Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý hoạt động cho vay tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THANH ĐOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THANH ĐOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Hiệp
XÁC NHẬN CỦA CÁN
BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA
CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý hoạt động cho vay tại Sở Giao
dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” là công
trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả, tài liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng; nội dung đƣợc hình thành và phát triển từ quan điểm của cá
nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGs.Ts. Trần Đức Hiệp.
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thanh Đoan


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý
báu, thực tế cho tôi trong thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế chính trị đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu khoa học,
tạo động lực cho tôi hoàn thành bài Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn PGs.Ts. Trần Đức Hiệp,thầy giáođã
tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.

Chân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, chuyên viên làm việc tại Sở giao dịch
ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam đã giúp tôi thu thập
số liệu, thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình tôi thực hiện Luận văn.
Mặc dù tôi có nhiều cố gắng nỗ lực để tìm hiểu, nghiên cứu hoàn thiện
luận văn, nhƣng chắc chắn không thể tránh khỏi có những sai sót. Kính mong
nhận đƣợc sự nhận xét, góp ý tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thanh Đoan


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬNVỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAYTẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ....................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ............................................................................. 4
1.1.2 Đánh giá chung ................................................................................................ 8
1.2. Khái quát về quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại.............. 9
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay ................................................... 9
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu quản lý hoạt động cho vay tại NHTM . 10
1.3. Nội dung quản lý hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại.......... 13
1.3.1 Lập Kế hoạch cho vay ................................................................................... 13

1.3.2 Triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay .......................................... 14
1.3.3 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cho vay ................................... 23
1.4. Tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động cho vay ........................................... 27
1.5.Các Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý HĐCV của NHTM .............................. 34
1.5.1 Nhân tố chủ quan ........................................................................................... 34
1.5.2. Nhân tố khách quan ...................................................................................... 38
CHƢƠNG 2PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 42
2.1. Các Phƣơng pháp thu thập thông tin .............................................................. 42
2.2. Các phƣơng pháp xử lý thông tin ................................................................... 43


CHƢƠNG 3THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI SỞ
GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM ............................................................................................................. 45
3.1 Khái quát về hoạt động huy động vốn và cho vay của Sở giao dịch VCB ....... 45
3.1.1 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch VCB ................ 45
3.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 45
3.1.3 Hoạt động huy động vốn ............................................................................... 47
3.1.4 Hoạt động cho vay tại Sở giao dịch VCB .................................................... 49
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Sở Giao dịch VCB giai đoạn
2014- 2016............................................................................................................... 50
3.2.1 Thực trạng về việc lập kế hoạch cho vay tại Sở giao dịch VCB ................ 50
3.2.2 Thực trạng về triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay tại Sở giao
dịch VCB ................................................................................................................. 52
3.2.3 Thực trạng về Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cho vay của Sở
giao dịch VCB ......................................................................................................... 72
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch VCB. ...... 74
3.3.1 Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 74
3.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 78
CHƢƠNG 4MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI SỞ GIAO
DỊCH - NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠICỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM ........................................................................................................... 86
4.1 Một số định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay ............. 86
4.1.1 Chiến lƣợc về quản lý danh mục cho vay .................................................... 86
4.1.2 Chiến lƣợc quản lý hoạt động cho vay theo quy trình ................................ 87
4.1.3 Chiến lƣợc quản lý Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
tín dụng ................................................................................................................... 87


4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại Sở Giao
dịch Ngân hàng - thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam .......................... 88
4.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý ......................................................... 88
4.2.2 Nâng cao chất lƣợng công tác lập Kế hoạch cho vay ................................. 91
4.2.3 Xây dựng cơ cấu danh mục các khách hàng cho vay hợp lý ...................... 92
4.2.4 Tăng cƣờng quản lý hoạt động cho vay theo quy trình, tập trung vào quản
lý những bƣớc trong quy trình dễ có rủi ro và sai sót. .......................................... 93
4.2.5 Nâng cao chất lƣợng quản lý tài sản bảo đảm. ............................................ 96
4.2.6 Nâng cao chất lƣợng quản lý nợ xấu ............................................................ 96
4.2.7. Tăng cƣờng công tác kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch cho vay ................ 98
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 102


