Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bộ cánh nửa ở nước (insecta hemiptera) tại một số thủy vực thuộc tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.64 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Chu Thị Đào

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH NỬA Ở
NƢỚC (INSECTA: HEMIPTERA) TẠI MỘT SỐ THỦY VỰC THUỘC
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Chu Thị Đào

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH NỬA Ở
NƢỚC (INSECTA: HEMIPTERA) TẠI MỘT SỐ THỦY VỰC THUỘC
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN ANH ĐỨC

Hà Nội – Năm 2018




Lời cảm ơn
Tôi chắc chắn không thể hoàn thành được luận văn này nếu không có được
sự hướng dẫn nhiệt tình, những lời động viên ủng hộ của thầy cô, bạn bè và gia đình
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Trần Anh Đức. Thầy đã hướng dẫn tận tình và cho tôi những ý kiến đóng góp quý
báu trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh
cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo bộ môn Động vật Không xương sống - Khoa Sinh
học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại bộ môn.
Qua đây, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Xuân Nam cùng
các cán bộ của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu này của tôi nhận được sự hỗ trợ từ đề tài:
“Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp sinh thái, thủy lợi
nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam”,
mã số: ĐTĐSL.CN-11/16, và dự án: “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh
Quảng Nam”.
Cuối cùng, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn đứng phía sau ủng hộ và khích lệ tôi.
Chính sự động viên của mọi người đã cho tôi niềm tin vào con đường tôi đã chọn.
Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2018
Học viên

Chu Thị Đào


MỤC LỤC

Lời cảm ơn .................................................................................................................3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
1.1 Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học bộ Hemiptera ở nƣớc tại khu vực
Đông Nam Á ...........................................................................................................3
1.2 Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học bộ Hemiptera ở nƣớc tại Việt
Nam .........................................................................................................................6
1.3 Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam và khu di tích Mỹ Sơn ...10
1.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam..........................................10
1.3.2 Khái quát điều kiện tự nhiên khu di tích Mỹ Sơn .....................................11
Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................13
2.1 Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu ...................................................................13
2.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................13
2.3 Phƣơng pháp thu mẫu ...................................................................................15
2.4 Phƣơng pháp phân tích mẫu vật ..................................................................16
2.5 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................17
2.5.1 Đánh giá đa dạng thành phần loài .............................................................17
2.5.2 Đánh giá mối liên hệ giữa thành phần loài và điều kiện sinh cảnh ...........18
Chƣơng 3 – KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................21
3.1 Thành phần loài Hemiptera ở nƣớc tại tỉnh Quảng Nam..........................21
3.2 Đánh giá đa dạng Hemiptera ở nƣớc và mối liên quan giữa thành phần
loài với các sinh cảnh tại khu di tích Mỹ Sơn ..................................................29
3.2.1Đánh giá mức độ đa dạng thành phần loài Hemiptera ở nước giữa các sinh
cảnh tại khu di tích Mỹ Sơn ...............................................................................30
3.2.2 Đánh giá mối liên quan giữa thành phần loài Hemiptera ở nước giữa các
sinh cảnh tại khu di tích Mỹ Sơn ........................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cấu trúc thành phần giống, loài của các họ Hemiptera ở nước tại tỉnh
Quảng Nam ...............................................................................................................21
Bảng 3.2 Danh sách thành phần loài Hemiptera ở nước thu được ở ........................24
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................24
Bảng 3.3 Kết quả phân tích các chỉ số đa dạng của Hemiptera ở nước giữa các sinh
cảnh tại khu di tích trong đợt thu mẫu tháng 8/2016 ................................................30
Bảng 3.4 Kết quả phân tích các chỉ số đa dạng của Hemiptera ở nước giữa các sinh
cảnh tại khu di tích trong đợt thu mẫu tháng 4/2017 ................................................32
Bảng 3.5 Danh sách thành phần loài tương ứng với từng dạng sinh cảnh của khu di
tích Mỹ Sơn ...............................................................................................................34
Bảng 3.6 Kết quả phân tích ANOSIM so sánh thành phần loài giữa các sinh cảnh
trong đợt thu mẫu tháng 8/2016 ................................................................................41
Bảng 3.7 Kết quả phân tích ANOSIM so sánh thành phần loài giữa các sinh cảnh
trong đợt thu mẫu tháng 4/2017 ................................................................................42


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại tỉnh Quảng Nam. ....................................14
Hình 2.2 Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại suối Khe Thẻ, thuộc khu di tích Mỹ Sơn. ...15
Hình 2.3 Một số đặc điểm được sử dụng trong các khóa định loại tới họ của bộ
Hemiptera ở nước ......................................................................................................17
Hình 3.1 Tỷ lệ % thành phần loài của các họ thuộc bộ Hemiptera ở nước ..............23
tại tỉnh Quảng Nam ...................................................................................................23
Hình 3.2 Tỷ lệ % thành phần giống của các họ thuộc bộ Hemiptera ở nước ...........23
tại tỉnh Quảng Nam ...................................................................................................23
Hình 3.3 Kết quả đánh giá mức độ tương đồng giữa các điểm thu mẫu vào tháng
8/2016 sử dụng chỉ số Bray – Curtis .........................................................................38
Hình 3.4 Kết quả phân tích MDS đánh giá mức độ tương đồng về cấu trúc thành

phần loài giữa các điểm thu mẫu trong nghiên cứu vào tháng 8/2016 .....................38
Hình 3.5 Kết quả đánh giá mức độ tương đồng giữa các điểm nghiên cứu vào tháng
4/2017 sử dụng chỉ số Bray – Curtis .........................................................................40
Hình 3.6 Kết quả phân tích MDS đánh giá mức độ tương đồng về cấu trúc thành
phần loài giữa các điểm thu mẫu trong đợt thu mẫu tháng 4/2017 ...........................40


