Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

báo cáo thực tập công ty điện lực Đình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.96 MB, 50 trang )

1

PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH ĐỊNH
Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH
1.1. Những mốc son phát triển:
- Tháng 4/1975, khi chính quyền cách mạng của 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi tiếp
quản nguồn và lưới điện của 2 nhà máy tại 2 thị xã cách nhau gần 170km chỉ có 14 tổ máy
phát điện Diesel với tổng công suất lắp đặt 14.600kW, còn lưới điện thì quá cũ nát, phải vừa
tích cực sửa chữa phục hồi để vừa đưa vào sử dụng lại và vận hành được tổng sản lượng
điện 14 triệu kWh/năm cho những năm đầu tiên sau ngày giải phóng, phục vụ cho ánh sáng
sinh hoạt và dịch vụ, khởi động lại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ trong toàn tỉnh.
- Ngày 8/12/1976, Sở Quản lý và phân phối điện Nghĩa Bình được thành lập theo
quyết định số: 3793/QĐ-TCCB-3, trên cơ sở sát nhập 2 nhà máy điện Quy Nhơn và Quảng
Ngãi.
- Ngày 25/5/1981, Sở quản lý và phân phối điện Nghĩa Bình được đổi tên là Sở Điện
lực Nghĩa Bình theo quyết định số: 326/ĐL-TCCB-3 của Bộ Điện lực.
- Thời điểm năm 1989, sau khi tách 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, Sở Điện lực
Bình Định được thành lập, lúc bấy giờ sản lượng điện cung cấp riêng cho tỉnh Bình Định đã
lên đến 73, 33 triệu kWh. Nguồn điện quốc gia đã nối liền và cấp điện đến Bình Định vào
ngày 20/8/1993 với cấp điện áp 35kV từ trạm E16 110kV Quảng Ngãi qua đường dây
110kV Quảng Ngãi - Vĩnh Sơn - Bình Định dài 220km. Công suất điện lưới quốc gia về
Bình Định trong giai đoạn đầu đã đạt được từ 6-8MW, bổ sung nguồn điện quí giá cho Bình
Định, cải thiện đáng kể tình trạng “4 có 3 không” trong một thời gian dài.
- Cuối năm 1994, được sự quan tâm đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam,
UBND Tỉnh Bình Định…, các công trình điện cho Miền Trung nói chung cũng như cho tỉnh
Bình Định nói riêng, lần lượt đưa vào vận hành khai thác như: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn
(66MW), các trạm 220/110/35kV Phú Tài (E21), 110/22/15kV-40MVA Quy Nhơn (E20) …
mở ra bước ngoặc quan trọng để Bình Định cùng các tỉnh Miền Trung thoát khỏi tình trạng
“đói” điện triền miên.
- Ngày 8/3/1996, Sở Điện lực Bình Định được đổi tên thành Điện lực Bình Định, trực
thuộc Công ty Điện lực 3 theo quyết định số: 259/ĐVN-TCCB-LĐ trực thuộc Công ty Điện


lực 3.
- Và từ ngày 02/6/2010, Điện lực Bình Định được nâng cấp hoạt động và đổi tên là
Công ty Điện lực Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.
1.2. Sự trưởng thành của Công ty:
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có 11 trạm biến áp 110kV, 1 trạm biến áp
220kV nhiều nhất trong các tỉnh khu vực Miền Trung và Tây nguyên - tạo ra sự thuận lợi và
linh hoạt trong việc tiếp nhận nguồn điện quốc gia.
Hiện nay có khoảng 99,2% hộ dân nông thôn trong toàn tỉnh được dùng điện, nâng số
khách hàng của Công ty Điện lực Bình Định lên gần 280.000 khách hàng.
Năm 2011, đánh dấu bước trưởng thành của hơn 800 CBCNV Công ty Điện lực Bình
Định khi đạt được 3 đỉnh cao ấn tượng trong SXKD điện năng: Sản lượng thương phẩm đạt
trên 1 tỷ kWh, Doanh thu từ kinh doanh điện năng đạt trên 1.000 tỷ đồng và giá điện bình
quân cũng đạt con số trên 1000 đồng/kWh
Bước vào năm kế hoạch 2013, Công ty Điện lực Bình Định đã xây dựng kế hoạch sản
lượng điện thương phẩm cho toàn tỉnh lên đến trên 1,35 tỷ kWh, với giá bán bình quân trên
1.400đồng/kWh.


2

Công ty Điện lực Bình Định nhiều năm qua liên tục đứng vào tốp dẫn đầu thi đua của
các Điện lực khu vực Miền Trung và Tây nguyên, của khối các đơn vị Trung ương đóng
chân trên địa bàn tỉnh Bình Định.


3

Chương 2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
2.1. Sơ đồ tổ chức và quản lý của Công ty:


Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Bình Định.
2.2. Sơ đồ tổ chức và quản lý của phòng Điều độ:


4

Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng

Bộ phận tính
toán BVRL và
tự động

Bộ phận vận
hành SCADA
- DMS

Bộ phận
phương thức

Bộ phận trực
ban chỉ huy
Điều độ

Sơ đồ tổ chức phòng Điều độ.
Chú thích:
a. Đường nét liền: Biểu thị mối quan hệ phụ trách trực tiếp giữa Lãnh đạo phòng đến
các bộ phận trong phòng Điều độ.
b. Đường nét đứt: Biểu thị mối quan hệ trực tiếp giữa Lãnh đạo phòng đến các bộ phận

trong phòng Điều độ khi Trưởng phòng đi vắng và ủy quyền cho Phó Trưởng phòng
Điều độ điều hành công việc trong phòng.
c. Đường nét liền có mũi tên hai đầu: Biểu thị mối quan hệ qua lại, trao đổi trong công
việc.
2.2.1. Chức năng của phòng Điều độ:
Phòng điều độ có chức năng tham mưu cho Giám đốc vận hành hệ thống điện thuộc
phạm vi quản lý của Công ty nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục ổn định, đảm
bảo chất lượng điện năng và đạt hiệu quả kinh tế. Tham mưu cho Giám đốc về phương thức
vận hành ngắn hạn, dài hạn, tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ tự động và quản lý vận hành
hệ thống mini SCADA.
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và công việc tại phòng Điều độ:
- Tổ chức khai thác vận hành hệ thống điện một cách hiệu quả, đảm bảo công suất và
sản lượng điện theo kế hoạch đã được Giám đốc Công ty duyệt, đảm bảo chất lượng điện
năng nằm trong giới hạn cho phép theo quy định hiện hành.
- Nhận và thực hiện các mệnh lệnh điều hành của điều độ A3 trong việc chỉ huy điều
độ HTĐ Bình Định. Liên hệ chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong công tác điều độ hệ
thống điện để phối hợp vận hành hệ thống điện cho an toàn và hiệu quả.
- Chỉ huy vận hành lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục
và hiệu quả. Chỉ huy thao tác các thiết bị theo quyền điều khiển và phân loại khu vực bị sự
cố trên lưới điện để đơn vị trực tiếp quản lý lưới điện có biện pháp xử lý sự cố nhanh chóng
và an toàn.


