Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Luận văn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghệ cao ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.47 KB, 110 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qúa trình toàn cầu hóa đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào
nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không quốc gia nào
đứng ngoài quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và
rơi vào nguy cơ tụt hậu. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt
động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận
đầu tư. Việc khai thác sử dụng FDI có hiệu quả, đang là mục tiêu hàng đầu của
nhiều nước trên thế giới, nhất là với các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.
Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa-xã hội và kinh
tế của cả nước. Trong những năm qua lãnh đạo thành phố Hà Nội đã và tiếp tục
ban hành nhiều chính sách phát triển thủ đô, trong đó có chính sách thu hút và sử
dụng FDI một cách có hiệu quả để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố. Tính đến hết tháng 9/2014 có 294 dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn, tăng
gần 11% so với năm 2013 và số vốn đạt gần 900 triệu USD tăng 8,6% so với năm
2013, đóng góp cho ngân sách đạt trên 12 ngàn tỷ đồng trong 9 tháng và ước chiếm
12% tổng thu ngân sách toàn thành phố, nhóm DN nước ngoài đang dẫn đầu,
chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu với gần 4 tỷ USD và chiếm trên 48% lượng
hàng hóa xuất khẩu của thành phố. Khối DN này cũng là khối duy nhất xuất siêu từ
giữa năm 2013 và trong 9 tháng qua xuất siêu đạt 104 triệu USD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh thu hút vốn quan trọng để thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. FDI cũng được đánh giá là kênh quan
trọng để thu hút công nghệ nguồn từ các nước có nguồn công nghiệp tiên tiến vào
Việt Nam nói chung và đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng, góp phần không nhỏ vào
1


việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất – kinh doanh và toàn bộ
nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và
Công nghệ, thời gian qua FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công


nghệ cao vào Thủ đô Hà Nội, từng bước nâng cao năng lực sản xuất của một số
ngành trong nước. Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất của Thủ đô đã
được nâng cao một cách rõ rệt so với trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được
công nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như: bưu chính – viễn thông,
dầu khí, xây dựng, cầu đường…Đồng thời, nhiều doanh nghiệp của Thủ đô đã đổi
mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của
nền kinh tế.
Tuy hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI đã có đóng góp
tích cực đối với đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ
của các doanh nghiệp tại Thủ đô Hà Nội song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế.
Hoạt động thu hút FDI vào phát triển công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay vẫn còn tồn
tại một số hạn chế như : Định hướng thu hút công nghệ cao, công nghệ khuyến
khích đầu tư chưa đạt mục tiêu đặt ra; mặc dù công nghệ đưa vào qua kênh này hầu
hết có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam một chút, nhưng
mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu
vực; công tác thẩm định công nghệ chưa được quan tâm đúng mức…
Để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trực tiếp đầu
tư nước ngoài, đặc biệt là đối với hoạt động phát triển công nghệ cao của Hà Nội
thì cần có những nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những giải
pháp mang tính chiến lược lâu dài. Với mong muốn góp phần vào việc giải quyết
vấn đề có ý nghĩa quan trọng thiết thực và mang tính cấp bách này, tác giả đã lựa

2


chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghệ cao ở Hà Nội
hiện nay”. Để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát

triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Do đó, chủ đề
này đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Một số công
trình tiêu biểu đó là:
+ “FDI vào ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội”(2006), luận văn thạc sĩ
của học viên Trần Văn Lưu, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
này chủ yếu đi sâu phân tích đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành
công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
+ “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển
bền vững” (2008), luận văn thạc sĩ của học viên Trần Thị Tuyết Lan, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng thu
hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt
yếu và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng
bền vững.
+ “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở
Thành phố Đà Nẵng”(2006), luận văn Thạc sĩ của học viên Nguyễn Văn Chiến,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã đi sâu phân tích
những tác động tích cực và hạn chế của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao tác động tích cực của
FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng.

3


Ngoài ra có thể kế đến một số tác phẩm như:
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công
nghiệp tập trung Hà Nội”, Khoá Luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương Thảo, lớp CN 43B
trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ, Đào Thị Hồng Lam “Thực trạng và giải pháp phát triển
các KCN tại tỉnh Hải Dương”, trường Đại Học Kinh Tế- ĐHQGHN.

- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”, Trần
Xuân Tùng ,Nxb Chính trị Quốc Gia,Hà Nội-2005.
- “Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Huy Thám (Luận án Tiến sĩ Kinh tế, năm 2009).
- Vũ Xuân Bình, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn tiềm năng quan trọng
đối với phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6-2002.
- “Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và thực
tiễn, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội-2005
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan
trọng trong việc lam rõ những vấn đề lý luận về FDI, phân tích vai trò của FDI,
đưa ra những giải pháp chung để đẩy mạnh thu hút FDI vào nước ta, cũng như một
số địa phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có một công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển
công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là quan trọng
và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1.Mục tiêu của luận văn
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào phát triển công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay. Đề xuất những giải pháp nhằm
4


nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghệ cao ở
Hà Nội hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển
công nghệ cao Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển
công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, chỉ ra những tác động tích cực cần phát huy và
những tác động tiêu cực cần khắc phục. Nguyên nhân của những tác động đó.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến phát triển công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao hàm nhiều phương diện, luận văn không tập
trung nghiên cứu FDI nói chung với tất cả các mặt của nó mà chỉ tập trung nghiên
cứu vấn đề tác động của FDI đến phát triển công nghệ cao ở Thành phố Hà Nội
dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: luận văn nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển công
nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề tác động của FDI đến phát triển
công nghệ cao củaThành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2009- 2014 và đề xuất
những giải pháp đến năm 2020.
5


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm của Đảng và Nhà nước; Chủ trương, Chính sách của Thành ủy, UBND
thành phố Hà Nội; là những giá trị về lý luận khoa học của các công trình nghiên
cứu về thu hút vốn FDI .
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn là các phương pháp triết học duy vật
biện chứng; cụ thể là các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống
kê, đối chiếu, so sánh...
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về FDI, tổng kết những kinh nghiệm thu
hút và sử dụng FDI gắn với phát triển công nghệ cao của một số tỉnh, thành phố
trong nước để tham khảo
- Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã

hội ở Hà Nội và làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của FDI đến vấn đề
này ở Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến phát triển công nghệ cao ở Hà Nội tới năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu như sau: ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết:
Chương1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển công nghệ cao

6


Chương 2.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển công nghệ
cao ở Hà Nội trong những năm qua
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của FDI đến phát
triển công nghệ cao ở Thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
1.1.Khái niệm FDI và phát triển công nghệ cao
1.1.1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1.1.Khái niệm
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản
lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu tư trực tiếp
tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về
kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) xảy
ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý

là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh
doanh.Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty
mẹ”và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế(nhà đầu tư trực
7


tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.
Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý
doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế quốc gia khác.[2, tr13]
Tổ chức Hợp Tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: một doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10%
cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là
chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty.Tuy nhiên không phải tất cả các quốc
gia đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI.Trong thực tế có những trường
hợp tỉ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ
vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên trong nhiều trường
hợp mức vốn đầu tư lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp. [2, 13]
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ
sung hoàn thiện qua 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000) “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để
hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp
100% vốn nước ngoài”
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp
nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc
nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc

gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh
tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”.
1.1. 1. 2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

8


Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn của các cá nhân và tổ
chức nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay
từng phần cơ sở đó.Xuất phát từ khái niệm chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm
của đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
Một là, các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn
pháp định, tùy theo quy định của luật đầu tư mỗi nước. Vốn pháp định trong dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn tự có của chủ đầu tư được quy định theo luật đầu
tư. Sau khi góp vốn hợp lệ, nhà đầu tư có quyền tham gia vào việc quản lý và điều
hành dự án đầu tư. Ở Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài quy định tỷ lệ góp vốn của
bên nước ngoài tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và không quy định giới
hạn vốn tối đa. Ở Mỹ, tỉ lệ này được quy định là 10%, một số nước khác là 20%.
Hai là, quyền quản lý dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi
bên. Nếu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 100% thì nhà đầu tư nước ngoài có
toàn quyền quản lý doanh nghiệp.Tuy nhiên việc hoạt động của doanh nghiệp có
vốn góp nước ngoài cho dù dưới bất kì hình thức nào thì cũng phải tuân theo quy
định của nước sở tại.
Ba là, lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.
Bốn là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc
xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang
hoạt động hoặc mua cơ phiếu để thôn tính hoặc xát nhập các doanh nghiệp với
nhau
Năm là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với việc di

chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh
nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.
9


