Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học i xã kiên mộc huyện đình lập tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 109 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NÔNG THỊ LOAN

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5 THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC I XÃ KIÊN MỘC
HUYỆN ĐÌNH LẬP - TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NÔNG THỊ LOAN

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5 THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC I XÃ KIÊN MỘC
HUYỆN ĐÌNH LẬP - TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S. TRẦN THỊ LOAN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè. Em xin bày tỏ sự biết ơn
chân thành và sâu sắc đến:
- Th.S. Trần Thị Loan – Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong
từng giai đoạn, từng bƣớc để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Ban Giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm, cùng các em học sinh trƣờng
Tiểu học I xã Kiên Mộc – Huyện Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô khoa Tâm lí – Giáo dục trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian
em học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nhƣng do trình độ, kiến thức, kỹ năng còn hạn hẹp
nên luận văn còn nhiều thiếu xót.
Kính mong nhận đƣợc sự góp ý, bổ sung của các thầy cô để luận văn tốt
nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày ngày 01 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nông Thị Loan



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
8. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5 THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ....................................... 5
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu......................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................... 5
1.1.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 7
1.2. Một số vấn đề về bạo lực học đƣờng ......................................................... 8
1.2.1. Khái niệm bạo lực ................................................................................ 8
1.2.2. Khái niệm bạo lực học đƣờng.............................................................. 9
1.2.3. Phân loại bạo lực học đƣờng ............................................................. 11
1.2.4. Nguyên nhân của bạo lực học đƣờng ................................................ 12
1.2.5. Hậu quả của bạo lực học đƣờng ........................................................ 16
1.3. Giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng .............................................. 19
1.3.1. Khái niệm giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng ....................... 19
1.3.2. Tầm quan trọng của giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng ....... 20



1.4. Một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ... 21
1.4.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................... 21
1.4.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................... 22
1.4.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ......................... 23
1.4.4. Đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học ........ 24
1.5. Giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông
qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....................................................... 24
1.5.1. Bản chất của giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng cho học sinh
lớp 4, lớp5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....................... 24
1.5.2. Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng trong hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng Tiểu học ............................................. 25
1.6. Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học lớp 4, lớp 5 ............. 28
1.6.1. Đặc điểm về mặt cơ thể và giới tính .................................................. 28
1.6.2. Đặc điểm của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ ) .................. 28
1.6.3. Đặc điểm về mặt tình cảm ................................................................. 30
1.6.4. Sự phát triển nhân cách...................................................................... 31
1.7. Những khó khăn khi thực hiện GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5
thông qua HĐGDNGLL .................................................................................. 31
1.8. Cách thức, con đƣờng để thực hiện GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp
5 thông qua HĐGDNGLL ............................................................................... 32
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5 THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
I XÃ KIÊN MỘC - HUYỆN ĐÌNH LẬP - TỈNH LẠNG SƠN ..................... 34
2.1. Vài nét về địa bàn, phạm vi nghiên cứu................................................... 34
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 34
2.1.2. Vài nét về phạm vi nghiên cứu .......................................................... 35



2.2. Thực trạng bạo lực học đƣờng của học sinh lớp 4,5 ở trƣờng Tiểu học I
xã Kiên mộc- huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn ............................................. 36
Bảng 2.1 Hiểu biết của học sinh trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - huyện
Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn về bạo lực học đƣờng ........................................ 36
Bảng 2.2 Mức độ học sinh chứng kiến hoặc là nạn nhân của BLHĐ ......... 38
Bảng 2.3 Tỉ lệ học sinh Tiểu học từng là nạn nhân của BLHĐ .................. 41
Bảng 2.4 Tỉ lệ học sinh Tiểu học có hành vi BLHĐ ................................... 41
Bảng 2.5: Mức độ xảy ra bạo lực học đƣờng ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên
Mộc – Huyện Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn ................................................... 42
Bảng 2.6 Các loại bạo lực thƣờng hay xảy ra ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên 42
Mộc – Huyện Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn ................................................... 42
2.3. Thực trạng về việc thực hiện giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng
cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trƣờng Tiểu học I xã Kiên mộc - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn ............... 43
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, nhân viên, giáo viên, phụ
huynh, học sinh về vai trò của GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông
qua HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc – Huyện Đình Lập –
Tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................. 43
Bảng 2.7 Nhận thức của cán bộ quản lí,nhân viên, giáo viên, phụ huynh,
học sinh về vai trò của GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua
HĐGDNGLL ............................................................................................... 44
2.3.2. Mức độ triển khai nội dung GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5
thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình
Lập - Tỉnh Lạng Sơn .................................................................................... 48
Bảng 2.8 Thực trạng triển khai nội dung GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4,
lớp 5 thông qua các chủ đề HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc
- Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn............................................................. 48



