Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 19952008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.87 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1995-2008

SVTH

: PHẠM NGỌC GIÀU

MSSV

: 05124022

LỚP

: DH05QL

KHÓA

: 2005 - 2009

NGÀNH : Quản Lý Đất Đai

-TP HCM Tháng 07 năm 2009 -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHẠM NGỌC GIÀU

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1995-2008

Giáo viên hướng dẫn: KS. PHAN VĂN TỰ
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên: ………………………………


LỜI CẢM ƠN

Con xin chân thành biết ơn cha mẹ, người đã sinh thành và dưỡng dục
con suốt chặn đường dài.
Trong bốn năm qua được sự tận tình dạy dỗ của quý thầy cô trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt cho em những
kiến thức và kinh nghiệm quý báo giúp em tự tin bước vào đời.
Em xin chân thành biết ơn đến thầy Phan Văn Tự , người đã nhiệt tình
hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn đến các anh chị trung tâm Nghiên cứu và Ứng
dụng Công nghệ Địa chính trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã

tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại trung tâm.
Cảm ơn bạn bè và những người thân xung quanh đã giúp đỡ, động viên
trong quá trình học tập.

PHẠM NGỌC GIÀU


TÓM TẮT
PHẠM NGỌC GIÀU, lớp quản lý đất đai khóa 31 (DH05QL) – khoa Quản Lý
Đất Đai và Bất Động Sản trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 1995 đến 2008”.
Địa điểm thực tập: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chi Minh.
Thời gian thực tập từ tháng 03/2009 đến 07/2009.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Phan Văn Tự.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa
học lớn nhất khu vực phía Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh với sự gia tăng dân
số và tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá rất mạnh mẽ do ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường và nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ, việc
khai thác thế mạnh về đất đai để kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp các
khu dân cư đã gây áp lực đến đất nông nghiệp. Do đó, đánh giá thực trạng quỹ đất
nông nghiệp trên toàn thành phố là việc làm rất cần thiết cho việc quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần cho công tác lập quy hoạch
sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố trong giai đoạn mới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài được thực hiện nhằm mục đích
phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp của
Thành phố bên cạnh đó định hướng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp
sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị cao.
Bằng phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá điều kiện

tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất đai và các chuỗi số liệu
thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2000, 2005, 2008 để từ đó đánh giá biến động đất
nông nghiệp giúp cho các cơ quan chức năng nắm được quỹ đất nông nghiệp nhất là
ngành nông nghiệp của Thành phố.
Kết quả đề tài đạt được:
So sánh, đánh giá được chuỗi số liệu biến động đất nông nghiệp qua các năm
2000, 2005, 2008. Nắm được quỹ đất nông nghiệp của Thành phố năm 2008 là
121.313 ha trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 75.251 ha (chiếm 62,03%), đất lâm
nghiệp là 34.365 ha (chiếm 28,33%), đất nuôi trồng thủy sản là 4.857 ha (chiếm
8,13%), đất làm muối: 2.373 ha (chiếm 1,13%), đất nông nghiệp khác: 467 ha (chiếm
0.36%).
Phân vùng sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 cho 4 quận và 5 huyện ngoại
thành trong vùng nghiên cứu. Trong đó quận Bình Tân và Quận 12 đến năm 2020 sẽ
không còn đất nông nghiệp.
Đề xuất các giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp của
một đô thị lớn.

i


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
1. Mục đích – yêu cầu....................................................................................................... 1
a. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 1
b. Yêu cầu......................................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
a. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 2
b. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
PHẦN I: TỔNG QUAN.................................................................................................. 3

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu........................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học. ....................................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................................... 8
I.1.3. Cơ sở thực tiển......................................................................................................... 9
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu...................................................................................... 9
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
I.3.1. Nội dung................................................................................................................. 10
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 10
I.3.. Quy trình thực hiện................................................................................................... 11
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .......................................................................... 12
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường......................................... 12
II.1.1. Vị trí địa lý kinh tế ................................................................................................ 12
II.1.2. Đánh giá các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............................................. 12
II.2. Đánh giá nguồn nhân lực.......................................................................................... 19
II.2.1. Dân số và tỷ lệ tăng dân số .................................................................................... 19
II.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập ............................................................................. 19
II.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất.............................................................................. 20
II.3.1. Tình hình quản lý .................................................................................................. 20
II.3.2. Tình hình sử dụng đất của người dân..................................................................... 24
II.4. Đánh giá hệ thống phân loại chỉ tiêu thống kê, kiểm kê thời kỳ 1995- 2005 ............. 24
II.4.1. Đánh giá, so sánh hai cách phân loại củ và mới ..................................................... 24
II.4.2. Đánh giá phân loại mới.......................................................................................... 29
II.5. Đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp thành phố thời kỳ 2001-2008...... 30
ii


II.5.1. Phân tích đánh giá về tăng trưởng kinh tế .............................................................. 30
II.5.2. Phân tích đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................. 31
II.5.3. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp............................................................... 31
II.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008......................................................... 36

II.6.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo địa giới hành chính................................ 37
II.6.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng........................................ 37
II.6.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng ...................................... 39
II.6.4. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo đối tượng quản lý........................................ 40
II.7. Đánh giá biến động đất đai ....................................................................................... 41
II.7.1. Biến động đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng................................................ 41
II.7.2. Biến động đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính................................................ 44
II.7.3. Biến động đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng và quản lý .............................. 45
II.7.4. Ảnh hưởng từ các dự án sân golf ........................................................................... 46
II.7.5. Nguyên nhân và các dạng biến động đất nông nghiệp............................................ 47
1. Nguyên nhân gây biến động ................................................................................. 47
2. Các dạng biến động.............................................................................................. 47
II.8. Tiềm năng đất nông nghiệp ...................................................................................... 48
II.8.1. Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp...................................................................... 48
II.8.2. Tiềm năng đất lâm nghiệp ..................................................................................... 49
II.8.3. Tiềm năng đất có mặt nước nuôi trồng thủy hải sản............................................... 49
II.8.4. Tiềm năng đất làm muối ........................................................................................ 49
II.9. Phân vùng sinh thái nông nghiệp đến năm 2020 ....................................................... 49
II.10. Đề xuất các giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị........... 50
II.10.1. Giải pháp về giống .............................................................................................. 50
II.10.2. Các giải pháp về khoa học công nghệ .................................................................. 52
II.10.3. Các giải pháp về chế độ quản lý, chính sách, đào tạo cán bộ................................ 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 54
1. Kết luận ....................................................................................................................... 54
2. Kiến nghị ................................................................................................................................ 55