5

- Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới phân phối thuộc quyền điều khiển.
- Lập phương thức vận hành tối ưu hệ thống điện trong điều kiện bình thường, điều
kiện có sa thải bớt phụ tải, điều kiện có sự cố và phương thức cấp điện phục vụ các ngày lễ,
tết. . .
- Lập phương thức kết dây trong ngày; dự kiến nhu cầu phụ tải của lưới điện phân

phối, phân bổ công suất và sản lượng cho các Điện lực theo kế hoạch phân bổ sản lượng của
Tổng Công ty (nếu có).
- Lập phương thức vận hành khi hệ thống điện có những xuất tuyến (hay những trạm)
đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành khi đã thực
hiện xong. Giải quyết đăng ký của các đơn vị trực thuộc Công ty hay bên ngoài Công ty
đăng ký công tác trên lưới điện thuộc quyền điều khiển của điều độ, cấp phiếu thao tác để
thực hiện sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ trên lưới điện và đưa vào vận
hành khi đơn vị công tác đã thực hiện xong.
- Trình Giám đốc Công ty duyệt việc các đăng ký cắt điện của các đơn vị để công tác
trên hệ thống điện và thông báo lịch cắt điện qua phương tiện thông tin đại chúng để khách
hàng biết khu vực mất điện, thời gian mất điện theo đúng quy định hiện hành.
- Điều chỉnh nguồn công suất vô công (gồm trạm bù tĩnh của Công ty và của khách
hàng), điều chỉnh nấc phân áp của máy biến áp trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều
khiển để giữ điện áp các điểm nút theo đúng quy định của Tổng Công ty.
- Huy động nguồn điện nhỏ (bao gồm các trạm diesel, trạm thủy điện nhỏ) trong lưới
điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của Tổng công ty.
- Theo dõi, nắm tình hình các nguồn diesel của khách hàng có nối với lưới điện phân
phối thuộc quyền điều khiển để có biện pháp xử lý và huy động khi có yêu cầu của Tổng
công ty.
- Theo dõi, kiểm tra việc chỉnh định và hoạt động của các bộ tự động sa thải phụ tải
theo tần số trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo mức yêu cầu của A3.
- Tính toán và chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trên lưới điện thuộc quyền điều
khiển.
- Chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển của
điều độ.
- Phối hợp với phòng Kinh doanh Công ty về quản lý, phân loại các loại phụ tải để
tham mưu cho Giám đốc Công ty có chủ trương cung cấp điện hợp lý nhằm đáp ứng được
nhu cầu cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các ngành trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
- Thực hiện công tác thống kê theo dõi thông số vận hành lưới điện, tình trạng vận

hành các thiết bị ðiện, phân tích và tìm nguyên nhân sự cố, đề xuất các giải pháp khắc phục
sự cố và giảm sự cố xảy ra trên lưới điện. Báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo yêu cầu của
Giám đốc Công ty.
- Lập phương thức, chỉ huy các thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình
mới thuộc quyền điều khiển.
- Quản lý theo dõi hệ thống máy tính phục vụ công tác điều độ vận hành HTĐ và vận
hành hệ thống Mini SCADA.
- Phối hợp với các Phòng chức năng tổ chức diễn tập xử lý sự cố trong lưới điện thuộc
quyền điều khiển, tham gia diễn tập sự cố toàn HTĐ miền. Chỉ đạo, tham gia diễn tập xử lý
sự cố các trạm điện, các nguồn điện nhỏ trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển
của Điều độ Công ty.
- Tổ chức đào tạo và bồi huấn các chức danh của cấp điều độ lưới điện phân phối.
Tham gia đào tạo, bồi huấn và kiểm tra sát hạch trưởng kíp vận hành, công nhân vận hành


6

các nguồn điện nhỏ, các trạm điện, công nhân làm nhiệm vụ trực điện thao tác thuộc quyền
điều khiển.
- Tổng kết, báo cáo và cung cấp số liệu theo yêu cầu của cấp trên và của A3.
- Theo dõi tình hình vận hành của lưới điện phân phối, báo cáo với lãnh đạo Công ty
các thiết bị đường dây, trạm biến áp thuộc quyền điều khiển bị quá tải để đưa vào chương
trình chống quá tải.
- Quản lý vận hành và khai thác sử dụng hệ thống SCADA/DMS và hệ thống máy tính
chuyên dụng một cách hiệu quả, an toàn.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu thiết bị và công trình mới theo phân cấp của Công ty.
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn và chỉnh lý tài liệu, quy trình liên quan đến công tác
điều độ lưới điện phân phối cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của cấp trên.
- Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác vận hành và
chiến lược phát triển lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy phạm hiện hành.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo yêu cầu của Giám đốc
Công ty.

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN BÌNH ĐỊNH
3.1. Cấu trúc lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh Bình Định.


7

3.1.1. Giới thiệu chung về lưới điện phân phối Bình Định:
Trước năm 1991, lưới điện phân phối tỉnh Bình Định được cấp điện từ các nguồn
Diesel: trạm diesel Nhơn Thạnh, Trạm diesel Trà Ổ, trạm diesel Bồng Sơn. Toàn bộ đường
dây trung áp tiết diện nhỏ, vận hành với các cấp điện áp 6kV, 10kV, 15 kV. Lưới điện trung
áp còn nhỏ lẻ, cấp điện cục bộ trên một số địa bàn. Các thiết bị điện như máy biến áp phân
phối, thiết bị bảo vệ, thao tác còn lạc hậu kỹ thuật.
Từ năm 1991 đến 1994, lưới điện được nâng cấp cải tạo, các trạm nguồn 35/10kV đưa
vào vận hành nhận điện lưới Quốc gia. Một số dự án cải tạo nâng cấp lưới điện được thực
hiện. Từ năm 1998 đến 2006, lưới điện phân phối được chuyển sang vận hành cấp điện áp
22kV. Các trạm 110/35/22kV được xây dựng đưa vào vận hành, cấp điện cho phụ tải trên
địa bàn tỉnh.
Hiện nay, lưới điện đã được đầu tư, cải tạo, các mạch liên thông lưới 22kV giữa các
trạm nguồn 22kV đã góp phần tăng tính ổn định trong cung cấp điện theo yêu cầu ngày càng
cao của phụ tải, góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Năm