2.3.3. Nội dung GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua
HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh
Lạng Sơn ...................................................................................................... 51
Bảng 2.9 Đánh giá của học sinh về các nội dung GDPCBLHĐ ở trƣờng
Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn ..................... 51
Bảng 2.10 Đánh giá của giáo viên về các nội dung GDPCBLHĐ ở trƣờng
Tiểu học I xã Kiên Mộc- Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn ....................... 52
2.3.4. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp và các hình thức tổ chức
GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua HĐGDNGLL ............... 53
Bảng 2.11 Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp và tần suất sử dụng
các phƣơng pháp GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua
HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh
Lạng Sơn ...................................................................................................... 54
Bảng 2.12 Đánh giá của giáo viên về mức độ phù hợp và tần suất sử dụng các
phƣơng pháp GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua HĐGDNGLL ở
trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn............... 55
Bảng 2.13 Các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để GDPCBLHĐ cho học
sinh lớp 4, lớp 5 ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh
Lạng Sơn ...................................................................................................... 57
2.4.1. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến BLHĐ của học sinh lớp 4,lớp 5 ở
trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn .......... 60
Bảng 2.14 Nguyên nhân ảnh hƣởng đến BLHĐ của học sinh lớp 4, lớp 5 ở
trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc- Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn ........... 60
2.4.2. Các nguyên nhân ảnh hƣởng không tốt tới việc GDPCBLHĐ cho HS
thông qua HĐGDNGLL .............................................................................. 62
Bảng 2.15 Các nguyên nhân ảnh hƣởng không tốt tới việc GDPCBLHĐ
cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã
Kiên Mộc- Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn ............................................. 62



2.5. Hiệu quả sử dụng phƣơng pháp GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5
thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc – Huyện Đình
Lập – Tỉnh Lạng Sơn ................................................................................... 63
Bảng 2.16 Hiệu quả sử dụng phƣơng pháp GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4,
lớp 5 thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc – Huyện
Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 64
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 67
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG ........................... 68
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp....................................................................... 68
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDPCBLHĐ cho
học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua HĐGDNGLL ............................................ 69
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ

Viết tắt

Học sinh

HS

Giáo viên

GV


Học sinh tiểu học

HSTH

Cán bộ quản lí

CBQL

Tiểu học

TH

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT

Cao đẳng



Đại học

ĐH

Giáo dục


GD

Bạo lực học đƣờng

BLHĐ

Giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

GDPCBLHĐ
HĐGDNGLL


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hiểu biết của học sinh trường Tiểu học I xã Kiên Mộc - huyện
Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn về bạo lực học đường ....................................... 366
Bảng 2.2: Mức độ học sinh chứng kiến hoặc là nạn nhân của BLHĐ ..... 38
Bảng 2.3: Tỉ lệ học sinh Tiểu học từng là nạn nhân của BLHĐ ............... 41
Bảng 2.4: Tỉ lệ học sinh Tiểu học có hành vi BLHĐ .................................. 41
Bảng 2.5: Mức độ xảy ra bạo lực học đường ở trường Tiểu học I xã Kiên
Mộc – Huyện Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn .................................................... 42
Bảng 2.6: Các loại bạo lực thường hay xảy ra ở trường Tiểu học I xã Kiên
Mộc – Huyện Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn .................................................... 44
Bảng 2.7: Nhận thức của cán bộ quản lí, nhân viên, giáo viên, phụ huynh,
học sinh về vai trò của GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua
HĐGDNGLL .................................................................................................. 45
Bảng 2.8: Thực trạng triển khai nội dung GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4,
lớp 5 thông qua các chủ đề HĐGDNGLL ở trường Tiểu học I xã Kiên Mộc

- Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn .............................................................. 49
Bảng 2.9: Đánh giá của học sinh về các nội dung GDPCBLHĐ ở trường
Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn ..................... 53
Bảng 2.10: Đánh giá của giáo viên về các nội dung GDPCBLHĐ ở trường
Tiểu học I xã Kiên Mộc- Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn ....................... 54
Bảng 2.11: Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp và tần suất sử dụng
các phương pháp GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua
HĐGDNGLL ở trường Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh
Lạng Sơn......................................................................................................... 56
Bảng 2.12: Đánh giá của giáo viên về mức độ phù hợp và tần suất sử dụng
các phương pháp GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua


HĐGDNGLL ở trường Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng
Sơn................................................................................................................... 57
Bảng 2.13: Các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để GDPCBLHĐ cho học
sinh lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh
Lạng Sơn......................................................................................................... 60
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng phương pháp GDPCBLHĐ cho học sinh lớp
4, lớp 5 thông qua HĐGDNGLL ở trường Tiểu học I xã Kiên Mộc – Huyện
Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn............................................................................ 63
Bảng 2.15: Nguyên nhân ảnh hưởng đến BLHĐ của học sinh lớp 4, lớp 5
ở trường Tiểu học I xã Kiên Mộc- Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn..Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.16: Các nguyên nhân ảnh hưởng không tốt tới việc GDPCBLHĐ
cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua HĐGDNGLL ở trường Tiểu học I xã
Kiên Mộc- Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn... Error! Bookmark not defined.




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trƣờng thì nên giáo dục cùng đạt đƣợc những thành tựu vô cùng to lớn và đặc
biệt ngày càng đƣợc đổi mới và nâng cao chất lƣợng.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì nền giáo dục Việt Nam
vẫn còn tồn tại một số bất cập và yếu kém, trong đó có việc “Chưa giải quyết
tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng,
năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được
yêu cầu công việc, có hành vi lệch lạc lối sống của một bộ phận học sinh, sinh
viên” (Theo Chính Phủ Việt Nam “Chiến lược phát triển giáo dục 20112020”, Thủ tướng Chính phủ,771/QĐ-TTg ngày 15/06/2012). Một trong
những biểu hiện cụ thể của hạn chế này là hiện tƣợng bạo lực học đƣờng đang
trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội.
Mặc dù nó không còn là vấn đề mới mẻ nhƣng thời gian gần đây mới bùng
phát một cách mạnh mẽ với mức độ, tính chất hành vi ngày càng nguy hiểm.
Những tƣởng hành vi bạo lực chỉ xảy ra với học sinh THCS, THPT. Tuy
nhiên, hiện nay BLHĐ đã len lỏi vào trong cả môi trƣờng của học sinh Tiểu
học. Đó thật sự là một vấn đề đáng báo động và cần đƣợc quan tâm kịp thời.
Nó không chỉ là những sai lệch về hành vi, nhận thức mà bên cạnh đó nó còn
để lại nhiều vết sẹo không dễ xóa mờ trong tâm hồn, nhân cách của các em
trong tƣơng lai.
Xã Kiên Mộc là xã vùng III thuộc huyện Đình Lập – một huyện vùng
cao biên giới thuộc phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn. Đời sống của ngƣời dân ở
đây còn nghèo nàn , lạc hậu, trình độ dân trí thấp, hạ tầng cơ sở yếu kém, giao
thông không thuận lợi. Trên địa bàn xã có duy nhất hai trƣờng Tiểu Học đó là
trƣờng Tiểu Học I xã Kiên Mộc và trƣờng Tiểu Học II xã Kiên Mộc. Đa số

1



học sinh ở đây là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó
khăn, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm con cái.
Trong nội bộ trƣờng học của học sinh ở đây đã có hiện tƣợng chia bè
nhóm gây mất đoàn kết, đã xảy ra bạo lực học đƣờng gây ảnh hƣởng không
tốt đến bầu không khí tập thể và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.
Từ đó vấn đề đặt ra là ta cần phải xây dựng kế hoạch đúng đắn, phù hợp
với sự phát triển về mặt tâm lí của lứa tuổi này và mau thay đổi hành vi của
trẻ bởi vậy chúng ta cần phải giáo dục hành vi đúng đắn cho trẻ.
Từ những lí do trên, em lựa chọn đề tài :“ Thực trạng giáo dục phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu Học I Xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập Tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề tài có mục đích
đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng cho học sinh
tiểu học thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để xây dựng môi
trƣờng học tập lành mạnh, thân thiện và góp phần năng cao chất lƣợng giáo
dục.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng cho học sinh Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Học sinh trƣờng Tiểu Học I xã Kiên Mộc đã có những hành vi bạo lực
học đƣờng, nếu phát hiện đúng thực trạng và đề xuất đƣợc những biện pháp
hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phòng chống bạo lực học
2