iii


DANH SCH BNG BIU, BIU

Trang
Danh sỏch bng biu
Bng 1. Kim kờ t ai qua cỏc nm. .............................................................................. 4
Bng 2. Hin trng s dng t ton quc phõn theo vựng (nm 2000) ............................. 6
Bng 3. Tỡnh hỡnh s dng t ton quc qua cỏc t kim kờ t ai............................... 7
Bng 4. Mt dõn s v dõn s cỏc qun huyn theo n v hnh chớnh nm 2008........ 19
Bng 5. Giỏ tr sn xut v c cu ngnh nụng nghip ..................................................... 30
Bng 6. Din tớch, nng sut sn lng mt s cõy trng chớnh........................................ 32
Bng 7. Thc trng phỏt trin ngnh chn nuụi ................................................................ 33
Bng 8. Thc trng phỏt trin ngnh thy sn .................................................................. 34
Bng 9. Hin trng s dng t Thnh ph H Chớ Minh nm 2008 ............................... 36
Bng 10. Hin trng s dng t nụng nghip theo a gii hnh chớnh. ......................... 37
Bng 11 Hin trng s dng t nụng nghip theo mc ớch s dng............................... 38
Bng 12. C cu s dng t theo i tng s dng....................................................... 39
Bng 13. C cu s dng t theo i tng c giao qun lý. ................................. 40
Bng 14: Bin ng din tớch t nụng nghip theo mc ớch s dng............................. 41
Baỷng 15: Dieọn tớch phaõn theo ủụn vũ haứnh chớnh ........................................................... 44
Bng 16. Din tớch t nụng nghip phõn theo i tng s dng v qun lý................... 45
Bng 17. Phõn vựng sinh thỏi nụng nghip n nm 2020 theo n v hnh chớnh. ......... 49
Danh sỏch biu
Biu 1: Hin trng s dng t ton quc phõn theo vựng (nm 2000) ......................... 7
Biu 2: C cu s dng t nụng nghip TP. H Chớ Minh nm 2008......................... 39
Biu 3: Bin ng din tớch t nụng nghip theo mc ớch s dng........................... 42
Biu 4: Dieọn tớch phaõn theo ủụn vũ haứnh chớnh.......................................................... 44
Biu 5: Din tớch t nụng nghip phõn theo i tng s dng v qun lý................. 46

iv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BĐHTSDĐ:
BVTV:
DTTN:
ĐBSCL:
GIS:
GCNQSDĐ:
HTX:
QSDĐ:
TP. HCM:
TN-MT:
TCVN:
TCĐC:
NTTS:
STT:
UBND:

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bảo vệ thực vật
Diện tích tự nhiên
Đông bằng Sông Cửu Long
Hệ thống thông tin địa lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hợp tác xã
Quyền sử dụng đât
Thành phố Hồ Chí Minh
Tài nguyên – Môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng cục địa chính
Nuôi trồng thủy sản
Số thứ tự

Uỷ ban nhân dân

v


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và nơi
diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Do có nhiều chức
năng như vậy mà việc sử dụng đất đai luôn diễn ra thường xuyên và liên tục, đòi hỏi
Nhà nước phải có hệ thống các biện pháp về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai có
hiệu quả và bền vững về các mặt:
+ Kinh tế: sử dụng đất đầy đủ và hợp lý làm cho giá trị sử dụng đất mang lại
hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
+ Môi trường: loại sử dụng phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa
đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
+ Xã hội: thu hút được lao động, bảo đảm được đời sống xã hội.
Sử dụng đất là nhu cầu cấp bách của nước ta cũng như nhiều quốc gia trên Thế
giới. Những hiện tượng như: sa mạc hóa, lũ lụt diện tích đất trống đồi trọc ngày càng
gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững, làm cho môi trường tự
nhiên ngày càng bị suy thoái.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa
học lớn nhất khu vực phía Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh với sự gia tăng dân
số và tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá rất mạnh mẽ do ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường và nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ, việc
khai thác thế mạnh về đất đai để kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp các

khu dân cư đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp giảm mạnh, giai đoạn 2005 – 2008
giảm 2.204 ha (bình quân giảm 735 ha/năm). Do đó, đánh giá thực trạng quỹ đất nông
nghiệp trên toàn thành phố là việc làm rất cần thiết cho việc quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần cho công tác lập quy hoạch sản
xuất ngành nông nghiệp của thành phố trong giai đoạn mới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai
và Bất động sản trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, em tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh từ năm
1995-2008”.
1. Mục đích- yêu cầu:
a. Mục đích nghiên cứu:
Xác định lại quỹ đất nông nghiệp của thành phố nhằm giúp cho công tác quản
lý và sử dụng đất của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp thành phố
đang phát triển theo hướng nền nông nghiệp đô thị.
Làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lí đất đai, quy hoạch sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố.
b. Yêu cầu:
Phải nắm chắc được tổng diện tích tự nhiên, quỹ đất nông nghiệp của Thành
phố, diện tích từng lọai đất nông nghiệp, đối tượng sử dụng, đối tượng được giao để
quản lý.
Các số liệu thống kê, kiểm kê, bản đồ hiện trạng phải phản ánh đúng hiện trạng
đang sử dụng.

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu


Các số liệu, bảng biểu thống kê được tổng hợp chi tiết từ các yếu tố trên bản đồ
phải thông qua phân tích, so sánh cơ cấu sử dụng đất hiện tại với thời điểm kiểm kê.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải mang tính khách quan, trung thực, các thông
tin trên bản đồ phải xác định đầy đủ, chi tiết theo quy chuẩn thống nhất của Bộ TNMT.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu: Đất nông nghiệp (gồm 5 loại đất: đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác).
b. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm 5 huyện
ngoại thành: Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và 4 quận: Bình Tân,
quận 9, quận 12, Thủ Đức.
Phạm vi thời gian: Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua các số liệu
thống kê, kiểm kê từ năm 1995-2008.