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

CBQLN

Cán bộ quản lý nợ

2

DN

Doanh nghiệp

3

DSCV

Doanh số cho vay

4

GHTD

Giới hạn tín dụng

5

HĐCV

Hoạt động cho vay


6

HĐTD

Hội đồng tín dụng

7

KH

Khách hàng

8

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

9

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

10

QLN

Quản lý nợ


11

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

13

VAMC

Công ty quản lý và xử lý nợ xấu các TCTD

14

VCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

i


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2014-2016

48

2

Bảng 3.2 Chỉ tiêu hoạt động tín dụng giai đoạn 2014-2016

49

3

Bảng 3.3 Chỉ tiêu về lập kế hoạch dƣ nợ cho vay giai đoạn 2014-2016

51

4

Bảng 3.4 Nợ quá hạn và Nợ xấu

69


5

Bảng 3.5 Nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng và nợ bán VAMC

70

6

Bảng 3.6 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

71

7

Bảng 3.7 Xử lý dự phòng rủi ro tín dụng

71

8

Bảng 3.8 Doanh số cho vay- thu nợ từng năm

76

9

Bảng 3.9 Tỷ trọng thu lãi Cho vay trong tổng thu nhập

77


ii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT
1
2

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2

Nội dung
Sơ đồ chu trình kiểm soát hoạt độngcho vay
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Giao Dịch - NHNT VN

iii

Trang
24
47


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một định chế tài chính có vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế hiện nay. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội đòi hỏi một
lƣợng vốn lớn cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng là nơi cung cấp
vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng.

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam là một trong
những Ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, cung cấp một lƣợng lớn vốn cho
nền kinh tế. Hoạt động cho vay luôn là một trong những ƣu tiên hàng đầu của
Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam trong suốt những năm vừa qua.
Trong số các đơn vị thuộc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại
thƣơng Việt Nam, Sở giao dịch là một đơn vị có quy mô lớn về tất cả các mặt
nghiệp vụ. Trong những năm vừa qua, Sở Giao dịch đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định nhƣ doanh số cho vay ngày càng lớn, chất lƣợng cho vay từng
bƣớc nâng nêm, nợ xấu nội bảng giảm.
Công tác quản lý cho vay đƣợc Giám đốc và ban lãnh đạo Sở giao dịch
(là chủ thể quản lý ) quan tâm, hiệu quả và hiệu lực quản lý hoạt động cho
vay từng bƣớc đƣợc nâng cao. Ban lãnh đạo Sở giao dịch đã có các giải pháp
khá hữu hiệu để tác động đến đối tƣợng quản lý hoạt động cho vay nhƣ: bộ
máy làm công tác cho vay, danh mục khách hàng vay vốn, quy trình cho vay,
tài sản bảo đảm của khách hàng vay, nợ xấu.. để thực hiện các mục tiêu đề ra
trong kế hoạch cho vay hàng năm của Sở gió dịch.
Kết quả quản lý hoạt động cho vay đƣợc thể hiện thông qua kết quả
hoạt động cho vay bằng các số liệu và thông tin đánh giá có tính tổng hợp nhƣ
sau: về dƣ nợ năm 2016 tăng 49,44% so năm 2014, năm 2016 tăng 15,39% so
1


năm 2015; về nợ xấu nội bảng giảm dần qua các năm nhƣ sau: năm 2014 là
257 tỷ đồng, năm 2015 là 20,46 tỷ đồng, năm 2016 là 20 tỷ đồng (nguồn: do
Sở giao dịch VCB cung cấp).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì quản lý hoạt động cho
vay đang phải đối mặt với nhiều tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết trong thời
gian tới nhƣ: dƣ nợ cho vay tăng nhƣng chƣa tƣơng xứng với nguồn vốn huy
động (tỷ lệ sử dụng vốn cho vay so với huy động vốn còn đạt thấp: năm 2014
là 25,4%, năm 2015 là 37,4%, năm 2016 là 40,2%); dƣ nợ đã xử lý rủi ro và