Sáu là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt
động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia.Các công ty mẹ có thể thông
qua các công ty con để trực tiếp đầu tư vào các quốc gia có công ty con đó.
1.1.1.3. Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm 2 loại là đầu tư theo chiều
ngang và đầu tư theo chiều dọc.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang (Horizontal FDI): là một
công ty tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất họ đang có
lợi thế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó, với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi
nhuận cao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài.
Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật Bản đang dẫn
đầu việc đầu tư này ở các nước phát triển.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (Vertical FDI): Khác với các
hình thức đầu tư theo chiều ngang, hình thức đầu tư theo chiều dọc với mục đích
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như: lao động, đất
đai của các nước nhận đầu tư. Do các nhà đầu tư thường chú ý khai thác lợi thế
cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu trong quá trình sản xuất ra một
loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế nên các sản phẩm thường được
hoàn thiện qua các nước nhận đầu tư. Sau đó các sản phẩm này lại được nhập khẩu
về nước đầu tư hay xuất khẩu sang nước khác. Đây là hình thức khá phổ biến của
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển
- Xét về hình thức sở hữu, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có các hình
thức sau:

10



+ Doanh nghiệp liên doanh( Joint venture enterprise): đây là hình thức đầu
tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mới này do 2 hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên
cơ sở hợp đồng liên doanh cùng góp vốn đầu tư. Hình thức này có các đặc trưng:
Pháp nhân mới được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư
cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà. Doanh nghiệp liên doanh là
doanh nghiệp do 2 hay nhiều bên hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh
giữa các bên đầu tư để kinh doanh
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài( Enterprise with one hundred
percent foreign owned capital ): đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ
chức hoặc cá nhân nước ngoài được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do
tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng
các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà
đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh
nghiệp.
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business co-operation BBC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩm
quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực
hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Hình thức này là hình thức đầu tư
trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để
tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới
+ Đầu tư theo hợp đồng BOT (Building Operate Tranfer)

11



BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số
mô hình hay một số cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng kết cấu
hạ tầng vẫn được giành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dưng
BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công
trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện,
cầu, đường…vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền
sở hữu dự án về cho chính phủ.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan
có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể
cả mở rộng, nâng cấp hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời gian
nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi
hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
+ Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO ( Building Tranfer
Operate ) : Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng một công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong
công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính
phủ nước nhủ nhà giành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác
trong một thời gian đủ để hoàn lại vốn đầu tư và có lợi nhuận thỏa đáng về công
trình đã xây dựng và chuyển giao.
+ Hợp đồng xây dựng chuyển giao (Building Tranfer): sau khi xây dựng xong
công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính
phủ nước nhủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với
vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lý.
Cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI ngày càng xuất hiện nhiều hình thức
đầu tư mới, đa dạng nhằm đưa lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư và nước nhận đầu
12


tư. Nguyên nhân cơ bản của sự di chuyển vốn đầu tư dưới hình thức này là do có
sự chênh lệch về tỉ xuất lợi nhuận xuất phát từ lợi thế so sánh khác nhau giữa các

quốc gia. Điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn đầu tư là xu thế tự do hóa thương
mại, đầu tư và tài chính ngày càng tăng trên thế hiện nay.
1.1.2.Phát triển công nghệ cao
1.1.2.1.Khái niệm công nghệ cao
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD): Tổ chức này đã đưa ra một
khái niệm rất khái quát về CNC như sau: CNC là các công nghệ có tỷ lệ chi cho
NC&PT lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia, các sản phẩm và quy trình
công nghệ được đổi mới nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đối với sự hợp tác và
cạnh tranh quốc tế trong NC&PT, sản xuất và chiếm lĩnh thị trường trên quy mô
thế giới.
Tại Mỹ và Nhật Bản công nghệ cao được hiểu là công nghệ tiên tiến, công
nghệ hàng đầu với ba đặc điểm:
- Là công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm giá trị
gia tăng, có đổi mới quan trọng;
- Là công nghệ đòi hỏi nhân lực trình độ cao xuyên suốt quá trình từ nghiên
cứu - thiết kế - chế tạo sản phẩm;
- Là công nghệ đòi hỏi chi phí lớn cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm,
thương mại hoá, sản xuất và phân phối sản phẩm.1
Tại các nước trong khu vực (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái
Lan,...) những nội dung chủ yếu của CNC cũng được thống nhất như khái niệm của
1 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS)

