Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MÔ HÌNH NHTW THẾ GIỚI và VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.42 KB, 9 trang )

I. Mô hình của Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới)
1. Mô hình NHTW độc lập với chính phủ:
Mô hình NHTW độc lập với chính phủ là mô hình trong đó NHTW
không chịu sự quản lý của chính phủ mà là của quốc hội. Quan hệ
giữa NHTW và chính phủ là quan hệ hợp tác.

 Ưu điểm:
NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính
sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân
sách hoặc các áp lực chính trị khác.
NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên
không thể ddặt dưới quyền Chính phủ được mà phải do quốc hội kiểm
soát.
- Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinht ế,
giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính
- Được giảo quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp chỉ ạo
từ Chính phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thể và thống
nhất.
- Quyết định trong việc thực thi các chính sách nên tăng tính chủ động
và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ
- Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách
- Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự
- Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch


Các NHTW theo mô hình này là ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ,
NHTW Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và gần đây là NHTW
Châu Âu. Mô hình NHTW Châu Âu là một mô hình ngân hàng hoạt
động theo mô hình ngân hàng trung ương Đức mà về cơ chế hoạt động
của mô hình này là NHTW độc lập với Chính phủ nhưng điểm đặc
biệt là NHTW chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của 13 quốc gia


thuộc khu vực đồng tiền chung euro.
 Nhược điểm:
Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tỏ chức theo mô hình
này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ
khi điều hành chính sách tiền tệ. mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ
thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu nhà nước vào cơ chế lập
pháp và nhân sự của NHTW. NHTW khó tránh khỏi sự chi phối chính
trị và sự thực hiện hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài
khóa.
2. Ngân hàng trung ương thuộc chính phủ:
Mô hình NHTW thuộc Chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng
trung ương nằm nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của
chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên
quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.

Theo mô hình này, NHTW là một bộ máy của chính phủ, là một cơ
quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính
phủ và thực hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ.
Sự đề xuất NHTW trực thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho
rằng tiền tệ là một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là
phương diện của chính quyền.


 Ưu điểm:
Theo mô hình này, chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền
tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm
đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các
chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô hình này
được xem là phù hợp vưới yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai
thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.

Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình
này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ
khi điều hành chính sách tiền tệ. Mức độ độc lập của mỗi ngân hàng
trung ương phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu nhà nước
vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW. NHTW khó tránh khỏi sự
chi phối chính trị và sự thực hiện hài hòa giữa chính sách tiền tệ với
chính sách tài khóa.
 Nhược điểm:
Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là ngân hàng trung ương sẽ mất đi
sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tiền tệ. Sự phụ thuộc
vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của
mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Các nước đang sử dụng mô hình này: phần lớn là các nước Đông Á
(Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam,…) hoặc các nước thuộc
khối XHCN trước đây.

3. Mô hình NHTW trực thuộc Bộ Tài Chính:


 Ưu điểm:
Đây là loại mô hình kế thừa truyền thống cũ, khi Bộ tài chính còn làm
nhiệm vụ phát hành tiền quốc gia. Mô hình này xuất hiện đầu tiên ở
Pháp, Anh, sau đó là các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia,…
Người ta lần lượt từ bỏ mô hình này bởi vì cơ quan phát hành tiền trực
thuộc Bộ Tài chính thì khả năng sử dụng công cụ phát hành bù đắp
thiếu hụt ngân sách ngày càng dễ dàng.
 Nhược điểm:
Cơ chế này tự nó tạo ra mâu thuẫn giữa một cơ quan thực hiện nhiệm
vụ của ngân sách với một cơ quan quản lý phát hành tiền và điều tiết
lưu thông tiền tệ. Hay nói cách khác cơ chế này tự tạo ra mâu thuẫn

giữa một cơ quan thực hiện nhiệm vụ của ngân sách “lấy thu để thực
hiện chi tiêu” với một cơ quan quản lý phát hành tiền và điều khiển
lượng tiền cung ứng.
Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, nhưng
hoạt động quản lý của ngân hàng trung ương khác về tính chất so với
hoạt động quản lý của các Bộ. Bởi vì việc quản lý của NHTW không
chỉ bằng pháp luật mà còn dược thực hiện bằng cơ chế nghiệp vụ
mang tính chất knh doanh, thực chất đó là những công cụ điều khiển
vĩ mô không vì mục đích lợi nhuận. Hai mặt quản lý và kinh doanh
gắn liền với nhau mà trong đó hoạt động kinh doanh chỉ là phương
tiện để thực hiện mục tiêu quản lý.
II.
Mô hình NHTW ở Việt Nam


Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì NHTW chính là trái tim của nền
kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một NHTW thực
hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt
động của NHTW cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì
vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, NHTW cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội.
1. Lịch sử hình thành ngân hàng nhà nước Việt Nam:
1951 – 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập
tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy
bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính, Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước,
Phát triển tín dụng ngân hàng.
1955-1975: cả nước kháng chiến chống Mỹ, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản sau: Củng cố thị trường tiền tệ, Phát triển công tác tín dụng.
1875 -1985: Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được
quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. hoạt động

như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ
theo nguyên tắc thị trường.
1986 đến nay: Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp
lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân
hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ
một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một
Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp
luật.
2. Mô hình hiện nay của NHTW:
Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng
được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của
Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt


động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát
hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho
Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền;
bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo
đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Nguyên nhân lựa chọn mô hình:
Xét về bản chất của NHTW: NHTW vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành
giấy bạc Ngân hàng vào lưu thông, vừa thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực
tiền tệ - tính dụng – ngân hàng. Tức mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương
là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống

ngân hàng, nhằm đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, tạo điều kiện tăng trưởng
kinh tế, tăng việc làm và kiểm soát lạm phát.
Dựa vào chức năng của NHTW, ta thấy ở bất cứ mô hình nào NHTW cũng có chức
năng độc quyền phát hành tiền giấy, nên tiêu thức phát hành độc quyền giấy bạc
Ngân hàng bị loại trừ.
Dựa vào chức năng điều hành lưu thông tiền tệ, quản lý hệ thống Ngân hàng, ổn
định kinh tế vĩ mô hay vấn đề được bàn luận sôi nổi hiện nay là kiềm chế lạm phát
thì ở mỗi mô hình lại cho một kết quả khác nhau.
Về tiêu thức phân biệt giữa các mô hình tựu chung lại chính là sự độc lập của
NHTW với chính phủ.
Chúng ta sẽ dựa trên hai tiêu thức trên nhằm liên hệ với mô hình NHTW tại Việt
Nam.
Mối liên hệ của hai tiêu thức trên là gì, đó chính là sự độc lập của NHTW sẽ ảnh
hưởng đến khả năng quản lý ổn định kinh tế vĩ mô của NHTW. Thật vậy, điều này
đã được chứng minh bằng thực tiễn và có nhiều công trình nghiên cứu đã đề
cập.tới vấn đề này. Không nói đâu xa, ngay trong sách giáo trình Tài chính tiền tệ chủ biên: Pgs.ts Sử Đình Thành+pgs.ts Vũ Thị Minh Hằng đã nêu 1 công trình
nghiên cứu đáng giá, đó là công trình của Alberto Allesina và Lawrence Summers.
Và công trình của Pollard.
Nhưng độc lập không có nghĩa là tách ra khỏi Chính phủ, mà nó thể hiện bởi 3 tiêu
thức cơ bản là mức độ quyết định của NHTW trong hoạch định và thực thi chính
sách tiền tệ, mức độ tự chủ về ngân sách, ảnh hưởng của áp lực chính trị tác động


vào các vấn đề tổ chức và hoạt động của NHTW. Tính độc lập sẽ khác với việc
hiểu đơn giản là độc lập về mặt vị thế.
(Nêu ví dụ về áp lực chính trị mà hiện nay NHTW phải đảm nhận, như phát nhanh
nhưng bền vững, giảm lạm phát đồng thời hạ lãi suất …)
Việc lựa chọn mô hình nào, NHTW độc lập như thế nào không những chỉ dựa vào
những tiêu thức trên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã
hội và thể chế chính trị của từng nước.

Nước ta có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. “Kinh tế thị
trường” mang tính khách quan, “định hướng xã hội chủ nghĩa” mang tính chủ
quan, để đưa một sự việc khách quan thành chủ quan cần có sự tác động của một
chủ thể bên ngoài và đó không ai khác chính là chính phủ, điều này càng xác định
rõ hơn việc lựa chọn mô hình NHTW của nước ta. Để đạt được mục tiêu chiến
lược của quốc gia thì việc NHTW trực thuộc chính phủ là … hợp lý! Tuy nhiên
không vì lựa chọn mô hình này mà ta làm lơ với sự độc lập của NHTW, nếu không
chúng ta sẽ phải chịu hậu quả nặng nề trước sự biến động không ngừng của thị
trường tài chính nói riêng hay cả nền kinh tế toàn cầu nói chung. Để tồn tại trước
những chấn động không ngừng này bắt buộc NHTW phải có phản ứng nhanh nhạy
trước những biến động đó, mà sự nhanh nhạy, linh hoạt này lại gắn liền với sự độc
lập của NHTW. Do đó dù lựa chọn mô hình NHTW trực thuộc chính phủ thì cũng
rất cần thiết nâng cao tối đa tính độc lập của NHTW, bởi có thế NHTW mới đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn kiềm chế lạm phát
hiện nay. Theo một nghiên cứu được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố vào tháng
12/2004, về cơ bản, các NHTW trên thế giới được phân thành 4 cấp độ độc lập tự
chủ gồm:
 Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động
 Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động
 Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành
 Độc lập tự chủ hạn chế
 Lợi ích từ việc sử dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ của Việt
Nam:
 Tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế với chính phủ
 Tương lai để tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN với tư cách là
một NHTW trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao tính độc lập
của NHNN là hết sức cần thiết do đó việc sử dụng mô hình này chính


là nền tảng cho những thay đổi mang tính độc lập hơn của NHTW sau

này.
 Giúp chính phủ thuận lợi trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra,
giảm thâm hụt ngân sách cho chính phủ.
 Tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng
 Hạn chế từ việc sử dụng mô hình:
 Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có
thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị
tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế, thẩm quyền của NHNN trong xây
dựng và điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) còn hạn chế, NHNN có
mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của
Chính phủ.
 Về lí thuyết khi áp dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ thì tỷ lệ
lạm pháp khó duy trì ở tỷ lệ thấp hơn là mô hình độc lập với chính phủ
vì chính phủ có thể lợi dụng NHTW để bù đắp thâm hụt ngân sách.
 Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt
động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT. Đây là
một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của
NHTW, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.
Đây chính là trường hợp của NHNN Việt Nam hiện nay và trên thực tế
thì mức độ độc lập tự chủ này đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế, bất
cập. Làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc
gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong chính sách phản ứng trước
các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính tiền tệ ảnh hưởng đến
sự ổn định của đồng tiền.
 Vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi NHNN phải thực hiện những
nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp
vốn để khoanh, xoá nợ các khoản vay của NHTM Nhà nước... như vậy
NHNN Việt Nam chỉ được coi là cơ quan quản lý hành chính nhà nươc,
giống như các bộ khác chứ không phải là thiết chế đặc biệt dù tổ chức,

hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống
ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của 1 quốc
gia.




×