Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ XUÂN HIẾU

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ XUÂN HIẾU

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Quang Bình

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các


số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình khoa học này.
Đà Nẵng, ngày …. tháng ….. năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Xuân Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLNN TRONG HOẠT ĐỘNG
VIỄN THÔNG ................................................................................................. 8
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về viễn thông ................................................ 8
1.1.2. Khái niệm QLNN trong hoạt động Viễn thông ............................ 10
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN trong hoạt động Viễn thông . 10
1.1.4. Tầm quan trọng của QLNN trong hoạt động Viễn thông ............. 16
1.2. NỘI DUNG VỀ QLNN TRONG HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG .......... 21
1.2.1. Quy hoạch phát triển viễn thông và cấp giấy phép ....................... 21
1.2.2. Thiết lập mạng viễn thông ............................................................ 22
1.2.3. Quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn
thông và quản lý tài nguyên viễn thông .......................................................... 23
1.2.4. Quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá cƣớc .......... 24
1.2.5. Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông............. 26

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ............................................ 28
1.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................... 28
1.3.1. QLNN về hoạt động viễn thông tại TP Hà Nội ............................ 28
1.3.2. QLNN về hoạt động viễn thông tại TP Hồ Chí Minh................... 35


1.3.3. Bài học kinh nghiệm ..................................................................... 39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................................... 41
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 41
2.1.1. Nhân tố vĩ mô ................................................................................ 41
2.1.2. Nhân tố vi mô ................................................................................ 44
2.2. TÌNH HÌNH QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 49
2.2.1. Quy hoạch, phát triển viễn thông và cấp giấy phép ...................... 51
2.2.2. Thiết lập mạng viễn thông ............................................................ 53
2.2.3. Quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn
thông và quản lý tài nguyên viễn thông .......................................................... 55
2.2.4. Quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá cƣớc .......... 58
2.2.5. Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông............. 61
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ............................................ 62
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 64
2.3.1. Thành tựu ...................................................................................... 64
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 72
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................. 75
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QLNN VỀ
HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG ............................................................................................................. 78
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU TĂNG CƢỜNG CÔNG
TÁC QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................................. 78


3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 78
3.1.2. Định hƣớng ................................................................................... 79
3.1.3. Mục tiêu ........................................................................................ 80
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC
QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 81
2.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, phát triển viễn thông và cấp giấy phép: ... 81
3.2.2. Hoàn thiện thiết lập mạng viễn thông ........................................... 82
2.2.3. Hoàn thiện quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ
tầng viễn thông và quản lý tài nguyên viễn thông .......................................... 85
2.2.4. Hoàn thiện quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá
cƣớc ................................................................................................................. 88
2.2.5. Hoàn thiện quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn
thông ................................................................................................................ 90
2.2.6. Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm .......................... 92
2.2.7. Một số giải pháp khác ................................................................... 95
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .......................................................... 97
3.3.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông ........................................ 98
3.3.2. Đối với Thành phố Đà Nẵng ....................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA

1

3G

Mạng di động thế hệ thứ 3

2

4G

Mạng di động thế hệ thứ 4

3

BTS

Trạm thu phát cơ sở

4

FTTH

Công nghệ cáp quang đến nhà thuê bao


5

NGN

Mạng thế hệ mới

6

IPv4

Giao thức kết nối Internet phiên bản thứ tƣ

7

IPv6

Giao thức kết nối Internet phiên bản thứ sáu

8

ITU

Liên minh viễn thông thế giới

9

xDSL

Công nghệ đƣờng dây thuê bao số bất đối xứng


10

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

11

BCVT

Bƣu chính viễn thông

12

CNTT

Công nghệ thông tin

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

TTTT

Thông tin truyền thông


15

QLNN

Quản lý Nhà nƣớc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.

Quy mô dân số thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20112016
Thống kê chỉ tiêu kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2011-2016

Trang
43
44

Các doanh nghiệp viễn thông đƣợc cấp giấy phép và
2.3.

triển khai hoạt động tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn


46

2011-2016
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.

Số lƣợng đại lý dịch vụ viễn thông tại thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2011-2016
Số lƣợng mạng viễn thông đƣợc thiết lập giai đoạn
2011-2016
Số lƣợng trạm BTS tại thành phố Đà Nẵnggiai đoạn
2011-2016
Số lƣợng trạm BTS dùng chung trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2011-2016

48
55
57
57

Số lƣợng doanh nghiệp chấp hành quản lý chất lƣợng
2.8.

dịch vụ viễn thông trên địa bàn thành phố giai đoạn

59

2011-2016

2.9.
2.10.
2.11.