2009

2010


2011

2012

2013

Sản lượng thương phẩm
(Tr.kwh)

881.039

981.895

1084.96

1218.83

1241.03

Tỉ lệ tăng sản lượng %)

7.78

11.45

10.5

12.34


1.82

Bảng 4.1: Số liệu thống kê sản lượng của Công ty Điện lực Bình Định từ năm 2009-2013.
Lưới điện phân phối tỉnh Bình Định nằm trong khu vực có khí hậu đặc thù vùng biển:
tính ăn mòn cao, gió bão mật độ lớn với cường độ mạnh, địa hình phức tạp, khí hậu biển tác
động trực tiếp đến kết cấu lưới điện, tình trạng vận hành lưới điện thường xuyên bị ảnh
hưởng xấu: cách điện, chất lượng thiết bị …
Lưới điện tỉnh Bình Định có chiều dài tương đối lớn, trải dài từ phía bắc tỉnh đến phía
nam tỉnh, bán kính cấp điện lớn nhất lên đến 60km. Tỉ lệ lưới điện nông thôn chiếm 83,8%
về đường dây và 70,7% về khối lượng TBA phụ tải.
Về đặc điểm phụ tải:
- Phụ tải công nghiệp trong Tỉnh tập trung lớn ở ngành nghề chế biến gỗ lâm sản, khai
thác đá, ti tan, các phụ tải công nghiệp nói chung qui mô nhỏ, thiếu ổn định, chưa mang tính
tập trung cao, chưa có phụ tải công nghiệp nền tản vững chắc, tạo bước đột biến trong cung
cấp điện và làm tiền đề ổn định về lâu dài.
- Nông nghiệp chủ yếu phục vụ tưới tiêu, khai thác thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi, chưa
có ngành chế biến, gia công sâu, do đó chưa có phụ tải nông nghiệp qui mô lớn.
- Phụ tải dịch vụ chủ yếu là nhà hàng, khách sạn nhỏ.
Trong điều kiện nền kinh tế còn thấp, đặc biệt là khu vực lưới điện phân phối Miền
Trung có giá bán điện bình quân thấp hơn so với Miền Bắc và Miền Nam, vì vậy hiệu quả
đầu tư không cao, khó khăn trong việc vay vốn đầu tư cải tạo lưới điện. Đứng trước tình
hình đó, để đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải, trong giai đoạn hiện nay việc tính toán lựa
chọn các phương thức vận hành hợp lý nhất lưới điện là rất cần thiết, là một trong các
những vụ trọng tâm của Điện lực.
3.1.2. Cấu trúc hệ thống điện Bình Định:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình định có 12 trạm nguồn 110kV, 02 NMTĐ và 1 NMĐ.
Diesel, cụ thể như sau:


8


Trạm nguồn nhận từ lưới điện Quốc gia:
- Trạm nguồn E20 (MBA T1/40MVA và T2/40MVA - 110/22kV, PTVH cơ bản 2 MBA
vận hành độc lập, MC 412 cắt): Cấp điện cho phụ tải khu vực Trung tâm Thành phố Quy
Nhơn, khu vực phường Nhơn Bình, Nhơn Phú - TP.Quy Nhơn, dự phòng cấp điện KKT
Nhơn Hội.
- Trạm nguồn E Nhơn Hội (Enh) (MBA T1/40MVA-110/22kV): Cấp điện cho phụ tải
KKT Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải, khu vực Hải Minh của phường Hải
Cảng - Thành phố Quy Nhơn.
- Trạm nguồn E21 (MBA T3/25MVA-110/35kV và T4/40MVA-110/35/22kV):
+ MBA T3/E21: Cấp điện cho phụ tải Khu công nghiệp Phú Tài (35kV) và liên kết với
NMĐ Nhơn Thạnh.
+ MBA T4/E21: Phía 35kV dự phòng cấp điện cho một số phụ tải 35kV khu vực
huyện Tuy Phước, khu CN Nhơn Hòa thuộc TX.An Nhơn (MC 376/E21 cắt). Phía 22kV cấp
điện cho phụ tải khu vực huyện Vân Canh, phường Trần Quang Diệu, một số khu vực thuộc
phường Nhơn Bình, Nhơn Phú - TP.Quy Nhơn.
- Trạm nguồn E Long Mỹ (Elm) (MBA T1/25MVA-110/22kV): Cấp điện cho phụ tải
khu vực KCN Phú Tài (22kV), Long Mỹ, phường Bùi Thị Xuân - Thành phố Quy Nhơn.
- Trạm nguồn E Phước Sơn (Eps) (MBA T1/25MVA-110/22kV): Cấp điện cho phụ tải
khu vực TT Diêu Trì, TT Tuy Phước, huyện Tuy Phước và một phần huyện Phù Cát.
- Trạm nguồn E An Nhơn (Ean) (MBA T1/25MVA-110/35/22kV và T2/25MVA
-110/22kV, PTVH cơ bản 2 MBA vận hành song song, MC 412 đóng): Cấp điện cho phụ tải
khu vực thị xã An Nhơn, huyện An Nhơn và một phần huyện Tuy Phước.
+ Phía 35kV cấp điện cho phụ tải 35kV khu vực huyện Tuy Phước, khu CN Nhơn Hòa
- TX. An Nhơn.
- Trạm nguồn E Phù Cát (Epc) (MBA T2/25MVA-110/35/22kV): Cấp điện cho phụ tải
khu vực huyện Phù Cát và phụ tải 35kV NM Xỉ Titan Cát Nhơn.
- Trạm nguồn E Phù Mỹ (Epm) (MBA T1/25MVA-110/35/22kV): Cấp điện cho phụ
tải khu vực huyện Phù Mỹ.
- Trạm nguồn E Mỹ Thành (Emt) (MBA T1/40MVA-110/35/22kV): Cấp điện cho phụ

