Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

HẬU QUẢ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 25 trang )

HẬU QUẢ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC


TRƯỜNG THCS PHƯỚC BÌNH
LỚP 7/ 7 - NHÓM 4

1. Nguyễn Việt Khôi
2. Đào Hoàng Anh
3. Đoàn Gia Bảo
4. Đào Minh Hoàng
5. Vũ Đức Kha
6. Vũ Đức Khôi
7. Hồ Nguyễn Khánh Linh
8. Trần Nguyễn Anh Trúc
9. Hồ Thị Thanh Tuyền
10.Trương Hoàng Minh Vy


1. Khái niệm

Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị
các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và
cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các
mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu
đến đời sống con người và sinh vật.


2. Hiện trạng
Môi trường nước hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nơi trên


thế giới.

Từ các ao, hồ, sông, suối nhỏ cho đến các đại dương lớn, đâu đâu cũng có thể bắt gặp tình trạng
nguồn nước bị ô nhiễm.

Nguồn nước bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm lên các vùng đất, không khí xung quanh nó, gây ra tình
trạng ô nhiễm toàn diện đối với những nơi chúng đi qua.


3. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC







4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.1 Ảnh hưởng tới môi trường
4.1.1 Nước và sinh vật nước
a. Nước
- Nước ngầm: bị biến đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng…),bên cạnh
đó, việc khai thác nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng các loại hầm chứa chất thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng nước
ngầm, làm cho lượng nước ngầm vốn đã khan hiếm, nay càng hiếm hơn nữa.
- Nước mặt: dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng.
b. Sinh vật nước:
- Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường
hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
- Làm xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như thủy triều đen, thủy triều đỏ đồng thời làm cho nhiều loài sinh vật biển không có nơi sống, một số
vùng có nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt...



Ảnh chụp vệ tinh nhà máy Formusa xả thải và hậu quả


Sinh vật biển - Nạn nhân của sự cố tràn dầu


Thủy triều đỏ xâm nhập cửa biển thị xã Hoàng Mai,
Nghệ An (22/4/2016)

Thủy triều đen - sự cố tràn dầu trên vùng biển Thái
Lan
( 27/7/2013)


4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.1.2 Đất và sinh vật đất
a. Đất
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất.
Nước ô nhiễm thấm vào đất làm :
- Cấu trúc đất bị phá vỡ.
- Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất ( đất chua, đất bị đóng phèn)
- Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
- ……….


Nước thải từ Công ty TNHH Vimax ( tỉnh Hải Dương)
theo đường rãnh thoát nước xả trực tiếp ra cánh đồng
phía sau đã làm đất bị ô nhiễm


Do ô nhiễm, một số diện tích lúa ở thôn bị bỏ hoang


Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất :
- Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành
các axit không tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn”
dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng phèn)


4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
b. Sinh vật đất
Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả
các sinh vật đang sinh sống trong đất. Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém,
không phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết.

Cây cối quanh khu vực các khu xử lý rác ở Củ Chi chết khô vì
Lúa cháy lá, ngả rạp vì ngấm nước thải

nguồn nước ô nhiễm chảy ra từ các bãi rác.


4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.2 Ảnh hưởng đến con người

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khoảng 75% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có nguyên nhân xuất phát từ nguồn nước
ô nhiễm và môi trường không đảm bảo vệ sinh. Còn theo Liên Hiệp Quốc, mỗi năm, số người chết vì nguồn nước bị ô nhiễm còn
nhiều hơn số người chết do các hình thức bạo lực. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang trở thành vấn đề đáng báo động

-


Khi bị ô nhiễm nguồn nước, ngoài những căn bệnh do vi khuẩn, virus ( như bệnh tả, thương hàn và bại liệt… ) thì các chất phóng
xạ, chất hóa học (Dioxin, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất diệt côn trùng…) hay kim loại nặng (Asen, Amoni, chì, thủy
ngân…) tồn dư trong nước cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều căn bệnh cực kì nguy hiểm như khối u, ung thư, sảy thai,
dị tật bẩm sinh…

-

Thiếu nước ngọt và thiếu nước sạch trong sinh hoạt



Khi con người ăn hải sản nhiễm thủy ngân, kim
loại này cũng tích tụ lại và dần tàn phá hệ thần
kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên
( bệnh minamata)

Tiếp xúc với nước bị nhiễm thủy ngân có
thể gây phát ban, mẩn ngứa trên da.


Bệnh do
tiếp xúc với
Tác hại của asen

nước sinh
hoạt bị
nhiễm Asen



Người dân ở Hà Nội xếp hàng chờ lấy nước ngọt

Người dân ở các tỉnh Miền Tây khát nước
ngọt để sinh hoạt.


KẾT LUẬN



×