13


OECD. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế và ý chí của các nhà lãnh đạo của
mỗi nước khác nhau nên những tiêu chí về công nghệ cao như tỷ lệ chi cho
NC&PT, nhân lực nghiên cứu KH&CN được quy định ở những mức khác nhau.
Khái niệm CNC ở Việt Nam đã được quy định tại một số văn bản như: Nghị
định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 về Quy chế khu CNC và Luật Chuyển

giao công nghệ - 2007. Trong Dự thảo Luật Công nghệ cao, những nội dung chủ
yếu của khái niệm CNC vẫn được giữ nguyên, không đổi và hoàn thiện như sau:
Công nghệ cao là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến; tạo ra các sản phẩm có tính năng vượt trội, chất lượng và giá
trị gia tăng cao; có khả năng hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới; tác động
mạnh đến sự phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng và an
ninh; đòi hỏi chi phí lớn và nhân lực trình độ cao cho nghiên cứu và phát triển.
OECD cũng có sự phân loại công nghiệp. OECD có hai cách tiếp cận khác
nhau: tiếp cận theo lĩnh vực, ngành và tiếp cận theo sản phẩm. Tiếp cận theo ngành
hay lĩnh vực là phân loại công nghiệp dựa theo tỉ lệ công nghệ của chúng, trong khi
đó tiếp cận theo sản phẩm lại dựa vào sản phẩm cuối cùng. Việc phân loại của
OECD như sau (từ năm 1973):

Tên ngành công nghiệp

Total R&D-intensity
(1999, in %)

ISIC
Rev. 3

Công nghệ cao
công

nghệ

sinh

học và dược


10.46

phẩm

14

2423


Máy bay & Tàu vũ trụ
Thiết bị y tế và các dụng cụ
quang học-chính xác


tuyến, truyền

hình và

các thiết bị thông tin
thiết

bị

văn

phòng, kế

toán & máy tính

10.29


353

9.69

33

7.48

32

7.21

30

3.60

31

3.51

34

Công nghệ vừa
Máy và thiết bị điện
Xe máy, xe ô tô mooc & xe bán
mooc
Đường sắt & các phương tiện vận

3.11


tải

Hóa chất & sản phẩm hóa chất

2.85

Máy móc và thiết bị

2.20

15

352+35
9
24
(excl. 2423)
29


Như vậy, Công nghệ cao là công nghệ vượt lên mức cao nhất của công nghệ
hiện có nhờ đưa vào các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến. Sản phẩm công
nghệ cao là sản phẩm được tạo ra nhờ áp dụng công nghệ cao thông qua quá trình
thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm. Đây là những sản phẩm luôn được đổi mới, cấu
trúc khá phức tạp, sử dụng ít năng lượng và ít tài nguyên.
1.1.2.2.Công nghiệp công nghệ cao
Công nghiệp CNC là ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm CNC. Công
nghiệp CNC được đặc trưng bởi sự đổi mới liên tục về công nghệ, sản phẩm. Như
vậy, doanh nghiệp CNC thường dành nhiều nguồn lực cho cải tiến, sáng tạo công
nghệ và sản phẩm. Ngành công nghiệp CNC có những đặc điểm chủ yếu sau:

Đặc điểm nổi bật là sự tích hợp các thành tựu KH&CN. Do vậy, trong lĩnh vực
CNC, các ngành công nghiệp gắn liền với nhau và liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực vật liệu mới liên quan nhiều đến điện tử, tin học,
cơ-điện tử, sinh học và năng lượng mới.
Năng suất lao động tương đối cao do sử dụng hàm lượng trí tuệ, kỹ thuật, kỹ năng
và thông tin, cao hơn hẳn các ngành công nghiệp thông thường.
Cấu trúc sản phẩm khá phức tạp và đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành công nghiệp
nhằm đáp ứng tính đa dạng của công nghệ và sản phẩm đầu vào. Các ngành công
nghiệp hỗ trợ không chỉ bao hàm việc sản xuất hàng hóa, mà còn cả những dịch vụ
khác nhau như thiết kế, kỹ thuật, tư vấn, sản xuất thử, thử nghiệm, kiểm tra và
đánh giá chất lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ.
Tiềm năng thị trường lớn. Thị trường của sản phẩm CNC được mở rộng cùng với
sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, cạnh tranh
toàn cầu để xuất khẩu các sản phẩm CNC là điều rất quan trọng.
Quá trình sản xuất công nghiệp CNC và sản phẩm của nó thường sử dụng rất ít
nguyên liệu, năng lượng, bởi lẽ chúng được phát triển với mục tiêu hạn chế chi phí
16


