Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tăng trƣởng kinh tế tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG HỮU ĐỨC

TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG HỮU ĐỨC

TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 60.31.01.05
N ƣờ

ƣớn

n

o




PGS TS

Đà Nẵng - Năm 2018

I QU NG

NH


LỜI C M ĐO N

Tôi xin cam đoan đề tài “Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Đà Nẵng, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Đặng Hữu Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..........................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................3
6. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................6
7. Tổng quan nghiên cứu............................................................................6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ .............9
1.1. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ........................................ 9
1.1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế .....................................9
1.1.2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .........................................11
1.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế ........................14
1.2. NỘI DUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ..........................................17
1.2.1. Duy trì tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong dài hạn ..............17
1.2.2. Huy động phân bổ nguồn lực tạo ra tăng trưởng kinh tế ...............19
1.2.3. Phân phối kết quả tăng trưởng .......................................................22
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .......23
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên .................................................. 23
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 25
1.3.3. Khả năng huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế ......... 26
Kết luận chương 1 ............................................................................................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK
NÔNG ..............................................................................................................29


2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA TỈNH ...............................................29
2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................29
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................30
2.1.3. Đặc điểm xã hội .............................................................................33

2.2. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG ..............34
2.2.1. Thực trạng duy trì tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong dài hạn 34
2.2.2. Thực trạng huy động và phân bổ nguồn lực tạo ra tăng trưởng kinh
tế tỉnh Đắk Nông ..............................................................................................36
2.2.3. Thực trạng phân phối kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk
Nông .................................................................................................................50
Kết luận chương 2 ...........................................................................................62
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỈNH ĐẮK NÔNG .........................................................................................63
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP ...............................................63
3.1.1. Định hướng và mục tiêu điều chỉnh tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk
Nông .................................................................................................................63
3.1.2. Phương thức để tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông trong quy
hoạch phát triển KT-XH đến 2025 của tỉnh .....................................................64
3.1.3. Các điều kiện để thực hiện tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông ......65
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK
NÔNG ..............................................................................................................67
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện việc huy động và phân bổ nguồn
lực cho tăng trưởng kinh tế ..............................................................................67
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện phân phối kết quả tăng trưởng kinh
tế .......................................................................................................................82
3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách ..........................................89


Kết luận chương 3 ............................................................................................95
KẾT LUẬN .....................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GI O ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ( ẢN SAO)



D NH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Tiếng Anh
ICOR

: Hệ số sử dụng vốn (Incremental Capital Output Rate)

SNA

: Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GNP

: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)

GNI

: Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income)

NI

: Thu nhập quốc dân (National Income)

2. Tiếng Việt
BHYT


: Bảo hiểm y tế

CN – XD

: Công nghiệp – Xây dựng

CN – DV

: Công nghiệp – Dịch vụ

DN

: Doanh nghiệp

HH – DV

: Hàng hóa – Dịch vụ

MT – TN

: Miền trung – Tây nguyên

NLĐ

: Người lao động

LLLĐ

: Lực lượng lao động


KHCN

: Khoa học công nghệ


D NH MỤC CÁC ẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

2.6.

2.7.

Hệ số ổn định của tăng trưởng GDP
Các nhân tố sản xuất được sử dụng trong nền kinh tế
Đắk Nông
Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng
GDP
Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng VA

nông nghiệp
Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng VA
của CN-XD
Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng giá
trị VA dịch vụ
Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động vào tỉnh Đắk
Nông

Trang
35
37

37

38

39

39

42

2.8.

Tỷ lệ vốn theo lãnh thổ ở Đắk Nông

44

2.9.


ICOR của tỉnh Đắk Nông và Việt Nam

45

2.10.

Lao động được huy động vào nền kinh tế

46

2.11.

Phân bổ lao động theo thành phần kinh tế ở Đắk Nông

47

2.12.

Tỷ lệ phân bổ lao động theo vùng ở Đắk Nông

48

2.13.

NSLĐ ở tỉnh Đắk Nông

49

2.14.


Thu nhập BQ đầu người theo tháng ở tỉnh Đắk Nông

51

2.15.

Cơ cấu thu nhập của dân cư tỉnh Đắk Nông

52

2.16.

Tình hình chi tiêu của dân cư tỉnh Đắk Nông

53


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.17.

Quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập bình quân người ở
Đắk Nông

Trang

53


2.18.

Xu hướng tiêu dùng biên của nền kinh tế Đắk Nông

54

2.19.

Nguồn thu và chi ngân sách của tỉnh Đắk Nông

56

2.20.

Chi tiêu công của tỉnh Đắk Nông trên địa bàn

58

2.21.

Tỷ trọng xuất nhập khẩu so với GDP của tỉnh

60

D NH MỤC CÁC H NH
Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

2.1.

Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Đắk Nông

35

2.2.

Tỷ trọng vốn phân bổ cho các ngành

43

2.3.

Quan hệ giữa HQSD vốn và CDCC

45

2.4.

Hàng hóa đầu tư và vốn sản xuất của tỉnh Đắk Nông

55

2.5.

