Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SỰ CAN THIỆP của NHÀ nước TRONG VIỆC xếp HẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.9 KB, 5 trang )

VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI NHÀ
NƯỚC CAN THIỆP VÀO VIỆC XẾP HẠNG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Ngày 8 tháng 9 năm 2015, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP
(dưới đây gọi tắt là Nghị định 73) về Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và
tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định quy định:
“Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định báo cáo của tổ chức phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo
dục đại học và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận” (Chính phủ, 2015) . Như vậy theo
điều khoản này của Nghị định, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xếp
hạng các cơ sở giáo dục đại học. Vậy khi Nhà nước can thiệp quá sâu vào việc xếp hạng
các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, những vấn đề gì sẽ xảy ra?
Để hình dung được những gì có thể xảy ra, trước hết, khái niệm và mục tiêu của việc
xếp hạng cần phải được làm rõ.
Thực ra ý tưởng về việc xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam đã bắt đầu
được đề cập tới trong Luật Giáo dục đại học năm 2012 chứ không phải đến Nghị định 73
mới đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên khái niệm xếp hạng cơ sở giáo dục đại học thì đến
Nghị định này mới được khẳng định: “Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở giáo dục đại học
theo thứ tự từ cao xuống thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng của
hệ thống giáo dục đại học.
Khung xếp hạng là các giới hạn trên và giới hạn dưới được tính bằng điểm để phân
chia các cơ sở giáo dục đại học thành các hạng theo nhóm chất lượng trong mỗi tầng của
hệ thống giáo dục đại học” (Chính phủ, 2015). Với cách hiểu này, xếp hạng cơ sở giáo dục
đại học là sắp xếp trong từng tầng.
Vậy việc xếp hạng cơ sở giáo dục đại học nhằm mục tiêu gì? Nghị định 73 không chỉ
ra điều này. Nhưng mục tiêu đó đã được khẳng định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 9 trong
Luật Giáo dục đại học.
Điều khoản này quy định: “cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng nhằm đánh giá uy
tín và chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý Nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân
sách Nhà nước” (Quốc hội, 2012), qua đó “cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
quyết định… giao nhiệm vụ và cơ chế quản lý đặc thù đối với cơ sở giáo dục đại học phù
hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai




đoạn… hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tư thục về đất đai, tín dụng và đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ” (Quốc hội, 2012).
Theo khái niệm nêu trên, tiêu chí xếp hạng cơ sở giáo dục đại học do Nhà nước đề ra
cho các nhóm trường trong từng tầng. Do đó, những tiêu chí này là cố định, không thay
đổi. Việc Nhà nước quy định cứng các tiêu chí xếp hạng cơ sở giáo dục đại học sẽ dẫn đến
hệ lụy vô cùng nguy hại. Đó là, hiện tượng “chạy đua tiêu chí”. Để được đánh giá cao, các
cơ sở giáo dục đại học sẽ không ngần ngại tìm đủ mọi cách đầu tư cho một số tiêu chí xếp
hạng có trọng số cao. Vì vậy sẽ dẫn đến thực tế, có những cơ sở giáo dục đại học làm
không tốt nhưng bằng cách nào đó họ có được số liệu tốt và trở thành hàng đầu. Như vừa
qua, nhiều cơ sở giáo dục đại học chạy đua số bài báo được đăng theo tiêu chuẩn ISI. Họ
đề nghị những ai viết được bài báo nào thì đăng ký là người của cơ sở giáo dục đó.
Chuyện nhập khẩu bài báo ISI không phải là xấu nhưng chạy theo thì không cẩn thận sẽ xa
rời mục tiêu cốt lõi, tạo danh tiếng hơn là giá trị thực tế. Đáng lẽ dùng tiền để gia tăng
điều kiện học tập cho sinh viên thì lại đi nhập khẩu các bài báo về để đăng ký xếp hạng,
không quan tâm đến chuyện sinh viên được hưởng lợi gì, có tham gia nghiên cứu khoa học
hay không (Hoàng Thùy, 2017). Trong hoàn cảnh này, xếp hạng không những không tạo ra
được một cuộc cạnh tranh lành mạnh mà ngược lại sẽ thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học
đi con đường sai lệch. Vì họ đang chạy theo thành tích, làm mọi cách để có được con số
thật đẹp thay vì tập trung sứ mạng tạo ra tri thức, phục vụ cộng đồng và đào tạo sinh viên
(Lê Văn, 2017). Hậu quả là chính việc xếp hạng sẽ tạo ra một hệ thống giáo dục đại học
chỉ dựa trên tiêu chuẩn mà không phải là toàn bộ chất lượng của hệ thống đó. Tức là đi
ngược lại mục tiêu của xếp hạng là đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo.
Và trong điều kiện mục tiêu của xếp hạng cơ sở giáo dục đại học không chỉ dừng lại ở
đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo, mà còn để quản lý nhà nước và quyết định kế hoạch
ưu tiên đầu tư từ ngân sách Nhà nước, giao nhiệm vụ, cơ chế quản lý đặc thù với cơ sở
giáo dục đại học công lập và với cơ sở giáo dục đại học tư thục sẽ quyết định hỗ trợ đất
đai, tín dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì cuộc chạy đua đó lại càng quyết liệt hơn. Bởi
thứ hạng cao, thấp khác nhau, quyền lợi được hưởng sẽ khác nhau. Như vậy, xếp hạng sẽ