đƣờng cho học sinh khối lớp 4, lớp 5 nói chung và hoạt động ngoài giờ lên
lớp nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc giáo dục phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
5.2. Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục phòng chống bạo lực học đường
cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường Tiểu Học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn
5.3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp để
giải quyết thực trạng
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đƣờng cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
6.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
6.3. Khách thể khảo sát
- 113 học sinh lớp 4, lớp 5; 20 giáo viên, 2 cán bộ quản lí, 6 nhân viên
trƣờng Tiểu Học I xã Kiên Mộc huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa cơ
sở lí luận để xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát

3



Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực
trạng, cách tiến hành, tác dụng của phƣơng pháp nhóm, hứng thú học tập của
học sinh cũng nhƣ khẳ năng học tập của học sinh.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng các phiếu hỏi cho đối tƣợng: Học sinh, giáo viên, cán bộ quản
lí, nhân viên, phụ huynh nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho việc
phân tích và đánh giá thực trạng việc GDPCBLHĐ cho học sinh lớp 4, lớp 5
thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập
- Tỉnh Lạng Sơn.
- Phƣơng pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh
trƣờng Tiểu học I xã Kiên Mộc - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn để làm rõ
hơn những kết quả thu đƣợc qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những
thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phƣơng pháp thống kê toán học
Thống kê, xử lí các số liệu thu thập đƣợc qua khảo sát, qua các nguồn
cung cấp.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, đề tài đƣợc trình bày trong
ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
Chương 2: Thực trạng giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học
sinh lớp 4, lớp 5 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường Tiểu Học I xã Kiên Mộc- Huyện Đình Lập- Tỉnh Lạnh Sơn
Chương 3: Nguyên nhân thực trạng và biện pháp giải quyết thực trạng

4



CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Bạo lực học đƣờng đã và đang trở thành vấn nạn toàn cầu, là một hiện
tƣợng phổ biến trong giới trẻ và xảy ra ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế
giới, vì sự ảnh hƣởng nguy hại của nó nên đƣợc các nhà khoa học quan tâm
và nghiên cứu từ lâu.
- Tại Nam Phi
Uỷ ban Quyền con ngƣời Nam Phi cho biết 40% trẻ em đƣợc phỏng vấn
tiết lộ các em là nạn nhân của bạo lực học đƣờng. Hơn ¼ các vụ xâm hại tình
dục ở Nam Phi bị phát hiện tại trƣờng học. Bạo lực trong gia đình, chủ nghĩa
gangter và ma túy đã tạo nên những hậu quả thực sự nghiêm trọng đối với
thanh thiếu niên nƣớc này [ 22 ].
- Tại philipines
Trung tâm Hỗ trợ bạo lực học đƣờng đã đƣợc thành lập 3 năm qua và
hoạt động nhƣ một cơ quan chính phủ.Tình trạng bạo lực học đƣờng ở đất
nƣớc này rất đáng đƣợc bạo động. Đặc biệt tại đây các vụ bạo lực có nguyên
nhân khá nhiều từ bất đồng tôn giáo của học sinh. Chính vì thế chính phủ
Philipines đã xây dựng cả một chiến lƣợc rộng lớn để giải quyết vấn đề này
[23].
Không chỉ tại các nƣớc đang phát triển, rất nhiều quốc gia phát triển
cũng đang phải đau đầu với vấn đề bạo lực học đƣờng.
- Tại Úc
Ngƣời đứng đầu cơ quan GD bang Queensland Úc hồi tháng 7 năm
2009 cho biết tình trạng bạo lực học đƣờng tại nƣớc này đang gia tăng một
cách đáng sợ. Riêng trong năm 2008, 55.000 học sinh trong đó gần một nửa là