Đóng góp của hàng hóa đầu tư vào tăng trưởng GDP


55

2.6.

Tình hình XNK của tỉnh Đắk Nông

60

2.7.

Vai trò của NX với TT GDP

61

2.8.

Quan hệ giữa NX và GDP

61


1

MỞ ĐẦU
1 Tín

ấp t ết ủ đề tà

Tỉnh Đắk Nông là một trong những trung tâm phát triển kinh tế năng

động nhất của khu vực Tây Nguyên, chiếm vai trò quan trọng trong việc đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách quốc gia, vì vậy được đánh giá là
một trong các tỉnh trọng yếu của trục kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Tây
Nguyên.Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Đắk Nông phát triển
nhanh trên các lĩnh vực theo hướng phát huy triệt để tiềm năng lợi thế của
tỉnh đã tạo ra những bước đột phá quan trọng. Giai đoạn 2012-2017, tốc độ
tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm của tỉnh đạt trên 15,49%;
trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng trên 25,77%, nông lâm nghiệp tăng
trên 5,39%, dịch vụ tăng trên 18,03%. Quy mô nền kinh tế năm 2012 gấp hơn
2 lần so với năm 2017. GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt khoảng 27,83
triệu đồng/người/năm, gấp 1,81 lần so với năm 2012.
Mặc dù, tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng vẫn dưới mức tiềm năng,
chất lượng và hiệu quả tăng trưởng không cao. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu
dựa vào yếu tố vốn, lao động và khai thác tài nguyên nhằm tăng năng lực sản
xuất theo chiều rộng, thiên về cung; chưa chú trọng đúng mức đến "cầu". Tác
động yếu tố "cầu" trong tăng trưởng kinh tế không đậm nét; trong khi đó, chất
lượng yếu tố đầu vào thấp, việc sử dụng yếu tố đầu vào còn ít hiệu quả. Tác
động của yếu tố công nghệ trong mô hình tăng trưởng thấp, chưa tạo ra bước
chuyển biến mạnh về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Mặt khác, kinh
tế tăng trưởng còn trong tình trạng thụ động và có nhiều dấu hiệu phụ thuộc
rất nhiều vào xuất khẩu và dễ bị tổn thương do các cú sốc bên ngoài. Rõ ràng,
cần phải nhìn rõ hơn những vấn đề tồn tại của tăng trưởng kinh tế của tỉnh
những năm qua thì mới có thể đổi mới được trong bối cảnh đẩy mạnh CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế. Cơ chế vận hành phân phối sản lượng tạo ra vẫn
chưa vững chắc khi một bộ phận không nhỏ người dân vẫn rơi vào diện


2
nghèo, sức mua yếu tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế; chưa bảo đảm
nguồn tài trợ cho chi tiêu của chính quyền địa phương; tuy đã mở cửa nhưng

xuất khẩu thô vẫn là chủ đạo và không được hỗ trợ bởi công nghiệp chế biến.
Từ những hạn chế trong nghiên cứu và những vấn đề tồn tại của quá trình
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông đòi hỏi phải làm rõ được bản chất của
tăng trưởng kinh tế, cơ chế vận động của nó để quyết định phân bổ nguồn lực
tạo ra sản lượng và phân phối kết quả đó. Cách thức tăng trưởng kinh tế mới
của đề tài sẽ cho phép giải quyết những vấn đề tồn tại của tăng trưởng.
Để đạt được những yêu cầu đặt ra đòi hỏi một nghiên cứu phải hoàn
thành các nội dung: Khái quát lý thuyết về tăng trưởng kinh tế; Thực trạng
tăng trưởng kinh tế hiện tại của tỉnh Đắk Nông; Hệ thống các giải pháp chủ
yếu nhằm thúc đẩy TT kinh tế tỉnh Đắk Nông những năm tới.
Đây chính là những lý do tôi chọn đề tài “ Tăn trƣởn

n tế tỉn

Đắ Nôn ” này làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu củ đề tài
- Khái quát được lý luận tăng trưởng kinh tế ;
- Đánh giá được thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua;
- Đưa ra được các giải pháp điều chỉnh cách thức tăng trưởng kinh tế

cho tỉnh Đắk Nông.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài phải trả lời câu hỏi:
- Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông hiện nay đang vận hành như

thế nào?
- Giải pháp nào điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông?

