Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở những người dân trên 40 tuổi tại xã vùng biển thanh vĩnh đông huyện châu thành, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.13 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯC

HUỲNH ĐÌNH ĐÀNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHỮNG NGƯỜI DÂN  40 TUỔI
TẠI XÃ VÙNG BIỂN THANH VĨNH ĐƠNG
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

HUẾ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯC

HUỲNH ĐÌNH ĐÀNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHỮNG NGƯỜI DÂN  40 TUỔI
TẠI XÃ VÙNG BIỂN THANH VĨNH ĐƠNG


HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: CK 60 72 73

Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. ĐOÀN VƯƠNG DIỄM KHÁNH

HUẾ - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào
khác, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Huỳnh Đình Đàng


Lời Cảm Ơn
Trước hết tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu
và tất cả các giảng viên Trường Đại học Y Dược Huế đã
nhiệt tình giảng dạy những kiến thức về các môn học Y tế
Công cộng.
Tôi xin chân thành cám ơn:
TS.BS. Đoàn Vương Diễm Khánh, người Cô đã hết
lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực

hiện và viết luận văn này.
Ban Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Long An, Ban lãnh đạo
Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Anh Chị em ở các
Trạm Y tế xã đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tất cả các anh, chị và các bạn học viên đã
luôn động viên giúp đỡ tôi, cùng tôi trao đổi những kiến
thức bổ ích trong suốt hai năm học.
Với tất cả niềm thương mến tôi xin chân thành cảm
ơn các bạn đồng nghiệp, động viên hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện để tôi có nhiều thời gian và an tâm theo suốt khóa học
và hoàn tất luận văn này.
Huế, tháng 10 năm 2012
Huỳnh Đình Đàng


1

ÐẶT VẤN ÐỀ

Tăng huyết áp là bệnh đang có chiều hướng gia tăng cùng với sự phát
triển kinh tế và đời sống xã hội. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân đứng vào
loại hàng đầu trong các loại nguyên nhân gây tàn phế và tử vong, trở thành
mối đe dọa cho nhân loại vì tỷ lệ mắc ngày một tăng ở tất cả các quốc gia và ở
mọi châu lục.
Việt Nam, bệnh tăng huyết áp cũng có xu hướng tăng dần. Theo điều
tra của Viện tim mạch: năm 1960, riêng miền Bắc, tỷ lệ tăng huyết áp ở người
trưởng thành là 1%; năm 1976, tỷ lệ này là 1,9%; năm 1990, điều tra trong
phạm vi cả nước, tỷ lệ người tăng huyết áp là 4,5%; năm 1992, là 11,7%. Năm
2002-2003, điều tra ở 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình,

Nghệ An là 16,32%; riêng Hà Nội năm 2002: 23% [9].
Bệnh tăng huyết áp gây nhiều hậu quả trầm trọng như: nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận…, nhưng triệu chứng bệnh nghèo
nàn, nên số bệnh nhân biết mình mắc bệnh chưa cao, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng
huyết áp được quản lý điều trị đúng mức còn ít và chưa được giáo dục sức
khoẻ đầy đủ, chưa gắn kết với thầy thuốc trong chương trình điều trị dài hạn.
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2002, chỉ có 23% người
dân hiểu đúng về tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ bệnh, hiểu biết của
người dân về bệnh tăng huyết áp ở nông thôn kém hơn thành thị; trong số
những người bệnh được điều trị tăng huyết áp chỉ có 19,1% được đưa số huyết
áp về bình thường trong một thời gian dài. Theo thống kê của Bộ Y tế năm
1996, bệnh tăng huyết áp đứng hàng thứ 6 trong 10 nguyên nhân mắc bệnh tại
bệnh viện và đứng hàng thứ tư gây tử vong [9] [21] [31].


2
Trước đây, bệnh chủ yếu ở người cao tuổi và gặp ở những nước có nền
kinh tế phát triển cao. Ngày nay, hiểu biết về bệnh tăng huyết áp đã thay đổi
nhiều, bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà gặp ở lứa tuổi trẻ, ở cả hai giới
và gặp ở mọi quốc gia. Muốn có một chiến lược quản lý và điều trị bệnh hiệu
quả, đòi hỏi phải nắm được tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng cũng như các yếu
tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp.
Xã Thanh Vĩnh Đông là một xã vùng sâu của huyện Châu Thành, tỉnh
Long An có diện tích tự nhiên là 1103 ha có 4 ấp, dân số toàn xã 6710 nhân
khẩu, dân tộc kinh sinh sống là chính. Do điều kiện địa lý nên đa số trong xã
có 80% sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, 20% nhân dân sống bằng chày
lưới đánh bắt hải sản và các nghề khác, trình độ dân trí còn thấp.Vì vậy người
dân còn ít quan tâm đến sức khỏe hoặc không có tiền hoặc không có thời gian
đi khám chữa bệnh đối với những bệnh điều trị liên tục lâu dài, nhất là có bệnh
suốt cả đời như bệnh cao huyết áp.