Số lƣợng doanh nghiệp vi phạm về giá cƣớc viễn
thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2016
Tình hình vi phạm về cạnh tranh trong hoạt động viễn
thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2016
Số lƣợng cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông đƣợc
thanh tra trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2016

61
63
64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nƣớc, ngành
Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao cả về
quy mô, doanh số, thị trƣờng và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nƣớc. Số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng ngày càng tăng,
nhất là khi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện đã mở rộng theo
hƣớng cho phép tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ và
thiết lập hạ tầng mạng viễn thông.
Mạng lƣới và dịch vụ bƣu chính, viễn thông, Internet trong nƣớc, quốc
tế, thông tin hàng hải và truyền báo luôn đảm bảo an toàn thông tin trong
hoàn cảnh khó khăn do lũ, lụt, thiên tai. Thông tin liên lạc từ Trung ƣơng đến

địa phƣơng luôn đƣợc thông suốt, phục vụ tốt các hoạt động, sự kiện lớn của
đất nƣớc cũng nhƣ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Cùng với sự phát triển của cả nƣớc, trong những năm qua, Đà Nẵng đã
có những bƣớc chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó lĩnh vực thông tin – truyền
thông là lĩnh vực đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng
nhu cầu của các cơ quan Nhà nƣớc, doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân Đà
Nẵng. Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đƣợc thành lập theo
Quyết định số 1958/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 của UBND thành phố Đà
Nẵng nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về viễn thông cũng nhƣ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn phát triển đúng
theo quy hoạch, phù hợp với tình hình địa phƣơng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt
động viễn thông đang tồn tại những bất cập trên các mặt: cơ sở hạ tầng viễn
thông không đồng bộ với hạ tầng giao thông, công tác sử dụng chung cơ sở hạ
tầng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức làm lãng phí nguồn lực của xã hội; các


2
dịch vụ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng chƣa
đƣợc giám sát chặt chẽ; việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp viễn thông chƣa đƣợc chấn chỉnh .v.v . Những tồn tại nêu trên dẫn đến
cần phải nâng cao công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông, đảm
bảo việc phát triển đúng định hƣớng, phù hợp với quy hoạch cũng nhƣ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển và đáp ứng đƣợc nhu
cầu của ngƣời dân về các dịch vụ viễn thông tại Đà Nẵng.
Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Nhà
nƣớc hoạt động viễn thông, đánh giá thực trạng tại Đà Nẵng và đƣa ra các
khuyến nghị cho thành phố là rất cần thiết.
Đề tài “Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng” đƣợc tác giả lựa chọn với câu hỏi nghiên cứu chính là: Nhà

nƣớc phải quản lý nhƣ thế nào để hoạt động viễn thông tại Đà Nẵng phát
triển?
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nƣớc về hoạt động
viễn thông tại Đà Nẵng từ năm 2011 – 2016 và qua đó đề xuất một số khuyến
nghị giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn
thông tại thành phố đến năm 2020.
b. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông
tại Việt Nam.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động Viễn thông
tại thành phố Đà Nẵng, những thành tựu đạt đƣợc và các tồn tại cần giải
quyết.
Đề xuất một số giải pháp, định hƣớng để hoàn thiện công tác quản lý


3
Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2011
đến năm 2016 và định hƣớng đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các báo cáo của Tổng cục thống
kê, Bộ Thông tin truyền thông, UBND thành phố Đà Nẵng về tình hình kinh
tế - xã hội, giáo trình và đề tài nghiên cứu của các tác giả liên quan đến hoạt
động viễn thông. Dữ liệu thứ cấp từ Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Sở
Thông tin truyền thông thành phố Đà Nẵng, các Sở ngành liên quan đến công
tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông, từ đó đƣa ra các phân tích phù

hợp với đề tài nghiên cứu.
Phƣơng pháp thống kê: các số liệu về hoạt động viễn thông tại thành phố
Đà Nẵng từ năm 2011 đến 2016.
Phƣơng pháp phân tích: Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu chủ yếu
đƣợc sử dụng trong luận văn này là: Phân tích chỉ số, tỷ lệ, số trung bình;
Phƣơng pháp so sánh giữa các thời kỳ; Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông tại thành phố Đà Nẵng, từ đó giải
quyết các mục tiêu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại,
an toàn, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao chất lƣợng cuộc
sống của nhân dân; Thúc đẩy thị trƣờng viễn thông tăng trƣởng nhanh, bền
vững, đảm bảo quyền lợi giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân; Rút
ngắn khoảng cách số giữa các vùng miền, tạo điều kiện cho ngƣời dân đặc
biệt là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đƣợc sử dụng các dịch vụ
viễn thông với chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý cũng nhƣ tạo lập hạ tầng để nâng
cao năng lực quản lý, điều hành của tổ chức, cá nhân.