MỞ ĐẦU
Bộ Cánh nửa Hemiptera là bộ có số lượng loài lớn và có nhiều đại diện sống
ở nước. Cho tới nay trên thế giới đã có khoảng 5000 loài đã được ghi nhận thuộc 23
họ, hơn 350 giống, trong số đó có hơn 4600 loài sống ở nước ngọt [27, 28, 38].
Hemiptera ở nước đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái ở nước. Các loài
thuộc bộ này chủ yếu ăn các loài động vật cỡ nhỏ như giáp xác cỡ nhỏ, các loài côn
trùng nước khác như ấu trùng thuộc bộ Phù du, bộ Cánh lông và ấu trùng muỗi.
Nhiều loài trong bộ Hemiptera sống ở nước còn được sử dụng làm thực phẩm ở các
nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan [10]. Tại Mexico, các loài thuộc họ
Corixidae được phơi khô và sử dụng như loại thực phẩm giàu protein [38].
Những năm gần đây bộ Hemiptera ở nước cũng đã được nghiên cứu nhiều
hơn. Các nghiên cứu này đã đưa ra những dẫn liệu khá đầy đủ về sự đa dạng các
loài côn trùng nước thuộc bộ Hemiptera ở nước ở Việt Nam tại một số khu vực như
Vườn quốc gia Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Tiên, Hoàng Liên và một số tỉnh như Cao
Bằng Bắc Kạn, Hà Giang, Nghệ An [1-5, 15, 23, 37]. Tuy nhiên đa số các nghiên
cứu này mới chỉ góp phần vào việc đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài bộ
Hemiptera ở nước tại Việt Nam. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các nhóm loài côn trùng nước thuộc bộ Hemptera ở nước và điều kiện sinh
cảnh. Thêm vào đó, đã có nhiều nghiên cứu và dẫn liệu thành phần loài tại các khu
vực Bắc Bộ và Nam Bộ, vẫn chưa có nghiên cứu về Hemiptera ở nước tại khu vực
Trung Trung Bộ, nên cần có những nghiên cứu để bổ sung dẫn liệu thành phần loài
Hemiptera ở nước tại khu vực này.
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh có địa hình phức tạp, bề mặt địa hình chia cắt và hệ

thống sông ngòi khá phát triển. Đây là điều điện lý tưởng để các nhóm côn trùng
nước phát triển. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về các nhóm côn trùng
nước nói chung và bộ Hemiptera ở nước nói riêng. Các loài côn trùng ở nước là các
đối tượng chịu ảnh hưởng trước tiếp khi môi trường bị con người tác động, vì vậy,
việc nghiên cứu về chúng là rất quan trọng. Ngoài việc đưa ra các dẫn liệu và đánh
giá bước đầu về sự đa dạng thành phần loài côn trùng nước thuộc bộ Hemiptera ở
1


nước, nghiên cứu còn chú trọng vào điều kiện sinh sống của từng nhóm loài tại các
địa điểm thu mẫu. Khu vực di tích Mỹ Sơn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các
tác động của con người, việc bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái tại khu di tích vẫn
đang là vấn đề nhiều thách thức. Do các thành phần trong hệ sinh thái có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, nên việc bảo tồn khu di tích không chỉ giới hạn ở việc trùng tu
tôn tạo phần di tích tháp, mà còn cần bao gồm cả việc nghiên cứu hệ sinh thái tự
nhiên và các yếu tố môi trường ở khu di tích. Chính vì vậy, để có có sở xây dựng
mô hình ứng dụng các giải pháp sinh thái, thành phần của quần xã sinh vật tại khu
vực này đã được điều tra, nghiên cứu. Việc tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành
phần loài côn trùng bộ Cánh nửa ở nước (Insecta: Hemiptera) tại một số thủy vực
thuộc tỉnh Quảng Nam” là thật sự cần thiết với hai mục tiêu:
-

Nghiên cứu thành phần loài Hemiptera ở nước tại một số thủy vực thuộc
tỉnh Quảng Nam.

-

Bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa các thành phần loài và điều kiện
sinh cảnh tại khu di tích Mỹ Sơn- tỉnh Quảng Nam.


2


Chƣơng 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học bộ Hemiptera ở nƣớc tại khu vực
Đông Nam Á
Hemiptera ở nước bao gồm 3 nhóm chính: Gerromorpha (nhóm sống trên
màng nước) và Nepomorpha (nhóm sống dưới nước) và Leptopodomorpha, tuy
không sống ở môi trường nước nhưng chủ yếu kiếm ăn, bắt mồi ở gần các thủy vực
[27, 28, 38]. Trong đó, số lượng loài thuộc nhóm Nepomorpha là lớn nhất với
khoảng 2400 loài. Nhóm Gerromorpha có khoảng 2100 loài trên toàn thế giới [38].
Bộ Hemiptera ở nước có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái ở nước
[36]. Họ Gerridae có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống của con người. Một
số loài thuộc giống Halobates thuộc họ Gerridae được biết đến như là loài có thể
hấp thụ kim loại nặng và chúng thường được sử dụng làm chỉ thị sinh học của
Cadmium và các kim loại nặng khác trên bề mặt biển [33]. Ngoài ra, một số loài
thuộc họ này còn được sử dụng làm sinh vật mô hình trong nghiên cứu về tiến hóa
sinh sản [38]. Bên cạnh đó, vai trò của một số họ thuộc nhóm Nepomorpha cũng
được nhắc tới mặc dù còn chưa được nghiên cứu kỹ. Các họ Naucoridae,
Belostomatidae, Nepidae có vai trò trong kiểm soát ấu trùng muỗi. Ngoài việc được
sử dụng làm thức ăn cho cá và con người như cà cuống (Lethocerus indicus), họ
Belostomatidae còn có vai trò trong kiểm soát các loài thuộc lớp thân mềm và một
số loài của họ này có thể giúp kiểm soát những vật chủ trung gian của sán. Tuy
nhiên, một số loài thuộc họ Notonectidae gây hại cho môi trường nuôi cá [10, 38].
Khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng có số lượng loài Côn trùng nước bộ
Hemiptera chiếm ưu thế, đặc biệt có nhiều giống thậm chí là phân họ đặc hữu [10,
27, 28]. Nghiên cứu đầy đủ và hệ thống nhất về khu hệ Hemiptera ở nước là của
Chen et al. (2005) cho khu vực Malesia (khu vực nằm giữa eo Kra của miền nam
Thái Lan và các đảo phía Đông của New Guinea; các đảo Bismarck và Solomon).
Tại khu vực này, các tác giả đã ghi nhận khoảng 1.000 loài thuộc 100 giống, 17 họ,

