Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

Sử dụng khôn khéo đất lúa nước dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện gò công đông, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.57 MB, 287 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
--------------------------------------------------------------------------------

HÀ VĂN ĐỊNH

SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT LÚA NƢỚC
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội,1 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
--------------------------------------------------------------------------------

HÀ VĂN ĐỊNH

SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT LÚA NƢỚC
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ DIÊN DỰC
2. TS. NGUYỄN VÕ LINH



Hà Nội, 2018
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các thông tin tham khảo của các tác giả khác đã được trích dẫn đầy đủ nguồn
trong luận án theo đúng quy định của cơ sở đào tạo.
Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2018

Tác giả luận án

Hà Văn Định

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, cán bộ của
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và bảo vệ luận án này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS.TS. Lê Diên Dực và
TS. Nguyễn Võ Linh, hai người thầy đã không quản ngại gian nan vất vả để giúp đỡ
tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo Viện quy hoạch và Thiết kế Nông
Nghiệp, Lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững Nông nghiệp Nông thôn đã cho

phép, tạo điều kiện giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất, tinh thần để hoàn thành luận
án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS.Hoàng Văn Thắng, PGS.TS. Đào Châu
Thu, TS. Võ Thanh Sơn đã giúp đỡ tôi về một số kiến thức chuyên môn để hoàn
thành luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền
Giang, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Tiền
Giang, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, Trung tâm Khí tượng Thủy văn
tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Đông và các phòng ban thuộc huyện (Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Gò Công Đông, Chi cục Thống kê), Trạm khuyến
nông huyện, Ủy ban nhân dân các xã Tân Thành, Phước Trung, Bình Nghị đã giúp
tôi được tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến luận án.
Tôi xin cảm ơn các cá nhân mà tôi đã tham vấn ý kiến thuộc 5 cộng đồng:
Các nhà ra quyết định, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, các nhà công
nghiệp, những người sản xuất lúa đã giúp tôi thực hiện các nội dung trong luận án.

ii


Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp
đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2018

Tác giả luận án

Hà Văn Định


iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu á

ADC

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm Nghiệp miền núi

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BNN-TCTL

Bộ Nông nghiệp – Tổng cục Thủy lợi

BVMT

Bảo vệ môi trường


BVTV

Bảo vệ thực vật

CBA

Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

CBD

Bảo tồn đa dạng sinh học

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nước

EbA

Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc

GIS


Hệ thống thông tin địa lý

GTSX

Giá trị sản xuất

HST

Hệ sinh thái

HTX

Hợp tác xã

IRRI

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu


MCE

Phương pháp đánh giá đa tiêu chí

NBD

Nước biển dâng

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

iv


NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NN

Nông nghiệp

PCLB

Phòng chống lụt bão

PRA

Phương pháp đánh giá nông nông có sự tham gia


QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

SARD

Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TCTL-ĐĐ

Tổng cục Thủy lợi – Đê điều

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TT

Trồng trọt

UBND

Ủy ban nhân dân

UNCCDNAP


Văn phòng Công ước Chống sa mạc hóa

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

UNDP

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc

UNFCCC

Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

WB

Ngân hàng Thế giới

WMO

Tổ chức Khí tượng Thế giới

v



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .....................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
3. Các câu hỏi nghiên cứu chính ..........................................................................3
4. Luận điểm bảo vệ của luận án .........................................................................4
5. Điểm mới của luận án .......................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................................5
6.1. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................5
7. Bố cục của luận án ............................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................7
1.1. Các khái niệm và cơ sở lý luận .....................................................................7

vi


1.1.1. Các khái niệm .........................................................................................7
1.1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................17
1.2. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài.............................................................................24
1.2.1. Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu ......................................24

