Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập tại nhà xuất bản chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.17 KB, 16 trang )

A. GIỚI THIỆU VỀ NXB
LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ
I. Quá trình thành lập
- Ngày thành lập: 20/10/2003, với tên gọi là Nhà xuất bản Lý luận – Chính trị
- Địa chỉ: 56B Quốc tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội
- Cơ quan chủ quản: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 10/2008 Nhà xuất bản Lí luận – Chính trị chính thức đổi tên thành Nhà xuất bản
Chính trị - Hành chính.
- Nhà xuất bản Lý luận – Chính trị được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp có
thu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

II. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự
- Ban lãnh đạo Nhà xuất bản bao gồm 3 đồng chí:
+ PGS,TS Nguyễn Viết Thảo: Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc, Tổng Biên
tập;
+ TS Lê Thị Hoài Thanh: Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập;
+ Vũ Tiến Hùng: Phó Giám đốc Thường trực.
- Cán bộ, công chức của Nhà xuất bản gồm 27 người, trong đó:
+ Trong biên chế: 11 người.
+ Hợp đồng với Học viện: 07 người.
+ Hợp đồng với đơn vị: 09 người.
1


Học hàm, học vị: PGS,TS: 02 người; TS: 01 người; Thạc sỹ: 09 người.
- 5 phòng chuyên môn:
+ Phòng Biên tập:
 Nguyễn Thị Hương Giang (Phó Trưởng phòng)
 Đới Thị Kim Thoa
 Nguyễn Thu Hiền


 Phan Thị Minh Hằng
 Phạm Thị Đào Trâm
 Lương Thị Mai
 Lê Ngọc Diệp
 Vũ Thị Thao
+ Phòng thiết kế mĩ thuật:





Dương Văn Vinh
Ứng Thị Bích Liên
Vũ Thị Khánh Dư
Nguyễn Thị Ngọc Anh

+ Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Phát hành:
 Vũ Trần Phương (Phó Trưởng phòng)
 Đặng Kim Anh
 Lê Tiến Hùng

2


 Phan Quốc Sơn
 Nguyễn Thị Minh Thu
+ Phòng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp:
 Nguyễn Văn Thắng ( Phó Trưởng phòng)
 Nguyễn Hữu Nguyên
+ Phòng Tài chính - Kế toán:

 Nguyễn Duy Vân ( Trưởng phòng – kế toán trưởng)
 Nguyễn Minh Tùng
 Trịnh Thị Bích Ngọc
 Nguyễn Thị Hòa
 Nguyễn Thị Dung.

III. Chức năng, nhiệm vụ của NXB
1. Chức năng
Xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản
phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Đảng và Nhà
nước.
2. Nhiệm vụ
a. Xuất bản và phát hành theo quy định của Luật Xuất bản
3


- Sách, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ thuộc các hệ lớp của Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Sách, tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học của Học viện bao gồm: các công
trình nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kỷ yếu đề tài, hội thảo
khoa học, công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, khoa học hành chính,
quản lý nhà nước do Học viện, các đơn vị thuộc Học viện quản lý và chủ trì.
- Các xuất bản phẩm, ấn phẩm khác có nội dung chuyên ngành về lý luận chính
trị, khoa học hành chính, quản lý nhà nước và các khoa học xã hội và nhân văn có
liên quan; lịch và văn hóa phẩm khác.
- Các xuất bản phẩm và ấn phẩm do Học viện và cơ quan khác đặt hàng phục vụ

nhiệm vụ chính trị đột xuất.
b. Được hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài trong hoạt động xuất bản, in, phát hành theo quy định của Đảng, Nhà nước
và theo chủ trương chung của Giám đốc Học viện để bảo toàn và phát triển các
nguồn lực được Học viện giao, tạo thêm nguồn thu của Nhà xuất bản.
c. Xây dựng kế hoạch xuất bản dài hạn, ngắn hạn và các hoạt động xuất bản theo
nhiệm vụ được giao trình Giám đốc Học viện phê duyệt, tổ chức thực hiện đúng
kế hoạch được duyệt.
d. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Nhà nước đối với
đơn vị sự nghiệp có thu.

