Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn giới thiệu các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng hồ chí minh vào mĩ thuật 6, 7 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU:………………………………………………… ….............……………2
I.1.Lý do chọn đề tài:…………………………………………………..................………….2
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:……………………………………..................…………2
I.3.Đối tượng nghiên cứu:…………………………………................................……………2
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:……….……………………………..................………….2
I.5.Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………..................………….2
II. PHẦN NỘI DUNG:………………………………………….. ………….............………3
II.1. Cơ sở lý luận:………………………………………………………...................………3
II.2. Thực trạng:……………………………………………………….......................………3
a. Thuận lợi, khó khăn:……………………………………………....................……4
b. Thành công – hạn chế:……………………….............................................………4
c. Mặt mạnh – mặt yếu:………………………...............................................………5
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:………………………....................………6
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra:…………………6
II.3. Giải pháp, biện pháp: …………………………………………………..............………6
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:………………………..........................………6
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp, biện pháp:..……………………6
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:…………………………..........………11
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:………………………..........………25
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:…………….……25
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:……….25
III. PHẦN KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ:……………………… …………………..........……26
III.1. Kết luận:…………………………………………………………………................…26
III.2. Kiến nghị:………………………………………………………………..............……26
Tài liệu tham khảo………………………………………………..........................................27

1


I.PHẦN MỞ ĐẦU:


I.1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, toàn cầu hóa trên thế giới là một tất yếu lịch sử. Nó làm cho các dân tộc
xích lại gần nhau, góp tiếng nói chung, thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Nhưng nó cũng
chứa đựng nguy cơ thơn tính lẫn nhau, mạnh được yếu thua. Những nền văn hóa khơng có
bản lĩnh có nguy cơ bị hịa tan vào dịng xốy đó. Việc gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa
dân tộc là cần thiết và cấp bách. Đối với Mĩ thuật việc tìm hiểu lịch sử văn hóa dân tộc, học
hỏi ơng cha, tìm ra nét tinh t, gạn lọc những điều lỗi thời cũng là điều nên làm.
Đối với Mĩ thuật Việt Nam thì Mĩ thuật thời hiện đại là giai đoạn phát triển nhất, mĩ
thuật đã làm đẹp cho xã hội, là biểu hiện cho trình độ văn hố - văn minh Việt Nam, là vũ
khí đấu tranh cho tiến bộ xã hội và ngày nay đang gắn chặt với sự nghiệp phát triển của đất
nước theo hướng giàu sang. Việc giới thiệu các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí
Minh về Mĩ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh THCS. Bởi lẽ, giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học - nghệ thuật là giải thưởng danh giá nhất Việt Nam hiện nay. Các tác giả,
tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật đều là những tác giả có đóng góp lớn
khơng chỉ đối với sự hình thành và phát triển của Mĩ thuật hiện đại Việt Nam mà cịn có
cơng lớn trong cơng cuộc cách mạng của dân tộc. Đồng thời có ảnh hưởng lớn đối với thế
hệ trẻ, các thế hệ họa sĩ sau này.
Tìm hiểu các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật sẽ bồi đắp
cho các em những hiểu biết về nền mĩ thuật Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đến 1975. Góp phần giáo dục lịng u nước, thái độ trân trọng, gìn giữ và phát huy các giá
trị văn hóa - nghệ thuật mà thế hệ trước đã xây dựng, vun đắp nên. Từ đó, định hướng cho
các em cái nhìn - cảm - nghĩ chân chính về nghệ thuật, khơi gợi, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong học tập và mọi hoạt động khác. Đó là lý do tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Giới thiệu các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ
thuật cho học sinh Trung Học Cơ Sở ”.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Những tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật có thể tích hợp
giới thiệu vào các bài học Mĩ thuật nhằm giúp học sinh hiểu khái quát về mĩ thuật hiện đại
Việt Nam. Góp phần hình thành năng lực thẩm mĩ cho học sinh THCS.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu tích hợp giới thiệu các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về
Mĩ thuật vào các bài học Mĩ thuật THCS.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo khối 6, 7, 8, 9 năm học 2012-2013, 20132014.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp tìm hiểu.

2


 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp thử nghiệm.
 Phương pháp tổng hợp.
 Phương pháp tích hợp.
 Phiếu điều tra.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) số 23NQlTW, ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn
học, nghệ thuật trong thời kỳ mới của Đảng ta đã nêu lên mục tiêu và những nhiệm vụ xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, văn học, nghệ thuật
là một bộ phận rất quan trọng. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI cũng đã
nêu rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm
tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,
giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
Là mơn học chính thức trong chương trình giáo dục THCS, Mĩ thuật dạy học sinh
cảm nhận và tạo ra cái đẹp. Trong đó, phân mơn thường thức mĩ thuật đóng vai trị quan
trọng trong việc hình thành năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Nghị định Số: 90/2014/NĐ- CP,
tháng 09 năm 2014 về “Giải thưởng Hồ Chí Minh” nêu rõ các tác phẩm đạt giải thưởng

này là: “Các tác phẩm có giá trị đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật. Có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh
hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi
nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”.
Qua việc giới thiệu các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật sẽ
tạo điều kiện cho học sinh làm quen, thường thức cái đẹp trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ
thuật tiêu biểu của Việt Nam. Lồng ghép giới thiệu các tác phẩm, tác giả vào các phân môn,
các bài học Mĩ thuật học sinh sẽ phát triển khả năng đánh giá, phân tích tác phẩm, hiểu khái
quát về mĩ thuật hiện đại Việt Nam trong chương trình THCS. Góp phần xây dựng nhân
cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ trên
cơ sở giữ gìn, phát triển, phát huy những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc.
II.2. Thực trạng:
Thực hiện đổi mới giáo dục, tồn ngành, các giáo viên trong trường đã tích cực tham
gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Phòng Giáo dục tổ chức. Tổ chức các chuyên đề, giờ dạy
mẫu, ngoại khóa, trong đó có mơn Mĩ thuật. Mơn Mĩ thuật được xây dựng trên cấu trúc
đồng tâm. Cho nên, thường thức mĩ thuật là phân mơn có sự gắn kết chặt chẽ với các phân
môn khác, đặc biệt là ở hoạt động quan sát – nhận xét và đánh giá.

3


Với tỉ lệ hơn 64% học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo là dân tộc thiểu số, đời
sống người dân ở địa phương cịn nghèo, trình độ và nhu cầu về đời sống nghệ thuật, đặc
biệt là Mĩ thuật còn thấp thì việc lồng ghép giới thiệu cho các em các tác giả, tác phẩm đã
đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật và bước gần nhất để các em tiến gần hơn đến các
giá trị nghệ thuật của dân tộc, nâng cao năng lực thẩm mĩ cho mỗi học sinh.
Hiện nay môn Mĩ thuật đã đưa vào chương trình học ở bậc THCS của hầu hết các
nước trên thế giới. Môn Mĩ thuật là môn học độc lập có mục tiêu, chương trình, sách giáo
khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo cơ bản, kết quả

học tập của học sinh được đánh giá một cách nghiêm túc. Tuy nhiên việc dạy học thường
thức nói chung và việc giới thiệu các tác giả, các tác phẩm mĩ thuật hiện đại Việt Nam nói
riêng vẫn cịn nhiều vấn đề cần quan tâm:
a. Thuận lợi - khó khăn:

 Thuận lợi:
Khi giới thiệu các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật học
sinh sẽ hiểu biết về nền Mĩ thuật Việt Nam. Được xem tranh, ảnh các em sẽ rất thích thú.
Qua đó, thúc đẩy các em tư duy, tăng khả năng quan sát, phân tích và so sánh. Dẫn đến việc
nhớ và hiểu Mĩ thuật Việt Nam là sự chủ động do các em u thích chứ khơng phải “học
thuộc lịng” do u cầu bài học.
Nhiều gia đình học sinh có điều kiện nên đã lắp đặt máy tính, mạng internet. Đây là
nguồn học liệu vơ cùng phong phú nếu các em biết khai thác, sử dụng đúng cách. Học sinh
có thể tìm tài liệu, hình ảnh cho bài mới, làm bài tập nhóm ở nhà dễ dàng hơn.

