Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy trình tác nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế ABC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.14 KB, 12 trang )

Quy trình tác nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài
chính Quốc tế ABC


BÀI LÀM

A.

GIỚI THIỆU

IFC được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 2001 bởi những kiểm toán
viên ưu tú, có thâm niên làm việc nhiều năm tại các công ty kiểm toán và
tư vấn hàng đầu thế giới và Việt Nam. Hầu hết các thành viên chủ chốt của
IFC đều có chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA), các chứng chỉ nghề nghiệp
quốc tế (như ACCA) và MBA quốc tế. Hiện tại IFC có một đội ngũ nhân
viên vững mạnh gồm hơn 100 con người năng động sáng tạo cùng cam kết
vì sự thành công của khách hàng và của Công ty. Với uy tín trên thị trường
kiểm toán Việt Nam cùng với sự phát triển không ngừng của IFC, hiện
nay, IFC đã mở rộng mạng lưới phục vụ qua việc thành lập các chi nhánh
và văn phòng đại diện ở một số tỉnh, thành phố như Hải Dương, Hải
Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Với các
văn phòng đại diện và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố này, IFC mong
muốn phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn và một số tỉnh
lân cận.

Qua việc nghiên cứu môn Quản trị hoạt động của chương trình MBA,
trong bài viết này, tôi sẽ vận dụng những kiến thức đã học để đánh giá lại
Quy trình “Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn
tài chính Quốc tế ABC”.

B.



PHÂN TÍCH


1.

Nội dung dịch vụ kiểm toán
Việc kiểm toán Báo cáo tài chính nhằm mục đích đưa ra ý kiến độc lập của
kiểm toán viên về việc liệu các Báo cáo tài chính có phản ánh một cách
trung thực và hợp lý hay không. Việc kiểm toán phải được thực hiện phù
hợp với các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán
Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và Quy chế kiểm toán độc lập hiện
hành ở Việt Nam.

Kiểm toán Báo cáo tài chính sẽ được thực hiện theo các Văn bản Quy
phạm pháp luật điển hình như: Luật Kế toán được Quốc hội thông qua
ngày 19/05/2003; Nghị định số 105/2004/NĐ-CP, ngày 31/03/2004 về
kiểm toán độc lập; và nhiều quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam.

2.

Phương pháp kiểm toán

Phương pháp kiểm toán của IFC (IFC Audit Methodology- IAM) về cơ
bản dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và các chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam, tham khảo phương pháp kiểm toán của các công ty kiểm
toán hang đầu thế giới. IAM dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ, và đánh giá rủi ro. IAM
là phương pháp kiểm toán tập trung vào rủi ro, do đó sẽ hạn chế việc mở

rộng công việc phải thực hiện ở các khu vực ít rủi ro hơn. Với những
những công cụ trợ giúp kỹ thuật hiện có, IAM sẽ nhận diện được các rủi
ro tiềm ẩn và tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách
hàng trong suốt quá trình kiểm toán.
Với kinh nghiệm của chúng tôi về kiểm toán Báo cáo tài chính và những
hiểu biết sâu sắc của chúng tôi về các lĩnh vực hoạt động của khách hàng,


3.

Quy trình thực hiện kiểm toán
Quy trình kiểm toán của Công ty được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ
những Chuẩn mực, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện
hành của Việt Nam; đồng thời lựa chọn và vận dụng những Chuẩn mực,
Thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp, trên cơ sở phù
hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế ở Việt Nam.
Quy trình kiểm toán là các bước/giai đoạn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
kiểm toán. Quy trình Kiểm toán gồm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn 3: Chuẩn bị và phát hành Báo cáo Kiểm toán

Lập kế hoạch

Thực hiện kiểm toán

Lựa chọn nhóm thực
hiện dịch vụ
Soạn thảo hợp đồng
cung cấp dịch vụ

Tìm hiểu về hoạt động
và môi trường kinh
doanh của khách hàng
Thực hiện thủ tục soát
xét phân tích sơ bộ
Lập kế hoạch kiểm tra
tính hiệu quả trong
hoạt động kiểm soát
của khách hàng
Lập kế hoạch thực hiện
thủ tục kiểm toán trọng
yếu
Tóm tắt các bước đã
thực hiện ở trên và
thông báo cho khách
hàng về kế hoạch kiểm
toán chính thức.

