Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

lý thuyết nhận thức hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.84 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM HÀNH VI - NHẬN THỨC

3

1.Hành vi.......................................................................................................................3
2. Nhận thức..................................................................................................................3
II NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 3
III. QUAN HỆ VỚI CÁC LÝ THUYẾT RỘNG HƠN

4

1.Lý thuyết nhận thức....................................................................................................4
2.Thuyết điều kiện hoá kinh điển ( Ivan Pavlov,1848 - 1936)......................................4
3.Thuyết điều kiện hoá thao tác (B.F. Skinner,1904-1990, Trường Đại học
Columbia, Mỹ)..............................................................................................................5
4.Lý thuyết tập nhiễm xã hội (A. Bandura, Mỹ)...........................................................6
5.Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống.........................................6
IV. BẢN CHẤT CỦA LÝ THUYẾT..........................................................................6
1. Sơ lược về Thuyết hành vi.........................................................................................6
2. Thuyết nhận thức-hành vi..........................................................................................7
V.CÁC CÁCH TIẾP CẬN HÀNH VI NHẬN THỨC

9

VI. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU HÀNH VI 10

1.Quan niệm trị liệu hành vi nhận thức của Sheldon..................................................10
2. Một số mô hình trị liệu hành vi trên thế giới...........................................................14
a.Tâm lý trị liệu- Mô hình trị liệu hành vi của Albert Ellis.........................................14
b. Kỹ thuật...................................................................................................................15


c. Trị liệu bằng thuốc...................................................................................................16
3. Mô hình trị liệu nhận thức-hành vi trong công tác xã hội với cá nhân....................17
VII. ỨNG DỤNG 18
VIII. ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU CỦA LÝ THUYẾT

Lý thuyết hành vi - nhận thức

20

1


1. Điểm mạnh..............................................................................................................20
2. Điểm yếu.................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

Lý thuyết hành vi - nhận thức

2


I. KHÁI NIỆM HÀNH VI - NHẬN THỨC
1.Hành vi
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư
xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định”.
Như vậy, hành vi được hiểu như là một yếu tố mang tính xã hội và được hình
thành trong quá trình hoạt động sống và giao tiếp xã hội. Mọi ứng xử của con
người đêuù có những nguyên tắc nhất định, đối với cá nhân trong từng hoàn

cảnh, cần có những hành vi ứng xử phù hợp. Không thể có cách ứng xửchung
cho tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích sẽ có
những hành vi, cách ứng xử khác nhau.
2. Nhận thức
Theo Từ điển triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực trong
tu duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền
cũng như không thể tách rời ra khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn,
phải hướng tới chân lý khách quan”.
II. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
- Các quan điểm về hành vi và nhận thức xuất phát từ hai dòng tác phẩm
tâm lý học (TLH) có liên quan.
-Lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên và phát triển trong TLH lâm sàng sử
dụng trị liệu hành vi dựa trên nghiên cứu của TLH. Sheldon (1995) biểu đạt bản
chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành vi. Các quan điểm tâm
động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành vi xuất phát từ một quá
trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của con
người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Nhưng lý thuyết học hỏi cho rằng chúng
ta không thể biết được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó. Do đó, chúng
ta chỉ có thể trị liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề làm thay đổi hành

Lý thuyết hành vi - nhận thức

3


vi mà không quan tâm đến những vấn đề biến đổi nào có thể xảy ra trong ý thức
của chúng ta trong quá trình này.
-Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm
này và cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con
người và suy nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua. Họ có thể học hỏi

qua việc xem xét các ví dụ của người khác và điều này có thể áp dụng vào việc
trị liệu.
Như vậy lý thuyết nhận thức - hành vi là một phần của quá trình phát
triển lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học
hỏi xã hội. Nó cũng phát triển vượt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết
trị liệu thực tế (Glasser,1965) được các tác giả như Beck (1989) và Ellis (1962)
đưa ra.
III. QUAN HỆ VỚI CÁC LÝ THUYẾT RỘNG HƠN
1.Lý thuyết nhận thức
- Đánh giá rằng hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải
về môi trường trong quá trình học hỏi.
-Hành vi không phù hợp là do hiểu sai hoặc lý giải sai.
- Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành vi
chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trường.
2.Thuyết điều kiện hoá kinh điển (Ivan Pavlov,1848 - 1936)
Điều kiện hoá kinh điển là một hình thức của học tập, trong đó một kích
thích trung gian (kích thích không tạo ra phản ứng) đi cặp đôi với một kích thích
có điều kiện (kích thích có tạo ra phản ứng) liên tục sau một thời gian thì chỉ
mình kích thích trung gian cũng gây ra một đáp ứng và lúc này đáp ứng mang
tính có điều kiện. Ví dụ: Đưa thức ăn cho con chó đang đói sẽ làm tăng lượng
nước bọt của nó. Thức ăn là chất kích thích không điều kiện, sự tiết nước bọt
tăng lên là phản ứng không điều kiện và việc con chó tiết nước bọt khi nghe
tiếng chân của người cho chó ăn là một phản ứng có điều kiện.

