Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài tập lớn tố dân nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.62 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................................0
A. LỜI MỞ ĐẦU:................................................................................................................1
B. NỘI DUNG:....................................................................................................................1
I. Cơ sở lí luận về nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật:...1
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật.........................................................................................................1
2. Khái niệm nguyên tắc TP, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong
TTDS:.............................................................................................................................1
3. Ý nghĩa của nguyên tắc TP, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong
TTDS bao gồm:..............................................................................................................2
II. Những biểu hiện về mặt nội dung của nguyên tắc TP, HTND độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật trong TTDS:.......................................................................................................3
1. Khi xét xử Thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập:..............................................3
2. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật:....................5
3. Mối quan hệ giữa “độc lập xét xử” và “chỉ tuân theo pháp luật” trong tố tụng dân
sự:...................................................................................................................................5
III. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị:...................................6
1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
trong TTDS:.......................................................................................................................6
1.1 Thành tựu.................................................................................................................6
1.2. Hạn chế....................................................................................................................7
2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc TP, HTND xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự:...........................................................................7
C. KẾT LUẬN:....................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................9

0



A. LỜI MỞ ĐẦU:
Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là
một nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự. Việc ghi nhận và
bảo đảm thực hiện nguyên tắc này là một bảo đảm quan trọng trong việc Tòa án giải quyết
đúng đắn và khách quan trong các vụ việc dân sự. Do vậy, trong bài tập lớn học kì lần này
em xin chọn giải quyết Đề tài số 02: “Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc
này”.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật:
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật
Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước ở Việt
Nam. Tiếp thu tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện này
theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ
quan trong việc thực quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng chính là cơ sở lý
luận của nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà tòa án thực hiện. Tòa án là
cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp - hoạt động nhân danh công lý và dựa vào công lý thì
tòa án phải xét xử như một người đứng giữa, trung lập, không phụ thuộc vào bên nào, chỉ
xét xử độc lập và tuân theo pháp luật thì tòa án mới tồn tại đúng với bản chất của mình là
một cơ quan bảo vệ công lý.
Thứ ba, xuất phát từ chế độ dân chủ nhân nhân ở nước ta. Việc xét xử của tòa án có
HTND tham gia đã được hiến pháp và pháp luật qui định, đó là một trong những nguyên tắc
hể hiện rõ tư tương “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” và chế độ dân chủ Xã hội chủ
nghĩa. Pháp luật giao trọng trách cho HTND thay mặt nhân dân tham gia xét xử, giám sát,
chế ước, hạn chế tiêu cực trong hoạt động của tòa án , bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế Xã
hội chủ nghĩa. Giúp cho việc xét xử của tòa án được rõ ràng, chính xác, phù hợp với tình
hình thực tế và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

2. Khái niệm nguyên tắc TP, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong
TTDS:
Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một nguyên tắc cơ
bản trong Luật TTDS Việt Nam, thể hiện tư tưởng, định hướng trong hoạt động xét xử các vụ
việc dân sự. TP và HTND độc lập khi xét xử, tự mình quyết định việc giải quyết các vụ việc dân
sự mà không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng như của chính
các thành viên HĐXX và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tuy nhiên, độc lập không
có nghĩa là tùy tiện mà phải căn cứ vào pháp luật để xét xử.