Nghiên cứu này nhằm xác định được các mối liên quan giữa một số yếu
tố nguy cơ và sự hiểu nhận biết về bệnh tăng huyết áp, không điều trị bệnh
tăng huyết áp của người dân ở các xã vùng sâu vùng xa. Từ đó đề ra các biện
pháp phòng chống và quản lý giám sát để làm giảm các yếu tố nguy cơ trong
cộng đồng dân cư, đi đến làm giảm tần suất mắc bệnh tăng huyết áp, các biến
chứng do tăng huyết áp và giảm tỷ lệ chết của bệnh tăng huyết áp.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình
hình tăng huyết áp ở những người dân  40 tuổi tại xã vùng biển Thanh
Vĩnh Đông huyện Châu Thành, tỉnh Long An” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở những người  40 tuổi tại xã Thanh
Vĩnh Đông huyện Châu Thành, tỉnh Long An
2. Mô tả các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở những đối tượng
nghiên cứu.


3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
11 Đ IC

NG VỀ

U

T P

1 1 1 Khái niệm về huyết áp
p suất động mạch là lực của máu tác dụng lên trên một đơn vị diện tích
thành mạch. Trong một chu chuyển tim, áp suất động mạch tăng tới một trị số

tối đa gọi là huyết áp tâm thu HATT và giảm tới một trị số tối thiểu gọi là
huyết áp tâm trương HATTr [44].
Trên lâm sàng, có 4 thông số huyết áp HA thường được ứng dụng là
huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình HATB và huyết
áp hệ số HAHS [1].
- HATT là trị số huyết áp động mạch lúc cao nhất trong kỳ tâm thu của
chu kỳ tim, bình thường HATT trong khoảng từ 90mmHg đến 140mmHg,
HATT dưới 90 mmHg là huyết áp thấp, trên 140mmHg là huyết áp tăng.
- HATTr là trị số huyết áp động mạch lúc thấp nhất trong kỳ tâm trương
của chu kỳ tim, HATTr phản ánh trạng thái trương lực của thành mạch, bình
thường HATTr khoảng 50mmHg và 90mmHg, là hai mốc đánh giá HA thấp
hay HA tăng [44].
- HATB là áp suất máu trung bình trong chu kỳ tim của đoạn mạch. Vì
kỳ tâm thu ngắn hơn tâm trương nên HATB hơi thấp hơn trung bình cộng của
HATT và HATTr [10].
HATB=

2HATTr+HATT
3

- HAHS là là hiệu số áp suất giữa HATT và HATTr, bình thường hiệu
áp vào khoảng 50 mmHg. Thông số này phản ánh hiệu lực một lần tống máu
của tim.


4
Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thuỷ ngân mmHg , hay centimet
cm nước, 1 mmHg = 1,36 cm nước . Ngày nay, đơn vị đo lường Pascal
thống nhất quốc tế hệ SI được dùng, ký hiệu là Pa và Kpa 1 mmHg = 0,133
Kpa [44].

Huyết áp được đo trực tiếp bằng kim chọc vào động mạch nối với áp kế
thuỷ ngân, ngày nay còn dùng huyết áp kế điện tử để ghi HA như thí nghiệm
đo HA của Ludwig. Thực tế trên lâm sàng, HA thường được đo bằng phương
pháp gián tiếp bằng máy đo huyết áp.
1.1.2 Ý nghĩa của số đo huyết áp đối với tình trạng sức khỏe
Khái niệm về xác định huyết áp với cột áp kế thủy ngân và băng cuốn
quanh cánh tay bơm căng lên được người Ý, Riva Rocci giới thiệu và thực
hành trong một số phẫu thuật.
Khái niệm huyết áp tâm thu và HA tâm trương, qua tiếng đập của động
mạch dưới băng cuốn của một phẫu thuật viên người Nga, trình bày năm 1905.
Đến nay, phương pháp đo huyết áp này vẫn được áp dụng trong lâm sàng.
1

ĐN

NG

A T NG

U

T P

1 1 Định nghĩa
trên cùng một người, trị số HA thay dổi theo những thay đổi môi trường,
sự phản ứng của cơ thể đối với môi trường khi ngủ, lúc thức, khi bị stress) và
dao động theo cả giờ trong ngày trị số HA thường cao hơn vào buổi sáng, có
khuynh hướng thấp vào ban đêm , ngoài ra HA còn thay đổi theo tuổi. Hiện nay
Tổ chức Y tế Thế giới và Hội THA quốc tế World Health OrganizationInternational Society of Hypertension WHO-ISH đã thống nhất gọi là THA khi
HA tâm thu


140 mmHg và hoặc HA tâm trương

90 mmHg. Con số này có

được là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch t cho thấy:
- Tỷ lệ TBMMN ở người có số HA<140/90 mmHg thấp hơn một cách
r rệt.