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Đất (soil) là phần tơi xớp của lớp vỏ trái đất mà trên đó có các hoạt động của
sinh vật. Độ dày thường được quy định từ 120-150cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi
có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể
xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10-20cm.
Đất đai (land – Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan): “Một vạt đất xác định
về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn

định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên,
bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn,
thực vật, và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở
chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó
của con người hiện tại và trong tương lai”.
Nhóm đất nông nghiệp, gồm: Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa, đất
đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất
lâm nghiệp (đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng); đất nuôi trồng
thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác (là đất tại nông thôn sử dụng để xây
dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây
giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp).
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều cách phân loại khác nhau như: phân loại theo tự
nhiên, theo phát sinh học, theo địa chất, màu sắc, theo mục đích sử dụng,… Trong đó,
phân loại theo tự nhiên thường người ta chỉ mô tả các tính chất theo tự nhiên của đất.
Tóm lại trong phân loại đất có nhiều cách phân loại đất khác nhau nhưng đề tài chỉ
nghiên cứu sâu vào cách phân loại theo mục đích sử dụng đất để phục vụ cho đánh giá
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Thành phố.
Phân loại theo mục đích sử dụng: căn cứ vào loại đất chính và hiện trạng sử
dụng đất người ta tiến hành phân theo các cấp phân vị khác nhau. Hiện nay, ở Việt
Nam phân loại theo mục đích sử dụng đất được chia làm 5 cấp (theo thông tư
28/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất).
BĐHTSDĐ: là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác
định, được lập theo từng đơn vị hành chính (khoản 17 điều 4 chương I Luật đất đai
2003).
Nông nghiệp bền vững (theo FAO): bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên

cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn
và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (FAO,
1989).

Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

Phân vùng nông nghiệp là nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ngành sản
xuất nông nghiệp trong một giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân nhất định
trên quan điểm phát triển và phân bố hợp lý ngành nông nghiệp trong phạm vi cả
nước.
2. Lược sử công tác thống kê, kiểm kê đất đai từ trước đến nay
Bảng 1. Kiểm kê đất đai qua các năm.
Kiểm kê
đất đai
Văn bản
pháp
quy
Bản đồ

1995

2000

2005


Chỉ thị 24/1999/CTChỉ thị 382/CT-ĐC
TTg ngày 18/08/1999
ngày 31/03/1995
Quyết định 507/QĐQuyết định 27/QĐ-ĐC
TCĐC
ngày
ngày 22/02/1995
12/10/1999

Chỉ thị 28/2004/CT-TTg
ngày 15/07/2004
Thông tư 28/2004/TTBTNMT
ngày
01/11/2004

BĐHTSDĐ 1995.

BĐHTSDĐ 2000

BĐHTSDĐ 2005

10

18

Hệ thống
6
biểu mẫu

3 loại đất chính: nông

nghiệp, phi nông nghiệp,
chưa sử dụng.

Chỉ tiêu
thống kê

5 loại đất chính: nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất
ở, đất chuyên dùng, đất
chưa sử dụng.
5 đối tượng sử dụng:
Hộ gia đình, cá nhân,
Tổ chức kinh tế, Người
nước ngoài và liên
doanh với nước ngoài,
UBND xã quản lý sử
dụng, Các đối tượng
khác

5 loại đất chính: nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất
ở, đất chuyên dùng, đất
chưa sử dụng.
6 đối tượng sử dụng:
Hộ gia đình, cá nhân,
Tổ chức kinh tế, Tổ
chức khác, Người nước
ngoài và liên doanh
với nước ngoài, UBND
xã quản lý sử dụng,

Các đối tượng khác

8 Đối tượng sử dụng: Hộ
gia đình, cá nhân, UBND
xã, Tổ chức kinh tế, Tổ
chức khác, Doanh nghiệp
liên
doanh,
Doanh
nghiệp 100% vốn nước
ngoài, Người VN định
cư nước ngoài, Cộng
đồng dân cư.
4 Đối tượng quản lý:
Cộng đồng dân cư,
UBND xã, Tổ chức phát
triển quỹ đất, Tổ chức
khác.

Đất đai tuy có vị trí cố định trong không gian nhưng lại thường xuyên biến
động về loại đất, chủ sử dụng, biến động về hình thể, kích thước, diện tích, địa giới
hành chính… Nếu những biến động này không được quản lý tốt thì dể nẫy sinh nhiều
hiện tượng tiêu cực trong quan hệ đất đai. Đồng thời các tài liệu về đất đai như bản đồ,
sổ bộ địa chính sẽ không còn phù hợp với thực tế. Cho nên cần tiến hành điều tra
thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ hằng năm và 5 năm một lần.
Trước đây, công tác thống kê đất đai thường nhằm vào mục đích phục vụ cho
xây dựng kế hoạch 5 năm, lúc này công tác thống kê chỉ tập trung vào đất nông nghiệp

Trang 4



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

nhưng vẫn còn sơ lược, chưa đầy đủ chi tiết và chưa thống kê ruộng đất theo quyền sở
hữu của các thành phần kinh tế.
Năm 1997, Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 169-CP về việc
điều tra tình hình cơ bản ruộng đất trong toàn quốc. Nội dung điều tra toàn diện và đầy
đủ hơn so với các cuộc điều tra trước đây.
Từ khi có luật đất đai 1993 việc thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ hằng
năm và 5 năm được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Các kỳ điều tra này thống
kê các loại đất từ loại đất chính đến chi tiết và thống kê cho từng thành phần kinh tế sử
dụng đất.
Năm 1995, kiểm kê đất đai được thực hiện theo chỉ thị 382/CT-ĐC ngày
31/03/1995 của TCĐC. Đây là mốc rất quan trọng trong lịch sử thống kê, kiểm kê đất
đai và là năm thực hiện tổng kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước. Hệ thống biểu mẫu
năm 1995 (gồm 6 biểu mẫu) mã số được quy định từ 01 đến 60 và các loại đất được
phân loại đến cấp 4 gồm 5 loại đất chính:
+ Đất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp
+ Đất chuyên dùng
+ Đất ở
+ Đất chưa sử dụng
Năm 2000, theo chỉ thị số 24/1999/CT-TTg ngày 18/08/1999 của Thủ tướng
Chính phủ và ngày 12/10/1999 TCĐC ra quyết định số 507/1999/QĐ-TCĐC ban hành
hệ thống biểu mẫu thống kê để phục vụ công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2000, kèm
theo hướng dẫn số 1553/HĐ-TCĐC về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai năm
2000. Hệ thống biểu mẫu năm 2000 (gồm 10 biểu mẫu) cơ bản giống với năm 1995
chỉ bổ sung thêm đối tượng sử dụng là “tổ chức khác”.

Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 đã có sự thay
đổi lớn trong việc quản lý và sử dụng đất. Ngày 15/07/2004 Thủ tướng Chính phủ ra
chỉ thị số 28/2004/CT-TTg về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
BĐHTSDĐ năm 2005. Đến ngày 01/11/2004 Bộ TN-MT ban hành thông tư
28/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng BĐHTSDĐ năm 2005. Thông tư này đã thay đổi toàn bộ hệ thống biểu mẫu
thống kê, kiểm kê đất đai, mã loại đất được quy định đánh bằng chử cái in hoa tương
ứng với từng loại đất, định nghĩa cụ thể từng loại đất, đối tượng sử dụng và quản lý.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc
theo hướng dẫn của thông tư này. Hệ thống biểu mẫu kiểm kê đất đai năm 2005 (gồm
18 biểu mẫu) được phân loại đến cấp 5 gồm 3 loại đất chính:
+ Đất nông nghiệp
+ Đất phi nông nghiệp
+ Đất chưa sử dụng
Trong đó có thêm nhóm đất có mặt nước ven biển (chỉ tiêu quan sát).
3. Công tác điều tra xây dựng BĐHTSDĐ
Để công tác quản lý đất đai được tốt cũng như các ngành nông lâm nghiệp, xây
dựng, thủy lợi, giao thông,… thì tài liệu BĐHTSDĐ là một công cụ hỗ trợ không thể

Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

thiếu. Vì vậy, trước khi Luật đất đai 1993 ra đời thì từ năm 1980 đến nay được sự
hướng dẫn của TCĐC (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) các tỉnh trong cả nước đã
điều tra xây dựng BĐHTSDĐ 5 đợt:
BĐHTSDĐ năm 1985: để thực hiện chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ,

ngành quản lý ruộng đất trong thời kỳ 1982-1985 đã tiến hành đo đạc, phân hạng, đăng
ký thống kê đất đai cả nước. Năm 1985, hầu hết các tỉnh đã xây dựng BĐHTSDĐ dựa
trên BĐHTSDĐ cả nước tỷ lệ 1:1.000.000 kèm theo các số liệu thống kê đất đai.
BĐHTSDĐ năm 1990: BĐHTSDĐ cả nước lúc này có tỷ kệ 1:1.000.000 được
xây dựng trên cơ sở ảnh LANDSAT-TM chụp vào năm 1989- 1990, ảnh hàng không
chụm hiện trạng rừng và BĐHTSDĐ các tỉnh trong cả nước.
BĐHTSDĐ năm 1995: Thực hiện chỉ thị số 382/CT-ĐC ngày 31/03/1995 của
TCĐC về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ, sử dụng
các tài liệu, sổ bộ, BĐĐC hiện có để chỉnh lý theo hiện trạng sử dụng đất, năm chắc
quỹ đất theo từng cấp hành chính trong toàn tỉnh. Việc kiểm kê đất đai và lập
BĐHTSDĐ được thực hiện theo ranh giới hành chính (chỉ thị 364/CP) và lấy đơn vị
xã, phường, thị trấn làm đơn vị cơ bản.
BĐHTSDĐ năm 2000: Thực hiện chỉ thị 24/1999/CT-TTg ngày 18/08/1999
của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng
BĐHTSDĐ năm 2000 được lập theo 4 cấp: xã, huyện, tỉnh, toàn quốc xét về chất
lượng hơn hẳn những năm trước đây.
BĐHTSDĐ năm 2005: Ngày 15/07/2004 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số
28/2004/CT-TTg về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ
năm 2005; đến ngày 01/11/2004 Bộ TN-MT ban hành thông tư 28/2004/TT-BTNMT
về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm
2005 thì BĐHTSDĐ được lập cho tấc cả các cấp hành chính trên toàn quốc.
4. Tình hình sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc phân theo vùng (năm 2000)
STT
1
2
3
4
5
6

6.1
7

Diện tích (km2)

Đơn vị

Tỷ lệ (%)

Vùng miền núi trung du Bắc bộ
Vùng đồng bằng Bắc bộ
Vùng Bắc Trung bộ
Vùng duyên hải Nam Trung bộ
Vùng Tây Nguyên
Vùng Đông Nam bộ
Thành phố Hồ Chí Minh
Vùng đồng bằng sông Cửu Long

103.138,76
12.614,04
51.511,69
44.255,74
54.474,50
23.544,56
2.095,02
39.712,32

28,32
3,8
14,6

18,4
15,5
7,5
8,9/0,6
11,88

Tổng diện tích tự nhiên toàn quốc

329.24,61

100,00

Nguồn: Tổng cục địa chính năm 2000
Trong 7 vùng kinh tế thì vùng miền núi trung du Bắc bộ và vùng duyên hải
Nam Trung bộ là hai vùng có diện tích tự nhiên lớn nhất, chiếm 46,7% diện tích toàn
quốc. Bên cạnh đó nước ta còn có hai vùng đồng bằng lớn là vùng đồng bằng Bắc bộ,
vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 15,7% diện tích toàn quốc và là hai vựa lúa
lớn cung cấp lương thực cho cả nước và xuất khẩu.
Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

Tình hình sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh: theo kết quả kiểm kê đất đai
năm 2000, tổng diện tích tự nhiên thành phố là 209.502 ha, chiếm 8,9% diện tích tự
nhiên vùng Đông Nam Bộ và 0,6% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong số 24 quận,
huyện của Thành phố thì huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên lớn nhất 70.422 ha,
chiếm 33,6%; quận 4 có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 417 ha, chiếm 0,2%. Bình quân

diện tích tự nhiên năm 2000 trên đầu người Thành phố Hồ Chí Minh là 0,036
ha/người, trong khi bình quân chung cả nước là 0,4 ha/người.

