Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hình tượng người lái đò sông Đà và nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.99 KB, 11 trang )

Bùi Kim Ngọc

ĐỀ: PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG
TÁC PHẨM “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” CỦA NGUYỄN
TUÂN VÀ NHẬN XÉT NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN
VẬT CỦA NHÀ VĂN
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân.
- Giới thiệu những chặng đường sáng tác của nhà văn thông qua các
tác phẩm lớn.
- Giới thiệu hình tượng người lái đò.
Nguyễn Minh Châu đã tôi Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người
nghệ sĩ. Ông là một nhà văn rất mực tài hoa và uyên bác. Trước cách
mạng, Nguyễn Tuân “xê dịch” để mang khuây khỏa cảm giác của một con
người “thiếu quê hương”. Sau cách mạng, nhà văn tiếp tục xê dịch để đi
tìm “chất vàng mười” của thiên nhiên và tâm hồn con người. Ông đã tìm
được “chất vàng mười” ấy ở hình tượng người lái đò sông Đà rút từ tập tùy
bút sông Đà (1960). Bài kí có hai nhân vật đó là dòng sông Đà và người lái
đò trên dòng sông ấy. Thế nhưng theo nhà văn Nguyễn Tuân, bức tranh
sông Đà hùng vĩ, diễm lệ cũng chỉ là cái nền để nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tài
hoa, chí dũng pha chút nghệ sĩ của người lái đò Tây Bắc.
II. THÂN BÀI
I. Xuất xứ hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” rút từ tập “Tùy bút sông Đà” xuất bản
lần đầu năm 1960, tái bản năm 1978. Tập tùy bút này gồm có 15 bài tùy
bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Đây là tác phẩm đậm chất nghệ thuật
của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Khái quát giá trị của tập tùy bút:


Bùi Kim Ngọc



+ Nội dụng: Tập tùy bút sông Đà cho thấy sự giàu có về tài nguyên
và phong cách tuyệt vời của miền Tây Tổ quốc. Ở tác phẩm này, nhà văn
đã khám phá được vẻ đẹp đầy chất tài hoa nghệ sĩ của con người Tây Bắc.
Ông gọi đó là “chất vàng mười” của tâm hồn.
+ Tác phẩm in đậm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn
Tuân: Tài hoa, uyên bác.
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Người lái đồ sông Đà” nói riêng và tập tùy
bút sông Đà nói chung là kết quả của những chuyến đi thực tế của nhà văn
lên Tây Bắc. Đặc biệt là chuyến đi năm 1958 đầy gian khổ và hào hứng
của nhà văn tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thỏa mãn cái
thú tìm đến những miền đất lạ cho thỏa niềm khao khát xê dịch mà chủ
yếu là đi tìm “chất vàng mười” đã qua thử lửa ở tâm hồn của những con
người lái đò và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ đó.
II. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
1. Nhận xét tên tuổi
- Không tên: Gọi theo nghề nghiệp
- Mục đích: Chân dung vô danh, dễ lẫn vào đám đông.
- Cảm hứng hướng về con người bình dị, nhỏ bé.
Đọc tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, ta nhận
thấy khi đề cập đến nhân vật ông lái đò, nhà văn Nguyễn Tuân không đặt
cho nhân vật của mình mộ cái tên nào cả mà gọi theo nghề nghiệp, được
giới thiệu bằng giọng điệu thân mật “Ông lái đò Lai Châu bạn tôi”. Hiệu
quả nghệ thuật của cách gọi này đó là nhà văn muốn tạo ra một chân dung
vô danh, dễ lẩn vào đám đông, ẩn khuất giữa núi rừng Tây Bắc. Nhưng
chính con người ấy lại chứa đựng “chất vàng mười” đích thực của tài năng
và tâm hồn. Như vậy, Nguyễn Tuân cho thấy ngòi bút của ông sau cách