1


Ngoài việc tuân theo các quy định của pháp luật, TP và HTND chỉ tuân thủ các quy tắc
xét xử. Điều này nhằm tránh mọi sự lạm dụng quyền lực của các TP, cũng như để cho các TP
tránh được mọi áp lực từ phía các cơ quan Nhà nước.
Độc lập xét xử là một nguyên tắc Hiến định. Trong TTDS, tòa án độc lập ngay từ khi
đương sự nộp đơn khởi kiện lên tòa án và tòa án thụ lý đơn khởi kiện. TP và HTND tuy độc lập
xét xử nhưng phải trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. tòa án chỉ thụ lý vụ án
khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Trong
quá trình tố tụng, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung các yêu cầu của mình; có
quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Như
vậy, tòa án mặc dù giữ vai trò chủ định, độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, song việc giải
quyết vụ án dân sự vẫn phải dựa trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên đương sự về
việc giải quyết vụ án. Hiện nay, nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 12, BLTTDS như sau:
“Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật : Khi xét xử vụ án
dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm mọi
hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ”
3. Ý nghĩa của nguyên tắc TP, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
trong TTDS bao gồm:
Nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án, có thể khái quát ý nghĩa của
nguyên tắc thành ba nhóm như sau:
- Ý nghĩa chính trị- xã hội: Nguyên tắc xác định vai trò, vị trí của cơ quan tòa án trong
hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Chỉ có Tòa
án mới có quyền xét xử và khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp vào hoạt động
xét xử của Tòa án và hoạt động xét xử của Tòa án (cụ thể là của Thẩm phán và của Hội
thẩm) phải đảm bảo sự độc lập trên cơ sở chỉ tuân theo pháp luật, không tuân theo bất cứ sự
chỉ đạo khác nào ngoài pháp luật, trái pháp luật. Nguyên tắc đảm bảo cho mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật. "Quan chức" cũng như "thường dân", khi phạm tội đều bị đưa ra
xét xửbởi Tòa án trên cơ sở những quy định của pháp luật mà không có một đặc ân nào.
Hoạt động xét xử không phải là hoạt động của một cá nhân mà là hoạt động của tập thể,
không chỉ là hoạt động của "quan tòa" mà còn có sự tham gia giám sát,tham gia xét xử của
nhân dân thông qua những ngườiđại diện của họ, đó là Hội thẩm, Nguyên tắc đã gián tiếp
thể hiện bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ, nhân dân
tham gia giám sát các hoạt động của nhà nước, trong đó có hoạt động xét xử.
- Ý nghĩa pháp lý: Nguyên tắc là cơ sở pháp lý để Thẩm phán và Hội thẩm tiến hành
hoạt động xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Đây cũng là cơ sở đảm bảo Hiến pháp
và pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc bởi những người thi hành pháp luật và
những người xét xử hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ có ý nghĩa và
có tác dụng khi nguyên tắc "độc lập xét xử" được tuân thủ một cách triệt để. Độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật khi xét xử vừa là quyền, đồng thời đó cũng là nghĩa vụ của Thẩm phán
và Hội thẩm.
2


- Ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật đảm bảo việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật;
Nguyên tắc này loại trừ các sự tác động không cần thiết, thậm chí tiêu cực của các cơ quan,
tổ chức khác đến Hội đồng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, đảm bảo sự bình đẳng, độc

lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử.
II. Những biểu hiện về mặt nội dung của nguyên tắc TP, HTND độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật trong TTDS:
1. Khi xét xử Thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập:
1.1. Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập với các yếu tố bên ngoài:
a. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân độc lập với Viện kiểm sát:
Xét xử vừa là hoạt động chấp hành pháp luật, vừa là hoạt động áp dụng pháp luật. Do vậy,
TA phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trước khi áp dụng đối với các đối
tượng khác. Để đảm bảo được điều này thì hoạt động xét xử của TA được đặt dưới sự giám sát
của VKS.
Theo khoản 1 Điều 197 Điều 234 BLTTDS 2004, Kiểm sát viên có quyền phát biểu ý kiến
về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của TP, HĐXX; việc chấp
hành pháp luật của người tham gia TTDS… Tuy nhiên, những ý kiến này chỉ mang tính chất
khuyến nghị và không có ý nghĩa trực tiếp làm thay đổi hành vi tố tụng và phán quyết của
HĐXX. Khi xét xử, TP và HTND phải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được kiếm tra, kết
quả tranh tụng tại phiên tòa, đối chiếu với các quy định của pháp luật và trên cơ sở nhận định,
đánh giá của mình để ra bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự và có quyền kết luận khác
với ý kiến của VKS. Hoạt động kiểm sát xét xử trong TTDS của VKS không làm ảnh hưởng tới
nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
b. Khi xét xử Thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập với Tòa án các cấp:
Hệ thống TAND ở nước ta hiện nay được tổ chức theo đơn vị hành chính bao gồm:
TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh và TANDTC. BLTTDS quy định, nếu không đồng ý với
phán quyết của tòa án thì các đương sự có quyền kháng cáo, VKS có quyền kháng nghị để
xét xử phúc thẩm, Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKS cấp tỉnh
và Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc kết luận
một bản án, quyết định của ta đúng hay sai sẽ thuộc về HĐXX phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm.
Sự độc lập của TP và HTND trong xét xử còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa
các cấp xét xử. Hiện nay, việc xét xử các VADS được thực hiện theo nguyên tắc hai cấp xét
xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS được

