BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Bạo lực gia đình
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Gia đình văn hóa
Hội liên hiệp phụ nữ
“Diễn biến hòa bình”
Chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa cộng sản
Luật phòng chống bạo lực gia đình
Bạo lực thân thể
Bạo lực tình dục
Bạo lực tinh thần
BLGĐ
CNH, HĐH
GĐVH
HLHPN
“DBHB”
CNĐQ
CNXH
CNCS
LPCBLGĐ
BLTT
BLTD
BLTT
MỤC LỤC
Trang
2
MỞ ĐẦU
Chương 1
3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA
ĐÌNH CHO THANH NIÊN HUYỆN YÊN
1.1.
KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
Bạo lực gia đình và giáo dục dục phòng, chống bạo
8
lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh
Ninh Bình hiện nay
1.2.
8
Thực trạng, nguyên nhân giáo dục phòng, chống bạo
lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh
Ninh Bình hiện nay
Chương 2
29
YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO THANH NIÊN
HUYỆN YÊN KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH
2.1.
2.2.
HIỆN NAY
Yêu cầu giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho
45
thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay
45
Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục
phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyện
Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay
50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
68
PHỤ LỤC
70
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực gia đình là điều không thể chấp nhận được của người có hành
vi bạo lực đối với người bị bạo lực trong gia đình. Trong đó nạn nhân của bạo
lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Hiện nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nạn nhân BLGĐ thường
là phụ nữ, họ phải chịu đựng những hành vi BLGĐ như bị đánh đập, bị cưỡng
bức, hoặc bị lạm dụng theo các cách khác nhau trong suốt cả cuộc đời, thậm
chí còn bị giết. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều nhẫn nhục chịu đựng, không
muốn để mọi người biết đến. Các vụ được biết đến khi có hậu quả quá
nghiêm trọng một phần do cách nhìn nhận của xã hội chưa đúng mức, phần
chủ yếu do chưa có quy định cụ thể bảo vệ nạn nhân và xử lý các hành vi
BLGĐ. Người lạm dụng BLGĐ không ngoài ai khác đó chính là những người
thân, huyết thống trong gia đình.
Hiện nay BLGĐ vẫn ngày một gia tăng và nó tác động mạnh mẽ đến
thanh niên, phá hủy cuộc sống của phụ nữ, của gia đình và của toàn xã hội.
BLGĐ đã vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng
của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Thậm chí, nó còn làm xói mòn
đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Đây
cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam.
Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với
nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp....Gia đình là tổ ấm, là nơi thoả
mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước
những căng thẳng của cuộc sống. Gia đình trở thành “thiên đường trong thế
giới không tim” (chữ dùng theo nhan đề một cuốn sách của tác giả Mĩ
Ch.Lash). Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không khi mà
BLGĐ đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc
4
gia trên thế giới. Ở Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây, vấn đề này mới
được nghiên cứu ở một số công trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ và một số tác
giả ở trong nước. Hậu quả của BLGĐ gây ra đặc biệt nghiêm trọng, nó không
chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khoẻ, danh dự của các thành viên trong
gia đình, bên cạnh đó BLGĐ gây thương tích thân thể, tổn thương tinh thần,
vợ chồng li hôn, li thân, con cái không được chăm sóc, kinh tế bị phá hoại.
Nghiêm trọng hơn là nó xâm phạm đến quyền con người, tính mạng của mỗi
cá nhân, danh dự, nhân phẩm, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em mà còn vi phạm tới
các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn như: mại
dâm, ma tuý, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ.
Những vấn đề đó ít nhiều có tác động đến tỉnh Ninh Bình và đặc biệt là
thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay. Huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình là một huyện đồng bằng với chức năng chủ yếu là phát triển
kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Với bề dày truyền
thống 66 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ kế tiếp nhau
cùng với các cơ quan ban ngành đang viết tiếp những trang sử chói lọi hào
hùng của dân tộc, quân đội và của tỉnh Ninh Bình.
Trong giai đoạn hiện nay, toàn huyện đang đang đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước, xây dựng huyện vững mạnh về mọi mặt trong đó có
xây dựng toàn huyện có GĐVH và huyện văn hóa là một yêu cầu cấp thiết.
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước, tỉnh Ninh Bình giao
phó, toàn huyện Yên Khánh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện tốt
các kế hoạch xây dựng và phát triển huyện trong đó công tác giáo dục phòng,
chống BLGĐ cho thanh niên trong toàn huyện. Hiện nay một bộ phận thanh
niên của huyện chưa nhận thức hết vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa về vấn đề gia
đình và BLGĐ, chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của người công dân mới, chất
lượng hiệu quả còn thấp so với yêu cầu của một huyện anh hùng. Qua đó cho
5
thấy BLGĐ không còn là việc nội bộ tự giải quyết trong mỗi gia đình, mà đã
trở thành một tệ nạn cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, giáo dục
phòng, chống BLGĐ cho thanh niên trong toàn huyện càng trở nên cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn.
Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Giáo dục phòng, chống BLGĐ cho
thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề gia đình và BLGĐ đã được các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhiều nhà khoa học rất quan tâm về
vấn đề BLGĐ, bạo lực giới.
Gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới các giác
độ khác nhau như: “Động thái quyền lực giới trong gia đình” của Lê Ngọc
Hùng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; “Nghiên cứu
bạo lực gia đình Việt Nam đôi điều trao đổi” của Hoàng Bá Thịnh. Đại học
KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội 6/6/2008; “Gia đình nông thôn Việt Nam trong
chuyển đổi cơ cấu” của Trịnh Duy Luân, NXB khoa học xã hội, Hà nội - 2008;
“Thông tin - giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống
HIV/AIDS”, NXB khoa học xã hội, Hà nội - 2008; “Xã hội học về giới” của
Hoàng Bá Thịnh NXB đại học quốc gia Hà nội - 2008; “Luật phòng, chống
BLGĐ” Báo gia đình. NET.VN ra ngày 30/11/2010; “Bạo lực gia đình là mâu
thuẫn hàng ngày” Báo gia đình. NET.VN ra ngày 30/11/2010; “Xã luận 1001
kiểu bạo lực gia đình” Báo Công an nhân dân online ra ngày 22/8/2008; “Luật
phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta thực tiễn và vẫn đề đặt
ra” của Thạc sỹ Đỗ Thi Hồng Thơm. Trang ;
Chuyên đề về “Bạo lực gia đình” ngày 18/9/2009 Trang ;
“Bạo lực gia đình phần lớn xuất thân từ nam giới” Trang;
“Bạo lực gia đình và giải pháp” Trang ra ngày
6
24/12/2009; “Kiến nghị một số giải pháp nhằm kìm chế bạo lực gia đình đối
với trẻ em” Trang http://Baovetreem bacgiang.gov.vn; Nhìn chung các công
trình nghiên cứu, các bài viết tham luận, hội thảo khoa học các cấp, các ngành
trong và ngoài quân đội đã đề cập nhiều đến nội dung bạo lực gia đình với đối
tượng, phạm vi nghiên cứu, tính chất, mức độ, hậu quả của bạo lực gia đình và
giải pháp nhằm mục đích khác nhau…Tuy nhiên chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống về giáo dục phòng, chống BLGĐ cho thanh
niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay. Vì vậy tác giả lựa chọn vấn
đề nghiên cứu không trùng lặp với các công trình nào đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục phòng, chống bạo lực gia
đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay; trên cơ sở
đó đề xuất một số yêu cầu, giải pháp cơ bản giáo dục phòng, chống bạo lực
gia đình cho thanh niên ở huyện Yên Khánh hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình
cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Đánh giá thực trạng, nguyên nhân của công tác giáo dục phòng, chống
bạo lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản giáo dục phòng, chống
BLGĐ cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay.
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở huyện Yên
Khánh - tỉnh Ninh Bình.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Công tác giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở huyện
Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay; các số liệu, tài liệu được tổng hợp sử
dụng cho nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
7
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên nền tảng cơ sở của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách
pháp luật của Nhà nước về vấn đề BLGĐ và giáo dục phòng, chống BLGĐ.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa trên cơ sở các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, luật phòng,
chống bạo lực gia đình của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; các báo cáo sơ kết, tổng kết về vấn đề phòng, chống bạo lưc gia đình
trên phạm vi toàn quốc và ở địa phương tỉnh Ninh Bình.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch; sử dụng tổng hợp các phương pháp khoa học như, phương pháp lịch sử
- lôgíc, phân tích, tổng hợp và điều tra xã hội học, các phương pháp liên ngành khác.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp một số giải pháp cần thiết
cho việc giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở huyện Yên
Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay. Góp phần vào việc nâng cao năng lực
phòng, chống bạo lực gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Yên
Khánh - tỉnh Ninh Bình.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho các cơ quan
ban ngành, đoàn thể địa phương - công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội
trong các đơn vị trong toàn huyện.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHÒNG,
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO THANH NIÊN HUYỆN
YÊN KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
1.1. Bạo lực gia đình và giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho
thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay
1.1.1. Quan niệm về gia đình và bạo lực gia đình
* Khái niệm gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội cái nôi vĩnh hằng của mỗi con người, là tổ
ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Đồng thời gia đình còn là yếu tố
trung gian là “cầu nối” giữa cá nhân và xã hội, giữa xã hội và cá nhân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của gia đình đối với cá nhân và xã hội cho nên
vấn đề gia đình đã và đang được nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau nghiên
cứu, vì thế định nghĩa về gia đình cho đến nay chưa có sự thống nhất. Theo định
nghĩa của Liên Hiệp Quốc “Gia đình là một thể chế có tính chất toàn cầu. Thể
chế đó có những hình thức khác nhau và thực hiện những chức năng cũng khác
nhau khi xã hội loài người chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác.