Bùi Kim Ngọc


mạng đổi hướng về những con người bình dị, nhỏ bé để thể hiện, ca ngợi
và tôn vinh.
2. Ngoại hình ông lái đò
- Tay dài lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng ào ào… Ngoại hình
mang đậm tố chất nghề nghiệp sông nước.
- Thân hình cao to gọn quánh, da ánh lên chất sừng, chất mun – thấp
thoáng vẻ dẹp của người anh hùng.
+ Nguyên Tuân đã chạm khắc nhân vật của mình bằng đường nét sắc
sảo và đầy ấn tượng. Phải có vốn sống và sự hiểu biết tường tận về người
lao động làm nghề chèo đò, nhà văn mới có những chi tiết vừa chính xác,
vừa sống động, vừa hấp dẫn, lí thú: Tay dài lêu nghêu, chân ông lúc nào
cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy cái cuống lái, trong tưởng tượng giọng
ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh…. Đặc điểm ngoại hình và những
tố chất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lái đò trên sông
nước. Hay nói một cách khác ngoại hình của ông lái đò mang đậm dấu ấn
nghề nghiệp sông nước.
+ Nhưng ở ông lái đò, ta còn bắt gặp những nét đẹp ngoại hình: Cao,
to, gọn quánh, da ánh lên chất sừng. Những hình ảnh này gợi ra một sức
vóc vạm vỡ, khỏe mạnh, trẻ tráng khiến cho nhà văn liên tưởng nếu bịt cái
đầu bạc hói của ông lại thì không ai nghĩ rằng đó là ông lão chạc 70 tuổi
mà là một chàng trai đang ngồi trên bến sông. Như vậy, ở ngoại hình ông
lái đò vừa mang vẻ đẹp bình dị đời thường lại vừa ánh lên vẻ đẹp khác
thường, phi thường mang bóng dáng của một người anh hùng trên sông
nước Đà Giang.
3. Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà
a) Vẻ đẹp tài hoa


Bùi Kim Ngọc


- Thuộc tính nết của dòng sông Đà, nếu ví sông Đà là một thiên anh hùng
ca.
- Bả vai của ông có nổi lên những củ nâu – Huân chương lao động siêu
hạng.
- Sở thích ưa ghềnh thác – sở thích của người có tài mạo hiểm .
+ Nguyễn Tuân tiếp tục thể hiện vẻ đẹp ở hình tượng người lái đò
sông Đà. Vẻ đẹp trước hết mà người đọc cảm nhận được đó là ông lái đò –
một con người tài hoa. Sự tài hoa của người lái đò được thể hiện qua việc
ông hiểu biết tường tận về tính nết của dòng sông. Nắm chắc binh pháp
của thần sông, thần đá, biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên thạch trận sông
Đà đến mức: Sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng ca mà
ông đã thuộc cả những cái chấm than, những cái chấm câu, những đoạn
xuống dòng. Phải là người yêu nghề, phải chuyên tâm đến nghề và gắn bó
với dòng sông Đà thì ông lái đò mới am hiểu dòng sông đến thế.
+ Bả vai của ông có nổi lên “những củ nâu” – dấu vết, chứng tích của
những ngày chèo đò vượt thác. Những củ nâu ấy chính là “huân chương
lao động siêu hạng” mà Nguyễn Tuân đã ưu ái sáng tạo ra để dành tặng
cho người lái đò.
+ Đặc biệt ông lái đò là người so sánh rất thú vị về nghề vận tải trên
sông nước và nghề vận tải đường bộ. Đi xà trên những đoạn đường nguy
hiểm còn có phanh, có số lùi, chiếc đò không có những điều đó. Vẫn biết
làm nghề lái đò dọc trên sông Đà là cực kì nguy hiểm nhưng ông lái đò Lai
Châu vẫn có một sở thích đặc biệt “chạy thuyền trên khúc sông không có
thác, dại tay dại chân và buồn ngủ” nghĩa là ông thích ghềnh thác, thích
mạo hiểm. Đó là sở thích của một con người có tài, có ý thức đầy đủ về tài


Bùi Kim Ngọc


năng của mình, một hình mẫu khá quen thuộc trong tướng nhân vật của
Nguyễn Tuân – tướng của những con người cá tính và tài hoa.
b) Vẻ đẹp trí dũng
* Khái quát chung
Người xưa quan niệm “cưỡi con gió mạnh, đạp đầu sóng dữ, chém cá
kình ở biển Đông” là biểu hiện của những hành động phi thường của người
anh hùng. Ở đây ông lái đò tuy không chém cá kình ở biển Đông nhưng lại
là con người đang cưỡi cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ. Để làm nổi bật vẻ
đẹp trí dũng cũng như tài nghệ của người lái đò, Nguyễn Tuân đã mô tả
thuyền của ông lái đò vượt qua ba trùng vi thạch trận với sóng thác gầm
reo dữ dội nguy hiểm đem đến cho bạn đọc một cảm nhận như đang được
xem những thước phim bằng ngôn từ đắt giá về cuộc giao tranh giữa ông
lái đò và dòng sông Đà.
Vòng 1:
Sông Đà
- 5 cửa trận: 4 cửa tử, 1 cửa sinh.