4


e. Quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Nhà xuất bản về
mọi mặt; thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua - khen thưởng và kỷ luật
đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Nhà xuất bản theo thẩm
quyền; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo
quy định của pháp luật; quản lý tài chính và tài sản theo phân cấp của Giám đốc
Học viện.
f. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.
Nhìn chung, những ngày đầu thành lập, đội ngũ cán bộ viên chức Nhà xuất bản
được Ban Giám đốc Học viện điều động từ các đơn vị trong Học viện, kinh
nghiệm công tác, đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản còn rất hạn chế.
Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, viên chức
của Nhà xuất bản đã không ngừng nỗ lực, vừa học vừa làm, vượt mọi khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
và tự học hỏi từ thực tiễn công tác, anh chị em đã từng bước trưởng thành, chủ
động tổ chức công việc, tổ chức mạng lưới cộng tác viên, năng động, nhạy bén dự
báo được nhu cầu của thị trường...; nhiều cán bộ đã trưởng thành và được bổ

nhiệm giữ những vị trí quan trọng trong Nhà xuất bản; song song với đó thì đời
sống của cán bộ, nhân viên trong đơn vị từng bước được cải thiện; tổ chức Đảng,
đoàn thể từng bước được kiện toàn đã có những đóng góp quan trọng và thành
tích chung của Nhà xuất bản.
Đối với một đơn vị được thành lập và đi vào hoạt động thì 10 năm chưa phải là
một khoảng thời gian dài, song có thể khẳng định, với khoảng thời gian đó, những
việc Nhà xuất bản đã làm được là rất lớn và rất đáng trân trọng. Tuy rằng, trong
mỗi bước trưởng thành, có thăng có trầm, có thành công và có cả những va vấp,
điều quan trọng nhất là các thế hệ cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động của

5


Nhà xuất bản đã đoàn kết, cầu thị, nỗ lực phấn đấu để hoành thành tốt hơn các
nhiệm vụ chính trị được giao; công tác xuất bản, kinh doanh – phát hành sách
ngày một hiệu quả hơn; các xuất bản phẩm do vậy đã không ngừng được nâng cao
về cả chất lượng nội dung và hình thức. Nếu những ngày đầu công tác xuất bản
chỉ mới đáp ứng được tiêu chí xuất bản đúng với chức năng, nhiệm vụ thì đến nay
các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản hướng tới các tiêu chí hay, hấp dẫn và thiết
thực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dang của độc giả, của các nhà khoa
học, giảng viên, học viên các hệ đào tạo của Học viện, các Học viện trực thuộc.
Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, tập thể cán bộ, công chức, viện chức qua các
thời kì của Nhà xuất bản Lý luận – Chính trị đã vượt qua những khó khăn, thách thức,
nổ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao là xuất bản sách, tài liệu phục
vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trong cả nước; xuất bản các ấn phẩm có
nội dung chuyên sâu về lý luận chính trị - xã hội nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; chủ động mở rộng các loại hình xuất
bản, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó đã được ghi nhận qua

những phần thưởng quý báu của Học viện và cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản là
Bộ Thông tin và Truyền thông dành cho Nhà xuất bản.

IV. Kết quả hoạt động xuất bản trong những năm gần đây
Ban Giám đốc NXB, cùng với tập thể cán bộ, công chức NXB luôn nắm
vững tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, tận tụy với công việc, có tinh thần
trách nhiệm cao; có sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo và toàn thể cán bộ,
công chức trong đơn vị là cơ sở để công tác chuyên môn cũng như các hoạt động
khác của NXB được hoàn thành.

6


Trong hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động xuất bản của NXB tăng giảm theo
từng năm như sau:
(Đơn vị: triệu đồng)

Năm Số lượng đầu sách

Số bản in

Doanh thu

Lợi nhuận

Xuất bản

(cuốn)

(đồng)


(đồng)

2004

79

414.435

2005

121

223.560

2006

192

282.960

liệu, báo cáo

2007

202

176.100

vào văn phòng


Ghi chú
Thời kỳ ghi
sổ, tập hợp số

học viện

2008

213

198.901

6.055

116

2009

252

301.810

5.352

296

2010

226


321.625

10.045

203

2011

315

692.600

7.997

59

2012

364

583.030

9.971

74

2013

168


250.522

Trong năm 2013 – 2014 vừa qua, tập thể NXB đã thực hiện được 139 hợp
đồng in, liên kết xuất bản; xuất, tái bản 244 đầu sách, 215.042 bản in, cụ thể:
- Theo kế hoạch của Học viện: thực hiện 19 hợp đồng, 81 đầu sách, 85.162 bản in.
- Sách tự kinh doanh: thực hiện 29 hợp đồng, 60 đầu sách, 42.580 bản in.
- Sách liên kết xuất bản: thực hiện 91 hợp đồng, với 103 đầu sách, 87.300 bản in.
Kết quả hoạt động tài chính (đơn vị tính: VNĐ):