Vì vậy sẽ không có một định nghĩa chung để áp dụng cho toàn cầu”.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng đức” C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Hàng
ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những
người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ, và con
cái, đó là gia đình” [1-288].
Theo từ điển CNXH khoa học: “Gia đình là một hình thức cộng đồng
những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và máu mủ”. Trong cuốn
sách “Vai trò gia đình trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tác giả
Lê Thi chỉ ra “Khái niệm gia đình” được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình
thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ
9
hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại),
đồng thời gia đình bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không
có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách
nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm) giữa họ có những điều ràng
buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời, trong gia
đình có quy định rõ ràng về quyền được phép và những điều cấm đoán trong
quan hệ tình dục giữa thành viên” [15-16]. Có thể thấy rằng đây là một khái
niệm cơ bản, phản ánh những thuộc tính vốn có của gia đình.
Trong từ điển Văn hóa gia đình viết: “Gia đình là thiết chế xã hội dựa
trên cơ sở kết hợp của các thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực
hiện được các chức năng sinh học (sinh đẻ), kinh tế, văn hóa, xã hội. Khi gia
đình đã có con, các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau vừa bằng
quan hệ hôn nhân, vừa bằng quan hệ huyết thống, gia đình là một phạm trù
lịch sử thay đổi cùng sự thay đổi của xã hội” [24, 27-28].
Giáo trình CNXHKH Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 viết: “Gia
đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và
củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống” [13, 441- 446].
Dựa vào đó có thể hiểu về gia đình trên hai khía cạnh cơ bản:
Thứ nhất, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đăc biệt.
Thứ hai, gia đình được duy trì củng cố dựa trên quan hệ hôn nhân và
huyết thống.
Đây là những nét chung cho các loại gia đình trong lịch sử. Tuy nhiên,
vị trí, vai trò, mức độ và hình thức biểu hiện của các khía cạnh này như thế
nào, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, phong
tục tập quán…của từng quốc gia, dân tộc. Nói cách khác khi những điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng đã có sự biến đổi, phát triển thì vị trí vai
trò, mức độ và hình thức biểu hiện của các khía cạnh này cũng biến đổi, phát
10
triển theo. Ph.Ăngghen nhận xét: “Có ba hình thức hôn nhân chính tương ứng
về đại thể với ba giai đoạn phát triển của nhân loại, ở thời đại mông muội có
chế độ quần hôn ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi (đối ngẫu), ở
thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng được bổ sung bằng tệ ngoại
tình và nạn mại dâm” [13-119].
Như vậy, vấn đề gia đình có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc
vào đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học. Tuy có rất nhiều quan
niệm khác nhau về gia đình, nhưng các quan niệm đó đều thống nhất ở một
điểm chung là chỉ ra gia đình hình thành dựa trên hai mối quan hệ cơ bản, đó
là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Từ các cách tiếp cận trên có thể
đưa ra khái niệm chung nhất về gia đình như sau:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành duy
trì và củng cố trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, nuôi
dưỡng…các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, nghĩa
vụ, quyền lợi về kinh tế, văn hóa, tình cảm theo những chuẩn giá trị nhất định
được dư luận xã hội ủng hộ, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị tổ chức đầu tiên của xã hội góp
phần quyết định đến sự tồn tại của xã hội. Ph.Ăngghen viết “Lịch sử phát triển
của xã hội, của một nước do hai yếu tố quyết định. Thứ nhất là trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế. Thứ hai là do trình độ phát triển của
gia đình, như vậy một xã hội văn minh và một xã hội có nền kinh tế phát triển
có các mối quan hệ xã hội văn minh, tiến bộ trong đó quan hệ và đời sống gia
đình giữ vai trò hết sức quan trọng vì có nhiều gia đình tốt sẽ có xã hội tốt,
ngược lại có nhiều gia đình bất hòa, tan nát, địa ngục thì xã hội sẽ không tốt”.
Trong mỗi chế độ kinh tế - xã hội khác nhau thì bản chất mối quan hệ và
vị trí, chức năng của gia đình cũng khác nhau. Trong xã hội tư hữu thì gia đình
là một địa vị riêng lẻ như một đơn vị, một công ty…chức năng tích lũy tài sản
11
và sản sinh ra người thừa kế tài sản là quan trọng, quan hệ gia đình trong xã hội
này thì bất bình đẳng là đặc trưng nổi bật. Bên cạnh đó lễ giáo phong kiến còn
đòi hỏi người vợ, người phụ nữ phải thực hiện “tam tòng, tứ đức”, bất công
bằng, bất bình đẳng, con cái thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đó điều này thể hiện
rất rõ trong xã hội phong kiến.
Trong xã hội, xã hội chủ nghĩa thì chức năng bồi dưỡng, giáo dục thế hệ
trẻ chiếm ưu thế nổi trội, trong quan hệ gia đình mọi thành viên bình đẳng,
tình nghĩa là đặc trưng nổi bật vì trong xã hội, xã hội chủ nghĩa gia đình được
xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu và đạo đức, lối sống mới XHCN. Gia
đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người, trong đó các cá
nhân được đùm bọc, được chăm lo về vật chất và bồi bổ về tinh thần, trẻ thơ có
điều kiện an toàn và khôn lớn, người già có nơi chở che và nương tựa, người
lao động được phục hồi sức khỏe, yên tâm lao động và sáng tạo, người đi xa có
nơi, có chốn đi về, hoặc để mong nhớ đợi chờ.