 Khó khăn:
- Về phía học sinh: Đa số học sinh cịn chưa tích cực học hỏi, tìm tịi, tư duy. Hơn
nữa hơn 64% học sinh là người dân tộc thiểu số nên kỹ năng đọc - viết, sử dụng Sách Giáo
khoa còn rất yếu. Trường lại nằm trên vùng đất Tây Nguyên, trong khi đó 18 họa sĩ đạt giải
thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật lại ở các tỉnh khác (đa số ở Hà Nội) nên học sinh gần như
khơng có cơ hội tiếp xúc thực tế. Các nhà sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng rất hiếm
nguồn tư liệu, sách nghiên cứu về mĩ thuật nói chung và mĩ thuật Việt Nam nói riêng. Vậy
nên, cơng nghệ thông tin nghiễm nhiên trở thành cách duy nhất để các em tiếp cận với bài
học sau sách giáo khoa. Điều nan giải là phần đa các em là con em gia đình thuần nơng nên
điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các con còn hạn chế. Nhu cầu
thường thức mĩ thuật chưa cao, chưa bắt kịp xu thế phát triển của xã hội đã ảnh hưởng
không nhỏ đến điều kiện, tinh thần học tập của các em.
- Về phía giáo viên: Chưa có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi chun mơn với các
đồng nghiệp để chia sẻ, học hỏi, thống nhất về giảng dạy, soạn bài, chia sẻ nguồn tài liệu,
hình ảnh.

- Về cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn: Thiếu phịng học bộ mơn, phịng
máy chiếu riêng. Mỗi khi dạy học bằng máy chiếu thường phải đổi phòng học giữa các lớp
với nhau gây lộn xộn, tốn thời gian lắp đặt và ảnh hưởng nhất định đến các giáo viên bộ
mơn khác. Các giờ học ngoại khóa cũng không được thực hiện do điều kiện ở thôn bn, do
tính an tồn của HS...Hằng năm có kiến nghị mua một số sách, tư liệu giảng dạy mĩ thuật
nhưng khơng thể mua được vì những sách này ở Đắk Lắk khơng có.

4


b. Thành công – hạn chế:


Thành công:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là bước gần nhất đưa các hình ảnh
đến với học sinh. Nguồn tư liệu về các họa sĩ và các tác phẩm rất phong phú, đa dạng, hình
ảnh tươi sáng giúp học sinh dễ tiếp cận, chủ động trong các bài học. Một số hình ảnh cũng
được giới thiệu trong sách giáo khoa, sách thực hành, sách bài tập Mĩ thuật nên không mấy
xa lạ với các em. Bên cạnh đó 18 tác giả trên đều là sinh viên trường Cao Đẳng Mĩ thuật
Đông Dương, nhiều tác giả còn giữ những chức vụ quan trọng trong ngôi trường này, hoặc
Hội Mĩ thuật Việt Nam…nên học sinh có thể liên hệ so sánh khi tìm hiểu về các tác giả.
 Hạn chế:
Trừ một số bài thường thức mĩ thuật thì hầu hết các bài học khác được tích hợp gi ới
thiệu các tác giả, tác phẩm vào trong bài học đều chỉ là giới thiệu qua để các em quan sát ,
nhận xét các tác phẩm. Cho nên, nếu học sinh khơng chủ động tìm tịi, nghiên cứu thêm thì
hiểu biết của các em về mĩ thuật cách mạng việt nam sẽ không thể phong phú hơn. Tuy
nhiên cũng cần biết chọn lọc những tư liệu tin cậy, xác thực, có căn cứ để đưa vào bài học.
Về tư liệu giải thưởng Hồ Chí Minh tôi chỉ mạnh dạn giới thiệu 18 tác giả theo kết
quả trao giải thưởng đến đợt IV ngày 19/5/2012. Có một số tư liệu cho rằng ngày 2/9/2012

họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng nguồn tư liệu về
các tác phẩm chưa cụ thể nên tạm thời tôi không giới thiệu. Cũng mong qua đề tài này sẽ
nhận được nhiều hơn sự trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp về tư liệu để tơi tiếp tục
hồn thiện đề tài.
c. Mặt mạnh – mặt yếu:
 Mặt mạnh:
Giáo viên luôn sưu tầm tư liệu, hình ảnh, bồi dưỡng chun mơn vững vàng, học tập
nâng cao trình độ. Tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
khiến tiết học sinh động, hấp dẫn, lơi cuốn học sinh nên có thể áp dụng các phương pháp
dạy học tích cực vào bài dạy.
Học sinh đã chủ động tìm tịi, áp dụng kiến thức các mơn học, bài học có liên quan
để giải quyết các tình huống, nhiệm vụ được giáo viên yêu cầu. Bản thân các em là lứa tuổi
trẻ, ưa tìm tịi, đặc biệt là ln đổi mới, muốn bắt kịp các xu thế của thời đại nên việc nâng
cao vốn hiểu biết về Mĩ thuật cũng được các em rất quan tâm. Qua những kiến thức được
học các em đã chủ động thảo luận, trao đổi và đưa ra các ý kiến, quan điểm, cách nhìn về
các tác giả, tác phẩm khiến tiết học trở nên sinh động, vui tươi hơn rất nhiều.
 Mặt yếu:
Một số lượng hình ảnh các tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về mĩ thuật chưa
thể tìm, sưu tầm nên khi giới thiệu cho học sinh giáo viên chỉ giới thiệu tên tác phẩm đó.
Cũng có một số tác phẩm thuộc bộ sưu tập của cá nhân trong và ngồi nước gây khó khăn
trong việc sưu tầm hình ảnh như: Các bức kí họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân…Việc quan sát
chủ yếu là dựa trên hình ảnh chụp lại các bức tranh nên rất khó để các em có thể cảm nhận,
so sánh về các chất liệu khác nhau như: Lụa, sơn dầu, sơn mài, màu nước…Chưa kể đến là

5


khi chụp lại như vậy về màu sắc các tác phẩm cũng thay đổi rất nhiều ảnh hưởng lớn đến sự
cảm nhận về màu sắc trong tranh.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