Thực hiện
kiểm toán
Thực hiện các thủ tục
kiểm toán
Thực hiện thủ tục phân
tích và kiểm tra hệ
thống kiểm soát nội bộ
của khách hàng
Đánh giá tổng thể về các
sai sót được phát hiện
và phạm vi kiểm toán
Thực hiện việc kiểm tra

báo cáo tài chính Phân
tích báo cáo và các chỉ
tiêu tài chính quan
trọng của các đơn vị
không thực hiện kiểm
toán.

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Lập Báo cáo
Lập báo cáo kiểm toán trong
đó trình bày các phát hiện
của kiểm toán viên và đề
xuất giải pháp khắc phục
các vấn đề được phát hiện
Thực hiện thủ tục kiểm tra
các sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc niên độ kế
toán
Thu thập thư giải trình của
khách hàng
Lập biên bản kiểm toán
Thảo luận với ban lãnh đạo
của khách hàng các phát
hiện và đề xuất giải pháp
khắc phục, đồng thời đề
xuất bút toán điều chỉnh
và các bút toán phân loại
lại.
Lập báo cáo kiểm toán



• Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các thành viên chủ chốt của các đơn vị
được kiểm toán;
• Thu thập các thông tin chung về các đơn vị được kiểm toán;
• Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán tổng thể;
• Tổ chức thảo luận sơ bộ với các đơn vị được kiểm toán;
• Soát xét sơ bộ các Báo cáo tài chính, các ghi chép kế toán và tài liệu
của các đơn vị được kiểm toán;
• Thành lập nhóm kiểm toán và phân công riêng công việc cho từng
thành viên;
• Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết;
• Thảo luận kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc và giới thiệu nhóm
kiểm toán với Ban Giám đốc các đơn vị được kiểm toán.
• Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc kiểm toán;
• Trao đổi với Công ty các tài liệu cần lập hoặc thu thập;
• Phê chuẩn kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Giai đoạn 2 Thực hiện kiểm toán
Công việc kiểm toán sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, các công việc
sau:
• Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị được
kiểm toán với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
của các đơn vị được kiểm toán hiện hành;
• Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của các đơn
vị được kiểm toán;
• Kiểm tra, soát xét Báo cáo tài chính;


• Soát xét các thủ tục thanh toán, các cam kết khác về tín dụng và thanh

toán;
• Soát xét kiểm soát các thủ tục đấu giá, mua sắm tài sản mới và thanh
toán cho các khoản đầu tư dở dang;
• Phân tích tình hình biến động về vốn của các đơn vị được kiểm toán
trong kỳ;
• Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và
phải trả;
• Quan sát thực tế đối với các tài sản chủ yếu của các đơn vị được kiểm
toán và kiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối
kế toán;
• Đánh giá tính đúng đắn của Hệ thống kiếm soát nội bộ của các đơn vị
được kiểm toán trong việc quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố
định để khẳng định tính hiện hữu, sở hữu, và giá trị của tiền mặt, tài
sản cố định và hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ kế toán;
• Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của các đơn vị
được kiểm toán;
• Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần
thiết trong từng trường hợp cụ thể.

Giai đoạn 3: Lập Báo cáo
• Tổng hợp kết quả kiểm toán;
• Thảo luận kết quả kiểm toán với Ban Giám đốc các đơn vị được kiểm
toán;
• Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán;
• Chuẩn bị dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý;


• Gửi các Báo cáo dự thảo cho Ban Giám đốc các đơn vị được kiểm
toán;

• Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo Kiểm toán, Thư quản lý.

4.

Những nhược điểm trong công tác quản lý của quy trình kiểm toán
hiện nay

Việc thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm toán trên có những ưu điểm rất
lớn như quy định rõ từng bước, trách nhiệm và thời gian giải quyết công
việc của nhóm kiểm toán,... Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, nhất là
sau khi học xong môn Quản trị Hoạt động, tôi nhận thấy có một số nhược
điểm như sau:
-

Về mặt thời gian thực hiện kiểm toán, nếu cộng dồn thời gian thì trung
bình để lên được 01 bản Báo cáo tài chính được kiểm toán từ lúc bắt
đầu thực hiện cho đến khi phát hành Báo cáo chính thức mất khoảng
20 ngày. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài. Thực tế có thể rút
ngắn được thời gian thực hiện nếu công ty xây dựng được một quy
trình hoàn chỉnh phù hợp với mọi đối tường khách hàng có lĩnh vực
hoạt động khác nhau.