các nguồn nguyên liệu và năng lượng không tái tạo, cũng như nhằm bảo vệ môi
trường. Cũng vì vậy, phần lớn sản xuất công nghiệp CNC đòi hỏi vốn đầu tư ban
đầu khá lớn. Hơn nữa, những sản phẩm công nghiệp CNC thường không cồng
kềnh, mà “sáng, mỏng, nhỏ và nhẹ”.
Về mặt quản lý kinh doanh, công nghiệp CNC là kinh doanh "mạo hiểm cao và
được bù đắp cao". Việc đổi mới các hoạt động NCPT liên tục cũng như việc
thường xuyên tìm kiếm các thị trường mới là rất tốn kém và mạo hiểm. Vì vậy, đòi
hỏi một sự cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên lợi nhuận cao sẽ là phần bù đắp thỏa đáng
cho những hoạt động kinh doanh có độ mạo hiểm cao này.
1.1.2.3. Khu công nghệ cao
Sự hình thành và phát triển các khu công nghệ (Technology Park) là yếu tố rất

quan trọng và không thể thiếu để thúc đẩy nhanh sự ra đời các công nghệ mới. Từ
khu công nghệ đầu tiên và cũng rất tiêu biểu cho thế hệ khu công nghệ thứ 1 (thập
niên 50 - 60 của thế kỷ XX) là Khu Thung Lũng Silicon (Mỹ) đến các khu CNC
xuất hiện gần đây trong bối cảnh toàn cầu hóa (Thế hệ thứ 3), đã có nhiều thuật
ngữ khác nhau, như: công viên khoa học, công viên công nghệ, trung tâm công
nghệ, trung tâm đổi mới công nghệ, công viên KH&CN, trung tâm CNC, song về
bản chất đều có một số điểm chung. Thuật ngữ “Khu CNC” được dùng chỉ một
trung tâm, một khu vực riêng biệt, thuộc quyền quản lý và sở hữu của các công ty,
trường đại học, viện nghiên cứu, của địa phương, quốc gia hoặc của nhiều thành
phần khác nhau. Hoạt động của các khu này nhằm mục đích trao đổi, sáng tạo, phát
triển, ươm tạo các công nghệ mới, thúc đẩy hình thành nền công nghiệp CNC và
góp phần quan trọng cho việc xây dựng năng lực công nghệ của quốc gia. Đối với
các nước đang phát triển, có thể quan niệm một cách khái quát: Khu CNC là nơi
tiếp thu CNC của thế giới, là cửa ngõ nhập khẩu các CNC của các công ty
đa/xuyên quốc gia có CNC hàng đầu thế giới, là nơi làm việc có đủ điều kiện để
sáng tạo của các nhà khoa học quốc tế và trong nước. Nơi đây, trong giai đoạn đầu
17


sẽ tiếp thu chuyển giao công nghệ và sau đó là sáng tạo các CNC. Trong vai trò
cửa khẩu trên siêu xa lộ thông tin, với môi trường thuận lợi cho việc đầu tư CNC,
quá trình chuyển giao thực hiện tại chính khu vực sản xuất, hoặc NCPT, đào tạo,
giúp cho việc tiếp thu và sử dụng CNC có hiệu quả. Khu CNC thường được quy
hoạch giới hạn trong một vùng lãnh thổ có quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng phải
là địa điểm có môi trường tốt nhất để:
- Đầu tư công nghiệp CNC
- Sản xuất các sản phẩm CNC
- Chuyển giao, thích nghi CNC
- Dịch vụ-thương mại các sản phẩm CNC
- Nghiên cứu, ươm tạo và phát triển các CNC

- Tăng cường năng lực công nghệ nội sinh của đất nước
- Đào tạo, huấn luyện kỹ năng CNC
1.1.2.2. Phân loại các lĩnh vực và ngành công nghiệp công nghệ cao
Đến nay, trên thế giới đã cơ bản thống nhất với nhau có 6 lĩnh vực công nghệ
cao sau đây để nghiên cứu phát triển trong thế kỷ XXI:
- Công nghệ thông tin - CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và
công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo đó, CNTT
là hệ thống các tri thức khoa học, các kỹ thuật và phương tiện hiện đại để thu thập,
xử lý, lưu trữ, sản xuất và truyền thông tin nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Công nghệ
thông tin chính là lực lượng nòng cốt và xung kích của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, dẫn dắt nhân loại bước vào kỷ nguyên trí tuệ.
- Công nghệ sinh học - CNSH là một tập hợp các ngành khoa học (sinh học phân
tử, di truyền học, vi sinh vật, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các công
nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của các vi sinh vật, tế
bào thực vật và động vật. Sản phẩm đặc trưng là giống cây, con, vi sinh vật có chất
18