Lý thuyết hành vi - nhận thức

4


Pavlov tin rằng mọi hoạt động của hệ thần kinh trung ương có thể mang

tính chất là sự kích động hay là sự ức chế và mọi hành vi đều là phản xạ, nghĩa
là nó được gây ra từ các kích thích trước đó. Tuy nhiên, nhờ có kinh nghiệm nên
các sinh vật đã học được cách ức chế hành vi phản xạ. Điểm quan trọng là con
người luôn có kinh nghiệm về sự đa dạng của các kích thích, một số kích thích
có khuynh hướng gây ra hành vi và một số ức chế hành vi. Hai quy trình này
luôn luôn hiện diện, sự tương tác giữa chúng với nhau sẽ quyết định sẽ có hành
vi như thế nào vào một tình huống cụ thể và một thời điểm nhất định.
3.Thuyết điều kiện hoá thao tác (B. F. Skinner,1904-1990, Trường Đại học
Columbia, Mỹ)
-Điều kiện hoá thao tác liên quan đến sự tăng hoặc giảm hành vi nào đó
bằng cách thay đổi một cách có hệ thống hiệu quả của hành vi đó.
+Một con chuột được thả vào một cái hộp có một nút nhỏ đặt ở bên trong.
Khi chuột ấn nút xuống, thức ăn sẽ rơi xuống. Ban đầu con chuột chạy khắp nơi
trong hộp và vô tình đạp phải cái nút nhỏ và phát hiện ra thức ăn rơi xuống. Lối
vận hành, là hành vi xảy ra ngay sau khi có tác nhân củng cố, trong trường hợp
này, tác nhân củng cố là thức ăn. Tất nhiên sau đó chuột liên tục đạp nút và hăm
hở mang thức ăn rơi xuống xếp vào một góc hộp.
Ông kết luận rằng: Một hành vi không có sự xuất hiện của tác nhân củng
cố (là thức ăn) sẽ tạo ra một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi (đạp nút) sẽ
xảy ra trong tương lai.
+ Một kích thích khó chịu là kích thích ngược hẳn với kích thích củng cố.
Kết quả là: một hành vi sau khi tiếp cận một kích thích khó chịu thường dẫn đến
kết quả giảm khả năng xảy ra của một hành vi trong tương lai. Ví dụ: Cha mẹ
phát vào mông khi em bé ném đồ chơi, sau vài lần như vậy, em bé có khuynh
hướng thôi không ném đồ chơi nữa. Nếu cha mẹ thôi không phát vào mông nữa,
em bé sẽ quay lại hành vi ném đồ chơi trong quá trình củng cố tiêu cực khi kích
thích khó chịu được cất bỏ đi sẽ kéo theo một hành vi nào đó được tăng lên.
Các hành vi có khả năng xảy ra trong tương lai cao hơn khi các kích thích
khó chịu bị hủy bỏ.
Lý thuyết hành vi - nhận thức


5


4.Lý thuyết tập nhiễm xã hội (A. Bandura, Mỹ)
-Lý thuyết tập nhiễm xã hội bao hàm cả nguyên tắc điều kiện hoá kinh
điển, điều kiện hoá thao tác và nguyên tắc học qua quan sát, nhấn mạnh vai trò
của nhận thức trong điều chỉnh hành vi.
-Theo lý thuyết này, nhận thức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
các chức năng tâm lý và làm thay đổi (tăng hoặc giảm) một hành vi nào đó. Nó
có vai trò quan trọng trong việc điều trị những rối liễu tâm lý. Như vậy, việc
thay đổi hành vi cần chú ý vai trò nhận thức của đối tượng.
- Chúng ta không thể biết được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó.
-Do đó chúng ta chỉ có thể trị liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề
làm thay đổi hành vi mà không quan tâm đến những vấn đề biến đổi nào có thể
xảy ra trong ý thức của chúng ta trong quá trình này.
5.Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống
Hành vi xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều
này có nghĩa là hành vi của con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Những
hành vi của một cá nhân là kết quả của những mẫu hành vi thời thơ ấu có nguồn
gốc vô thức.
IV. BẢN CHẤT CỦA LÝ THUYẾT
1. Sơ lược về Thuyết hành vi
S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là phản ứng, B là hành vi). Thuyết
cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của môi trường để thích nghi.
Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất hiện nhiều R của con người, nhưng dần dần sẽ có 1
R có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay được củng cố khi kết quả
của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi. Như vậy theo thuyết này
thì hành vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường là yếu tố quyết
định hành vi. (Do trời mưa, do tắc đường nên nghỉ học…). Các mô hình trị liệu

hành vi vì thế mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như phương pháp
thưởng phạt. Phương pháp này gây cho đối tượng cảm giác bị áp đặt.

Lý thuyết hành vi - nhận thức

6


2. Thuyết nhận thức-hành vi
- Thuyết trị liệu nhận thức - hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức
(behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc
là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội.
- Nội dung của thuyết: Thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản
ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những
hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp.
Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi
chính những suy nghĩ không thích nghi.
- Mô hình: S -> C -> R -> B
Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết
quả hành vi.
Giải thích mô hình: Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp
của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết
quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R.
Ví dụ: Tâm lý của học viên khi có thông báo thanh tra xuống kiểm tra,
người thì lo lắng không biết mình có bị phát hiện đi học hộ, người thì trách móc
trước sự khắt khe của thanh tra, người thì nghĩ mình may mắn khi không nghỉ
quá buổi học, người thì thấy đúng và ủng hộ Xuất phát từ nhận thức về tác
nhân kích thích thanh tra.
- Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách

hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan
hệ tương tác với môi trường bên ngoài. (Aron T. Beck và David Burns có lý
thuyết về tư duy méo mó). Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ
tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình
tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các
hành vi của một cái tôi thất bại. Ví dụ: Đứa trẻ suy nghĩ và chắc mẩm rằng mẹ
mình không yêu thương mình bằng em mình, từ đó đứa trẻ xa lánh mẹ và tỏ thái
độ khó chịu với mẹ, không gần gũi…