Bên cạnh đặc điểm gia đình còn có các chức năng như, chức năng tái
sản xuất ra con người, đây là chức năng đặc thù của gia đình một mặt nó đáp
ứng nhu cầu, tình cảm hạnh phúc của con người trong gia đình, mặt khác đáp
ứng nhu cầu duy trì nòi giống và tạo ra nguồn lao động mới cho xã hội.
Chức năng kinh tế, đây là chức năng quan trọng, nhất là thời kỳ quá độ
lên CNXH như ở nước ta hiện nay thể hiện rất rõ là các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn thu nhập chính đáng, làm giầu cho gia đình và
đóng góp cho xã hội. Thực hiện tốt chức năng kinh tế là cơ sở để thực hiện tốt
chức năng tổ chức đời sống, giáo dục của gia đình.
Chức năng tổ chức đời sống, đó là việc tổ chức đời sống lao động, học
tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm…nhằm tạo ra nếp sống có văn hóa,
dân chủ, kỷ luật…trong gia đình, bên cạnh đó gia đình còn sử dụng hợp lý có
hiệu quả các nguồn thu nhập chính đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của gia
đình, chống xa hoa, lãng phí.
12
Chức năng giáo dục, thể hiện trong gia đình một mặt thuộc tình cảm tự
nhiên, mặt khác thuộc về trách nhiệm, bổn phận của cha, mẹ.
Điều 34 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định:
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo
việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo
đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành
hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành
niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội.
Giáo dục gia đình nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người
như, đạo đức, ứng xử, tri thức, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, kỹ năng lao
động, tổ chức đời sống mặt khác giáo dục gia đình còn góp phần xây dựng
con người mới, hay duy trì, phát triển văn hóa dân tộc, góp phần năng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Như vậy, hình thức giáo dục gia đình là nghĩa vụ, trách nhiệm của người
cha, người mẹ, lại được thực hiện ở mọi lứa tuổi, từ ẵm ngửa, đến tuổi thơ,
trưởng thành, thậm trí cả lúc già và cả giáo dục gia đình có định hướng quan
trọng hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Gia đình XHCN là hạt nhân của xã hội - xã hội chủ nghĩa, nói như Chủ tịch
Hồ Chí Minh muốn xây dựng CNXH phải chú ý xây dựng hạt nhân là gia đình.
Trong những năm gần đây BLGĐ đã trở thành một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy BLGĐ xảy ra khá phổ biến, hầu như ở đâu
cũng có, từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông, từ thành thị đến
nông thôn, từ nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa
13
cao, từ nhóm không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Có thể nói
BLGĐ đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến và có tính toàn
cầu. BLGĐ, cho dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả của nó cũng
hết sức trầm trọng. Nạn nhân của BLGĐ phải chịu đựng từ bị nhục mạ, bị
khủng hoảng về tâm lý kéo dài, tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến sức
khoẻ, đến bị thương tật, thậm chí thiệt hại đến tín mạng, tài sản.
* Bạo lực gia đình
Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm
2008 xác định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các
thành viên khác trong gia đình.
Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình,
bao gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tình cảm giữa các thành
viên trong gia đình. “Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành
động sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập người thân trong gia đình
để điều khiển hay kiểm soát người đó” [27].
Cần phân biệt khái niệm BLGĐ với các khái niệm khác như, BLGĐ
dựa trên cơ sở giới. BLGĐ dựa trên cơ sở giới là một khái niệm hẹp hơn khái
niệm bạo lực chống lại phụ nữ. Theo định nghĩa được nêu trong Tuyên ngôn
về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua năm 1993, “Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực dựa
trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến tổn thất về thân thể, về
tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có
những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự
tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” [27]. Định
nghĩa nêu trên có phạm vi rộng, bao gồm các hành vi bạo lực chống lại phụ
nữ trong cuộc sống riêng tư (bạo lực gia đình) lẫn các hành vi bạo lực chống
lại phụ nữ ở nơi công cộng (bạo lực ngoài gia đình).
14
Tuy nhiên, phần lớn bạo lực gia đình là bạo lực giới, có nghĩa là bạo
lực được thực hiện bởi nam giới đối với nữ giới (gồm cả các em gái).
Bạo lực gia đình phân chia theo các kiểu, loại bạo hành:
Thứ nhất, là bạo lực nhìn thấy được hay còn gọi là bạo lực thể xác như:
Tát, đấm, cấu véo, kéo tóc, làm bỏng, bóp cổ, đánh, ném đồ vật vào người,
nhốt trong phòng hoặc trói, lột quần áo, xô đẩy, đánh đấm, dùng roi vọt, đe
dọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật khác, thậm chí có tính hành
hung và gây thương tích cho các nạn nhân. Đây là hình thức bạo lực chủ yếu
do dùng sức mạnh của cơ bắp để dạy bảo các thành viên trong gia đình. Hình
thức này chủ yếu do nam giới sử dụng là chủ yếu.