4
Phƣơng pháp so sánh: so sánh số liệu giữa các năm để từ đó rút ra nhận
xét, đánh giá kết quả của việc nghiên cứu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng với tên gọi nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN trong hoạt động Viễn
thông.
- Chƣơng 2: Thực trạng QLNN về hoạt động Viễn thông tại Thành phố
Đà Nẵng.
- Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng công tác QLNN về hoạt động Viễn
thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Sách “Quản lý Nhà nƣớc về bƣu chính, viễn thông và công nghệ thông
tin”, TS Lê Minh Toàn, NXB Chính trị quốc gia, năm 2012 đề cập đến các
nội dung cơ bản liên quan đến công tác quản lý Nhà nƣớc về bƣu chính, viễn
thông, công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý Nhà
nƣớc về bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện,
internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông. Cuốn sách
này cũng đã hệ thống hóa lịch sử ngành Bƣu chính Viễn thông Việt Nam từ
năm 1945 đến nay nêu bật những chính sách của Nhà nƣớc đối với ngành Bƣu
chính Viễn thông theo từng giai đoạn: từ năm 1945 đến 1995 ngành Bƣu điện
vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo
cung cấp dịch vụ Bƣu chính viễn thông cho Nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời
dân; đến sau năm 1995, Nhà nƣớc chủ trƣơng cho phép cạnh tranh trong lĩnh
vực Bƣu chính viễn thông, vì thế cần phải tách bạch chức năng quản lý Nhà
nƣớc ra khỏi ngành Bƣu điện; đến năm 1996 Nhà nƣớc chủ trƣơng thành lập
Tổng cục Bƣu điện nhằm thống nhất công tác quản lý lĩnh vực bƣu chính viễn


5
thông, là cơ sở để sau này thành lập Bộ Thông tin truyền thông.
Giáo trình “Quản lý Nhà nƣớc về Bƣu chính viễn thông và công nghệ
thông tin”, Ths Dƣơng Hải Hà, Học viện Bƣu chính Viễn thông, Hà Nội, năm
2007 cung cấp nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh tế,
tập trung vào từng lĩnh vực bƣu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, cơ
sở lý luận chủ yếu dựa vào Pháp lệnh Bƣu chính viễn thông năm 2002.
Lịch sử Bƣu điện Việt Nam, TS Mai Liêm Trực; GS, TS Đỗ Trung Tá,
NXB Bƣu điện, năm 2002. Các tác giả đã tập trung làm rõ quá trình phát triển
của Bƣu điện Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000, trong đó nêu rõ đặc điểm
của ngành Bƣu điện qua thời kỳ độc quyền Nhà nƣớc đến thời kỳ cạnh tranh,
vừa mang tính chất phục vụ Nhà nƣớc và xã hội, vừa mang tính chất quản lý
Nhà nƣớc. Đặc biệt, cuốn sách này cung cấp cho ngƣời đọc những văn bản chỉ

đạo của Đảng, Nhà nƣớc đối với ngành bƣu chính, viễn thông qua các thời kỳ.
Luận án Tiến sỹ “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020”
Trần Đăng Khoa, Trƣờng Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh năm 2007. Tác giả đã
tập trung phân tích thực trạng của ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn từ
năm 2000 đến năm 2006, dự báo tính toán về số lƣợng thuê bao tăng trƣởng,
kết hợp với xu hƣớng công nghệ thế giới, từ đó đƣa ra các khuyến nghị về
mục tiêu tăng trƣởng của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 cũng nhƣ
đề xuất các chính sách liên quan đến công tác quản lý, hoạch định chính sách,
thu hút vốn, nguồn lực cho việc phát triển ngành viễn thông Việt Nam.
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ
chức cơ quan quản lý viễn thông Việt Nam” do Nguyễn Tiến Sơn – Cục Viễn
thông – Bộ Thông tin truyền thông chủ trì nghiên cứu, đề xuất năm 2011. Tác
giả nghiên cứu hiện trạng cơ quan quản lý viễn thông tại Việt Nam, mô hình
của một số nƣớc nhƣ Anh, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, khuyến nghị của
ITU, từ đó đƣa ra đề xuất thành lập cơ quan quản lý viễn thông tại Việt Nam.