Lý thuyết hành vi - nhận thức

7


+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh),
đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có
thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi,
điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.
-Phê phán quan điểm tâm động học: phê phán những kết quả không rõ rang
được dựa trên những giả định về các cấu trúc tâm lý học trong ý thức mà chúng
ta không thể đánh giá về mặt thực nghiệm.
-Chấp nhận cac hình thức tranh luận khác nhau liên quan đến phương pháp
tiếp cận hành vi nhận thức con người.
-Là các tiếp cận dựa trên vấn đề lý thuyết, với các khung lý luận chặt chẽ,
được quan tâm phát triển trong khoa học nhân văn và xã hội.
-Là các tiếp cận dựa trên nhiều các nghiên cứu thực nghiệm, được kiểm
nghiệm trong thực tiễn.
-Là các tiếp cận đối với các mô hình nghiên cứu - can thiệp dựa trên các
đối tượng có hành vi gây hấn, phạm pháp.
 Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người

không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn
đề. Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy
nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm. Thuyết này
mang tính nhân văn cao cả và đúng đắn khi đã đặt đúng trọng tâm vai trò của
chủ thể con người trong hành vi của họ (khác với thuyết hành vi coi trọng yếu tố
tác nhân kích thích; thuyết học tập xã hội coi trọng yếu tố thói quen hay học
tập).
V.CÁC CÁCH TIẾP CẬN HÀNH VI NHẬN THỨC
Liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioural therapy) giúp các thân
chủ(TC) tìm thấy và chuyển đổi các quan điểm hay suy nghĩ bị bóp méo, những
điều gây ra hoặc làm kéo dài các căng thẳng tâm lý.

Lý thuyết hành vi - nhận thức

8


Thông thường việc điều trị hành vi nhận thức được tiến hành bằng một sự
nhận thức về vai trò hành vi của TC (được biết đến với thuật ngữ liệu pháp hành
vi nhận thức (cognitive behavioural therapy) hay CBT). Nhiệm vụ của liệu pháp
nhận thức hay CBT là từng bước tìm hiểu cách thức mà 3 thành phần cảm xúc,
hành vi và suy nghĩ tương tác với nhau ra sao, và làm thế nào chúng bị ảnh
hưởng vởi các kích thích bên ngoài - bao gồm cả các sự kiện đầu đời của TC.

-Bởi vì tương quan giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, các can thiệp điều
trị thường liên quan đến hành vi của TC. Ví dụ: Một TC có một nỗi sợ hãi mạnh
mẽ rằng các con sóc sẽ nhẩy lên đầu nếu họ đi bộ dưới những hàng cây, điều
này khiến người đó phải đi một quãng dài để tránh việc đi dưới các hàng cây.
Hành vi này (tránh đi dưới các hàng cây) sẽ ngăn cản TC đưa ra các thông tin
trái ngược với suy nghĩ “nếu tôi đi bộ dưới hàng cây, một con sóc sẽ nhảy lên

đầu tôi” hoặc có lẽ một hình ảnh trong tâm trí về một con sóc nhảy lên đầu họ
khi họ bước đi dưới hàng cây. Nhà trị liệu có thể khắc phục hành vi này như là
một phần của quá trình điều chỉnh suy nghĩ bị bóp méo rằng đi bộ dưới hàng
cây sẽ bị sóc nhảy lên đầu.
Trong suốt quá trình học tập, khám phá, thử nghiệm này, TC thực hiện các
chiến lược ứng phó cũng như nâng cao các kỹ năng nhận thức, tự suy xét và
lượng giá. Điều này cho phép họ quản lý được các tiến trình của chính họ trong
tương lai, giảm sự phụ thuộc vào nhà trị liệu và giảm thiểu khả năng tái phát.
Lý thuyết hành vi - nhận thức

9


VI. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU HÀNH VI
1.Quan niệm trị liệu hành vi nhận thức của Sheldon
a. Giới thiệu vài nét về Sheldon
- Sidney Sheldon (11/02/1917 - 30/01/2007), là một tiểu thuyết gia người
Mỹ, đoạt giải của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Mỹ, ông còn là một kịch tác gia và
một người viết kịch bản phim và chương trình truyền hình chuyên nghiệp.
- Trải qua một tuổi thơ khốn khó và nhờ đó mà kinh nghiệm, vốn sống của
ông vô cùng phong phú, là điểm tựa cho ông viết nên những bộ tiểu thuyết hay
nhất và đi sâu vào lòng người. Lớn lên trong thời kỳ Đại khủng hoảng, cha mẹ
ông chỉ học đến lớp ba và hầu như không đọc sách, Sheldon xem sự thành công
trong việc viết lách của mình là một điều giống như phép lạ.
- Phần lớn tác phẩm của ông thuộc thể loại trinh thám, hình sự, tình cảm,
và đều thuộc hạng bán chạy nhất.
- Ông qua đời tại bệnh viện Eisenhower ở thành phố Rancho Mirage thuộc
bang California, Hoa Kỳ và thọ 89 tuổi.
b. Quan niệm nhận thức - hành vi của Sheldon
- Áp dụng nhiều trong tình huống trị liệu, được lựa chọn để áp dụng dựa

trên những tác động được quan sát về hành vi.
- Quá trình củng cố hành vi là trọng tâm của Sheldon.
- Thay đổi ở bình diện vĩ mô về hành vi được thao tác hóa thành các bước
đi nhỏ lẻ.
- Tiến trình củng cố:
+ Sự củng cố liên tục là những hành vi đang ao ước sẽ thực hiện nhanh
chóng.
+ Hình thành có ý nghĩa là củng cố những bước đi nhỏ hướng đến những
hành vi theo mong ước.
+ Làm mờ đi cũng có nghĩa là làm giảm khối lượng hoặc hình thức củng
cố một khi hành vi đáng được mong muốn cần đạt được, do đó hành vi có thể
được chuyển đổi đến một tình huống mới.
+ Củng cố gián đoạn được sử dụng khi một hành vi không thường xuyên
được củng cố.