1.2.2. Nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ..........26
1.2.3. Nghiên cứu về sử dụng đất lúa nước thích ứng với biến đổi khí hậu ..27
1.3. Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................29
1.3.1. Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu ......................................29
1.3.2. Nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .....33
1.3.3. Nghiên cứu về sử dụng đất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu ...........36
1.4. Nghiên cứu tại huyện Gò Công Đông ........................................................38
1.5. Đánh giá chung.............................................................................................40
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................41
2.1. Địa điểm, đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu ................................41
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................41
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát ...........................................................43
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................43
2.1.4. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................44
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................44
2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................44
2.3.1. Tiếp cận dựa vào cộng đồng ................................................................44
2.3.2. Tiếp cận hệ sinh thái.............................................................................46
vii


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................49
2.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp ...................................................................49
2.4.2. Chọn địa điểm điều tra, khảo sát ..........................................................49
2.4.3. Phương pháp phân tích không gian địa lý (GIS) và chồng xếp bản đồ50
2.4.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) .....................53
2.4.5. Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) ............................................58
2.4.6. Một số công cụ, phần mềm ..................................................................64
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................65

3.1. Tài nguyên đất lúa nƣớc huyện Gò Công Đông và những bất cập trong
quản lý, sử dụng ..................................................................................................65
3.1.1. Đặc điểm tài nguyên đất lúa nước huyện Gò Công Đông ...................65
3.1.2. Tầm quan trọng của tài nguyên đất lúa nước đối với phát triển kinh tế xã hội huyện Gò Công Đông ..........................................................................78
3.1.3. Những bất cập trong quản lý, sử dụng đất lúa nước tại huyện Gò Công
Đông ...............................................................................................................79
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đất lúa nƣớc huyện Gò Công Đông
và những vấn đề đặt ra .......................................................................................81
3.2.1. Đặc điểm thích nghi của đất lúa nước với các nhân tố biến đổi khí hậu
........................................................................................................................81
3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đất lúa nước hiện tại và quá khứ ..82
3.2.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến đất lúa nước huyện Gò Công
Đông ...............................................................................................................84
3.2.4. Những vấn đề đặt ra đối với sử dụng đất lúa nước dưới tác động của
biến đổi khí hậu ..............................................................................................94
viii


3.3. Cộng đồng ngƣời sản xuất lúa áp dụng tri thức bản địa để sử dụng khôn
khéo đất lúa nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu và sự tham gia của các
cộng đồng liên quan ............................................................................................95
3.3.1. Khái quát về các bên liên quan đến sử dụng đất lúa nước thích ứng với
biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Gò Công Đông ......................................95
3.3.2. Cộng đồng người sản xuất áp dụng tri thức bản địa để sử dụng khôn
khéo đất lúa nước thích ứng với biến đổi khí hậu và sự tham gia của các cộng
đồng liên quan ..............................................................................................108
3.4. Đề xuất các giải pháp phát huy tri thức bản địa sử dụng khôn khéo đất
lúa nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào sự tham gia của cộng đồng
.............................................................................................................................129
3.4.1. Quan điểm và căn cứ đề xuất .............................................................129

3.4.2. Ý kiến của cộng đồng những người sản xuất về việc nhân rộng các mô
hình sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với biến đổi khí hậu .........130
3.4.3. Xây dựng và thực hiện cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các bên liên quan
......................................................................................................................132
3.4.4. Tăng cường quyền lực cho cộng đồng ...............................................140
3.4.5. Tạo ra sự công bằng và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan khi thực
hiện các mô hình ..........................................................................................141
3.4.6. Đảm bảo tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững trong quá trình
phát triển các mô hình ..................................................................................142
3.4.7. Tôn trọng những tri thức truyền thống/bản địa của cộng đồng liên quan
đến các mô hình............................................................................................144
3.4.8. Sự bình đẳng giới ...............................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................147

ix


Kết luận ...............................................................................................................147
Khuyến nghị ........................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
Tiếng Việt ...........................................................................................................151
Tiếng Anh ...........................................................................................................168
PHỤ LỤC ...............................................................................................................172
Phụ lục 1. Các hình ảnh khảo sát thực địa phục vụ luận án ...............................172
Phụ lục 2. Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế theo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn ...................................................................................................176
Phụ lục 3. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Gò Công Đông
phân theo các xã, thị trấn và hiện trạng các kiểu sử dụng đất ............................178