5


nữ bị đình chỉ học tập vì vấn đề bạo lực. Còn tại miền Nam nƣớc Úc, trong
năm 2008 có 175 vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra liên quan tới học sinh
[ 24].
- Tại Anh
Tại đất nƣớc này, lại xảy ra tình trạng học sinh có hành vi bạo lực với
giáo viên. Một điều tra chính phủ năm 1989 cho thấy 2% GV nƣớc này phải
đối mặt với nguy cơ đã hoặc đã từng bị xâm hại về cơ thể. Nhƣng tới năm
2007 trong số 6.000 GV đang làm việc tại Anh có 16% GV đang làm việc tại
Anh bị HS xâm hại bạo lực [ 25 ].
- Tại Hàn Quốc
Hàn Quốc cũng đƣợc coi là một trong những quốc gia có nạn bạo lực
học đƣờng nhức nhối trên thế giới. Theo kết quả khảo sát của “Qũy phòng
chống bạo lực thanh thiếu niên Hàn Quốc”, 20% thừa nhận từng bị bắt nạt tại
trƣờng, 63% nạn nhân phải “nếm” đòn bạo lực ngay khi mới học Tiểu Học.
Khoảng 36% HS Hàn Quốc coi việc bắt nạt nhƣ một trò đùa, 20% thừa nhận
hành vi bắt nạt bạn là không có lí do đặc biệt [ 20 ].
- Tại Mỹ
Tuy nhiên, Mỹ mới là quốc gia báo động đỏ về tình trạng BLHĐ. Theo
kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ đƣợc công bố trên tạp
chí Journal of Peverlopmental and Behaviournal Pediatrics, có gần 90% HS
từ lớp 3 đến lớp 6 tại Mỹ từng ít nhất một lần bị bạn học bắt nạt , ức hiếp,
ngoài ra 59% thừa nhận đã từng có hành động bắt nạt những em khác. Trong
khi đó, Bộ Giáo dục Mỹ cho biết cứ HS từ lớp 6 đến lớp 12 tại nƣớc này thì
có một em báo cáo đã bị bắt nạt tại trƣờng. Theo Trung tâm Phòng ngừa và
Kiểm soát Bệnh tật Mỹ ( CDC ), mỗi ngày tại nƣớc này có 160.000 học sinh
không dám đi học, vì sợ bị bắt nạt ở trƣờng [ 21 ].


6


1.1.2. Tại Việt Nam
Bạo lực và bạo lực học đƣờng ở Việt Nam đã và đang xảy ra từ rất lâu và
ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Bạo lực học đƣờng có thể xảy ra ở tất cả các
bậc học, từ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở,
học sinh trung học phổ thông và đối với cả sinh viên cao đẳng và đại học. Do
phạm vi và hậu quả ảnh hƣởng của nó mà trong những năm gần đây ở Việt
Nam đã có rất nhiều các tác giả, bài viết nghiên cứu về vấn đề này.
Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong
một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả
trong và ngoài phạm vi nhà trƣờng, tƣơng đƣơng khoảng 5 vụ đánh nhau một
ngày.
Tác giả Lam Ngọc trong bài “Bạo lực học đường ám ảnh học sinh” đăng
trên Báo điện tử Thanh Niên tháng 1/2016 đã chia sẻ kết quả nghiên cứu đƣợc
Viện nghiên cứu Y học – Xã hội học phối hợp với tổ chức từ thiện Plan Việt
Nam thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014 với 3.000 học sinh của 30
trƣờng THCS, THPT ở Hà Nội. Theo đó có khoảng 80% học sinh cho biết từ
trƣớc đến nay đã bị bạo lực giới trong trƣờng học ít nhất một lần, 71% bị bạo
lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần ( mắng chửi, đe dọa,
bắt phạt , đặt điều, sỉ nhục…) chiếm tỉ lệ cao nhất là 73%, bạo lực thể chất (
tát đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) chiếm 41% ; và bạo lực tình dục (
tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận
sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…) chiếm 19% [ 1 ].
Bài viết “Hơn 50% học sinh có vấn đề về bạo lực học đường” của tác
tác giả Vĩnh Hà đăng trên trang điện tử Bắc Giang ngày 26/3/2015 đƣa ra kết
ra kết quả nghiên cứu về thực trạng BLHĐ của PGS.TS Phạm Minh Mục,
Mục, Trung tâm Nghiên cứu tâm lí học đƣờng và Giáo dục học ( Viện Khoa
Khoa học Giáo dục Việt Nam). Kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng học sinh