Lý thuyết hành vi - nhận thức

10


+ Lịch trình theo tỷ lệ về củng cố gián đoạn cũng nhằm có được sự củng
cố sau khi có một loạt vấn đề xảy ra về những hành vi theo mong muốn.
+ Lịch trình tạm ngưng cũng hướng đến sự củng cố sau một loạt giai
đoạn về hành vi được mong muốn.
Ví dụ: Anh D là một người đàn ông bị bệnh tâm thần, là người thường nói
to và thường đe dọa những người khác ở căn hộ nhà mình.Chúng ta bắt đầu
công việc bằng cách làm giảm hành vi ăn nói lớn. Khi điều này trở thành vấn đề
quen thuộc, chúng ta chỉ cần tìm cách làm củng cố những hành vi ít to tiếng, sau
đó giữ gìn việc im lặng trong khoảng thời gian dài hơn, sau đó là những hành vi
ít bị đe dọa, thân thiện hơn… Thậm chí, chúng ta có thể đạt được một chút sự

biến đổi hành vi phức tạp.
- Đánh giá trong quan niệm trị liệu hành vi - nhận thức của Sheldon
Đánh giá gần đây của Sheldon về trị liệu hành vi đã đưa ra những đóng
góp về mặt nhận thức. Theo ông một thành tố quan trọng trong trị liệu hành vi
chính là việc lựa chọn các yếu tố tăng cường, thúc đẩy để củng cố hành vi. Các
yếu tố này cần được quan sát, khái quát hóa và mô hình hóa (học hỏi qua trải
nghiệm), điều này đòi hỏi chúng ta hành động dựa trên nhận thức của chúng ta
về thế giới về cuộc sống. Sheldon cũng chỉ ra việc học hỏi thông qua việc lập
mô hình là nhận thức, điều này có nghĩa là chúng ta tự suy nghĩ về bản thân
trong các tình huống mà chúng ta đang quan sát, chỉ ra được chúng ta hành
động ra sao. Trong thực tế, việc thúc đẩy cách nghĩ như trên là rất hữu ích.
Theo ông, lượng giá là một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận hành
vi- nhận thức. Một chuỗi hình thức lượng giá phù hợp sẽ gồm những nội dung
sau:
* Đạt được sự mô tả những vấn đề từ những quan điểm khác nhau.
* Đưa ra những ví dụ về ai bị tác động và tác động như thế nào
* Tìm kiếm những hình thức khởi đầu của các vấn đề, chúng biến đổi ra
sao và tác động đến chúng ở những vấn đề gì?
* Xác định những khía cạnh khác nhau của các vấn đề và chúng phù hợp
với nhau ra sao?

Lý thuyết hành vi - nhận thức

11


* Lượng giá về động cơ cho sự biến đổi.
* Xác định những mô hình tư duy và những cảm xúc có trước, trong và sau
những biến cố về hành vi của vấn đề.
* Xác định những điểm mạnh trong và xung quanh TC.

Như vậy, ở đây, cán sự xã hội cần xác định, đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng tới TC, các cán sự nên tập trung nhiều vào việc mô tả về hành vi hơn là
phán xét về nó. Những vấn đề nảy sinh trong và sau quá trình can thiệp cũng
cần được đo lường bởi nhiều khi “giai đoạn đối lập” sẽ xuất hiện sau một giai
đoạn can thiệp và việc can thiệp lại khởi động lại thêm lần nữa. Trong quá trình
trị liệu, các cán sự có thể chia làm hai nhóm để kiểm soát những phản ứng (gồm
các hoạt động như mô hình hóa, đào tạo kỹ năng xã hội, sự quyết đoán…) và
quản lý những vấn đề bất ngờ.
Nội dung
Nhấn mạnh

Đánh giá cái gì
Ai, cái gì, khi nào, như thế nào, mức độ, với ai?

đến

hành vi hiện hửu tạo nên Cái gì cần được thực hiện, cái gì không được thực
các vấn đề hoặc sự thiếu hiện, cái gì được thực hiện quá nhiều, cái gì được
vắng

những hành

vi thực hiện quá ít, cái gì được xác định sai lầm về thời

được kỳ vọng hoặc thích gian, thời điểm.
ứng.
Sự quy kết của các

Những lo lắng, nghi ngờ, sợ hãi, thất bại, khủng


cá nhân về ý nghĩa của hoảng được lý giải thông qua các cá nhân tham gia
việc thúc đẩy.

vào và được biểu lộ thông qua các hành vi hoặc sự

thiếu vắng những hành vi theo kỳ vọng.
Thể hiện hành vi và
Xem xét những nguyên nhân đã qua làm sao
những tư tưởng, xúc cảm lãng công việc, cố gắng kiểm soát mức độ vấn đề
đi cùng.

nhằm giới hạn hành động. Khám phá những điều
cần duy trì hành vi trong các bối cảnh hiện tại. Lịch
sử quá trình học hỏi.
Ví dụ: Những hình thức phản hồi không phù
hợp, không có khả năng phân biệt giữa các khía

Lý thuyết hành vi - nhận thức

12


cạnh quan trọng của tình huống.
Các hệ quả mục tiêu
Hành vi cần được tang cường hoặc giảm ở
hành vi.

những nội dung nào? Kỹ năng mới nào hoặc sự suy
giảm trong những cảm xúc nào là cần thiết để thể


Xác

định

hiện những hành vi thay thế?
những
Các vấn đề xảy ra ở đâu? Đâu là như những

điều kiện kiểm soát.

vấn đề xảy ra trước? Điều gì xảy ra trong suốt những

hệ quả đó? Điều gì xảy ra sau đó?
Xác định những cá
Mọi người tham gia mô tả hoặc lý giải các vấn
nhân của mọi người, đềra sao? Những vấn đề đó mang tính diện kiến
nhưng tránh những quy hoặc mắng nhiếc hơn là lý giải ra sao?
kết có định kiến.
Sự linh hoạt trong

Đừng có quá tập trung vào nhiệm vụ hay hành

việc lắng nghe hướng vi để mà thúc ép tính phức hợp những câu chuyện
đến một giả thuyết rõ của mọi người. Khám phá những vấn đề mà họ có lẽ
ràng.

không nhìn nhận là phù hợp hoặc cần loại trừ.
Hướng đến một cách đánh giá rõ ràng về các khía
cạnh hành vi có thể được biến đổi và nó sẽ được
biến đổi ra sao.