không tạo ra được một bức tranh tổng thể phản ánh thực chất chất lượng của toàn bộ hệ
thống giáo dục đại học mà chỉ là một màu xám, thượng vàng hạ cám lẫn lộn. Các chủ thể
dựa vào kết quả xếp hạng để đưa ra quyết định hành động sẽ bị đánh lừa. Người học dựa
vào bảng xếp hạng để tham khảo so sánh, chọn một trong các cơ sở của cả hệ thống để
theo học có thể sẽ bị chọn lầm. Các nhà khoa học, người lao động dựa vào bảng xếp hạng
để có thêm thông tin chọn nơi làm việc có thể không chọn được nơi làm việc phù hợp. Các


đối tác dựa vào bảng xếp hạng để có thông tin chọn nơi hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, đặt
hàng đào tạo có thể hợp tác, đặt hàng sai cơ sở đào tạo. Đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước dựa vào bảng xếp hạng để có thông tin giúp xác định tương quan năng lực của mỗi
cơ sở giáo dục đại học với cả hệ thống để quyết định đầu tư ngân sách, đặt hàng đào tạo
những ngành mà Nhà nước có nhu cầu, tham khảo để xây dựng một số chính sách cho
giáo dục đại học… có thể đầu tư nhầm, đặt hàng nhầm và đề ra chính sách nhầm. Còn đối
với các cơ sở giáo dục đại học, bảng xếp hạng không phải là cơ sở để họ đề ra quyết định
đúng về chiến lược cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao uy tín và
chất lượng đào tạo, phục vụ người học, phục vụ cộng đồng mà là căn cứ để họ quyết định
đầu tư vào tiêu chí gì thì có thể đẩy được cơ sở đào tạo khác xuống thứ hạng thấp hơn còn
mình phải chiếm thứ hạng cao... Hay nói cách khác, bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại
học sẽ đang đánh lừa cả xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học sẽ đang tự lừa mình, lừa người.
Đó là vấn đề có thể đặt ra và đòi hỏi phải đương đầu giải quyết khi bàn về khái niệm
và mục tiêu của việc xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Vậy khi Khoản 4 Điều 12 của Nghị
định 73 quy định: “Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định báo cáo của tổ chức… xếp hạng cơ
sở giáo dục đại học và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận” thì vấn đề đặt ra tiếp theo sẽ
là gì?
Theo điều khoản này, sự xếp hạng cao thấp của các cơ sở giáo dục đại học được công
nhận bằng văn bản của người đứng đầu Chính phủ. Đây là một quy định tiềm ẩn nhiều rủi
ro đối với chính cơ quan quản lý Nhà nước (Ngọc Hà, 2016). Bởi nếu kết quả xếp hạng
theo cách này không được cộng đồng cơ sở giáo dục đại học trong nước cũng như khu vực
công nhận - nhất là khi với giới chuyên môn, kết quả xếp hạng của những tổ chức xếp