5
-

iai đoạn THA. Hầu hết hiện nay người ta sử dụng các phân loại của

JNC VI Uỷ ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ do tính chất thực ti n khả thi
của nó. Thêm vào đó WHO-ISH cũng có cách phân loại tương tự, chỉ khác
nhau đôi chút về thuật ngữ mà thôi.
1

Phân loại tăng huyết áp
Theo Tổ Chức Y Tế Thế

iới công bố năm 1979, tăng huyết áp đứng

hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch nói chung, tần suất từ 15-20% dân số từ
18 tuổi trở lên. Tăng huyết áp là là bệnh gây nhiều tai biến và biến chứng,
những người từ 50-60 tuổi, với huyết áp tâm trương 85 mmHg tỷ lệ tử vong
63% với huyết áp tâm trương trên 140mmHg thì tỷ lệ tử vong là 83%. Nguyên
nhân đột tử của bệnh tăng huyết áp, có lẻ liên quan đến nhịp thất nặng nề như

rung thất, nhịp nhanh kịch phát.
- Cũng theo Tổ Chức Y Tế Thế

iới tính khái quát độ tuổi 35: 20 người

có 01 người tăng huyết áp, độ tuổi 45: 7 người có 01 người tăng huyết áp; độ
tuổi > 59: có 3 người thì có 01 người tăng huyết áp.
JNC VI, được Uỷ ban điều phối của chương trình giáo dục quốc gia THA,
năm 1997 phân loại như sau:
ảng 1
Phân loại

Phân loại HA Theo JNC VI - 1997
HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

Tối ưu

≤ 120 mmHg

≤ 80 mmHg

Bình thường

< 130 mmHg

Và < 85 mmHg

Bình thường cao


130 - 139 mmHg

85 - 89 mmHg

Tăng huyết áp
Độ I

140 - 159 mmHg

90 - 99 mmHg

Độ II

160 - 179 mmHg

100 - 109 mmHg

Độ III

180 mmHg

100 mmHg


6
Hướng dẫn của Tổ Chức Y tế Thế giới WHO/ISH Hội Tăng huyết áp
Quốc tế đã công nhận định nghĩa do Uỷ Ban Liên Tịch Quốc gia JNC Hoa
Kỳ sử dụng trong báo cáo lần thứ sáu JNC VI về dự phòng, đánh giá, và điều
trị THA.

ảng 1

Phân loại HA Theo WHO ISH - 1999

Loại

A

HATT

HATTr

Tối ưu

< 120 mmHg

< 80 mmHg

Bình thường

< 130 mmHg

< 85 mmHg

Bình thường cao

130 - 139 mmHg

85 - 89 mmHg


THA độ 1 nh

140 - 159 mmHg

90 - 99 mmHg

Phân nhóm độ 1 giới hạn

140 - 149 mmHg

90 - 94 mmHg

THA độ 2 vừa

160 - 179 mmHg

100 - 109 mmHg

THA độ 3 nặng

180 mmHg

THA tâm thu đơn độc

140 mmHg

Phân nhóm giới hạn

140 - 149 mmHg


Theo báo cáo lần thứ VII 2003 của Liên

110 mmHg
< 90 mmHg
< 90 mmHg
y Ban Quốc gia JNC về

phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị THA [57], phân loại THA như sau:
ảng 1 . Phân loại HA Theo JNC VII 2003
Phân loại

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

Bình thường

< 120 mmHg

Và < 80 mmHg

Tiền THA

120 - 139 mmHg

Hoặc 80 - 89 mmHg

THA giai đoạn 1

140 - 159 mmHg


Hoặc 90 - 99 mmHg

THA giai đoạn 2

160 mmHg

Hoặc 100 mmHg

Phân độ này chỉ dùng ở người từ 18 - 60 tuổi; khi HATT và HATTr
không cùng độ thì chọn phân độ cao nhất.


7
Các yếu tố nguy cơ tim mạch theo JNC VII gồm các yếu tố nguy cơ
chính như THA, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực, rối loạn lipid máu,
đái tháo đường. Các tổn thương cơ quan đích như phì đại thất trái, đau thắt
ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
1

Ðặc điểm của tăng huyết áp
 Tỷ lệ bệnh gia tăng theo tuổi.
 Bệnh liên quan đến lối sống hiện tại, thuốc lá, rượu, bia…
 Bệnh tiến triển thầm lặng không triệu chứng, các biến chứng có thể
xuất hiện trước khi người bệnh được chẩn đoán là THA.
 Tuổi thọ của những bệnh nhân này thường bị giảm do các biến chứng
tim mạch, suy thận, tai biến mạch máu não là nguyên nhân chính làm
tăng tỷ lệ tử vong.
 Bệnh có khuynh hướng xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.
 Tăng huyết áp có chiều hướng gia tăng gần đây.


1

ệnh nguyên
THA được phân thành THA nguyên phát và thứ phát, trong đó THA

nguyên phát chiếm đa số với tỉ lệ khoảng 90-95%. Khi không tìm được
nguyên nhân người ta gọi là THA nguyên phát. Tuy vậy THA nguyên phát
thường có liên quan đến nhiều yếu tố: di truyền, chế độ ăn nhiều muối > 5,8g
ngày , béo phì, Chế độ ít vận động, thuốc lá, rượu, căng thẳng thần kinh.
a Tăng huyết áp nguyên phát: chưa r nguyên nhân
b Tăng huyết áp thứ phát: sinh ra do ảnh hưởng của một số bệnh, hoặc do
dùng thuốc. THA thứ phát thường do một trong các nguyên nhân sau:
 Bệnh ở thận: h p động mạch thận, suy thận, bệnh thận do tiểu đường
 Các bệnh về nội tiết: u tuỷ thượng thận, Hội chứng Cushing…
 Bệnh ở các động mạch lớn: H p eo động mạch chủ, Bệnh vô mạch


8
 Bệnh ở nội sọ: Khối u nội sọ, tăng áp nội sọ cấp tính…


những người trên >50 tuổi bắt đầu có sự giảm dần đàn hồi thành
mạch, do đó sẽ làm HATT tăng lên, gây nên tình trạng THA tâm thu ở
người già...