Người lái đò
- Thạch trận dàn bày vừa xong thì

- Đá bệ vệ, oai phong, đá hất hàm, thuyền tới.
đá thách thức.

- Mặt sông trong tích tắc lòa sáng

- Sóng nước đánh đòn tỉa, đòn âm, lên như một cửa bể đom đóm. Mặt
đòn hiểm.

ông méo bệch đi.
- Tiếng chỉ huy ngắn, tỉnh táo của

người cầm lái.

Nguyễn Tuân đã tạo dựng được một cảnh tượng mang không khí
chiến trận thật sự. Ban đầu là giới thiệu bao quát về thể và lực của hai bên:
một cái thuyền và sáu tay chèo mà nổi bật nhất là ông lái đò. Đối thủ của


Bùi Kim Ngọc

người lái đò này là dòng sông Đà với những con thác, với những trùng vi
thạch trận sông Đà.
+ Ở vòng giao đấu thứ nhất, sông Đà bày ra năm của trận trong đó có
bốn cửa tử, một cửa sinh. Với chi tiết này, nhà văn cho ta cảm nhận ban
đầu đó là cuộc chiến không cân sức giữa thiên nhiên man dại, dữ dội và
con người nhỏ bé đời thường. Đội quân thạch trận lại hết sức hùng hậu, có
đá tướng, đá quân, đá bệ vệ oai phong, đá hất hàm trịnh thượng, hỗn náo,
đá thách thức, chúng bày thạch trận có tổ chức, có quy mô. Nguyễn Tuân
đã tận dụng sức mạnh điêu khắc bằng ngôn từ để truyền hồn cho những
thớ đá, truyền cho đá cái linh động của ma quái, biến chúng thành một bầy
thạch tinh hung hãn. Khi giao đấu chúng tấn công nhiều phía, đá trái thúc
gối túm lấy, độn thuyền lên đánh đòn tỉa, đòn âm, đòn hiểm- một loạt
những động từ mạnh có sức diễn tả sông Đà ở chỗ này như một con thủy
quái nham hiểm và xảo quyệt với dã tâm ăn chết cái thuyền của người lái
đò.
+ Nguyễn Tuân đã dừng lại những khoảnh khắc cần thiết để diễn tả
khả năng tránh đòn, chống đỡ của người lái đò cũng như trí dũng và bản
lĩnh của ông. “Thạch trận dàn bày cửa xong thì cái thuyền vụt tới” biểu
hiện một tinh thần chủ động, dũng cảm nghênh chiến quyết thắng. Với một
không khí đầy âm thanh hội chiến, với những món đòn độc hiểm, ông lái
đò tránh đòn chống đỡ không dễ dàng gì. Có lúc ông cảm giác “mặt sông

trong tích tắc lòa sáng…”, “mặt méo bệch đi…”. Ông lái đò kiên cường
nén nỗi đau thể xác vẫn giữ được tiếng chỉ huy tỉnh táo của người cầm lái,
đưa con thuyền vượt qua bốn của tử vào được cửa sinh. Ông lái đò hiện ra
ở vòng giao đấu thứ nhất này tựa như một vị thuyền trưởng mưu trí, dũng
cảm, tài ba.


Bùi Kim Ngọc

Vòng 2:
Sông Đà
- Tăng nhiều cửa tử, lệch cửa sinh.

Người lái đò
- Thay đổi chiến thuật.

- Dòng thác hùm beo đang hồng - Nắm bờm sóng, ghì cương lái.
hộc, tế mạnh trên sông đá.

