thiệu văn hóa, ẩm thực bản địa tới du khách nước ngoài. Bởi thế, mỗi năm,
gia đình ông thu hút khoảng vài trăm lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến
tham quan, trải nghiệm.
Để đón tiếp du khách chu đáo, ông Mười Cương đã in sẵn chương trình du
lịch homestay (2 ngày, 1 đêm) với nhiều hoạt động hấp dẫn và bài bản. Theo đó,
từ trung tâm quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ), du khách sẽ được đón xuống tàu,
xuôi sông Cần Thơ hướng đến xã Mỹ Khánh. Khi tới ấp Mỹ Ái, các thành viên
trong gia đình ông Mười Cương sẽ đón du khách tới vườn ca cao và giới thiệu các
hoạt động du lịch cộng đồng mà du khách sẽ được trải nghiệm trong thời gian
tham quan hoặc lưu trú tại gia đình. Du khách sẽ được cùng gia đình tham gia các
khâu thu hoạch, chế biến trái ca cao, đồng thời thưởng thức các sản phẩm do chính
mình làm ra. Nếu có dịp nghỉ đêm tại gia đình, du khách sẽ được tận hưởng các
món ăn dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: canh rau tép, cá tai tượng
chiên cuốn bánh tráng, chả giò…; các loại trái cây theo mùa và tham gia nhiều
hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào Nam bộ.
Cùng với Cần Thơ, những năm gần đây, An Giang cũng tập trung đẩy mạnh
đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng với nhiều điểm đến hấp dẫn. Trong

đó, điển hình là xã Mỹ Hoà Hưng nằm trên Cù Lao Hổ giữa sông Hậu, thuộc địa
phận TP. Long Xuyên. Mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nhiều làng bè nổi trên sông, vườn cây trái
trĩu quả cùng các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, Mỹ Hòa Hưng đang trở thành
điểm tham quan được nhiều du khách lựa chọn khi đến với An Giang. Bởi thế, bên
cạnh các nghề chính như: trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt
thủy sản, làm mắm…, người dân nơi đây còn từng bước được làm quen với nghề
kinh doanh dịch vụ du lịch, chủ yếu là homestay.
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

22


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

Hiện trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng có 9 hộ làm du lịch homestay, trong đó
phải kể đến gia đình chị Trần Thị Trúc Mai, Hồ Thanh Vân hay gia đình ông Tôn
Thất Đính, Trần Phước Nguyên. Nhờ còn lưu giữ những nhà sàn gỗ thấp truyền
thống được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, các hộ gia đình tại đây luôn thu hút rất
đông du khách đến tham quan và tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân địa
phương. Ngoài ra, khách lưu trú còn được các hộ gia đình hướng dẫn nấu các món
ăn truyền thống, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát mương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc…
Để du lịch cộng đồng tại Cần Thơ, An Giang từng bước được cải thiện và
phát triển như hiện nay, Dự án Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU) đã có
những hỗ trợ tích cực tới các địa phương. Cụ thể, Dự án đã hỗ trợ xã Mỹ Khánh
(huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) xây dựng nhà văn hóa xã, cung cấp các trang
thiết bị cần thiết như máy tính, máy chiếu, loa đài; đồng thời tổ chức 2 lớp tập

huấn cho cộng đồng địa phương nhằm nâng cao nhận thức về du lịch có trách
nhiệm và khả năng phục vụ khách ở các điểm du lịch homestay. Tại xã Mỹ Hòa
Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), Dự án EU cũng đã hỗ trợ tổ chức 2 lớp
tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng làm du lịch bền vững cho bà con.
Một mô hình CBT củng được triển khai và khá thành công tại Ninh Bình.
Ninh Bình với đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình bao gồm biển cả, đồng bằng,
đồi núi, đầm hồ đã tạo điều kiện cho Ninh Bình sự đa dạng, phong phú về cảnh
quan sinh thái có giá trị cho phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn
như: sinh thái, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội
chợ, hội nghị dài ngày và ngắn ngày. Bên cạnh đó, Ninh Bình hoàn toàn có khả
năng phát triển loại hình du lịch mới – Du lịch cộng đồng (Homestay). Trong hai
năm 2012-2013 Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch chủ trì thực hiện đề tài nghiên
cứu khoa học: “Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại khu
du lịch sinh thái Vân Long”.
Vân Long là địa chỉ lý tưởng để phát triển và nhân rộng mô hình du lịch
cộng đồng với sự hội tụ đầy đủ các yếu tố: thắng cảnh độc đáo, giá trị lịch sử, văn
hóa vùng miền đặc trưng… Thời gian qua, mô hình du lịch cộng đồng tại Vân
Long được đưa vào khai thác thử nghiệm bước đầu đã đạt kết quả khả quan, thu
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

23


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến khám phá và trải
nghiệm cuộc sống cùng người dân địa phương. Tuy nhiên hiệu quả khai thác còn
hạn chế. Nguyên nhân chính là do chiến lược phát triển loại hình du lịch cộng