- Với bậc phụ huynh chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho con em có được học cụ,
học liệu đầy đủ đáp ứng cho những mơn học năng khiếu.
- Học sinh chưa tích cực trong học tập, chưa đổi mới trong phương pháp học của bản
thân, có quan niệm “học thuộc lịng” bài theo kiểu học vẹt trong sách, vở.
- Mỗi trường thường chỉ có 1 giáo viên Mĩ thuật nên điều kiện trao đổi, học hỏi, góp
ý giữa các giáo viên cùng chun mơn rất hạn chế. Việc làm đồ dùng dạy học: In màu tranh
ảnh các tác phẩm, tác giả mĩ thuật khó có thể có màu sắc đẹp như hình ảnh mẫu và chi phí
thì q cao. Mà Mĩ thuật lại là mơn dùng nhiều hình ảnh nhất. Cho nên, đa số giáo viên
thường nhờ đến máy chiếu trợ giúp về kênh hình.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Những khó khăn, hạn chế và yếu điểm trên đa phần là do thực tiễn, phần còn lại là
do sự nỗ lực, cố gắng của giáo viên, học sinh. Khó khăn trên khơng dễ dàng khắc phục được
trong một sớm một chiều mà cần có thời gian, giải pháp cụ thể. Nên tận dụng những ưu thế
thuận lợi, những ưu điểm để khắc phục khó khăn. Đó sẽ là nguồn động lực lớn để giáo viên,
học sinh tích cực hơn nữa trong hoạt động dạy – học; tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy và
học để có thể lĩnh hội tri thức nhân loại, nâng cao năng lực, trình độ thẩm mĩ của bản thân.
Trong những năm học qua thầy và trò trường THCS Trần Hưng Đạo đã có nhiều đổi
mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, học tập và đánh giá nghiêm túc,
khách quan, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Vì vậy mà từ những thành công ban đầu
chúng tôi đã phát huy tốt hơn, dần thay đổi quan niệm của phụ huynh về các môn học mang
tính nghệ thuật như Mĩ thuật. Điều đó cho thấy khả năng vận dụng các nội dung của đề tài
này khá dễ dàng và phù hợp với nhiều đối tượng, hoàn cảnh.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Các tác giả trực tiếp được đưa vào nội dung bài dạy là những họa sĩ có cơng đầu tạo
dựng nền móng cho nền mĩ thuật Việt Nam. Đóng góp lớn cho mĩ thuật cách mạng Việt
Nam. Các họa sĩ và các tác phẩm xuất sắc của họ đã làm nên diện mạo tươi sáng cho nền mĩ
thuật hiện đại Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc, có vị thế trên thế giới. Qua đó, giúp học
sinh hiểu biết sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam, phân tích sơ lược một số nội dung, hình thức
nghệ thuật của các tác phẩm mĩ thuật trong sách giáo khoa và có sự vận dụng vào học tập,

thực hành. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã
hội.
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp, biện pháp:

 Giải thưởng Hồ Chí Minh và các đợt trao giải:
Giải thưởng Hồ Chí Minh là một giải thưởng của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tặng những cơng trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những cơng trình

6


giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học,
nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh
hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát
triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật. Đây được xem là giải
thưởng danh giá nhất hiện nay tại Việt Nam. Giải thưởng Hồ Chí Minh được xét và công bố
năm năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
Các đợt trao giải:


Đợt 1 vào năm 1996: Mĩ thuật có 8 giải thưởng.
Đợt 2 vào năm 2000: Mĩ thuật có 10 giải thưởng.



Đợt 3 vào năm 2005: Khơng xét thưởng về văn học - nghệ thuật.



Đợt 4 vào 19-5 năm 2012: Mĩ thuật khơng có giải thưởng.




 Các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật:


Đợt 1 vào năm 1996: Mĩ thuật có 8 giải thưởng.

1) Họa sĩ Tô Ngọc Vân:
Các tác phẩm: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ - Sơn dầu (1946); Hồ Chủ
tịch làm việc - Khắc gỗ - 60x40cm (1947); Bộ đội nghỉ chân bên đồi - Sơn mài 35x49,7cm (1948); Xưởng quân giới - Sơn dầu - 40x50cm (1951); Bừa trên đồi Bột màu (1953); Bộ tranh ký hoạ về nông dân cải cách ruộng đất (1953); Bộ tranh
ký hoạ về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
2) Họa sĩ Nguyễn Sáng :
Các tác phẩm: Giặc đốt làng tôi - Sơn dầu - 80x130cm (1954); Kết nạp
Đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ - Sơn mài - 112x180cm (1963); Thành đồng
Tổ quốc - Sơn mài - 112x200cm (1978); Bộ đội trú mưa - Sơn mài - 70x100cm
(1970); Thiếu nữ bên hoa sen - Sơn dầu - 80x130cm (1972).
3) Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm :
Các tác phẩm: Con nghé quả thực - Sơn mài - 45x62cm (1957); Đêm giao
thừa - Sơn mài - 70x150cm (1958); Nông dân đấu tranh chống thuế - Sơn mài 100x150cm (1958); Tranh Gióng - Sơn mài - 100x120cm (1976); Thánh Gióng Sơn mài - 190x120cm (1990); Điệu múa cổ - Sơn mài (1983).
4) Họa sĩ Trần Văn Cẩn:
Các tác phẩm: Tát nước đồng chiêm - Sơn mài - 60x92cm (1958); Công
nhân mỏ - Sơn dầu (1960); Nữ dân quân miền biển - Sơn dầu - 59x91cm (1960);
Thằng cu đất mỏ - Sơn mài (1962); Mùa đông sắp đến - Sơn mài - 70x120cm
(1962); Mưa mai trên sông Kiến - Sơn mài (1972).
5) Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh:
Các tác phẩm: Chơi ô ăn quan - Lụa - 63x85cm (1931); Cô gái rửa rau Lụa (1931); Bữa cơm ngày mùa thắng lợi - Lụa - 63x78cm (1960); Sau giờ trực
chiến - Lụa - 52x73cm (1967); Trăng tỏ - Lụa (1967); Trăng lu - Lụa (1970);
Chân dung tự họa - Lụa (1976).


7


6) Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
Các tác phẩm: Chân dung Bác Hồ - Sơn dầu - 31x22,7cm (1946); Du kích
La Hai - Bột màu - 40x50cm (1947); Du kích tập bắn - Bột màu (1948); Học hỏi
lẫn nhau - Sơn dầu - 90x92cm (1960); Cơng nhân cơ khí - Sơn dầu - 66x92cm
(1962); Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi - Sơn dầu - 104x118cm (1976).
7) Họa sĩ Bùi Xuân Phái:
Các tác phẩm: Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu - 90x110cm (1954); Vợ
chồng chèo - Sơn dầu (1967); Sân khấu chèo - Sơn dầu (1968); Hóa trang sân
khấu chèo - Sơn dầu (1968); Xe bị trong phố cổ - Sơn dầu (1972); Phố cổ Hà Nội
- Sơn dầu (1972); Phố vắng - Sơn dầu (1981); Trước giờ biểu diễn - Sơn dầu 60x80cm (1984).
8) Họa sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu:
Các tác phẩm: Tranh Hồ Chủ tịch và Thiếu nhi Trung Nam Bắc (vẽ bằng
máu trên lụa, 1947); Hương sen (tượng tròn, 1957); Tượng Võ Thị Sáu (1958);
Bác Hồ bên suối Lênin (1980); Bác Hồ với thiếu
nhi (tượng đồng, 1993).


Đợt 2 vào năm 2000: Mĩ thuật có 10 giải thưởng.