chiếm một phần tư tổng số loài Hemiptera ở nước đã biết trên thế giới [10]. Trong
3


khu vực Malesia, bộ Hemiptera ở nước được nghiên cứu nhiều nhất ở Thái Lan và
khu vực Singapore-bán đảo Malaysia [10].
Đến nay cũng đã có khoảng hơn 200 loài thuộc bộ Hemiptera ở nước được
ghi nhận ở Thái Lan [11, 34, 35, 40, 41]. Trong đó, Sites và cộng sự (2001) đã tổng
hợp và mô tả chi tiết phân bố của 6 giống và 23 loài Helotrephidae đã biết ở Thái
Lan. Trong nghiên cứu này tác giả đã nhấn mạnh giống Fischerotrephes lần đầu
tiên ghi nhận ở Thái Lan, 18 loài thuộc giống Helotrephes, hầu hết các loài đều có
phân bố khá hạn chế. Chỉ 1 loài thuộc giống Hydrotrephes được tìm thấy ở Thái
Lan, trong khi đó, các loài thuộc giống này khá nhiều và có phân bố rộng rãi khắp
Philippines và Indonesia tới Sri Lanka (22 loài). Tác giả cũng đưa ra các nhận định
về vùng phân bố của giống Hydrotrephes tại Thái Lan, tuy nhiên vẫn cần các
nghiên cứu thêm về nhóm này [34]. Chen (2006) đã tổng hợp và mô tả 47 loài thuộc
bộ Hemiptera ở nước thu được tại vùng Đông - Bắc Thái Lan. Đây là những nghiên
cứu đầu tiên đưa ra được danh lục thành phần loài, mô tả và phân bố của nhóm
Hemiptera ở nước tại Thái Lan [11]. Vitheepradit (2007) cũng đã đưa ra khóa định
loại của phân họ Ptilomerinae ở Thái Lan: ghi nhận 14 loài thuộc 6 giống tại khu
vực này, trong số đó có giống Ptilomerella chỉ ghi nhận ở miền nam Thái Lan [41].
Vitheepradit (2008) cũng đã có những nghiên cứu chi tiết về nhóm Gerromorpha tại
Thái Lan. Trong đó, tác giả đã mô tả hơn 80 loài, 15 giống thuộc họ Gerridae, 16
loài thuộc 4 giống họ Hebridae, 17 loài thuộc họ Hydrometridae, 18 loài thuộc họ
Velliidae và 2 loài thuộc họ Mesoveliide được ghi nhận ở khu vực này [40]. Cũng
đã có một số nghiên cứu về sinh thái học đáng chú ý như. Tuy nhiên, cũng giống
như các nước khác trong khu vực Malesia, các nghiên cứu chủ yếu tập trung về mặt
phân loại học và mô tả loài mới. Các nghiên cứu về sinh thái học và tiến hóa của
các loài Hemiptera ở nước vẫn còn rất thiếu.
Bộ Hemiptera ở nước được nghiên cứu nhiều nhất tại Singapore và bán đảo

Malaysia. Tính đến nay, đã có khoảng 120 loài được ghi nhận cho Singapore và 198
loài được ghi nhận cho bán đảo Malaysia [8, 14, 26, 27, 30-32, 42, 43, 48, 51].
Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2001) còn cung cấp phân bố, tập tính và khóa
4


định loại đến họ [14]. Andersen (2002) đã tiếp tục các nghiên cứu của mình về
nhóm có số lượng loài lớn nhất trong bộ Hemiptera ở nước: Veliidae. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này, mới chỉ có 33 loài thuộc 15 giống được ghi nhận, đồng thời
tác giả cũng ghi chú những đặc điểm sinh thái học, tập tính và phân bố của từng
nhóm cụ thể trong khu vực Singapore - Malaysia [8]. Nieser (2002, 2004) công bố
những nghiên cứu của ông về 4 họ Corixidae, Micronectidae, Pleidae và
Notonectidae cho khu vực này. Trong đó, số lượng loài thuộc họ Micronectidae
chiếm ưu thế với 17 loài, họ Notonectidae với 11 loài thuộc 4 giống, trong khi đó họ
Corixidae và Pleidae chỉ có 2 loài [25, 26]. Yang và cộng sự (2005) tiếp tục đưa ra
nghiên cứu về họ Hydrometridae tại khu vực này. Nghiên cứu đã đưa ra khóa định
loại 19 loài trong khu vực Đông Nam Á. Trong số đó đã ghi nhận được 14 loài ở
Singapore-bán đảo Malaysia [43]. Zettel (2011) đã đưa ra danh sách 11 loài thuộc 7
giống của họ Helotrephidae được ghi nhận cho khu vực này [51]. Yang và cộng sự
(2011) đã ghi nhận, mô tả đặc điểm và phân bố của 5 loài thuộc họ Mesoveliidae
[44]. Polhemus (2013) đã thêm vào danh sách 2 loài thuộc họ Belostomatidae, 4
loài thuộc họ Aphelocheiridae, 10 loài thộc họ Nepidae, 14 loài thuộc họ
Naucoridae, được ghi nhận tại khu vực này. Ngoài ra, tác giả còn cung cấp phân bố
của chúng tại các khu vực khác trong Đông Nam Á [29, 30]. Thêm vào đó, đã thống
kê được có hơn 80 loài đặc hữu thuộc bộ Hemiptera ở nước tại đảo Borneo [10].
Các nghiên cứu tại khu vực này đã nghiên cứu chi tiết phân bố và đặc điểm của
từng nhóm loài, đồng thời cũng đưa ra các khóa định loại. Các nghiên cứu này đều
đưa ra cái nhìn toàn diện về côn trùng thuộc bộ Hemiptera ở nước, đặc biệt là các
nghiên cứu về phân loại học.
Các nghiên cứu về bộ Hemiptera ở Campuchia và Myanmar vẫn còn rất ít.