Phụ lục 4. Phiếu điều tra nông hộ: Thực trạng sử dụng đất lúa và tri thức bản địa,
kinh nghiệm thích ứng với BĐKH của người nông dân trên địa bàn huyện Gò
Công Đông ..........................................................................................................184
Phụ lục 5. Phiếu xin ý kiến chuyên gia để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường và hiệu quả của đất lúa nước theo phương pháp MCE ...........................192
Phụ lục 6. Một số hình ảnh và các kết quả chạy phần mềm tính toán các chỉ tiêu
kinh tế, xã hội, môi trường và chỉ tiêu tổng hợp của đất lúa nước theo phương
pháp MCE ...........................................................................................................194
Phụ lục 7. Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu trong quá khứ và hiện tại ...........203
Phụ lục 8. Công cụ để phân tích tính toán – mô hình thủy lực ISIS ..................212
Phụ lục 9. Phương pháp phân vùng và xây dựng bản đồ chỉ số khô hạn ...........219
Phụ lục 10. Sơ đồ xâm nhập mặn, khô hạn huyện Gò Công Đông năm 2015 ...226
x


Phụ lục 11. Dự báo tác động của BĐKH (NBD, hạn mặn) đến đất lúa nước ....228
Phụ lục 12. Sơ đồ tác động của BĐKH đến đất lúa nước ...................................232
Phụ lục 13. Danh sách những người được tham vấn và các phiếu tham vấn cộng
đồng ....................................................................................................................241
Phụ lục 14. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sử dụng đất lúa thích ứng
với biến đổi khí hậu mà cộng đồng thực hiện với mô hình chuyên trồng lúa ....268

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại hình đất ngập nước theo công ước Ramsar ..................................7
Bảng 1.2. So sánh giữa sử dụng khôn khéo và sử dụng hợp lý, bền vững ...............12
Bảng 2.1. Quy trình xử lý số liệu dự báo tác động của BĐKH đến đất lúa nước .....53
Bảng 2.2. Số lượng mẫu được lựa chọn ....................................................................55

Bảng 2.3. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,
tình trạng kinh tế .......................................................................................................55
Bảng 2.4. Khung phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu/mô hình sử
dụng đất nông nghiệp tại huyện Gò Công Đông .......................................................58
Bảng 2.5. Phân cấp hiệu quả xã hội của các kiểu/mô hình sử dụng đất nông nghiệp
tại huyện Gò Công Đông...........................................................................................59
Bảng 2.6. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu/mô hình sử dụng đất
nông nghiệp tại huyện Gò Công Đông ......................................................................60
Bảng 2.7. Ma trận so sánh cặp đôi ............................................................................61
Bảng 2.8. Trọng số và phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu ........................................61
Bảng 2.9. Bảng tra chỉ số ngẫu nhiên (RI) ................................................................63
Bảng 3.1. Hiện trạng đất lúa năm 2015 của huyện Gò Công Đông ..........................66
Bảng 3.2. Các loại sử dụng đất lúa nước và công thức luân canh hệ thống cây trồng
huyện Gò Công Đông năm 2015 ...............................................................................68
Bảng 3.3. Biến động hệ số sử dụng đất lúa ...............................................................72
huyện Gò Công Đông giai đoạn 2005 - 2015 ...........................................................72
Bảng 3.4. Lịch mùa vụ sản xuất lúa nước huyện Gò Công Đông.............................74
Bảng 3.5. Diễn biến sản xuất lúa huyện Gò Công Đông ..........................................75

xii


Bảng 3.6. Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất lúa năm 2015 .............................76
Bảng 3.7. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất lúa nước theo phương pháp MCE ..........77
Bảng 3.8. Tác động của hạn mặn đến sản xuất lúa huyện Gò Công Đông ...............82
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của triều cường và xu thế NBD đến sản xuất lúa các xã khu
vực ven biển ..............................................................................................................84
Bảng 3.10. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng thông qua hệ thống chỉ tiêu .......101
Bảng 3.11. Tri thức bản địa dự báo tác động của BĐKH của cộng đồng những
người sản xuất lúa ...................................................................................................108

