Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tín NGƯỠNG tôn GIÁO và THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH tín NGƯỠNG tôn GIÁO ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.04 KB, 186 trang )

Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Tín ngưỡng ra đời từ rất sớm ngay trong xã hội nguyên thuỷ và sau đó từng
bước hình thành tôn giáo, nhưng nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo là
một quá trình lâu dài, là sự đấu tranh gay go và quyết liệt giữa quan điểm duy
vật với quan điểm duy tâm thần bí. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời,
việc nhận thức và giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo mới mang tính khoa
học và cách mạng.
1. Quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là phạm trù rộng, khá phức tạp cả về mặt lý luận và
thực tiễn, nên hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến tranh luận, chưa thật sự thống
nhất. Tuỳ mục đích, góc độ tiếp cận nghiên cứu mà các nhà khoa học đưa ra
các quan niệm khác nhau và mỗi quan niệm đều có sự hợp lý riêng.
Tín ngưỡng, theo nghĩa ban đầu, xuất phát từ chữ “tín” là lòng tin,
“ngưỡng” là sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một cái gì đó. Như vậy, tín
ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào một cái gì đó như tin
vào một cá nhân, một chủ thuyết, một lực lượng siêu nhiên nào đó. Tuy nhiên,
trong thực tế đời sống xã hội, tín ngưỡng thường được dùng để chỉ tín ngưỡng
mang tính tôn giáo - tín ngưỡng tôn giáo, còn tín ngưỡng không tôn giáo,
thường được gọi là niềm tin hay sự ngưỡng mộ.
Tín ngưỡng tôn giáo cũng được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. “Có
khi tín ngưỡng tôn giáo được coi là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào
những lực lượng siêu nhiên, coi lực lượng siêu nhiên ấy có khả năng chi phối,
thậm chí quyết định số phận con người, như người ta thường nói tín ngưỡng
thờ tổ tiên, tín ngưỡng Phật giáo, tín ngưỡng Kitô giáo...” 1. Có khi, tín ngưỡng
được quan niệm là những hình thức tôn giáo dân gian, chưa có hệ thống giáo
lý, giáo luật, tổ chức giáo hội… như các tôn giáo, để phân biệt với tôn giáo
hiện đại, như Phật giáo, Kitô giáo, đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo. Đó là
niềm tin và sự thờ cúng mang tính cá nhân như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa


1

“Tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín”, Tạp chí Cộng sản, số 4 - 1996, tr. 59.


2
man giáo, thờ thành hoàng, thờ tổ tiên. Như vậy, theo nghĩa này tín ngưỡng tôn
giáo được hiểu như là những hiện tượng có tính tôn giáo nhưng chưa phải là
tôn giáo theo nghĩa hẹp nói trên1.
Tín ngưỡng là lòng tin, sự ngưỡng vọng của con người vào một lực lượng
siêu nhiên, thần bí nào đó, một lực lượng mang hình thức trừu tượng (hay biểu
tượng) có sức mạnh hư ảo, vô hình, mà người ta thường gọi là “trời”, “Phật”,
“thần thánh”... Lực lượng đó tác động đến đời sống nội tâm của con người,
được người ta tin là có thật , sùng bái và tôn thờ. Lòng tin ở sự tồn tại thực sự
của một lực lượng siêu nhiên, tình cảm sợ hãi bị trừng phạt hay trông mong sự
che chở, ban phúc của lực lượng siêu nhiên, là hạt nhân của ý thức tôn giáo và
là yếu tố ban đầu của sự hình thành tôn giáo. Lòng tin và tình cảm đó cũng là
cơ sở cho những hiện tượng mê tín dị đoan2.
Như vậy, không chỉ các tín đồ tôn giáo có tín ngưỡng tôn giáo, mà còn có
một bộ phận nhân dân, dù không phải là tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào, không
chịu sự ràng buộc của bất cứ giáo lý, giáo luật, hệ thống tổ chức tôn giáo nào
(tôn giáo theo nghĩa hẹp) cũng có tín ngưỡng tôn giáo ở các mức độ khác nhau.
Ở đây, tín ngưỡng tôn giáo được hiểu là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, tồn
tại trong các tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo theo nghĩa hẹp và còn là cơ sở cho
các hiện tượng mê tín. Chẳng hạn, khi người ta nói đến tín ngưỡng Phật giáo là
nói đến niềm tin của tăng ni, phật tử vào giáo lý Phật giáo; tín ngưỡng Công
giáo là niềm tin của các tín đồ, chức sắc Công giáo vào đức Chúa Trời và giáo
lý Công giáo…
Từ những lý luận trên, tín ngưỡng vừa được quan niệm là niềm tin, sự
ngưỡng mộ, sùng bái, tôn thờ của con người vào những lực lượng siêu nhiên

với quan niệm rằng những lực lượng siêu nhiên ấy có khả năng chi phối, thậm
chí quyết định số phận con người; vừa được quan niệm là những hình thức tôn
giáo nguyên thủy, để phân biệt với tôn giáo hiện đại. Trong sách này, chúng tôi
sử dụng tín ngưỡng cả hai nghĩa đó, tùy điều kiện nhưng thiên về những hình
thức tôn giáo dân gian.
Tôn giáo cũng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp khác nhau.

1
2

Nguyễn Chính, “Đảng viên với tín ngưỡng tôn giáo”, Tạp chí Cộng sản, số 11 - 1998, tr. 38-42.
“Tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín”, Tạp chí Cộng sản, số 4-1996, tr. 59


3
Tôn giáo, theo nghĩa rộng là một hiện tượng xã hội, một “hình thái ý thức
xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng
siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận
con người, con người phải phục tùng tôn thờ” 1. “Tôn giáo là sự tin tưởng và
sùng bái sức mạnh siêu phàm của thần linh, bắt đầu xuất hiện từ cuối công xã
nguyên thuỷ, lúc đầu có hình thức sơ khai, gọi là tôn giáo nguyên thủy, sùng
bái tự nhiên như bái vật giáo: thờ thần lửa, sinh thực khí; thờ Tô tem, sau đó
phát triển thành đa thần giáo, nhất thần giáo và thành tôn giáo quốc tế”2.
Theo nghĩa hẹp, tôn giáo là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, bao
gồm ý thức về lực lượng siêu nhiên, tổ chức, hoạt động tôn thờ lực lượng siêu
nhiên mà sự tồn tại và phát triển của nó là do sự phản ánh hư ảo hiện thực
khách quan vào trong đầu óc của con người.
Tôn giáo bao gồm toàn bộ quan niệm, ý thức, tình cảm, hành vi, hoạt
động, tổ chức tôn giáo. Nó đồng nghĩa với đạo, để chỉ các tổ chức tôn giáo như
đạo Phật, đạo Kitô, đạo Cao Đài... Theo đó, tôn giáo không chỉ là một hình thái

ý thức xã hội mà còn là một thiết chế xã hội - một lực lượng xã hội có
tổ chức.
Ở nước ta, về mặt quản lý nhà nước, một tổ chức tôn giáo được công
nhận khi có đủ các điều kiện sau: “Là tổ chức của những người có cùng tín
ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi
ích dân tộc; có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng
hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật; có đăng
ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định; có trụ sở, tổ chức và
người đại diện hợp pháp; có tên gọi không trùng tên tổ chức tôn giáo đã được
cơ quan có thẩm quyền công nhận”3.
Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ tín ngưỡng,
tôn giáo theo nghĩa rộng, bao hàm tất cả các hiện tượng con người tin và sùng
bái các lực lượng siêu nhiên, không phân biệt nội dung giáo lý, qui mô tổ chức
giáo hội, số lượng tín đồ và mức độ ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội.

1
2
3

Trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH. Hà Nội, 1994.
“Tôn giáo”, Tạp chí Cộng sản, số 3 - 2000, tr. 56.

Điều 16, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, số 21/2004/ PL-UBTVQH 11.