đồng tại Vân Long chưa rõ ràng, cụ thể và mang tính tự phát. Vì vậy, công tác tổ
chức, quản lý, triển khai mô hình du lịch cộng đồng gặp nhiều khó khăn, các dịch
vụ phục vụ khách thiếu và yếu, hàng hóa, đồ lưu niệm bán cho khách chủ yếu là
mặt hàng thêu ren với mẫu mã đơn điệu, đội ngũ lao động chưa qua đào tạo
trường lớp.
1.2. Tình hình phát triển CBT của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch
cộng đồng. Nơi đây hội tụ những điều kiện cần thiết về tài nguyên văn hóa, tài
nguyên môi trường, cơ sở hạ tầng, thông tin du lịch, nguồn nhân lực, các dịch vụ
du lịch… để trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch cộng đồng.
Đó chính là hệ thống di sản thế giới Cố đô Huế, là các nhà vườn, là các bảo tàng,
các danh lam thắng cảnh, các làng nghề cổ… Việc kết hợp giữa việc khai thác hệ
thống di sản Cố đô Huế, các bảo tàng, các hoạt động lễ hội, và đời sống văn hóa
của cộng đồng sẽ nâng tầm các sản phẩm du lịch tại Thừa Thiên Huế và thu hút
khách du lịch đến Huế.
Tính riêng trong đợt Festival Huế 2012 đã có 180.000 khách du lịch tới Huế,
trong đó có hơn 80.000 khách quốc tế tăng 54,2% so với Fetival 2010. Theo thống
kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 6 tháng đầu năm
2013 tổng số khách lưu trú ước đạt 1.492.532 lượt, bằng 101,8% so với cùng kỳ,
trong đó khách quốc tế ước đạt 557.134 lượt, bằng 106,5% so với cùng kỳ năm
2012.Đây được xem là thành công của du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh
kinh tế khó khăn như hiện nay. Và một trong những nguyên nhân đưa đến thành
công đó là việc liên kết phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo điểm nhấn mới
cho du lịch Thừa Thiên Huế.
Nhiều tour du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế đã được tổ chức trong thời
gian qua thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách.
Cầu ngói Thanh Toàn với tour du lịch “Chợ quê ngày hội” được xem là một
trong những tour du lịch cộng đồng khá thành công ở Thừa Thiên Huế và là điểm
SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL


24


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đặng Quốc Tuấn

đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước mỗi kỳ Festival Huế. Đây là tour
du lịch mới nằm trong dự án “Phát triển du lịch cộng đồng” do Tổ chức Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa
Thiên Huế thực hiện bắt đầu từ tháng 6/2012. Với tour du lịch cộng đồng tham
quan cầu ngói Thanh Toàn, du khách có thể tiếp cận các sản phẩm du lịch như
tham quan đình làng, nhà thờ cổ, bơi thuyền, trải nghiệm đời sống, làm nón lá, gói
bánh tét, thưởng thức ẩm thực từ các sản vật của địa phương... Điều này mang lại
cho du khách những trải nghiệm thú vị về nông thôn Việt Nam nói chung cũng
như những đặc trưng của nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với người dân xã
Thanh Toàn, tham gia dự án này, làng quê đã được đầu tư về cơ sở hạ tâng, người
dân địa phương đã được tham gia các khóa tập huấn làm du lịch và có thêm thu
nhập từ các dịch vụ.
Làng cổ Phước Tích với hệ thống các đình chùa, miếu, nhà cổ, di tích Chăm
pa và nghề gốm truyền thống được kết hợp với tour du lịch cộng đồng “Hương
xưa làng cổ”. Đây là nơi triển khai dự án "Phát huy vai trò cộng đồng trong phát
triển bền vững thông qua du lịch” của JICA. Thông qua, tour du lịch cộng đồng
này, Phước Tích đã thu hút được sự chú ý của nhiều đơn vị lữ hành du lịch trong
việc đưa khách về tham quan, lưu trú tìm hiểu, khám phá văn hóa, kiến trúc, đời
sống của làng, chương trình phục hồi nghề gốm cổ của làng cũng được khởi
động. Ở đây, các du khách đã cùng người dân làm bánh ướt, bánh ngọt và món
mứt Tết nổi tiếng ở Phong Hoà, vốn được du khách người nước ngoài đến từ
Pháp, Nhật Bản thích thú.
Vào năm 2013, Hội Nông dân phường Thủy Biều đã mạnh dạn đưa ra mô

hình du lịch cộng đồng tại địa phương và đã có 20 hộ nông dân tham gia thực
hiện. Du khách đến Thủy Biều có thể đi bằng xe máy, trải nghiệm bằng xe đạp hay
đi thuyền xuôi theo sông Hương.
Tại đây, ngoài đạp xe cảm nhận vẻ bình yên của “làng quê giữa phố”, du
khách còn thăm các nhà rường cổ hơn 100 năm tuổi; thăm vườn cây thanh trà của
nông dân địa phương và thưởng thức ẩm thực quê; đến di tích Hồ Quyền, Điện
Voi Ré; tham gia các hoạt động và công việc của nông dân…

SVTH: Hoàng Thị Thùy Trang – K48 HDDL

25


×