Biểu đồ 1: Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc phân theo vùng (năm 2000)
Bảng 3. Tình hình sử dụng đất toàn quốc qua các đợt kiểm kê đất đai
Đơn vị: ha

Loại hình sử dụng đất
I.Đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hàng năm
2. Đất trồng cây lâu năm
3. Đất trồng cỏ
4. Đất có mặt nước NTTS
5. Đất vườn tạp
II. Đất lâm nghiệp
1. Đất rừng tự nhiên
2. Đất rừng trồng
III. Đất chuyên dùng
IV. Đất ở
V. Đất chưa sử dụng

1985
1990
1995
2000
7.037.817 7.113.812 7.348.449 9.345.346
5.321.257 5.338.989 5.527.869 6.129.518
944.803 1.045.161 1.247.142 2.181.943
328.758
342.302

30.274
37.575
169.722
266.789
273.115
367.846
273.277
120.571
628.464
270.049
9.242.019 9.395.194 9.641.142 11.575.429
8.622.177 88.723.278 8.841.704 9.774.483
619.842
671.916
799.438 1.800.544
766.849
847.441 1.117.697 1.532.843
855.683
817.752
773.960
443.178
15.196.725 14.924.894 14.217.845 10.027.265

Tổng diện tích TN

33.099.093 33.099.093 33.099.093 32.924.061
Nguồn :Tổng cục địa chính

Đất nông nghiệp tăng rất chậm ở giai đoạn 1985-1990 (từ 7.037.817 ha tăng lên
7.113.812 ha, bình quân tăng 15.199 ha/năm), giai đoạn 1990-1995 tăng nhanh (tăng

thêm 234.637 ha so với năm 1990, bình quân tăng 46.927 ha/năm), giai đoạn 19952000 diện tích đất nông nghiệp tăng rất nhanh (từ 7.348.449 ha tăng lên 9.345.346 ha,
bình quân tăng 399.379 ha/năm). Các giai đoạn này diện tích đất nông nghiệp tăng do
áp lực về dân số và vấn đề lương thực đã thúc đẩy việc khai hoang ruộng đất. Thời kỳ
này Luật đất đai 1993 ra đời góp phần vào việc khuyến khích người dân sản xuất,

Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

trong đó cây hàng năm có dấu hiệu giảm, cây lâu năm tăng lên do hiệu quả kinh tế
mang lại cao.
Vào những năm 1985-1990, đất lâm nghiệp tăng nhẹ (từ 9.242.019 ha tăng lên
9.395.194 ha, bình quân tăng 30.635 ha/năm). Giai đoạn 1990-1995 có dấu hiệu tăng
mạnh trở lại (từ 9.395.194 ha tăng lên 9.641.142 ha, bình quân tăng 49.190 ha/năm).
Giai đọan 1995-2000 diện tích đất lâm nghiệp tăng mạnh (từ 9.641.142 ha lên
11.575.429 ha, bình quân tăng 386.857 ha/năm). Cả ba giai đoạn này đất lâm nghiệp
tăng do Nhà nước có chính sách phủ xanh đất trống đồi trọc.
Đất chuyên dùng: Giai đoạn 1985-1990 tăng 80.592 ha, giai đoạn 1990-1995
tăng 270.256 ha, giai đoạn 1995-2000 tăng 415.146 ha do việc khai thác và mở rộng
đường giao thông, xây dưng trụ sở cơ quan.
Đất ở: Trong thời kỳ 1985-2000 diện tích đất ở giảm về diện tích nhưng lại tăng
về diện tích sàn sử dụng do nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào xây dựng nhà ở chung cư
cao tầng.
Đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm dần giai đọan 1985-1990 và giai đọan
1990-1995 và đến năm 2000 còn 10.027.265 ha. Diện tích đất chưa sử dụng có chiều
hướng giảm do áp lực về dân số và vấn đề lương thực đã thúc đẩy việc khai hoang
ruộng đất.

I.1.2. Cơ sở pháp lý
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật đất đai năm 2003 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003;
Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Thông tư 08/ 2007/TT-BTNMT quy định về thống kê kiểm kê đất đai;
Quyết định 375/ QĐ-ĐC ngày 15/05/1995 của TCĐC về chế độ báo cáo thống
kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Quyết định 499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995 của TCĐC về mẫu sổ theo dỗi biến
động đất đai;
Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về “Một số chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”;
Nghị quyết số 150/2005/NQ-TTg ngày 20/5/2008 về “phê duyệt quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010
và tầm nhìn 2020”;
Nghị quyết số 10/2007/NQ-CP ngày 13/02/2007 của Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và định
hướng đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh;
Nghị quyết số 26-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Phạm Ngọc Giàu

I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực trạng diện tích đất nông nghiệp Thành phố giảm dần do tốc
độ tăng dân số và đô thị hóa. Để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho Thành
phố trong tương lai, Thành phố đã thực hiện Đề án “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”.
Trong đề án việc đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố là
rất cần thiết. Đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh
từ năm 1995-2008” đã thực hiện một phần trong phạm vi của đề án này.
I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp
giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh hình
thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu
Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông
Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập
và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam,
được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, một trong những đô thị quan trọng của
vùng Đông Nam Á. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất
quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước
đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.095 km2, gồm 24 quận huyện;
trong đó khu vực nội thành là 494 km2, chiếm 24% diện tích tự nhiên và 84% dân số
của thành phố; khu vực ngoại thành với diện tích đất 1.601 km2, chiếm 76% diện tích
tự nhiên và 16% dân số.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
của cả nước; là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội không những giới hạn
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh

tế - xã hội của cả nước. Với thế mạnh về nguồn lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ
về giao thông thủy bộ, sân bay, bến cảng, đường sắt… đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố giai đoạn 2001-2008 bình quân đạt
11,4% năm (theo số liệu Niên giám thống kê 2008), GDP bình quân đầu người năm
2008 là 2.135 USD và dự kiến đến năm 2010 là 3.100 USD và năm 2020 là 6.000
USD.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp liên tục tăng nhịp độ khá cao, bình quân
6,04%/năm giai đoạn 2001-2008 trong điều kiện đất canh tác giảm dần. Bước đầu hình
thành nền nông nghiệp đô thị cao với những cây con hiệu quả cao (hoa lan, cây kiểng,
cá cảnh, rau an toàn, chăn nuôi heo an toàn, bò sữa, cá sấu,…). Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp có sự chuyển dịch cây con kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp sang hiệu quả
cao, bền vững; an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp được bảo đảm
hơn.
Bên cạnh những thành quả đạt được, nông nghiệp thành phố đang đứng trước
những khó thách thức mới, nhất là giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường như hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh nông sản hàng hóa; trong điều
kiện sản xuất nông nghiệp của thành phố còn bị hạn chế bởi tiềm năng đất đai (đất đai
ngày càng thu hẹp, manh mún) cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, khoa học kỹ thuật, lao
Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