Thứ hai, là bạo lực không nhìn thấy hay còn gọi là bạo lực về tinh thần,
diễn ra một cách âm thầm, chủ yếu là dùng ngôn ngữ thậm tệ để chiết dạy,
dày vò tinh thần (đây là loại hình thức bạo lực gây ra sự xa sút nghiêm trong
về tinh thần trong chị em phụ nữ, đây được coi là hình thức bạo lực tinh vi
nhất hiện nay). Đặc biệt loại bạo lực này xảy ra và có xu hướng ngày càng gia
tăng. Theo một nghiên cứu của Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và gia
đình thành phố Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo hành trong gia đình có tới
43,6% phụ nữ bị bạo hành về thể xác, 55,3% bị bạo hành về tinh thần và 1,6%
bị bạo hành về tình dục [27]. Như vậy có thể khẳng định rằng, bạo lực gia
đình là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, bất đồng trong quan
điểm, xa sút về tình cảm và cả sự suy thoái về các chuẩn mực đạo đức.
Thứ ba, là bạo lực tình dục hình thức này được hiểu bằng việc đánh đập
để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín mà không được cho phép, Dùng
những lời nói tục tĩu, thô bạo để bắt người khác quan hệ tình dục, cho thuốc
vào đồ uống để dễ dàng quan hệ tình dục với người khác, từ chối không sử
dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục.
Thứ tư, bạo lực xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè,
bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.
15
Phân chia theo nạn nhân:
Thứ nhất, bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng, đây là kiểu bạo lực chủ
yếu chiếm một phần khá lớn trong cuộc sống. Cũng giống như các kiểu bạo
lực ở phần trên, hình thức bạo lực này chỉ tính chung vào nạn nhân của bạo
lực là người tình vợ/chồng. Người bị bạo lực chịu nhiều hình thức bạo lực
như: bị đánh đập, tát, kéo, ép phải quan hệ tình dục mà không muốn, sờ vào
chỗ kín mà không có sự cho phép của chủ…
Thứ hai, bạo lực với trẻ em bao gồm các hành vi sử dụng bạo lực với trẻ em
như: tát, đánh đập các hành vi gây đau đớn về thể xác cũng như tinh thần của trẻ em…
Thứ ba, Bạo lực với người già là các hành vi như sử dụng sức khoẻ để
dọa nạt, gây áp lực để làm theo ý của mình, các hành vi gây tác động đến thân
thể và tinh thần…
Nguyên nhân bạo lực gia đình
Hiện nay chưa có thống kê chính thức quốc gia về tình trạng bạo lực
gia đình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy tình
trạng bạo lực đang diễn ra ở khắp mọi nơi, do cả nam giới và nữ giới gây ra,
song nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em .Về nguyên
nhân, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, nhưng tựu trung
lại, có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu. Một số
người đàn ông sau khi uống quá nhiều rượu, không kiểm soát được hành vi
của mình nữa do đó đã đánh chửi vợ con. Đôi khi có nhiều người mượn cớ
uống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ, con...
Thứ hai, nguyên nhân do kinh tế. Kinh tế là một vấn đề khá nhức nhối
trong một số gia đình. Kinh tế khá khó khăn dẫn tới việc người nọ đổ lỗi cho
người kia và từ đó làm nẩy sinh bạo lực. Mặt khác, ở một số gia đình do quá
giầu có, do sự chênh lệch về mức thu nhập của các thành viên trong gia đình
mà dẫn tới tình trạng người nọ ép buộc người kia lệ thuộc về tài chính…
16
Thứ ba, nguyên nhân do cờ bạc. Cờ bạc được coi là là một tệ nạn xã
hội, có rất nhiều gia đình tan nát cũng chỉ vì vợ hoặc chồng quá ham mê cờ
bạc quên chăm lo việc gia đình. Đặc biệt đối với trường hợp đánh bạc bị thua
dẫn đến con bạc trở nên cục cằn do đó đã dẫn tới bạo lực gia đình như việc
người chồng chửi, đánh mắng vợ, con để đòi tiền…
Thứ tư, nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật. Đây cũng là một
nguyên nhân khá phổ biến trong huyện. Nhiều người cho rằng bạo lực gia
đình không vi phạm pháp luật. Họ tự cho mình quyền được dạy bảo vợ con,
người khác không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình.
Thứ năm, đời sống vợ chồng không được thoả mãn về tình dục. Tuy đây
là một vấn đề tế nhị, song chúng vẫn là nguồn gốc tạo nên tình trạng bạo lực gia
đình. Vợ, chồng không được thoả mãn tình dục, thường dẫn đến sự phản bội
trong tình yêu và hôn nhân, chồng hoặc vợ ngoại tình, tình cảm vợ chồng sứt
mẻ.