4
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo phản
ánh và bị qui định bởi tồn tại xã hội, nhưng đó là “sự phản ánh hư ảo - vào
trong đầu óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc
sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế

đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” 1. Thông qua các chức năng
đặc thù như đền bù hư ảo, thế giới quan, điều chỉnh hành vi, liên kết, giao tiếp
mà tín ngưỡng tôn giáo tác động đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội
theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, nhưng thiên về tiêu cực . Con người sáng
tạo ra tín ngưỡng, tôn giáo rồi tự nguyện làm nô lệ cho nó.
Với tính cách là một dạng niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin hư
ảo, hoang đường, phi lôgíc. Tín ngưỡng, tôn giáo đưa ra quan niệm về lực
lượng siêu nhiên và từ chối việc chứng minh sự tồn tại thực của lực lượng siêu
nhiên đó. Theo người có tín ngưỡng, tôn giáo, lực lượng siêu nhiên không lệ
thuộc vào qui luật của thế giới vật chất, thoát ra ngoài vòng những mối liên hệ
và sự phụ thuộc nhân quả. Lực lượng siêu nhiên đó còn “sáng tạo” ra giới tự
nhiên và con người. Lực lượng siêu nhiên là có thật, có khả năng phi phàm
giúp đỡ, cứu vớt họ vượt qua hoạn nạn, khó khăn để đạt được cuộc sống an
lành. Họ tin rằng ngoài thế giới hiện tại, con người còn tiếp tục được sống ở
thế giới khác. Nhiều người tin có mối liên hệ thật sự với tổ tiên, ma quỷ, thần
thánh. Họ có mối quan hệ thực tiễn ảo tưởng đặc biệt với lực lượng siêu nhiên,
hi vọng sự giúp đỡ của lực lượng siêu nhiên đó để giải quyết nhu cầu thực
dụng của họ ở ngay thế giới hiện tại và cả ở kiếp sau ở trên Thiên đường, cõi
Niết bàn hay chốn Tây phương cực lạc.
Là niềm tin phi lôgíc, tín ngưỡng tôn giáo mô tả những hiện tượng không
thể kiểm tra được bằng thực nghiệm, không có trong hệ thống chung của nhận
thức và hoạt động thực tiễn của con người. Khách thể mà người có tín ngưỡng
tôn giáo hướng tới không tồn tại trong thế giới hiện thực, nhưng lại rất gần gũi
với họ. Họ tin và hành động không theo những qui trình thông thường của tư
duy. Với họ, giáo lý, tín điều là lời của Chúa, của Phật, của Thánh thần luôn
luôn là chân lý, không được phép nghi ngờ. Cho nên họ có những niềm tin,
kiêng cữ siêu nhiên, mê tín không thể lý giải bằng lý tính.
1

C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994, tr. 437.



5
Với tính cách là một hiện tượng xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo thông qua các
hành vi, lễ nghi, tổ chức, hoạt động của người có tín ngưỡng, tôn giáo tạo nên
một cộng đồng xã hội đặc thù liên kết giữa những người cùng tín ngưỡng có
tác động, ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Tuy
ảnh hưởng của nó có mặt tích cực nhất định, phù hợp với văn hoá, đạo đức mà
chúng ta cần xây dựng, nhưng cơ bản thiên về ảnh hưởng tiêu cực nhất là khi
bị kẻ thù lợi dụng để chống phá cách mạng.
Mặc dù có bản chất chung là lòng tin vào lực lượng siêu nhiên, nhưng
giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín cũng có sự khác biệt nhất định về hình
thức thể hiện cụ thể, qui mô tổ chức và mức độ, chiều hướng ảnh hưởng của
chúng đến đời sống xã hội, con người.
Tín ngưỡng là phần ý thức qui định bản chất, hành vi, lễ nghi, tổ chức của
tôn giáo. Tôn giáo (cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp) phải dựa trên cơ sở tín ngưỡng
nhất định mà thể hiện ra ở các hình thức, các cộng đồng tôn giáo cụ thể. Không
có tôn giáo nào lại không dựa trên những tín ngưỡng nhất định nào đó. Tín
ngưỡng thuộc lĩnh vực tư tưởng, tình cảm, tinh thần. Tôn giáo vừa có phần ý
thức xã hội vừa là một thực thể xã hội, bao gồm ba thành tố: Tín ngưỡng (được
thể hiện trong hệ thống giáo lý, giáo luật); hệ thống lễ nghi (thể hiện ở các qui
định, qui tắc thái độ, hành vi trong hành lễ tôn giáo - một cách thức (hình thức)
tín đồ giao tiếp với thần linh) và tổ chức giáo hội (hệ thống đội ngũ chức sắc,
tín đồ, cơ sở vật chất đảm bảo...). Tất nhiên, tính tổ chức của các tôn giáo có
thể biểu hiện ra ở các qui mô, trình độ khác nhau. “Xét về mặt pháp lý, xã hội
chỉ nhìn nhận là tôn giáo (theo nghĩa hẹp) khi đã hình thành một cộng đồng xã
hội, hội đủ các yếu tố niềm tin, giáo lý, nghi thức và giáo hội. Nếu thiếu tổ
chức giáo hội thì được coi là tín ngưỡng, hình thức tín ngưỡng”1.
Mê tín liên quan chặt chẽ với tín ngưỡng, tôn giáo, ranh giới phân biệt giữa
chúng rất mong manh. Chúng có cái chung là niềm tin vào lực lượng siêu

nhiên, tồn tại đan xen vào nhau, có khi chuyển hoá lẫn nhau và đều ảnh hưởng
đến đời sống tinh thần của cá nhân và xã hội. Dù vậy, vẫn cần phân biệt, làm rõ
về mặt lý luận để làm cơ sở cho thực tiễn đấu tranh, bài trừ mê tín.
Mê tín là vấn đề phức tạp, quan điểm khác nhau thì quan niệm về mê tín sẽ
khác nhau. Thực tế cho thấy, đối với người theo đạo Kitô, những gì ngoài Phúc
1

“Tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín”, Tạp chí Cộng sản, số 4-1996, tr. 59.


6
âm đều được coi là mê tín; đối với tăng ni, phật tử, những gì trái với giáo lý
đạo Phật là mê tín. “Còn "chính tín" là những gì mà người ta tin và theo đuổi.
Những niềm tin và hành vi đó có ở ngay trong cả giáo lý lẫn nghi thức tôn
giáo”1. “Quá tin vào một thiên đàng mơ hồ, bỏ rơi thực tại cũng là một dạng
mê tín. Nói đúng ra, tham gia vào bất cứ một tôn giáo nào cũng là tham gia vào
một quá trình hành động mê tín” 2. Dù trong thực tế chẳng bao giờ các chức
sắc, tín đồ tôn giáo tự thừa nhận điều đó. Bởi vậy, khi xem xét, đánh giá mê
tín, cần phải thận trọng và khách quan, vì không thể căn cứ quan điểm, niềm
tin riêng của từng người để xác định.
Hiện nay, ngay trong những người mácxít, mê tín cũng còn được hiểu theo
các nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Theo nghĩa rộng, người ta thường căn cứ vào chân lý khoa học để xem xét
mê tín. Theo đó, mê tín là “tin một cách mù quáng vào cái thần bí, vào chuyện
thần thánh, ma quỷ, số mệnh...”3.
Theo nghĩa hẹp, mê tín là những niềm tin theo nghĩa hẹp, hành vi cuồng
tín, mê muội, phản văn hoá, không phù hợp với tiến bộ chung được xã hội nhìn
nhận, trái với lợi ích của xã hội, bị lợi dụng, gây thiệt hại trực tiếp cho chính
những người tin theo.
Về mặt pháp lý, Nhà nước ta xác định, mê tín là những hoạt động “vi phạm

pháp luật, trái thuần phong mỹ tục, không thuộc giáo lý, luật lệ, lễ nghi của tôn
giáo nào, lừa mị, gây thiệt hại về tiền bạc, tài sản, kể cả tính mạng của nhân
dân, bị Luật Hình sự nghiêm cấm... Những hình thức như: cúng và đốt vàng
mã, bói toán, thuốc thánh, hiện hình, cầu cơ, xin quẻ, trừ tà, yểm ma... là mê
tín”4. Tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng thường gián tiếp đến đời sống xã hội
vừa có mặt tiêu cực nhưng cũng có nội dung tích cực nhất định. Mê tín chỉ gây
tác hại trực tiếp cho những người tin theo và dễ nhìn thấy hậu quả đó. Tín
ngưỡng, tôn giáo được xã hội ta tôn trọng, thừa nhận hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật. Mê tín bị xã hội lên án, pháp luật nghiêm cấm. Chúng tôi thừa
nhận, sử dụng mê tín theo nghĩa hẹp này.
1

Đặng Nghiêm Vạn, Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb KHXH. Hà Nội, 1996, tr.29.
Lê Trung Vũ Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb KHXH. Hà Nội, 1998, tr. 296.
3
Trung tâm từ điển học Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH., Hà Nội 1994 tr.607.
4
Ban Tôn giáo của Chính phủ , Các văn bản của Nhà nước về hoạt động tôn giáo , Lưu hành nội bộ, Hà Nội,
1997.
2