lượng cao và các sản phẩm chưa từng có dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, y
tế... Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin và công
nghệ vật liệu mới), CNSH sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước
phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn
bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ trong thế kỷ XXI.
-Công nghệ vật liệu mới dựa trên khoa học vật liệu, khoa học về cấu trúc các hệ
đông đặc, khoa học mô phỏng hệ nguyên tử. Sản phẩm chủ yếu của nó là các vật
liệu chức năng (ví dụ: vật liệu bán dẫn, siêu dẫn, laze...), vật liệu siêu bền, siêu
cứng, siêu chịu nhiệt, vật liệu compozit, vật liệu nanô v.v..
Với công nghệ nanô, con người có khả năng thao tác vật liệu ở mức phân tử
hay nguyên tử, mở ra khả năng điều khiển cấu trúc vật liệu. Nó cho phép chế tạo

những vật liệu có các chức năng rất đặc thù như thăm dò môi sinh và xử lý thông
tin. Vật liệu được thao tác ở cấp nanô sẽ có tiềm năng rất lớn do có các tính chất
hoàn toàn khác với những vật liệu chế tạo trước đó.
- Công nghệ năng lượng mới bao gồm năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời,
năng lượng địa nhiệt, năng lượng hải dương v.v..., trong đó đặc biệt là lợi dụng sự
phát triển của năng lượng hạt nhân và năng lượng mặt trời, nhằm thoát khỏi sự
ràng buộc vào loại năng lượng hóa thạch (dầu mỏ và than đá), mở ra một thời đại
năng lượng mới. Song, đến nay hầu hết các nước trên thế giới rất coi trọng công
nghệ năng lượng hạt nhân. Sản phẩm chủ yếu là nhà máy nhiệt, nhà máy điện hạt
nhân, các phương tiện giao thông vận tải dùng năng lượng hạt nhân, các thiết bị y
tế dùng năng lượng hạt nhân v.v…
- Công nghệ hàng không vũ trụ dựa trên các thành tựu hiện đại của khoa học về
Vũ trụ, về vật lý địa cầu, vật lý khí quyển và vùng lân cận trái đất, vật lý thiên văn
của Thái dương hệ. Các sản phẩm điển hình: vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tàu con
thoi v.v..

19


Công nghệ hàng không vũ trụ tạo ra một loạt các sản phẩm, dịch vụ chưa từng
có: thông tin viễn thám, thông tin liên lạc toàn cầu, thông tin địa lý toàn cầu v.v...
- Công nghệ hải dương bao gồm việc sử dụng, khai thác tài nguyên sinh vật,
khoáng vật, hoá học, động lực v.v.. trong lòng các đại dương.
1.1.1.6. Các ngành công nghiệp công nghệ cao
Công nghiệp CNC được đặc trưng bởi sự đổi mới liên tục các công nghệ, sản
phẩm. Doanh nghiệp công nghệ cao thường dành nhiều nguồn lực cho việc cải
tiến, sáng tạo công nghệ và sản phẩm. Tại các nước công nghiệp hoá, các ngành
công nghệ cao là những nguồn sáng tạo việc làm và thuê mướn nhân công có năng
lực, được trả lương cao hơn so với mức trung bình. Các ngành này có tỷ lệ tăng
trưởng cao hơn so với nền kinh tế nói chung và chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng

trong thương mại nội địa và quốc tế, là phần đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu hàng
công nghiệp ở hầu hết các nước. Ngoài ra, các ngành này còn có hàm lượng vốn,
NCPT cao và rất có hiệu quả trong việc sáng tạo ra tri thức và công nghệ mới.
Chúng hoạt động dựa trên một tốc độ phát triển NCPT rất nhanh, thường xuyên
tung ra thị trường các hàng hoá và dịch vụ mới.
Công nghiệp công nghệ cao còn được gọi là công nghiệp dựa trên khoa học
và công nghệ, ở đó khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, năng suất lao động rất cao.
Hiện nay, 10 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao nhất là: hoá chất
y học và sản phẩm thực vật; sản phẩm sinh học, ngoại trừ sản phẩm dùng cho chẩn
đoán; phần mềm bao gói sẵn; sản phẩm chẩn đoán in vitro và in vivo; điện thoại và
thiết bị truyền thông; dược phẩm; nghiên cứu thương mại; thiết bị điện dùng trong y
học; thiết bị truyền thông máy tính và các dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm.
Mặc dù 10 ngành công nghiệp này là các ngành có hàm lượng khoa học cao,
nhưng không nhất thiết tất cả chúng đều có tác động lớn đến nền kinh tế. Một số ít
ngành, được coi là các ngành công nghiệp công nghệ siêu cao, đứng hàng đầu các
20