động nông nghiệp, nhu cầu lương thực, thực phẩm do sự gia tăng dân số và nhất là tác
động của thiên tai, dịch bệnh cây trồng vật nuôi và biến động của thị trường.
Tóm lại, các ban ngành và các cấp lãnh đạo thành phố cần có những biện pháp
và chính sách đúng trong việc phát triển nền nông nghệp theo hướng nông nghiệp bền

vững, nông nghiệp đô thị cao. Vì vậy, xác định lại quỹ đất nông nghiệp là nhiệm vụ
cấp bách của các ngành các cấp, đặc biệt là ngành nông nghiệp thành phố trong tương
lai.
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1. Nội dung
Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực trạng phát triển
ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất.
So sánh, xét mối quan hệ phân vị đất đai trong thống kê, kiểm kê đất đai giữa
hai giai đoạn 1995-2000 và 2000-2005.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 và đánh giá tiềm năng
đất nông nghiệp để từ đó phân vùng sinh thái đất nông nghiệp nhằm sản xuất đạt hiệu
quả và bền vững trong tương lai.
Đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2008.
Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sử dụng đất ổn định
lâu dài.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ… nhằm đánh giá
biến động đất nông nghiệp qua các chuỗi số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá
tiềm năng đất nông nghiệp.
Phương pháp so sánh: So sánh, xét mối quan hệ phân loại đất đai trong thống
kê, kiểm kê đất đai giữa hai giai đoạn 1995-2000 và 2000-2005 để từ đó đánh giá được
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong thống kê, kiểm kê.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: tổng hợp và phân tích các số liệu, tài liệu
thu thập được phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp GIS: ứng dụng các phần miềm chuyên dùng như: Microstation,
Mapinfo xử lý số liệu, biên tập bản đồ hiện trạng.
Phương pháp bản đồ: xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 2008.
Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến chuyên gia về phân vùng sinh thái nông

nghiệp và giải pháp sản xuất nông nghiệp trong tương lai,…
I.3.3. Quy trình thực hiện
Bước 1: Thu thập dữ liệu: số liệu bảng biểu liên quan đến vùng nghiên cứu
Bước 2: Xữ lý tổng hợp các số liệu thu thập
Bước 3: Đánh giá thực trạng, biến động đất nông nghiệp
Bước 4: Dựa trên đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai đề xuất các giải pháp
sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị
Bước 5: Tổng hợp, viết báo cáo

Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II.1.1. Vị trí địa lý kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa
học; là đầu mối giao thông liên lạc chính của cả nước. Nằm ở trung tâm của khu vực
phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54'
Đông.
Tứ cận:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
+ Phía Đông - Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
+ Phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang
+ Phía Tây - Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.095 km2, gồm 24 quận huyện;
trong đó khu vực nội thành là 494 km2, chiếm 24% diện tích tự nhiên và 84% dân số

của thành phố; khu vực ngoại thành với diện tích 1.601 km2, chiếm 76% diện tích tự
nhiên và 16% dân số.
Nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí
Minh là một trung tâm của vùng và cả nước về các lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ khoa học - công nghệ - đào tạo - y tế… Thành phố có tổng dân số lớn nhất cả nước, là
thị trường tiêu thụ lớn nhất nước về nông lâm thủy hải sản. Thành phố có hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đầy đủ cả về giao thông thủy bộ, sân bay, bến cảng, đường sắt… đáp ứng
cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra động lực có vai trò đầu tàu cho việc
phát triển các tỉnh phía Nam và cả nước.
II.1.2. Đánh giá các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
1. Các yếu tố tự nhiên
a. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận
xích đạo. Đặc điểm khí hậu của thành phố khá ổn định và thuận lợi so với các khu vực
khác trong cả nước với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Một số đặc điểm về khí hậu của trạm Tân Sơn Hoà (1),
như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm
khoảng 28,20C (dao động trong khoảng 26,6 - 30,10C).
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 75%. Có sự chênh lệch rõ rệt theo
mùa.
- Lượng mưa: Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực và phân bố không đều, tập
trung chủ yếu từ tháng 5 - 11, lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 10, lượng mưa bình
quân đạt 2.078,9 mm/năm (2000-2007).
(1)

. Chỉ tiêu số liệu bình quân quan trắc từ năm 2000-2007 theo số liệu trong Niên giám thống
kê.

Trang 11



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

- Chế độ gió: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai
hướng gió chủ yếu: Từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc
(thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4); từ Ấn Độ Dương thổi về
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến
tháng 10).
Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi về, đây là hướng gió thịnh hành
trong tháng 11, 12 và tháng 1. Huớng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng
trong việc bố trí các khu công nghiệp, khu dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có
khả năng gây ô nhiễm không khí.
b. Chế độ thủy văn
Thành phố nằm giữa hai sông lớn là sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu
ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai.
Sông Đồng Nai: là sông lớn nhất trong hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai.
(Sông Đồng Nai nối qua sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh Rạch Chiếc). Tại địa phận
Quận 9 sông rộng đến 400 - 600 m, lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu
trung bình từ 12 - 15 m, dòng chảy trung bình 500 m3/s.
Sông Sài Gòn: là sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa do
vậy thủy triều vào rất sâu và mạnh. Chế độ thủy văn, dòng chảy của các kênh rạch
trong Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn.
Sông Vàm Cỏ Đông: có rất nhiều sông nhánh nối với hệ thống kênh rạch khu
vực Tây Nam Thành phố.
Hệ thống kênh rạch của Thành phố có thể khái quát thành hai hệ thống chính:
hệ thống kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là rạch Bến Cát và kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hệ thống kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh
Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hôm, rạch Tân Hóa - Lò Gốm…Đặc điểm của các