hạng có uy tín mới thật sự có giá trị. Trong trường hợp đó, thanh danh của cơ quan Nhà
nước sẽ bị ảnh hưởng (Nguyễn Minh Thuyết, 2014). Hơn nữa, hiện nay, hầu hết các bảng
xếp hạng cơ sở giáo dục đại học trên thế giới đều do các tổ chức xếp hạng có tính chất độc
lập với nhà nước đưa ra. Và mỗi tổ chức xếp hạng lại chú trọng vào các tiêu chí khác
nhau, có phương pháp khác nhau. Do đó, chúng cũng tồn tại những ưu nhược điểm khác
nhau, cũng rất khó thực hiện một cách chính xác, ổn định. Vì vậy, kết quả xếp hạng của
một cơ sở giáo dục đại học có thể khác nhau trong các hệ thống xếp hạng khác nhau. Cho
nên kết quả của những bảng xếp hạng này chỉ mang tính chất tham khảo. Nhưng Nghị
định 73 lại quy định Thủ tướng Chính phủ là người phê duyệt và công bố bảng xếp hạng,
dù tổ chức xếp hạng là độc lập, thì cách làm trên đang đi ngược với xu thế phát triển của
thế giới. Nên với quy định này trong việc xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, việc can thiệp
của cơ quan Nhà nước dễ bị đánh giá là “quan liêu hóa” (GS.TSKH Lâm Quang Thiệp).


Trên đây là hai trong số những vấn đề đặt ra khi Nhà nước can thiệp vào việc xếp hạng
cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Vậy những giải pháp nào có thể giải quyết được hai
vấn đề đó?
Vấn đề thứ nhất, để tránh hiện tượng chạy đua tiêu chí, trong trường hợp Nhà nước
đưa ra những tiêu chí chung cho các nhóm trường trong từng tầng, cần bổ sung thêm
những tiêu chí có giá trị như những thước đo ghi nhận sự nỗ lực của các cơ sở giáo dục đại
học trong việc xác định: cơ sở giáo dục đại học đó cần phải làm gì và nên làm gì để phục
vụ cho xã hội. Tức là cơ sở giáo dục đại học đó đã và sẽ làm được gì trong việc đào tạo ra
những con người có ích cho xã hội, thực sự tạo ra kiến thức giúp ích cho cộng động, cải
thiện đời sống nhân dân, thay đổi bộ mặt xã hội. Thì lúc đó, xếp hạng sẽ giúp các cơ sở
giáo dục đại học tập trung vào những điều họ nên làm thay vì chạy theo những điều mà
thực ra không có ích gì cho họ, cho xã hội.
Vấn đề thứ hai, để thanh danh của Nhà nước không bị ảnh hưởng trong việc công nhận
kết quả xếp hạng bằng văn bản, nên thả nổi việc xếp hạng cơ sở giáo dục đại học cho các
tổ chức xã hội và cộng đồng giáo dục đại học cũng như báo chí thực hiện. Nhưng hoạt
động của các tổ chức đó phải tuân theo quy định pháp luật, có sự quản lý của Nhà nước để

đảm bảo xếp hạng được minh bạch, công khai, tin cậy, tránh bị lợi dụng gây mất uy tín các
cơ sở giáo dục đại học hay trục lợi.
Tóm lại, khi Nghị định 73 đi vào thực tế, việc xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học là
điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thực hiện Nghị định này cần lường trước những vấn đề
có thể đặt ra để có những giải pháp giải quyết phù hợp tránh gây ra những ảnh hưởng
không tốt xoay xung quanh việc xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Chính phủ (2015), Nghị định số 73/2015/NĐ-CP về Quy định tiêu chuẩn phân tầng,
khung

xếp

hạng



tiêu

chuẩn

xếp

hạng



sở

giáo


dục

đại

học,

/>2. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học, />3. Hoàng Thùy (2017), Tiến sĩ Lê Trường Tùng không ủng hộ xếp hạng đại
học, />

4. GS.TSKH Lâm Quang Thiệp (2016), Đã cho tự chủ, nhà nước không nên can thiệp
nữa, />5. Lê Văn (2017), Phần chìm sau bảng xếp hạng đại học đầu tiên ở Việt Nam,
/>6. Ngọc Hà (2016), Sửa luật để đại học tự chủ, />7. Nguyễn Minh Thuyết (2014), Tự chủ đại học - Thực trạng và giải pháp,
/>


×