bán nợ cho VAMC còn tồn đọng lớn; tổng dƣ nợ đã xử lý rủi ro và bán nợ
cho VAMC chƣa thu đƣợc tính đến cuối mỗi năm nhƣ sau: năm 2014 là 1.700
tỷ đồng, năm 2015 là 2.300 tỷ đồng, năm 2016 là 2.330 tỷ đồng (nguồn: Sở
giao dịch VCB).
Bên cạnh đó, công tác quản lý cho vay theo Quy trình cho vay còn tiềm
ẩn nhiều rủi ro, nhất là các bƣớc trong quy trình cho vay nhƣ thẩm định, đề
xuất cho vay; kiểm tra, giám sát sau cho vay.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của hoạt động cho vay, với mục
tiêu đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý cho vay - đề tài
“Quản lý hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ
phần ngoại thương Việt Nam (VCB)”đã đƣợc chọn làm chủ đề nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài đƣợc thiết kế nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu
then chốt sau: Sở giao dịch VCB cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản
lý hoạt động cho vay trong thời gian tới ?.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, phân tích đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay tại
Sở Giao dịch VCB, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý hoạt động cho vay của Sở giao dịch này trong thời gian tới.
2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động cho vay tại các
ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch VCB
trong thời gian qua để tìm ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, giải
thích nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
cho vay tại Sở Giao dịch VCB trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động cho vay tại các ngân
hàng thƣơng mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý cho vay tại Sở Giao dịch VCB
trong giai đoạn từ năm 2014 -2016.
4. Kết cấu chính của luận văn
Luận văn kết cấu 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý hoạt
động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Sở giao dịch - Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam
Chƣơng 4: Một số định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt
động cho vay tại Sở giao dịch - Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt nam

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu
(1)Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2015, chuyên ngành
Quản lý kinh tế, nội dung “Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp
tác xã Phú Thọ”: trong đó phần thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại
Ngân hàng hợp tác xã Phú Thọ tác giả đã nêu lên các nội dung: Bộ máy tổ
chức quản lý hoạt động cho vay, hệ thống văn bản phục vụ công tác QLCV,

quản lý đối tƣợng và thời hạn cho vay, quản lý theo chu trình cho vay và quản
lý nợ xấu.
Trong luận văn chƣa đề cập đến nội dung quản lý tài sản đảm bảo; hiện
tại trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại vấn đề tài sản đảm bảo nợ
vay là một yếu tố quan trọng để nhằm đồi hỏi khách hàng vay vốn phải sử
dụng có hiệu quả vốn vay và trách nhiệm trong việc trả nợ đầy đủ, kịp thời
cho ngân hàng
Về giải pháp, tác giả đã đề cập đến các giải pháp nhƣ sau: Hoàn thiện bộ
máy tổ chức và quản lý, tăng cƣờng quản lý đối tƣợng và thời hạn cho vay,
giám sát chặt chẽ quy trình cho vay đối với bƣớc thẩm định; giải pháp về
kiểm tra, giám sát sau cho vay.
Trong luận văn chƣa đề cập giải pháp vai trò quản lý của Nhà nƣớc và
NHNN trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách để tăng cƣờng sự quản lý của
Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các hoạt động của các NHTM nói
chung và hoạt động cho vay của Ngân hàng hợp tác Đơn vị Phú Thọ nói riêng.
4


(2) Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, 2015“Quản lý hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt nam Đơn vị Hà Giang”,
luận văn này đề cập đến quản lý hoạt động tín dụng về các khía cạnh tổng
quát của hoạt động tín dụng: mở rộng tín dụng gắn với tăng trƣởng huy động
vốn, mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Luận văn không
đi sâu đánh giá chi tiết quy trình cho vay cũng nhƣ các nội dung cụ thể trong
quản lý các nghiệp vụ cho vay.
(3) Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, 2014 của tác giả Trần Đại Dũng “nâng
cao chất lƣợng tín dụng tại Đơn vị ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Hà Tĩnh”
Luận văn này các nội dung và giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại
Đơn vị ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Hà tĩnh, với các nội dung đánh

giá thực trạng về: chất lƣợng cho vay, thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, hiệu suất sử dụng
vốn, hiệu quả sử dụng vốn. Luận văn không đề cập đến quản lý về việc thực
hiện theo quy trình tín dụng.
(4) Luận án Tiến sỹ “Quản lý cho vaytại Ngân hàng thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, của Nguyễn Thu Lan
(2011) Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ lý luận chung về hoạt động cho
vay, vấn đề quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại, luận án đã
đƣa ra quan niệm về QLCV hiệu quả tƣơng ứng với nâng cao chất lƣợng cho
vay. Tác giả đã xây dựng hệ thống một số nhóm chỉ tiêu để phản ánh thƣớc
đo chất lƣợng QLCV của ngân hàng thƣơng mại trong quá trình hội nhập.
Trên cơ sở nguồn số liệu của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt nam, tác giả đã phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động đến chất
lƣợng cho vay. Qua đó, đề xuất các giải pháp : Xây dựng, quản lý Quan hệ
khách hàng và sản phẩm, quản lý dịch vụ cho vay của ngân hàng; hoàn thiện
quy trình cho vay theo thông lệ quốc tế; quản lý hệ thống thông tin cho vay;
5