sinh bị mắng chửi, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm từ bạn học chiếm
7


chiếm tỉ lệ nhiều nhất ( 38,94%), tiếp đến là trƣờng hợp hai học sinh
nhau (35,32%) , và cuối cùng là hai nhóm học sinh đánh nhau ( 22,22%).
Ngoài ra tác giả còn đƣa ra các biểu hiện BLHĐ khác nhƣ trấn lột tài sản
bạn học, thuê ngƣời đánh bạn, học sinh đánh giáo viên,… [ 2 ]
Nhiều tác giả coi BLHĐ nhƣ một loại virus có tốc độ lan truyền đến
chóng mặt.Theo tác giả Minh Thứ: “Những hành vi BLHĐ thời gian gần
đây diễn ra triền miên trên phạm vi cả nước. Như một thứ virus lây lan
nhanh chóng và đang làm cho cả xã hộ bức xúc.Gây sốc mọi người bằng
những hình ảnh côn đồ, mang tính chất dã man, phi đạo đức ” [ 3 ].
Còn rất nhiều vụ BLHĐ khác đƣợc phản ánh qua các trang mạng
gây nhức nhối trong dƣ luận xã hội. Chẳng hạn các tin bài “Cần ngăn
chặn bạo lực học đường” của tác giả Lan Hƣơng đăng trên trang Tuyên
Quang online ngày 14/1/2015, “Gia tăng bạo lực học đường: Bệnh đã
nặng, thuốc chưa có” của tác giả Mỵ Lƣơng đăng trên Báo điện tử Dân
Việt ngày 17/01/2016, “Bạo lực học đường- SOS” của tác giả Huyền
Nga đăng trên Báo điện tử Nhân dân ngày 20/9/2013,.. [ 4 ]
Nhƣ vậy, các kết quả nghiên ở trong nƣớc và quốc tế đều cho thấy
BLHĐ là hiện hữu và ngày càng gia tăng đến mức báo động, do xuất phát từ
những nguyên nhân khác nhau nên mỗi quốc gia cần phải có những giải pháp
cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục của từng
quốc gia, vùng miền, địa phƣơng.
1.2. Một số vấn đề về bạo lực học đƣờng
1.2.1. Khái niệm bạo lực
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về bạo lực và đƣợc nhiều tác giả
nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Dƣới góc độ chính trị học:

- “Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp, lật đổ” [ 17 ].

8


- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay
lật đổ chính quyền ” [ 9 ].
- Bạo lực là cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia để giải quyết các mâu
thuẫn đang tồn tại.
Dƣới góc độ xã hội học “bạo lực” đƣợc một số tác giả viết nhƣ sau:
- Bạo lực là một phương thức hành xử hung bạo trong các quan hệ xã
hội [26].
- Bạo lực là hành vi dùng vũ lực gây thương tích về thân thể, tổn hại về
tinh thần và tài sản cho người khác [27].
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Bạo lực là việc đe dọa hay dùng
sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với
nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khẳ năng
gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lí, ảnh hưởng đến sự phát triển hay
gây ra sự mất mát cho những người bị hại.
Từ những định nghĩa trên, một cách tổng quát , chúng ta có thể hiểu: Bạo
lực là hành vi đe dọa hay sử dụng sức mạnh gây tổn thương về tính mạng, tài
sản, sức khỏe, tinh thần, uy tín, danh dự cho người khác.
1.2.2. Khái niệm bạo lực học đường
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học
đƣờng, các nhà nghiên cứu còn có nhiều tranh luận về khái niệm bạo lực học
đƣờng, nên chƣa có một định nghĩa thống nhất nào về vấn đề này, bởi vậy các
nhà nghiên cứu đã đƣa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực
học đƣờng.
Ở nƣớc ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đƣờng, ngƣời ta thƣờng
nói tới thuật ngữ bắt nạt học đƣờng. Bắt nạt học đƣờng cũng là một phần của

bạo lực học đƣờng và thậm chí ngƣời ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực
học đƣờng với nhau.