1 5 Chẩn đoán
Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm nổi bật của huyết áp cao là sự tăng lên của áp lực động mạch.
Huyết áp cao luôn ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan như tim, huyết

quản não, thận và nó làm thay đổi trạng thái bệnh tật của toàn bộ cơ thể. Cao
huyết áp còn là triệu chứng của một bệnh khác gọi là THA thứ phát, THA mà
không tìm thấy nguyên nhân được gọi là THA nguyên phát. Triệu chứng lâm
sàng của bệnh THA thường là: huyết áp bỗng tăng cao, liên tục và sẽ duy trì
mức tăng này trong một thời gian dài. Trong tổng số người mắc bệnh THA thì
đến 95% người mắc bệnh THA nguyên phát. Điều này chứng tỏ bệnh THA
ngày một nhiều, những người sống ở thành phố có nguy cơ mắc bệnh THA
nhiều hơn ở nông thôn, miền Bắc cao hơn miền Nam và người lớn tuổi càng
có nguy cơ mắc căn bệnh này.
Bệnh thường phát triển từ từ và kéo dài nhiều năm. Hiếm có trường hợp
di n biến nhanh chóng và kịch liệt, đó là bệnh “THA ác tính”, “THA tiến triển
nhanh” thưởng người trẻ . Bởi vậy nói chung, việc điều trị không thể dùng lối
chữa một lần, một đợt là xong, mà phải bền bỉ, kiên trì nhiều năm, và duy trì
chế độ thích hợp suốt cả đời.
Biện pháp rộng rãi chống bệnh này không những phải thường xuyên mà
còn phải bắt đầu từ rất sớm, bởi vì theo kết quả khảo cứu gần đây của y học thì
ngay bệnh THA nguyên phát chứ không phải chỉ THA thứ phát cũng không
còn là bệnh riêng của người lớn tuổi nữa, mà thường khởi phát từ tuổi trung
niên và thanh niên.


9
Huyết áp là một số trên một số thứ nhì khi máu đi qua cơ thể. Huyết áp
giúp bơm máu đến cơ thể [11],]
Đo huyết áp phát hiện THA
Huyết áp thường được đo bằng cách đặt một băng rộng gọi là vải quấn
quanh cánh tay trên. Không khí được bơm vào vải quấn. Huyết áp được đo khi
không khí đi ra khỏi vải quấn. Huyết áp là một số trên một số thứ nhì:
• Số phía trên cao hơn gọi là chỉ số tâm thu systolic . Đó là áp suất trong
mạch máu khi tim bơm máu.

• Số phía dưới thấp hơn gọi là chỉ số tâm trương diastolic . Đó là áp suất
trong mạch máu khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
Dựa vào đo huyết áp động mạch cánh tay sau khi nghỉ ngơi 10 phút, nếu
có vượt chỉ số bình thường đo lại 02 lần tiếp theo, mỗi lần cách nhau 10 phút,
lấy trung bình cộng.
1.2.6 Tiên lượng
- Bị chi phối bởi các biến chứng.
- Biến chứng tim mạch, suy thận, Tai biến mạch máu não là các biến
chứng thường gặp.
1.2.7 Ðiều trị
Mục đích điều trị tăng huyết áp là phòng ngừa các biến chứng của bệnh
về sau này. Phần lớn bệnh nhân cần được điều trị suốt đời, tuy rằng huyết áp
đã trở về bình thường. Mục tiêu đầu tiên của điều trị THA là làm giảm trị số
huyết áp xuống dưới 130 80 mmHg ở 3 nhóm đối tượng: đái tháo đường, bệnh
mạch vành và bệnh thận mạn. iáo dục người bệnh một cách thích hợp là một
phần cơ bản của kế hoạch điều trị.
- Ðiều trị không dùng thuốc: Khuyên bệnh nhân nên ngưng hút thuốc
lá mặc dù hút thuốc lá chưa được xác định là nguyên nhân tăng huyết áp
nhưng ngưng hút thuốc lá là biện pháp hữu hiệu nhất làm giảm nguy cơ chung
về tim mạch.