xây dựng chính sách đầu tƣ nguồn nhân lực phù hợp với xu thế hội nhập. Tuy
nhiên, đề án chƣa đƣa ra kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nhất là
Ngân hàng Nhà nƣớc, đây là cơ quan ban hành các chính sách liên quan đến
hoạt động ngân hàng có tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay của các
ngân hàng thƣơng mại.
(5) Luận văn thạc sỹ “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại
Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam tỉnh Phú thọ” của Nguyễn Linh
Chi (2012), Trƣờng Đại học Thái Nguyên. Luận văn đƣa ra nhận định chung
về công tác cho vay tại đơn vị và đƣa ra các giải pháp toàn diện để hoàn thiện
công tác QLCV tại Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam tỉnh Phú thọ;
tuy nhiên luận văn chƣa dành nhiều thời lƣợng để phân tích, đánh giá về thực
trạng QLCV tại Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam tỉnh Phú thọ; bên

cạnh đó Luận văn không đề cập đến công tác quản lý nợ xấu, là một trong các
vấn đề quan trọng trong công tác quản lý hoạt động cho vay.
(6) Luận văn “Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Đông Nam Á (SeABank) – Chi nhánh Hải Dƣơng” của Nguyễn Thị Hà
Thu (2015), Trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn
này đề cập đến quản lý hoạt động tín dụng mà nội dung cơ bản cũng chính
là quản lý hoạt động cho vay tại một Chi nhánh ngân hàng Đông Nam á,
tác giả đã đề cập nhiều đến khái niệm và quy trình quản lý hoạt động tín
dụng tại NHTM nói chung; chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Đông Nam á- chi nhánh Hải Dƣơng, từ đó đƣa ra các giả pháp
hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng gồm: Đẩy mạnh công tác huy động
vốn, thực hiện tốt việc phân loại khách hàng, cơ cấu lại dƣ nợ, nâng cao
chất lƣợng công tác thẩm định khách hàng, hoàn thiện và tăng cƣờng công
tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng, giải pháp về công tác đào tạo và
nâng cao chất lƣợng làm đội ngũ công tác tín dụng, giải pháp hiện đại hóa
công nghệ ngân hàng,…
6


Tuy nhiên, tác giả chƣa trình bày nội dung quản lý hoạt động tín dụng
theo quy trình của công tác quản lý kinh tế; tức là chƣa đề cập đến các
khâu của quá trình quản lý hoạt động tín dụng từ khâu lập kế hoạch, tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế
hoạch, điều chỉnh kế hoạch tín dụng. Bên cạnh đó tác giả chƣa đề cập đến
một nội dung quản lý khá quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng là quản lý
tài sản đảm bảo các khoản cho vay.
(7) Bài báo, “Những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của
Ngân hàng Nông nghiệp”, của tác giả Ths. Nguyễn Hùng Tiến, tạp chí thị
trƣờng tài chính tiền tệ, tháng 6/2014. Bài viết phân tích những thành công
trong quản lý chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp đối với việc

thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đó là: (i) Ngân hàng nông
nghiệp là NHTM chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp- nông thôn và hộ
nông dân, đóng vai trò hàng đầu thực hiện chính sách tam nông; (ii) Ngân
hàng nông nghiệp đóng vai trò là công cụ Nhà nƣớc thực hiện nhiều chƣơng
trình tín dụng quan trọng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực ƣu tiên, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển của Ngân hàng nông nghiệp:
(i) ban hành quy định nội bộ, cải tiến các quy trình thực hiện nghiệp vụ; (ii)
chỉ đạo hoạt động tín dụng chặt chẽ và sát sao hơn, tập trung cho các lĩnh vực
ƣu tiên, trọng điểm; (iii) triển khai nhiều biện pháp cụ thể trong công tác xử lý
thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Tuy nhiên, bài báo chƣa nêu bật cách thức
quản lý chất lƣợng tín dụng nhƣ thế nào để đạt đƣợc thành công trên; bên
cạnh đó, tác giá chƣa đề cập đến vấn đề quản lý các khoản nợ xấu của Ngân
hàng nông nghiệp đã bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
(VAMC), về bản chất các khoản nợ này tại VAMC là những khoản nợ xấu
của Ngân hàng nông nghiệp chƣa đƣợc thu hồi và xử lý triệt để.
7