2. Một số mô hình trị liệu hành vi trên thế giới
-Trong các mô hình can thiệp trị liệu trên thế giới, chúng được chia ra
những hợp phần: tâm lý trị liệu, các kỹ thuật ứng dụng, dùng thuốc. Những hợp
phần này có sự liên kết với nhau.
a. Tâm lý trị liệu- Mô hình trị liệu hành vi của Albert Ellis
- Lý luận của Albert Ellis xuất phát từ quan điểm cho rằng: Vấn đề của TC
(những rối nhiễu cảm xúc) do niềm tin đặt sai lệch hoặc mong muốn thái quá
không phù hợp gây ra. Phương pháp REBT (Rationnal Emotive Behavior
Therapy) là phương pháp yêu cầu TC đối mặt, thuyết phục TC thay đổi những
niềm tin không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang những cảm nghĩ tiêu
cực, khó khăn.

Lý thuyết hành vi - nhận thức

13


Cách tiếp cận này dựa trên lý thuyết nhân cách. Trong đó A(Acutual): sự
kiện thực tế; B(Belief Sterm): hệ thống niềm tin; C(Consequence): hệ quả.
Trong phạm vi của quá trình trị liệu, Ellis khuyến khích các cá nhân xem xét
những lời nhận định về bản thân mà họ đã nói và cân nhắc xem liệu chúng là
hợp lí hay phi lý, qua đó đưa ra những bài tập nhằm thay đổi những niềm tin
lệch lạc. Phi lý đó là:
 Quan niệm phải được mọi người yêu mến, tôn trọng khi tiếp xúc với
mình.
 Quan niệm rằng con người lúc nào cũng phải giỏi giang, có khả năng làm
tốt những việc mình làm.
 Quan niệm sự bất hạnh của con người là nguyên nhân bên ngoài và con
người hạn chế hoặc không có khả năng kiểm soát sự đau buồn và sự lo âu của

mình.
 Quan niệm rằng quá khứ của một người là hoàn toàn quan trọng trong
việc quyết định hành vi hiện tại và nó ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của
người đó.
 Quan niệm rằng nếu có điều gì đó hoặc gây nguy hiểm hoặc gây sợ sệt thì
cá nhân nên thực sự quan tâm đến nó và nên chặn đứng khả năng xuất hiện của
nó.
 Quan niệm rằng cuộc sống sẽ là tai họa khi sự việc không đi đúng hướng
mà ta mong muốn.
 Quan niệm rằng một số người nhất định nào đó có tính xấu xa, độc ác hay
tàn bạo và những người làm điều xấu nhất định phải bị khiển trách và trừng
phạt.
 Quan niệm rằng trốn tránh thì dễ dàng hơn là đối mặt với những khó khăn
và tự chịu trách nhiệm trong cuộc sống.
 Quan niệm một người nên dựa vào người khác và cần một ai đó mạnh
hơn bản thân để dựa vào họ.
 Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những điều tồi tệ
của cuộc sống.
Những niềm tin phi lý này đã gây nên những ứng xử không thích hợp như
sau: suy nghĩ tuyệt đối hóa theo kiểu hoặc là tất cả hoặc không có gì cả; trầm
trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề trước một thất bại không đáng kể, dẫn đến mất

Lý thuyết hành vi - nhận thức

14


niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội; tự ám thị là mình không có khả
năng chịu đựng thất bại; khái quát hóa một cách vội vã, thái quá do chỉ dựa vào
một, hai biểu hiện của sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với mình và cuối cùng là có

cảm giác vô tích sự, vô giá trị của bản thân do tin rằng mình là kẻ không có khả
năng gì (Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình Tham vấn tâm lý, (7, tr.161),
Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ví dụ: Người khuyết tật luôn có cảm giác thường trực là mặc cảm, tự ti,
không tin tưởng vào khả năng của mình. Lý thuyết này được sử dụng để hỗ trợ
TC vượt qua những điều phi lý ấy, có được niềm tin vào cuộc sống.
b. Kỹ thuật
-Một số lớn những kỹ thuật nhận thức và hành vi có thể được dùng để phát
hiện và sau đó đặt câu hỏi về lệch lạc trong nhận thức và các sơ đồ ẩn bên
dưới.Những kỹ thuật này được dạy cho TC để giúp họ đáp ứng một cách lành
mạnh hơn. Sự phối hợp đúng đắn các kỹ thuật nhận thức và hành vi sẽ tuỳ thuộc
vào khả năng của TC, kỹ năng của nhà trị liệu, mức độ bệnh lý và các mục tiêu
trị liệu đặc hiệu.
Ví dụ: Khi làm việc với các TC liệt giường, những mục tiêu ban đầu của
trị liệu có thể tập trung giúp đỡ TC thực hiện các công việc tự chăm sóc và việc
phân tích công việc cần huấn luyện thành những bước nhỏ với độ khó tăng dần
có thể đạt thành công tốt hơn. Bắt đầu với các công việc ít khó khăn nhất, sau
đó tiến dần từng bước sang các công việc khó khăn hơn sẽ giúp cho TC ý thức
được sự thành công của mình nhiều hơn.
c. Trị liệu bằng thuốc
-Trị liệu bằng thuốc có thể là một phần trợ lực quan trọng trong chương
trình trị liệu. Ngược với các điều tin tưởng thông thường, trị liệu nhận thức và
trị liệu bằng hóa dược không loại trừ lẫn nhau, mà có thể phối hợp với nhau
trong một chương trình trị liệu (Wright & Schrodt, 1989; Wright, 1987, 1992).
Ngoài giá trị thay đổi các suy nghĩ không lành mạnh và hành vi kém thích ứng,
đã tạo cho TC cảm giác buồn rầu, lo âu, giận dữ, trị liệu nhận thức còn có thể sử
dụng để phát triển và thay đổi các niềm tin không tốt đẹp về thuốc men.. Ngoài