7


- Kinh phí Học viện cấp: 2.777.000.000đ (trong đó: kinh phí cho hoạt động
thường

xuyên

2.287.000.000đ,

sách

trợ

giá

150.000.000đ,

340.000.000đ)
- Doanh thu: 7.998.835.219đ, trong đó có:

+ Thu từ bán sách giáo trình: 5.250.335.500đ;
+ Thu từ sách phục vụ Học viện: 1.095.603.000đ;
+ Thu từ sách tự khai thác + liên kết xuất bản: 1.365.097.451đ;
+ Thu khác: 287.799.268đ;
+ Lãi: 105.162.264đ;
Chỉ tiêu khác:
+ Đóng góp cho Học viện (40% doanh thu): 2.100.134.200đ;
+ Chi lương dịch vụ, lễ tết: 1.052.170.823đ;
+ Chi từ quỹ phúc lợi: 40.298.966đ;

8

mua

sắm


B. PHÒNG BIÊN TẬP
I. Đội ngũ biên tập viên
Biên tập viên trong Nhà xuất bản bao gồm 8 đồng chí:
+ Nguyễn Thị Hương Giang (Phó Trưởng phòng)
+ Đới Thị Kim Thoa
+ Nguyễn Thu Hiền
+ Phạm Thị Đào Trâm
+ Lương Phương Mai
+ Lê Ngọc Diệp
+ Vũ Thị Thao
Trong đó có 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ và 2 cán bộ của Phòng Biên tập đang theo
học cao học. 100% biên tập viên là nữ. Độ tuổi trung bình 38 tuổi.
Những năm gần đây, tập thể Ban Giám đốc, cấp ủy Nhà xuất bản rất quan

tâm đến việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ biên tập.

II. Chức năng
Tham mưu, giúp ban Giám đốc Nhà xuất bản Lý luận - Chính trị về lĩnh
vực quản lý, xây dựng kế hoạch đề tài xuất bản, xây dựng đội ngủ cộng tác viên
tác giả, cộng tác viên biên tập, biên tập nội dung các xuất bản phẩm của Nhà xuất
bản.
Ngoài ra còn là những người trực tiệp nhận và hoàn thiện bản thảo của tác
giả. Họ là những người đưa ra ý tưởng, mời người cộng tác, nắm vai trò mắt xích
chung điều phối quá trình ra đời một ấn phẩm xuất bản. Khi bản thảo được chấp
nhận, biên tập viên sẽ cùng tác giả chỉnh sửa, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung
trước khi cuốn sách ra mắt bạn đọc.

III. Nhiệm vụ

9


- Tham mưu, chủ động đề xuất với lãnh đạo Nhà xuất bản xây dựng kế hoạch đề
tài xuất bản, xây dựng đội ngũ công tác viên tác giả, cộng tác viên biên tập của
Nhà xuất bản theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức xây dựng đề cương đề tài; tổ chức sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn nội
dung bản thảo; tổ chức biên tập nội dung bản thảo theo đúng các quy định về quy
trình biên tập của Nhà xuất bản; thực hiện đăng ký kế hoạch xuất bản theo quy
định của Luật Xuất bản.
- Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Nhà xuất bản về quy cách trình bày nội dung và
cả mẫu mã bìa của từng sản phẩm.
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng các hợp đồng xuất bản, hợp đồng sử dụng tác
phẩm, hợp đồng thuê khoán chuyên môn. Đề xuất phương hướng xử lý đối với
những bản thảo cần thẩm định nội dung.

- Hợp tác, liên kết và phối hợp thực hiện các kế hoạch xuất bản với các đơn vị ở
trong và ngoài Học viện; tổ chức biên tập, thẩm định nội dung và lập hồ sơ xuất
bản, tái bản đối với các ấn phẩm liên kết xuất bản.
- Tham gia xây dựng các dự án về biên tập và xuất bản.
- Tổ chức làm thủ tục xuất bản, tái bản các ấn phẩm; giúp Ban Giám đốc kiểm tra
các phòng chuyên môn và chức năng khác trong việc thực hiện quy trình biên tập,
xuất bản đối với các ấn phẩm tự kinh doanh.
- Lập và tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất bản, hợp đồng sử dụng tác phẩm,
hợp đồng liên kết xuất bản và các hợp đồng khác có liên quan đến chức năng
nhiệm vụ được giao.
- Lưu trữ các bản bông.