tải 22kV SQC Mỹ Thành. MBA T2/40MVA-110/22kV: Cấp điện cho phụ tải khu vực phía
Đông huyện Phù Mỹ và phía Đông huyện Phù Cát.
- Trạm nguồn E18 (MBA T1/25MVA-110/35/22kV và MBA T2/25MVA-110/22kV,
PTVH cơ bản 2 MBA vận hành độc lập, MC 412 cắt): Cấp điện cho phụ tải khu vực phía
Nam huyện Hoài Nhơn, huyện Hoài Ân, huyện An Lão.
- Trạm nguồn E Tam Quan (Etq) (MBA T1/25MVA-110/22kV): Cấp điện cho phụ tải
khu vực phía Bắc huyện Hoài Nhơn.
- Trạm nguồn E19 (MBA T1/25MVA-110/35/22kV): Cấp điện cho khu vực huyện Tây
Sơn, huyện Vĩnh Thạnh và dự phòng cấp điện cho phụ tải 35kV khu CN Nhơn Hòa - TX.An
Nhơn.
Trạm phát điện Diesel Nhơn Thạnh: Dự phòng phát hoà lưới theo lệnh A3.
Nhà máy thủy điện Định Bình, Vĩnh Sơn 5: Phát điện theo quyền điều khiển của B37.
Hệ thống điện tỉnh Bình Định tương đối rộng lớn và phức tạp, lưới điện liên kết nhau
để dự phòng cấp điện, số lượng phân đoạn đóng cắt, thao tác nhiều, nhu cầu phụ tải ngày
càng cao nên đòi hỏi phải tính toán lựa chọn phương thức vận hành hợp lý nhất để đảm bảo
lưới điện vận hành tin cậy và linh hoạt, giảm tổn thất công suất, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
3.2. Tìm hiểu về nguồn và lưới điện khu vực thành phố Quy Nhơn:
3.2.1. Trạm nguồn 110/22kVQuy Nhơn cấp điện cho TP. Quy Nhơn:


9

Sơ đồ nguyên lý trạm nguồn:


10

3.2.2. Phương thức kết lưới cấp điện cho TP. Quy Nhơn nhận từ TBA 110kV Quy
Nhơn:

- MC 471/E20 đóng, PĐ Hồ Le cắt, PĐ Vĩnh Sơn đóng, PĐ Suối Trầu cắt, PĐ Nhơn
Thạnh đóng, DCL 471-7/C1 cắt, MC 477/C22 đóng. Cấp điện cho PĐ Vĩnh Sơn, PĐ Nhơn
Thạnh, phụ tải khu vực: Xóm Tiêu, Quang Trung, METRO, và các phụ tải công nghiệp: Đại
Thành….
- MC 472/E20 đóng, PĐ PH Chức Năng cắt, PĐ Lam Sơn đóng, PĐ Quy Hoà đóng,
PĐ LL Quy Hòa-Bãi Dài đóng, PĐ Bãi Dài đóng, PĐ Trường Bắn cắt, PĐ Ghềnh Ráng
đóng, PĐ ĐH Sư Phạm cắt. Cung cấp điện cho PĐ Lam Sơn, PĐ LL Quy Hòa-Bãi Dài, PĐ
Bãi Dài, PĐ Ghềnh Ráng, các phụ tải nhà hàng khách sạn ( Én Việt, Hải Âu, Cosevco…),
bệnh viện Chỉnh Hình…
- MC 473/E20 đóng, PĐ Vũ Bảo cắt, PĐ Lê Lai cắt, PĐ Tô Hiến Thành đóng, PĐ PH
Chức Năng cắt. Cung cấp điện PĐ Tô Hiến Thành, Nguyễn Lữ, Võ Lai, Ngô Mây, Nguyễn
Nhạc…
- MC 474/E20 đóng, PĐ Eo Biển đóng, PĐ ĐH Sư Phạm cắt, PĐ BV Đa Khoa đóng,
PĐ Ngân Hàng đóng, PĐ Trần Quý Cáp cắt, PĐ Phan Chu Trinh Cắt, PĐ Trần Phú cắt, PĐ
Lê Hồng Phong 1 cắt. Cung cấp điện PĐ Eo Biển, PĐ BV Đa Khoa, , PĐ Ngân Hàng, phụ
tải khu vực Nguyễn Huệ, VP Thành Ủy, bệnh viện đa khoa, chợ lớn, và các phụ tải nhà hàng
khách sạn (KS Mường Thanh, NKTh.Ủy….)
- MC 481/E20 đóng, PĐ C34 đóng, PĐ Lê Lai cắt, PĐ BĐ Biên Phòng cắt, PĐ ĐT
Hình cắt, PĐ Thư Viện đóng, PĐ 05-Trần Phú đóng, PĐ Trần Phú cắt. Cung cấp điện cho
PĐ Thư Viện, PĐ 05-Trần Phú, phụ tải Kho Bạc tỉnh, nhà VH-LĐ… phụ tải khu vực Phạm
Hùng, Trần Phú….
- MC 482/E20 đóng, PĐ Lê Hồng Phong 1 cắt, PĐ Việt Cường cắt, PĐ Mai Xuân
Thưởng đóng, PĐ Tăng Bạt Hổ đóng, PĐ ĐT Hình cắt, PĐ Chùa Ông đóng, PĐ Bạch Đằng
cắt, PĐ Nguyễn Hữu Thọ cắt, PĐ Trần Quý Cáp cắt. Cung cấp điện cho PĐ Mai Xuân
Thưởng, PĐ Tăng Bạt Hổ, PĐ Chùa Ông, phụ tải Viện Kiểm Sát, ĐPTTHBĐ, DTH-Cáp,
HT Quang Trung, các phụ tải nhà hàng khách sạn….
- MC 483/E20 đóng, PĐ Ga đóng, PĐ Việt Cường cắt, PĐ Điện Lực đóng, PĐ Đường
Sắt cắt, PĐ Bà Hỏa cắt, PĐ Bạch Đằng cắt, PĐ Hoàng Hoa Thám đóng, PĐ Đống Đa cắt,
PĐ QD Đánh Cá đóng, PĐ Phan Chu Trinh cắt, PĐ Phan Đình Phùng 2 đóng, PĐ Nguyễn
Hữu Thọ cắt. Cung cấp điện cho PĐ Ga, PĐ Điện Lực, PĐ Hoàng Hoa Thám, PĐ Phan

Đình Phùng 2, các phụ tải khu vực Nhơn Bình , Nhơn Phú….
- MC 484/E20 đóng, PĐ UB Đống Đa đóng, PĐ Cầu Đôi đóng, PĐ C112 cắt, PĐ TĐC
Bắc Hà Thanh cắt (PĐ liên kết giữa XT 484/E20 và XT 479/Enh), PĐ Đống Đa cắt, PĐ Bà
Hỏa cắt. Cung cấp điện cho PĐ UB Đống Đa, PĐ Cầu Đôi, phụ tải khu vực Đống Đa…..