quy định tại Điều 17, BLTTDS. Theo đó, các bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của
tòa án cấp sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà được trù liệu một
thời hạn nhất định để các đương sự kháng cáo và VKS kháng nghị phúc thẩm. Xét xử phúc
thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai lầm có trong những bản án,
quyết định của tòa án cấp sơ thẩm, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khi xét xử lại vụ án, HĐXX phúc thẩm hoàn toàn độc lập với những nhận định của tòa án
3


cấp sơ thẩm về nội dung của vụ án. HĐXX phúc thẩm có quyền hủy bản án cấp sơ thẩm và
chuyển hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm xét lại vụ án. Để đảm bảo tính pháp chế XHCN, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì đối với những bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật vẫn có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc xét lại
bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm có ý nghĩa giúp cho tòa án cấp
trên thấy được những sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án cấp dưới trong quá trình giải
quyết vụ án. Ngoài ra, trước đây, tòa án chịu sự quản lí của Bộ tư pháp về mặt tổ chức
nhưng hiện nay TANDTC được giao được giao nhiệm vụ quản lí toàn diện đối với các tòa
án địa phương. Như vậy, mặc dù giữa các cấp tòa án có tồn tại mối quan hệ quản lí hành
chính nhưng tòa án cấp trên không thể ra lệnh hoặc chỉ đạo tòa án cấp dưới xét xử theo ý
mình.
c. Nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập trong mối quan hệ với
nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nuớc và xã hội:
Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội…”. Sự độc lập của TP và HTND trong xét xử không mâu thuẫn với quy
định này. Vì Đảng lãnh đạo chặt chẽ cơ quan tư pháp về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cán
bộ nhưng Đảng không can thiệp vào hoạt động xét xử từng vụ án cụ thể của tòa án . Mọi sự can
thiệp trái pháp luật của cá nhân Đảng viên và của cấp ủy Đảng vào hoạt động xét xử của TP và
HTND đều là nhận thức không đúng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử của
tòa án .
d. Khi xét xử TP, HTND độc lập với các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân và dư

luận xã hội:
Trong quá trình giải quyết vụ án không một cơ quan Nhà nước nào được can thiệp vào
việc thực hiện nhiệm vụ của TP và HTND. Về phần mình TP và HTND thực hiện chức năng
của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong quá trình xét xử, TP và HTND
không chỉ độc lập với cơ quan Nhà nước mà còn độc lập với các bên đương sự, người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư và những
người tham gia tố tụng khác. Vì xuất phát từ tính chất của quan hệ dân sự là dựa trên sự thỏa
thuận giữa các bên trong quá trình giải quyết VADS, TA luôn tôn trọng quyền tự định đoạt
của đương sự. Trong quá trình xét xử, TP và HTND còn độc lập với các cơ quan báo chí và
dư luận xã hội. Tại Điều 5, BLTTDS quy định: “Việc xét xử các VADS được tiến hành công
khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định” là nhằm
bảo đảm cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của tòa án và thông qua đó để
tuyên truyền và giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân. Chúng ta đang sống trong
một xã hội dân chủ nên TP và HTND phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân
nhưng đồng thời phải giữ vững bản lĩnh của mình không vì sức ép của báo chí và dư luận xã
hội mà phán xét thiênvị, không vô tư, khách quan gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên.
1.2. Khi xét xử TP và HTND độc lập với các yếu tố bên trong:
Nguyên tắc TP và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong TTDS đòi hỏi sự
độc lập giữa các thành viên của HĐXX trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá các
4