7
Mặc dù, hiện tượng mê tín không thuộc nội hàm tín ngưỡng, tôn giáo,
nhưng mê tín như một phạm trù “cặp đôi” với tín ngưỡng, tôn giáo, một hiện
tượng cực đoan, thái quá và phái sinh từ tín ngưỡng tôn giáo và thường bị kẻ
xấu lợi dụng, gây tác hại trực tiếp cho người tin theo. Do đó, khi nghiên cứu tín
ngưỡng, tôn giáo, thì không thể không gắn với vấn đề mê tín.
Nguồn gốc tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc kinh tế - xã hội: Do trình độ sản

xuất thấp kém, con người bất lực trước sức mạnh tự nhiên, sức mạnh xã hội
làm cho họ tìm đến với các lực lượng siêu nhiên, thần thánh và hy vọng được
che chở, cứu vớt. V.I.Lênin khẳng định: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột
trong cuộc đấu tranh chống bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt
đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống hệt sự bất lực của người dã man trong
cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào
những phép màu”1.
Tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc nhận thức: Do trình độ nhận thức
thấp kém, con người không lý giải được các hiện tượng bí ẩn của thế giới
khách quan, họ đã tưởng tượng, và gán cho nó sức mạnh siêu tự nhiên, tạo ra
các biểu tượng tôn giáo Ph.Ăngghen: “Tôn giáo nảy sinh ra… từ những khái
niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về bản chất của chính họ và
thế giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ” 2. V.I.Lênin phân tích thêm: “Khả
năng xuất hiện tôn giáo nằm ngay trong phép biện chứng của quá trình nhận
thức; nhận thức phát triển theo con đường xoắn ốc, ngoằn ngoèo trong quá
trình đó dễ dẫn tới sự đơn giản, xơ cứng, phiến diện, ảo tưởng, trừu tượng hóa
- cách xa sự vật ban đầu… sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo”3
Tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc tâm lý: Những trạng thái tâm lý tiêu
cực như sự sợ hãi, cô đơn, bất hạnh, đau khổ, nhất là sợ hãi trước cái chết,
thậm chí ngay cả trạng thái tâm lý tình cảm tích cực như: lòng biết ơn, sự kính
trọng, sự hài lòng và sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, xã
hội cũng làm nảy sinh nhu cầu tôn giáo. V.I.Lênin cho rằng: “sự sợ hãi của
quần chúng trước những thế lực mù quáng của thiên nhiên, của sự áp bức, bóc
. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, tr.169.
C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 445.
3
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981 , tr.385.
1
2



8
lột, bất công của giai cấp thống trị đang hàng ngày, hàng giờ đe doạ, đem lại
cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt
vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng và dồn họ vào cảnh
chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại” 1. Ngoài ra, truyền
thống, phong tục, tập quán, thói quen cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành và phát triển của tôn giáo.
2. Tính chất của tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo có tính lịch sử. Nó là sản phẩm của lịch sử, ra đời,
tồn tại, biến đổi và mất đi gắn với sự vận động, biến đổi của xã hội loài người.
Điều kiện lịch sử khác nhau, ở các dân tộc khác nhau thì có tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau.
Tín ngưỡng, tôn giáo có tính quần chúng. Nó phản ánh khát vọng của
quần chúng về một xã hội tự do, bình đẳng và bác ái, là nhu cầu tinh thần,
niềm tin của một bộ phận đông đảo quần chúng, nên được đông đảo quần
chúng tin theo. Hiện nay, trên thế giới và ở nước ta có rất nhiều người có tín
ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo có tính chính trị, trong xã hội có đối kháng giai
cấp, giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo làm công cụ nô dịch mê hoặc, ru ngủ
người lao động, để họ chấp nhận sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị, khi
đó tôn giáo có tính chính trị. Ngày nay, tín ngưỡng, tôn giáo đã và vẫn đang bị
các thế lực chính trị phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta. Do đó,
đòi hỏi chúng ta cần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh chống lại sự lợi dụng
tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta.
Tín ngưỡng, tôn giáo có tính đối lập với khoa học. Chúng phản ánh hư
ảo, sai lạc, duy tâm, thần bí thế giới hiện thực vào trong đầu óc con người.
Trong lịch sử, nhiều tổ chức tôn giáo, giáo hội đã từng sử dụng quyền lực tôn
giáo để phủ nhận các thành tựu khoa học, đàn áp các nhà khoa học. Tính chất

đối lập với khoa học trở thành bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo, kìm hãm sự
phát triển xã hội.

1

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980 , tr.515.


9
3. Bản chất, chức năng, vai trò xã hội của tín ngưỡng, tôn giáo
Bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã
hội phản ánh xuyên tạc hiện thực khách quan biến lực lượng tự nhiên, xã hội
thành lực lượng siêu nhiên; là “thế giới quan lộn ngược”, trong giải quyết mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội. Tín ngưỡng, tôn giáo do con
người sáng tạo ra, là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, đồng thời là sự
phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy. Đó là sự phản kháng tiêu cực,
yếu đuối, tự phát của tầng lớp nhân dân bị áp bức. Xét đến cùng, tín ngưỡng,
tôn giáo áp bức con người về tinh thần, làm tha hóa con người. C.Mác đã chỉ
rõ: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có
tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”1. Theo C.Mác, tín ngưỡng,
tôn giáo đã làm cho con người trở nên thụ động, cam chịu bị áp bức và trở
thành nô lệ cho lực lượng siêu nhiên thần bí. Trong xã hội có giai cấp đối
kháng, giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo như một phương tiện để áp bức, nô
dịch và thủ tiêu ý chí đấu tranh của quần chúng lao động.
Tuy nhiên, trong tín ngưỡng, tôn giáo cũng hàm chứa những giá trị văn hóa
đạo đức nhất định phù hợp với xã hội mới của chúng ta đang xây dựng, đòi hỏi
chúng ta phải biết kế thừa, phát huy. Tín ngưỡng, tôn giáo luôn mang dấu ấn
lịch sử của thời đại, của dân tộc mà nó ra đời, tồn tại và nó cũng biến đổi, thích

ứng với sự biến đổi của xã hội. Thông thường, khi mới ra đời các tín ngưỡng,
tôn giáo đều phản ánh nguyện vọng của quần chúng, nhưng trong quá trình tồn
tại, vận động và phát triển thường bị các thế lực, giai cấp thống trị lợi dụng
biến thành công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng, chống lại lợi ích của quần
chúng. Tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận quần chúng nhân dân.
Chức năng xã hội của tín ngưỡng, tôn giáo
Chức năng đền bù hư ảo là chức năng xã hội chủ yếu, đồng thời cũng là
đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đời sống xã hội, do con
người còn nhiều sự khổ đau, bất lực, yếu đuối, nên tín ngưỡng, tôn giáo vẫn là
1

C. M¸c- Ph. ¨ngghen, Toµn tËp, tËp 1, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, tr. 570.


10
chỗ dựa để an ủi, khuyên răn đầy huyền bí về sức mạnh, quyền uy cứu độ của
thượng đế, góp phần tạo nên sự hài lòng, tin tưởng vào các lực lượng siêu
nhiên và cuộc sống hạnh phúc ở thiên đường. Nhờ đó tín ngưỡng, tôn giáo góp
phần giải toả sự sợ hãi, nỗi bất hạnh trong cuộc đời, giảm nhẹ một cách hư ảo
sự bất hạnh trong cuộc sống con người. Tôn giáo là hạnh phúc ảo tưởng của
nhân dân.
Chức năng thế giới quan: Tín ngưỡng, tôn giáo tạo cho người một quan
niệm về thế giới, về con người, nhưng đó là “thế giới quan lộn ngược” 1, “vì
bản thân chúng là thế giới lộn ngược”. Sự phản ánh của tín ngưỡng, tôn giáo là
sự phản ánh hư ảo về thế giới nên đã định hướng mọi suy nghĩ, nhận thức,
hành động của con người, góp phần hình thành trong họ hệ thống quan niệm
duy tâm về thế giới và những chuẩn mực, hành động tôn giáo. Trong quan
niệm của người có tín ngưỡng, tôn giáo, vai trò chủ thể sáng tạo của con người
bị suy giảm, biến mất, họ rất dễ phó mặc cho thần thánh.

Chức năng điều chỉnh: Tín ngưỡng, tôn giáo nào cũng có hệ thống “giá
trị”, chuẩn mực đạo đức tôn giáo nhằm điều chỉnh suy nghĩ, hành vi ứng xử
của con người với bản thân, với người khác, với xã hội và với giới tự nhiên
phù hợp với đức tin. Trong đó vừa có những yếu tố tiêu cực, vừa có những
chuẩn mực, giá trị đạo đức chân chính, có ý nghĩa tích cực nhất định. Tôn giáo
điều chỉnh con người, vừa có tính tự giác, vừa có tính bắt buộc tuân theo nội
dung ở giáo lý, giáo luật, nghi lễ hành đạo.
Vai trò xã hội của tín ngưỡng, tôn giáo.
Vai trò xã hội của tín ngưỡng, tôn giáo xuất phát từ bản chất, chức năng
của nó và còn chịu sự chi phối của các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hoá, đạo
đức... Thực tế, cùng một tôn giáo, nhưng trong những điều kiện lịch sử khác
nhau, chế độ chính trị khác nhau, thì vai trò xã hội của nó cũng khác nhau.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, vai trò xã hội của tín ngưỡng, tôn
giáo bị chi phối rất lớn bởi ý thức chính trị - giai cấp. Các giai cấp thống trị xã
hội đều sử dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích giai cấp mình. Các giáo hội, ngoài
chức năng tôn giáo còn thực hiện những chức năng ngoài tôn giáo như: thống trị xã

1

C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 569.