Hầu hết các đề tài tài, các luận văn nêu trên chƣa đề cập dƣới góc độ
quản lý kinh tế tức là chƣa nêu bật quá trình quản lý hoạt động cho vay gồm
các giai đoạn cơ bản nhƣ: Lập kế hoạch; tổ chức triển khai thực hiện kế
hoạch; kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch, mà chủ yếu đề cập theo góc
độ độ thực hiện và quản lý nghiệp vụ cho vay.
1.1.2 Đánh giá chung
Qua tìm hiể u các đề tài đã đƣơ ̣c công bố của các tác giả cho thấ y chƣa có
công trình nào nghiên cứu về Quản lý hoạt động cho vay tại Sở giao dịch
VCB. Do đó , đề tài luận văn là công trình nghiên cứu độc lập , không trùng
lă ̣p với bấ t kỳ công trình nghiên cƣ́u đã đƣơ ̣c công bố .
Trong quá trình nghiên cƣ́u, luâ ̣n văn có kế thƣ̀a, chọn lọc những cơ sở lý

luâ ̣n liên quan đế n đề tài nhƣng đồ ng thời có nhƣ̃ng điể m mới đó là:
Thứ nhấ t , là tính cập nhật về số liệu : Luâ ̣n văn sƣ̉ du ̣ng số liê ̣u các năm
2014 đến 2016, tƣ̀ đó phản ánh chính x ác thực trạng quản lý hoạt đô ̣ng cho
vay của Sở giao dịch VCB hiê ̣n nay.
Thứ hai, trên cơ sở tâ ̣p hơ ̣p các lý luận về phát triển hoạt động tín dụng
của ngân hàng thƣơng mại , lý luận về quản lý kinh tế; tác giả đƣa ra các khái
niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý hoạt dộng cho vay; sau khi so
sánh với thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay của Sở giao dịch
VCB, luâ ̣n văn đề xuấ t mô ̣t số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt
động cho vay theo hƣớng đảm bảo an toàn, hiệu quả phù hơ ̣p với tình hình
hoạt động thực tế của Sở giao dịch VCB giai đoạn hiện nay

. Trong đó, với

những kết quả thực tiễn làm công tác kiểm toán đối với các ngân hàng thƣơng
mại, (có bao gồm VCB); tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hƣớng các
hoạt động cho vay đi vào nền nếp và đúng quy định của NHNN; tập trung vào
các nôi dung: quản lý thẩm định, đề xuất cho vay; quản lý giám sát sau cho
vay; quản lý tài sản đảm bảo và công tác quản lý và xử lý nợ xấu của VCB
nói chung, của Sở giao dịch VCB nói riêng.
8


1.2. Khái quát về quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay
1.2.1.1. Khái niệm
- Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống
đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
đƣợc hiểu nhƣ sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức
tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng với mục đích và thời

hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ
tín dụng. Hoạt động chính của nó là huy động vốn từ các doanh nghiệp, vốn
nhàn rỗi trong dân cƣ và sử dụng nguồn vốn đó cho vay để lấy chênh lệch lãi
suất. Hoạt động cho vay phản ánh mối quan hệ giữa một bên là ngƣời cho vay
còn bên kia là ngƣời đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là sau một
thời gian nhất định ngƣời vay phải hoàn trả khoản tiền đi vay cho ngƣời cho
vay (kèm theo một khoản lãi nhất định – nếu có). Quan hệ giữa các bên vay
mƣợn đều bị ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tạị.
1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay
Thứ nhất, cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra
lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu đƣợc từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi
phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các
loại và các chi phí rủi ro đầu tƣ. Đây không chỉ là khoản sử dụng vốn lớn nhất
của Ngân hàng mà còn là nguồn tạo ra thu nhập lớn nhất trong tất cả các tài
sản có sinh lợi. Do vậy, hoạt động cho vay mang tính chất sống còn đối với
hầu hết các NHTM, chiếm khoảng 70% tổng tài sản của Ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động của
các NHTM. Trên bảng cân đối kế toán của các NHTM, khoản mục tiền cho
vay kém thanh khoản nhất so với các tài sản khác, bởi vì chúng không thể
9


chuyển thành tiền mặt trƣớc khi các khoản vay đó mãn hạn. Rủi ro trong ngân
hàng có xu hƣớng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng.Và những rủi ro
này sẽ xảy sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng, ảnh
hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chính điều này mà NHTM
rất coi trọng công tác quản lý tín dụng nhằm đảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi
ro cho ngân hàng.
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu quản lý hoạt động cho vay tại