4. Phạm v và đố tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tình hình tăng trưởng kinh tế của

địa phương cấp tỉnh
Phạm vi không gian: Tỉnh Đắk Nông.
Phạm vi thời gian: khoảng thời gian số liệu nghiên cứu 2010 tới 2017


3
và thời gian phát huy các giải pháp đến 2025.
5. P ƣơn p áp nghiên cứu
Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là vấn đề rộng và phức tạp vì liên
quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều mặt, nhiều địa phương. Khó khăn hiện hữu
ngay từ khâu thu thập thông tin và dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế xã
hội nói chung và của từng lĩnh vực, từng ngành nói riêng. Ngoài ra, hệ thống
số liệu thống kê của tỉnh không thống nhất, thiếu đồng bộ và không đầy đủ.
Không gian nghiên cứu rộng cũng là một khó khăn lớn. Để giải quyết vấn đề,
đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp
- Số liệu tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông hàng năm của Cục
thống kê tỉnh;
- Số liệu các cuộc điều tra về dân số, lao động, doanh nghiệp, nông
nghiệp, nông thôn, điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam….của Tổng Cục
thống kê tỉnh Đắk Nông và TCTK.
- Đánh giá các chính sách phát triển kinh tế tỉnh Đắk Nông trong những
năm qua;
- Đánh giá cách thức tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông trong những
năm qua;
- Định hướng tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông (2018-2022 và tầm
nhìn 2030);
- Các giải pháp thúc đẩy hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông (20182022 và tầm nhìn 2030).
Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích thống kê (Statistic Analysis) được sử dụng
nhằm mô tả và đánh giá biến động của các nhân tố theo cách tiếp cận tổng
cung (gồm đầu vào cũng như sản lượng đầu ra) và theo tiếp cận tổng cầu
(gồm tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu).


4
Phân tích thống kê gồm nhiều phương pháp khác nhau nhưng trong nghiên
cứu này sẽ sử dụng các phương pháp như phân tổ thống kê, phương pháp đồ
thị thống kê, phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian và
phương pháp phân tích tương quan.
Phương pháp tổng hợp và khái quát hoá được sử dụng để tổng hợp và
khái quát kết quả của các phương pháp phân tích thống kê và mô hình hoá tạo
cơ sở cho các đánh giá và kết luận phục vụ đề xuất các kiến nghị.
Phương pháp mô hình hoá:
Có nhiều mô hình khác nhau được sử dụng, bao gồm:
- Mô hình để phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với tăng
trưởng của các ngành và thay đổi cơ cấu các ngành:
gy = ga.Pa + gi.Pi + gs.Ps
Trong đó: gy là tăng trưởng GDP; ga, gi và gs tương ứng là tốc độ tăng
trưởng giá trị gia tăng các ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ; và Pa, Pi và Ps tương ứng là tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành
nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP.
- Mô hình được sử dụng để phân tích đóng góp của các nhân tố tới tăng
trưởng kinh tế. Thông thường các nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb –
Douglas: Y  TFP K  L
Trong đó: Y là GDP của nền kinh tế và được sản xuất ra từ lao động L
và vốn sản xuất K. Ở đây giả định hàm sản xuất trên (thể hiện sản lượng được
sản xuất từ L và K trong thời kỳ đầu) và tăng thêm dần TFP nhờ tiến bộ công
nghệ. Nghĩa là năng suất biên của vốn và lao động thay đổi cùng tỷ lệ vốnlao động cho trước. Chuyển về dạng tuyến tính và lấy vi phân ta có

Y TFP
K
L



Y
TFP
K
L

hay

gY  gTFP  g K  g L

Từ đây sẽ tính được đóng góp của các nhân tố vốn, lao động và TFP
Mô hình này là mô hình mở. Có nghĩa là, chỉ cần thêm biến số mới
(chẳng hạn như vốn con người, độ mở cửa…) vào mô hình này sẽ có mô hình


5
mở rộng mới.
- Mô hình được sử dụng phân tích tác động của các nhân tố tổng cầu
đến tăng trưởng kinh tế.
Thông thường người ta sử dụng hàm tiêu dùng C  C  MPC(Y  T )
Trong hàm này, C là ký hiệu mức tiêu dùng tối thiểu và MPC là xu hướng
tiêu dùng cận biên. Bằng phương pháp hồi quy và số liệu thống kê của Việt
Nam, chúng ta có thể xác định các hệ số này. Các hệ số này được dùng để
tính số nhân chi tiêu qua đó tính tác động của thay đổi tiêu dùng, đầu tư, chi
tiêu mua hàng của chính phủ và xuất khẩu (nghiên cứu tác động của mở cửa

hội nhập quốc tế).
Mô hình số nhân giản đơn
m

1
1  MPC (1  t )  MPM

m

1
1  MPC

và mô hình mở rộng

trong đó t thuế suất đánh vào thu nhập và MPM

xu hướng nhập khẩu biên.
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập ý kiến đánh giá và
giải pháp.
+ Tham vấn, thảo luận các bên liên quan: về các nội dung thảo luận bao
gồm: (1) Những vấn đề, những điểm nút cần tháo gỡ của mô hình tăng trưởng
hiện tại; (2) Những đặc thù của Việt Nam cần chú trọng thực hiện trong
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều
sâu; (3) Mô hình mới có những đặc trưng gì?.
+ Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này sẽ được sử dụng thông
qua các cuộc hội thảo nhằm lựa chọn những ý kiến và bài viết của những
người - các chuyên gia trong lĩnh vực tăng trưởng và phát triển cho phép mở
rộng hiểu biết vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp logic: Phương pháp này được vận dụng để tìm ra những
điểm mới đặc thù gắn với MHTT của tỉnh Đắk Nông.