6
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu xu hƣớng phát triển
mạng xã hội và đề xuất chính sách định hƣớng phát triển mạng xã hội tại Việt
Nam” do Đỗ Công Anh – Viện chiến lƣợc thông tin và truyền thông – Bộ
Thông tin và truyền thông nghiên cứu, đề xuất năm 2011. Tác giả đã phân
tích xu hƣớng sử dụng mạng xã hội sẽ đƣợc phổ biến rộng rãi, những tác động
của mạng xã hội đến ngƣời dùng, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội, so sánh với công tác quản lý mạng xã hội ở một số quốc gia nhƣ Hàn
Quốc, Trung Quốc, EU .v.v từ đó tác giả đƣa ra các khuyến nghị về chính
sách quản lý đối với mạng xã hội nhƣ bổ sung thêm các thông tƣ nghị định về
quản lý nội dung trên mạng xã hội, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế
tác động xấu của mạng xã hội đối với tình hình an ninh chính trị tại Việt Nam.
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu đề xuất chính sách

quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông” do
Nguyễn Thành Chung – Cục Viễn thông chủ trì nghiên cứu năm 2011. Tác
giả đã đƣa ra các số liệu thống kê, đánh giá về tình hình thị trƣờng viễn thông
tại Việt Nam từ năm 2006 đến 2010, trong đó tập trung vào dịch vụ Internet
và các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nêu lên những quy định mới của Nhà
nƣớc về công tác quản lý dịch vụ Internet, đặc biệt là trò chơi trực tuyến, các
đại lý Internet. Tác giả cũng đã so sánh công tác quản lý tại một số nƣớc có
dịch vụ Internet phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, từ đó
đƣa ra khuyến nghị nên bổ sung nghị định hƣớng dẫn chi tiết thi hành việc
quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên nền
Internet nhƣ game online; nhắn tin, quảng cáo .v.v
Các công trình trên đều có nội dung rất rộng, liên quan đến các lĩnh vực
quản lý Nhà nƣớc về bƣu chính, viễn thông và công nghệ thông tin ở các
nƣớc phát triển cũng nhƣ tại Việt Nam. Mặt khác, do viễn thông là ngành có
công nghệ thay đổi nhanh chóng, liên tục, nên một số khuyến nghị về chính


7
sách quản lý Nhà nƣớc trong các sách hoặc đề tài nêu trên sẽ không phù hợp
với điều kiện hiện tại ở nƣớc ta.
Ngoài ra, đối với Thành phố Đà Nẵng, chƣa có một đề tài nào nghiên
cứu đến thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về Viễn thông, và đƣa ra các
khuyến nghị phù hợp cho Thành phố Đà Nẵng về công tác hoạch định, quản
lý, thực thi hoạt động viễn thông. Vì vậy đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về hoạt
động Viễn thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” đƣợc lựa chọn có tính kế
thừa nhƣng không trùng lặp, đảm bảo cơ sở lý luận và tính thời sự.


8
CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLNN TRONG HOẠT ĐỘNG
VIỄN THÔNG
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN
THÔNG
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về viễn thông
a. Khái niệm về Viễn thông
Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, Viễn thông là việc truyền dẫn
thông tin giao tiếp qua khoảng cách địa lý [06].
Theo định nghĩa của Thƣơng mại thế giới WTO, Viễn thông chỉ thực
hiện nhiệm vụ truyền dẫn thông tin, có nghĩa là tín hiệu đƣợc truyền từ điểm
này đến điểm khác, không bao gồm việc xử lý thông tin. Ngoài ra, WTO
không chỉ rõ thông tin là bao gồm những nội dung gì, cũng nhƣ không thể
hiện rõ môi trƣờng để truyền tải thông tin.
Theo Tổ chức Liên minh Viễn thông thế giới ITU, Viễn thông là tất cả
sự chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp
quang, các phƣơng tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác [06].
Định nghĩa của Liên minh Viễn thông thế giới ITU có chỉ rõ, không chỉ
làm nhiệm vụ truyền dẫn thông tin, Viễn thông còn có nhiệm vụ thu nhận và
phát đi thông tin. Ngoài ra, nội dung thông tin trong định nghĩa của ITU rõ
ràng hơn, bao gồm các thành phần nhƣ ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh,
hình ảnh, giọng nói, dữ liệu. Trong định nghĩa của ITU còn đề cập đến môi
trƣờng để truyền thông tin, bao gồm dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các
phƣơng tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác [08].
Theo Luật Viễn thông đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua năm 2009, Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý


9

ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin
khác bằng đƣờng cáp, sóng vô tuyến điện, phƣơng tiện quang học và phƣơng
tiện điện từ khác.
Đối với Việt Nam, khái niệm Viễn thông đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn,
điều này cũng phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời
gian gần đây. Thông tin không chỉ đƣợc gửi từ thiết bị gửi, truyền đi qua các
phƣơng tiện truyền dẫn đến đƣợc thiết bị nhận mà còn đƣợc xử lý, mã hóa để
đảm bảo việc bảo mật thông tin .v.v. Về phần thông tin đƣợc mở rộng, không
chỉ là tín hiệu thoại đơn thuần, mà đó có thể là ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ
viết, hình ảnh, âm thanh và đƣợc truyền đi thông qua rất nhiều môi trƣờng
truyền dẫn khác nhƣ nhƣ cáp, vệ tinh, sóng vô tuyến.
b. Đặc điểm về viễn thông
Về cơ bản, Viễn thông gồm ba thành phần chính:
Thiết bị phát: tiếp nhận thông tin, xử lý và phát tín hiệu.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong những năm gần
đây, các thiết bị viễn thông ngày càng đƣợc hiện đại hóa, tích hợp ứng dụng,
tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời sử dụng cũng nhƣ ngƣời vận hành, khai thác,
quản lý mạng viễn thông. Chỉ với chiếc điện thoại di động cũng đã bao gồm
cả thiết bị thu/phát/nhận/xử lý thông tin, chỉ với một phần mềm ứng dụng trên
laptop cũng có thể thực hiện gửi/nhận/mã hóa các file hình ảnh, số liệu, âm
thanh.
Môi trường truyền dẫn: đảm bảo việc thông tin truyền đến nơi yêu cầu.
Môi trƣờng truyền dẫn cũng đã đƣợc mở rộng, trƣớc đây việc truyền tín hiệu
bị hạn chế về mặt không gian và thời gian. Ví dụ, nếu truyền tín hiệu thoại
phải có cáp kết nối trực tiếp, nhƣng giờ đây với các ứng dụng về sóng điện từ,
về thông tin vệ tinh có thể thực hiện việc gửi nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi,
đảm bảo nhanh chóng, chính xác.


10

Thiết bị thu: nhận tín hiệu đến và xử lý chuyển thành thông tin có ích.
Sau khi tín hiệu đƣợc đƣợc thiết bị phát chuyển qua môi trƣờng truyền dẫn,
thiết bị thu tiếp nhận tín hiệu, xử lý giải mã và đƣa thông tin hữu ích đến với
ngƣời sử dụng.
1.1.2. Khái niệm QLNN trong hoạt động Viễn thông
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên
đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật [21]
Quản lý Nhà nƣớc là một dạng quản lý do Nhà nƣớc là chủ thể, định
hƣớng điều hành, chi

phối .v.v để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội trong

những giai đoạn lịch sử nhất định [21].
Quản lý Nhà nƣớc về viễn thông là sự tác động có tổ chức, có mục đích
của Nhà nƣớc lên hoạt động viễn thông để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh [21].
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN trong hoạt động Viễn
thông
a. Môi trường vĩ mô
- Về địa lý và thời tiết: trong công tác quy hoạch mạng lƣới viễn thông
rất cần quan tâm đến các yếu tố tự nhiên nhƣ điều kiện địa lý và thời tiết, cần
xem xét chi tiết tác động của các yếu tố nói trên đến mạng lƣới viễn thông, từ
đó đƣa ra các định hƣớng, giải pháp để đảm bảo an toàn cho hệ thống hạ tầng
viễn thông.
Thứ nhất, tại các khu vực có địa hình đồi núi, vùng sâu vùng xa, việc
triển khai mạng lƣới viễn thông hữu tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn, không thể
cung cấp đƣợc dịch vụ viễn thông trên diện rộng, vì vậy, nên xây dựng mạng
lƣới thiết bị vô tuyến để cung cấp các dịch vụ viễn thông đảm bảo độ phủ
sóng rộng, tiết kiệm đƣợc chi phí. Song song với đó, phải đầu tƣ xây dựng