10
- Ðiều trị bằng thuốc: điều trị bằng thuốc ban đầu, điều trị bổ sung sau
đó nếu cần, và điều chỉnh chế dộ điều trị khi thấy không hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, THA gồm các thể: Can dương xung, Can thận âm
hư, Đờm thấp, Tâm tỳ lưỡng hư và tuỳ theo thể mà có những bài thuốc và
phác đồ điều trị theo YHCT [9], [16], [22].
1.2.8 Dự phòng T A
Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đưa ra thực đơn khuyến cáo có chỉ tiêu dinh

dưỡng như sau:
 Năng lượng cung cấp: 1800-1900 kcal
 Tỉ lệ calo giữa béo: đạm: đường là 14: 13: 73
 Chất xơ 30- 40 g
 Ít natri giàu kali bằng cách hạn chế muối ăn và bột ngọt: dưới 2-4g. Ăn
nhiều rau trái đem lại nhiều kali
 Hạn chế các thức uống kích thích như: rượu, cà phê, trà đậm.
 Tăng sử dụng các thức ăn uống có tính chất an thần, hạ áp thông tiểu
như: lá vông, tim sen, ngó sen, hoa hoè, nước râu bắp, nước bắp luộc…


iảm muối và natri. Lượng mắm muối được dùng là một thìa cà phê
muối hoặc 4 thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.
Bên cạnh đó cần có một lối sống lành mạnh, thích hợp như: sinh hoạt thể

dục thể thao điều độ, nghĩ ngơi tránh căng thẳng...[24], [28], [33]
1

DC

TỄ

ỌC ỆN

T NG

U

T P


1 1 Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ
Các nhà dịch t học đã xác định chắc chắn rằng có sự liên quan giữa
THA và các rối loạn khác đặc biệt là bệnh của động mạch vành, tai biến mạch
máu não và suy tim xảy ra tuỳ mức độ THA.


11
Các nghiên cứu tiến cứu đã chứng minh người có HATTr từ 105 mmHg
trở lên có nguy cơ gấp 10 lần nguy cơ tai biến mạch máu não, 5 lần nguy cơ
tai biến tim mạch, so với người có HATTr 76 mmHg. Duy trì HATTr từ 7.5 10 mmHg sẽ làm giảm 34% - 56% tỷ lệ tai biến mạch máu não, 29% - 37%
biến cố mạch vành.
Tăng huyết áp là vấn đề sức khoẻ trầm trọng ảnh hưởng đến khoảng 20%
dân số trưởng thành ở nhiều quốc gia. Là một trong các yếu tố nguy cơ tử
vong chính của bệnh tim mạch, chiếm 20% - 50% của tử vong và bệnh tật.
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ tim mạch, như tuổi, giới, hút thuốc,
tăng cholesterol máu, tiểu đường, tiền căn bệnh tim mạch, bệnh thận, ít vận
động. Khi HA hơi tăng ở ngưỡng THA nếu có sự hiện diện của yếu tố nguy cơ
có thể sẽ quyết định tình trạng nguy cơ của bệnh nhân.
Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân phải đi
khám bệnh và điều trị. Các yếu tố béo phì, ăn uống mặn, stress, cùng với tuổi
thọ người dân ngày một tăng, những người tăng huyết áp theo tuổi sẽ làm tăng
tỷ lệ huyết áp cộng đồng [53], [58], [63].
1

Nghiên cứu ở nước ngoài
Theo báo cáo của Uỷ Ban Quốc

ia về phòng chống THA của Hoa Kỳ

lần 6 thì tỷ lệ THA không giảm, tỷ lệ tử vong đột quỵ trong 30 năm qua đã

chậm lại, tuy nhiên tỷ lệ hai bệnh lý liên quan tới THA là suy thận và suy tim
vẫn tiếp tục tăng đều đặn. Bản chất của THA là tiến triển mãn tính, đôi lúc
không có triệu chứng, điều trị tốn kém, nhiều biến chứng và cần điều trị
nhiều năm.
THA là một trong những yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch, là
yếu tố độc lập của nguy cơ tim - mạch, 30% bệnh nhân THA sẽ biến chứng xơ
vữa động mạch, nguy cơ mạch vành tăng gấp 3 lần, nguy cơ tai biến tăng gấp
7 lần, nguy cơ động mạch chi dưới tăng gấp 2 lần [69], [77]


12
1

Nghiên cứu ở trong nước
Tăng huyết áp là một bệnh được xem như là “kẻ giết người thầm lặng”

do THA. thường không có triệu chứng để mọi người chú ý tới. Một người có
thể tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết. Tuy nhiên nếu bệnh tăng
huyết áp không được quan tâm, không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận.
Bệnh này còn có thể gây ra vở phình động mạch chủ bụng, mù mắt và có thể
tử vong.
Năm 2005, Hoang VM, Byass P, Dao LH, Nguyen TK, Wall S, nghiên
cứu các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mãn tính của 2.000 người lớn 25-64 tuổi
ở vùng nông thôn Việt Nam, kết quả: huyết áp trung bình của Nam là 23,9% ,
Nữ là 13,7%. Trong số đó, có 63% Nam giới hiện hút thuốc lá và 58% hút
thuốc hàng ngày. Chỉ số BMI trung bình là 19,6% ở Nam và 19,9% ở Nữ. Có
3,5% đối tượng nghiên cứu là thừa cân. Trình độ học vấn có quan hệ nghịch với
tỷ lệ cao huyết áp ở cả Nam và Nữ [37].