+ Phương pháp lịch sử: Phương pháp này nhằm xem xét các yếu tố của


6
quá khứ, yếu tố gắn với văn hóa lịch sử của Tây Nguyên nói chung và Đắk
Nông nói riêng trong phân tích, so sánh và đánh giá nhằm đề xuất mô hình
tăng trưởng thích hợp cho tỉnh.
6. Nội dung nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài được thực hiện qua các nội dung nghiên cứu sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
Chương 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy TT kinh tế tỉnh Đắk
Nông
7. Tổng quan nghiên cứu
7.1. Của thế giới
Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế có rất nhiều công trình vì đây là chủ
đề đã được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý,… quan tâm rất nhiều. Chủ đề
này đã được nghiên cứu từ thế kỷ 18 và tiếp tục phát triển cho tới nay. Các lý
thuyết tăng trưởng kinh tế của các nhà nghiên cứu thế giới tập trung vào lý
giải cơ chế phân bổ nguồn lực để tạo ra sản lượng theo nhiều cách khác nhau.
Theo thời gian có các nghiên cứu sau:
- Adam Smith (1723-1790) cho rằng tích lũy tư bản chính là nguồn gốc

của tăng trưởng kinh tế vì quá trình này tạo ra sự gia tăng tư bản cho nền kinh
tế qua đó thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và phân công lao động. Quá
trình tích lũy đòi hỏi phải tiết kiệm nhiều hơn hay tiêu dùng hợp lý từ đó tăng
đầu tư nhưng đi liền với quá trình này cần tạo ra một thị trường tự do và rộng
lớn bằng giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ theo nguyên tắc bàn tay vô
hình. Quan điểm này cho đến nay vẫn có ý nghĩa lớn trong vận dụng hoạch
định chính sách tăng trưởng kinh tế.

- David Ricardo (1817) đã chỉ rõ vấn đề giới hạn nguồn tài nguyên

trước nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Quan điểm này của ông vẫn có ý nghĩa lớn
khi đã chỉ ra tính giới hạn của tài nguyên không hạn chế tăng trưởng kinh tế
nếu con người biết khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và


7
chú trọng nâng cao năng suất nông nghiệp để tránh được cái bẫy “nôn nóng ”
công nghiệp hóa.
- Vào năm 1940, hai nhà kinh tế Roy F, Harrod (1900 - 1978) và Every

Domar (1914-1997) đã đưa ra mô hình phản ánh mối quan hệ giữa tăng
trưởng và vốn mang tên Harrod- Domar. Theo đó để tăng trưởng, các nước
phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập, khi tiết kiệm và đầu tư càng nhiều
thì tăng trưởng càng nhanh. Nhưng mô hình này cũng bộc lộ những nhược
điểm nhất định, khó có cùng một thể chế và cơ cấu kinh tế như nhau để biến
vốn thành sản lượng như nhau ở mọi nước, không thể duy trì tỷ lệ vốn trên lao
động không đổi và ICOR cố định thì không thể đạt được.
- Robert Solow (1956) xem xét một nền kinh tế giản đơn không có

chính phủ, đóng cửa và sản xuất hàng hóa dịch vụ nhờ vào lao động và vốn
sản xuất, ở đây tiến bộ công nghệ là cho trước và tỷ lệ tiết kiệm ngoại sinh,
trình độ công nghệ của các doanh nghiệp như nhau. Tích lũy vốn sản xuất
quyết định tăng trưởng kinh tế. Khi cho tỷ lệ tiết kiệm tăng lên thì trạng thái
dừng thay đổi và tăng trưởng tiếp tục. Khi mô hình được mở rộng điều kiện
tiến bộ công nghệ thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, khi đó tăng trưởng kinh tế
tiếp tục và duy trì trong dài hạn. Mô hình cho thấy việc tiếp thu công nghệ
mới thông qua phát minh trong nước hay nhập khẩu công nghệ mới từ nước
ngoài, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh như thế nào.

- Arrow (1962) giới thiệu mô hình tăng trưởng nội sinh này tách biệt

kiến thức ra khỏi cơ thể người lao động. Mô hình này dựa trên hai giả thiết về
tăng năng suất (i) sự gia tăng khối lượng vốn sản xuất của một doanh nghiệp
sẽ gia tăng khối lượng kiến thức. (ii) kiến thức trong mỗi doanh nghiệp giống
như hàng hoá công khi được tạo ra, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể
sử dụng nhưng không làm tăng chi phí biên. Nếu chúng ta liên kết hai giả
thuyết trên chúng ta có thể nhận ra trữ lượng kiến thức hay công nghệ có
tương quan thuận với trữ lượng vốn sản xuất và đưa vào hàm sản xuất có lợi
suất không đổi theo quy mô. Từ đây cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ bằng tốc