- Nhớ mặt bọn thủy quân cửa ải

- 4 – 5 bọn thủy quân cửa ải nước nước. Đứa thì ông đè sấn, đứa thì
định níu thuyền vào tập đoàn cửa tử. tránh lái miết một đường chéo về
cửa sinh.
Để tô đậm vẻ đẹp tài hoa, trí dũng, bản lĩnh của người lái đò, Nguyễn
Tuân tiếp tục miêu tả cuộc vượt thác lần thứ hai.
+ Sông Đà: Ở cuộc giao tranh lần thứ hai này, ta thấy dưới ngòi bút
độc đáo và óc tưởng tượng cực kì phong phú của nhà văn, sông Đà hiện
lên như một vị thần chiến tranh đầy tham vọng. Nó tăng nhiều cửa tử, bố
trí lệch cửa sinh cùng với dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên

sông đá. Thác nước giống như một con mãnh thú man dại, còn bọn thủy
quân cửa ải nước xô ra, định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Nó hiện
thân cho sức mạnh thiên nhiên khó chế ngự.
+ Người lái đò: Cũng như lần trước, ông lái đò không hề nao núng,
ông phải là con người có phép màu nhiệm, cũng không có cánh tay của
Hecquyn – cánh tay sánh ngang với thủy thần được miêu tả trong thần
thoại Hy Lạp. Ông cũng không có sức mạnh của Sơn Tinh – nhân vật trong
thần thoại Việt Nam bốc từng quả đồi để ngăn dòng nước lũ. Nhưng để
đấu lại vị thần chiến tranh sông Đà, ông lái đò có vũ khí là con thuyền, mái
chèo, trí tuệ “thay đổi chiến thuật”. Mặc cho dòng thác sông Đà ác hiểm,
ông lái đò vẫn ghì cương lái, nắm chặt “bờm sóng” – một hình thức ẩn dụ
khiến con thuyền trở thành con tuấn mã bất khang, còn người lái đò vụt


Bùi Kim Ngọc

lớn lao trở thành người kị binh anh hùng tung hoành trên chiến trận sông
Đà. Ông lái đò với những động tác chuẩn xác, mạch lạc: đè sấn, chặt đôi,
lái miết… đã chiến thắng được thằng giặc đá, giặc nước. Đọc đến đây ta
liên tưởng tới Đam – săn trong sử thi Tây Nguyên. Đam – săn vượt qua
rừng sâu, đầm lầy diệt tê giác để chinh phục nữ thần mặt trời. Ở đây ông
lái đò cũng chinh phục thần nhưng là thần sông, thần đá – loài thủy quái
độc ác. Ông lái đò xứng đáng là một anh hùng trong công cuộc chinh phục
thiên nhiên man dại.
Vòng 3:
Sông Đà

Người lái đò

Ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là Chọc thủng cửa giữa, thuyền như

luồng chết, luồng sống lại ở giữa một mũi tên tre xuyên nhanh qua
bọn đá hậu vệ.

hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái
được, lượn được thế là hết thác.

+ Sông Đà: Ở cuộc giao tranh thứ ba mà ông lái đò vượt qua twhcj
sự là một cuộc giao tranh đầy kịch tính. Ở đây ngòi bút của Nguyễn Tuân
trở nên bay bổng, linh hoạt bởi những liên tưởng tạt ngang đầy thú vị khi
miêu tả cảnh vượt thác của người lái đò sông Đà lúc này đã bị thua ở hai
cuộc giao tranh nói trên, nó trở nên hung dữ, nham hiểm, xảo quyệt, dường
như nó dồn toàn bộ sinh lực cho cuộc chiến sinh tử này. Bên phải, bên trái
đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ, cách bày tinh bố
trận này cho thấy sông Đà quyết sống mãi với người lái đò.
+ Người lái đò: Nhưng chính trong giây phút nguy hiểm đó, chính
danh giới giữa sự sống và cái chết, tài năng của ông lái đò mới thực sự tỏa
sáng. Với tài trí và kinh nghiệm sông nước, thuyền của ông lái đò xuyên
nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được thế là hết


Bùi Kim Ngọc

thác. Ông lái đò thực sự là một tay lái ra hoa. Hoa là tài hoa, là cái đẹp.
Tay lái đò đã đạt đến trình độ điêu luyện “nghệ sĩ” trong nghề nghiệp chèo
đò vượt thác.
+ So sánh mở rộng: Đọc đoạn văn tả cảnh ông lái đò vượt ghềnh thác
gợi ta nhớ đến sa dạ sa đồng trong truyện thơ vượt biển của dân tộc Tày
Nùng. Các sa dạ sa đồng phải vượt qua những cán nước dữ dội.
“Nước sôi to phùn phụt
Nước dựng đứng chân trời”