ngành công nghiệp CNC: dược phẩm; điện thoại và thiết bị truyền thông, sản phẩm
sinh học, ngoại trừ sản phẩm dùng cho chẩn đoán; thiết bị bán dẫn và thiết bị có
liên quan và phần mềm bao gói sẵn. Các ngành này có cường độ nghiên cứu cao,
chi phí NCPT lớn và có tăng trưởng doanh thu cao hơn tăng trưởng doanh thu bình
quân.
Bảng 1.1. Phân loại các ngành công nghiệp chế tạo theo
hàm lượng công nghệ toàn cầu
Công nghiệp

Công nghiệp công


công nghệ cao

nghệ trung bình cao

Hàng không vũ trụ

Thiết bị khoa học

Công nghiệp công

Công nghiệp

nghệ trung bình

công nghệ

thấp
thấp
Sản phẩm cao su và In ấn, giấy

Máy tính, máy văn Ô-tô

chất dẻo
Đóng tàu

phòng
Điện tử- viễn thông

Các ngành chế tạo Thực


Máy điện

khác
Dược phẩm

Hóa chất
Luyện kim màu
Các thiết bị vận tải Sản phẩm khoáng

Dệt, may

đồ

phẩm,

uống



thuốc lá
Gỗ và đồ gỗ

khác
phi kim loại
Máy không dùng Các sản phẩm kim
điện

loại chế tạo
Lọc dầu
Luyện kim đen

Nguồn: Website Bộ KH&CN.

1.1.3.Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển công nghệ cao
Trước hết FDI là ngồn bổ xung vốn đầu tư. Giải quyết tình trạng thiếu vốn ở
các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển thường trong vòng luẩn quẩn
như sau:
21


Sản xuất
không hiệu
quả

Thu nhập
thấp

Đầu tư thấp

Tích lũy thấp

Khi có FDI ⇒ Đầu tư tăng ⇒ Quy mô sản xuất, hiệu quả sản xuất tăng ⇒ Thu
nhập tăng ⇒ Tích luỹ tăng ⇒ Tạo đà phát triển cho giai đoạn sau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gúp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập, ổn định đời sống dân cư:
+ Khi chưa có FDI : Đầu tư thấp ⇒ quy mô sản xuất nhỏ ⇒ Sử dụng ít lao
động ⇒ thất nghiệp
+ Khi có FDI: Đầu tư tăng ⇒ quy mô SX tăng ⇒ Sử dụng nhiều lao động, tạo
nhiều việc làm ⇒ Giảm thất nghiệp
Tăng thu nhập dân cư.


22


+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ kích thích quá trình SX: FDI ⇒ đầu tư tăng
⇒ sản xuất tăng.
Cầu đầu vào tăng (Nguyên vật liệu) tăng dẫn đến tăng sản xuất cung cấp đầu
vào (NVL)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cải thiện cán cần thanh toán, do khoản mục vốn
tăng thêm, mặt khác đầu tư trực tiếp nước ngoài thường hoạt động trong các lĩnh
vực sản xuất khẩu do đó gảm chi ngoại tệ và tăng thu ngoại tệ từ hoạt động của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do vậy sẽ làm cán cân thanh toán
dịch chuyển theo chiều thặng dư. Hầu hết các nước đang phát triển ở trong tình
trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đẩy nhanh quá trình tiếp nhận công nghệ ở các
nước tiếp nhận đầu tư: Các nước đi đầu tư thường có tiềm lực về vốn, có điều kiện
để nghiên cứu triển khai công nghệ kỹ thuật cao, luôn xuất hện công nghệ mới dẫn
tới xuất hiện công nghệ hạng hai, công nghệ hạng ba. Từ đó dẫn tới nhu cầu
chuyển giao công nghệ. Trong khi nước sở tại khan hiếm vốn không có điều kiện
nghiên cứu nên mặt bằng công nghệ thường thấp hơn, luôn có nhu cầu tiếp nhận
công nghệ song cũng rất hạn chế việc tiếp nhận công nghệ thông qua con đường
quan hệ thương mại vì không có vốn. Nên thông qua con đường FDI để tiếp nhận
công nghệ là chủ yếu. Với hình thức này nước tiếp nhận có điều kiện tiếp nhận
công nghệ mới và tận dụng được các công nghệ hạng hai đã lỗi thời ở nước đối tác
nhưng còn tiên tiến hơn so với công nghệ trong nước với chi phí thấp, tiết kiệm
được thời gian nghiên cứu, có điều kiện đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách về mặt
bằng công nghệ kỹ thuật.
Thông qua FDI các nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thể giới.
Bởi vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đa quốc gia thực hiện mà các
công ty có lợi thể về việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn
23