Bảng 3.12. Tri thức bản địa, kinh nghiệm thích ứng với BĐKH của cộng đồng
những người sản xuất lúa ........................................................................................110
Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn các nguồn thông tin người nông dân tiếp cận trong
sản xuất lúa nước để tích lũy, sàng lọc thành kinh nghiệm sản xuất ......................111
Bảng 3.14. Cấu trúc thứ bậc và trọng số các yếu tố bền vững ................................122
Bảng 3.15. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cộng đồng
áp dụng tri thức bản địa sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích với BĐKH và sự
tham gia của các bên liên quan ...............................................................................128
Bảng 3.16. Đề xuất các mô hình tổ chức sản xuất có sự tham gia để giải quyết
những khăn của những người sản xuất khi nhân rộng các mô hình sử dụng đất lúa
nước thích ứng với BĐKH ......................................................................................134
Bảng 3.17. Sự tham gia của các bên liên quan vào 3 mô hình tổ chức sản xuất dựa
vào cộng đồng .........................................................................................................136
Bảng 3.18. Phân tích sự tham gia của giới trong sử dụng đất lúa ...........................145

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái .....................................18
Hình 1.2. Khung phân tích nghiên cứu luận án.........................................................23
Hình 2.1. Vị trí khu vực nghiên cứu của luận án trong tổng thể cả nước .................41
Hình 2.2. Vị trí khu vực nghiên cứu của luận án trong tỉnh Tiền Giang…………..42
Hình 2.3. Kết quả chạy mô hình địa hình 3D huyện Gò Công Đông .......................51
Hình 2.4. Sơ đồ mô tả quy trình chồng xếp bản đồ và xử lý số liệu .........................52
Hình 2.5. Sơ đồ lát cắt điều tra để phát hiện các mô hình sử dụng đất lúa có khả
năng thích ứng với BĐKH mà người nông dân đã thực thi ......................................57
Hình 3.1. Biều đồ diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông năm 2015 phân theo đơn
vị hành chính (xã, thị trấn) ........................................................................................65
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất lúa huyện Gò Công Đông năm 2015 ............66

Hình 3.3. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất lúa nước năm 2015 huyện Gò Công Đông 70
Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông giai đoạn 20002015 ...........................................................................................................................71
Hình 3.5. Biểu đồ diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông bị ngập theo các kịch bản
NBD ..........................................................................................................................85
Hình 3.6. Biểu đồ diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông bị ngập nước biển theo
các kịch bản nước biển dâng phân theo xã................................................................85
Hình 3.7. Biểu đồ đất lúa huyện Gò Công Đông bị ngập nước biển theo các kịch
bản NBD phân theo đối tượng sử dụng.....................................................................86
Hình 3.8. Biểu đồ diện tích đất lúa nước huyện Gò Công Đông bị ảnh huởng xâm
nhập mặn theo các kịch bản NBD .............................................................................87
Hình 3.9. Biểu đồ diện tích đất lúa của huyện Gò Công Đông bị ảnh hưởng xâm
nhập mặn theo các kịch bản NBD phân theo xã, thị trấn ..........................................88
xiv


