Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.55 KB, 6 trang )

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
1. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ ngân hang trung ương
Mục tiêu trung gian
• Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái:
Thực chất của mục tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc
gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.
khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và nước ngoài.
• Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội:
Ở nước ta, trong 3 nhân tố thuộc yếu tố cung là lao động, nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật thì yếu tố lao
động có tiềm năng lớn nhất. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế với thì chính sách tiền tệ phải khai thác
tối đa lực lượng lao động tro xã hội, còn tiền tệ và tín dụng là chất xúc tác quan trọng.
Mục tiêu cuối cùng: Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của chính
sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng
cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và nước ngoài.
2.1. Nội dung chính sách tiền tệ
Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ đó là cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc cung ứng tiền
có thể thông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông qua hoạt động thị trường mở mua bán giấy tờ
có giá, thị trường hối đoái mua bán ngoại tệ và để điều tiết mức tiền cung ứng ngân hàng trung ương sử
dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trừ bắt buộc,…
Chính sách tiền tệ sinh ra là để điều tiết tiền tệ, sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế cũng giống như
máu lưu thông trong cơ thể con người.
2.2. Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ của 1 quốc gia về cơ bản có 2 loại:
• Chính sách mở rộng tiền tệ
Còn được gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ. Chính sách này được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị
suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nới lỏng tiền tệ làm tăng lượng tiền
cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái.
• Chính sách thắt chặt tiền tệ:



Còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế có sự
phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với
chính sách tiền tệ chống lạm phát.
Để thực hiện các chính sách trên ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ sau:
3.1 Các công cụ trực tiếp
3.1.1 Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
ngân hàng trung ương có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc các ngân hàng
thương mại áp dụng khi muốn tăng mức cho vay ngân hàng trung ương hạ lãi suất tiền gửi và tiền cho
vay. Công cụ này có ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: ngân hàng trung ương có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiện tín
dụng
Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế gây khó khăn cho việc thực
hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm.
Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại áp dụng có tác động trực tiếp
đến thị trường tiền tệ nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tín dụng kém linh hoạt.
3.1.2. Ấn định hạn mức tín dụng
Là việc ngân hàng trung ương ấn định 1 khối lượng sẽ cung cấp cho nền kinh tế trong 1 thời gian nhất
định, sau đó tìm các kênh để đưa vào, biện pháp này được thực hiện rất lâu ở các nước XHCN theo cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, đây là cách vận dụng máy móc công thức của Mac: Kt=Kc, tức là nhận định
rằng phải định được Kc sau đó tạo ra Kt và đưa vào nền kinh tế, thật ra đây là sự hiểu lầm công thức của
Mac, ông chỉ đưa ra yêu cầu để hàng hóa lưu thông bình thường thì Kt=Kc chứ ông không định lượng Kc
là 1 con số nào đó bởi vì Kc=P.Q/V là 1 đại lượng luôn biến động và khó tính toán trong 1 thời gian tương
đối dài, hiện nay người ta sự đoán 1 Kc mà nó có thể cần thiết cho nền kinh tế sau đó tạo điều kiện để
thực hiện nó trên cơ sở để cho quy luật cung cầu vận động. Biện pháp này có ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Có thể kế hoạch 1 cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông
Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung.
3.1.3 Phát hành trái phiếu Nhà nước
Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc ngân hàng trung ương thỏa thuận với Bộ Tài
chính về việc phát hành 1 khối lượng trái phiếu nhất định, biện pháp này chỉ thực hiện khi không còn

biện pháp nào khác. Nó có ưu điểm là làm giảm bớt khối lượng tiền trong lưu thông nhưng có nhược
điểm là phục vụ cho mục tiêu chi tiêu của ngân sách
3.1.4 Phát hành tiền cho ngân sách và cho đầu tư