10


- Nộp lưu chiểu các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất
bản.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Ban Giám đốc Nhà xuất bản giao.
- Trong thời gian tới, ngoài những nhiệm vụ trên, Nhà xuất bản và phòng biên tập
cần quan tâm, thường xuyên tổ chức gặp gỡ, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với
đội ngũ cộng tác viên; đây là dịp vừa để Nhà xuất bản phát triển, phát huy tiềm
lực của đội ngũ cộng tác viên đồng thời cũng là cơ hội để tác giả đóng góp những
ý kiến quý báu cho Nhà xuất bản về vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ.
Làm tốt hoạt động này tác giả sẽ gắn bó hơn với Nhà xuất bản, qua đó tạo ra sức
hút để các tác giả, các nhà khoa học, chuyên gia khác tìm đến với Nhà xuất bản.

C. CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI
NXB LÝ LUẬN - CHÍNH TRỊ
I. Công tác biên tập
Trong thời gian từ 02/3/2015 đến 24/4/2015, em đã được quan sát quá trình

đọc bông và biên tập một bản thảo. Dựa theo yêu cầu của nhà trường đặt ra trong
thời gian thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị và cô trong NXB em đã
được tham gia vào quá trình biên tập bản thảo. Đây thực sự là một quá trình vất
vả, bao gồm nhiều khâu khác nhau và đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các
khâu mới có thể cho xuất bản được một cuốn sách.
Trong thời gian thực tập tại NXB, bước đầu em đã được giao việc đọc soát
bông 2, bông 3. Bởi là NXB đặc thù, chuyên xuất bản sách về lĩnh vực chính trị là lĩnh vực khá nhạy cảm nên vấn đề đặt ra là cần phải đọc và biên tập kĩ trước khi
cho in can. Sau đó, em được làm quen với công việc tra trích dẫn về Lênin,
Ph.Ăngghen, C.Mác, Hồ Chí Minh… giúp em học hỏi được rất nhiều kinh
11


nghiệm. Đặc biệt hơn, em được trực tiếp tham gia đọc và biên tập cuốn “Công tác
phát triển và quản lý đảng viên là người có đạo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
trong giai đoạn hiện nay” do TS Lê Văn Lợi làm chủ biên, biên tập nội dung chính
là cô Đới Thị Kim Thoa, với hơn 300 trang và được xuất bản vào những ngày cuối
tháng 5 năm 2015. Thời gian biên tập cuốn sách giúp em thêm nhiều kĩ năng biên
tập và làm quen với cuốn sách có nội dung khá phức tạp và nhạy cảm về vấn đề
tôn giáo hiện nay.
Như chúng ta đã biết, tôn giáo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở hầu
hết các nước trên thế giới. Phải thấy rằng hiện nay tôn giáo Việt nam phát triển rất
mạnh, đã có hằng trăm tôn giáo đăng ký hoạt động và có 12 tôn giáo có tư cách
pháp nhân. Theo đó, với một nước nhiều tôn giáo thì Việt Nam cũng không thể
tránh được sức ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của nó.
Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đất chiếm vị trí quan trọng trong sự phát
triển cả về kinh tế, văn hóa lẫn quân sự. Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói
tới một vùng có bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa.
Người dân Bắc Bộ rất coi trọng đời sống tâm linh. Hầu như người dân nào cũng
từng tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng như đi lễ chùa, lễ nhà thờ, tham
gia các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng. Vì vậy, ở khu vực có nhiều tôn giáo, công tác

phát triển đảng viên là người có đạo và đi liền với nó là công tác quản lý đảng
viên là người có đạo rất được Đảng và Nhà nước quan tâm, phát triển.
Tính chất, quy mô, hình thức biểu hiện của công tác phát triển đảng viên là
người có đạo được thực hiện rộng khắp ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản đảm bảo theo quy định của pháp luật và có xu
hướng tranh thủ, hợp tác với chính quyền nhằm củng cố, phát triển đạo. Tuyệt đại
đa số đồng bào có đạo đã thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách

12


tôn giáo, tạo được sự đồng thuận, tăng cường đoàn kết trong các tôn giáo, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.
Tuy nhiên, tình hình tôn giáo ở các tỉnh đồng bằng song Hồng cũng có
những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhân tố mất ổn định chính trị - xã hội, an
ninh, quốc phòng. Do tính chất phức tạp, đặc thù của công tác tôn giáo nên bên
cạnh việc tổ chức thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của công dân, việc chủ động phòng ngừa đấu tranh với các đối tượng cực
đoan trong các tôn giáo, cấu kết với các tổ chức, cá nhân phản động ở trong và
ngoài nước có những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất ổn định an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước là hết sức cần
thiết.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về công tác phát triển
và quản lý đảng viên là người có đạo, TS Lê Văn Lợi đã biên soạn bản thảo “Công
tác phát triển và quản lý đảng viên là người có đạo ở các tỉnh đồng bằng sông
Hồng trong giai đoạn hiện nay”. Nội dung cuốn sách gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển và quản lý
đảng viên là người có đạo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Chương 2: Thực trạng và yêu cầu đặt ra đối với công tác phát triển đảng

viên là người có đạo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng công tác phát triển và quản lý đảng viên là người có đạo ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, bản thảo được được đọc soát bông 3 và chuẩn bị in ra can. Trong
thời gian cuối tháng 5/2015 bản thảo sẽ được xuất bản thành sách.

13


Được sự hướng dẫn tận tình của cô Kim Thoa và kiến thức được học ở
trường em đã được tham gia vào công việc đọc, biên tập cuốn “Công tác phát triển
và quản lý đảng viên là người có đạo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong giai
đoạn hiện nay” và cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Đứng trên góc độ là
một Biên tập viên em xin có phần nhận xét về bản thảo này như sau:
- Nội dung bản thảo:
+ Đây là bản thảo có nội dung khá nhạy cảm, đòi hỏi phải được biên tập bởi
đội ngũ Biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và có kiến thức sâu,
rộng để bao quát hết các mặt của tôn giáo ở Việt Nam.
+ Đây cũng là đề tài hay, mới, khai thác về mặt chính trị của đồng bào có đạo
nên giúp độc giả hiểu hơn về đời sống của các tôn giáo trên địa bàn đồng bằng
sông Hồng.
- Hình thức trình bày:
+ Là bản thảo khá sạch.
+ Bản thảo được trình bày mạch lạc, rõ ràng, giúp người đọc dễ nắm bắt được
nội dung tác giả muốn truyền tải.
+ Bản thảo tốt về kết cấu, ngôn ngữ sử dụng. Tuy nhiên cần thống nhất về
cách viết tên riêng theo đúng quy chuẩn của NXB.

II. Kinh nghiệm thu được

Ở đây, em đã được cô và các chị hướng dẫn tận tình, chu đáo và được dạy
các kĩ năng biên tập chuyên nghiệp. Vì thế, qua thời gian thực tập em đã không
còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với bản thảo với số trang dày, đồng thời kĩ năng đọc bản
thảo và biên tập cũng được nâng lên.

14


Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng cũng là thời gian thử sức quý giá và
học hỏi được nhiều điều. Với em, thực tập là cơ hội để tìm hiểu và làm quen với
công việc trong tương lai, là dịp may để thử nghiệm mình. Vì thế, em đã thấy
được tính kiên nhẫn, chịu khó để đọc và biên tập bản thảo của các chị nên em
cũng phần nào rút được kinh nghiệm cho bản thân để có thể trưởng thành hơn nữa
khi trở thành một biên tập viên thực sự trong tương lai.
Khi vừa mới bước vào quá trình thực tập, em thấy có nhiều điều mới mẻ vì
vẫn còn là một sinh viên ngồi trên ghế nhà trường chưa có kinh nghiệm, vụng về
nhưng với sự hướng dẫn trực tiếp của cô Thoa và các chị trong phòng biên tập em
đã dần dần khắc phục những hạn chế đó và thấu hiểu hơn nữa công việc của người
biên tập.

15


D. LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được cảm ơn nhà trường, thầy cô trong khoa và đặc biệt là
thầy Trần Văn Hải đã tạo điều kiện và liên hệ giúp em để em có khoảng thời gian
thực tập vô cùng bổ ích. Giúp em có điều kiện được áp dụng kiến thức được học
trên giảng đường vào bản thảo ở NXB. Đồng thời cũng giúp em nhận thức rõ
ngành xuất bản có vai trò vô cùng to lớn đối với xã hội hiện nay và tương lai.
Thứ hai, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đới Thị Kim Thoa, các

chị trong phòng biên tập và cô Lê Thị Hoài Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em
trong quá trình thực tập. Chính nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô và các chị nên em
đã hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình, giúp em trau dồi thêm kiến thức
chuyên môn để sau này không còn bỡ ngỡ khi bước chân vào nghề biên tập sau
khi ra trường.
Em xin trân thành cảm ơn!

16



×