Hình 3.10. Biểu đồ đất lúa huyện Gò Công Đông theo các kịch bản NBD bị ảnh
hưởng bởi xâm nhập mặn phân theo đối tượng sử dụng ...........................................88
Hình 3.11. Biểu đồ diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông bị ảnh hưởng bởi khô
hạn theo các kịch bản BĐKH ....................................................................................90
Hình 3.12. Biểu đồ diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông bị ảnh hưởng bởi khô
hạn theo các kịch bản BĐKH phân theo xã, thị trấn .................................................91
Hình 3.13. Biểu đồ đối tượng đất lúa huyện Gò Công Đông bị ảnh hưởng bởi khô
hạn theo các kịch bản BĐKH ....................................................................................91
Hình 3.14. Biểu đồ diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông bị ảnh hưởng theo các
kịch bản BĐKH .........................................................................................................92
Hình 3.15. Biểu đồ khả năng canh tác của diện tích đất lúa bị ảnh hưởng do BĐKH
huyện Gò Công Đông theo các kịch bản BĐKH ......................................................93
Hình 3.16. Biểu đồ diện tích đất lúa huyện Gò Công Đông bị ảnh hưởng theo các
kịch bản BĐKH phân theo đơn vị hành chính ..........................................................93
Hình 3.17. Sơ đồ Venn thể hiện vai trò các bên liên quan về thích ứng với BĐKH

trong quản lý, sử dụng đất lúa nước ........................................................................100
Hình 3.18. Kết quả tính toán Vector trọng số và chỉ số nhất quán CR từ phần mềm
cho các yếu tố cấp 1 ................................................................................................119
Hình 3.19. Kết quả tính toán Vector trọng số và chỉ số nhất quán CR từ phần mềm
cho các yếu tố cấp 2 thuộc nhóm kinh tế ................................................................120
Hình 3.20. Kết quả tính toán Vector trọng số và chỉ số nhất quán CR từ phần mềm
cho các yếu tố cấp 2 thuộc nhóm xã hội .................................................................121
Hình 3.21. Kết quả tính toán Vector trọng số và chỉ số nhất quán CR từ phần mềm
cho các yếu tố cấp 2 thuộc nhóm môi trường .........................................................121

xv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hóa
hay phương thức quản lý theo hướng áp đặt từ trên xuống chưa sát thực tế tỏ ra
không đem lại hiệu quả đối với việc quản lý tài nguyên ven biển theo cách bền vững
[Lê Diên Dực, 2000; Trần Thị Út và cs., 2014]. Tiếp cận dựa vào cộng đồng [Isobel
W.Heathcote, 1998] là cách tiếp cận nhằm có được sự tham gia của cộng đồng liên
quan trên nguyên tắc sự đồng thuận, công bằng, chia sẻ lợi ích để đưa ra được
những giải pháp sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên. Trong việc thích ứng với
BĐKH thì cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tham gia của tất cả
cộng đồng thế giới [Phạm Thị Thùy Linh, 2009], nếu không có sự tham gia của họ
thì quá trình thích ứng sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại, chính vì thế mà:
- Nghị quyết Trung ương 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã nêu rõ, một trong những nguyên dân dẫn đến
những hạn chế yếu kém của công tác ứng phó với BĐKH là chưa huy động được sự
tham gia của cộng đồng, cụ thể là “Chủ trương xã hội hóa chưa huy động được sự

tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân”
[BCHTW, 2013]. Từ đó, có thể khẳng định sự tham gia của cộng đồng trong việc
ứng phó với BĐKH là vô cùng quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định
thành công của nhiệm vụ này.
- Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng được xác định là một trong 10
nhiệm vụ của Chiến lược Quốc gia về BĐKH. Tại mục 7a phần IV (các nhiệm vụ
của chiến lược) đã nêu rõ: (i) Tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng
trong các hoạt động ứng phó với BĐKH; chú trọng các kinh nghiệm ứng phó tại
chỗ và vai trò của chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở; (ii) Phát
triển và đa dạng hóa sinh kế ở các vùng, địa phương nhằm hỗ trợ công tác thích
ứng với BĐKH phù hợp với các mức độ dễ bị tổn thương; (iii) Xây dựng thí điểm và
1