9


- Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp
lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho
người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào
đó để đạt được quyền lực trên người khác” [16].
- Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết
gì và chúng ta có thể làm gì” đã đƣa ra định nghĩa một cách chung nhất, bắt
nạt trong trường học như một “Hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định
xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh,
người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” [5].
- Một khái niệm khác cho rằng: “Bạo lực học đường là bất kì hình thức
hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó
bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả,
bắn,...”. Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của
bạo lực có liên quan đến bạo lực học đƣờng. Tuy nhiên, trƣờng hợp cực đoan
nhƣ bắn và giết ngƣời cũng đã đƣợc liệt kê nhƣ là bạo lực học đƣờng [6].
- Theo tác giả Trần Viết Lƣu: BLHĐ là những lời nói, hành vi mang tính
miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác (thường xảy ra giữ trò với trò, giữa
thầy với trò hoặc ngược lại ), để lại thương tích trên cơ thể, gây tổn thương
đến tư tưởng tình cảm, tình cảm, tâm lí, thậm chí dẫn đến tử vong.
Mặc dù cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất nào về bạo
lực học đƣờng, nhƣng từ những kết quả nghiên cứu trên chúng ta có thể hiểu:
Bạo lực học đƣờng là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong
môi trƣờng học đƣờng, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt
thị, đe dọa, khủng bố ngƣời khác, để lại thƣơng tích trên cơ thể, thậm chí dẫn

đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thƣơng đến tƣ tƣởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh
thần cho những đối tƣợng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà
trƣờng, cũng nhƣ đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. BLHĐ
không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữ học sinh với
10


giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên chức trong nhà trƣờng, thậm chí là giữa
cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng với nhau.
1.2.3. Phân loại bạo lực học đường
Bạo lực học đƣờng bao gồm có nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau,
tuy nhiên phổ biến hơn cả là bạo lực thể chất ( bạo lực thân thể ) và bạo lực về
tinh thần.
- Bạo lực thể chất:
Bạo lực về thể chất là một hiện tƣợng rất nghiêm trọng, nó không chỉ
ảnh hƣởng đến ngƣời bị bạo lực mà còn ảnh hƣởng đến ngƣời chứng kiến
cảnh bạo lực. Bạo lực về thể chất xảy ra khi một ngƣời bị ngƣời khác sử
dụng sức mạnh của cơ bắp hoặc những công cụ và vũ khí gây nên những tổn
hại về thân thể. Bạo lực về thể chất bao gồm các hành vi nhƣ đá, đấm, tát,
giật, kéo, xô đẩy…và trong môi trƣờng học đƣờng rất nhiều các em học sinh
đã từng bị bạo lực bởi những hành vi này thậm chí là liên tục trong một
khoảng thời gian và phải chịu những tổn thƣơng nhất định về mặt thể chất.
Bạo lực thể chất gồm nhiều hình thức khác nhau nhƣ: giật cặp, khăn
quàng, quần áo, giật tóc, đổ nƣớc lên đầu, dính kẹo cao su lên tóc, cắt tóc, gạt
chân, cào cấu, tát vào mặt, ném gạch… những hình thức này đều có thể bắt
gặp ở mọi lứa tuổi, mọi cấp học và thƣờng xuyên xảy ra ở trong và ngoài
trƣờng với các mức độ khác nhau. Dù là hình thức hay ở mức độ nào thì cũng
đều gây nên những tổn hại về mặt thể chất.
- Bạo lực về tinh thần (tâm lí,tình cảm ):
Bạo lực tinh thần sẽ tạo ra nỗi sợ hãi về tâm lí và đính kèm theo là nỗi

khủng hoảng sâu nặng bên trong các nạn nhân.
Các hành vi bạo lực tinh thần mà chúng ta thƣờng xuyên bắt gặp trong
trong môi trƣờng học đƣờng bao gồm các hành vi nhƣ: mắng mỏ, đe dọa, lăng
lăng mạ, sỉ nhục, trêu nghẹo, tạo tin đồn giả, cô lập, tẩy chay…các hành vi đó