11
hội, chiến tranh xâm lược... Do vậy, khi đánh giá vai trò xã hội một tổ chức tôn
giáo phải luôn luôn có quan điểm lịch sử, cụ thể.
Tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng tích cực nhất định đến đời sống xã
hội. Có lúc tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh chống lại sự
bất công, tàn bạo trong xã hội có áp bức và bóc lột. Văn hóa, đạo đức tín
ngưỡng, tôn giáo cũng có những nội dung mang tính nhân văn, khuyến thiện,
trừ ác, trở thành giá trị văn hoá đạo đức tinh thần của nhân loại. Thực tế các tín

đồ, chức sắc tôn giáo giáo đã thực hiện tốt các hoạt động từ thiện, nhân đạo,
giúp đỡ, những người thiệt thòi, bất hạnh. Bởi thế, Đảng ta khẳng định: “Phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ
chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích
cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1.
Tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực đời sống
của cá nhân, cộng đồng: Do bị thế giới quan duy tâm chi phối, tín ngưỡng, tôn
giáo thường hạn chế phát triển tư duy duy vật, khoa học, làm cho con người dễ
có thái độ nhẫn nhục, khuất phục, không tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc
tạo dựng hạnh phúc thật sự nơi trần gian, mà lại hi vọng hạnh phúc ở cuộc sống
sau khi chết. Điều đó dễ dẫn đến thái độ mù quáng và hành vi cuồng tín ở những
người có tín ngưỡng, tín đồ, chức sắc tôn giáo. Các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo rất dễ bị lợi dụng hành nghề mê tín dị đoan. Trong thực tế, các hiện tượng
tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan thường đan xen nhau. Đồng thời ảnh
hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo tăng lên khi bị giai cấp thống trị và kẻ
xấu lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị và “buôn thần bán thánh”.
4. Xu hướng biến động của tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới
Hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo vận động, biến đổi theo các xu thế khác
nhau, đan xen vào nhau, rất khó phân định.
Xu hướng đa dạng hoá tôn giáo, xuất hiện “hiện tượng tôn giáo mới”.
Đây là kết quả của hai quá trình: quá trình phân liệt, chia tách từ một tôn giáo
ra thành các tôn giáo, hệ phái khác nhau về giáo lý, sự tu trì; và quá trình hòa
hợp liên kết, đại kết các tôn giáo cùng hướng tới những mục tiêu nhất định.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, tr. 245.



12
Quá trình chuyển đạo, đổi đạo làm xuất hiện ngày càng nhiều hệ phái tín
ngưỡng tôn giáo và các “hiện tượng tôn giáo mới”.
Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 2500 tôn giáo mới, ở Pháp 300, ở Đức 500, ở
Nhật Bản hơn 1000 các giáo phái khác nhau. Ở Việt Nam, có hàng trăm các
“hiện tượng tôn giáo mới”. Các “tôn giáo mới” có chi nhánh ở nhiều nước, với
nội dung nửa thiêng nửa tục, tham gia bám vào các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, thu hút các tín đồ của các tôn giáo khác sẵn có, phá vỡ các tổ
chức tôn giáo với các thể chế riêng, gây mất ổn định cho nhiều quốc gia,
dân tộc.
Các hiện tượng tôn giáo mới rất đa dạng, có loại tránh đời, hận đời; có
loại gắn bó với đời; có loại hoài cổ. Có loại tôn giáo mới khoác áo “khoa học”,
“đạo đức” có mục đích hoạt động chính trị cực đoan, như đạo Sokagahai ở
Nhật Bản; Phái Moon ở Hàn Quốc; phái Mật Tông của Đạt Lai Lạt Ma; các
phái Hồi giáo cực đoan như Taliban ở Apganistan, Fig ở Angiêri, Sura ở
Kosovo…
Có loại “tôn giáo mới” phủ nhận thế giới hiện hữu, luôn gắn mình với
ngày tận thế, chủ trương sống khép kín, kỳ quặc, cuồng loạn như giáo phái
Kaban, phái Thời đại mới, phái Cổng trời ... giáo phái Aum (Chân lý Tối
thượng) muốn đầu độc toàn nhân loại, hướng tới ngày “tận thế”.
Có loại “tôn giáo mới” lợi dụng các hoạt động tưởng chừng không dính
líu đến tôn giáo như luyện tập thân thể, tu dưỡng bản thân; mong muốn hạnh
phúc hưởng lạc dưới trần, hoặc ngược lại theo kiểu ép xác; hoặc muốn dùng
khoa học lý giải và tiếp cận với thế giới vô hình, một kiểu ma thuật hiện đại,
gây nên những niềm tin có tính chất mê tín như phong trào “Thần giao cách
cảm”, “Thần thị”, “Thông linh học”, “Pháp Luân công”.
Đặc điểm của các hiện tượng tôn giáo mới là tập hợp thành quần thể, sùng
bái giáo chủ, cuồng nhiệt, hiến thân; hành vi tín đồ nhiều khi kỳ quái, lập dị
hội kín; giáo lý tự do hóa, thực dụng hóa; giáo phái thường nhỏ, mục tiêu đơn
nhất, nhưng số giáo phái thường nhiều; phần lớn đều chạy theo các thể nghiệm

tâm lý siêu thường.
Những hiện tượng tôn giáo nói trên đã tạo nên tính đa dạng tôn giáo hiện
nay, vừa làm giảm tính thiêng và thế lực của các tổ chức tôn giáo, vừa gây ra
nhiều phức tạp cho các nhà nước, cũng như cho tín đồ, thủ lĩnh các tôn giáo.


13
Xu hướng toàn cầu hoá tôn giáo. Lợi dụng quá trình toàn cầu hoá các lĩnh
vực của đời sống xã hội, các tôn giáo như Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo, và cả
“hiện tượng tôn giáo mới”, đều mở rộng ảnh hưởng, mong muốn trở thành tôn
giáo toàn cầu. Sự đua tranh đó đã dẫn đến sự cạnh tranh, sự rèm pha, thậm chí
tiêu diệt nhau giữa các tôn giáo. Bộc lộ rõ nhất cho xu thế này là một số phần
tử cực đoan của Kitô giáo và Hồi giáo đang tìm mọi cách để “mở rộng nước
Chúa”, gây thanh thế nhằm đưa tôn giáo mình áp đặt cho cả nhân loại. Điều đó
làm tiềm ẩn nhân tố xung đột tôn giáo.
Xu hướng dân tộc hoá tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là xu hướng quan trọng,
phản ánh tính thống nhất và đa dạng trong tôn giáo, trong văn hóa với mong
muốn bảo vệ bản sắc văn hoá (trong đó có tôn giáo) của quốc gia mình. Biểu
hiện rõ nhất của xu hướng này là các dân tộc đều có ý thức hướng về tôn giáo
truyền thống, tiếp biến tôn giáo ngoại sinh thành tôn giáo truyền thống của bản
thân. Ở phương Đông, xu thế này đã có cơ sở hiện thực từ truyền thống “hoà
nhi bất đồng” giữa các tôn giáo. Các tôn giáo ngoại nhập thường bị khúc xạ,
thay đổi trong quá trình giao thoa, tiếp biến. Sự Việt hoá các tôn giáo ngoại
nhập, sáng tạo ra các tôn giáo dân tộc như đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo là
ví dụ điển hình.
Thế tục hoá tôn giáo cũng là một trong những xu hướng cơ bản, và ngày
càng phổ biến trong đời sống sinh hoạt các tôn giáo.
Do vai trò tôn giáo ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho chính trị, kinh
tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, nên không ít người đến với tôn giáo với
nhiều động cơ, ý đồ, tham vọng khác nhau, chứ không thuần tuý là niềm tin

tôn giáo. Các tôn giáo nhập thế bằng cách tham gia vào các những hoạt động
văn hoá xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế..., hy vọng giải quyết những vấn đề thế
tục, cứu giúp đồng loại.
Xu hướng thế tục hoá cũng còn biểu hiện khá sinh động trong cuộc đấu
tranh của một bộ phận tiến bộ trong từng tôn giáo, muốn xoá bỏ những nội
dung lỗi thời trong giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự
đoàn kết giữa các tín đồ, các tôn giáo và không tôn giáo, đấu tranh cho một thế
giới đầy tình thương và hoà bình.