13
Chương
ĐỐI T ỢNG VÀ P

NG P

P NG IÊN CỨU

2.1. ĐỐI T ỢNG NG IÊN CỨU
Người dân  40 tuổi đang sống và có hộ khẩu thường trú xã vùng biển
Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
2.2. Đ A ĐIỂM NG IÊN CỨU
Xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An
2.3. T ỜI GIAN NG IÊN CỨU
Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012
2.4. P

NG P

P NG IÊN CỨU

2.4 1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4.2 Cỡ mẫu
- Sử dụng công thức:

n

1


*  (1   )



2

C2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần thiết.
x: với mức tin cậy 95%, x =Z= 1,96
p = giá trị tỷ lệ tăng huyết áp trong quần thể nghiên cứu = 0,30 dựa
vào các nghiên cứu từ trước [11].
C: sai số chọn: là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ p thu được từ
mẫu và tỷ lệ quần thể p.
n được tính:

(1,96 2 * 0,30 * 0,70)
n
 323
0,05 2


14
Vậy cỡ mẫu cần thu thập

323

Thực tế trong đề tài này chúng tôi thu được 360 đối tượng vào mẫu

nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách tất cả người dân từ 40 tuổi trở lên của 4 ấp, đánh số thứ tự
từ 1 cho đến hết đối tượng, dựa vào sổ dân số trong xã.
2.4

Thu thập số liệu
- Tập huấn cán bộ y tế xã: mời cán bộ y tế xã, hướng dẩn phương pháp sử

dụng bộ câu hỏi, mã hóa câu hỏi
- Khám lâm sàng
- Máy đo huyết áp loại YAMASU do nhật sản xuất, kim chỉ trị số Huyết
áp của đồng hồ áp kế phải được đối chiếu và hiệu chĩnh trước đợt khám, căn
cứ vào máy đo huyết áp thủy ngân LPK2, Kích thước túi hơi phải bao trọn chu
vi cánh tay và 2 3 chiều dài cánh tay bệnh nhân.
- Đo chiều cao:dùng thước Leices do Mỹ sản xuất,dùng để đo chiều cao
- Đo trọng lượng: dùng cân Tanita do Trung Quốc sản xuất. Cân được
điều chỉnh với cân chuẩn trước khi sử dụng và sau khi cân được 20 người,
điều chỉnh, kiểm tra lại cân.
- Đo huyết áp: tình trạng bệnh nhân nằm nghĩ, tư thế thoải mái ít nhất 10
phút, không uống cà phê 1 giờ trước khi đo, không hút thuốc 15 phút trước khi
đo, không uống rượu bia, thuốc kích thích, trước khi đo không hoạt động
mạnh, tắm, phòng ấm, yên lặng.
- Tư thế bệnh nhân tốt nhất nằm ngữa thoải mái, có thể đo huyết áp ở tư
thế ngồi thường cũng đủ chính xác, bệnh nhân nên ngồi yên tĩnh trên ghế có
tựa lưng trong 10 phút, tay kê ở mức ngang tim
- Vị trí đo cuốn hết chu vi cánh tay, chiều rộng băng cuốn bằng 2 3 chiều
dài cánh tay, vị trí đo trên nếp gấp khuỷu tay 2,5 cm.



15
- Phương pháp đo bơm nhanh túi hơi, vượt trên trị số tâm thu 20mmHg
được nhận biết bằng sự mất mạch quay . Xã túi hơi 3mmHg giây, huyết áp
tối đa xuất hiện tiếng đập thứ nhất và huyết áp tối thiểu, khi tiếng đập biến
mất.Mỗi người phải đo 3 lần mỗi lần cách nhau 10 phút, tùy theo đo cánh tay
phải trước hoặc cánh tay trái trước và ngược lại mới lấy kết quả, khi đo hai tay
lấy ở tay có kết quả cao nhất, để phòng bên kia động mạch có chổ h p. Đối
với bệnh nhân >65 tuổi, đái tháo đường, hoặc đang dùng thuốc hạ áp,cần kiểm
soát sự thay đổi huyết áp theo tư thế, bằng cách đo ngay sau khi bệnh nhân
đứng dậy 2 phút.
- Đo trọng lượng cơ thể: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng,
cân lúc đói, người được cân chỉ mặt quần áo mỏng, đứng thẳng nh nhàng
trên bàn cân, hai bàn chân trần và cách nhau 8-10cm, để trọng lượng dồn đều
lên hai bàn chân. Khi kim báo trọng lượng của cân đã hoàn toàn đứng yên
mới đọc kết quả.

hi kết quả số đo trên bàn cân tính bằng đơn vị kg sai số

không quá 100g).
2.4.5 Tiêu chí chọn mẫu
- Tiêu chí vào mẫu: theo WHO-ISH. 1999, Bệnh nhân đã được chẫn
đoán là huyết áp tăng khi huyết áp tâm thu
trương

140 mmHg, hoặc huyết áp tâm

90 mmHg. Cư ngụ có hộ khẩu tại xã Thanh Vĩnh Đông

- Tiêu chí loại trừ: những trường hợp tăng huyết áp thoáng qua và không
đồng ý tham gia. Phụ nữ có thai do có ảnh hưởng của thai kỳ lên huyết áp.

Người mắc bệnh tâm thần...
2.4.6 Nội dung thu thập số liệu
- Xác định tỷ lệ tăng huyết áp
Tỷ lệ bị tăng huyết áp là bao nhiêu và các yếu tố nào liên quan đến tăng
huyết áp ở người dân

40 tuổi tại xã Thanh Vĩnh Đông.