Zettel (2011) đã công bố 7 loài mới cho Myanmar và đưa ra danh sách 64 loài thuộc
nhóm Gerromorpha tại khu vực này [52]. Zettel và cộng sự (2017) đã công bố những
dân liệu đầu tiên về thành phần loài Hemiptera ở nước tại Campuchia. Theo đó, đã có
41 loài thuộc 25 giống và 11 họ được ghi nhận cho khu vực này [53]. Cùng trong năm
này, Polhemus đã bổ sung thêm những dẫn liệu thành phần loài cho khu vực
5


Campuchia. Trong nghiên cứu này, đã có 68 loài được ghi nhận thuộc 35 giống và 11
họ. Thêm vào đó, tác giả đã công bố 4 loài mới trong nghiên cứu này đó là Amemboa
cambodiana (họ Gerridae); Microvelia penglyi, M. setifera và M. bokor (thuộc họ
Veliidae) [34]. Những nghiên cứu về thành phần loài Hemiptera ở nước tại khu vực
Campuchia và Myanmar vẫn còn rất thiếu, chính vì thế, đây cũng là khu vực lý tưởng
để nghiên cứu về đa dạng sinh học Hemiptera ở nước.
Phần lớn các nghiên cứu phân loại Hemiptera ở nước dựa trên đặc điểm hình
thái. Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tiến hóa và sinh thái học, địa lý sinh vật của
Cheng, Andersen cũng đã nghiên cứu về cấu trúc và sự phát triển của trứng, phần
phụ miệng [7]. Cheng (1989) nghiên cứu địa lý sinh vật và cây phát sinh chủng loại
của nhóm Halobates. Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ gần gũi của hai giống
Halobates và giống Asclepios [13]. Cho đến nay, nghiên cứu các hóa thạch và sử
dụng kĩ thuật sinh học phân tử, giải trình tự ADN để nghiên cứu về tiến hóa và phát
sinh chủng loại các họ thuộc bộ Hemiptera ở nước đã được áp dụng [18]. Tuy
nhiên, việc sử dụng sinh học phân tử phân tích gặp nhiều khó khăn vì các dữ liệu
vẫn chưa đầy đủ để so sánh và đối chiếu. Trong các nghiên cứu sau này cũng nên
chú trọng đến sinh thái học, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, khí hậu và con
người lên nhóm sinh vật vì hiện tại các nghiên cứu này vẫn còn rất thiếu. Ngoài ra,
một số tác giả còn sử dụng các nhóm loài Hemiptera ở nước để nghiên cứu địa lý
sinh vật [18].
1.2 Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học bộ Hemiptera ở nƣớc tại Việt Nam
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa. Việt

Nam là điểm nóng về đa dạng sinh học (Biodiversity Hotspot) thuộc khu vực IndoBurma (gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và nam Trung Quốc)
[27, 28]. Địa hình phức tạp với hệ thống sông ngòi dày đặc, chế độ thủy văn thay
đổi theo mùa đã góp phần tạo nên sự đa dạng của côn trùng nước ở Việt Nam cũng
như sự đa dạng của bộ Hemiptera.
Những năm gần đây đa dạng thành phần loài Hemiptera ở nước cũng đã
được nghiên cứu khá nhiều tại Việt Nam. Từ những dẫn liệu đầu tiên về họ
6


Gerridae đã ghi nhận hơn 40 loài cho Việt Nam. Ghi nhận về họ này ở Việt Nam
cũng đã khá đầy đủ và chi tiết. Tính đến nay, đã có khoảng 70 loài thuộc họ này
được ghi nhận cho Việt Nam [1-5, 15, 23, 37, 38]. Vì thế, ngoài các nghiên cứu
về phân loại học và đa dạng thành phần loài, hướng nghiên cứu về sinh thái học
và tập tính của chúng cũng cần phải được mở rộng thêm.
Họ có số lượng lớn nhất trong bộ Hemiptera ở nước là Veliidae. Tuy
nhiên, vì kích thước nhỏ nên việc thu mẫu là khó khăn hơn các họ khác. Trên thế
giới có khoảng hơn 850 loài thuộc 57 giống của họ Veliidae [12]. Tính đến nay,
Việt Nam đã ghi nhận khoảng 40 loài thuộc họ này [1-5, 15, 19, 23, 31, 37, 38,
46, 47]. Trong số các loài đã ghi nhận, có 7 loài mới được là Strongylovelia
albopicta,

S.

bipunctata,

S.

setosa,

S.