tài liệu, chứng cứ và đưa ra các kết luận về vụ án, không bị phụ thuộc vào các quan điểm
của các thành viên khác trong HĐXX. Theo quy định của BLTTDS, việc xét xử các VADS
có HTND tham gia và HTND ngang quyền với TP. Mục đích của việc pháp luật giao trọng
trách như vậy cho HTND là do HTND với tư cách là đại diện, thay mặt nhân dân tham gia
xét xử, giám sát và hạn chế tiêu cực trong hoạt động tố tụng của TA để bảo vệ công lí, pháp
chế XHCN. Vì vậy, HTND có các quyền và nghĩa vụ đặc thù, trong đó quyền và nghĩa vụ
chung nhất và quan trọng nhất của HTND là khi xét xử phải độc lập, chỉ tuân theo pháp luật

và ngang quyền với TP.
2. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật:
Nội dung không kém phần quan trọng của nguyên tắc, đó là việc xét xử của Thẩm phán
và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử, Tòa án không có cấp trên, cấp trên của Hội
đồng xét xử chính là pháp luật.Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ràng
buộc, không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của ai. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được
can thiệp hoặc tác động vào các thành viên của Hội đồng xét xử để ép họ phải xét xử vụ án
theo ý chủ quan của mình. Mọi hành động can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều làm ảnh
hưởng tới tính khách quan của vụ án và đều bị coi là bất hợp pháp. Khi xét xử Thẩm phán
và Hội thẩm độc lập không có nghĩa là xét xử tùy tiện mà việc xét xử phải tuân theo pháp
luật, có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, của bất kỳ ai và phải nắm bắt dư
luận xã hội, nhưng khi quyết định, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải thể hiện bản lĩnh
nghề nghiệp của mình, xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, không được để cho ý kiến bên
ngoài làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án. Khía cạnh này của nguyên tắc đòi hỏi
Thẩm phán và Hội thẩm không một bước xa rời pháp luật, không có bất kỳ một sự lẩn tránh
nàođối với pháp luật, không tha thứ cho bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào. Đó là
đòi hỏi có tính chất bắt buộc đối với Thẩm phán và Hội thẩm.
Vì vậy, khi xét xử các VADS, TP và HTND phải căn cứ vào các quy định của BLDS,
Luật hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Luật Lao động,…và phải đối chiếu các tình
tiết của vụ án với các quy định của pháp luật nội dung để xác định trên thực tế có hành vi vi
phạm pháp luật hay không đồng thời phải căn cứ vào BLTTDS và các văn bản hướng dẫn
thi hành để xác định thẩm quyền cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp. Ngoài ra,
khi giải quyết các VADS có yếu tố nước ngoài, các TP còn phải căn cứ vào các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã kí kết và tham gia.
3. Mối quan hệ giữa “độc lập xét xử” và “chỉ tuân theo pháp luật” trong tố tụng dân
sự:
“Độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Độc lập là
biểu hiện của tuân theo pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập là một phần nội
dung của nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập vàchỉ tuân theo pháp luật",
Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau, độc lập với các yếu tố khác. Độc lập trong xét xử

không những được quy định thành nguyên tắccủa bộ luật tố tụng hình sự, được ghi nhận
trong Hiến pháp, luật tổ chức Tòa án mà nó còn được thể hiện ở những điều luật quan trọng
khác của luật tố tụng hình sự như các điều luật về nghị án, về giới hạn xét xử, về giám
5