nhân rộng mô hình cộng đồng với sinh kế theo hướng các-bon thấp; thay đổi hành
vi, lối sống theo hướng thân thiện với khí hậu nhằm giảm phát thải khí nhà kính;
(iv) Đẩy mạnh sử dụng tri thức bản địa trong ứng phó với BĐKH, đặc biệt trong
xây dựng các sinh kế mới theo hướng các-bon thấp [Thủ tướng Chính phủ, 2011].
Việc ứng phó với BĐKH chủ yếu tập trung vào các giải pháp can thiệp vật
lý, giải pháp kỹ thuật công trình, cơ sở hạ tầng “cứng” như: xây dựng tường bảo vệ
bờ biển, đê, kè sông, kè biển,…Các biện pháp này, mặc dù cần thiết, nhưng rõ ràng
là không đủ để ứng phó với phạm vi, quy mô tác động ngày càng lớn của BĐKH.
Thêm vào đó, các biện pháp này cũng có thể gây ra nguy cơ phá vỡ các hệ sinh thái
(HST), làm suy giảm đa dạng sinh học [Nguyễn Văn Huy, 2013].
Gò Công Đông là một huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, là khu vực nhạy cảm dễ bị tổn tương do BĐKH và nước biển
dâng (NBD). Đất lúa nước là một loại hình đất ngập nước (ĐNN) được sử dụng để
trồng lúa theo công ước Ramsar 1971 [Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012a].
Lúa nước là cây trồng nông nghiệp chủ lực của huyện với diện tích canh tác là
10.797,3 ha, chiếm 56,65% diện tích đất nông nghiệp [Hà Văn Định và cs.,2016b].

Những năm vừa qua sản xuất lúa thường gánh chịu những tác động khá mạnh mẽ
do BĐKH gây nên [Hà Văn Định 2012], riêng giai đoạn 2002 – 2016 diện tích lúa
bị chết do bão Durian, xâm nhập mặn và khô hạn là 3.008 ha giá trị thiệt hại 60,0 tỷ
đồng [Hà Văn Định và cs.,2016a]. Đây chính là minh chứng quan trọng về tác động
của BĐKH đến đất lúa tại huyện.
Sử dụng khôn khéo ĐNN là “Duy trì những đặc điểm sinh thái của ĐNN qua
các tiếp cận hệ sinh thái trong khuôn khổ phát triển bền vững” [Hoàng Văn Thắng
và Lê Diên Dực, 2012a]. Vấn đề đặt ra cho huyện Gò Công Đông là làm thế nào sử
dụng hiệu quả đất lúa nước để thích ứng với BĐKH, có thể biến những bất lợi của
BĐKH thành những cơ hội mà không làm thay đổi những tính chất cơ bản của HST
tự nhiên dựa trên kinh nghiệm, tri thức bản địa của cộng đồng những người sản xuất
lúa và sự tham gia của các cộng đồng liên quan.

2


Xuất phát từ những lý do trên, thì việc thực hiện đề tài luận án “Sử dụng
khôn khéo đất lúa nước dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại
huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang” là hết sức cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất được các giải pháp sử dụng khôn khéo đất lúa nước dựa vào cộng
đồng để khắc phục những bất cập trong quản lý sử dụng đất lúa và thích ứng với
BĐKH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Đánh giá thực trạng tài nguyên đất lúa nước huyện Gò Công Đông và
những bất cập trong quản lý sử dụng.
(ii) Đánh giá tác động của BĐKH đến đất lúa nước huyện Gò Công Đông và
những vấn đề đặt ra.
(iii) Đánh giá được cộng đồng người sản xuất áp dụng tri thức bản địa để sử

dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH và sự tham gia của các cộng
đồng liên quan.
(iv) Đề xuất các giải pháp phát huy tri thức bản địa sử dụng khôn khéo đất
nước thích ứng với BĐKH có sự tham gia của cộng đồng.
3. Các câu hỏi nghiên cứu chính
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi chính sau:
(i) Tài nguyên đất lúa nước được sử dụng như thế nào? Nó có vai trò như thế
nào đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gò Công Đông? Hiện tại, việc
quản lý, sử dụng có những bất cập gì không?
(ii) BĐKH tác động như thế nào đến sử dụng đất lúa nước hiện tại và trong
tương lai? Có những vấn đề gì đặt ra cho sử dụng đất lúa nước?