vasarhelyii,



Entomovelia

quadripenicillata, Rhagovelia polymorpha và R. yangae, 3 loài ghi nhận lần đầu
cho Việt Nam là Halovelia malaya, Haloveloides sundaensis và Xenobates
mandai [19, 46, 47]. Họ Veliidae là một trong những họ có tiềm năng nghiên cứu
lớn tại Việt Nam.
Họ Helotrephidae thường được bắt gặp tại các khu vực nước chảy chậm
của suối. Các loài thuộc nhóm Fischerotrephes, Platytrephes và Distotrephes ưa
sống ở dưới đáy những con suối sạch, còn nhóm Mixotrephes và Idiotrephes lại
hay được bắt gặp ở chỗ đá ẩm có rêu. Cho đến nay, đã có hơn 180 loài của họ
này được ghi nhận trên thế giới, 23 loài được ghi nhận cho Thái Lan và hơn 120
loài được tìm thấy ở khu vực Malesia [12]. Trong khi đó, mới chỉ có 6 loài thuộc
họ này được ghi nhận ở Việt Nam [1-5, 15, 23, 37, 38, 46].
Họ Aphelocheiridae có 92 loài được ghi nhận trên toàn thế [12]. Các
nghiên cứu về họ Aphelocheiridae ở Việt Nam vẫn còn rất ít [50]. Tại Việt Nam,
đã ghi nhận được 12 loài thuộc giống Aphelocheirus trong đó có 3 loài mới là
Aphelocheirus apicalis, A. flavinotatus, A. sapa [40]. Tuy nhiên, các ghi nhận
này mới chỉ tập trung tại khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực trung du và vùng núi
phía Bắc, chưa có nhiều nghiên cứu về họ Aphelocheiridae tại các khu vực khác
của Việt Nam.
7


Họ Micronectidae có thể bắt gặp ở trong các nghiên cứu về bộ Hemiptera
ở nước tại Việt Nam. Có 6 loài Micronecta fugitans, M. guttatostriata, M.

khasiensis, M. polhemusi, M. quadristrigata, M. siva được ghi nhận ở Việt Nam [15, 15, 23, 31, 37]. Tuy nhiên, số loài thuộc họ thu được ở khu vực Trung quốc là
27 loài và ở Malaysia là 16 loài [12, 38]. Thêm vào đó, trong hầu hết các nghiên
cứu ở Việt Nam đều chưa thể xác định tên khoa học chính xác. Cần có một
nghiên cứu toàn diện về họ này ở Việt Nam trong tương lai.
Notonectidae là họ có số lượng lớn trong nhóm Nepomorpha với hơn 400
loài được ghi nhận trên toàn thế giới [12]. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ ghi
nhận được 8 loài là Anisops breddini, A. kuroiwae, Aphelonecta gavini, Enithares
metallica, E. stridulata, E. sinica, E. madalayensis và E. cilliata [20, 26]. Vậy nên,
tiềm năng nghiên cứu về các loài thuộc họ này ở Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Có hơn 60 loài thuộc họ Ochteridae trên toàn thế giới, ở khu vực Malesia
cũng đã ghi nhận hơn 28 loài [12]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mới chỉ có ghi nhận
của 2 loài đó là Ochterus marginatus và O. signatus [12, 38]. Một trong những
nguyên nhân khiến việc nghiên cứu về họ Ochteridae ở Việt Nam gặp khó khăn đó
là sự khó khăn trong việc thu mẫu. Họ Ochteridae này không sống trong nước như
các họ thuộc nhóm Nepomorpha khác, chúng sống ở bên bờ nước và có khả năng di
chuyển khá linh hoạt nên việc thu mẫu khó hơn các họ khác.
Hầu hết các họ trong bộ Hemiptera ở Việt Nam vẫn còn được nghiên cứu
chưa kĩ càng. Các họ Corixidae, Belostomatidae, Gelastocoridae, Pleidae,
Hebridae, Mesoveliidae đều mới chỉ ghi nhận từ 1 - 2 loài ở Việt Nam [1-5, 15,
23, 37]. Trong khi đó, trên thế giới đã ghi nhận được 450 loài thuộc 32 giống của
họ Corixidae, 160 loài thuộc 9 giống của họ Belostomatidae, 100 loài thuộc 3
giống thuộc họ Gelastocoridae, 40 loài thuộc họ Pleidae [12]. Chính vì thế, các
họ này cần được nghiên cứu sâu hơn tại Việt Nam.
Đã có nhiều nghiên cứu về đa dạng thành phần loài bộ Hemiptera ở nước
ngọt tại Việt Nam. Trần Anh Đức và cộng sự (2015) đã đưa ra được những dẫn
liệu đầu tiên về thành phần loài Hemiptera ở nước tại Hà Giang 44 loài thuộc 32
8