kênh rạch này là chúng tương đối độc lập và bắt nguồn từ vùng đất cao.
Nét nổi bật chi phối tất cả các chế độ dòng chảy trong khu vực Thành phố là
sự xâm nhập của thuỷ triều. Phân tích biên độ dao động của thuỷ triều tại các trạm
Bến Lức, Gò Dầu Hạ (trên sông Vàm Cỏ Đông), các trạm Nhà Bè, Phú An, Thủ Dầu
Một (trên sông Sài Gòn) cho thấy biên độ dao động thủy triều dọc sông Sài Gòn thay
đổi và giảm dần từ cửa sông đến Dầu Tiếng và biên độ dao động của thủy triều trên
sông Vàm Cỏ Đông nhỏ hơn trên sông Sài Gòn rất nhiều. Với chế độ dòng triều như
vậy cho nên hầu như các ảnh hưởng và sự trao đổi dòng chảy giữa hai sông Sài Gòn
và Vàm Cỏ Đông là rất yếu và đó cũng là nguyên nhân tạo ra các giáp nước (nơi
dòng chảy đổi chiều, tốc độ dòng chảy bằng 0 hoặc bằng 0) trên sông Bến Lức và
kênh Thầy Cai.
c. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một phần diện
tích dạng đất gò ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc huyện Củ Chi và một phần ở Quận 9,
Thủ Đức với diện tích chiếm 30% diện tích tự nhiên Thành phố. Nhìn chung cao trình
giảm dần từ hướng Bắc và Đông Bắc xuống Nam và Đông Nam.
Dạng đất gò cao: có độ cao biến thiên từ 4 - 32 m. Trong đó phần diện tích có
độ cao từ 4 - 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích tự nhiên; phần diện tích có độ cao
trên 10 m chiếm khoảng 11% tổng diên tích tự nhiên. Dạng địa hình này phân bố chủ
yếu ở huyện Củ Chi và một phần ở Quận 9, Thủ Đức.

Trang 12


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

Dạng đất bằng thấp: chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao từ 2 - 4
m, điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi phân bố chủ yếu ở các quận nội thành, một

phần ở Thủ Đức, Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và phía Nam huyện Bình
Chánh.
Dạng đất trũng, lầy ở phía Tây Nam: chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên, độ
cao phổ biến từ 1 - 2 m. Phân bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tam Tân, Thái
Mỹ kéo dài từ các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè,
Bưng Sáu Xã của Thủ Đức (củ) và phía Bắc huyện Cần Giờ.
Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển: chiếm khoảng 21% tổng diện tích tự
nhiên. Dạng địa hình này có độ cao phổ biến từ 0 - 1 m, nhiều nơi có độ cao thấp hơn
mực nước biển, nhìn chung đa số chịu ảnh hưởng của thủy triều hằng ngày.
2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven Thành
phố Hồ Chí Minh, có 6 loại đất chính sau đây:
- Đất cát: Đất cát có diện tích 6.704 ha (3,2% diện tích tự nhiên). Phân bố ở
huyện Cần Giờ. Đất cát nghèo mùn, đạm, lân và kali. Loại đất này thích hợp trồng một
số rau màu như: hành hẹ, ớt, khoai lang… và các cây ăn trái như: nhãn, xoài, chôm
chôm…
- Đất mặn: Diện tích 25.559 ha (12,2% DTTN). Phân bố tập trung ở huyện Cần
Giờ. Các chỉ tiêu độ phì ở mức trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ giàu (2,5 - 3,5%),
hàm lượng đạm tổng số tương đối cao (0,2%). Đất mặn thích hợp cho việc trồng rừng,
đặc biệt đối với cây đước, sú, vẹt,...
- Đất phèn: Chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích 57.613 ha (27,5% DTTN).
Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh,
Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phía Bắc huyện Cần Giờ.
Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2 - 3 vụ, rau màu và các loại cây
ăn quả. Còn lại một diện tích lớn các đất phèn có tầng sinh phèn nông, còn chịu ảnh
hưởng của thuỷ triều được sử dụng cho việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
- Đất phù sa: Diện tích 26.397 ha (12,6% DTTN), trong đó loại đất phù sa ngọt
chỉ chiếm khoảng 2,5%. Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ
Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất

giàu. Đây là loại đất tốt, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa
nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích cho việc trồng cây ăn trái.
- Đất xám: Diện tích 40.434 ha (19,3% DTTN). Phân bố chủ yếu trên vùng đất
cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện
Bình Chánh. Đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hoá và thích hợp với loại cây
hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống
xói mòn và rửa trôi, tăng cường bón phân bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.
- Đất đỏ vàng: Diện tích 3.143 ha (1,5% DTTN). Phân bố trên vùng gò ở huyện
Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no
bazơ thấp, khả năng hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ
yếu là fuvic, chất hoà tan dễ bị rửa trôi. Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây
như cao su, điều vì có khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.

Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưa của hệ thống sông
Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn
nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ
m3 nước. Trong thời gian qua, một số các công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng
chỉ làm thay đổi lượng nước theo mùa nhưng kông làm thay đổi về tổng lượng nước
nói chung. Nước mặt trên địa bàn Thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng cho nông
nghiệp và NTTS tại các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ với
lưu lượng khoảng 100 triệu m3/năm.
- Nước dưới đất: Nguồn nước ngọt dưới đất phân bố chủ yếu ở các tầng chứa

nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 20 - 50 m. Tập trung tại các huyện Củ
Chi, Hóc Môn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gò Vấp...trữ lượng khai
thác ước tính 300 - 400 m3/ngày.
Tổng lưu lượng nước đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày, chiếm trên 30%
nhu cầu nước sinh hoạt của Thành phố. Hiện nay, thành phố đang mở rộng mạng lưới
cấp nước, tăng khai thác nước mặt để dần dần giảm khai thác lượng nước dưới đất.
c. Tài nguyên rừng
Theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 22/4/2008, của UBND thành phố
Hồ Chí Minh, về việc phê duyệt số liệu chi tiết diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến
ngày 31/12/2007; TP.HCM có 36.184,58 ha đất lâm nghiệp (chiếm 16,2% DTTN
thành phố).
Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi, trong đó rừng ngập
mặn Cần Giờ chiếm khoảng 94% diện tích rừng, số diện tích còn lại phân bố ở huyện
Bình Chánh và Củ Chi dưới dạng rừng thứ sinh tự nhiên, và rừng trồng, với các loại
thực vật chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm. Rừng Cần Giờ không những là rừng
phòng hộ mà còn là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận. Thực vật chủ
yếu là các loại chịu mặn (đước, sú, vẹt,...) và động vật chủ yếu là khỉ, chim, cá,...
d. Tài nguyên biển
Thành phố Hồ Chí Minh duy nhất ở huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ
biển khoảng 23 km kéo dài từ giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến tỉnh Tiền Giang
với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Nguồn lợi từ biển chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, đánh bắt gần bờ và sản xuất
muối. Việc đánh bắt xa bờ còn hạn chế do đầu tư chưa đúng mức.
Hiện nay, Thành phố đang triển khai thực hiện chiến lược biển theo Nghị quyết
số 09–NQ/TU của Ban Chấp hành Trung ương khóa X và cùng với chủ trương tận
dụng các bải biển đồng thời chuyển đổi cơ cấu từ lúa năng suất thấp, đất làm muối
năng suất không ổn định sang nuôi trồng thủy hải sản bên cạnh đó đầu tư tàu công suất
lớn phục vụ khai thác, đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được xem xét
nghiêm túc tránh tình trạng xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn.
e. Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai thác mỏ
thì Thành phố Hồ Chí Minh có các loại khoáng sản sau:
Than bùn: Là một dạng nhiên liệu hóa thạch gồm mùn hữu cơ và bùn sét. Phân
bố rải rác ở Láng Tre (Bình Chánh), Nhị Bình (Hóc Môn), Tam Tân (Củ Chi), Long