3


(iii) Cộng đồng những người sản xuất đã áp dụng tri thức bản địa để sử dụng
khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH như thế nào? Hiện tại, đã có những
mô hình sử dụng khôn khéo thích ứng với BĐKH do cộng đồng những người sản
xuất thực hiện? Có những bất cập nào cản trở việc nhân rộng mô hình?
(iv) Giải pháp nào để phát huy tri thức bản địa trong sử dụng khôn khéo đất lúa
nước thích ứng với BĐKH? Việc nhân rộng mô hình có được cộng đồng địa phương
chấp nhận không? Các bên liên quan tham gia vào các giải pháp đó như thế nào?
4. Luận điểm bảo vệ của luận án
(i) Sử dụng đất lúa nước có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã
hội huyện Gò Công Đông.
(ii) BĐKH tác động đến lúa nước gây thu hẹp diện tích canh tác, diện tích
gieo trồng lúa.
(iii) Cộng đồng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng các giải pháp sử
dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH.
(vi) Sử dụng khôn khéo đất lúa nước là sử dụng tri thức bản địa của cộng

đồng người sản xuất và sự tham gia của các cộng đồng liên quan nhằm khắc phục
được những bất cập trong quản lý sử dụng và có thể biến tác động tiêu cực của
BĐKH thành những cơ hội mà không làm thay đổi những tính chất cơ bản của hệ
sinh thái.
5. Điểm mới của luận án
(i) Trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ sinh
thái, luận án đã đưa vấn đề cộng đồng vào thích ứng với BĐKH trong sử dụng đất
lúa nước tại khu vực ven biển. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh được
vai trò quan trọng của cộng đồng trong sử dụng hiệu quả đất lúa nước và thích ứng
với BĐKH tại khu vực ven biển.
(ii) Chứng minh quan điểm BĐKH có thể là cơ hội để thay đổi mô hình sinh
kế nông nghiệp trên nền đất lúa nước có hiệu quả hơn so với trồng độc canh cây lúa.

4


(iii) Đề xuất được các giải pháp áp dụng tri thức bản địa để sử dụng khôn
khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực có sự
đồng thuận, chia sẻ lợi ích giữa các cộng đồng liên quan trên cơ sở thực hiện 9 bước
tham gia của cộng đồng vào một đề tài/dự án cụ thể và 5 nguyên tắc quản lý tài
nguyên ven biển dựa vào cộng đồng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
(i) Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và khoa học về thích ứng
với BĐKH dựa vào cộng đồng trong sử dụng đất lúa nước tại khu vực ven biển.
Hướng tiếp cận này đảm bảo 3 nguyên tắc là tiếp cận từ dưới lên (những người trực
tiếp sử dụng đất lúa), tiếp cận từ trên xuống (từ các cơ quan quản lý mang tầm vĩ
mô) và tiếp cận ngang (liên ngành) tức là có sự tham gia và đồng thuận giữa các
cộng đồng liên quan.
(ii) Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận và khoa học đối với giảp pháp sử dụng

khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng để nâng cao hiệu
quả kinh tế mà không làm thay đổi những tính chất cơ bản của hệ sinh thái.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
(i) Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà quản lý tỉnh Tiền
Giang và huyện Gò Công Đông tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược, kế
hoạch sử dụng đất lúa nước thích ứng với BĐKH.
(ii) Kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp
vĩ mô nhằm điều chỉnh lại những điểm bất cập “hay những rào cản” của cơ chế
chính sách để tạo điều kiện cho việc nhân rộng các mô hình sử dụng đất lúa có khả
năng biến những bất cập của BĐKH thành những cơ hội để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất lúa.
7. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm các phần chính như sau:
Mở đầu.
5