8
độ tăng trưởng vốn sản xuất cộng với thị phần của lao động nhân với tốc độ
tăng lao động hay tăng trưởng kinh tế là nội sinh bởi vì nó phụ thuộc vào tỷ lệ
tiết kiệm trong nước, hiệu quả đầu tư và tỷ lệ tăng lao động.
7.2. Các nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2002) và Chu Quang Khôi (2002) đã

cố gắng xác định nguồn gốc tăng trưởng ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng
phương pháp hạch toán tăng trưởng và số liệu thống kê Việt Nam từ 19862002 và cho thấy vốn đóng góp ngày càng tăng trong suốt thời kỳ, vai trò của
lao động những năm đầu rất cao (thâm dụng lao động) sau giảm dần, nhân tố
TFP có xu hướng tăng dần và yếu tố chu kỳ kinh doanh thay đổi rõ nhất thời
kỷ 1998 -2001. Trong các nghiên cứu này các tác giả còn chú ý tới các nhân
tố coi là nội sinh như phát triển giáo dục đào tạo, thay đổi cơ cấu kinh tế…
- Nghiên cứu của Trương Bá Thanh (2010) bằng phương pháp mô hình

tổng thể qua đánh giá được những thay đổi của cấu trúc kinh tế dưới ảnh
hưởng của toàn cầu hóa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi của các
ngành kinh tế trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau dưới tác động của các yếu

tố ngoại sinh từ bên ngoài qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
- Bùi Quang Bình (2010) tập trung vào thay đổi và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế. Dựa trên quan điểm cơ cấu kinh tế thay
đổi tức cấu thành các yếu tố tạo ra tăng trưởng sản lượng sẽ thay đổi, nếu
những yếu tố có tính chất vững chắc và hàm chứa tiến bộ kỹ thuật chiếm ưu
thế thì tăng trưởng manh tính bền vững hơn.
Nhìn chung các lý thuyết mô hình tăng trưởng của các nhà kinh tế thế
giới và Việt Nam đã chỉ ra cơ chế cơ bản nhất trong phân bổ sử dụng các
nguồn lực để tạo ra sản lượng và gia tăng chúng trong dài hạn. Xu hướng
chung của tăng trưởng kinh tế chuyển từ chú trọng khai thác các nhân tố hay
nguồn lực theo chiều rộng chuyển dần sang chiều sâu, từ chú trọng các yếu tố
ngoại sinh tới quan tâm và tập trung và các yếu tố nội sinh và kết hợp chúng.


9
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm và đo lƣờn tăn trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về
phát triển kinh tế và hiện đang là vấn đề thời sự được quan tâm bởi nhiều đối
tượng khác nhau từ nhà nghiên cứu, chính trị hay người dân và doanh nghiệp.
Đây là một khái niệm tiền đề, là nền tảng của nhiều mối quan hệ góp phần tạo
nên các mối quan hệ đa chiều của xã hội. Các mối quan hệ đó có thể bao gồm
về mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế và
văn hóa, tăng trưởng kinh tế và môi trường, tăng trưởng kinh tế và tham
nhũng…. Do đó, việc nắm rõ các khái niệm cũng như các lý luận và lý thuyết
về tăng trưởng sẽ góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về mối quan

hệ của tăng trưởng với các khái niệm và phạm trù khác, và để từ đó góp phần
hài hòa khái niệm này với các khái niệm và phạm trù khác.
Có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng phần lớn đều cho rằng tăng
trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm
đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với
thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng
trưởng và tốc độ tăng trưởng. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên
hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so
sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa
các năm hay các thời kỳ. Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường
dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo
GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP).
Tương tự như vậy Bùi Quang Bình (2010) cho rằng “Tăng trưởng kinh
tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng


10
của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP/người) qua một thời gian nhất định.
Thường được phản ánh qua mức tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng”.
Có hai điểm chung nhất trong các khái niệm: (1) Tăng trưởng kinh tế
liên quan đến sự gia tăng thu nhập quốc dân thực tế chứ không phải là thu
nhập danh nghĩa do đó cần phải điều chỉnh lạm phát khi tính toán. (2) Quy mô
sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người lại phụ thuộc vào quy mô sản
lượng của nền kinh tế và dân số quốc gia. Nếu sự gia tăng của cả hai yếu tố
này khác nhau sẽ làm cho quy mô sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu
người thay đổi. Do vậy trong nhiều trường hợp, thu nhập bình quân đầu người
không hề được cải thiện mặc dù có mức tăng trưởng dương.
Các chỉ tiêu tổng quát: Các chỉ tiêu phản ánh giá trị tăng trưởng kinh tế
theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO),
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu

nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), tổng sản phẩm tính bình quân
đầu người. Trong đó chỉ tiêu GDP thường là chỉ tiêu quan trọng và hay được
sử dụng nhất.
Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế có
thể biểu thị bằng số tuyệt đối (qui mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tốc độ
tăng trưởng)
- Mức tăng trưởng kinh tế
Nếu gọi: Y là GDP hay GNP;
Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích
Y0 là GDP hay GNP tại thời điểm gốc của kỳ phân tích
 Y là mức tăng trưởng

Khi đó:  Y = Yt – Y0
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cho biết quy mô sản lượng gia tăng
nhanh hay chậm qua các thời kỳ khác nhau. Sử dụng kết quả phần trên ta có:


11
Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc
gY =  Y*100/Y0
Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn được tính bằng công thức:
gY  n

Yn
1
Y0

Với Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ
Y0 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán

1.1.2. Một số lý thuyết về tăn trƣởng kinh tế
Nếu theo cách tiếp cận tổng cung và tổng cầu thì tăng trưởng kinh tế
theo lý thuyết chia thành hai nhóm chính (1) về phía tổng cung và (2) về phía
tổng cầu.
Trước hết bắt đầu theo tổng cung của nước ngoài. Nhóm tăng trưởng
kinh tế theo lý thuyết về phía tổng cung chia thành 4 nhóm chính theo thời
gian phát triển. Chúng bao gồm: tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết truyền
thống, tuyến tính, tân cổ điển và nội sinh.
Nhìn chung các các tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết truyền thống đã
đưa ra những tư tưởng về cơ chế phân bổ nguồn lực nhằm gia tăng sản lượng
hay tăng trưởng chỉ mang tính chất định tính nhưng chúng đã tạo ra một cơ
sở nền tảng cho kinh tế học nói chung và lý thuyết tăng trưởng nói riêng.
Tăng trưởng theo lý thuyết của Adam Smith (1723-1790) dựa vào tích lũy tư
bản để tạo ra tăng trưởng kinh tế vì quá trình này tạo ra sự gia tăng tư bản cho
nền kinh tế qua đó thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và phân công lao
động. Tăng trưởng theo lý thuyết của David Ricardo (1817) tập trung vào giải
quyết vấn đề giới hạn nguồn tài nguyên trước nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Lý
thuyết này của ông vẫn có ý nghĩa lớn khi đã chỉ ra tính giới hạn của tài
nguyên không hạn chế tăng trưởng kinh tế nếu con người biết khai thác sử
dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và chú trọng nâng cao năng suất
nông nghiệp để tránh được cái bẫy “nôn nóng ” công nghiệp hóa. Tăng trưởng


12
theo lý thuyết của Karl Marx (1867) các yếu tố tác động đến quá trình tăng
trưởng là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật, trong đó Marx đặc biệt
quan tâm đến vai trò của lao động trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư.
Chính lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó trong quá trình sản
xuất, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Do vậy,
nếu biết khai thác nhân tố này sẽ tạo ra tích lũy cho tăng trưởng. Marx cũng

chỉ ra nguyên lý tích lũy tư bản thông qua tăng cấu tạo hữu cơ để tăng giá trị
thặng dư. Ngoài ra, ông khuyến cáo các nước này không nên quá tập trung
phát triển khu vực công nghiệp hiện đại nhất là công nghệ thâm dụng tư bản
và tiết kiệm lao động để đạt được tăng trưởng nhanh trong bối cảnh dân số lao
động tăng nhanh và nông nghiệp không dung chứa hết lao động tăng thêm
khiến thất nghiệp tăng. Điều này đồng nghĩa với tăng trưởng kém vững chắc.
Tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết tuyến tính có nhiều nghiên cứu tiêu
biểu là các công trình của hai nhà kinh tế Roy F, Harrod (1900 - 1978) và
Every Domar (1914-1997) công bố năm 1940 mà đã đưa ra phản ánh mối
quan hệ giữa tăng trưởng và vốn mang tên Harrod- Domar. Theo công trình
này để tăng trưởng, các nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu
nhập, khi tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì tăng trưởng càng nhanh. Nhưng
công trình này cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định, khó có cùng một
thể chế và cơ cấu kinh tế như nhau để biến vốn thành sản lượng như nhau ở
mọi nước, không thể duy trì tỷ lệ vốn trên lao động không đổi và ICOR cố
định thì không thể đạt được. Bên cạnh đó, cũng còn những sự hạn chế vì thực
tế khó có cùng một thể chế và cơ cấu kinh tế như nhau để biến vốn thành sản
lượng giống nhau ở mọi nước. Đó cũng chính là lý do để xuất hiện tăng
trưởng kinh tế theo lý thuyết Tân cổ điển.
Công trình tiêu biểu về tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết Tân cổ điển
thuộc về Robert Solow (năm 1956). Mô hình này cho rằng tích lũy vốn sản
xuất quyết định tăng trưởng kinh tế. Khi cho tỷ lệ tiết kiệm tăng lên thì trạng