9) Họa sĩ Lê Quốc Lộc:
Các tác phẩm: Qua bản cũ - Sơn mài - 93x 131cm (1957); Ánh sáng đến Sơn mài (1957); Tiêu thổ kháng chiến - Sơn mài - 86x180cm (1958); Giữ lấy hịa
bình - Sơn mài - 70x120cm (1962); Từ trong bóng tối - Sơn mài - 121x121cm
(1982).
10) Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm:
Các tác phẩm: Trái tim và nòng súng - Sơn mài - 70x140 cm (1963); Em
Liên - Sơn mài - 66x45cm (1958); Ngày chủ nhật - Sơn mài- 58x87cm (1972);
Thừa thắng xông lên - Tranh cổ động (1967)

11) Nhà điêu khắc Nguyễn Hải:
Các tác phẩm: Nguyễn Văn Trỗi - Tượng đồng - cao 1,4m; Thánh Gióng Tượng đồng - cao 1m (1972); Chiến thắng Điện Biên Phủ - Tượng đồng - cao
1,65m (1964); Mùa xuân chiến thắng - Tượng thạch cao (1976); Đài tưởng niệm
hịa bình - Tượng đài - Đá - cao 5m; Thủ Khoa Huân - Tượng đài (1986).
12) Họa sĩ Hồng Tích Chù:
Các tác phẩm: Tổ đổi công cấy lúa - 75x100cm - Sơn mài (1958); Bác Hồ
trồng cây với thiếu nhi - Sơn mài - 112x270cm (1971); Mùa gặt - Sơn mài 100x150cm (1970); Đêm hậu cứ - Sơn mài - 98x165cm (1966).
13) Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim:
Các tác phẩm: Chân dung Bác Hồ - Tượng đồng - cao 0,58m (1946); Hạnh
phúc - Phù điêu - Sơn thếp - 100x56cm (1949); Chân dung cháu gái - Tượng đồng
(1958); Nữ du kích - Tượng gỗ (1962); 11 cô tự vệ thành phố Huế - Phù điêu
(1968).
14) Họa sĩ Nguyễn Khang:
Các tác phẩm: Đánh cá đêm trăng - Sơn mài - 80x190cm (1943); Hồ bình
và hữu nghị - Sơn mài - 90x90cm (1958); Hành quân qua suối - Sơn mài (1962);
Gia đình mục đồng - Sơn mài - 60x180cm (1982).
15) Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung:

8


Các tác phẩm: Được mùa - Lụa - 50x135cm (1958); Mùa gặt - Lụa (1962); Chợ
Nhông - Khắc gỗ màu - 55x44cm (1958); Phong cảnh Sài Sơn - Khắc gỗ màu - 30x43cm
(1970); Nữ dân quân trao đổi kinh nghiệm bắn máy bay - Sơn dầu - 90x110 cm (1971).
16) Họa sĩ Dương Bích Liên:
Các tác phẩm: Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc - Sơn mài - 102x183cm
(1980); Chiều vàng - Sơn mài - 63x92cm (1962); Mùa gặt - Sơn dầu - 74x94cm
(1954); Đi học đêm - Sơn dầu - 90x130cm (1962).
17) Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc:
Các tác phẩm: Tình quân dân (Cái bát) - Sơn mài - 80x60cm (1949); Đổi

ca - Sơn mài - 75x100cm (1962); Chiến dịch Điện Biên Phủ - Sơn mài 80x120cm (1980); Một ngày mới lại bắt đầu - Sơn mài - 95x115cm (1982).
18) Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ:
Các tác phẩm: Nhà tranh gốc mít - Sơn mài - 67x105cm (1958); Du kích
Bắc Sơn - Sơn mài - 86x121cm (1958); Bắc Nam một nhà - Sơn mài - 86x56cm
(1961).
 Các bài dạy trong chương trình Mĩ thuật THCS hiện hành có liên
quan đến thường thức mĩ thuật hiện đại Việt Nam:
Theo Phân phối chương trình Mĩ thuật hiện hành thì Mĩ thuật THCS có 123 tiết trên
năm. Riêng Mĩ thuật lớp 9 có 18 tiết, từ lớp 6 đến lớp 8 là 35 tiết/năm.Trong đó, ở phân
mơn thường thức mĩ thuật có 4 bài trực tiếp giới thiệu về các tác giả, tác phẩm đạt giải
thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật. Ngồi ra, có thể tích hợp giới thiệu về các tác giả, tác
phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật đối với các bài Vẽ tranh, Vẽ theo mẫu,
Trang trí .
Cụ thể:

Mơn: MĨ THUẬT Lớp: 6
Bài
6

Phân mơn
Vẽ tranh

Nội dung
Cách vẽ tranh
Đề tài học tập (tiết 1)

7

Vẽ tranh


Đề tài học tập (tiết 2)

13

Vẽ tranh

Đề tài Bộ đội (tiết 1)

14

Vẽ tranh

Đề tài Bộ đội (tiết 2)

19

Thường thức mỹ thuật

Tranh dân gian Việt Nam

23

Vẽ tranh

Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 1)

24

Vẽ tranh


Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 2)

27

Vẽ tranh

Đề tài Mẹ của em

33

Vẽ tranh

Đề tài Quê hương em (tiết 1)

34

Vẽ tranh

Đề tài Quê hương em (tiết 2)

9


Môn: MĨ THUẬT Lớp: 7
Bài

Phân môn

Nội dung


5

Vẽ tranh

Tranh phong cảnh (tiết 1)

6

Vẽ tranh

Tranh phong cảnh (tiết 2)

11

Vẽ tranh

Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 1)

12

Vẽ tranh

Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 2)

19

Vẽ Theo mẫu

Ký họa


20

Vẽ Theo mẫu

Ký họa ngoài trời

21

Thường thức mỹ thuật

Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954

22

Thường thức mỹ thuật

Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt
Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954

32

Vẽ tranh

Đề tài Trò chơi dân gian (tiết 1)

33

Vẽ tranh

Đề tài Trò chơi dân gian (tiết 1)


Môn: MĨ THUẬT Lớp: 8
Bài

Phân môn

Nội dung

10

Thường thức mỹ thuật

Sơ lược mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

11

Thường thức mỹ thuật

Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt
Nam giai đoạn 1954 - 1975

18

Vẽ tranh

Đề tài Ước mơ của em (tiết 1)

19

Vẽ tranh


Đề tài Ước mơ của em (tiết 2)

20

Vẽ theo mẫu

Vẽ chân dung (tiết 1)

21

Vẽ theo mẫu

Vẽ chân dung (tiết 2)

24

Vẽ Trang trí

Vẽ tranh cổ động (tiết 1)

25

Vẽ Trang trí

Vẽ tranh cổ động (tiết 2)

27

Vẽ theo mẫu


Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (tiết
1)

28

Vẽ theo mẫu

Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (tiết
2)

10


Môn: MĨ THUẬT Lớp: 9
Bài

Phân môn

Nội dung

5

Vẽ tranh

Đề tài phong cảnh quê hương (tiết 1)

6

Vẽ tranh


Đề tài phong cảnh quê hương (tiết 2)

8

Vẽ Trang trí

Tập phóng tranh ảnh (tiết 1)

9

Vẽ Trang trí

Tập phóng tranh ảnh (tiết 2)

14

Vẽ theo mẫu

Tập vẽ dáng người

Khi tích hợp giới thiệu các tác phẩm tơi chú trọng giới thiệu cho các em học sinh
quan sát tìm hiểu về nội dung, bố cục, đường nét, màu sắc, chất liệu. Những đóng góp của
các họa sĩ, các tác phẩm cho nền mĩ thuật Việt Nam.
Đối với các bài Vẽ tranh, Trang trí, Vẽ theo mẫu nếu là 2 tiết thì tiết 1 nên giới thiệu
cho học sinh quan sát về nội dung, bố cục, hình ảnh, đường nét của các tác phẩm; còn màu
sắc và chất liệu của tác phẩm nên để học sinh tìm hiểu ở tiết 2. Như vậy sẽ đảm bảo nội
dung, mục tiêu bài dạy, vừa để các em có thể quan sát nhiều lần hơn, cơ hội ghi nhớ hình
ảnh các tác phẩm cao hơn.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:

 1).Ví dụ 1: Mĩ thuật 6. Bài 6,7 Vẽ tranh : Cách vẽ tranh Đề tài học tập
Giáo viên giới thiệu cách vẽ tranh đề tài, tìm hiểu đề tài học tập. Khi giới thiệu một
số tranh của họa sĩ có thể giới thiệu tác phẩm: Đi học đêm của họa sĩ Dương Bích Liên, bố
cục chắc chắn; chất liệu sơn dầu khỏe khoắn, khúc chiết.