-

Trong giai đoạn 1 liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán, phần này rất
quan trọng và chiếm khoáng 30% trong cả cuộc kiểm toán, nhưng
công việc này chỉ thực hiện trên cơ sở thu thập 1 số tài liệu chính mà
khách hàng cung cấp trước để mình phân tích (như Báo cáo tài chính,
hồ sơ pháp lý của công ty). Công việc phân tích sơ bộ này đòi hỏi
nhân viên có trình độ chuyên nghiệp cao thì mới hiệu quả để có thể

tìm ra các sai sót hệ thống và tập trung kiểm tra các sai sót đó trong
quá trình thực hiện ở giai đoạn 2  giảm được rất nhiều thời gian. Tuy
nhiên nêu không tìm được ra các sai sót thì thời gian thực hiện công
việc kiểm toán lại mất nhiều hơn tại giai đoạn 2 không hiệu quả.


Hơn nữa công việc này thường được làm khi bắt đầu Công ty bắt đầu
thực hiện kiểm toán cho khách hàng ( thường rơi vào tháng 1 đến
tháng 5 hàng năm) mà chưa được thực hiện trước đó  do đó khối
lượng thời gian dồn vào tháng 1 đến tháng 5 là rất lớn mà mình chưa
biết phân bổ thời gian lập kế hoạch sang các tháng từ tháng 9 đến
tháng 12 (mùa này tương đối nhiều thời gian rảnh rỗi của kiểm toán
viên)
-

Trong giai đoạn 2 có phần tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản (Tiền,
Hàng tồn kho, Tài sản cố định) tại ngày thực hiện kiểm toán sau đó
tính trừ ngược lại tại ngày lập báo cáo tài chính của khách hàng (ngày
lập báo cáo tài chính thường là ngày 31/12 hàng năm), phần này nếu
công ty ký hợp đồng trước với khách hàng thì có thể kiểm kê tại thời
điểm khách hàng lập Báo cáo tài chính (ví dụ như tại thời điểm cuối
năm). Do đó cần rút ngắn thời gian kiểm toán tại khâu này.

-

Trong giai đoạn 3 liên quan đến quá trình tổng hợp kết quả và thảo
luận với khách hàng, hiện tại các kiểm toán viên chỉ thực hiện tổng
hợp kết quả và họp trao đổi với khách hàng sau ngày kết thúc kiểm
toán mà chưa thực hiện việc trao đổi trực tiếp với khách hàng khi phát
hiện ra các sai sót để hai bên cùng tháo gỡ. Điều này cũng là nguyên

nhân dẫn đến Báo cáo tài chính của một số khách hàng thường kéo rất
dài thời gian thực hiện không hiệu quả.

Qua phân tích ở trên cho thấy nhược điểm ở Quy trình này chính là thời
gian các rút ngăn được thời gian bao nhiêu thì công việc kiểm toán được
thực hiện hiệu quả bấy nhiêu nhất là trong mùa kiểm toán từ tháng 1 đến
tháng 5 hàng năm là rất bận và rất nhiều khách hàng tập trung làm vào
thời gian này.


5.

Những điểm cần cải thiện trong quy trình

Để giải quyết các nhược điểm nêu trên, trên cơ sở xem xét thực tế việc
thực hiện nghiệm kiểm toán tại nhiều đơn vị, Tôi đưa ra một số điểm cần
cải thiện trong quy trình để giảm bớt thời gian thực hiện:
- Tại giai đoạn lập kế hoạch: Vào thời điểm cuối năm, Công ty cần thực
hiện tái tục hợp đồng với khách hàng năm trước và ký kết các hợp đồng
với khách hàng mới. Để từ đó mình có thời nhiều thời gian để lập kế
hoạch kiểm toán cho từng khách hàng riêng biệt, như vậy khi vào thực
hiện kiểm toán công ty chỉ cần thực hiện từ giai đoạn 2 trở đi  sẽ hiệu
quả rất nhiều nếu Công ty làm được như thế này, vì thời điểm cuối năm từ
tháng 9 đến tháng 12, hầu như các kiểm toán viên của công ty là rảnh rỗi
công việc.
- Khi công ty đã thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán trước cho khách
hàng cũ và khách hàng mới cho năm tài chính tới, công ty cần chọn những
khách hàng có quy mô hoạt động lớn, có nhiều công ty con để thực hiện
kiểm toán sơ bộ 9 tháng trước, việc thực hiện kiểm toán sơ bộ cũng rơi
vào thời gian rỗi của kiểm toán viên ( tháng 9 đến tháng 12). Khi thực