14
Tuy nhiên, sự thái quá của xu thế này cũng dễ làm cho đời sống tôn giáo
bị vẩn đục, nhiều hoạt động và hành vi tôn giáo, mang tính thực dụng, buôn
thần bán thánh, thương mại hoá sâu sắc.
5. Tín ngưỡng, tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
Trong chủ nghĩa xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại. Chủ nghĩa xã
hội là một xã hội thoát thai từ xã hội cũ, về mọi phương diện kinh tế, đạo đức,
tinh thần nó còn mang dấu vết của xã hội ấy. Đặc biệt trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác
nhau của các giai tầng xã hội, sự bất bình đẳng ở một số lĩnh vực vẫn còn, sự
ngẫu nhiên, may rủi trong nền kinh tế thị trường chưa thể khắc phục được.
Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và
cái lạc hậu còn diễn ra rất đa dạng, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Điều đó làm cho tôn giáo không chỉ còn tồn tại trong xã hội xã hội
chủ nghĩa mà còn có biểu hiện ở từng lúc, từng nơi rất phức tạp. Trong chủ
nghĩa xã hội, con người vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được tự nhiên, xã hội. Họ
vẫn phải chứng kiến những hiện tượng ngẫu nhiên, rủi ro, bất hạnh, thiên tai,
chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói… xảy ra đối với đồng loại và chi phối đời
sống con người. Nhiều vấn đề về tự nhiên và xã hội con người còn chưa nhận
thức được. Nhiều người vẫn còn tâm lý sợ hãi, nhờ cậy nên vẫn tin theo tôn

giáo. Do đó, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng
nhân dân.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu
bắt nguồn từ sự hạn chế, yếu kém của đảng cộng sản trong tổ chức xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong đó có giải quyết vấn đề tôn giáo cùng với sự sa sút đạo
đức cách mạng, thoái hoá, biến chất, tham nhũng của cán bộ, đảng viên, các
hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội nảy sinh và chậm được khắc phục, công
bằng xã hội bị vi phạm, niềm tin của bộ phận quần chúng nhân dân vào xã hội
mới bị giảm sút… đã làm nảy sinh tâm lý hoang mang, dao động, sợ hãi, nhờ
cậy vào tôn giáo ở một số người.
Tín ngưỡng, tôn giáo đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần, trở thành
tâm lý, tập quán, thói quen của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ nên
không dễ mất đi trong một thời gian ngắn. Mặt khác, tôn giáo còn biết tự điều


15
chỉnh, thích nghi với điều kiện xã hội mới để tồn tại và đáp ứng nhu cầu văn
hoá, tinh thần, tâm lý và tình cảm của một bộ phận quần chúng nhân dân. Các
chức sắc tôn giáo ra sức hoạt động tuyên truyền, lôi kéo giáo dân để duy trì sự
tồn tại của tôn giáo.
Các thế lực thù địch dung dưỡng, lợi dụng tôn giáo, gây chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, mất ổn định chính trị, thực hiện chiến lược “diễn biến hoà
bình” chống phá chủ nghĩa xã hội. Điều đó làm cho tình hình tôn giáo có lúc,
có nơi diễn biến rất phức tạp. Thực tế tình hình tôn giáo ở các nước xã hội chủ
nghĩa đã chứng minh điều đó.
Trong chủ nghĩa xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo có những thay đổi nhất
định. Tín ngưỡng, tôn giáo tách khỏi nhà nước và trường học. Nhà thờ không
còn là một bộ phận của nhà nước. Trường học không giảng đạo. Mọi đặc
quyền, đặc lợi về chính trị, kinh tế của giáo hội ở xã hội cũ bị xoá bỏ. Hệ thống
tổ chức tôn giáo chịu sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, được bảo đảm

hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện
nghiêm pháp luật. Tổ chức tôn giáo chỉ chuyên chăm lo việc đạo, truyền bá,
thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, không tham gia hoạt động chính trị.
Giáo lý, giáo luật, lễ nghi của các tôn giáo có sự thay đổi nhất định để
thích nghi với chế độ xã hội mới, với văn hoá, truyền thống của dân tộc.
Những quy định không phù hợp với pháp luật bị bãi bỏ. Hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo ngày càng tuân theo đúng pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo có đời sống vật chất và tinh thần ngày
càng cao, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa
vụ công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa; có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các
tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có đạo hoặc không có đạo
cũng như có đạo khác nhau đều là người chủ đất nước, tôn trọng lẫn nhau,
đoàn kết, ủng hộ chính quyền, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chức sắc, nhà tu hành chuyên tâm chăm lo
việc đạo, tích cực góp phần xây dựng chế độ xã hội mới, có trách nhiệm
thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ
công dân và ý thức chấp hành pháp luật.


16
II. CÁC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

1. Những hình thức tín ngưỡng ở các tộc người Việt Nam
Tín ngưỡng, tôn giáo vận động, biến đổi gắn liền với sự vận động, biến
đổi của lịch sử xã hội loài người từ thấp đến cao.
Tín ngưỡng dân gian là những hình thức và hành vi biểu thị niềm tin của
con người vào các lực lượng siêu nhiên, với quan niệm rằng con người có thể
“quan hệ” với thế giới siêu nhiên đó, nhằm thỏa mãn nhu cầu trần thế của

mình. Tín ngưỡng dân gian là các hình thức tín ngưỡng chưa có giáo lý, điện
thần, kinh sách, tổ chức như các tôn giáo Phật giáo, Ki tô giáo, Cao Đài…
Các tộc người ở Việt Nam có các tín ngưỡng dân gian khác nhau.
a. Các hình thức tín ngưỡng dân gian của tộc người Việt
Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian phong phú, đa dạng
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng họ. Người Việt tin rằng, tổ tiên ông
bà, tuy đã chết nhưng vẫn "sống" ở thế giới bên kia, vẫn “quan tâm” đến con
cháu hiện tại, con cháu phải thờ cúng để cầu và mong sự phù hộ độ trì. Nếu
không họ sẽ bị quở phạt, hứng chịu tai họa trong cuộc sống hàng ngày... Trong
gia đình người Việt thờ cúng ông bà, cha mẹ; trong dòng họ thờ, cúng họ tộc, ở
phạm vi quốc gia, đất nước người Việt thờ Vua Hùng.
Tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc. Người Việt có văn hóa “uống nước
nhớ nguồn”, tri ân những người có công với làng, nước và “nâng” họ lên thành
các lực lượng siêu nhiên để thờ cúng, mong sự giúp đỡ. Người Việt tôn vinh,
thờ cúng nhiều anh hùng dân tộc như: thờ Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung…; thờ những người có công với cộng đồng làng xã như:
Tiên hiền, Hậu hiền, Thành hoàng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt rất phong phú như: Mẫu tam phủ
(Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải), tứ phủ (Mẫu Thượng
Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Liễu Hạnh cai quản Nhân phủ).
Người Việt còn “nữ hóa” các vị thần trong các tôn giáo, kết hợp thờ cô, thờ
mẫu trong các điện thần của các tôn giáo khác.
Tín ngưỡng nghề nghiệp. Người Việt chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên
thực hành các tín ngưỡng, lễ nghi gắn với sản xuất nông nghiệp: tín ngưỡng
phồn thực, tôn thờ cây lúa, thần lúa, Tết cơm mới… để mong sinh sôi nảy nở
“của nhiều, vật thịnh”.