NHTM
1.2.2.1 Khái niệm về quản lý hoạt động cho vay
Quản lý nảy sinh chủ yếu từ tính chất xã hội hóa lao động sản xuất, và
hoạt động nói chung của con ngƣời. Quản lý sinh ra từ tính chất biến đổi của
lao động do tác động của sự phát triển lực lƣợng sản xuất.
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.
(nguồn: Phan Huy Đƣờng, 2014. Quản lý Nhà nước về kinh tế,. Hà Nội:NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội. Trang 26).
Đối tƣợng quản lý , khách thể quản lý chủ yếu là con ngƣời. Ngoài ra còn quản
lý các khách thể khác nhƣ tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật.......Chủ thể quản lý có thể
là một ngƣời, một tổ chức, một bộ máy.
Từ khái niệm chung về quản lý; có thể đƣa ra khái niệm về quản lý hoạt
động cho vay nhƣ sau: “Quản lý hoạt động cho vay là sự tác động có tổ chức, có
mục đích của một ngân hàng thương mại, một tổ chức tín dụng lên các yếu tố
của quá trình hoạt động cho vay nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt
được mục tiêu về cho vay của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đó”.
Chủ thể trong quản lý HĐCV của mỗi NHTM chính là Giám đốc/ ban
lãnh đạo của NHTM đó. Đối tƣợng quản lý HĐCV là: Bộ máy thực hiện
10


nghiệp vụ cho vay; các yếu tố liên quan đến toàn bộ quá trình cho vay nhƣ: đó
là: Nguồn vốn huy động để cho vay, khách hàng vay vốn, quy trình cho vay,
tài sản bảo đảm cho khoản vay,...
Xét tại Sở giao dịch của mỗi NHTM (đây là các đơn vị phụ thuộc của các
NHTM, với mô hình hoạt động là một Chi nhánh của NHTM), thì chủ thể
quản lý chính là Giám đốc/ban giám đốc của Sở giao dịch đó; tuy nhiên ngoài
ra, do có sự phân cấp trong quá trình quản lý và điều hành HĐCV cho nên

chủ thể quản lý có thể bao hàm cả các cấp quản lý trung gian nhƣ các
Trƣởng/phó phòng nghiệp vụ hoặc phòng giao dịch trực thuộc của Sở giao
dịch. Đối tƣợng quản lý của Sở giao dịch chính là bộ máy tham gia vào quá
trình cho vay, đối tƣợng quản lý còn là danh mục khách hàng có quan hệ vay
vốn với ngân hàng, quy trình nghiệp vụ cho vay mà Sở giao dịch phải tuân
theo, nợ xấu của Sở giao dịch. Bên cạnh đó, Sở giao dịch phải quản lý đối
tƣợng là tài sản bảo đảm của khách hàng vay, bởi lẽ tài sản bảo đảm là yếu tố
gắn liền với các khoản vay và điều quan trọng, đây là yếu tố để bảm đảm
giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi xảy ra sự việc khách hàng không trả đƣợc
nợ vay ngân hàng.
Ngoài ra, trong quá trình quản lý, Ban lãnh đạo Sở giao dịch mỗi NHTM
phải hiểu biết rõ các yếu tố có ảnh hƣởng đến quá trình quản lý HĐCV nhƣ:
Nguồn vốn huy động thực tế mà tại đơn vị mình có thể huy động, bởi lẽ đây
chính là yếu tố nguồn lực để ngân hàng xem xét mở rộng hay thu hẹp dƣ nợ
cho vay.
1.2.2.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động cho vay
Quản lý kinh tế có các đặc điểm là: tính khoa học, tính nghệ thuật thuật,
tính quyền uy, tính thông tin và tính phức tạp
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ
yếu của NHTM, đồng thời có tính rủi ro cao; do vậy quản lý HĐCV có đầy đủ
11


các đặc điểm của quản lý kinh tế đồng thời chứa đựng các đặc điểm riêng có
gắn với hoạt động cho vay là có tính rủi ro cao
-Quản lý HĐCV có tính khoa học: đòi hỏi việc quản lý HĐCV vay phải
đƣợc xây dựng theo chƣơng trình, kế hoạch một cách khoa học; đồng thời tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch một cách bài bản; bên cạnh đó phải có sự
kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.
-Quản lý HĐCV có tính nghệ thuật: bởi lẽ quá trình quản lý HĐCV đòi

hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải có nghệ thuật để tác động đến các nhân
viên ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay vừa đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh doanh vừa tuân thủ đúng các quy định.
-Quản lý HĐCV có tính thông tin: quá trình quản lý HĐCV đòi hỏi dựa
trên cơ sở của việc khai thác, sử dụng, phân tích, đánh giá thông tin thu đƣợc
để đƣa ra các quyết định quản lý tác động đến hoạt động cho vay. Thông tín
thu đƣợc bao gồm từ khách hàng vay vốn; thông tin từ thị trƣờng; thông tin từ
phía các cơ quan nhà nƣớc,…
-Quản lý HĐCV có tính phức tạp và rủi ro: hoạt động cho vay vốn có các
yếu tố phức tạp và rủi ro xuất phát từ đặc thù của nghiệp vụ cho vay; theo đó
quá trình quản lý HĐCV cũng là một quá trình phức tạp và chứa đựng nhiều
rủi ro. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải hiểu biết một cách
cặn kẽ quy trình hoạt động cho vay để từ đó xác định cho đƣợc những nội
dung, những khâu phức tạp, có nhiều rủi ro dễ xảy ra sai sót cần phải đƣợc tập
trung quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
1.2.2.3 Mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay tại NHTM
Quản lý HĐCV của bất kỳ NHTM nào trƣớc tiên cũng phải hƣớng tới sự
tồn tại và phát triển bền vững, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của
chính NHTM đó. Bởi vậy, ba mục tiêu cơ bản bao trùm trong quản lý hoạt
động cho vay mà NHTM phải đạt đƣợc là:
12


Một là phát triển hoạt động cho vay về cả chiều sâu và chiều rộng
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nƣớc ta,
nó mang lại 60 – 70% thu nhập cho mỗi ngân hàng; trong đó, nghiệp vụ cho
vay giữ vai trò chủ yếu. Vì vậy, phát triển hoạt động cho vay là vấn đề sống
còn của mỗi ngân hàng. Phát triển hoạt động cho vay cần thực hiện ở mọi
khía cạnh: phát triển đa dạng các sản phẩm cho vay; tăng trƣởng dƣ nợ phù
hợp với quy mô nguồn vốn và năng lực quản trị; mở rộng địa bàn, nâng cao

hiệu quả hoạt động cho vay, thu nợ...
Hai là an toàn đầu tƣ tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng, song nó
cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng. Rủi ro trong hoạt động
tín dụng nói chung, rủi ro trong hoạt động cho vay nói riêng là rủi ro cơ bản
bao trùm dẫn đến sự đổ bể của nhiều NHTM. Vì vậy phát triển hoạt động cho
vay phải gắn liền với an toàn, kiểm soát và hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh
trong quá trình cho vay.
Ba là lợi nhuận tăng trƣởng bền vững
Mục tiêu cao nhất của các NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng là lợi
nhuận. Đây là mục tiêu hàng đầu mà quản lý hoạt động cho vay của NHTM
phải hƣớng tới. Trong cơ chế thị trƣờng, muốn tồn tại thì kinh doanh phải
trang trải đủ chi phí và tích lũy lơi nhuận để mở rộng kinh doanh, tạo lợi thế
cạnh tranh trên thị trƣờng.
Ba mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt hai
mục tiêu đầu là sơ sở để hoàn thành mục tiêu thứ 3. Mục tiêu thứ 3 định
hƣớng cho hai mục tiêu đầu.
1.3. Nội dung quản lý hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại
1.3.1 Lập Kế hoạch cho vay
Với vai trò là ngƣời quản lý, Ban lãnh đạo mỗi NHTM phải tiến hành lập
kế hoạch, hoạch định chiến lƣợc, chính sách cho vay của đơn vị mình phù hợp
13


với khả năng thực tế của đơn vị. Thông thƣờng, vấn đề này đòi hỏi nhà quản
lý của mỗi NHTM phải thực hiện các nội dung nhƣ sau:
-Xác định qui mô cho vay, thể hiện là phải dự kiến tổng mức dƣ nợ tín
dụng nói hàng năm; trong đó xác định tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của
năm kế hoạch so với năm thực hiện;
- Kế hoạch phải dự kiến cơ cấu cho vay;