16
+ Tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử gia đình và
bản thân Bệnh tim mạch, tăng HA, đái tháo đường, bệnh thận .
+ Tình trạng kinh tế thu nhập, sử dụng rượu - thuốc lá, kiến thức - thái độ
tăng HA, tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI .
+ Nhóm biến số thông tin chung
- Tuổi: nhóm

40 - 49, 50 - 59, 60 - 69, 70 - 79 và 80 tuổi.

- iới: nam nữ.
- Trình độ học vấn: theo số năm học tại trường và theo phân loại: mù chữ
biết đọc - viết tiểu học Trung học cơ sở trung học phổ thông Ðại học
Sau ÐH.
- Dân tộc: Kinh
- Nơi cư ngụ: Nông thôn thuộc xã
- Tiền sử bệnh: đã có chẩn đoán của cơ sở y tế
ia đình: Bệnh tim mạch, tăng HA, tiểu đường, bệnh thận: có - không
Bản thân: Liệt kê tên bệnh, và hiện tại thai sản: có không.
- Có nhận biết bản thân bị tăng HA: có / không.
- Huyết áp ngay thời điểm khảo sát: bình thường cao, tăng huyết áp độ I,

tăng huyết áp độ II, tăng huyết áp độ III
+ Tăng huyết áp có điều trị: Ðược chẩn đoán THA, trước khi chẩn
đoán có nhận biết mình bị tăng HA, được quản lý theo dỏi 4 - 6 tháng,
uống thuốc và đo huyết áp thường xuyên.
+ Tăng huyết áp không tuân thủ điều trị: Ðược chẩn đoán tăng HA,
trước khi chẩn đoán không nhận biết mình bị cao HA, Không được theo
dỏi 4 - 6 tháng, Không hoặc có uống thuốc và đo huyết áp nhưng không
thường xuyên.
- Lý do không nhận biết mình bị tăng HA: không triệu chứng cảm thấy
bình thường, hoặc khỏe mạnh , không tiếp cận được dịch vụ y tế.


17
- Lý do biết tăng HA nhưng không tuân thủ điều trị tăng HA: không cho
tăng HA là quan trọng Không thấy cần thiết, tăng HA là bệnh nh .... , Không
có thời gian đi khám bận rộn làm ăn, nuôi con nhỏ,… ,không có tiền đi khám
nghèo,…. , khác (ghi rõ)
- Lý do biết tăng HA nhưng không điều trị thường xuyên: Không có tiền
điều trị, Không có thời gian, bệnh tăng HA không quan trọng, khác (ghi rõ)
iến số về tình trạng kinh tế và thu nhập:
- Thu nhập bình quân gia đình: ước lượng thu nhập hàng tháng theo các
mức sau: dưới < 1.000.000 đ.
- Thu nhập bình quân tháng của người được phỏng vấn: ước lượng hàng
tháng 1.000.000 đ - 3.000.000 đ.
- Thu nhập bình quân tháng trên > 3.000.000đ
Biến số về tình trạng dinh dưỡng”
- Chiều cao: tính bằng cm.
- Cân nặng: tính bằng kg.
- BMI: Cân nặng chiều cao


2

: < 18,5 gầy, Bình thường từ 18,5 - 22,9,

23,0-24,9 tiền béo phì, 25,0- 29,9 béo phì độ I, 30 trở lên béo phì độ II
Biến số về tình trạng sử dụng thuốc là và rượu
- Tình hình hút thuốc lá, hiện đang hút thuốc lá: có /không
- Tình hình uống rượu bia, hiện đang uống rượu bia: có không
iến số về khảo sát về tình trạng sử dụng muối
- Tình hình thức ăn hằng ngày: có ăn mặn không ăn mặn
Biến số về khảo sát kiến thức và thái độ về Tăng HA
- Nhận thông tin về tăng HA từ nhân viên y tế: có / không.
- Tăng HA có gây các tai biến: có không
- Có mối liên quan giữa tăng HA và chế độ ăn mặn: có / không


18
- Có mối liên quan giữa tăng HA và hút thuốc lá: có không
- Sử dụng cây thuốc có chữa được tăng HA: có không
- THA không cần điều trị thường xuyên: Ðồng ý Không đồng ý.
2.4 7 Kỹ thuật thu thập số liệu
- Ðo huyết áp sau khi để bệnh nhân ngồi nghĩ 10 phút.
- Ðo chiều cao, cân nặng, tính BMI.
- Phỏng vấn mặt đối mặt và quan sát. Tất cả những người được chọn
trong ấp sẽ được mời đến trạm y tế xã vào một buổi sáng để tiến hành cân đo.
- Phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẳn.
2.4 8 Công cụ thu thập số liệu: huyết áp thủy ngân, cân đo cân nặng tính Kg),
bảng câu hỏi.
2.4 9 Kiểm soát sai lệch thông tin
- Tập huấn cho các nhân viên tham gia khảo sát: Cân nặng, huyết áp,

cách sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn.
- Sử dụng máy đo huyết áp YAMASU của Nhật sản xuất.
- Sử dụng loại cân có hiệu chỉnh.
2.4.10. Xử lý số liệu
Làm sạch số liệu sau đó nhập và xử lý dựa trên phần mềm thống kê
SPSS 16.0.
- Sử dụng thống kê mô tả tính toán các tỷ lệ. Sử dụng thống kê phân tích
để xem xét ý nghĩa thống kê với phép kiểm Chi bình phương với các biến số
rời, và được xác định có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
- Tỷ lệ người không tự nhận biết mình bị tăng HA trước khi được nhân
viên y tế giúp chẩn đoán tăng HA phân theo nhóm tuổi, giới, dân tộc, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, nơi cư ngụ, tiền sử gia đình và bản thân, tình trạng kinh
tế thu nhập, tình trạng kiến thức về tăng HA.