17
Tín ngưỡng tổ nghề. Người Việt luôn tri ân, tôn thờ những người có công

lập nghề, truyền nghề thủ công, ca kỹ, nghệ thuật cho dân làng, dân làng đều
lập đền thờ, thực hiện các lễ nghi tôn thờ các vị tổ đó. Những người Việt buôn
bán thường thờ thần Tài.
Tín ngưỡng ngư nghiệp, người Việt thờ thần Cá Ông, Tứ vị Thánh Nương,
thờ Cô bác… Đi dọc ven biển Việt Nam ta gặp nhiều đền thờ cá Ông, nghĩa địa
cá Ông… được chăm nom như nghĩa địa của tổ tiên, ông bà.
Tín ngưỡng theo nghi lễ vòng đời của con người như: Người Việt thờ Bà
Mụ, lễ đầy tháng, lễ thành đinh, lễ thờ ông tơ, bà nguyệt, mừng thọ, lên lão,
thờ bản mệnh, tang ma… khá cẩn trọng.
Sống trong thế giới tự nhiên đầy bất trắc, người Việt cũng có hệ thống tín
ngưỡng tôn thờ các hiện tượng tự nhiên: thờ đá, thờ cây, thờ lửa, thờ nước, thờ
mây, mưa, sấm chớp (tứ pháp) khá phong phú, theo tư tưởng vạn vật hữu linh,
“có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Người Việt còn tin, thực hành các hình
thức ma thuật, phù thủy, bùa phép, bói toán.
Đặc điểm cơ bản của các hình thức tín ngưỡng dân gian người Việt
Tín ngưỡng dân gian người Việt phổ biến là tín ngưỡng đa thần, gắn chặt
với các huyền thoại, truyền thuyết, thần tích. Nơi thờ cúng chủ yếu là ở đình,
đền, miếu, tại nhà, vườn, gốc cây, mô đất,… nghi lễ giản đơn…
Tín ngưỡng dân gian người Việt chủ yếu gắn với cộng đồng nhỏ hẹp
trong gia tộc, dòng họ, làng xã “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào
làng ấy thờ”; gắn bó chặt chẽ với văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc,
chưa hình thành các thiết chế tổ chức chặt chẽ.
Thế giới thần linh, ma quỷ hòa nhập, gần gũi với con người, thậm chí
trong một số tín ngưỡng, con người có thể “giao tiếp” với thần linh mà không
cần qua người trung gian như thầy cúng, bà đồng, phù thủy…
Tín ngưỡng dân gian người Việt có khả năng tác động, hòa nhập, bản địa
hóa các tôn giáo ngoại nhập, khiến cho tín ngưỡng dân gian thích ứng, biến
đổi, tồn tại lâu bền hơn.
Hiện nay, đời sống tín ngưỡng dân gian của người Việt có biến đổi lớn.
Hiện nay, nhiều tín ngưỡng và nghi lễ dân gian được phục hồi và tạo nên đời

sống tâm linh, tín ngưỡng khá sôi động. Cùng với sự phục hồi này, đời sống


18
văn hóa truyền thống cũng phục hưng tạo nên bức tranh văn hóa Việt phong
phú, đa dạng theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Tuy nhiên, trong sự phục hồi các tín ngưỡng dân gian đó, một số hủ tục,
mê tín cũng phục hồi, phát sinh, biến tướng. Việc lợi dụng tín ngưỡng để buôn
thần bán thánh, phản văn hóa, phi nhân tính vẫn tồn tại.
b .Các hình thức tín ngưỡng dân gian của các tộc người thiểu số
Tộc người Chăm, người Khơ me tin theo Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
Tin lành cũng du nhập vào một số vùng tộc người thiểu số và hiện nay đang
phát triển nhanh. Ngoài các tộc người trên, đại đa số các tộc người thiểu số ở
Việt Nam tin theo các tín ngưỡng dân gian.
Hiện nay, các tộc người thiểu số tin theo các loại hình tín ngưỡng chính sau:
Tín ngưỡng thờ Tôtem (Thờ vật tổ) còn được các tộc người thiểu số, nhất
là nhóm Môn - Khơ me tin, thực hiện. Đây là hình thức tín ngưỡng quan trọng
của xã hội nguyên thuỷ, phản ánh mối quan hệ phụ thuộc của con người vào
môi trường tự nhiên và quan hệ cộng đồng thị tộc. Theo quan niệm Tôtem giáo
có một con vật hoặc một vật nào đó là “tổ” sinh ra cộng đồng người, hoặc có
tác động đến cộng đồng người một cách hư ảo, khiến cả cộng đồng coi đó là
vật tổ và lấy đó làm biểu tượng thờ cúng. Từ đó, mỗi tộc người đều lấy một
con vật nào đó làm Tôtem cho tộc người mình. Tôtem của người Việt cổ là Cá
sấu, của người Thái là Hổ, của người Mường là đá, là cây. Tôtem giáo là hình
thức con người chuyển dịch quan hệ họ hàng, huyết thống ra thế giới bên
ngoài. Ngày thường, tất cả các thành viên trong bộ tộc không được ăn thịt
Tôtem, chỉ trong ngày lễ người ta ăn thịt Tôtem với ý nghĩa nhằm tiếp thêm
sức mạnh cho mình và góp phần gắn kết quan hệ thị tộc, bộ lạc trở nên chặt
chẽ hơn.
Như vậy, Tôtem ra đời có tác dụng gắn kết cộng đồng, giữa người với

người có chung vật tổ. Quan hệ với vật tổ chỉ là quan hệ hư ảo, còn quan hệ
thực là quan hệ giữa người với người. Ở đây, sức mạnh trần thế đã mang hình
thức sức mạnh siêu thần thế.
Hiện nay, hình thức thờ Tôtem đã được tiếp biến vào trong hành vị, lễ
nghi của các tôn giáo, như ăn bánh thánh, uống rượu nho trong đạo Kitô, ăn
lộc trong đạo Phật.


19
Bái vật giáo là hình thức tín ngưỡng, tôn giáo quan niệm một vật cụ thể
như ngọn núi, dòng suối, tảng đá, cây cổ thụ, thậm chí cả chiếc răng thú, chiếc
rìu đá, bình vôi, mảnh vải… được tạo ra bởi các thần linh, mỗi vật đều có thần
của mình trú ngụ trong đó, có sức mạnh siêu linh có thể trợ giúp con người
trong những lúc khó khăn. Trong xã hội ngày nay, một số người đeo bùa hộ
mệnh là dấu vết của tín ngưỡng bái vật nguyên thuỷ.
Ngày nay, nhiều tộc người thiểu số ở Việt Nam còn tin theo Bái vật giáo,
vẫn thờ các thần đất, thần đá, thần cây, thần núi, thần nước, thờ linh hồn các
con vật, các vật dụng.
Tín ngưỡng hồn lúa, biểu tượng là Mẹ Lúa và nghi thức nông nghiệp tồn
tại phổ biến trong các tộc người thiểu số, gắn với chu trình sản xuất.
Ma thuật giáo (phép phù thuỷ) là hình thức tín ngưỡng tôn giáo nguyên
thuỷ, tin rằng một người cụ thể nào đó có phép lạ, có khả năng giao tiếp với
thần linh, mang sức mạnh của thần linh để cứu giúp hoặc làm hại người khác
mà người thường khác không có. Những người như thầy phù thuỷ, thầy mo…
có phép lạ, có thể chữa mọi bệnh tật, trừ mọi ma quỷ, cứu giúp người hay gây
hại cho người khác.
Người nguyên thuỷ tin rằng có một thế giới hồn và ma cùng tồn tại với thế
giới của người đang sống. Con người ốm đau là do hồn của người đó đi lạc vào
thế giới hồn ma. Thầy phù thuỷ có phép lạ điều khiển đội âm binh bằng những
lời phú chú, tìm hồn lạc về thể xác người ốm. Người nguyên thuỷ mong ước có

một cuộc bình yên, hạnh phúc. Ma thuật giáo là phương tiện hư ảo để giải
quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống của người nguyên thuỷ như: chiến
tranh, bệnh tật, thiên tai.
Hình thức ma thuật giáo rất phong phú: ma thuật làm hại, ma thuật chữa
bệnh (chữa bệnh bằng phù phép), ma thuật săn bắt, ma thuật tình yêu, ma thuật
khí tượng (cầu mưa, cầu tạnh, cầu gió...).
Ở Việt Nam, nhiều khi tín ngưỡng ma thuật chữa bệnh, ma thuật làm hại,
ma thuật dục tình… được kết hợp với dùng thảo dược để chữa bệnh… Các
hình thức bùa chú, chài, thư, xiên lình, ma lai, ma cà rồng… là các dạng thức
của ma thuật giáo tồn tại khá phổ biến ở các tộc người ở vùng sâu, vùng xa.
Ma thuật giáo tác động đáng kể tới đời sống tinh thần của một bộ phận dân
cư nhẹ dạ, cả tin, nhất là những vùng xa xôi, hẻo lánh, trình độ văn hoá thấp.