11

PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI, CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ HỆ THỐNG SCADA/DMS
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH ĐỊNH
Chương 4. MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
4.1. Các thiết bị đóng cắt:
4.1.1. Dao cách ly:

Hình 3.1 – Dao cách ly.
Dao cách ly là thiết bị đóng cắt làm nhiệm vụ tạo khe hở an toàn trong hệ thống điện.
Dao cách ly chỉ đóng cắt khi không tải, hoặc các dòng nhỏ không đáng kể (ví dụ như dòng
dung các thanh cái hoặc biến điện áp), hoặc các dòng điện lớn hơn khi không có điện áp
đáng kể xuất hiện giữa các đầu cực dao cách ly.
Vì chức năng của dao cách ly là tạo khe hở cách ly, nhằm giúp chúng ta có thể làm
việc an toàn nhờ thiết bị đã được cách ly với các thiết bị khác, điện áp chịu đựng của khe hở
lớn lớn hơn 15% so với điện áp đến đất.
Dao cách ly có thể đặt trong nhà hay ngoài trời. Các dao cách ly thường được điều
khiển đóng cắt bằng tay tại chổ. Tuy nhiên các dao cách ly cũng có thể điều khiển đóng cắt
từ xa bằng các môtơ điện.

3.1.2. Dao cắt có tải (LBS).



12

Hình 3.2 – Dao cắt có tải.
Dao cắt có tải là một thiết bị đóng và cắt các dòng điện vận hành từ dung lượng định
mức trở xuống. Dao cắt có tải cũng có thể đóng dòng ngắn mạch hiện có (nhỏ hơn dòng
ngắn mạch định mức) nếu được thiết kế với chức năng đó.
Lưu ý: Dao cắt có tải không thể cắt được dòng ngắn mạch, nếu vì một lý do gì đó thao
tác nhầm dùng dao cắt có tải cắt mạch khi có dòng ngắn mạch thì sẽ gây ra sự cố.
Dao cắt có tải có thể đóng cắt tại chổ bằng cần tay nhờ cần thao tác, hoặc từ xa bằng
các cơ cấu truyền động điện từ (môtơ, nam châm điện).
Khi cắt dòng tải sẽ xuất hiện hồ quang, do đó dao cắt có tải cần phải có buồng dập hồ
quang. Buồng dập hồ quang của dao cắt có tải thường gặp các loại:
- Buồng dập hồ quang bằng không khí hoặc tự sinh khí.
- Buồng dập hồ quang bằng dầu.
- Buồng dập hồ quang bằng khí SF6.
- Buồng dập hồ quang bằng chân không.
Tuy nhiên do dao cắt có tải không cắt được dòng ngắn mạch, do đó cấu tạo buồng cắt
thường đơn giản.

3.2. CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ CHÍNH TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC
BÌNH ĐỊNH.
Hiện nay có rất nhiều thiết bị bảo vệ tự động được sử dụng trong lưới điện phân phối
nhằm đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn, linh hoạt, nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện. Các thiết bị bảo vệ này có ba chức năng cơ bản sau: đóng cắt không tải, đóng cắt các
dòng điện liên tục ổn định, đóng cắt các dòng ngắn mạch… mà điển hình trong bảo vệ lưới
điện phân phối bao gồm máy cắt/ rơle, cầu chì, máy cắt tự đóng lại - Recloser… như sau:
3.2.1 Máy cắt.
Máy cắt là một thiết bị cơ khí có khả năng truyền dẫn và ngắt dòng điện ở chế độ
bình thường cũng như sự cố. Máy cắt có thể được đóng cắt bằng tay, có thể từ rơle hoặc
bằng các bộ điều khiển điện tử bên ngoài.

Máy cắt được phân loại tùy thuộc theo môi trường cắt và khả năng tích trữ năng lượng.
Phân loại máy cắt theo môi trường cắt như sau:
- Môi trường ngắt bằng dầu.
- Môi trường ngắt bằng chân không.
- Môi trường ngắt bằng khí SF6.
3.2.1.1. Các loại máy cắt.


13

Máy cắt dầu, gồm có hai loại là:
- Máy cắt nhiều dầu: đối với máy cắt này dầu vừa làm nhiệm vụ cách điện vừa dập hồ
quang. Nhờ dầu nhiều nên cách điện rất tốt nhưng do thể tích dầu quá lớn, năng lượng dập
tắt hồ quang phát sinh nhiều, thùng dầu có thể bị nổ nếu cắt hồ quang không thành công và
gây nhiều khó khăn trong việc bảo dưỡng máy cắt.
- Máy cắt ít dầu: đối với máy cắt ít dầu thì dầu chỉ làm nhiệm vụ dập hồ quang, còn
cách điện là cách điện rắn.
- Máy cắt SF6:

Hình 3.4 - Máy cắt khí SF6.
Máy cắt SF6 có tính cách điện và khả năng dập hồ quang tốt, độ bền điện môi phục hồi
nhanh khi ngắt dòng điện. Nhưng do khí SF6 rất đắt tiền nên chỉ dùng cho hệ thống khép
kín. Về cơ bản loại máy cắt này có ba loại: loại áp suất kép, loại khí nén, máy cắt dập hồ
quang tự phát.
Các máy cắt này chỉ sinh ra quá áp đóng cắt nhỏ khi đóng cắt các dòng cảm ứng nhỏ
(đóng cắt không tải máy biến áp). Tuy nhiên, vì loại này có thể gặp sự cố khi đóng cắt các
dòng dung (do thời gian phóng hồ quang rất dài, có nguy cơ không đóng cắt được, do dòng
khí không có hoặc có quá ít) nên cần trang bị thêm pittông phụ để đảm bảo đóng cắt dòng
dung tốt.
- Máy cắt chân không:


Hình 3.5 - Máy cắt chân không.
Trong chân không, hồ quang bị dập tắt hoàn toàn khác hẳn so với trong chất khí. Bộ
phận đóng cắt của máy cắt chân không là buồng cắt chân không. Bên trong buồng cắt chân
không áp suất không dưới 10-7 bar. Máy cắt chân không không có môi chất dập hồ quang.
Các đặc tính của vật liệu làm tiếp điểm và hình dạng tiếp điểm quyết định đặc điểm đóng
cắt và công suất cắt của máy cắt.
Thực tế cho thấy máy cắt chân không và máy cắt SF6 có nhiều ưu điểm hơn so với các
loại máy cắt khác nên chúng được sử dụng rất nhiều trong lưới điện phân phối.
3.2.1.2. Các thông số kỹ thuật của máy cắt.