Và khi gặp các thác nước như vậy, các sa dạ sa đồng chỉ còn biết van xin
kêu khóc:
“Biển ơi đừng giết tôi
Nước hỡi đừng xô lấy thuyền”
Làm cho ta cảm thấy thương với những kiếp người nô lệ. Còn ở đây ông
lái đò vượt qua những thác nước dữ dội và những cửa sinh, cửa tử. Hơn
nữa ông lái đò cũng chỉ là một con người bình dị, ấy vậy mà tuyệt nhiên
không một tiếng van xin kêu khóc mà tỏa sáng vẻ đẹp của người anh hùng
bách chiến bách thắng nơi chiến trận sông Đà. Ông lái đò là một hình
tượng đẹp về người lao động mới. Qua hình tượng này, Nguyên Tuân
muốn phát biểu quan niệm người anh hùng không phải chỉ có trong chiến
đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động hàng ngày. Ông lái đò chính là
một người anh hùng như thế.
c) Vẻ đẹp pha chút ung dung, nghệ sĩ
Nếu ở những trận giao tranh với thần sông, thần đá ông lái đò hiện
lên là một vị tướng bách chiến bách thắng thì khi ngưng mái chèo, trở về
với cuộc sống hàng ngày ông lái đò với những người lao động lại có phong
thái ung dung pha chút nghệ sĩ:


Bùi Kim Ngọc

+ Với cảnh vượt thác mà chúng ta nhận thấy đó là chiến thắng, là anh
hùng thì họ lại coi đó là chuyện bình thường mỗi ngày không có gì là hồi
hộp, đáng nhớ.
+ Đối với dòng sông Đà hung bạo, ông không coi đó là kẻ thù mà
như là một người bạn lắm chứng nhiều tật. Khi gặp dòng sông trữ tình, ông
xuôi mái chèo, đắm hồn mình vào dòng sông yên tĩnh. Đó là phong thái
đậm chất nghệ sĩ ở ông lái đò.
4. Nhận xét nghệ thuật đặc sắc khi miêu tả ông lái đò

a) Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ ở ông lái đò
Đây là cách viết phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người của
nhà văn Nguyễn Tuân, phù hợp với cái nhìn rộng mở của ông về phẩm
chất tài hoa nghệ sĩ. Theo nhà văn, chất nghệ sĩ của con người không chỉ
thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong lĩnh vực hoạt
động khác nữa khi con người đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc
của mình hay khi họ biết thưởng thức cái đẹp là khi họ bộc lộ nét tài hoa
nghệ sĩ rất đáng đề cao.
b) Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ
rõ phẩm chất của mình
Điều đáng chú ý trước hết là nhà văn đã miêu tả cuộc vượt thác như
một trận thủy chiến, càng nhấn mạnh sự ghê gớm của thạch trận sông Đà.
Tác giả khắc họa được sinh động bản lĩnh trí dũng của ông lái đò. Đồng
thời nhà văn vận dụng vốn hiểu biết uyên bác của mình về những lĩnh vực
võ thuật, quân sự, binh pháp, điện ảnh… để miêu tả một cách sống động.
c) Ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp
với đối tượng


Bùi Kim Ngọc

Tác phẩm có rất nhiều từ được dùng độc đáo, mới lạ cùng với lối
nhân hóa, so sánh ví von, ẩn dụ với động từ mạnh để miêu tả một cách
chuẩn xác cuộc giao tranh giữa ông lái đò và dòng sông Đà như nắm chặt
bờm sóng, giữ cương lái, mặt méo bệch…
II. TIỂU KẾT
Với bản lĩnh của một nhà văn tài hoa, có phong cách nghệ thuật độc
đáo với vốn tri thức văn hóa sâu rộng, miêu tả linh hoạt sáng tạo, nhà văn
đã khắc họa thành công vẻ đẹp hình tượng người lái đò: Con người tài hoa,
trí dũng, nghệ sĩ để từ đó nhà văn khẳng định chủ nghĩa anh hùng không

chỉ có ở nơi chiến trường mưa bom bão đạn mà có ngay trong cuộc sống
của những người dân – những con người bình dị đời thường đang hàng
ngày phải vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn. Hình tượng người lái đò
sông Đà mang đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.



×