đốcthẩm. Nếu Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, không chịu bất cứ sự tác động nào
thì phán quyết của Hội đồng xét xử mới có tính khách quan, vô tư, quyết định của Hội đồng
xét xử mới đảm bảo đúng pháp luật. Độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội
thẩm tuân theo pháp luật.Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập chính là biểuhiện và bảo
đảm của việc tuân theo pháp luật.
Tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập trong xét xử. Xét khía cạnh thuần
túy của tính độc lập, để có thể tự mình đưa ra phán quyết, Thẩm phán và Hội thẩm phải có
kiến thức pháp luật và phải chấp hành quy định của pháp luật. Kiến thức pháp luật như đã
phân tíchở trên là những kiến thức về khoa học luật hình sự và các kiến thức về luật chuyên
ngành. Tuân theo pháp luật là làm theo những quy định của pháp luật (bao hàm cả pháp luật
hình sự và pháp luật tố tụng hình sự cũng như các luật chuyên ngành). Khi nắm chắc kiến
thức pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm có điều kiện để thể hiện sự độc lập trong phán
quyết của mình.
Độc lập trong thống nhất với việc chỉ tuân theo pháp luật. Như đã phân tích ở trên, độc
lập không có nghĩa là thoát ly khỏi những quy định của pháp luật và tuân theo pháp luật,
mà không có sự độc lập thì chỉ là sự tuân theo một cách hình thức không có hiệu quả. Độc
lập nhưngphải trên cơ sở những quy định của pháp luật. Mọi kết luận của bản án, quyết
định của Hội đồng xét xử phải phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Bản ánphải
xác định đúng người phạm tội, đúng hành vi phạm tội, đúng những thiệt hại do tội phạm
gây ra. Mỗi nhận định của bản án đều phải dựa trên những chứng cứ và tình tiết xác thực đã
được thẩm tra tại phiên tòa có lập luận chặt chẽ, không kết luận dựa trên ý chí chủ quan,
cảm tính cá nhân của mỗi thành viên Hội đồng xét xử. Yếu tố độc lập và tuân theo pháp luật
không thể tách rời nhau.
Độc lập mà không theo pháp luật thì độc lập trong xét xử sẽ không còn ý nghĩa vì sự

xét xử tùy tiện, độc đoán, không tránh khỏi sự chủ quan, cảm tính khi đánh giávấn đề.
Có thể nói rằng, yếu tố độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ biện chứng
với nhau, độc lậptrong sự thống nhất với việc tuân theo pháp luật.
III. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị:
1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật trong TTDS:
1.1. Thành tựu
Để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của TP và
HTND, TANDTC rất coi trọng việc giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp cho các
TP và HTND. Bên cạnh việc ban hành các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, TANDTC hàng
năm còn mở nhiều đợt tập huấn về chuyên môn, các cuộc hội thảo nhằm nâng cao kỹ năng cho
các TP và HTND. Đồng thời cũng có những cơ chế xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm liên
quan đến việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người TP. Số lượng và chất lượng của đội ngũ
TP được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hương nhiệm
vụ năm 2011 của ngành tòa án Trong năm 2010, số TP được bổ nhiệm lại là 1053 người, số TP
6


TAND các cấp được bổ nhiệm lần đầu là 523 người. Hiện nay, tổng số TP TAND các cấp là
4680 người, tăng khoảng 350 người so với cùng kỳ năm trước, TAND các cấp đã thụ lí 215.741
vụ việc dân sự; đã giải quyết và xét xử được 194.372 vụ việc (đạt 90%). Trong đó, giải quyết,
xét xử theo thủ tục sơ thẩm 180.022 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm là 13.032 vụ việc và theo
thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là 1.318 vụ việc
Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất và cải thiện chế độ tiền
lương cho ngành tòa án . Quốc hội đã đổi mới hình thức phân bổ kinh phí cho ngành TA, kinh
phí tăng thêm 19%/năm; năm 2010, kinh phí được phân bổ tăng trên dưới 30%. Bên cạnh đó,
chế độ tiền lượng, làm thếm giờ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, vượt khung cũng từng
bước được đổi mới.
1.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì trên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế và
bất cập làm cho “nguyên tắc TP, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” chưa
được bảo đảm thực hiện và nếu có thực hiện sẽ thiếu đi sự khách quan, công bằng. Thứ nhất
là, do đội ngũ TP hiện nay ở nước ta còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; một số TP
có năng lực xét xử chưa cao, thiếu nhiều yếu tố thuộc về kĩ năng thực hành, kĩ năng giao
tiếp, tiếp cận vụ án. Vì vậy, vấn đề về trình độ và năng lực chuyên môn của TP đang được
đặt ra cấp bách trước yêu cầu và đòi hỏi của những VADS cũng như hình sự, thương mại,…
ngày càng có xu hướng phức tạp hơn. Thứ hai là, việc quản lí, kiểm tra, phát hiện, ngăn
chặn và xử lí vi phạm kỉ luật đối với TP và HTND vi phạm phẩm chất đạo đức, kỉ luật công
vụ, thậm chí là vi phạm pháp luật còn chưa nghiêm. Một vấn đề nữa cần phải nhắc tới là
chúng ta không thể không công nhận vai trò của HTND trong công tác xét xử của ngành TA
hiện nay, tuy nhiên, cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng một số nơi, việc tham gia xét
xử vụ án của HTND vẫn mang nặng hình thức. Thực tế, nhiều HTND chưa làm hết vai trò,
trách nhiệm của mình mà pháp luật đã quy định. Nguyên nhân là do trình độ chuyên môn,
năng lực giữa TP và HTND còn một khoảng cách khá xa nên việc thực hiện nguyên tắc này
nhiều khi chỉ mang nặng tính hình thức.
2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc TP, HTND xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự:
Thứ nhất, cần hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật . Xây dựng hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, không chồng chéo, mâu thuẫn với nhau; các văn bản hướng dẫn
thi hành và giải thích luật phải kịp thời.. Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các
khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại
Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự .Cần có một cơ
chế pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng vàthống nhất để tạo cơ sở cho Thẩm phán và Hội thẩm khi
xét xử chỉ tuân theo pháp luật
Thứ hai , Phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp. Các TP phải được đào tạo chuẩn (có trình độ tốt nghiệp đại học và trên đại học
chuyên ngành luật) và thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới về tin học, ngoại
7