Khi ngân sách bị thiếu hụt, ngân hàng trung ương có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp này được áp dụng để phát
hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước cho sản xuất
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụng trong những trường
hợp nhất định. ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành chính sách
tiền tệ
3.2 Các công cụ gián tiếp
3.2.1 Quy định tỷ lệ dự trữ pháp định
Là phương thức quản lý khối lượng tiền trong lưu thông bằng các quy định tỷ lệ mà các ngân hàng
thương mại được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền gửi, tỷ lệ dự trữ pháp định là tỷ lệ %
trên số tiền gửi mà 1 ngân hàng thương mại nhận được phải gửi vào Tài khoản tại ngân hàng trung ương
hoặc giữ tại ngân hàng theo quy định. Với biện pháp này ngân hàng trung ương nắm được khối lượng tín
dụng mà các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho
nền kinh tế. Do đó ngân hàng trung ương có thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách
tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ pháp định
3.2.2 Biện pháp thị trường mở
Nội dung của biện pháp này là ngân hàng trung ương tiến hành mau và bán các giấy tờ có giá trên thị
trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Trong trường hợp ngân hàng
trung ương muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông ngân hàng trung ương sẽ mua vào 1 lượng chứng
khoán nhất định, việc các ngân hàng thương mại bán chứng khoán cho ngân hàng trung ương sẽ làm
tăng dự trữ cho các ngân hàng thương mại nhờ vào lượng tiền nhận được từ ngân hàng trung ương.
Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ ngân hàng trung ương sẽ bán ra 1
lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân
hàng thương mại buộc các ngân hàng thương mại phải gia tăng hay giảm khối lượng ín dụng. Nhưng có
nhược điểm chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưu thông đều nằm tại các ngân

hàng thương mại.
3.2.3 Biện pháp chiết khấu, tài chiết khấu và cho vay của ngân hàng trung ương
Là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại trong điều kiện
có thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại. Việc ấn định lãi
suất cho vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động đến khả năng cho vay của các
ngân hàng thương mại và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay giảm đi. Biện pháp này có ưu
điểm các khoản cho vay của ngân hàng trung ương đảm bảo thu được về. Việc cho vay gắng liền với yếu
cầu phát triển kinh tế, do sự tác động của quy luật cung cầu nhưng có nhược điểm việc vay hay không
vay phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại.
3.2.4 Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được


ngân hàng trung ương quy định giới hạn tỷ lệ tín dụng mà các ngân hàng thương mại có thể cung cấp khi
nhận được 1 lượng tiền gửi, biện pháp này thường được đi kèm bằng biện pháp quy định tỷ lệ dự trữ ổn
định, thông thường ngân hàng trung ương thường quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng của các ngân hàng
thương mại không được vượt qua bao nhiêu nhiêu lần so với vốn tự có. Biện pháp này có ưu điểm quy
định được 1 khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu cầu phát triển kinh tế có tính đến mối quan hệ giữa
tiết kiệm và đầu tư.
3.3 Một số công cụ khác
3.3.1 Dự đính công trái bắt buộc
Là việc ngân hàng trung ương quy định 1 tỷ lệ trên số tiền gửi mà 1 ngân hàng thương mại nhận được
phải dùng vào việc mua công trái bắt buộc nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương
mại và làm công cụ của ngân hàng trung ương thông qua việc chiết khấu các công trái này, khi các ngân
hàng thương mại cần vốn thông qua đó ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ thị trường mở để
điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông
3.3.2 Dự đính công trái tự nguyện
Ngoài việc buộc các ngân hàng thương mại mua công trái bắt buộc, ngân hàng trung ương còn kích thích
các ngân hàng thương mại mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết.
3.3.3 Phát hành giấy bạc,cho phép lưu thông các công cụ thay tiền mặt
Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sử dụng thì lưu thông tiền tệ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm

được chi phí lưu thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụng của các ngân hàng thương mại bởi vì khi
mọi khoản tiền đều được thanh toán qua ngân hàng bằng các công cụ thay tiền mặt như sec, the tín
dụng, lệnh chuyển khoản... sẽ làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng
cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.
4. Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam qua các năm từ 2016 – 2018
Chính sách tiền tệ năm 2016
 Về lãi suất, các lãi suất điều hành (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu)
được duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần ổn
định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thông qua điều hành cung tiền hợp lý, linh hoạt
nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn và khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản
cho các tổ chức tín dụng, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi, NHNN đã đảm bảo được thanh
khoản của hệ thống, đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các tổ
chức tín dụng giữ ổn định lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện
 Về tín dụng, chính sách tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng nhằm tăng nguồn cung
ứng vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung
vào triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách
theo chủ trương của Chính phủ