11
mạng lƣới hữu tuyến tiết kiệm chi phí nhất để phục vụ cho các đối tƣợng
khách hàng quan trọng nhƣ các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp.
Thứ hai, tại các khu vực đồng bằng thuận lợi cho việc triển khai hạ tầng
viễn thông, cung cấp dịch vụ cần tập trung xây dựng mạng lƣới hữu tuyến,
đặc biệt tại các khu vực đô thị hƣớng dần đến việc ngầm hóa hạ tầng viễn
thông.
Thứ ba, điều kiện thời tiết cũng tác động không nhỏ đến cơ sở hạ tầng
viễn thông. Tại các khu vực chịu nhiều tác động bất lợi của tự nhiên nhƣ bão,
lũ, lốc thì việc quy hoạch mạng lƣới viễn thông, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
nhằm đảm bảo an toàn cho con ngƣời, hệ thống hạ tầng viễn thông là rất cần
thiết.
- Về dân số: đối với ngành viễn thông, nhân tố dân số tác động tích cực
đến thị trƣờng dịch vụ viễn thông trên các mặt sau:
Thứ nhất, quy mô dân số càng lớn thì mức hấp dẫn của thị trƣờng dịch
vụ viễn thông càng lớn, số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông càng
nhiều, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng cho ngành viễn thông.
Thứ hai, mật độ dân số tác động đến việc triển khai cung cấp dịch vụ của
các doanh nghiệp viễn thông. Đối với khu vực thành phố, thành thị, nơi tập
trung dân số lớn, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tập trung đầu tƣ vào hạ tầng
mạng lƣới, thiết bị, công nghệ để đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông với số
lƣợng lớn khách hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên nguồn vốn đầu tƣ. Còn
các khu vực có mật độ dân số thấp thì mức độ quan tâm triển khai cung cấp
dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông chƣa đƣợc coi trọng.
Thứ ba, tỷ lệ dân số cũng tác động đến ngành viễn thông, đối với khu vực
có tỷ lệ dân số trẻ, nhu cầu về các dịch vụ viễn thông mới cao hơn hẳn so với
các khu vực khác. Ngoài ra, những ngƣời trong độ tuổi thanh niên tiêu dùng
cho thiết bị và dịch vụ viễn thông nhiều hơn hẳn so với các độ tuổi còn lại.



12
Nhƣ vậy, yếu tố dân số có ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về
viễn thông trên các nội dung quy hoạch, triển khai cung cấp các dịch vụ viễn
thông mới, đầu tƣ mạng lƣới phù hợp để đảm bảo khách hàng là tổ chức cá
nhân có khả năng sử dụng dịch vụ viễn thông ở tất cả các khu vực, vùng miền.
- Về kinh tế: yếu tố kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến ngành viễn thông, về
bản chất là ngành thƣơng mại dịch vụ. Kinh tế phát triển làm cho nhu cầu của
các tổ chức và cá nhân đối với dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin ngày
càng tăng cao. Các doanh nghiệp viễn thông ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy
đủ các dịch vụ viễn thông theo yêu cầu của khách hàng, thì công tác nâng cao
chất lƣợng dịch vụ viễn thông phải đƣợc quan tâm. Khi kinh tế phát triển, quy
mô của các tổ chức đƣợc mở rộng, đầu tƣ cho trang thiết bị công nghệ thông tin
ngày càng lớn, từ đó phát sinh thêm nhu cầu triển khai các ứng dụng viễn thông
nhằm kết nối, truyền dữ liệu thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Nhƣ vậy, yếu tố kinh tế ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về
viễn thông trên các nội dung định hƣớng, quy hoạch, đầu tƣ, quy định tiêu
chuẩn chất lƣợng dịch vụ nhằm tác động đến:
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp viễn thông cần đầu tƣ trang thiết bị,
mở rộng mạng lƣới, triển khai các dịch vụ viễn thông mới, nâng cao chất
lƣợng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thứ hai, đảm bảo phục vụ đƣợc các nhu cầu về dịch vụ viễn thông cho
khác hàng sử dụng là tổ chức và cá nhân cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ đúng
theo tiêu chuẩn quy định.
- Về cơ chế chính sách: là nhân tố rất quan trọng, góp phần thúc đẩy
ngành viễn thông phát triển liên tục, ổn định trong thời gian dài, đƣợc xã hội
ghi nhận là một trong những ngành có khả năng hội nhập sâu với thế giới.
Các chính sách của Nhà nƣớc có tác động rất lớn đến công tác quản lý Nhà
nƣớc hoạt động viễn thông, từ mục tiêu đến giải pháp, từ nội dung đến kế