11


vi đó không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa cả
viên với học sinh và ngƣợc lại.
Và hậu quả của những hành vi bạo lực về mặt tinh thần này là hết
sức nghiêm trọng, đó là gây nên sự mặc cảm, tự ti, xẩu hổ, áp lực, căng
thẳng…cho ngƣời bị hại. Nếu những hành vi này diễn ra một cách thoái
quá, liên tục và thƣờng xuyên sẽ dẫn đến sự khủng hoảng tâm lí. Rất
nhiều các trƣờng hợp các em học sinh không dám đến trƣờng, không
dám tiếp xúc với ngƣời ngoài hay nói cách khác là trở nên trầm cảm, sợ
hãi. Trong thời gian gần đây, BLHĐ kiểu này còn thể hiện rõ trên các
phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội là một kênh để dễ bề thực hiện
hành vi bạo lực tinh thần này. Sự bêu rếu, dựng chuyện , lăng mạ, sỉ
nhục trên các trang mạng nhƣ facebook, zalo… đặc biệt là các bình luận
ác ý, công kích…tạo sức ép tâm lí quá mức gây nên sự khủng hoảng tinh
thần thậm chí là tự tử. Và những tổn thƣơng về mặt tinh thần này sẽ khó
mà phai mờ trong tâm hồn của các em.
Ngoài ra còn có các dạng bạo lực học đƣờng khác nhƣ: bạo lực về
vật chất và bạo lực về tình dục.
1.2.4. Nguyên nhân của bạo lực học đường
- Nguyên nhân từ bản thân học sinh
Đầu tiên là sự chuyển biến về tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi vị
thành niên, đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con ngƣời, cùng với
đó là tâm lí không ổn định, cái tôi cá nhân quá cao, chƣa biết kiểm soát

hành vi của bản thân khiến các em cảm thấy bức bối và muốn đƣợc giải
thoát. Sự hiếu động và bản tính tò mò cũng là một trong những yếu tố
làm bùng phát năng lƣợng, khi chƣa có cơ hội giải phóng sẽ dẫn đến bạo
lực. Bên cạnh đó nhiều học sinh coi việc bạo lực là thú vui, là trò chơi
hứng khi các em không tìm thấy niềm vui trong học tập cũng nhƣ các
động khác.
12


Một bộ phận học sinh do sự phát triển thiếu toàn diện về nhân cách, kĩ
năng sống còn hạn chế, sai lệch về hành vi ứng xử, chƣa có hiểu biết đúng
đắn, đầy đủ về đạo đức, pháp luật, dễ bị lôi kéo nên khi có những tác động
xấu từ bên ngoài sẽ khiến các em không làm chủ đƣợc bản thân và rất dễ xa
đọa.
- Nguyên nhân từ gia đình
Mầm mống của BLHĐ có nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình. Tại
sao lại nói nhƣ vậy?
Đối với những gia đình không hạnh phúc, bố mẹ li hôn, cha mẹ thƣờng
xuyên cãi cọ, nặng lời, đánh đập nhau hoặc bố mẹ thiếu hiểu biết, không kiềm
chế đƣợc đã coi việc đánh đập với trẻ nhƣ là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi cha
mẹ đã buồn bực, lo lắng dẫn đến việc mắng mỏ, quát tháo và trút đòn roi lên
đầu con cái. Điều đó khiến các em sợ hãi, lo lắng, buồn rầu và khi đến một
mức độ quá sức chịu đựng các em sẽ trở nên lì lợm rồi bùng phát thành hành
vi bạo lực. Hình ảnh bạo lực gia đình sẽ in sâu trong tiềm thức các em cho
đến khi trƣởng thành, làm thay đổi suy nghĩ của các em về ứng xử, các em dễ
dàng quen với bạo lực, không ngần ngại sử dụng bạo lực khi xích mích.
Với những gia đình hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, không thể đáp ứng
đƣợc những nhu cầu nhƣ các em mong muốn, khiến các em cảm thấy thua
thiệt bạn bè dẫn đến sự mặc cảm tự ti , trở nên hung hãn, lì lợm , xa lánh mọi
ngƣời.

Nhiều trƣờng hợp do các em bị bỏ rơi hoặc mồ côi bố mẹ từ bé nên thiếu
tình thƣơng của cha mẹ, các em không đƣợc quan tâm và chăm sóc chu đáo
trẻ sẽ có tâm lí lệch lạc, tự do ngang bƣớng, bất cần, học hành yếu kém, dễ bị
lôi kéo… Ở trƣờng học, các em dễ tham gia vào bạo lực học đƣờng khi có
bức xúc.

13


×