19
- Tỷ lệ THA tuân thủ điều trị liên tục, không tuân thủ điều trị liên tục và
hoàn toàn không điều trị phân theo nhóm tuổi, giới, dân tộc, trình độ trình độ
học vấn, nghề nghiệp, nơi cư ngụ, tiền sử gia đình và bản thân, Tình trạng
kinh tế thu nhập, sử dụng rượu - thuốc lá, kiến thức về tăng HA.
-Mối liên quan giữa việc đối tượng tự nhận biết bị tăng huyết áp với các
yếu tố nhóm tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư ngụ,
tiền sử gia đình và bản thân, Tình trạng kinh tế thu nhập, kiến thức về THA.
Sử dụng phép kiểm 2 để xác định yếu tố nguy cơ.
- Mối liên quan giữa việc đối tượng tuân thủ theo dỏi điều trị THA liên
tục với các yếu tố nhóm tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi
cư ngụ, tiền sử gia đình và bản thân, Tình trạng kinh tế thu nhập, kiến thức về
tăng HA. Sử dụng phép kiểm 2 để xác định yếu tố nguy cơ.
- Mối liên quan giữa việc đối tượng hoàn toàn không điều trị THA khi đã
biết bị THA với các yếu tố nhóm tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề

nghiệp, nơi cư ngụ, tiền sử gia đình và bản thân, Tình trạng kinh tế thu nhập,
kiến thức về tăng HA. Sử dụng phép kiểm 2 để xác định yếu tố nguy cơ.
2.5. Đ O ĐỨC NG IÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của những đối tượng được chọn.
- Phát hiện bệnh tăng huyết áp, và tăng HA được điều trị cho các đối
tượng trên mang đến lợi ích cho người tham gia, qua đó giảm các tai biến và
nguy hại tính mạng của người tham gia.
- Không có nghiệm pháp nào ảnh hưởng sức khoẻ người tham gia.


20
Chương

K T QUẢ NG IÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM C UNG CỦA MẪU NG IÊN CỨU
1 1 Đặc điểm về nhân khẩu học
ảng 1 Phân bố đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
iến số
Dân tộc
iới

Tuổi

Mức học vấn

Giá trị

Tần số (n)


Tỷ lệ (%)

360

100

0

0

Nam

207

57,5

Nữ

153

42,5

Từ 40-60 tuổi

191

53,1

61-70 tuổi


93

25,8

Trên 70 tuổi

76

21,1

≤ Tiểu học

106

29,4

Trung học cơ sở

141

39,2

113

31,4

Làm ruộng

144


40,0

Công nhân viên chức

61

16,9

Buôn bán nội trợ

68

18,9

Hưu trí, già cả

87

24,2

Có gia đình

312

86,7

Độc thân góa ly hôn ly thân

48


13,3

< 1 triệu/tháng

85

23,6

1triệu -3 triệu/tháng

171

47,5

> 3 triệu/tháng

104

28,9

360

100

Kinh
Dân tộc thiểu số

Trung học phổ thông

Nghề nghiệp


Tình trạng
hôn nhân
Kinh tế gia đình

Tổng


21
Nhận xét: 100% đối tượng là người kinh; nam giới chiếm 57,5%; đối tượng
ở nhóm tuổi 40-60 chiếm cao nhất 53,1%, còn đối tượng ở nhóm tuổi trên 70
chiếm thấp nhất 21,1%; mức học vấn bậc trung học cơ sở chiếm cao nhất 39,2%.
Nghề nghiệp là làm ruộng chiếm cao nhất 40,0%. Tỷ lệ đối tượng có gia đình
chiếm 86,7%. Đối tượng có thu nhập 1-3 triệu đồng tháng là 47,5%.
1

Đặc điểm về thể trọng
ảng

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

BMI

n

%

18,5-22,9 bình thường

168


46,7

< 18,5 gầy

77

21,4

23-24,9 nguy cơ

72

20,0

25-29,9 béo phì độ 1

25

6,9

30 béo phì độ 2

18

5,0

360

100


Tổng

50

46,7%

45
40
35
30
21,4%

25

20%

20
15
6,9%

10

5%

5
0
Bình thường

Gầy


Nguy cơ

Béo phì độ 1 Béo phì độ 2

iểu đồ 3.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Nhận xét: Nhóm người có BMI bình thường 18,5-22,9 chiếm tỷ lệ cao
nhất 46,7% , nhóm đối tượng có BMI béo phì độ 2 chiếm thấp nhất 5,0%.


×