13

hoạch triển khai, cụ thể:
Thứ nhất, với chủ trƣơng tách chức năng quản lý Nhà nƣớc với quản lý
doanh nghiệp viễn thông đã chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính Nhà
nƣớc can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
viễn thông, phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nƣớc và
quản lý sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ hai, Nhà nƣớc triển khai thực hiện chính sách nền kinh tế nhiều
thành phần đã tạo động lực cho phép thành lập mới nhiều doanh nghiệp viễn
thông, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp viễn thông nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho xã hội.
Thứ ba, mở cửa thị trƣờng viễn thông đối với các doanh nghiệp nƣớc
ngoài đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nƣớc cũng
nhƣ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đổi mới mô hình quản lý
doanh nghiệp, tiếp cận đƣợc nguồn lực mới cả về nguồn vốn và khoa học
công nghệ nhằm cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp viễn thông
nƣớc ngoài.
Thứ tƣ, với chính sách cho phép các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài
đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào thị trƣờng toàn
cầu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng của doanh nghiệp cho khách
hàng trên toàn thế giới.
Các chính sách trên đòi hỏi công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn
thông cần phải đƣợc tăng cƣờng nhằm xây dựng định hƣớng, tạo lập thị
trƣờng viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tạo điều kiện
tối đa cho các doanh nghiệp viễn thông vƣơn ra tiếp cận thị trƣờng thế giới.
- Về khoa học kỹ thuật công nghệ: đây là một trong những yếu tố quyết
định đến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành viễn thông, tác động lớn đến

công tác quản lý Nhà nƣớc.


14
Thứ nhất, đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về viễn thông, việc tăng
cƣờng ứng dụng khoa học kỹ thuật đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là nhiệm vụ rất cấp thiết. Với tính chất là ngành kinh tế kỹ thuật tạo
cơ sở hạ tầng cho xã hội phát triển, các doanh nghiệp viễn thông quan tâm
đến khoa học kỹ thuật, thực hiện chiến lƣợc đi thẳng vào công nghệ tiên tiến
của thế giới, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp các sản phẩm dịch
vụ viễn thông có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý cho khách hàng sử dụng.
Thứ hai, là một trong những ngành sử dụng, kế thừa các thiết bị, công
nghệ, dịch vụ của thế giới, công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn
thông nhằm đảm bảo các thiết bị, công nghệ tiên tiến trên thế giới đƣợc triển
khai, đƣa vào hoạt động, không để các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu có cơ hội
xâm nhập vào thị trƣờng viễn thông.
b. Môi trường vi mô
- Về doanh nghiệp viễn thông: là đối tƣợng chính mà công tác quản lý
Nhà nƣớc về viễn thông tác động đến, trên những vấn đề sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các nhiệm vụ sản xuất,
kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh cũng nhƣ
hiệu quả của bản thân doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu mà Nhà nƣớc đề ra.
Thứ hai, các doanh nghiệp viễn thông hiện thực hóa các chính sách của
Nhà nƣớc về viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh về chất lƣợng, giá cả giữa các
doanh nghiệp với nhau, cung cấp các dịch vụ viễn thông đến với khách hàng,
rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền về tiếp cận thông tin.
Thứ ba, thông qua thực tiễn sản xuất, kinh doanh của mình, các doanh
nghiệp viễn thông đề xuất, kiến nghị các chính sách đối với cơ quan quản lý
Nhà nƣớc về viễn thông để Nhà nƣớc nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh cho
phù hợp.

Về đại lý dịch vụ viễn thông: là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn


15
thông cho ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với
doanh nghiệp viễn thông để hƣởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông
để hƣởng chênh lệch giá. Là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác
quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông trên những mặt sau:
Thứ nhất, mở rộng thị trƣờng viễn thông, phát triển thuê bao, triển khai
các ứng dụng dịch vụ viễn thông có sự đóng góp rất lớn của các đại lý.
Thứ hai, việc chấp hành thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc về viễn
thông ngoài các doanh nghiệp viễn thông, còn có sự tham gia của các đại lý
dịch vụ viễn thông nhằm đảm bảo các chính sách của Nhà nƣớc đƣợc triển
khai thực hiện hiệu quả.
- Về khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông: là tổ chức, cá nhân ký kết
hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý
dịch vụ viễn thông. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến
công tác quản lý Nhà nƣớc về viễn thông trên các lĩnh vực:
Thứ nhất, khách hàng khi sử dụng các dịch vụ viễn thông đem lại doanh
thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp viễn thông vì thế các chính sách của Nhà
nƣớc, của doanh nghiệp đều hƣớng đến tạo điều kiện tối đa cho khách hàng
sử dụng dịch vụ, rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng miền.
Thứ hai, từ nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp viễn thông tích
cực đƣa ra các sản phầm dịch vụ mới, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nƣớc
ngày càng nâng cao, kịp thời ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp cũng nhƣ khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thứ ba, yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ viễn thông ngày
càng cao, vì thế, chính sách của Nhà nƣớc về quản lý chất lƣợng dịch vụ cần
điều chỉnh cho phù hợp nhằm yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông thực hiện
nghiêm túc, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.