giống và 16 họ, các loài bắt gặp tại khu vực đây đều là những loài có phân bố

rộng và dễ dàng bắt gặp ngoài tự nhiên [4]. Nghiên cứu về bộ Hemiptera ở nước tại
Cao Bằng đã ghi nhận được 42 loài thuộc 28 giống và 13 họ. Trong đó, loài Metrocoris
obscurus lần đầu tiên ghi nhận cho Việt Nam [15]. Ngoài ra cũng đã có nhiều nghiên
cứu về Hemiptera tại các Vườn Quốc Gia. Vườn Quốc Gia Xuân Sơn có 54 loài thuộc
34 giống, 12 họ thuộc bộ Hemiptera ở nước [37]. Trong số các loài thu được ở Vườn
Quốc Gia này đã bắt gặp được loài Gigantometra gigas mới chỉ có ghi nhận ở một vài
nơi tại Việt Nam [37]. Những dẫn liệu về thành phần loài Hemiptera ở nước tại Vườn
Quốc Gia Hoàng Liên cũng đã được công bố. Tính đến nay, đã có 65 loài, 34 giống
thuộc 15 họ Hemiptera ở nước được ghi nhận tại Vườn Quốc Gia này. Nghiên cứu này
cũng đã bổ sung dẫn liệu mới về phân bố của các loài Limnogonus nitidus, Metrocoris
acutus, Onychotrechus esakii, Ptilomera tigrina (họ Gerridae), Hyrcanus sp. (họ
Hebridae); Microvelia douglasi (họ Vellidae) mà trước đây chưa từng được ghi nhận
tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Đặc biệt, loài Aquarius elongatus (họ Gerridae) là loài
lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam [1, 5]. Khu vực Nghệ An đã có những dẫn liệu
thành phần loài Hemiptera ở nước. Trong đó, đã ghi nhận được 70 loài thuộc 36 giống
và 15 họ tại khu vực này. Nghiên cứu về bộ Hemiptera ở nước tại Nghệ An cũng đã ghi
nhận 4 loài đặc hữu cho Việt Nam là Eotrechus pumat, Strongylovelia bipunctata, S.
setosa, và Aphelocheirus flavinotatus. Ngoài ra, còn lần đầu ghi nhận được giống
Xiphovelia (thuộc họ Veliidae) cho Việt Nam [23]. Các nghiên cứu về bộ Hemiptera ở
nước tại Việt Nam mới chỉ tập trung ở các thủy vực nước ngọt, chưa có nhiều nghiên
cứu tại các thủy vực khác.
Các nghiên cứu về bộ Hemiptera ở nước tại các thủy vực nước mặn tại
Việt Nam vẫn còn rất ít ỏi. Cho đến nay, Côn trùng nước bộ Hemiptera ở biển đã
xác định được khoảng 10 loài thuộc 3 họ: Gerridae, Veliidae và Hermatobatidae.
Trong đó, họ Gerridae có 5 loài, họ Veliidae có 4 loài và họ Hermatobatidae có 1
loài. Trong số các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera bắt gặp tại Côn Đảo có loài
Xenobates singaporensis là ghi nhận mới cho Việt Nam, góp phần mở rộng thêm
dữ liệu về phân bố của loài này [3].
9



Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại học, các nghiên cứu về sinh thái
học cũng nên được quan tâm hơn. Ở Việt Nam, mới chỉ tập trung nghiên cứu về
đa dạng sinh học, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về sinh thái học, tập tính,
phát sinh chủng loại cũng như các nghiên cứu ứng dụng tập tính của một số
loài trong việc xử lý vector truyền bệnh. Việt Nam thuộc khu vực được đánh
giá là có các điều kiện địa hình, khí tượng, thời tiết phù hợp cho sự phát triển
của côn trùng nước nói chung, và Hemiptera ở nước nói riêng, đó là cơ sở cho
tiềm năng nghiên cứu tại Việt Nam. Cho tới nay, đã có dẫn liệu khoảng 220
loài côn trùng bộ Hemiptera ở nước tại Việt Nam [1-5, 15, 23, 25, 29-31, 37,
40, 43-51], trong đó họ Gerridae là nhiều nhất với gần 70 loài, họ Veliidae có
khoảng hơn 40 loài [1-5, 15, 25, 39, 40, 47, 49]. Các họ khác vẫn còn rất ít
nghiên cứu tổng hợp.
1.3 Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam và khu di tích Mỹ Sơn
1.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon
Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp
Biển Đông. Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1
thị xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn [55].
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành
3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa
và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều
ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi
Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm
giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường
Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy
dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia
cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và
sông Trường Giang [55].

10


Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm 25,6oC.
Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các
huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp trong khi vùng đồi
núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên
Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn
trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh [55].
Diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683 ha được hình thành từ chín loại
đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất
xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất
phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực
phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho
trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được
khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ
che phủ đạt 40, 9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên
là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha.
Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh
Quảng Nam khá dày đặc. Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia Thu Bồn và
Tam Kỳ. Diện tích lưu vực Vu Gia Thu Bồn (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh
Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10.350 km2 và lưu vực sông Tam Kỳ là
735 km2. Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo
hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại các cửa Hàn (Đà Nẵng), Đại (Hội An) và An
Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài
47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc Nam kết nối hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn
và Tam Kỳ [57].
1.3.2 Khái quát điều kiện tự nhiên khu di tích Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
có vị trí tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 15o515, Kinh độ Đông: 108o573. Khu di tích Mỹ

Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km thuộc xã Duy Phú
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu di tích Mỹ Sơn được quy hoạch bảo tồn
11


và phát huy có tổng diện tích: 1.158 ha. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc
đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất
trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được
tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), được
đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như
Angkor, Pagan, Bôrôbudua. Khu di tích Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng, hội đủ
các yếu tố cần thiết như đỉnh núi, rừng cây, mặt nước gắn kết với các đền tháp thành
một thể thống nhất không thể tách rời. Cảnh quan thiên nhiên của khu vực có sự
hiện diện của nhiều loại thực vật, động vật hoang dã đã mang lại các nét đặc trưng
riêng cho khu di tích này [54].
Khu vực quy hoạch có địa hình phức tạp. Là một khu thung lũng bao quanh là
một vòng núi đất, núi đá có độ cao từ 120m đến 350m. Đỉnh Răng Mèo (có tên gọi
khác là đỉnh Hòn Đền) cao nhất, có độ cao khoảng 750m so với mặt nước biển. Trên
các sườn núi có nhiều suối nhỏ đều đổ về suối Khe Thẻ. Suối Khe Thẻ chảy từ trong
thung lũng Mỹ Sơn ra hợp lưu với một dòng Tụ thủy (phía Đông Bắc) đổ ra hồ Thạch
bàn ở phía Tây [54].
Tuy nhiên, khu di tích đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các tác động của
con người, việc bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái tại khu di tích vẫn đang là vấn đề
nhiều thách thức lớn. Do các thành phần trong hệ sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, nên việc bảo tồn khu di tích không chỉ giới hạn ở việc trùng tu tôn tạo
phần di tích tháp, mà còn cần bao gồm cả việc nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và
các yếu tố môi trường ở khu di tích. Chính vì vậy, để có có sở xây dựng mô hình
ứng dụng các giải pháp sinh thái, thành phần của quần xã sinh vật tại khu vực này
đã được điều tra, nghiên cứu [54].