14

Các giá trị định mức cơ bản và các ứng dụng của máy cắt được qui định theo tiêu
chuẩn ANSI như sau:
- Điện áp định mức cực đại (kV).
- Hệ số giới hạn điện áp định mức K.
- Dòng định mức tại tần số 50Hz (A).
- Dòng ngắn mạch định mức (kA).
- Thời gian ngắt định mức (chu kỳ).
- Thời gian mở trễ cho phép (s).
- Dòng điện đối xứng cực đại có khả năng ngắt được.
- Dòng điện cho phép qua máy cắt trong thời gian 3s khi có ngắn mạch.
- Khả năng đóng và khóa của máy cắt.
3.2.2. Rơle:
Hiện nay, có rất nhiều loại rơle với các nguyên lý làm việc và chức năng khác nhau.
Trong lưới điện phân phối công ty Điện lực Bình Định hiện đang sử dụng phổ biến là rơ le
bảo vệ quá dòng (50, 51, 50N, 51N).
Rơle tập trung tại các tủ, bảng điện trong trạm cắt, trạm trung gian và Nhà máy điện

Nhơn Thạnh.

Hình 3.7- Rơle số Spaj 140c
3.2.2.1 Rơle bảo vệ quá dòng.
Nguyên lý làm việc: Rơle bảo vệ quá dòng là loại bảo vệ phản ứng với dòng trong
phần tử được bảo vệ. Rơle sẽ tác động khi dòng điện qua chỗ đặt thiết bị tăng quá một giá
trị định trước nào đó. Rơle quá dòng điện cực đại khá đơn giản nên chúng được áp dụng
rộng rãi, nhất là trong lưới điện phân phối điện áp 35kV và thấp hơn. LĐPP Bình Định sử
dụng rơle bảo vệ quá dòng chủ yếu bao gồm các chức năng sau:
- Có 3 cấp bảo vệ I>, I>> và I>>> có thể lựa chọn và làm việc độc lập nhau.
- Cấp 3 làm việc với đặc tính thời gian độc lập.
- Cấp 1 và 2 có thể chọn làm việc theo đặc tính thời gian độc lập (DT) hoặc phụ thuộc
(IDMT).
Đặc tính T-C (Time - Current): Hiện nay được phân loại theo tiêu chuẩn IEC và ANSI.
Thời gian tác động phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện, thời gian tác động giảm khi dòng
điện tăng. Đường cong mô tả đặc tính quá dòng thời gian dòng điện ngược được mô tả theo
quan hệ sau:
� A

t ( I ) �
 B�
*K (Ts )

M P 1 �

(1.1)

Trong đó:
- A, B , P: các hằng số tiêu biểu cho họ đường cong tiêu chuẩn;



15

- M: bội số dòng,

I
M R ;
I KD

- Ts: thời gian đặt của Rơle;
- K: hằng số xác định thời gian đặt (TIME DIAL)
3.2.3. Cầu chì.
3.2.3.1. Khái niệm.
Cầu chì là thiết bị bảo vệ đơn giản nhất đang sử dụng rộng rãi trong lưới điện phân
phối công ty Điện lực Bình Định. Chức năng cơ bản của cầu chì là giải trừ các quá dòng do
quá tải hoặc ngắn mạch, ngoài ra cầu chì còn dùng để phân đoạn đường dây.
3.2.3.2. Dây chảy.
Thành phần cơ bản của dây chảy là một phần tử chảy được chế tạo từ nhiều vật liệu
khác nhau (thiếc, bạc hay hợp kim) và có kích cỡ khác nhau nhằm tạo ra các đặc tính T-C
khác nhau. Một dây chịu lực nối song song với dây chảy để giảm độ căng bất thường quá
tiêu chuẩn. Quanh phần tử chảy là một ống phụ trợ sinh khí để dập tắt các dòng sự cố.
Mỗi loại dây chảy được chế tạo theo một tiêu chuẩn nhất định, theo đặc tính dây chảy
ta có các loại dây chảy thông thường như sau:
- Dây chảy loại N: loại này cho phép tải liên tục 100% dòng điện định mức của nó sẽ
chảy ở ít nhất 230% dòng định mức trong khoảng thời gian 5 phút.
- Dây chảy loại K và loại T: tương ứng là các loại dây chảy nhanh và chậm.
Sự khác nhau giữa chúng là thời gian nóng chảy chì tương đối, được đánh giá bằng tỉ
số tốc độ nóng chảy.
Tỉ số tốc độ nóng chảy là tỉ số của dòng điện làm cho dây chì chảy ở 0,1 s và dòng
điện làm dây chảy ở 300s hay 600s (300s ứng với dây chảy có dòng định mức đến 100A và

600s ứng với dây chảy có dòng định mức lớn hơn 100A).
Tốc độ chảy của dây chảy được phân loại theo bảng 3.3

Dây chảy
Đặc tính
Tỉ số tốc độ
Loại N
Nhanh
5-7
Loại K
Nhanh
6-8,1
Loại T
Chậm
10-13
Loại S
Rất chậm
14-20
Bảng 3.3 – Tốc độ chảy của dây chảy cầu chì.
Ngoài ra có một số loại dây chảy đặc biệt sử dụng hai phần tử chảy để giảm dòng
điện chảy nhỏ nhất thời gian dài và không làm giảm các dòng điện chảy nhỏ nhất thời gian
dài và không làm giảm các dòng điện chảy nhỏ nhất thời gian ngắn. Tức là, khi có sự cố,
dây chảy chính tải hết dòng nên nó sẽ chảy đứt trước, lúc này dòng được tải hết sang dây
thứ hai nên nó cũng chảy. Nhưng do tính chất tăng lên của điện trở khi dòng sự cố qua nó
lớn, nên làm cho biên độ dòng điện giảm xuống, do đó mà hồ quang được dập tắt dễ dàng.
3.2.3.4. Phân loại cầu chì.
Cầu chì có thể được phân loại theo cấu tạo hay theo nguyên tắc hoạt động hay theo
môi trường dập tắt hồ quang. Các loại cầu chì thường dùng gồm có các loại sau: cầu chì tự
rơi, cầu chì chứa khí, cầu chì hạn chế dòng. Lưới điện phân phối Bình Định chủ yếu sử
dụng loại cầu chì tự rơi.