ngữ, pháp luật quốc tế. Cùng với TP, các HTND cũng phải được bồi dưỡng tập huấn nâng
cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử để đủ năng lực khi xét xử. Ngoài ra, chúng ta phải
đổi mới quy trình bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng rút ngắn thủ tục, giảm sự can thiệp của
các cơ quan chính quyền địa phương. Cần hoàn thiện các quy định để nâng cao trách nhiệm
của TP như quy định về kỷ luật, quy định về bãi miễn khi TP vi phạm phẩm chất đạo đức
hoặc năng lực xét xử yếu kém. Bởi vì, pháp luật quy định người TP độc lập trong xét xử thì
họ cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những phán quyết của mình.
Thứ ba, phải xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức, bổ trợ tư pháp vững mạnh.
Nếu hoạt động bổ trợ tư pháp kém hiệu quả, sẽ dẫn đến sự sai lệch trong kết quả điều tra,
truy tố và khi xét xử, TP rất dễ sai lầm, đưa ra phán quyết không đúng pháp luật. Vì vậy,
trong tiến trình cải cách tư pháp, phải hoàn thiện pháp luật về Luật luật sư, công chứng,
giám định, hộ tịch theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho người dân.
Thứ tư, tăng cường vai trò giám sát của các Đoàn đại biểu Quốc hội, của Hội đồng
nhân dân đối với hoạt động xét xử của tòa án . Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động
của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt
động xét xử; tăng cường cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối với TP, HTND và các cán bộ
tòa án . Nhà nước nên ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc
cho các tòa án ; cần có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ
cán bộ tòa án nói chung để họ yên tâm công tác và phát huy được hết năng lực của mình.
Về các giải pháp khác
- Nâng cao nhận thức của các cá nhân khác về nguyêntắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".
- Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm về vật chất hơn đối với ngành Tòa án nói chung và
cán bộ Tòa án nói riêng.
- Cần phải xác định phạm vi lãnh đạo của Đảng và Hiến định các quy định tổ chức và hoạt
động của Đảng để đảm bảo tôn trọng nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập,
tuân theo pháp luật.
- Xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức, bổ trợ tư pháp vững mạnh.
C. KẾT LUẬN:

Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử nói chung và trong xét xử vụ án dân sự nói riêng.
Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao và được
đảm bảo thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này ở nước ta vẫn
còn một số bất cập, hạn chế, khiến cho nguyên tắc này chưa thực sự phát huy được hết ý nghĩa
của nó. Do đó, chúng ta cần sớm hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện triệt để các quy định đó

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2001).
2. Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004.
3. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, 2005.
4. “Nguyên tắc: “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” trong tố tụng dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Dương Thị Hà Quyên, Hà Nội,
2011.
5. Đinh Trung Tụng, “Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí
TAND, Đặc san chuyên đề về BLTTDS, số 8/2004, tr.18 – 26
6. Trần Văn Kiểm, “Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật
7. Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật : Luận văn
ThS. Luật: 60 38 01 / Hoàng Hồng Phương ; Nghd. : GS.TS. Phạm Hồng Thái
8.
9.

9




×