Chương 1. Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2. Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Kết luận và khuyến nghị.
Danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm và cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Đất lúa nước
Theo công ước Ramsar (1971) thì đất lúa nước là một loại hình đất canh tác
ngập nước (loại hình thứ 18 tại Bảng 1.1). Đây là loại hình đất ngập nước (ĐNN)
theo mùa hay ngập không thường xuyên, được sử dụng để canh tác lúa hoặc luân
canh, xen canh lúa với các cây trồng nông nghiệp khác hoặc kết hợp với nuôi trồng
thủy sản [dẫn theo Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012a].
Bảng 1.1. Các loại hình đất ngập nƣớc theo công ƣớc Ramsar
Stt

Các loại hình đất ngập nƣớc

1

Các vịnh nông có mức nước từ 6m trở lại khi triều thấp

2

Các vùng cửa sông châu thổ

3

Những đảo nhỏ xa bờ

4

Những bờ biển có đá, vách đá ven biển


5

Những bãi biển dù là cát hay sỏi

6

Những bãi gian triều dù là cát hay bùn

7

Những vùng đầm lầy rừng ngập mặn

8

Những đầm phá ven biển dù là mặn hay lợ

9

Những ruộng muối

10

Ao nuôi tôm, cá

11

Các sông suối

12


Đầm lầy ven sông, hồ do dòng sông đổi dòng

13

Hồ nước ngọt

14

Ao nước ngọt dưới 8 ha, đầm lầy nước ngọt

15

Ao nước mặn, những hệ thống thoát nước nội địa

16

Đập chứa nước

7


Stt

Các loại hình đất ngập nƣớc

17

Rừng ngập nước theo mùa như rừng tràm

18


Đất canh tác ngập nƣớc, đất đƣợc tƣới tiêu

19

Bãi than bùn,v.v.
Nguồn: Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng [2012a]
Ngoài ra, dưới góc độ quản lý nhà nước thì Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày

13/4/2015 quy định: (i) Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa,
bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác, (ii) Đất chuyên trồng lúa nước
là đất đang trồng hoặc có đủ điều kiện trồng được 2 vụ lúa nước trở lên trong năm,
(iii) Đất lúa nước khác bao gồm đất lúa chỉ trồng được 1 vụ lúa nước trong năm và
đất lúa nương [Bộ TN&MT, 2014b; Chính phủ, 2015]. Bộ NN&PTNT [2010] đã
phân chia chi tiết thành: Đất lúa 3 vụ, đất lúa 2 vụ, đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu/cá, đất 1
vụ lúa + 2 vụ màu, đất 1 vụ lúa + cá/tôm/màu, đất 1 vụ lúa (Xuân hoặc Mùa).
Theo quan điểm của luận án thì đất lúa nước là một loại hình ĐNN [Ramsar,
1971] theo mùa hoặc ngập không thường xuyên [Lê Diên Dực, 2012], được phân
chia chi tiết theo Bộ NN&PTNT [2010]. Điều kiện để loại đất đó trồng được lúa là:
(a) Phải có nước, ( b) Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, (c) Phù hợp với điều kiện
khí hậu, (d) Sản phẩm phải tiêu thụ được. Ngưỡng chịu đựng với một số nhân tố
BĐKH của cây lúa đối với một số nhân tố BĐKH: Không chịu được độ ngập từ 50
cm trở lên với thời gian kéo dài từ 2- 3 ngày trở lên (cây lúa sẽ chết) [Nguyễn Võ
Linh, 2012]. Đất trồng lúa nước cần được sử dụng linh hoạt [Thủ tướng Chính phủ,
2013b] để nâng cao hiệu quả sử dụng như: luân canh với các cây trồng hàng năm,
kết hợp nuôi trồng thủy sản, tham gia vào các mô hình liên kết giữa trồng trọt và
chăn nuôi và chuyển đổi sang các mục đích canh tác nông nghiệp khác để đảm bảo
an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế và thích ứng được với những tác
động tiêu cực của BĐKH.


8


×