Từ các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình nêu trên, có thể
thấy nguồn gốc sâu xa của bạo lực gia đình chính là sự bất bình đẳng giới.
Người đàn ông tự cho mình là quyền dạy bảo vợ con, cho mình quyền mắng
chửi, đánh đập vợ con. Mặt khác xã hội cũng chưa thực sự nhìn nhận đúng
đắn về vấn đề này. Bởi vậy, thường người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia
đình. Để giải quyết được vấn đề bạo lực chính là ở chỗ tìm ra căn nguyên sâu
xa để có những cách thức điều chỉnh phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Vì
vậy, thực hiện bình đẳng giới gắn liền với phòng, chống bạo lực gia đình là
một giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Hậu quả bạo lực gia đình
17
Những hành vi bạo lực gia đình đã gây ra những tác động tiêu cực về
mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong quá trình phát triển của gia đình và xã hội.
BLGĐ để lại các tác động xã hội sau đây:
Thứ nhất, bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào cũng để lại những
tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân
mà còn cả các thành viên khác trong gia đình. Những tác động tiêu cực này đã
chất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia. Trong những trường hợp
nghiêm trọng (nạn nhân và trẻ em bị thương tích, khủng hoảng, bị truyền
bệnh hay làm lây nhiễm HIV, có thai ngoài ý muốn...), gánh nặng với hệ
thống y tế quốc gia là rất lớn.
Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực
lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế.
Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống
bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn
nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để
bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình,
cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ.... Do bạo lực gia
đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ
em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng trẻ em có thai; nạn nhân bị
lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệ
thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà
về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất,
tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyết
các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của
các quốc gia mà thông thường luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải.
Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh
nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh
18
-những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân
của bạo lực gia đình - những rối loạn tâm lý và sự xa sút trong học tập. Các
nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia
đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành xa sút và
những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong
một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các
học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ. Ở một số nước
trên thế giới, các nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc
chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong
môi trường bạo lực gia đình.
Thứ năm, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh
nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp. Điều này dễ hiểu bởi lẽ pháp luật của
hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia đình (ở
những phạm vi, mức độ khác nhau) là những hành vi vi phạm pháp luật và vì
vậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải
"vào cuộc" để điều tra, truy tố, xét xử. Ở những quốc gia mà các thủ tục pháp
lý phức tạp, chẳng hạn như huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình, việc thụ lý,
điều tra và xét xử các vụ kiện tụng nói chung, các vụ kiện tụng liên quan đến
bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng tiêu tốn rất nhiều thời gian và
nguồn nhân, vật lực không chỉ của các cơ quan tư pháp mà của toàn xã hội.
Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề này còn thể hiện ở
việc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực gia đình
(trong những trường hợp nghiêm trọng).
Bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà cho các
thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Bạo lực gia đình nói chung,
bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng có tác động rất xấu tới sự phát
triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em. Bạo lực gia đình
19
khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu
tâm lý, trầm cảm...Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập,
kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề của trẻ em..
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và gia
đình. Việc xóa bỏ BLGĐ không phải là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi
có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các
quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình.
1.1.2. Giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở
huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình hiện nay
* Đặc điểm huyện Yên Khánh
Huyện Yên Khánh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp
thành phố Ninh Bình, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Mô, phía Nam giáp
huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên
với huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, trung tâm huyện nằm ở thị trấn Yên Ninh.
Yên Khánh có diện tích tự nhiên là 137,9 km2, dân số 143.131 người, mật
độ dân số 1.038 người/km2. Trong toàn huyện hiện nay không có tộc người
thiểu số, trên địa bàn huyện hiện có một bộ phận thanh niên di cư từ các tỉnh
khác về học tập, công tác trong các cơ quan, xí nghiệp, tham gia xây dựng kinh
tế. Trong thời điểm hiện nay, cuộc sống của nhân dân có nhiều chuyển biến, tuy
nhiên trình độ học vấn của một bộ phận dân cư chưa cao, đời sống kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường tác động không
nhỏ tới tầng lớp thanh niên. Đây cũng chính là những yếu tố dẫn tới những hiện
tượng tiêu cực tồn tại trong đời sống thanh niên như rượu chè, bạo lực gia đình...
Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng,
không có đồi núi, mạng lưới sông ngòi đa dạng phân bố tương đối đồng đều.
Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3 km.
20
Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6 km, thuận lợi cho việc
tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.
Yên Khánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm
ở phía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp. Yên
Khánh cũng là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào. Phần lớn
vẫn phải làm việc tại các nơi khác. Từ năm 2007, huyện Yên Khánh phát triển
mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở các xã Khánh Phú, Khánh An để thúc
đẩy phát triển kinh tế.
Ngành nghề đa dạng với các loại hình thức kinh doanh, sản xuất.