 Về tỷ giá hối đoái, chính sách điều hành tỷ giá được điều hành theo hướng linh hoạt nhằm đáp
ứng những yêu cầu từ bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế, tăng cường ký kết các hiệp định
thương mại tự do. Theo cơ chế tỷ giá mới, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hàng ngày, vào
trước phiên giao dịch, dựa trên cơ sở tham chiếu 3 yếu tố: (i) Diễn biến tỷ giá bình quân gia
quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; (ii) Diễn biến của đồng USD và một số đồng ngoại
tệ trên thị trường quốc tế; và (iii) Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ, mục tiêu điều hành chính
sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô
Chính sách tiền tệ 5 tháng đầu năm 2017
 Về lãi suất: Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng diễn biến ổn định.
Trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát gia tăng, cầu vốn tín dụng và phát hành TPCP tiếp tục ở mức
cao, tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn thấp tạo áp lực đến cầu vốn tín dụng, mặt bằng lãi suất của

các tổ chức tín dụng có sức ép tăng. NHNN đã tập trung điều hành các giải pháp để giữ ổn định
mặt bằng lãi suất thông qua điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợ các tổ chức tín dụng ổn định lãi
suất, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, nâng cao hi êu quả kinh doanh để giữ
ổn định lãi suất huy động, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
 Về hoạt động tín dụng: ngân hàng nhà nước tiếp tục triển khai các giải pháp tín dụng phù hợp
với chỉ tiêu định hướng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời ngân hàng nhà nước
tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tạo điều kiện trong tiếp cận vốn tín
dụng, tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD); kiểm soát chặt chẽ tín
dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; ban hành Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng nhằm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động cho vay,
tạo điều kiện cho khách hàng vay trong tiếp cận vốn tín dụng.
 Thị trường ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm về cơ bản ổn định, tỷ giá diễn biến phù hợp với mục
tiêu điều hành của ngân hàng nhà nước, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh (SXKD), phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu hợp lý, hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được hệ
thống ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Khi có điều kiện thuận lợi ngân hàng nhà nước đã
mua ngoại tệ từ tổ chức tín dụng để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước, hệ thống các tổ chức
tín dụng tiếp tục mua được ngoại tệ từ khách hàng
Chính sách tiền tệ năm 2018
 Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến lạm phát và
thị trường tiền tệ. Trong điều kiện lạm phát được kiểm soát thấp hơn mục tiêu, thị trường ổn
định, kinh tế vĩ mô thuận lợi, ngân hàng nhà nước kiên trì điều hành công cụ chính sách tiền tệ,
hỗ trợ tổ chức tín dụng có điều kiện để phấn đấu giảm lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo hoạt
động an toàn, lành mạnh tài chính. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khả quan, cầu vốn của
nền kinh tế tiếp tục gia tăng, (nhất là vốn trung dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp) và phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng đặt ra thách thức cho các tổ chức
tín dụng trong việc quản trị, cân đối vốn và tác động đến sự vận hành hiệu quả, bền vững của thị
trường tiền tệ. Trong điều kiện đó, đòi hỏi phải có giải pháp dài hạn, căn bản hỗ trợ thị trường và



doanh nghiệp thông qua việc đẩy nhanh triển khai các chính sách, giải pháp phát triển thị trường
trái phiếu, chứng khoán qua đó giảm dần sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng
(đặc biệt là tín dụng trung dài hạn); tiếp tục triển khai quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tăng
cường xử lý nợ xấu.
 Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm trên cơ sở bám sát diễn biến
kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước và mục tiêu chính sách tiền tệ, ổn định thị trường
ngoại tệ, từ đó tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi thị trường thuận lợi. Phối
hợp đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm duy trì chênh lệch lãi suất VND và
USD ở mức hợp lý, qua đó góp phần hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, nâng cao vị thế
và giá trị VND
 Hơn nữa, ngân hàng nhà nước tiếp tục thực thi các giải pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng
theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng gắn với triển khai các
chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với
các ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, qua đó đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng phát triển
bền vững, lành mạnh. Tiếp tục kiên trì thực hiện lộ trình hạn chế tình trạng Đô la hóa trong nền
kinh tế, kiểm soát nhu cầu vay vốn ngoại tệ.
 Cuối cùng, tiếp tục phát huy công tác định hướng chính sách, cơ chế truyền thông hiệu quả để
tạo kênh tiếp cận thông tin chính thống cho các chủ thể tham gia thị trường, tạo sự đồng thuận
trong nền kinh tế đối với chính sách vĩ mô của Chính phủ nói chung và điều hành CSTT của ngân
hàng nhà nước nói riêng.



×