20
Tín ngưỡng thành đinh (trưởng thành) còn tồn tại ở nhiều tộc người, điển
hình lễ cấp sắc ở người Dao, tục xăm mình ở người Thái, lễ cắt quy đầu ở
người Chăm, Khơ me, tục cà răng ở một số tộc người ở Tây Nguyên, …
Vật linh giáo ra đời cuối thời kỳ công xã thị tộc, với quan niệm rằng mọi
vật đều có hai phần: “xác” (hữu hình) và “hồn” (vô hình). “Xác” là nơi trú ngụ
của “hồn”, còn “hồn” quyết định phần “xác”. Khi con người chết thì chỉ chết
về phần xác còn phần hồn tồn tại mãi mãi. Từ đó, tạo nên hai thế giới: thực hư; trần gian - địa ngục. Con người phải cầu xin thế giới bên kia. Như vậy, vật
linh giáo xuất hiện với quan niệm của tang lễ, với quan niệm hai thế giới song
song tồn tại (hữu hình và vô hình) có quan hệ với nhau. Thực chất của vật linh
giáo là thờ cúng linh hồn những người đã khuất. Đây là hình thức tín ngưỡng
tôn giáo đã “linh hồn hoá” các hiện tượng tự nhiên, gắn cho các hiện tượng đó
một sức mạnh ghê gớm, là cơ sở tín ngưỡng quan trọng cho sự ra đời các tôn
giáo sau này.
Tín ngưỡng thờ cúng linh hồn người chết, được thể hiện đậm độ trong
tang ma tồn tại phổ biến ở các tộc người, mà nghi lễ bỏ mả của người Tây

Nguyên là điển hình. Nhiều tộc người thiểu số như người Tày, Thái, Nùng,
HMông, Dao, Khơ me, Chăm… cũng có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Một số
tộc người cũng thờ Mẫu như người Chăm thờ Pôn Inưgar - người mẹ xứ sở,
người Tày, Nùng thờ mẹ Hoa.
Tín ngưỡng thờ cúng thổ thần, thần bảo trợ của bản mường, buôn làng
cũng tiếp biến thêm thờ Thành Hoàng của người Việt cũng tồn tại khá phổ biến
ở các tộc người thiểu số.
Sa man giáo là hình thức tín ngưỡng tôn giáo, quan niệm rằng con người
có thể giao tiếp được với thần linh, ma quỷ thông qua người trung gian có phép
nhiệm màu để giải quyết những yêu cầu của trần gian. Người trung gian này là
thầy pháp Saman có thể yêu cầu thần linh giải quyết những vấn đề quan trọng
của con người trong bộ lạc. Saman giáo là hình thức tín ngưỡng tôn giáo đã
xác lập quan hệ giữa người với thần và xuất hiện người hành nghề tôn giáo
chuyên nghiệp với sự giúp đỡ của một nhóm người nhất định, nhằm tạo ra
không gian “linh thiêng” cho linh hồn nhập thoát.
Tín ngưỡng Sa man giáo liên quan đến trừ tà, chữa bệnh cũng tồn tại ở
các dân tộc thiểu số: như Then của người Tày, Mỡi của người Mường, Một của
người Thái, Neak tà của người Khơ me, Wua lếnh của người HMông, Pơjao


21
của nhiều tộc người Tây Nguyên,… Các dạng thức lên đồng, gọi hồn, phù thuỷ
trừ ma bắt của các thầy cúng cũng là các biểu hiện của Saman giáo.
Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại đầy đủ các hình thức tín ngưỡng tôn
giáo dân gian này. Các hình thức tiền vật linh giáo còn tồn tại ở các dân tộc
thiểu số. Hai hình thức sau tồn tại xen lẫn trong các lễ hội, các sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo. Các tộc người ở vùng sâu, vùng xa các hình thức tín ngưỡng
dân gian còn bảo lưu khá nguyên vẹn, cùng với những sinh hoạt văn hóa cổ
truyền. Một số tộc người cư trú ở vùng thấp, gần các trục đường giao thông ở
Tây Bắc, Tây Nguyên, tín ngưỡng dân gian đang bị mai một, thay vào đó là sự

tiếp nhận đạo Tin lành và Công giáo. Các thế lực xấu cũng lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để ngụy tạo ra những cái “giả tôn giáo” như cái gọi là “Tin
lành - Vàng Chứ” ở người HMông, “Tin lành - Đề ga” ở Tây Nguyên để chống
phá cách mạng.
2. Các tôn giáo ở Việt Nam
a. Kitô giáo
Kitô giáo, ra đời vào thế kỷ thứ I ở vùng Palextin, thuộc các tỉnh phía
Đông đế quốc La Mã cổ đại, phản ánh sự bất lực trong cuộc đấu tranh quyết
liệt giữa nô lệ và chủ nô, giữa các dân tộc bị chinh phục và kẻ xâm lược. Quần
chúng đã hy vọng vào một lực lượng siêu nhân, một đấng cứu thế để đánh đổ
đế quốc La Mã, giải phóng dân tộc, thực hiện sự công bằng. Kế thừa tư tưởng
đạo Do Thái, đa thần giáo Hi Lạp, La Mã và những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo
vùng Trung Cận Đông.. .người ta đã sáng tạo ra đấng cứu thế Giê-su, kêu gọi
lòng thương yêu con người, xây dựng xã hội công bằng, đáp ứng nguyện vọng
của quần chúng, nô lệ và đông đảo nô lệ tin theo, đạo Kitô ra đời.
Thế kỷ I tư tưởng Kitô giáo xuất hiện trong dòng người Do Thái lang
thang vùng Tiểu Á, Ai Cập. Lúc này, Kitô giáo có tư tưởng đấu tranh, chống áp
bức, bóc lột, và được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, tương thân tương ái,
nên được đông đảo nô lệ tin theo, bị chủ nô nghiêm cấm, sát hại.
Vào thế kỷ thứ II, Kitô giáo có biến đổi thành phần xã hội, vai trò, địa vị
và tổ chức cộng đồng của Kitô giáo, chuyển từ phê phán sự áp bức, bóc lột
sang ủng hộ chính quyền La Mã và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Năm 313 Hoàng đế Côngxtăngtin ban hành Sắc lệnh Milanô cho phép Kitô
giáo được truyền bá.


22
Năm 325, giáo hội Kitô (giáo hội La Mã) được thành lập ở Rôma và phát
triển cùng chế độ phong kiến ở châu Âu. Năm 392, Kitô giáo được công nhận
là quốc giáo của đế chế La Mã, giữ vị trí độc tôn.

Thời kỳ trung cổ (từ năm 476 đến năm 1453). Giáo hội Kitô giáo đạt đến
đỉnh cao quyền lực cả về thần quyền và thế quyền, thống trị toàn bộ đời sống
tinh thần của xã hội và chi phối quyền lực của vua chúa phong kiến.
Năm 1054, giáo hội Công giáo phân liệt lần thứ nhất: Chính thống giáo
tách ra khỏi Kitô giáo hình thành một tôn giáo độc lập.
Giáo hội Chính thống hiện nay có khoảng 200 triệu tín đồ, thuộc về 15
giáo hội chính thống độc lập ở 15 địa bàn chính là: Ixtămbun (Thổ Nhĩ Kỳ),
Alếchxanđri (Ai Cập), Nga, Grudia, Xécbia, Rumani, Bungari, Síp, Hi Lạp,
Anbani, Balan, Xlôvakia, Xiri, Liban và Mỹ. Các giáo hội chính thống giáo rất
chú ý đến hình thức lễ nghi, đều làm lễ bằng tiếng dân tộc mình, đều buộc giáo
dân phải thường xuyên đi lễ nhà thờ, đeo cây thánh giá và thực hiện đủ 7 phép
bí tích và đều chịu tác động rất quyết định của điều kiện văn hoá, xã hội, nơi
nó du nhập chịu phục tùng yêu cầu của chính quyền sở tại. Nhiều giáo hội
chính thống cho phép giáo sỹ lấy vợ, lập gia đình.
Trong giai đoạn này, giáo hội và vua chúa phong kiến liên tục phát động
chiến tranh “thánh chiến”, kéo dài gần 200 năm (1096-1270) để xâm chiếm các
quốc gia giàu có ở Trung Đông và lập ra toà án tôn giáo để trừng trị những kẻ
gọi là "rối đạo" đe doạ quyền lực và an ninh của giáo hội và nhà nước phong
kiến châu Âu thời trung cổ.
Thời kỳ cận hiện đại, từ thế kỷ XVI đến nay, giáo hội Kitô giáo có những
biến đổi mạnh mẽ.
Năm 1517, Kitô giáo phân liệt lần thứ hai xuất hiện thêm nhánh Tin lành
và Anh giáo. Anh giáo là một tôn giáo chủ yếu dựa theo quan điểm thần học
Canvanh và lập giáo hội riêng, không quan hệ với giáo hội Rôma, nhưng cách
thức hành đạo và cơ cấu tổ chức vẫn theo Công giáo.
Hiện nay, tổng số tín đồ của các đạo Kitô trên toàn thế giới có khoảng 1,8
tỉ người, trong đó, Công giáo khoảng 1,02 tỉ, đạo Chính thống khoảng 200
triệu, đạo Tin lành và Anh giáo khoảng 550 triệu.
Ngoài ra, Công giáo còn có hệ thống dòng tu của những tu sĩ từ bỏ cuộc
sống trần tục để cống hiến cuộc đời cho việc đạo. Mỗi dòng tu có quy chế tổ