Đi học đêm - Sơn dầu - 90x130cm (1962)
 2).Ví dụ 2: Mĩ thuật 6. Bài 13,14 Vẽ tranh: Đề tài bộ đội
Khi giới thiệu một số tranh của họa sĩ có thể giới thiệu tác phẩm: Cái bát, Chiến
dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc; Bộ đội trú mưa, Giặc đốt làng tôi, Kết
nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Thành đồng tổ quốc của họa sĩ Nguyễn Sáng.

11


Tình quân dân (Cái bát) - Sơn mài - 80x60cm (1949)
 3).Ví dụ 3: Mĩ thuật 6. Bài 20 Thường thức mĩ thuật: Tranh dân gian Việt Nam
Khi giới thiệu về cách sản xuất tranh dân gian có thể liên hệ đến các tác phẩm khắc
gỗ của các họa sĩ. Họ cũng có các bước làm tranh tương tự như cách sản xuất tranh tranh
Đông Hồ và cho các em xem các tác phẩm khắc gỗ màu: Chợ Nhông, Phong cảnh Sài Sơn
của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung.

Phong cảnh Sài Sơn - Khắc gỗ màu - 30x43cm (1970)
 4).Ví dụ 4: Mĩ thuật 6. Bài 24,25 Vẽ tranh: Đề tài Ngày tết và mùa xuân
Khi giới thiệu một số tranh của họa sĩ có thể giới thiệu về khơng khí, hình ảnh mùa
xuân của đất nước ta trong thời kì cách mạng qua tác phẩm: Đêm giao thừa của họa sĩ
Nguyễn Tư Nghiêm.

Đêm giao thừa - Sơn mài - 70x150cm (1958)
 5).Ví dụ 5: Mĩ thuật 6. Bài 28 Vẽ tranh: Đề tài Mẹ của em
Trong hoạt động tìm và chọn nội dung đề tài có thể giới thiệu hình ảnh người mẹ

trong thời chiến, người mẹ Việt Nam luôn chở che bao bọc cho các chiến sĩ qua các tác

12


phẩm: Sau giờ trực chiến của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và Cái bát của họa sĩ Nguyễn Sỹ
Ngọc

Sau giờ trực chiến - Lụa - 52x73cm (1967)
 6).Ví dụ 6: Mĩ thuật 6. Bài 34, 35 Vẽ tranh: Đề tài Quê hương em
Khi giới thiệu về tranh của các họa sĩ có thể giới thiệu cho các em về vẻ đẹp của mọi
miền quê trên đất nước Việt Nam. Tất cả đều có thể trở thành đề tài thu hút các họa sĩ tiêu
biểu là các tác phẩm: Qua bản cũ của họa sĩ Lê Quốc Lộc, Đánh cá đêm trăng, Hành
quân qua suối của họa sĩ Nguyễn Khang.

Đánh cá đêm trăng - Sơn mài - 80x190cm (1943)
 7).Ví dụ 7: Mĩ thuật 7. Bài 5, 6 Vẽ tranh: Tranh phong cảnh
Giới thiệu về cách vẽ phong cảnh, chọn và cắt cảnh. Một số tranh phong cảnh đẹp
của các họa sĩ:
Phố cổ Hà Nội; Phố vắng; Xe bò trong phố cổ của họa sĩ Bùi Xuân Phái; Chiều vàng,
Mùa gặt của họa sĩ Dương Bích Liên; Phong cảnh Sài Sơn của họa sĩ Nguyễn Tiến
Chung.

Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu (1972)
 8).Ví dụ 8: Mĩ thuật 7. Bài 20 Vẽ theo mẫu: Ký họa

13


Giới thiệu cho học sinh hiểu như thế nào là ký họa, cách ký họa. Phân biệt giữa Ký

họa và Vẽ theo mẫu. Biết một số chất liệu dùng trong ký họa. Giới thiệu một số tập ký
họa nổi tiếng, có ý nghĩa , ghi chép lại một thời kỳ lịch sử - xã hội của Việt Nam như:
Bộ tranh ký họa về nông dân cải cách ruộng đất và Bộ tranh kí họa về bộ đội trong chiến
dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Bộ tranh ký hoạ về nông dân cải cách ruộng đất (1953) ( trích dẫn)
 9).Ví dụ 9: Mĩ thuật 7. Bài 22 Thường thức mĩ thuật: Mỹ thuật Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX đến năm 1954
Biết sơ lược về sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954, sự
thành lập trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu
biểu. Cảm nhận được cái đẹp của các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài cách mạng. Khi
giới thiệu về các chất liệu hội họa giáo viên giới thiệu sâu hơn về các chất liệu:

 Chất liệu sơn dầu: Du nhập từ phương Tây. Một số tác phẩm sơn dầu tiêu biểu: Chân
dung Bác Hồ - Sơn dầu - 31x22,7cm (1946) của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung; Bác Hồ
làm việc ở Bắc Bộ Phủ - Sơn dầu (1946); Xưởng quân giới - Sơn dầu - 40x50cm
(1951) của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Xưởng quân giới - Sơn dầu - 40x50cm (1951)

 Chất liệu sơn mài: Là chất liệu truyền thống dân tộc (đa số tác phẩm đạt giải thưởng
Hồ Chí Minh làm bằng chất liệu sơn mài). Thời kỳ này các họa sĩ Việt Nam đã tìm ra
cách thể hiện chất liệu sơn mài trong sáng tác hội họa (trước đây chất liệu này chỉ
dùng cho các sản phẩm mĩ nghệ truyền thống như đồ dùng hằng ngày và đồ thờ
cúng). Một số tác phẩm sơn mài tiêu biểu: Đánh cá đêm trăng - Sơn mài - 80x190cm
(1943) của họa sĩ Nguyễn Khang; Bộ đội nghỉ chân bên đồi - Sơn mài - 35x49,7cm
(1948) của họa sĩ Tô Ngọc Vân; Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc - Sơn mài 102x183cm (1980) của họa sĩ Dương Bích Liên.

14



Bộ đội nghỉ chân bên đồi - Sơn mài - 35x49,7cm (1948)
 10).Ví dụ 10: Mĩ thuật 7. Bài 23 Thường thức mĩ thuật: Một số tác giả và tác
phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số họa sĩ đối với
nền Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954. Tìm hiểu về các chất liệu tạo nên vẻ
đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật thông qua một số tác phẩm tiêu biểu. Cụ thể như sau:
1) Họa sĩ Tô Ngọc Vân:
Thuộc bộ tứ đầu tiên của Mĩ thuật Việt Nam hiện đại : “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân,
tứ Cẩn”.Tơ Ngọc Vân được đánh giá là người có cơng đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu
sơn dầu ở Việt Nam.
Các tác phẩm: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ - Sơn dầu (1946); Hồ Chủ tịch làm
việc - Khắc gỗ - 60x40cm (1947); Bộ đội nghỉ chân bên đồi - Sơn mài - 5x49,7cm (1948);
Xưởng quân giới - Sơn dầu - 40x50cm (1951); Bừa trên đồi - Bột màu (1953); Bộ tranh ký
hoạ về nông dân cải cách ruộng đất (1953); Bộ tranh ký hoạ về bộ đội trong chiến dịch Điện
Biên Phủ (1954).