hiện kiểm toán xong 9 tháng cho khách hàng, khi thực hiện kiểm toán Báo
cáo tài chính cả năm, Công ty chỉ cần thực hiện kiểm toán 3 tháng cuối và
cộng với 9 tháng đâu năm là xong  rút ngắn rất nhiều thời gian cho mùa
kiểm toán bận rộn.
- Cũng liên quan đến việc ký hợp đồng trước với khách hàng, côn ty có
thể thực hiện việc quan sát kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền và
các khoản công nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng lập Báo cáo
tài chính (thường là ngày 31/12 hàng năm) để tránh phải thực hiện thủ tục
này tời thời điểm kiểm toán sau đó lài tình lùi lại ngày lập báo cáo tài
chính mất rất nhiều thời gian.
- Trong giai đoạn 3: Các nhóm kiểm toán cần chủ động trao đổi trực tiếp
với khách hàng khi phát hiện ra các sai sót để 2 bên cùng tháo gỡ, tránh


trường hợp sau khi kết thục kiểm toán, trưởng nhóm mới tổng hợp lại toàn
bộ các vấn đề phát sinh sau đó mới tổ chức họp và trao đổi với khách
hàng, khi đó lại phải chờ khách hàng xem xét lại hồ sơ chứng từ của khách
hàng mất rất nhiều thời gian.

6.

Vận dụng các nội dung của Quản trị tác nghiệp vào đơn vị

Mục tiêu hoạt động của IFC là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành
tốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cao nhất cho khách hàng,
cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế
tài chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả
cao nhất. Hơn thế nữa với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi
với khách hàng, tận tình, thông thạo nghiệp vụ và hiểu biết kinh nghiệm
thực tế tại Việt Nam, IFC nắm rõ các yêu cầu trong quản lý, sản xuất kinh

doanh, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải và hỗ trợ khách hàng giải
quyết tốt các vấn đề đó. Chính vì vậy, thông qua môn học Quản trị hoạt
động, tôi nhận thấy cần vận dụng một số điểm sau:
1)

Trước hết cần không ngừng nâng cao chất lượng, xác định mục tiêu

tác nghiệp dài hạn cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách
hàng.
2)

Cần tổ chức xem xét lại một cách chi tiết toàn bộ các quy trình kiểm

toán để loại bỏ những điểm bất hợp lý, nâng cao sự phối hợp giữa các
khâu trong các Quy trình nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các công
việc, tránh các lãng phí trong quá trình thực hiện.
3)

Nâng cao chất lượng nhân viên chuyên nghiệp: Đây là yếu tố căn

bản có tính quyết định nhất đến sự phát triển, danh tiếng của thương hiệu
kiểm toán. Cần phải hiểu được rằng, người trực tiếp thực hiện các cuộc
kiểm toán, tạo nên chất lượng kiểm toán, thương hiệu của một công ty
kiểm toán chính là các kiểm toán viên, nhân viên của các công ty kiểm
toán. Những điểm mạnh và sự khác biệt về chất lượng nhân viên sẽ là 1


yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu của 1 hãng kiểm toán tức là 1 hình
ảnh của công ty mang những nét đặc trưng, rất riêng có.


C.

KẾT LUẬN

Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày càng tăng, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO. Mặt khác, chủ trương cổ phần hoá
DNNN, phát triển thị trường chứng khoán của Nhà nước đang phát triển.
Những sự kiện này yêu cầu Việt Nam phải phát triển và mở cửa thị trường
Kiểm toán độc lập để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán và dịch
vụ tư vấn ngày càng cao. Với phương thức tạo ra sự khác biệt bằng những
thế mạnh hiện có, IFC đã, đang và sẽ xây dựng các quy trình tác nghiệp và
các chương trình hành động để dần khẳng định được vị trí của mình trên
thị trường. Đưa dịch vụ này thành thế mạnh của Công ty và có sức canh
tranh mạnh trong phân khúc thị trường (ngoài Big4) kiểm toán tại Việt
Nam.
Xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình và những bài giảng có chất lượng cao
của Tiến Sỹ Nguyễn Danh Nguyên trong thời gian vừa qua, đã cho em
nhiều kiến thức để áp dụng trong thực tiễn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Quản trị hoạt động - Chương trình MBA - Đại học Griggs.
- Các tài liệu khác liên quan đến IFC
- Slide bài giảng môn học ”Quản trị hoạt động” - Chương trình MBA - Đại
học Griggs
- …




×