dựa trờn cơ sở những thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng của sản
phẩm và việc giữ đúng thời hạn...
Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài học hỏi được kinh nghiệm
kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý, và tác phong lao động của các nhà đầu tư
nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh, có khả năng quản lý hiệu quả. Trong quá
trình hơp tác: kinh doanh, quản lý...Sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, kinh nghệm kinh
doanh cho nước tiếp nhận. Ngoài ra đầu tư trực tiếp còn góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Các nước đang phát thiển thường có cơ cấu kinh tế bất hợp lý, chủ yếu
phát triển khu vực một do không có nhiều vốn. Vì vậy FDI sẽ cung cấp vốn để đầu
tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, dần dần mang tính chất của một nền kinh
tế phát triển.
Thực tế ở Việt Nam, trong những năm qua, FDI đã góp phần quan trọng thúc
đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất
trong nước, đặc biệt ở các lĩnh vực dầu khí, giao thông, xây dựng, cơ khí chế tạo,
điện tử - viễn thông - tin học…
 Thông qua FDI Việt Nam đã có nhiều công nghệ mới, tiên tiến, sản xuất ra
các sản phẩm mà trước đây chưa từng có.
 Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến
mức tối đa nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực dầu khí, sản xuất vật
liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông,…
 DN FDI tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao với hình thức, mẫu
mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm
ra nước ngoài… Có doanh nghiệp FDI đã tổ chức sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh
vực công nghệ cao và xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thị trường nước ngoài ở
các lĩnh vực điện tử, quang cơ - điện tử như Công ty TNHH Nidec Tosok, Muto,
Nissei… Có DN đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu - phát triển như Công ty TNHH
24



Renesas Việt Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng
(vi mạch) và các phần mềm chức năng cho IC bán dẫn (mạch tích hợp),…
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào phát triển công
nghệ cao
1.2.1.Nhân tố vĩ mô
* Các nhân tố về kinh tế, chính trị và xã hội.
Đây là nhân tố tiên quyết khi một nhà đầu tư lựa chọn điểm đến đầu tư; một
đất nước có nền kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ giảm thiểu những rủi ro về khả
năng kiểm soát nguồn vốn FDI của của các nhà ĐTNN; đồng thời sẽ tạo ra một môi
trường đầu tư an toàn, do vậy các nhà ĐTNN sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi bỏ vốn đầu
tư. Ngược lại, những bất ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội không chỉ làm cho dòng
vốn FDI bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra
ngoài, tìm đến những nơi đầu tư mới an toàn và hấp dẫn hơn.
Điều kiện này không chỉ bao gồm các yêu cầu về duy trì sự ổn định phát triển
kinh tế và trật tự chính trị, xã hội cần thiết cho sự vận hành bình thường của đất nước,
mà còn phải duy trì được dư luận và tâm lý xã hội chung thuận lợi và ủng hộ các nhà
ĐTNN. Bất kỳ sự bất ổn định chính trị nào, các xung đột khu vực, nội chiến hay sự
hoài nghi, tẩy chay, thiếu thiện cảm của giới lãnh đạo và nhân dân đối với vốn ĐTNN
đều là những nhân tố nhạy cảm tác động tiêu cực đến tâm lý và hành động thực tế của
các nhà ĐTNN, cũng như làm chậm lại các cải cách chính sách cần thiết đối với việc
thu hút FDI của nước chủ nhà.
* Hệ thống pháp luật đầu tư và các cơ chế chính sách thu hút FDI.
Hệ thống pháp luật đầu tư là thành phần quan trọng của môi trường đầu
tư, bao gồm các văn bản luật, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư (như hướng dẫn
đầu tư, đánh giá, thẩm định dự án và quản lý các hoạt động đầu tư) nhằm tạo nên hành
25



×