Lý thuyết hành vi - nhận thức


15


ra, như tác giả Wright (1992) nhận xét, trị liệu nhận thức có thể trang bị cho TC
các kỹ thuật giải quyết vấn đề, giúp phát triển sự hoạt động tâm lý xã hội tốt
hơn và có thể giảm nguy cơ không lệ thuộc vào chương trình trị liệu thuốc men
lâu dài.
Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy rằng trị liệu bằng thuốc có thể ích lợi trong
việc giảm bớt các triệu chứng sinh học của trầm cảm, như mất ngủ, mệt nhọc và
kém tập trung và như vậy có thể giúp các TC trầm cảm nặng tham gia tích cực
hơn trong quá trình trị liệu. Tuy nhiên, cơ chế dẫn đến sự thay đổi do trị liệu
bằng thuốc men vẫn chưa được hiểu hết. Đối với các TC hưng trầm cảm và loạn
thần, thường phải sử dụng kết hợp thuốc men và tâm lý trị liệu nếu TC không
đáp ứng với các can thiệp hành vi hoặc bằng lời nói.
3. Mô hình trị liệu nhận thức-hành vi trong công tác xã hội với cá nhân

- Đây là sự tích hợp của nhiều nhà thực hành hiện đại như thuyết giải mẫn
cảm hệ thống của Wolpe; trị liệu cảm xúc thuần lý của Ellis; hiện tượng cảm

Lý thuyết hành vi - nhận thức

16


xúc của Lazarus, Cautela, Mahoney; sự thay đổi hành vi nhận thức của
Meichenbaum…
- Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) khi làm việc với đối tượng cần
công nhận quá trình tâm lý là yếu tố tự nó của con người và bản thân đối tượng
có quyền thay đổi và điều khiển suy nghĩ của mình một cách cá nhân.
NVCTXH cố gắng nhìn nhận và thấu hiểu được chuỗi tiến trình tâm lý diễn ra ở

đối tượng và những người có liên quan để từ đó chấp nhận và thấu hiểu cách đối
tượng nhìn nhận thế giới.
-NVCTXH cùng với TC nhận định được nguồn gốc của hành vi lệch lạc
(do suy nghĩ sai lạc, nhận thức sai lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở
trong ra đến ngoài hành vi bên ngoài do đó gây nên những niềm tin, hình tượng,
đối thoại nội tâm tiêu cực dẫn đến hành vi sai lầm).
 TC có thể học hỏi để tập trung nghĩ về việc phát triển nhận thức, củng cố
nhận thức, thích nghi môi trường để sửa đổi hành vi.
Ví dụ: Một NVCTXH trợ giúp cho TC: Ban đầu TC chỉ nói những câu như
“Tôi thực sự chán ghét cuộc sống này” thì NVCTXH bằng mô hình trị liệu này
có thể nhận thấy suy nghĩ của TC đang có vấn đề. NVCTXH: “Anh (chị) hãy kể
cho tôi nghe những gì muốn diễn đạt khi anh (chị) dùng từ chán ghét”. Từ đó
NVCTXH hiểu lý do dẫn đến TC có suy nghĩ tiêu cực như vậy. Khi đã tạo niềm
tin và hiểu về TC, NVCTXH nên tôn trọng nhận thức của TC, cùng xác định
vấn đề, xây dựng kế hoạch và thực hiện đạt mục tiêu đặt ra. Ban đầu, TC xử sự
một cách chủ động tránh lặp lại những tình huống trước đây đã tạo ra hành vi và
sửa đổi các tình huống nhờ thực hành nhận thức và điều chỉnh hành vi.
- Trong CTXH khi áp dụng mô hình trị liệu này, NVCTXH cùng TC nên
lập sẵn kế hoạch nhằm tập luyện và củng cố khi gặp tình huống bất ngờ.
- NVCTXH có thể áp dụng các chiến lược hành vi là sự mô hình hóa minh
họa cho những đáp ứng tích cực hoặc bật mí cho TC biết cách thức đáp ứng tích
cực mà TC khao khát học hỏi, có thể lấy video làm minh họa để TC học tập,
diễn tập.

Lý thuyết hành vi - nhận thức

17


VII. ỨNG DỤNG

- Hướng đến hành vi của nhóm và cộng đồng:
+ Công tác xã hội nhóm cùng tham gia vào đánh giá các vấn đề, thiết lập
mục tiêu, bàn luận và quyết định về các chiến lược và trong việc thiết lập mô
hình và giám sát hoạt động.
+ Đào tạo các kỹ năng xã hội hướng đến tháy đổi nhận thức hành vi.
- Thực hành vãng gia: Vai trò của nền kinh tế tín chấp, giảm thiểu sự phân
biệt đối xử.
- Áp dụng các lý thuyết hành vi - nhận thức trong phân tích các hành vi
thường nhật.
- Áp dụng các lý thuyết hành vi - nhận thức trong phân tích các hành vi
thường nhật.
- Phân tích các hành vi cá nhân (thói quen, ảnh hưởng của môi trường, các
sự kiện gây sốc…).
- Phân tích các hành vi gây hấn, hành vi hút thuốc, nghiện hút…
Trường hợp cụ thể
Trường hợp 1: Nguyễn T. N là nữ sinh lớp 9, đang chuẩn bị cho kì thi vào trung học
phổ thông. Do đi học không được hòa đồng với các bạn nữ trong lớp và một phần bạn
bè xấu lôi kéo, N thường xuyên trốn học và nói dối bố mẹ để xin tiền đi chơi. Một lần,
vì phát hiện ra con gái nói dối mình xin tiền nộp tiền học nhưng lại không nộp cho cô
giáo, mẹ N đã mắng N. Sau đó buổi chiều trong khi cả nhà đi vắng, N đã uống thuốc sâu
tự tử
Trước cái chết của con gái, mẹ N luôn cảm thấy dằn vặt bản thân, cho rằng nếu như
không phải do mình mắng con thì con đã không làm như vậy. Ban đầu chỉ cần nhìn thấy
bạn bè của N đi học về là cô lại rơm rớm nước mắt. Cô hay có những hành vi như vật vã
khóc ở mộ của Nhay lảm nhảm nói chuyện một mình như đang nói với N. Dần dần cô
trở nên ít giao tiếphơn với mọi người ,suy nghĩ đó là lỗi của mình vẫn luôn hiện diện
trong cô.
Vấn đề của Thân chủ: bị khủng hoảng về tâm lý, đang tự dằn vặt bản thân và không
thoải mái với những người xung quanh như trước
* Phương pháp giải quyết:


Lý thuyết hành vi - nhận thức

18


Áp dụng lý thuyết nhận thức - hành vi và mô hình trị liệu hành vi của Albert Ellis,
yêu cầu thân chủ đối mặt với thực tế rằng N đã mất và sự ra đi của N không phải do lỗi
của cô,và quan trọng là nếu cô vẫn luôn đau buồn chũng chẳng thay đổi được gì cả.Giúp
cô chủ động nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh đặc biệt là
chồng và con gái lớn về những gì mình suy nghĩ và trải qua. Giúp cô chủ động tránh lặp
lại những tình huống trước đây đã tạo ra hành vi của cô
Nhân viên CTXH cùng gia đình của cô lập sẵn kế hoạch cho những tình huống bất ngờ

Trường hợp 2: Em P.T.P.K (15 tuổi, Đồng Tháp) là con thứ ba của ông L và bà T.
Quan hệ trong gia đình khá phức tạp, ông bố quá nghiêm khắc, bà mẹ thì lo cho các con
nhưng tình cảm dành cho con cái bị thiên lệch (cụ thể làK). Mẹ K cũng rất thương em
nhưng cách răn dạy con không được phù hợp cho lắm: hay kể xấu K trước mặt mọi
người, không tin tưởng K, K được gia đình gửi đến Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ. Theo
nhận xét của cô quản sinh Trung tâm thì K rất hay nghịch ngầm. Hồi đầu mới vào Trung
tâm K thường hay nói tục, rủ rê bạn bè trốn đi chơi không xin phép, K đóng vai trò như
"thủlĩnh ngầm" trong các cuộc chơi. Trước đâyK cũng đã quậy phá khi em còn ở nhà,
em lấy đồ của gia đình đi cầm bán và lấy tiền bao bạn bè đi chơi. K đã có quan hệ với
bạn trai và vẫn duy trì mối quan hệ với bạn trai đó (có lúc trốn đi chơi cùng anh ta). Nên
để quản lý được K, các cô quản sinh cũng khá vất vả.
Vấn đề của TC: Cảm thấy bị đối xử không công bằng, thiếu tình thương, muốn
khẳng định mình.
Áp dụng lý thuyết nhận thức - hành vi và quan niệm trị liệu hành vi nhận thức của
Sheldon trong trường hợp này: bắt đầu bằng việc giảm hành vi trốn đi chơi và giảm
hành vi nói tục của P.T.P.K, khi điều này thành vấn đề quen thuộc cần tìm cách củng cố

hành vi trốn đi chơi và nói tục, sau đó là giữ gìn việc học tập, sinh hoạt tại trung tâm và
ăn nói lễ phép trong thời gian dài hơn. Bên cạnh đó cũng cần tác động vào bạn bè xung
quanh giúp em phát triển và có cản nhận thuộc về tập thể, được yêu thương, đồng thời

Lý thuyết hành vi - nhận thức

19


làm việc với gia đình TC giúp họ có cách dạy con phù hợp hơn, khuyến khích họ quan
tâm tới con cái một cách tình cảm và công bằng.
VIII. ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU CỦA LÝ THUYẾT
1. Điểm mạnh
- Giá trị lớn nhất của lý thuyết là việc đặt trọng tâm vai trò của chủ thể con
người trong hành vi của họ; thuyết này mang tính nhân văn cao, khác với thuyết
hành vi coi trọng tác nhân kích thích.
- Từ việc lý giải rõ ràng mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi, Sheldon
đã đưa ra được cách trị liệu hành vi - nhận thức cho cá nhân. Qua đó, yếu tố chủ
quan được phát huy, thể hiện ở việc cá nhân tự suy nghĩ về bản thân trong các
tình huống mà chúng ta đang quan sát, chỉ ra được chúng ta hành động ra sao.
Tất nhiên, trước đó đã có các yếu tố quan trọng trong trị liệu hành vi đã được
tăng cường vào môi trường, bởi các nhà trị liệu.
- Lý thuyết trị liệu nhận thức - hành vi có sự liên kết với lý thuyết học hỏi
xã hội của Bandura. Sự liên kết này thể hiện ở việc điều chỉnh hành vi của cá
nhân qua những kinh nghiệm đã có của cá nhân. Nó giúp quá trình trị liệu tự
nhiên, mang tính bền vững.
- Sheldon quan tâm đến yếu tố Nhận thức hơn là các tác nhân kích thích sẽ
ảnh hưởng đến hành vi (mô hình: S -> C -> R ->B ). Việc xác định đúng nguyên
nhân trực tiếp giúp quá trình của ông đi đúng hướng và mở ra hướng đi mới về
nhận thức - hành vi.