- Cầu chì tự rơi (FCO - Fuse Cutouts):


16

FCO được thiết kế cho lưới điện phân phối có điện áp dưới 35kV, thường được gắn
trên đường dây trên không.
FCO có thể làm việc như một thiết bị bảo vệ và như một dao cách ly thao tác được,
cho phép người vận hành mở mạch bằng tay thông qua một cây sào cách điện. Thiết bị được
sử dụng phổ biến trong lưới điện phân phối Bình Định là loại cầu chì tự rơi dạng hở và dạng
dây chảy hở.
- FCO dạng hở:
Loại này được thiết kế với ống giữ dây rự rơi khi dây chì đứt, điều này rất thuận lợi
cho việc quan sát vị trí, trạng thái của cầu chì cũng như đảm bảo an toàn cho người vận
hành và sửa chữa.

Hình 3.11 - FCO dạng hở.
- FCO dạng dây chảy hở:
Đây là loại đơn giản nhất, trong đó việc dập tắt hồ quang nhờ vào ống phụ của cầu
chì. Dây chảy của cầu chì để lộ ra ngoài. Khi có sự cố thì dây chảy đứt và nhân viên vận
hành phải tháo dây chảy cũ để thay dây chảy mới.

Hình 3.12 - FCO dạng dây chảy hở.
- Ứng dụng của cầu chì.
Cầu chì được sử dụng ở những nơi mà phí tổn của máy cắt và các phụ kiện khác
không kinh tế. Có rất nhiều loại cầu chì với các đường đặc tính T-C khác nhau và tùy theo
từng ứng dụng cụ thể mà lựa chọn cầu chh́ thích hợp.
Trong lưới điện phân phối, cầu chì được sử dụng rộng rãi để bảo vệ cho các đường
dây hay các nhánh rẽ có chiều dài tương đối ngắn và có phụ tải nhỏ. Ngoài ra, cầu chì còn
được dùng để bảo vệ cho các máy biến áp đo lường hay tụ điện.

3.2.4. Máy cắt tự đóng lặp lại _ Recloser.
3.2.4.1. Khái niệm.
Máy cắt tự đóng lặp lại - Recloser là một loại thiết bị trọn bộ gồm: máy cắt và mạch
điều khiển cảm nhận tín hiệu dòng điện, để định thời gian cắt và đóng lại đường dây một
cách tự động khi sự cố thoáng qua, tái lập cung cấp điện. Hình 3.13 là một loại Recloser


17

VWVE27 có môi trường dập tắt hồ quang bằng chân không, điều khiển số.

Hình 3.13 - Recloser VWVE27
3.2.4.2. Nguyên lý làm việc của Recloser.
Recloser là thiết bị tự điều khiển, cảm nhận hiện tượng quá dòng của hệ thống lưới điện
phân phối và tự cắt mạch khi có sự cố. Recloser sẽ tự động đóng lặp lại để khôi phục cung cấp
điện khi sự cố thuộc loại thoáng qua và sau khi đóng vài lần để khôi phục cung cấp điện, nếu sự
cố vẫn còn hiện hữu, recloser sẽ khóa mạch cô lập phần đường dây bị sự cố ra khỏi hệ thống
(sự cố lâu dài/ vĩnh viễn).
Một số recloser có thể trang bị các mạn cảm biến điện áp tại chân sứ đầu vào nhằm lấy tín
hiệu điện áp, tần số để có thể cô lập hoặc đóng, cắt khi hệ thống lưới điện có các hiện tượng vận
hành bất thường như quá điện áp, điện áp thấp, mất điện áp hay tiến hành sa thải hay khôi phục
phụ tải để duy trì độ ổn định vận hành của hệ thống khi có hiện tượng quá tần số hay tần số thấp
xảy ra.
Thời gian hoạt động đóng lặp lại của recloser có thể nhanh hoặc chậm hay có sự phối hợp
thời gian đóng, cắt với các thiết bị đóng, cắt khác trên lưới điện như máy ngắt, recloser hay cầu
chì… hay giữa các recloser với nhau (khi có vài recloser bố trí nối tiếp trên tuyến). Trình tự và
số lần tác động đóng lặp lại tùy theo từng nhà chế tạo có thể từ 1 đến 4 lần.
Recloser tác động đóng lặp lại nhanh nhằm khôi phục cung cấp điện khi sự cố thuộc loại
sự cố thoáng qua, nâng cao tính liên tục cung cấp điện, và khi tác động đóng lặp lại chậm nhằm
tạo sự phối hợp thời gian với bảo vệ Rơle hoặc thiết bị đóng, cắt khác nhằm xác định phần

mạch bị sự cố, cô lập có chọn lọc, hạn chế việc mất điện và phạm vi bị mất điện là thấp nhất.
Hợp bộ recloser thông thường bao gồm recloser (thiết bị đóng cắt và cảm biến dòng điện
và điện áp), bộ điều khiển (biến đổi, so sánh tín hiệu dòng/áp và kích hoạt mạch thao tác của
recloser) cùng với cáp điều khiển đấu nối giữa recloser và bộ điều khiển.
Các thao tác đóng/cắt recloser được kích hoạt bằng tín hiệu phát đi từ bộ điều khiển hoặc
hợp bộ Rơle tự động đóng lặp lại đi kèm, khi bộ điều khiển phát hiện các tín hiệu dòng điện,
điện áp hay tần số bất thường so với ngưỡng tác động đã chỉnh định trong các bảo vệ thì bộ
điều khiển hoặc rơle sẽ phát tín hiệu cắt tác động đến mạch cắt trong cơ cấu truyền động của
recloser và dẫn đến cắt recloser.
Năng lượng cấp cho mạch đóng có thể được cấp bởi các nguồn cao áp (lấy từ đường dây
phía nguồn của Recloser) hoặc từ phía nguồn hạ thế của các máy biến áp tự dùng 1 pha kèm
theo và kích hoạt cuộn solenoid đóng hoặc năng lượng cung cấp từ nguồn dc (từ bộ pin lắp đặt
trong tủ hoặc nắn từ nguồn ac cấp cho tụ tiến hành nạp, xả kích hoạt cơ cấu chấp hành từ tính).
Những nguồn này luôn được giám sát điện áp, dung lượng nhằm đảm bảo năng lượng cấp
cho cuộn cắt trước khi thực hiện thao tác đóng recloser, nghĩa là khi thao tác đóng recloser thì


18

bộ điều khiển đã tích trữ năng lượng cho cuộn cắt để ngừa trường hợp đóng vào đường dây
đang bị sự cố thì có thể cắt ra được khi mất nguồn cung cấp cho mạch cắt. Thông thường, các
bộ điều khiển có chế độ tự giám sát chất lượng của nguồn được, khi điện áp của nguồn dc giảm
đến một mức quy định thì bộ điều khiển sẽ tự khóa mạch, không cho thao tác recloser và tùy
theo chế độ cài đặt của nhà chế tạo hoặc người sử dụng mà recloser bị khóa mạch với trạng thái
đóng hoặc cắt.