Bừa trên đồi - Bột màu (1953)
2) Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
Các tác phẩm: Chân dung Bác Hồ - Sơn dầu- 31x22,7cm (1946); Du kích La Hai Bột màu- 40x50cm (1947); Du kích tập bắn- Bột màu (1948); Học hỏi lẫn nhau - Sơn dầu90x92cm (1960); Công nhân cơ khí - Sơn dầu- 66x92cm (1962); Tan ca, mời chị em đi họp
để thi thợ giỏi - Sơn dầu- 104x118cm (1976).

15


Cơng nhân cơ khí - Sơn dầu- 66x92cm (1962)
Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đã nhận xét: Ông là
hoạ sĩ đồng thời là một nhà nghiên cứu về nghệ thuật truyền thống của dân tộc, mở đầu cho
việc đào tạo lớp các nhà nghiên cứu sưu tầm về lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, có cơng lớn
trong việc xây dựng Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm của ông trong thời kháng chiến

ở Liên khu V đã phản ánh được tinh thần anh dũng của quân và dân ta trong những ngày
đầu kháng chiến với sự nghiên cứu, ơng đã có những tìm tịi sáng tạo mới trong những
tranh về lao động sản xuất cơng nghiệp, là những tác phẩm có giá trị cao.
3) Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh:
Các tác phẩm: Chơi ô ăn quan - Lụa - 63x85cm (1931); Cô gái rửa rau - Lụa (1931);
Bữa cơm ngày mùa thắng lợi - Lụa - 63x78cm (1960); Sau giờ trực chiến - Lụa - 52x73cm
(1967); Trăng tỏ - Lụa (1967); Trăng lu - Lụa (1970); Chân dung tự họa - Lụa (1976).

Cô gái rửa rau - Lụa (1931)
Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh đã nhận xét: Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là
người mở đầu cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Những tranh lụa đầu tiên của họa sĩ triển
lãm ở Pháp đã làm cho thế giới biết đến hội họa Việt Nam. Tranh của ông chân thực, đậm
đà bản sắc dân tộc, thể hiện trên tác phẩm tính cách thiết tha, sâu sắc của con người quê
hương Việt Nam. Tác phẩm của ông được trưng bày trong nước và nhiều nước trên thế giới,
được công chúng hâm mộ đánh giá cao.
4) Họa sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu:
Các tác phẩm: Tranh Hồ Chủ tịch và Thiếu nhi Trung Nam Bắc (vẽ bằng máu trên
lụa, 1947); Hương sen (tượng tròn, 1957); Tượng Võ Thị Sáu (tượng đồng, 1958); Bác Hồ
bên suối Lênin (1980); Bác Hồ với thiếu nhi (tượng đồng, 1993).

16


Tượng Võ Thị Sáu (tượng đồng, 1958)
Riêng tác phẩm: Hồ Chủ tịch và Thiếu nhi Trung Nam Bắc có thể cho các em biết
thêm thơng tin về hồn cảnh, ý nghĩa bức tranh: Trong những năm đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp, để thể hiện tình cảm của mình đối với vị Cha già dân tộc, họa sĩ đã cứa
tay lấy máu vẽ chân dung Người. Bức huyết họa này sau đó đã được gửi ra Việt Bắc, dâng
lên Bác kèm bức thư của tác giả trẻ "Kính gửi Cha già Hồ Chí Minh". Bức thư có đoạn:
"Hơm nay trong cảnh vĩ đại của ngày lễ Độc lập chưa từng có ở Nam Bộ, sau khi nghe lời

Tun ngơn Độc lập của Cha, lời kêu gọi thống thiết hùng mạnh của Cha và Lời ca Hồ Chí
Minh mn năm của đồn thiếu nhi Nam Bộ, con đã cảm xúc vơ cùng và vừa khóc, con vừa
cắt lấy dịng máu trong cánh tay niên thiếu của con để vẽ hình Cha và hình ba em bé Bắc
Trung Nam đang chụm đầu lại dưới chòm râu của Cha trên nền lụa mà quân đội ta đã đánh
tan quân địch đã chiếm lấy được ở trận Giồng Dứa hồi tháng Tư năm nay... Máu con là
máu của Cha truyền cho, máu của con là máu của dân tộc, con có dám làm gì phung phí
máu của con đâu. Tất cả thân con, đời con là của Cha rồi... Kính chào Cha. Mười giờ đêm
2/9/1947".
Bốn tác giả cịn đạt giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1-1996: Nguyễn Sáng, Trần Văn
Cẩn, Nguyễn Phan Chánh sẽ tìm hiểu ở lớp 8; Giới thiệu họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và các
tác phẩm: Con nghé quả thực - Sơn mài - 45x62cm (1957); Đêm giao thừa - Sơn mài 70x150cm (1958); Nông dân đấu tranh chống thuế - Sơn mài - 100x150cm (1958); Tranh
Gióng - Sơn mài - 100x120cm (1976); Thánh Gióng - Sơn mài - 190x120cm (1990); Điệu
múa cổ - Sơn mài (1983).

Con nghé quả thực - Sơn mài - 45x62cm (1957)
 11).Ví dụ 11: Mĩ thuật 7. Bài 34, 35 Vẽ tranh: Đề tài Trò chơi dân gian
Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua việc giới thiệu một số
trò chơi dân gian xưa. Học sinh thấy được nét độc đáo trong bố cục, cách thể hiện tác phẩm
Chơi ô ăn quan của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Họa sĩ ngồi dịng đề tên bằng chữ nho và
đóng dấu son cịn hay đề thơ do chính ơng làm để nói lên cái ý của mình. Giải thích nội
dung dịng chữ trên bức tranh:

17


"Đương ngây thơ chưa quen gì màu son phấn
Chỉ biết đua nhau đuổi bướm tranh hoa
Nhưng lại đón được màu xn hơn nơi lầu son gác tía
Mà khơng học thói làm mây làm mưa trên núi Đương Đài"


Chơi ô ăn quan - Lụa - 63x85cm (1931)
 12).Ví dụ 12: Mĩ thuật 8. Bài 10 Thường thức mĩ thuật: Sơ lược mĩ thuật Việt
Nam giai đoạn 1954-1975
Học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ
thuật nói riêng trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải
phóng miền Nam. Nhận thức sơ lược về một số thành tựu của Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975. Biết thêm về một số chất liệu trong hội họa, điêu khắc. Nhắc lại chất liệu sơn
dầu, sơn mài; giới thiệu về các chất liệu:

 Lụa: Là chất liệu truyền thống của Phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng.
Kĩ thuật vẽ chủ yếu là vẽ màu theo mảng phẳng và dùng nét bao quanh hình trong đó
khối chỉ là gợi tả, màu sắc nhẹ nhàng, ít có sự chuyển biến đột ngột. Với cách thức
hồ trên nền lụa và dùng bút lông mềm để vẽ màu, kết hợp với cọ rửa trong khi vẽ để
khai thác vẻ đẹp mềm mại và óng ả của thớ lụa. Một số tác phẩm tiêu biểu: Được
mùa - Lụa - 50x135cm (1958); Mùa gặt - Lụa (1962) của họa sĩ Nguyễn Tiến
Chung; Bữa cơm ngày mùa thắng lợi - Lụa - 63x78cm (1960); Sau giờ trực chiến Lụa - 52x73cm (1967) của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Mùa gặt - Lụa (1962)

 Màu bột: Là chất liệu gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng, được các họa sĩ Việt Nam hay
dùng để vẽ. Có thể vẽ trên giấy, trên vải, trên lụa. Một số tác phẩm tiêu biểu: Du
kích La Hai - Bột màu - 40x50cm (1947); Du kích tập bắn - Bột màu (1948) của
họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung; Bừa trên đồi - Bột màu (1953) của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