12


Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mẫu vật trưởng thành của bộ
Hemiptera ở nước thu được tại một số thuỷ vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, do
cán bộ Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình và học viên, cán bộ bộ môn Đông vật
Không xương sống - khoa Sinh học - trường Đại học Khoa học Tự nhiên thu trong 3
đợt: tháng 9/2015, tháng 8/2016 và tháng 4/2017.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Có tổng cộng 79 điểm thu mẫu tại tỉnh Quảng Nam, trong đó:
Đợt 1: từ 18/9/2015 tới 28/9/2015 với 49 điểm thu mẫu tại một số thủy vực
thuộc tỉnh Quảng Nam được thu bởi cán bộ Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình.
Trong 49 điểm thu mẫu này, đã thu được Hemiptera ở nước tại 28 điểm.
Đợt 2: từ 13/8/2016 tới 16/8/2016 tại 30 điểm thu mẫu tập trung trong khu di
tích Mỹ Sơn, thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.
Đợt 3: Từ 08/04/2017 đến10/04/2017, tiến hành thu lặp lại 30 điểm đã thu ở
đợt 2.
Tuy nhiên, trong đợt 3, không thu được mẫu ở 5 vị trí là MS 16, MS 27, MS
28, MS 29, MS 30 vì tại thời điểm khảo sát, nước lũ lên cao và chảy xiết.
Tóm tắt các đặc điểm sinh cảnh tại mỗi điểm thu mẫu được trình bày ở Phụ
lục 4 , sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở Hình 2.1 và
địa điểm thu mẫu tại khu di tích Mỹ Sơn được thể hiện ở Hình 2.2:

13


Khu di tích Mỹ Sơn

(Hình 2.2)

Hình 2.1 Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại tỉnh Quảng Nam.

14


Địa điểm thu mẫu tại khu di tích Mỹ Sơn được thể hiện ở hình 2.2

Hình 2.2 Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại suối Khe Thẻ, thuộc khu di tích Mỹ Sơn.
2.3 Phƣơng pháp thu mẫu
Dụng cụ thu mẫu là vợt cầm tay. Vợt có cán dài khoảng 40-50 cm, miệng vợt
hình tròn, đường kính khoảng 20 cm, lưới vợt hình trụ, được làm bằng vải màn với
chất liệu chắc chắn, kích thước mắt lưới đều nhau khoảng 0,1 x 0,2 mm, khoảng
cách từ miệng vợt đến đáy vợt là 30 - 35 cm.

15


Trong quá trình thu mẫu, nỗ lực thu mẫu được coi là tương đương nhau
giữa các địa điểm thu mẫu, với khoảng thời gian thu mẫu dành cho mỗi địa điểm
là như nhau, khoảng 30 phút. Tại mỗi địa điểm thu mẫu, mẫu được tìm và thu ở
tất cả các “vi sinh cảnh”. Các nhóm Hemiptera khác nhau có những nơi sống
khác nhau trong cùng một thủy vực, có loài ưa nước chảy mạnh, một số khác lại
ưa sống ở vùng nước tĩnh gần bờ hay bề mặt đá, v.v. Chính vì vậy việc thu mẫu
ở các vi sinh cảnh sẽ giúp thu được nhiều loài nhất có thể [10, 24].
Đối với nhóm Hemiptera sống trên mặt nước, sử dụng vợt quét nhanh và
dứt khoát trên mặt nước nơi chúng có mặt, sau đó khóa miệng vợt để tránh chúng
nhảy ra ngoài. Với nhóm sống dưới nước, sử dụng vợt quét vào những nơi có giá
thể như cây thủy sinh, cành cây, rễ cây, lá. Ngoài ra đối với những loài sống bám

ở tầng đáy, chúng tôi sử dụng một số những tác động cơ học: dùng chân sục vào
đá, khuấy động dòng chảy, để vợt ngược chiều, những loài sống bám tầng đáy sẽ
theo dòng nước chảy vào trong vợt [10, 24]. Các mẫu vật sau khi thu được bảo
quản trong cồn 90° và đem về lưu trữ và phân tích tại phòng thí nghiệm Đa dạng
Sinh học, Bộ môn Động vật Không xương sống, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.4 Phƣơng pháp phân tích mẫu vật
Mẫu vật được phân tích dựa trên các khóa định loại đã được công bố của nhiều
tác giả khác nhau, bao gồm, khóa định loại đến họ và giống thuộc bộ Hemiptera của
Chen và cộng sự (2005), khóa định loại đến các loài thuộc họ Micronectidae của Nieser
và cộng sự (2002); khóa định loại đến phân họ và giống thuộc họ Notonectidae của
Nieser và cộng sự (2004); khóa định loại đến loài thuộc họ Naucoridae,
Aphelocheriidae, Ochteridae, Gelastocoridae, Nepidae, Belostomatidae của Polhemus
và cộng sự (2012, 2013); khóa định loại đến loài thuộc giống Enithares (họ
Notonectidae) của Lansbury (1968); Khóa định loại đến loài thuộc họ Veliidae của
Andersen và cộng sự (2002) [10, 20 - 22, 25, 26, 29 - 31].
Các khóa định loại tới họ thường sử dụng các đặc điểm như: các đốt của
antenna, chiều dài và chiều rộng của đầu, chân trước, chân sau, ống thở (đối với
16


nhóm Gerromorpha và nhóm Nepomorpha). Các khóa định loại tới giống thường sử
dụng các đặc điểm của chân trước: đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống, đốt bàn;
các đặc điểm của đốt bụng, mảnh lưng. Đối với các khóa định loại tới loài, thường
sử dụng các đặc điểm của phần phụ sinh dục vì đó là cơ chế cách ly sinh sản và đặc
trưng cho từng loài. Riêng nhóm Leptopodomorpha còn sử dụng đặc điểm của gân
cánh trong các khóa định loại tới loài. Một số đặc điểm được sử dụng trong các
khóa định loại tới họ của bộ Hemiptera ở nước được thể hiện ở Hình 2.3.