16
1.1.4. Tầm quan trọng của QLNN trong hoạt động Viễn thông
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, khi thị
trƣờng viễn thông còn rất nhỏ, với một số lƣợng ít các doanh nghiệp viễn
thông, thuê bao và loại hình dịch vụ viễn thông, chủ yếu là do VNPT nắm thị
phần tuyệt đối nên công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông chƣa đƣợc chú
trọng, về cơ bản chỉ là thẩm định cấp phép.
Từ năm 2003 đến nay, với chính sách mở cửa thị trƣờng, hội nhập kinh
tế quốc tế cùng xu hƣớng hội tụ về công nghệ, thị trƣờng viễn thông Việt
Nam đã bùng nổ, đầy tính cạnh tranh, với sự xuất hiện của hơn 100 doanh
nghiệp viễn thông. Thị trƣờng dịch vụ viễn thông đã phát triển rất nhanh, với
mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi cần tăng cƣờng năng lực cho công tác trọng
tài, quản lý thị trƣờng, giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp nhằm đảm
bảo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, vì vậy nâng cao công tác quản lý nhà
nƣớc lĩnh vực viễn thông là rất cấp thiết.
 Hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường,
công nghệ và luật pháp chung nhằm tiếp tục tạo điều kiện và thúc đẩy ngành
viễn thông phát triển
* Thị trƣờng viễn thông chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh
Trƣớc năm 1997, chỉ duy nhất doanh nghiệp Tập đoàn Bƣu chính Viễn
thông Việt Nam (VNPT) đƣợc Chính phủ cấp phép triển khai, cung cấp các
dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, tập trung chủ yếu đảm bảo thông tin liên lạc
cho chính quyền và một phần nhỏ là cung cấp dịch vụ viễn thông cho các
doanh nghiệp cũng nhƣ nhân dân. Đến năm 1997, Chính phủ bắt đầu xoá bỏ
độc quyền doanh nghiệp bằng việc cấp phép cho các doanh nghiệp khác kinh
doanh viễn thông nhƣ: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel); Công ty
Cổ phần Dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT). Tuy nhiên, do các lý
do khách quan và chủ quan sau khi đƣợc cấp phép các doanh nghiệp mới chƣa



17
triển khai đƣợc mạng lƣới và Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT) vẫn cung cấp hầu hết các dịch vụ viễn thông trên thị trƣờng. Nhƣ
vậy, trƣớc năm 2000 thị trƣờng viễn thông Việt Nam về cơ bản vẫn là thị
trƣờng độc quyền doanh nghiệp.
Năm 2002, Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ
Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua, cùng
các văn bản hƣớng dẫn thực hiện của Chính phủ đã thể hiện quan điểm tiếp
tục mở cửa, thúc đẩy thị trƣờng viễn thông cạnh tranh, phát triển lành mạnh.
Do đó thị trƣờng viễn thông ngày càng mang tính cạnh tranh cao hơn và có
những thay đổi lớn, công nghệ mới đƣợc áp dụng nhanh, chất lƣợng dịch vụ
ngày càng đƣợc nâng cao, giá cƣớc ngày càng hạ, doanh thu ngành viễn thông
(năm 2008: trên 90.000 tỷ VNĐ) tăng với tỷ lệ khoảng 30% năm, đóng góp
lớn cho ngân sách Nhà nƣớc (năm 2008: trên 11.000 tỷ VNĐ). Đồng thời
nhiều doanh nghiệp hạ tầng mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
đã đƣợc cấp phép (tính đến hết năm 2008 đã có 10 doanh nghiệp hạ tầng
mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã đƣợc Bộ
Thông tin và Truyền thông cấp phép). Số lƣợng thuê bao điện thoại, Internet
phát triển nhanh chóng (năm 2008: hơn 70 triệu thuê bao điện thoại và hơn 20
triệu ngƣời sử dụng Internet).
Cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam đã giúp cho ngành viễn
thông phát triển nhanh, mang lại lợi ích cho ngƣời dân và doanh nghiệp, song
cũng đòi hỏi hệ thống luật pháp cần có những thay đổi quan trọng (vấn đề mở
rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong kinh doanh hạ tầng
mạng viễn thông, vấn đề áp dụng các cơ chế kinh tế thị trƣờng trong quản lý
tài nguyên viễn thông nhƣ đấu giá, chuyển quyền sử dụng v.v) để quản lý và
thúc đẩy thị trƣờng viễn thông phát triển trong điều kiện mới, đặc biệt là trong
giai đoạn tới khi mức độ cạnh tranh còn cao hơn nữa với sự tham gia của cả



×