Thương mại - dịch vụ được mở rộng với nhiều loại hình thức kinh doanh
buôn bán hàng hóa vừa và nhỏ. Cơ cấu kinh tế dần dần được chuyển dịch
nhằm từng bước phù hợp với sự phát triển đô thị.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: năm
2006: 246,2 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 556 tỷ đồng tăng 2,35 lần và nông
nghiệp Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 đạt 92.800 tấn, năm 2007 đạt
88.900 tấn, năm 2008 đạt 93.400 tấn, năm 2009 đạt 96.332 tấn, năm 2010 ước
đạt 93.000 tấn, sản lượng lương thực bình quân 5 năm đạt 92,89 tấn/năm vượt
mục tiêu Đại hội đề ra (mục tiêu: bình quân 82000 tấn/năm). Bình quân lương
thực đầu người/năm: năm 2006: 653kg/người; năm 2007: 624kg/người; năm
2008:654kg/người; năm 2009 đạt 668 kg/người; năm 2010 ước đạt 670kg/người.
Mức thu nhập của người dân duy trì ở mức 12 - 14 triệu/người/năm.
Công tác giáo dục đào tạo có bước phát triển đa dạng về loại hình và
ngành nghề đào tạo. Xã hội hóa giáo dục luôn được các tầng lớp nhân dân
và các thành phần kinh tế quan tâm thực hiện có tới 80% xã, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hiện nay huyện đang
tích cực đổi mới và năng cao chất lượng giáo dục đào tạo cân đối quy mô
ngành học, cấp học, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cấp trường,
21
phòng học, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ số lượng và chất lượng vững
về chuyên môn theo hướng chuẩn hóa dần. Tiến tới nâng cao tỷ lệ thanh
thiếu niên trong độ tuổi đến trường đạt khoảng 90%, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở đạt 100%.
Tỷ lệ xã, thị trấn có bác sỹ đạt 70% mạng lưới y tế cơ sở được hoàn thiện
về trung tâm y tế, huyện thị trấn và xã, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện còn 19%. Tỷ lệ hộ
hộ gia đình văn hóa đạt trên 85%.
Thanh niên trong huyện hiện nay chiếm 25% dân số toàn huyện với
những đặc điểm trung và những thay đổi vì thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầu
phát triển mới. Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai đoạn
trước cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm bảo cho
những nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực. Như vậy quá trình
phát triển tâm lý con người là một quá trình liên tục làm xuất hiện ở lứa tuổi
thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn
mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội. Các
chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh
vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy, khái quát các vấn đề.
Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển
các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớn của bản thân
mình ở thanh niên không phải là một cảm nhận chung chung mà liên quan
chặt chẽ với việc gắn kết mình vào một giới nhất định. Từ nhận thức đó ở
thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ, định hướng
giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.
* Quan niệm về phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyện
Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay
Luật Thanh niên năm 2006 quy định thanh niên như sau: “Thanh niên là
công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [20]. Nghị quyết
22
Trung ương 7 khóa X về công tác thanh niên. Thanh niên là lực lượng xã hội
to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh
dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc
đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi xung
sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự
khẳng định mình.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của
thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều
chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng
hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua
mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành
xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh
niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [21].
Thanh niên được xem là lực lượng xung kích trong tất cả mặt trận bảo vệ
và phát triển đất nước vì tính năng nổ của lứa tuổi này.
Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Thanh niên Việt Nam là
một lực lượng đông đảo trong xã hội, có khả năng cách mạng to lớn, là lực
lượng xung kích trong mọi nhiệm vụ khó khăn gian khổ, là lớp người kế tục sự
nghiệp cách mạng của Đảng, tiếp tục phấn đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Thanh niên không chỉ trực tiếp góp phần xây
dựng chủ nghĩa xã hội hiện tại mà còn là người chủ tương lai của nước nhà.
23
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của thanh niên. Theo Người,
thanh niên “là những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và của
nhân dân ta” [9- 185], “là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh
hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên” [9- 185].
Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra hết sức
gay go, phức tạp ở trong nước cũng như trên toàn thế giới. Trong cuộc đấu
tranh này, thanh niên luôn là đối tượng và mục tiêu chống phá chủ yếu trong
chiến lược “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động, hòng mua chuộc, lôi kéo dụ dỗ thanh niên, tách thanh niên khỏi sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước ta.
Trong khi đó, ở một số nơi công tác thanh niên chưa được coi trọng đúng
mức. Nội dung, hình thức hoạt động không phù hợp, công tác vận động, tập
hợp, giáo dục, rèn luyện thanh niên chậm được đổi mới, không sát với đặc
điểm tư tưởng, tâm lý, tình cảm của thanh niên.
Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội là
tình trạng BLGĐ, nhất là bạo lực đối với phụ nữ. Bạo lực gia đình là vấn đề
mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho
con người, BLGĐ làm tan vỡ gia đình; biết bao nạn nhân là trẻ em phải sống
lang thang không nơi nương tựa... Mặc dù Liên Hợp Quốc và các nước trên
thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng, chống BLGĐ nhưng ở khắp
nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Chính vì vậy,
phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ là vấn đề cấp bách hiện nay.