23
chức và hoạt động riêng, thuộc quyền điều hành của giáo phận hoặc giáo triều
Vatican. Hiện nay trên thế giới có hơn 400 dòng tu. Một số dòng lớn về nam
như dòng Đô mi ni cô (dòng Đa minh) dòng Jesus (dòng tên), dòng Bơ noa,
dòng Phanxicô, dòng Bosco, dòng Lasan, dòng Chúa Cứu thế, dòng Gioan
Thiên Chúa... Một số dòng nữ như dòng Kín Ca mê rô, dòng Bơ noa, dòng
thánh Phao lô, dòng Bác ái, dòng Đức Bà...
Đạo Kitô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Kitô giáo có hai nhánh chính: Công giáo và Tin lành.
Công giáo ở Việt Nam
Công giáo được truyền vào Việt Nam qua nhiều giai đoạn, khó khăn,
phức tạp, gắn liền với quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
Năm 1533 đã có các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha đến truyền giáo ở
Ninh Cường, Quần Anh tỉnh Nam Định, nhưng không có kết quả.
Năm 1628, chúa Trịnh Tráng ra lệnh cấm người Việt Nam không được
tiếp xúc với Tây dương đạo trưởng. Các giáo sĩ bị trục xuất khỏi Đàng ngoài.
Từ 1664 đến 1884, việc truyền giáo vào Việt Nam do các giáo sĩ người
Pháp thông qua “Hội Thừa sai Pari” dưới sự hỗ trợ của chính phủ Pháp đã đạt
được những kết quả bước đầu.
Từ 1885 đến năm1945, nhờ có sự giúp đỡ của giáo hội La Mã và chính
quyền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam, giáo sĩ “Hội thừa Sai Pari” đẩy
mạnh và mở rộng phạm vi truyền giáo, xây dựng hàng ngàn cơ sở tôn giáo, mở
trường đào tạo giáo sĩ, phong chức thánh cho người Việt, số lượng giáo dân và
giáo sĩ người Việt tăng nhanh. Năm 1933, Vatican đã chính thức giao quyền tự
quản và phong chức giám mục cho Giáo hội Việt Nam.
Từ năm 1945 đến năm 1975, Công giáo ở Việt Nam có sự phân hoá
sâu sắc:
Giai đoạn từ năm 1945 - 1954, đa số tín đồ Công giáo nêu cao truyền

thống yêu nước, đi theo cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho kháng
chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhưng vẫn còn, một bộ phận giáo sĩ,
chức sắc Công giáo bị thực dân Pháp lợi dụng đã kích động, lôi kéo giáo dân đi
theo thực dân Pháp, quay lưng lại với phong trào kháng chiến của dân tộc.
Từ năm 1954, ở miền Bắc đa số giáo dân theo Đảng xây dựng cuộc sống
mới và tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, xây dựng,


24
bảo vệ miền Bắc. Trong khi đó, một bộ phận giáo dân bị kích động đã di cư
vào Nam. Trong đó có một bộ phận bị chính quyền Mỹ-nguỵ lợi dụng chống
phá cách mạng, đàn áp các tôn giáo khác, gây sự hằn thù giữa các tôn giáo.
Sau đại thắng mùa xuân 1975 đến nay, đất nước độc lập, thống nhất đi
lên chủ nghĩa xã hội, đồng bào Công giáo cả nước đã nhanh chóng hoà nhập
vào cuộc sống mới, cùng đồng bào cả nước bắt tay vào sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc. Giáo hội Công giáo Việt Nam được thành lập (5/1980) đẩy
mạnh tu bổ, xây dựng thánh thất, trường học, đào tạo giáo sĩ, củng cố giáo
hội, mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn
một bộ phận nhỏ còn mặc cảm và bị các thế lực xấu lợi dụng chống phá cách
mạng Việt Nam.
Nội dung cơ bản về giáo lý
Giáo lý của đạo Kitô chứa đựng trong Kinh thánh, gồm hai phần: Cựu
ước và Tân ước.
Cựu ước có 46 cuốn. Tân ước có 27 cuốn; 22 lá thư gửi các giáo đoàn
và sách “Khải huyền” tiên đoán về tương lai.
Theo giáo lý, Kitô giáo thì Thiên Chúa có trước đời đời, có trước cả
không gian và thời gian. Thiên chúa có 3 ngôi: Cha - Con - Thánh thần. Tuy
là 3 ngôi nhưng cùng một bản thể là thánh, đều “đồng đẳng, đồng vinh, đồng
quyền”. Mỗi một ngôi có chức năng, vai trò khác nhau đối với con người.
Ngôi một - Cha: tạo dựng; Ngôi hai - Con: cứu chuộc; Ngôi ba - Thánh thần:

thánh hoá.
Thiên Chúa là đấng sáng tạo nên trời đất, muôn loài, từ hư không, trong
6 ngày:
Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng, tối, đặt tên là ngày, đêm. Ngày thứ hai
tạo ra không gian, gọi là trời. Ngày thứ ba tạo ra cây cỏ, đất nước. Ngày thứ
tư tạo ra tinh tú, mặt trời, mặt trăng. Ngày thứ năm tạo ra muôn vật, chim,
thú. Ngày thứ sáu tạo ra con người. Ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ, nay gọi là
chủ nhật.
Thiên Chúa là đấng thiêng liêng, sáng láng, là chúa tể trời đất và muôn
loài, có quyền phép vạn năng sắp xếp, vận hành trật tự trong vũ trụ một cách
hợp lý và tuyệt đối. Con người do Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh của Thiên
Chúa, có nhiệm vụ thờ phụng Thiên Chúa và tiếp tục công cuộc kiến tạo trái
đất của Thiên Chúa.


25
Ađam được Thiên Chúa tạo ra từ đất, bụi và được thổi sinh khí vào
thành người sống. Êva mẹ của sự sống được tạo nên từ xương sườn của Ađam.
Con người là sản phẩm hoàn hảo, tuyệt mỹ của Thiên Chúa. Con người có
lương tâm, trí khôn, đạo đức nên làm chủ thế giới. Con người quan hệ trực tiếp
với Thiên Chúa và được Thiên Chúa yêu thương. Sau này khi con người sa
ngã, tội lỗi, mối quan hệ không còn trực tiếp nữa mà thông qua đấng cứu chuộc
là chúa Giêsu.
Con người có hai phần: thể xác (mang tính phàm tục) và linh hồn (mang
tính thiêng liêng). Linh hồn do Thiên Chúa truyền vào, tồn tại vĩnh cửu, còn
thể xác trở về cát bụi. Con người có tính phàm tục nên mắc nhiều tội lỗi. Bản
chất tội lỗi của con người là do tính tự do. Khi chết, linh hồn không được vào
thiên đàng ngay mà phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa. Nếu có tội phải đẩy
xuống hoả ngục cho quỷ dữ hành hạ và lửa thiêu đốt. Loài người phải mang tội
tổ tông do vợ chồng Ađam - Êva gây ra. Con cháu Ađam đông đúc, phạm

nhiều tội lỗi, được Thiên Chúa răn dạy qua các tiên tri nhưng không có kết
quả, nên phải bị trừng phạt bởi nạn đại hồng thuỷ. Chỉ có ông Noê là người
sống đạo đức, thánh thiện, được Thiên Chúa báo trước, cho đóng một thuyền
lớn chở gia đình, vợ con, muông thú, mỗi loài một cặp để lưu giống.
Về sau loài người khởi thủy từ ông già Noê vẫn tiếp tục phạm tội,
không nỡ lại huỷ diệt loài người một lần nữa, Thiên Chúa bèn cho ngôi hai là
Đức chúa Con xuống trần thế cứu chuộc tội lỗi cho loài người.
Đức chúa Con tên là Giêsu do trinh nữ Maria sinh hạ tại thành phố
Bétlêhem. Để cứu chuộc tội lỗi cho loài người, Giêsu phải chịu đóng đinh trên
cây thập tự. Chết được 3 ngày, Giêsu sống lại, ở trần thế với các môn đệ thêm
40 ngày nữa, sau đó về trời. Trước khi về trời, Chúa lập ra 7 phép bí tích để
nhờ đó, loài người có thể thông công được với Thiên Chúa để được Thiên
Chúa cứu rỗi. Sau khi Chúa Giêsu lên trời được 10 ngày, Thiên Chúa cử ngôi 3
là Đức chúa Thánh thần hiện xuống, ban sức mạnh và lòng can đảm cho các
môn đệ của Chúa Giêsu để họ đi truyền đạo.
Luật lệ của giáo hội Công giáo khá phức tạp, chi tiết, cụ thể. Trong đó,
cơ bản nhất là 10 điều răn được ghi trong Kinh Cựu ước đó là:
1- Phải kính thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự.
2- Không được lấy danh Chúa để làm những việc phàm tục.
3- Dành ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa.


×