2. Điểm yếu
-Điều đầu tiên cơ bản của việc điều trị nhận thức, nhiều người sẽ cho việc
đơn giản nói rằng một quan điểm của TC đó không phản ánh thực tế không thực
sự làm họ cảm thấy tốt hơn. Họ có thể nói: “Tôi biết rằng con sóc không có khả
năng nhảy lên đầu tôi, nhưng tôi không thể thôi nỗi lo lắng về điều này”. Việc
này cho thấy các nhà trị liệu nhận thức chỉ nói với TC một điều gì đó là sai có

Lý thuyết hành vi - nhận thức

20


vẻ khá ít ỏi trong tiếp cận này, rất ít các nhà trị liệu hành vi nhận thức làm điều
đó mà thay vào đó họ giúp TC khám phá điều gì phản ánh đúng thực tế.
-Một phê bình hơn từ các TC là các nhà trị liệu hành vi nhận thức ban đầu
có thể đóng vai trò như một người uy quyền, theo nghĩa là họ cung cấp các giải
pháp dựa trên các vấn đề kinh nghiệm và chuyên môn về tâm lý học hành vi
nhận thức. Một số người cảm thấy các nhà trị liệu có thế đã “dẫn dắt” và phần
nào đưa ra các chỉ bảo khuyến nghị cho họ.
-Chịu sự ảnh hưởng và chi phối từ việc tiếp nhận thuyết hành vi - nhận
thức của TC, gây ra việc hạn chế trong việc giải quyết tình huống đối với TC.
Chẳng hạnmột người sợ tối muốn giải quyết tình trạng này thì phải đối diện với
bóng tối theo những phương pháp thích hợp cho đến khi nỗi sợ giảm xuống.
Như vậy sẽ khiến ban đầu TC e dè và nghi ngại về mình và biện pháp trị liệu,
cũng có khi điều trị dở dang thì phải dừng vì TC không thể thích nghi được với
giải pháp nêu trên
- Hạn chế đáng kể khả năng sáng tạo và hiệu quả làm việc. Khả năng
thích nghi của NVCTXH với các vấn đề mới không cao.Nếu gặp phải các vấn
đề mới lạ, thường mất khả nhiều thời gian để giải quyết, và liên tục đi theo các
lối mòm đã được tiếp nhận từ các trường hợp trước.Không đưa ra được các giải

pháp mới và có ích cho TC của mình.
Nội dung cơ bản của thuyết hành vi nhận thức chính là sự quen thuộc đối
với những hành động lặp đi lặp lại và giống nhau về cơ bản. Tuy nhiên chúng
lại có sự khác nhau về bản chất qua từng trường hợp. Nếu NVCTXH không biết
cách vận dụng linh hoạt với các biện pháp giải quyết khác nhau cho từng trường
hợp với từng TC khác nhau thì đây chính là điểm hạn chế trong việc sử dụng
thuyết hành vi- nhận thức của người làm CTXH.
 Liệu pháp điều trị hành vi nhận thức này phù hợp với những TC cảm
thấy thoải mái với việc tự phán xét, người sẵn sàng áp dụng các phương pháp
khoa học để khám phá tâm lý bản thân, và những người đặt niềm tin vào các
tiếp cận điều trị cơ bản của liệu pháp nhận thức, có thể tìm thấy phương pháp

Lý thuyết hành vi - nhận thức

21


này là phù hợp nhất với họ. Cá liệu pháp này cũng tỏ ra hiệu quả đặc biệt với
các TC bị các rối loạn trầm cảm, lo âu, hoảng loạn, và ám ảnh cưỡng chế.

Lý thuyết hành vi - nhận thức

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Vũ Anh Tuấn (2008), Giáo trình Hành vi con người và môi trường xã
hội, NXB Lao động - Xã hội.
2. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình Tham vấn tâm lý, (7, tr.161), Đại

học Quốc gia Hà Nội.
3. Thuyết nhận thức – hành vi
(truy cập
ngày 26/02/2017)
4.Các phương pháp tiếp cận trong tham vấn
(truy cập ngày 26/02/2017)
5. Trần Văn Kham (2014), Bài 4: Lý thuyết hành vi – nhận thức
(truy cập ngày
28/02/2017)
6. Nguyễn Thu Hà, Phạm Thị Mến, Nguyễn Thị Kim Phụng, Đặng Thị
Ngọc Anh, Nguyễn Thị Bích Vân, Lê Văn Hoàng (2001), Một số trường hợp trẻ
em trong Công tác xã hội cá nhân, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(truy cập ngày 01/3/2017)
7. CLB Tâm lý học (2016), Giới thiệu về các cách tiếp cận nhận thức và
hành vi nhận thức
/>%8Dc/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-v%E1%BB%81-c%C3%A1c-c
%C3%A1ch-ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-nh%E1%BA%ADn-th
%E1%BB%A9c-v%C3%A0-h%C3%A0nh-vi-nh%E1%BA%ADn-th%E1%BB
%A9c/1257626017611728?__mref=message_bubble (truy cập ngày 03/3/2017)
Tài liệu nước ngoài
Lý thuyết hành vi - nhận thức

23


8. Greg Mulhauser (2014), An Introduction to Cognitive Therapy &
Cognitive Behavioural Approaches
(truy cập
ngày 03/3/2017)


Lý thuyết hành vi - nhận thức

24


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT

Họ và tên

MSSV

1. Phan Thị Thanh Bình

15030217

2. Cao Phương Dung

15034336

3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

15030224

4. Nguyễn Thị Hà Hương

15030229

5. Nhâm Thị Yến Ngọc


15030247

6. Phạm Thị Nhung

15034347

7. Nguyễn Thế Phong

15030251

8. Nguyễn Thị Hoài Phương

15030252

9. Nguyễn Thị Ngọc Phương

15030253

10.Nguyễn Phương Thảo

15030261

11.Lê Thị Thanh Thúy

15034955

12.Trần Thị Thùy Trang

15030274


13.Tạ Thị Xuân

15032213

Lý thuyết hành vi - nhận thức

25

Nhiệm vụ/
Đánh giá

Ghi chú

Nhóm trưởng


×