Hình 3.20 - Một số loại recloser hiện lắp đặt trên khu vực lưới điện
Công ty Điện Lực Bình Định
3.2.4.3. Một số bộ phận của Recloser.
 Bushings của đầu vào/ đầu ra.

Sứ đầu vào có thể sử dụng cách điện bằng gốm như loại VWVE27 (Cooper), U27-12
(Nulec) và hầu hết các recloser đều được bố trí biến dòng điện ngay chân sứ đầu vào (phía
nguồn - source) của recloser để lấy tín hiệu dòng cung cấp cho các mạch điều khiển - bảo vệ
- đo lường làm việc, riêng loại U27-12 (Nulec) có trang bị thêm bộ cảm biến điện áp thường
lắp đặt ở các sứ đầu vào (phía nguồn) hoặc sứ đầu ra (phía tải) khi có yêu cầu nên bộ điều
khiển có thêm các chức năng đo lường và bảo vệ liên quan đến tín hiệu áp như bảo vệ quá/
kém áp, tần số cao/ thấp... đo điện áp, công suất, điện năng, hệ số công suất...
 Bộ phận dập hồ quang.
Recloser trang bị bộ phận dập hồ quang có cấu tạo tương tự như máy ngắt, có thể dập
hồ quang trong môi trường dầu, khí SF6 hay chân không. Ngày nay, buồng dập chân không
được sử dụng phổ biến hơn vì không gây ô nhiễm cho môi trường như dầu, khí SF6 và cũng
giảm được chi phí bảo dưỡng định kỳ hoặc bổ sung/thay thế các chất điện môi dầu/khí trong
quá trình vận hành.
Các recloser hiện lắp đặt trong khu vực lưới điện Công ty Điện Lực Bình Định đều là
loại Recloser có buồng dập chân không và chỉ khác nhau ở chất cách điện trung gian: cách
điện dầu đối với loại VWVE27 (Cooper), cách điện khí SF6 đối với loại GVR (Whipp &
Bourne) và SRMC (Shinsung) hoặc cách điện rắn (nhựa tổng hợp) đối với loại Nova


19

(Cooper), VR-3S (ABB) và U27-12 (Nulec).

Hình3.21– Buồng dập hồ quang của recloser.
 Cơ cấu truyền động.
Cơ cấu truyền động của recloser thường là cơ cấu chấp hành từ tính (magnetic
actuator) cuộn solenoid nhận năng lượng hoặc từ các bộ tụ kích hoạt cuộn đóng, cắt của cơ
cấu truyền động như Nova, VR-3S (ABB) hoặc từ nguồn ac cung cấp cho bộ điều khiển như
VWVE27 (Cooper).


Hình3.22– Cơ cấu truyền động của recloser.
 Chỉ thị trạng thái đóng, cắt của recloser.
Các chỉ thị trạng thái đều có thể nhìn thấy rõ từ dưới mặt đất, các chỉ thị này đa phần
đều có trục truyền động liên động (liên kết cứng) với hệ truyền động của recloser.
Trong quá trình vận hành không thể dựa vào chỉ thị này để chắc chắn rằng recloser
đã ở trạng thái cách ly và đã cắt điện đường dây phụ tải mà phải tạo ra các khoảng cách
trông thấy được khi làm việc với đường dây hoặc recloser, đảm bảo thực hiện đầy đủ các
quy định an toàn hiện hành khi làm việc, tiếp xúc với các thiết bị điện áp cao.


20

Hình 3.23 – Chỉ thị trạng thái đóng, cắt của recloser.
 Cần/ Móc thao tác cắt Recloser bằng tay.
Khi mất nguồn cung cấp cho mạch đóng, cắt recloser thì có thể thao tác cắt recloser
thông qua cần/móc cắt bằng tay nhưng không thực hiện được thao tác đóng bằng tay khi đưa
đường dây vào vận hành mà chỉ thao tác đóng để phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng sau
khi đã cô lập recloser ra khỏi hệ thống.
Cần/móc thao tác cắt bằng tay này luôn có tiếp điểm liên động với mạch đóng nên
khi thao tác đóng recloser phải đẩy cần/móc thao tác này lên vị trí đóng để thiết lập mạch
cấp nguồn cho cuộn đóng. Và khi recloser ở vị trí cắt thì cần kéo móc/ cần thao tác này
xuống vị trí cắt nhằm ngăn ngừa thao tác đóng nhầm có thể xảy ra vì mạch đóng luôn được
thiết lập.

Hình 3.24- Cần/ móc thao tác cắt của recloser.
3.2.4.4. Các loại recloser trên lưới điện Bình Định:
 Cooper
- Cooper Nova

Hình 3.25 - Cooper Nova.

-

Cooper VWVE27


21

Hình 3.26 - Cooper VWVE27.
- Bảng điều khiển
+Cooper F4C

Hình 3.27 - Cooper F4C.
+Cooper FXB

Hình 3.28 - Cooper FXB.
+Cooper F6


22

Hình 3.29 - Cooper F6.

 Nulec.
-Recloser Nulec U27-12 và tủ điều khiển

Hình 3.30 - Recloser Nulec U27-12 và tủ điều khiển.
- Bảng điều khiển
+Capm 4
+Capm 5
 Recloser GVR Polarr



23

Hình 3.31 - Recloser GVR Polarr.
-

Bảng điều khiển

Hình 3.32 - Bảng điều khiển.
 ABB.
- Recloser VR-3S


24

-

Hình 3.33 - Recloser VR-3S.
Bảng điều khiển PCD2000

 Recloser SMRC.

Hình 3.34 - Bảng điều khiển PCD2000.


25

Hình 3.35 - Recloser SMRC.
-


Bảng điều khiển

Hình 3.36 - Bảng điều khiển.
 Recloser Tavrida KTR.


×