Hình 2.3 Một số đặc điểm đƣợc sử dụng trong các khóa định loại tới họ của bộ

Hemiptera ở nƣớc (Nguồn ảnh: Andersen N. M, Polhemus D. A, Polhemus J.T)
2.5 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
2.5.1 Đánh giá đa dạng thành phần loài
Các chỉ số đa dạng sinh học được sử dụng bao gồm: chỉ số Margalef (d) và
chỉ số Shannon - Weiner (H’).
Chỉ số Margalef (d) là chỉ số được sử dụng rộng rãi để xác định tính đa
dạng hay độ phong phú về loài. Chỉ số Margalef được xác định khi biết số loài và số
lượng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã, được tính theo công thức [16, 17]:
𝑑=

𝑆−1
log 𝑁

17


Trong đó d: chỉ số đa dạng Margalef
S: số loài trong mẫu
N: tổng số cá thể.
Chỉ số Shannon – Weiner (H’) được sử dụng để xác định lượng thông tin
hay tổng lượng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống. Công thức để tính chỉ
số này là [17]:
𝐻′ = −

𝑠 𝑛𝑖
𝑖=1 𝑁

log 2

𝑛𝑖

𝑁

Trong đó: H’: chỉ số đa dạng loài
s: số lượng loài
N: số lượng cá thể trong toàn bộ mẫu
𝑛𝑖 : số lượng cá thể của loài i
Hai thành phần của sự đa dạng được kết hợp trong hàm Shannon - Weiner là
số lượng loài và tính bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Do vậy, số
lượng loài càng cao thì chỉ số H’ càng lớn và sự phân bố các cá thể giữa các loài
càng ngang bằng nhau thì cũng gia tăng chỉ số H’. Trong tự nhiên, chỉ số H’ phổ
biến trong khoảng 1,5 – 3,5 và hiếm khi vượt quá 4,0 [16, 17].
2.5.2 Đánh giá mối liên hệ giữa thành phần loài và điều kiện sinh cảnh
Chỉ số tương đồng Bray-Curtis được dùng để đánh giá mức độ tương đồng
về thành phần loài của các điểm nghiên cứu và được tính theo công thức [16, 17]:
𝑆𝑖𝑗 = 100 × 1 −

𝑝
𝑖=1
𝑝
𝑖=1

𝑦𝑖𝑗 − 𝑦𝑖𝑘
𝑦𝑖𝑗 + 𝑦𝑖𝑘

Trong đó: 𝑆𝑗𝑘 : Hệ số tương đồng của hai mẫu j và k (theo %)
𝑦𝑖𝑗 : Số lượng cá thể loài i có trong mẫu j
𝑦𝑖𝑘 : Số lượng cá thể loài I có trong mẫu k
p: Số loài có trong mẫu j và k
Giá trị 𝑆𝑗𝑘 nằm trong khoảng 0 - 100%, 𝑆𝑗𝑘 càng lớn thì tính tương đồng của hai
mẫu càng cao [16].


18


Phân tích tính Cluster và MDS (multidimension scaling) thường được dùng
để đánh giá mối tương quan giữa thành phần loài giữa các điểm thu mẫu. Biểu diễn
mỗi quan hệ tương đồng này bằng hai cách đó là biểu diễn theo nhóm (clustering) và
biểu diễn theo không gian (MDS). Trong biểu diễn theo nhóm, các điểm thu mẫu được
biểu diễn dưới dạng các nhánh cây, nhánh cây càng gần nhau thì mức độ tương đồng
càng cao. Còn biểu diễn theo không gian MDS chỉ rõ các điểm gần nhau sẽ có tính
tương đồng cao hơn so với những điểm cách xa nhau. Trong biểu diễn MDS, giá trị của
hàm Stress càng nhỏ thì vị trí các điểm được thể hiện trên không gian 2 chiều càng phù
hợp với hệ số tương đồng giữa chúng. Giá trị Stress < 0,05: rất tốt (excellent); Stress <
0,1: tốt (good); Stress < 0,2: chấp nhận được (potential useful) và Stress > 0,3: vị trí
giữa hai điểm được xếp ngẫu nhiên [18]. Phân tích MDS và Cluster đều dựa trên chỉ số
tương đồng Bray – Curtis. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại các điểm thuộc các dạng sinh
cảnh khác nhau nhưng lại có độ tương đồng cao hơn với các điểm thu mẫu ở cùng một
dạng sinh cảnh. Vậy thì, sự khác biệt thành phần loài giữa các dạng sinh cảnh này có ý
nghĩa thống kê hay không. Chính vì thế, phân tích ANOSIM được sử dụng như một
cách để kiểm tra lại giả thuyết của phân tích MDS [16].
Phân tích ANOSIM được sử dụng để kiểm tra thống kê xem có sự khác biệt
đáng kể giữa hai hoặc nhiều nhóm đơn vị lấy mẫu hay không. Nếu hau nhóm mẫu
khác nhau về thành phần loài thì sẽ có sự khác biệt. Phân tích ANOSIM được tính
dựa theo công thức [16, 17]:
𝑅=

𝑟𝐵 − 𝑟𝑊
𝑁(𝑁 − 1)/4

Trong đó: 𝑟𝐵 : là độ tương đồng trung bình giữa các điểm thu mẫu trong nhóm.

𝑟𝑊 : là độ tương đồng trung bình giữa các cặp điểm thu mẫu thuộc các
nhóm khác nhau.
N: Số lượng mẫu
R: giá trị thống kê có giá trị trong khoảng từ -1 đến 1. R = 0 là hai tập số
liệu không có sự tương quan.
Phương pháp này cho phép mối liên quan giữa hai tập số liệu dựa trên ma trận
19


×