13
thái dừng thay đổi và tăng trưởng tiếp tục. Khi mô hình được mở rộng điều
kiện tiến bộ công nghệ thay đổi theo hướng tiến bộ hơn khi đó tăng trưởng
kinh tế tiếp tục và duy trì trong dài hạn. Cho thấy việc tiếp thu công nghệ mới
thông qua phát minh trong nước hay nhập khẩu công nghệ mới từ nước ngoài,
có thể kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh như thế nào. Sự hạn chế của công

trình này chính là việc nó giả định các yếu tố như tỉ lệ tiết kiệm, tăng trưởng
cung lao động, trình độ kỹ năng của lực lượng lao động và tỉ lệ thay đổi công
nghệ không đổi nên không hiểu được nhiều về các yếu tố cơ bản xác định
những thông số này và chúng có thể thay đổi như thế nào trong quá trình tăng
trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh
tế, chúng đã đóng góp nhất định cho việc hoạch định chính sách tăng trưởng
kinh tế cho Việt Nam. Đó là nghiên cứu của của Trần Thọ Đạt (2002) và Chu
Quang Khôi (2002), các nghiên cứu này đã cố gắng xác định nguồn gốc tăng
trưởng ở Việt Nam và chỉ ra rằng vốn đóng góp ngày càng tăng trong suốt
thời kỳ, vai trò của lao động những năm đầu rất cao (thâm dụng lao động) sau
giảm dần, nhân tố TFP có xu hướng tăng dần và yếu tố chu kỳ kinh doanh
thay đổi rõ nhất thời kỷ 1998 -2001. Trong các nghiên cứu này các tác giả còn
chú ý tới các nhân tố coi là nội sinh như phát triển giáo dục đào tạo, thay đổi
cơ cấu kinh tế…Các nghiên cứu tiếp cận theo hướng tổng cung của Việt Nam
đều tập trung xem xét tác động của các yếu tố đầu vào tới tăng trưởng sản
lượng. Ngoài việc đánh giá tác động của các nhân tố bằng cách ước lượng cụ
thể như những nghiên cứu trên còn có các nghiên cứu chỉ tập trung vào một
nhân tố. Như nghiên cứu của Nguyễn Công Mỹ (2010) chỉ tập trung vào yếu
tố giáo dục, công nghệ. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Cử (2010) và Bùi
Quang Bình (2010) tập trung vào nhân tố lao động. Tác giả Bùi Quang Bình
(2009 và 2010) tập trung vào nhân tố việc khai thác vốn đầu tư, hay Trương
Bá Thanh (2008), Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010) xem xét nhiều


14
hơn về cơ chế kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế cũng ảnh hưởng tới cơ cấu
kinh tế cũng như cấu trúc doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng sản
lượng như nghiên cứu của Trương Bá Thanh (2006 và 2008) kết luận. Nghiên
cứu của Trương Bá Thanh (2010) thông qua phương pháp mô hình tổng thể

qua đó đánh giá được những thay đổi của cấu trúc kinh tế dưới ảnh hưởng của
toàn cầu hóa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi của các ngành kinh
tế trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau dưới tác động của các yếu tố ngoại
sinh từ bên ngoài qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Bùi Quang Bình
(2010) tập trung vào thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tăng
trưởng kinh tế. Dựa trên quan điểm cơ cấu kinh tế thay đổi tức cấu thành các
yếu tố tạo ra tăng trưởng sản lượng sẽ thay đổi, nếu những yếu tố có tính chất
vững chắc và hàm chứa tiến bộ kỹ thuật chiếm ưu thế thì tăng trưởng manh
tính bền vững hơn.
Nhìn chung các dạng tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết của các nhà
kinh tế trong và ngoài nước đã chỉ ra cơ chế cơ bản nhất trong phân bổ sử
dụng các nguồn lực để tạo ra sản lượng và gia tăng chúng trong dài hạn. Theo
thời gian, các mô hình tăng trưởng chuyển từ chú trọng khai thác các nhân tố
hay nguồn lực theo chiều rộng sang chiều sâu, từ chú trọng các yếu tố ngoại
sinh tới quan tâm và tập trung và các yếu tố nội sinh và kết hợp chúng.
1.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về tăn trƣởng kinh tế
Các nước phát triển gắn liền với hệ thống phát triển rất cao về thể chế
và trình độ quản lý nền kinh tế. Trong xu hướng phát triển hiện nay, nhiều
nước phát triển hay còn gọi là các nước hậu công nghiệp đã và đang chuyển
hướng nền kinh tế sang cơ cấu của dịch vụ và công nghệ cao, thúc đẩy xuất
khẩu công nghệ và dịch vụ thông qua các thể chế hợp tác toàn cầu, song
phương, đa phương, thúc đẩy các chính sách đầu tư và phát triển nguồn nhân
lực cho các ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm tiếp tục duy trì và phát
huy thành tích tăng trưởng của họ. Việc áp dụng tăng trưởng của các nước


15
theo xu hướng nào phổ biến nhất khi tập trung vào nâng cao vai trò của vốn
và tiến bộ công nghệ. Với các nước Phát triển, Abramovitz,M (1956) và
Solow, R (1957) chỉ ra vai trò của tích lũy vốn với tăng trưởng kinh tế không