18


Du kích tập bắn - Bột màu (1948)

 Khắc gỗ: Chịu ảnh hưởng của dịng tranh Đơng Hồ và Hàng Trống (nhớ lại cách sản

xuất tranh dân gian ở Mĩ thuật 6). Một số tác phẩm tiêu biểu: Chợ Nhông - Khắc gỗ
màu - 55x44cm (1958); Phong cảnh Sài Sơn - Khắc gỗ màu - 30x43cm (1970) của
họa sĩ Nguyễn Tiến Chung; Hồ Chủ tịch làm việc - Khắc gỗ - 60x40cm (1947) của
họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Hồ Chủ tịch làm việc - Khắc gỗ - 60x40cm (1947)
Về điêu khắc giới thiệu 3 Nhà điêu khắc tiêu biểu với những tác phẩm sáng tác từ
nhiều chất liệu khác nhau:
1) Họa sĩ – Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu:
Các tác phẩm: Tranh Hồ Chủ tịch và Thiếu nhi Trung Nam Bắc (vẽ bằng máu trên
lụa, 1947); Hương sen (tượng tròn, 1957); Tượng Võ Thị Sáu (tượng đồng, 1958); Bác Hồ
bên suối Lênin (1980); Bác Hồ với thiếu nhi (tượng đồng, 1993).

Bác Hồ với thiếu nhi (tượng đồng, 1993)
2) Nhà điêu khắc Nguyễn Hải:
Các tác phẩm: Nguyễn Văn Trỗi - Tượng đồng - cao 1,4m; Thánh Gióng - Tượng
đồng - cao 1m (1972); Chiến thắng Điện Biên Phủ - Tượng đồng - cao 1,65m (1964); Mùa

19


xuân chiến thắng - Tượng thạch cao (1976); Đài tưởng niệm hịa bình - Tượng đài - Đá - cao
5m; Thủ Khoa Huân - Tượng đài (1986).

Nguyễn Văn Trỗi - Tượng đồng - cao 1,4m
3) Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim:
Các tác phẩm: Chân dung Bác Hồ - Tượng đồng - cao 0,58m (1946); Hạnh phúc Phù điêu - Sơn thếp - 100x56cm (1949); Chân dung cháu gái - Tượng đồng (1958); Nữ du
kích - Tượng gỗ (1962); 11 cơ tự vệ thành phố Huế - Phù điêu (1968).

Chân dung cháu gái - Tượng đồng (1958)

 13).Ví dụ 13: Mĩ thuật 8. Bài 11 Thường thức mĩ thuật: Một số tác giả, tác phẩm
tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Giúp học sinh hiểu biết thêm về các thành tựu Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 1975 thông qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Hiểu biết thêm về một số chất liệu
trong sáng tác mĩ thuật. Cụ thể:
Giới thiệu ba tác giả đạt giả thưởng Hồ Chí Minh về Mĩ thuật đợt 1:
1) Họa sĩ Trần Văn Cẩn:
Thuộc bộ tứ đầu tiên của Mĩ thuật Việt Nam hiện đại : “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân,
tứ Cẩn”. Ơng có cơng lớn trong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của
mĩ thuật Việt Nam.
Các tác phẩm: Tát nước đồng chiêm - Sơn mài- 60x92cm (1958); Công nhân mỏ Sơn dầu (1960); Nữ dân quân miền biển - Sơn dầu- 59x91cm (1960); Thằng cu đất mỏ Sơn mài (1962); Mùa đông sắp đến - Sơn mài- 70x120cm (1962); Mưa mai trên sông Kiến Sơn mài (1972).

20


Mùa đông sắp đến - Sơn mài- 70x120cm (1962)
2) Họa sĩ Nguyễn Sáng :
Thuộc bộ tứ thứ hai của Mĩ thuật Việt Nam hiện đại : “Nghiêm, Liên, Sáng, Phái”.
Là họa sĩ đã có cơng đáng kể trong việc cách tân lĩnh vực tranh sơn mài và sơn dầu.
Các tác phẩm: Giặc đốt làng tôi - Sơn dầu- 80x130cm (1954); Kết nạp Đảng trong
chiến hào Điện Biên Phủ - Sơn mài - 112x180cm (1963); Thành đồng Tổ quốc - Sơn mài 112x200cm (1978); Bộ đội trú mưa - Sơn mài - 70x100cm (1970); Thiếu nữ bên hoa sen Sơn dầu - 80x130cm (1972).

Kết nạp Đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ
- Sơn mài - 112x180cm (1963)
Riêng bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng được
công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg (ngày 30/12/2013) của Thủ
tướng Chính phủ. Hiện nay, tác phẩm đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
(số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).
3) Họa sĩ Bùi Xuân Phái:
Thuộc bộ tứ thứ hai của Mĩ thuật Việt Nam hiện đại : “Nghiêm, Liên, Sáng, Phái”.
Các tác phẩm: Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu- 90x110cm (1954); Vợ chồng chèo Sơn dầu (1967); Sân khấu chèo - Sơn dầu (1968); Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu

(1968); Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu (1972); Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu (1972); Phố vắng Sơn dầu (1981); Trước giờ biểu diễn - Sơn dầu- 60x80cm (1984).

Trước giờ biểu diễn - Sơn dầu- 60x80cm (1984)
Phố cổ trong tranh Bùi Xuân Phái được gọi là con phố thứ 37:
"Tôi gửi một lá thư về Phố Phái
Người đưa thư sẽ mang tới phố anh."
Văn Cao

21


Giới thiệu thêm vài nét về họa sĩ Dương Bích Liên và các tác phẩm: Bác Hồ đi công
tác ở Việt Bắc - Sơn mài - 102x183cm (1980); Chiều vàng - Sơn mài - 63x92cm (1962);
Mùa gặt - Sơn dầu - 74x94cm (1954); Đi học đêm - Sơn dầu - 90x130cm (1962).

Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc - Sơn mài - 102x183cm (1980)
Ơng có đến 2/3 tác phẩm về đề tài phụ nữ, trong đó có những tác phẩm là tuyệt tác
của hội hoạ Việt Nam hiện đại, với hành ngữ của giới mộ điệu: " Phố Phái, Gái Liên" hoặc:
“Vẽ nhà Xuân Phái, vẽ gái Bích Liên”.
 14).Ví dụ 14: Mĩ thuật 8. Bài 14,15 Vẽ tranh: Đề tài Gia đình
Giới thiệu những hình ảnh gia đình trong cuộc sống hằng ngày và từ nhiều góc nhìn,
khía cạnh khác nhau: cảnh gia đình hạnh phúc, gia đình khơng hạnh phúc và phải làm gì để
gia đình hạnh phúc, cũng như vai trò của người con trong gia đình. Từ đó giáo dục các em
biết u thương ơng bà, bố mẹ, anh chị em và các thành viên trong dịng tộc.
Có thể giới thiệu các tác phẩm: Bữa cơm vụ mùa thắng lợi, sau giờ trực chiến của
họa sĩ Nguyễn Phan Chánh; Gia đình mục đồng của Nguyễn Khang; Vợ chồng Chèo của
Bùi Xuân Phái.

Bữa cơm ngày mùa thắng lợi - Lụa - 63x78cm (1960)
 15).Ví dụ 15: Mĩ thuật 8.Bài 19,20 Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em

Học sinh hiểu như thế nào là ước mơ. Phân tích, định hướng cho các em để các em
có thể lựa chọn cho mình những ước mơ đẹp, thiết thực và phù hợp với bản thân và để biến
ước mơ đó thành hiện thực. Ở những tranh dân gian Việt Nam cũng có nội dung chúc tụng
thể hiện những ước mơ dản dị trong cuộc sống.
Các tác phẩm của họa sĩ cũng khai thác nhiều về mảng đề tài này: Tác phẩm Hịa
bình hữu nghị của họa sĩ Nguyễn Khang, Giữ lấy hịa bình của Họa sĩ Lê Quốc Lộc, Bắc
Nam một nhà của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ.

