Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

DOI MOI TO CHUC QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC o TRUONG THPT THEO DINH HUONG PHAT TRIEN NANG LUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 25 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
An Giang, tháng 7 năm 2016


Không thích ứng thì bị diệt
vong

Loài sống sót không phải là loài mạnh nhất mà là
loài thích nghi tốt nhất (Đac uyn)






Một số nhiệm vụ
trọng tâm của
giáo dục trung
học trong giai
đoạn hiện nay


Nhiệm vụ trọng tâm GDTrH giai đoạn hiện nay
1. Triển khai chương trình hành động thực hiện:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần
thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công


nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
 Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc
hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông;
 Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông.


Nhiệm vụ trọng tâm GDTrH giai đoạn hiện nay
2. Đổi mới nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối
với các cơ sở giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp công
tác quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc
thực hiện kế hoạch giáo dục và năng lực quản lý nhà trường
của đội ngũ cán bộ quản lý
3. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học, nhằm phát huy tích tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh, tăng cường kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng các
kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa hình
thức học tập, chú trọng các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu KHKT, các ứng dụng CNTT trong dạy và học


Nhiệm vụ trọng tâm GDTrH giai đoạn hiện nay
4. Đẩy mạnh đổi mới hình thức, phương pháp, thi và kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kết hợp đánh giá
quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm, đánh giá
của giáo viên đối với học sinh và đánh giá của học sinh lẫn
nhau, đánh giá của nhà trường kết hợp với gia đình và xã

hội.
5. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QL GD về năng lực
chuyên môn, có tâm, có tầm, đáp ứng theo yêu cầu chuẩn
nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.


Các thành tố của giáo dục
Quản

lý, cơ chế giáo dục,văn bản điều hành
Đội ngũ giáo viên, nguồn nhân lực;
Kiểm tra đánh giá.
Phương pháp giảng dạy
Chương trình khung, chương trình nhà trường
Sách giáo khoa, giáo trình dạy và học;
Cơ sở vật chất trang thiết bị



Đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của các hoạt động giáo
dục trong trường THPT theo định hướng phát triển năng lực
và phẩm chất HS.

3 Phẩm chất
1. Sống yêu thương
2. Sống trách
nhiệm.
3. Sống tự chủ

8 Năng lực

1. Tự học (các môn học)
2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
(các môn học, HĐ trải nghiệm)
3. Thẩm mỹ (hoạt động GD)
4. Thể chất (HĐGD, Thể dục, Thể thao)
5. Giao tiếp (Ngữ văn, KHXH,các môn học)
6. Hợp tác (các môn học)
7. Tính toán (toán, KHTN)
8. Sử dụng CNTT và truyền thông


Đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của các hoạt động giáo
dục trong trường THPT theo định hướng phát triển năng lực
và phẩm chất HS.

Anh chị hãy chọn một năng lực và lấy ví dụ minh họa
môn học của mình giảng dạy để phát triển năng lực đó.


Định hướng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học chuyển dần từ giáo dục định
hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất.
Đổi mới về tự chủ chương trình, nội dung giáo dục.
 Kết cấu chương trình, tinh giản, hiện đại thiết thực, tăng

thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiển.
 Xây dựng chương trình một số môn học tự chọn gắn

với thực tế địa phương: Nghề, Thể dục, Công

nghệ…
 Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các

hoạt động giáo dục ngoài lớp học, giáo dục kỹ năng
sống, các hoạt động xã hội…


Định hướng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học chuyển dần từ giáo dục định hướng nội dung sang
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất.
Đổi mới về tự chủ chương trình, nội dung giáo dục.

- Rà soát chương trình hiện hành, tinh giảm những nội dung
hàn lâm, sắp xếp nội dung học trong một cấp học (theo hai
hướng: tinh giảm kiến thức ở lớp trên nếu lớp dưới đã học
hoặc bổ sung thêm cho đầy đủ; tinh giảm lớp dưới để chuyển
lên học toàn bộ ở lớp trên) bổ sung thêm những nội dung
mới cập nhật với tình hình thực tiễn.
- Tiếp cận với hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy
đang triển khai thực hiện theo mô hình trường học mới lớp 6
và lớp 7 tại các trường THCS trong tỉnh.


Định hướng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học chuyển dần từ giáo dục định
hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực

phẩm
chất. pháp và hình thức tổ chức dạy học.


Tiếp
cận phương
 Tiếp tục áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại, phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, theo đặc trưng của môn học.
 Từng bước tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả, các bước tổ chức
hoạt động nhóm cần phát huy đúng nghĩa của quá trình tự học và thảo
luận các ý kiến chung của nhiều người .
 Giảm bớt, khắc phục một số nhược điểm của phương pháp dạy học
thuyết trình, chú trọng hướng dẫn tính tự học của học sinh, hướng cho
học sinh trình bày bảo vệ ý kiến của mình, lắng nghe và phản biện ý
kiến của bạn.
 Tăng cường khai thác các thiết bị kỹ thuật hiện đại như internet, thiết
bị nghe nhìn, máy vi tính, hình ảnh, mẫu vật, mô hình thiết bị mô
phỏng phục vụ cho công tác học tập.


Định hướng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học chuyển dần từ giáo dục
định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng
phẩm
chất.
lực
Tiếpvà
cận
phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học.
 Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, hướng
dẫn học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật, đưa nội dung
hướng dẫn học sinh nghiên cứu đề tài khoa học vào sinh hoạt tổ /
nhóm chuyên môn, gíao viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề

thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh
hoạt lớp, chào cờ, ngọai khóa để định hướng, hình thành ý tưởng
về dự án nghiên cứu của học sinh.
 Quan tâm mô hình dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tìm hiểu
về kinh doanh, bảo vệ môi trường, các di sản vật thể, phi vật thể
của quốc gia, của địa phương, dạy học gắn với làng nghề truyền
thống địa phương, các di tích lịch sử địa phương…


Định hướng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học chuyển dần từ giáo dục định
hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực và
phẩm
chất.


Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh theo định
hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

Khách quan chính xác, công bằng trong tổ chức kiểm tra, thi. hạn chế học sinh
học vẹc, học theo đề cương, mẫu … Chuyễn dần từ kiểm tra ghi nhớ kiến thức
sang coi trọng đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn
đề thực tế cuộc sống, các chính kiến của học sinh về các vấn đề xã hội,
Đẩy mạnh đánh giá theo nhận xét, đánh giá quá trình học tập của học sinh, thông
qua các kết quả thực nhiệm vụ học tập của giáo viên giao, kịp thời giúp đở học
sinh vượt qua những khó khăn trong học tập giúp học sinh tự tin vươn lên,
tránh những nhận xét có tính xúc phạm làm tổng thương tâm lý học sinh.
Xây dựng các đề thi, đề kiểm tra có ma trận, hướng đến các vấn đề tich hợp liên
môn, các chính kiến của học sinh trước những tình huống thực tiển cuộc sống.



Định hướng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học chuyển dần từ giáo dục định hướng nội dung sang định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất.
 Đổi mới quản lý hoạt động giáo dục, hoạt động tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm.
 Toàn ngành đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới quản lý hoạt động giáo dục tuy nhiên
còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, thời gian tới cần cụ thể hóa những nội dung như:
 Đổi mới quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.
 Đổi mới quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Đổi mới QL hoạt động của GVCN.
 Đổi mới QL họat động học tập của học sinh
 Đổi mới QL mối quan hệ nhà trường gia đình và xã hội.
 Đổi mới QL mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể.
 Đổi mới về việc ứng dung hệ thống thông tin và môi trường dạy học
 Đổi mới QL phát triển nguồn lực vật lực phục vụ cho công tác giảng dạy


Vì sao bạn phải
thay đổi

Bạn thay đổi vì hai lý do
Hoặc là bạn đã học được những bài học đủ để
bạn muốn thay đổi
Hoặc là bạn đã bị tổn thương đủ để bạn cần
phải thay đổi


Nguyên tắc bể cá

Cá nuôi trong bể dù nuôi lâu thế nào củng

không lớn hơn các thả xuống ao
Giáo dục con trẻ cũng vậy.
Muốn con phát triển phải cho con có không gian tự do.
Cha mẹ mãi bao bọc, con vĩnh viễn không thể thành con
cá lớn được


Nguyên tắc hiệu ứng gió nam
Gió Bắc thổi vào mùa đông, càng mãnh liệt, vũ bão bao nhiêu
thì càng khiến người ta mặc thêm nhiều quần áo để chống cự
lại bấy nhiêu.
Gió Nam thổi vào mùa hè, chỉ cần phe phẩy nhè nhẹ là đã
khiến người ta phải trút bỏ bớt quần áo cho đỡ nóng nực.
Giáo dục trẻ nhỏ cũng thế. Càng to tiếng phê bình trẻ, trẻ
càng không nghe lời. Ngược lại, nếu bao dung, cảm thông với
trẻ, dùng lời lẽ lí trí, mềm mỏng thì trẻ sẽ hiểu ra vấn đề và
tiến bộ hơn.


 Hiệu ứng Robert Rosenthal
Robert Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ, năm 1966 ông làm một
thí nghiệm thú vị về thành tích kỳ vọng đối với các học sinh.
Ông đến một lớp học bất kỳ và chọn ra vài cái tên ngẫu nhiên
trong danh sách lớp, sau đó ông giao cho giáo viên chủ nhiệm bản danh sách
 “Những học sinh có triển vọng nhất” này. 8 tháng sau Rosenthal cùng người
trợ lý quay lại lớp học kia, và kỳ tích đã xảy ra, tất cả những em có tên trong
danh sách đều trở thành những học sinh xuất sắc của lớp.
Bí quyết nâng cao thành tích học tập của các em học sinh kia thật ra rất đơn
giản, đó là vì chúng đã được thầy giáo quan tâm và đánh giá cao hơn.
Như vậy, có thể rút ra: bạn kì vọng con bạn trở thành người như thế nào, con

bạn sẽ có khả năng trở thành người như thế. Mọi đứa trẻ đều có thể trở thành
thiên tài nếu chúng được tin tưởng và kì vọng đúng mực.


Mười điều giáo viên cần quan
1.Luôn mỉm cười: Nụ cười là cánh cửa đi vào trái tim mỗi đứa
tâm
trẻ một cách nhanh nhất

2. Làm việc chăm chỉ: Đó là cách duy nhất tạo nên sự tin tưởng
và ngưỡng mộ của những đứa trẻ đối với bạn.
3. Học tập chăm chỉ: làm cho mỗi bài giảng trở nên thú vị và gây
ấn tượng
4. Sự sáng tạo: Tạo nên dấu ấn khắc sâu vào tâm khảm hs
5. Tình yêu công việc: tạo nên sự không nhàm chán và không
hạnh phúc trong học tập
6. Sự nghiêm túc: lớp học không có chỗ cho sự cẩu thả
7. Lòng can đảm: biết chấp nhận thất bại như là một sự thách thức
8. Thân thiện: nhưng không suồng sã là bí quyết thành công của
người lãnh đạo
9. Nhân cách: người thầy như hương của hoa
10.Làm nhưng gì tốt nhất: Nếu bạn làm những gì tốt nhất cho đứa
trẻ thì những gì tốt nhất cũng sẽ đến với bạn


×