Cơ cấu cho vay đƣợc xác định theo các tiêu chí nhƣ: cơ cấu theo thời hạn
thì có cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; cơ cấu theo đồng tiền cho vay có
cho vay bằng VND, cho vay bằng ngoại tệ; cơ cấu cho vay theo lĩnh vực
ngành kinh kinh tế nhƣ: cho vay ngành công nghiệp xây dựng, công nghiệp
chế biến, giao thông vận tải, cơ khí; các ngành dịch vụ,….Cơ cấu theo loại
hình khách hàng có nhƣ: cho vay khách hàng là DNNN, khách hàng là công
ty cổ phần, khách hàng là DN tƣ nhân, khách hàng cá nhân, các đối tƣợng cho
vay khác
-Kế hoạch phải Xác định đƣợc danh mục các khách hàng truyền thống
Để lập kế hoạch và chiến lƣợc cho vay đòi hỏi ban lãnh đạo mỗi NHTM
phải dựa trên đánh giá kỹ nguồn vốn huy động và các yếu tố nguồn lực đầu
vào của mình nhƣ bộ máy cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác cho vay; hệ
thống mạng lƣới khách hàng truyền thống và tiềm năng của ngân hàng; ….kế
hoạch cho vay phải bám vào chiến lƣợc kinh doanh nói chung và chiến lƣợc tín
dụng nói riêng trong từng giai đoạn của mỗi NHTM (thông thƣờng thông qua Nghị
quyết của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên hàng năm của mỗi NHTM).
1.3.2 Triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay
Đây là khâu chủ yếu và quan trọng nhất, là cơ sở để thực hiện thành
công kế hoạch cho vay mà đã đƣợc các nhà lãnh đạo NHTM đề ra. Để tổ
chức triển khai kế hoạch cho vay, các NHTM phải thực hiện các nội dung
cơ bản nhƣ sau:
14


1.3.2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động cho vay
Để thực hiện công tác cho vay vừa đảm bảo tăng trƣởng cao, có hiệu quả
và an toàn đòi hỏi NHTM phải có một cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp cả về
số lƣợng và chất lƣợng, nhất là cơ cấu số lƣợng và chất cán bộ làm công tác
tín dụng, là những ngƣời liên quan trực tiếp đến quá trình cho vay. Hoạt động
của bộ máy phải đƣợc thiết lập, duy trì hiệu quả; đòi hỏi phải có sự phân

công, phân nhiệm rõ ràng theo từng bộ phận, từng cấp quản lý; giữa các bộ
phận nghiệp vụ phải có cơ chế phối hợp một cách chặt chẽ, và có sự liên kết
để giải quyết các công việc theo sự phân công một cách nhịp nhàng.
Thông thƣờng, mỗi NHTM phải có các phòng ban làm công tác tín dụng,
trong đó có sự phân tách trách nhiệm giữa bộ phận thu nhận thông tín, tiếp
xúc với khách hàng; bộ phận phân tích, đánh giá các điều kiện, năng lực của
khách hàng và bộ phận thẩm định và đề xuất cho vay. Về thẩm quyền phê
duyệt cho vay, cũng phải xác định rõ trách nhiệm của từng cấp: từ cấp quản
phòng/ban; cấp lãnh đạo đơn vị và cấp Hội đồng tín dụng (nếu những khoản
cho vay lớn, có nhiều vấn đề phức tạp phải qua Hội đồng tín dụng; đồng thời
với những khoản vay vƣợt mức phán quyết của mỗi đơn vị phải đƣợc xem
xét, phê duyệt tại cấp Trụ sở chính của các NHTM. Các quy định về bộ máy
nhƣ trên phải đƣợc quy định, thiết lập thành các văn bản cụ thể để làm căn cứ
thực hiện; cũng nhƣ căn cứ cho việc kiểm tra, kiểm soát; đánh giá trách nhiệm
nếu khi xảy ra những rủi ro liên quan đến nguyên nhân chủ quan của các cán
bộ làm công tác cho vay.
1.3.2.2 Quản lý danh mục cho vay
Để quản lý hoạt động cho vay, các ngân hàng sử dụng cơ chế sàng lọc
nhằm lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay vốn. Các tiêu chí chính
dùng để sàng lọc, đánh giá và lựa chọn khách hàng gồm tiêu chí tài chính và
tiêu chí phi tài chính. Các tiêu chí tài chính thể hiện năng lực tài chính của
15


×