Phòng, chống BLGĐ cho thanh niên huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là
là tổng hợp các phương thức, điều kiện để ngăn ngừa và đấu tranh chống lại
BLGĐ; không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực cho mọi đối tượng nói
chung và thanh niên huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nói riêng về vị trí, vai
trò của gia đình; làm thay đổi nhận thức, hành vi về BLGĐ; tuyên truyền
24
truyền thống tố đẹp của cá nhân và gia đình Việt Nam góp phần xây dựng xã
hội và gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Chủ thể giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyên
Yên Khánh; đây trách nhiệm thuộc về toàn xã hội nhưng trong phạm vi huyện
Yên Khánh chủ thể chính trong giáo dục phòng, chống BLGĐ đó là hội phụ
nữ, đoàn thanh niên, công an, gia đình, nhà trường. Thanh niên trong độ tuổi
học tập và học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm đa số do đó các
trường đã thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục về giới và BLGD cho các đối
tượng. Nội dung giáo dục làm cho thanh, thiếu niên hiểu, nắm vững những khái
niệm cơ bản về giới, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống BLGĐ với các
điều khoản liên quan đến giáo dục, nâng cao năng lực về lồng ghép giới trong
giáo dục, luận chứng về bình đẳng giới và tăng cường cam kết thúc đẩy bình
đẳng giới trong giáo dục - đào tạo cho các đối tượng trong toàn huyện.
Qua các nội dung giáo dục làm cho thanh, thiếu niên hiểu và nắm được:
khái niệm cơ bản về giới, vai trò giới, định kiến giới, bình đẳng giới, luật pháp
và chính sách của Việt Nam về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong giáo dục,
đặc biệt là mục tiêu về giới trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam
về giáo dục và về bình đẳng giới. Bên cạnh đó các trường trong toàn huyện đã tổ
chức cuộc thi viết bài, vẽ tranh, kể chuyện cho các em học sinh về chủ đề gia
đình trong con mắt trẻ thơ đặc biết đối với thanh niên nhằm góp phần tìm hiểu
những tác động của BLGĐ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và thanh niên
đồng thời tìm hiểu suy nghĩ và mong muốn của các em và thanh niên trong toàn
huyện về cuộc sống gia đình không có bạo lực. Việc nâng cao năng lực giới
trong giáo dục và đào tạo sẽ góp phần phản ánh sâu sắc về các vấn đề giới và
bình đẳng giới trong việc lồng ghép giới vào phát triển các khung chương trình
và biên soạn sách giáo khoa, cũng như hoạch định chính sách giáo dục.
25
Đối tượng giáo dục phòng, chống BLGĐ. Thanh niên trong toàn huyện
với độ tuổi theo quy định của luật thanh niên từ 16 đến 30 tuổi, tuy tính đặc thù
của thanh niên được quy định bởi lứa tuổi, nhưng không cho phép đánh giá máy
móc, một chiều đơn giản trong tương quan lứa tuổi thanh niên với lứa tuổi khác.
Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội được xác định bởi đặc điểm
lứa tuổi, là một nhóm xã hội đặc thù, không phải là một giai cấp. Thanh niên
được xác định là một tầng lớp xã hội ở trong lứa tuổi mà quá trình xã hội hóa
đang diễn ra một cách mạnh mẽ và phức tạp nhất. Tính chất đặc điểm lứa tuổi
nổi lên đó là đặc điểm tâm - sinh lý xã hội một cách đặc trưng mà các lứa tuổi
khác về cơ bản không có được.
Từ đặc điểm trên chúng ta thấy rằng các đối tượng thanh niên có lợi ích
cơ bản cũng do lứa tuổi chi phối, quy định và được phản ánh qua những nhu
cầu khá phức tạp và khá riêng của thanh niên. Vai trò giáo dục của gia đình nhà trường - xã hội, của thiết chế xã hội đối với sự hình thành, phát triển của
con người xã hội thanh niên rất to lớn. Ngày nay, quá trình xã hội hóa của môi
trường xã hội rộng lớn ngày càng mạnh với sức hút ngày càng lớn, trong khi đó
quá trình xã hội hóa của môi trường xã hội nhỏ (gia đình, nhà trường…) ngày
càng bị thu hẹp lại. Khả năng tiếp cận văn hóa, hệ thống giá trị, chuẩn mực xã
hội cũng biến đổi, làm chuyển đổi ý thức và hành vi của thanh niên theo cả
chiều tích cực và tiêu cực, cả sự phù hợp những chuẩn mực xã hội hiện có và
cả những suy nghĩ, hành vi “lệch chuẩn” xã hội. Sự tiếp tục tìm tòi, khám phá,
khả năng mong muốn thể hiện mình, tính độc lập, sáng tạo…luôn là nhu cầu
trực tiếp đối với thanh niên. Cùng với sự mong muốn mở rộng giao tiếp xã hội,
tăng cường quan hệ xã hội, việc xác lập vị trí, vai trò địa vị của thanh niên
trong nhóm xã hội và thiết chế xã hội ngày càng được khẳng định.