22


Hồ bình và hữu nghị - Sơn mài - 90x90cm (1958)
 16).Ví dụ 16: Mĩ thuật 8.Bài 21,22 Vẽ theo mẫu: Vẽ chân dung
Học sinh phân biệt giữa ảnh chân dung và tranh chân dung. Giới thiệu cho học sinh
hiểu như thế nào là vẽ chân dung, các loại tranh chân dung, cách vẽ tranh chân dung. Chú ý
đặc tả đặc đểm riêng và trạng thái tình cảm của nhân vật. Giáo viên cho học sinh xem một
số tranh chân dung của họa sĩ rất thành công trong việc đặc tả khơng chỉ đặc điểm trên hình
thể mà cịn cả về nội tâm nhân vật như:
Thiếu nữ bên hoa sen của họa sĩ Nguyễn sáng; Em Liên của họa sĩ Huỳnh Văn
Gấm; Chân dung tự họa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh;Chân dung Bác Hồ của họa sĩ
Nguyễn Đỗ Cung.

Thiếu nữ bên hoa sen - Sơn dầu - 80x130cm (1972)
 17).Ví dụ 17: Mĩ thuật 8.Bài 25,26 Vẽ trang trí: Vẽ tranh cổ động
Học sinh hiểu như thế nào là tranh cổ động, vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong
cuộc sống và trong cách mạng. Ở Việt Nam, tranh cổ động gắn liền với cuộc đấu tranh giải
phóng và bảo vệ độc lập dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, tranh cổ động thực sự đã
trở thành công cụ đắc lực cho việc truyền bá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Bên cạnh đó truyền tải ý chí quyết tâm của quân và dân ta chống lại thực dân
Pháp. Đồng thời, tranh cổ động cũng là hình thức tái tạo chân thực đời sống xã hội đương

thời lúc đó.
Giới thiệu hình thức vẽ tranh cổ động tuyên truyền xưa. Các bức tranh cổ động cách
mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước. Tác phẩm “Thừa thắng
xông lên” của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm là tranh cổ động duy nhất đạt giải thưởng Hồ Chí
Minh về Mĩ thuật.
 18).Ví dụ 18: Mĩ thuật 8. Bài 28, 29 Vẽ theo mẫu: Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người
và tập vẽ dáng người

23


Giới thiệu về tỉ lệ cơ thể người, một số dáng người. Hiểu được tầm quan trọng của vẽ
đúng dáng người, tỉ lệ cơ thể người để bổ trợ cho các bài vẽ tranh, phân tích tranh. Cho học
sinh xem tranh, ảnh toàn thân: trẻ em, thiếu niên, thanh niên. Nhận thấy được vẻ đẹp bên
ngoài của con người phụ thuộc vào sự cân đối của tỉ lệ các bộ phận. Nên giới thiệu một số
dáng người trong tranh họa sĩ, các dáng người trong ký họa như: Các bức tranh ký họa về
nông dân cải các ruộng đất; Bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô Ngọc
Vân, các tác phẩm: Nữ dân quân miền biển, Tát nước đồng chiêm của họa sĩ Trần Văn
Cẩn.

Nữ dân quân miền biển - Sơn dầu - 59x91cm (1960)
 19).Ví dụ 19: Mĩ thuật 9. Bài 5, 6 Vẽ tranh: Đề tài Phong cảnh quê hương
Nhớ lại như thế nào là tranh phong cảnh, cách chọn và cắt cảnh. Thể hiện được tình
cảm , tình yêu quê hương đất nước qua những cảnh đẹp quê hương.
Giáo viên liên hệ đến những cảnh đẹp ở Tây Ngun, ở Bn Đơn. Ngồi ra giới
thiệu về tình yêu quê hương đất nước của các họa sĩ. Họ yêu từng khóm lúa, bờ tre, gốc
mít…: Các bức tranh vẽ Phố cổ Hà Nội của họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nhà tranh gốc mít của
họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ; Chiều vàng, mùa gặt của họa sĩ Dương Bích Liên.

Nhà tranh gốc mít - Sơn mài - 67x105cm (1958)

 20).Ví dụ 20: Mĩ thuật 9. Bài 8, 9 Vẽ trang trí: Tập phóng tranh ảnh
Giáo dục học sinh hiểu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phóng tranh ảnh
trong nghiên cứu, học tập và sáng tạo. Biết cách phóng tranh, ảnh. Học sinh có thể “chép”
lại các bức tranh của các họa sĩ mà mình u thích, sử dụng kĩ thuật phóng tranh, ảnh.
Có thể gợi ý các tác phẩm: Em Liên của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm; Chân dung Bác
Hồ của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung…

24


Em Liên - Sơn mài - 66x45cm (1958)
 21).Ví dụ 21: Mĩ thuật 9. Bài 14 Vẽ theo mẫu: Tập vẽ dáng người
Giúp học sinh nắm rõ tỉ lệ cơ thể người, các tư thế, dáng người, tìm hiểu một số dáng
động. Xem tranh của các họa sĩ về các dáng người: Bộ tranh ký họa về nông dân cải cách
ruộng đất và Bộ tranh ký họa về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô
Ngọc Vân; Tác phẩm Trái tim và nòng súng của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm; Đổi ca, Tình
quân dân (Cái bát) của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc.

Trái tim và nòng súng - Sơn mài - 70x140 cm (1963)
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Phương pháp tích hợp, quan sát, phân tích tìm hiểu tác phẩm, hoạt động nhóm là các
phương pháp dạy học ln cần có trong mỗi bài dạy. Khi áp dụng những nội dung trên vào
các trường hợp bài dạy, lớp học cụ thể cần có sự vận dụng linh hoạt, chủ động để phù hợp
với điều kiện thực tế từng lớp, từng đối tượng học sinh. Nên kết hợp nhuần nhuyễn giữa các
phương pháp dạy học với nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Người giáo viên cũng cần đầu
tư, tìm tịi và cập nhật nhiều tư liệu, hình ảnh để làm phong phú nội dung bài học. Đan xen
thêm nhiều hoạt động như “trò chơi ” nhằm củng cố nội dung bài và khơi gợi hứng thú, sự
tích cực, chủ động cho các em.
Ngược lại, nếu áp dụng một cách máy móc, khơ cứng và không phù hợp sẽ không thu
được kết quả tốt mà có thể sẽ làm sai lệch trọng tâm bài dạy, nhiều học sinh sẽ thụ động,

không thể tiếp thu và tham gia vào nghiên cứu, tìm tịi kiến thức mới. Vì vậy khơng thể đạt
được mục tiêu mà mỗi bài học hướng đến.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Qua thời gian áp dụng đề tài này cùng với khả năng vận dụng của các em học sinh tôi
thấy rằng kết quả dạy - học có chuyển biến tốt. Bản thân tơi đã ứng dụng công nghệ thông
tin vào một số tiết dạy, làm đồ dùng dạy học, chuyên đề mĩ thuật có sử dụng tranh ảnh các
tác phẩm mĩ thuật, các họa sĩ. Đã kết hợp các phương pháp dạy học, đặc biệt là phương
pháp quan sát, tổ chức trò chơi mĩ thuật tạo hứng thú, sáng tạo cho các em học sinh. Tôi

25


×