phải là động lực chính mà thay vào đó là tiến bộ công nghệ. Những kết luận
này được củng cố bằng kết quả nghiên cứu của Kuznets. S (1966) với nền
kinh tế các nước Tây Âu và Bắc Mỹ từ 50 -100 năm từ tới giữa thế kỷ 20 khi
đóng góp của vốn và lao động vào tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người
(tăng trưởng kinh tế) rất nhỏ trong khi TFP đóng góp tới 99%. Tuy nhiên chất
lượng của vốn sản xuất và lao động chưa được xem xét, mở rộng theo hướng
này các nghiên cứu tiếp theo sau này ở các nước công nghiệp phát triển vẫn
cho thấy TFP vẫn đóng góp phần lớn vào tăng trưởng thu nhập trên đầu
người. Nếu xem xét theo từng giai đoạn phát triển theo quá trình công nghiệp
hóa cho thấy đó là quá trình chuyển từ khai thác nhân tố chiều rộng sang khai
thác yếu tố chiều sâu, Abramovitz,M (1993) vẫn sử dụng hình thức hạch toán
tăng trưởng phân tích số liệu trong nửa đầu thế kỷ 19 của nền kinh tế Mỹ thì
TFP đóng góp vào tăng trưởng thu nhập đầu người thấp hơn so với vốn và thị
phần của vốn cũng rất cao. Các nghiên tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong
giai đoạn đầu công nghiệp hóa của nhiều nhà kinh tế như Hayami và
Ogasawara (1999) cũng cho kết tương tự. Như vậy nền kinh tế các nước phát
triển chuyển dần từ chiến lược tăng trưởng theo Marx nhờ tích lũy vốn sang
tăng trưởng theo kiểu Kuznets dựa trên tăng năng suất.
Hãy xem xét việc vận dụng tăng trưởng trong thực tiễn của các nước
Đông Á và Đông Nam Á. Chúng ta sẽ tập trung vào ba khía cạnh chính liên
quan tới vận dụng tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông nam Á: (1) Điều gì
đã dẫn đến sự gia tốc tăng trưởng tại các nền kinh tế này và điều gì giúp duy
trì tăng trưởng bền vững? (2) Tại sao các quốc gia Đông Á lại chọn mô hình
tăng trưởng có thể làm cho họ phụ thuộc vào các nền kinh tế công nghiệp tiên
tiến, trong khi một chiến lược như Liên bang Xô viết xem chừng sẽ thành


16
công hơn? (3) Quản lý quá trình tăng trưởng tại các nước này như thế nào?
Khi xem xét từng vấn đề này, hãy bắt đầu bằng kinh nghiệm của Hàn

Quốc, vì Hàn Quốc tiêu biểu rõ ràng nhất cho sự chọn lựa chiến lược tăng
trưởng kinh tế. Phương pháp luận cơ bản được sử dụng để tìm hiểu gốc rễ của
sự gia tốc tăng trưởng ở những nước này là một phương pháp luận quen thuộc
trong Kinh tế Phát triển, phương trình hạch toán tăng trưởng cơ bản. Áp dụng
phương trình này cho Hàn Quốc, năm 1961 và 1962 sau cuộc lật đổ quân sự,
tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân là 3,9 %/ năm và trước đó tỉ lệ này thấp hơn.
Tỉ lệ đầu tư trong giai đoạn 1961-1965 bình quân không đến 15%/ một năm.
Các cuộc cải cách lớn đã được thực hiện cho đến năm 1963 và tỉ lệ tăng
trưởng gia tăng đến 9,7%/ năm trong giai đoạn 1964-1969. Tỉ lệ đầu tư tăng
lên hơn 20% nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với những mức độ đạt được về
sau này. Giai đoạn 1964-1969, vốn đóng góp 2,6% cho tỉ lệ tăng trưởng. TFP
đóng góp 3,7%. Lao động đóng góp 2,8% và giáo dục đóng góp 0,6%. Như
vậy, đây là sự cải cách dẫn đến gia tăng năng suất rút ra từ khiếm dụng lao
động, điều đó tiếp đến dẫn tới suất sinh lợi cao hơn từ đầu tư và nhờ vậy làm
tăng tỉ lệ đầu tư. Tiết kiệm nội địa là 6,2 % GNP (1961-1965) nên sự chênh
lệch giữa tiết kiệm và đầu tư là nhờ ở tiết kiệm nước ngoài (8,6 phần trăm
GNP). Tiết kiệm nội địa Hàn Quốc sau đó tăng lên chút ít (giai đoạn 19661969) rồi cao hơn so với tiết kiệm nước ngoài dù tiết kiệm nước ngoài vẫn có
giá trị tuyệt đối lớn. Mãi cho tới năm 1973, tiết kiệm nội địa mới bắt đầu vượt
lên cao hơn 20% GNP, khi đó tiết kiệm nước ngoài chỉ chiếm 2,4% GNP và
nguồn nội lực sau đó đã góp phần tài trợ cho hầu hết các hoạt động đầu tư của
đất nước. Trường hợp của Đài Loan cũng tương tự. Đối với hai con hổ khác
(Singapore và Hong Kong) trong bốn con hổ, tình hình nhìn chung không
được rõ ràng đến thế, vì không có một thời kỳ cải cách kinh tế triệt để (hai
nước này vốn là những cửa khẩu mậu dịch tự do ngay từ đầu với cơ sở hạ
tầng đáng kể được xây dựng từ thời thuộc địa). Trong những năm về sau,


×