Trang 14


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

Phước, Tăng Nhơn Phú (Quận 9) và các điểm than bùn ở huyện Cần Giờ. Tổng trữ
lượng tài nguyên dự báo khoảng 3.390.000 tấn.
Đá xây dựng: Phân bố rải rác ở một số nơi như ấp Hàm Luông, bến đò Long
Bình và ấp Giồng Chùa. Tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 25 triệu m3 trong đó mỏ đá
Long Bình đã khai thác được khoảng 1 triệu m3.
Sét gạch ngói: phân bố nhiều nơi trên địa bàn thành phố với 2 kiểu nguồn gốc
trầm tích và phong hóa. Mỏ sét phong hóa Long Bình đã khai thác hết với trữ lượng 11
triệu m3. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo trên 50 triệu m3 trong đó điển hình ở mỏ
Tân Quy (17 triệu m3), Vĩnh Lộc (13,365 triệu m3), Tân Túc (7,764 triệu m3), Nhị
Bình (7,2 triệu m3).
Sét Keramzit: Là loại vật liệu làm từ sét có tính trương phồng khi nung nhanh
ở nhiệt độ thích hợp, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất bê tông nhẹ xây dựng nhà
cao tầng, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chất độn xà phòng, dung dịch khoan, ngoài ra
còn có rất nhiều ứng dụng khác. Chỉ ghi nhận được một điểm keramzit ở Cần Giờ với
trữ lượng cấp 2 là 3,2 triệu m3.
Kaolin: Là loại sét mịn, là nguyên liệu chính để sản xuất gốm, sứ, gạch men,
sản xuất sơn, giấy, chất độn cho một số dược phẩm, thuốc trừ sâu,… và có thể chế
biến tạo thành zeolit. Sét kaolin phân bố ở khu vực huyện Củ Chi, Thủ Đức với chất

lượng không đồng điều với các mỏ như: Rạch Sơn, Bàu Chứa, Linh Xuân. Tổng trữ
lượng tài nguyên dự báo cấp P 12.743.340 tấn.
Đất Laterit: Phân bố rộng rải ở phía Bắc và Tây Bắc Thành phố (Quận 9, Thủ
Đức, Củ Chi, Hóc Môn). Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 17 điểm
Laterit, trong đó có 7 mỏ đã được điều tra đánh giá trữ lượng tài nguyên cấp P là 14,2
triệu m3.
f. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm với nhiều công trình kiến trúc
cổ như đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát Lớn, bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ
và hệ thống các nhà thờ cổ (Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Hội Tây, Thủ Đức,…)
hệ thống các chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác
Viên,…) và hệ thống chợ: Sài Gòn, Bà Chiểu, Bình Tây…
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của
dân tộc, nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911)
gắn liền với sự kiện đó là các di tích quan trọng như cảng Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí
Minh. Ngoài ra, một trong những đặc trưng văn hóa của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn Gia Định là sự hội tụ của nhiều dòng văn hóa giữa truyền thống dân tộc của người Việt
với những nét đặc sắc của văn hóa Đông Tây.
Trên địa bàn Thành phố có nhiều dân Việt (kinh), Hoa, Khơme, Chăm,..sinh
sống với nền văn hóa phong phú, đa dạng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn
hóa của miền Nam; đây là nơi ra đời báo Quốc ngữ đầu tiên, là trung tâm hoạt động và
giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật nên có ảnh hưởng lớn về văn hóa đối với cả
nước.
Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, vùng nông nghiệp nông thôn ven đô Thành phố Hồ Chí Ninh là cái nôi cách mạng, các chứng tích lịch sử còn khắc
ghi các chiến công oanh liệt đó là: Chiến khu rừng Sác (Cần Giờ), Địa đạo Củ Chi,
Láng Le - Bàu Cỏ (Bình Chánh), vùng Bưng Sáu Xã (Quận 9)...

Trang 15


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Phạm Ngọc Giàu

3. Môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là
đối với đời sống con người, sinh vật và sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề chính về môi
trường có tác động lớn với sản xuất nông nghiệp, gồm:
a. Môi trường nước
Nước mặt: Phần lớn nước mặt nằm trong ranh giới hành chính của Thành phố
có chất lượng nước không đạt yêu cầu khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.
TP.HCM nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Ðồng Nai nên chất lượng nguồn nước mặt bị
ảnh rất lớn của hoạt động kinh tế ở thượng nguồn. Đặc biệt là nước thải từ nhà máy, xí
nghiệp (vụ nghiêm trọng trong những năm vừa qua là việc xả nước thải của nhà máy
VEDAN làm cho sông Thị Vải và sông Đồng Nai rơi vào tình trạng “ chết lâm sàng”,
nước thải sinh hoạt không qua sử lý làm cho nước ở các sông rạch bị ô nhiễm trầm
trọng. Trong đó, hệ thống sông Sài Gòn và sông Đồng Nai là hệ thống cung cấp lượng
lớn nước sinh hoạt cho Thành phố.
Nước dưới đất: Chất lượng nước dưới đất tầng nông đang ở mức báo động, bị ô
nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và nhiễm mặn ở một số khu vực. Kết quả quan trắc chất
lượng nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2007 cho thấy giá trị pH tại các trạm dao động
từ 4,4 - 6,8; đa số các mẫu đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất (TCVN
5994-1995: pH: 6,5 - 8,5); tổng cacbon hữu cơ dao động từ 0,6 - 89,8 mg/l, thấp hơn
so với khuyến cáo (nồng độ cacbon hữu cơ phải nhỏ hơn 2 mg/l).
b. Môi trường đất
Tình trạng thoái hoá đất ở Thành phố diễn ra dưới nhiều hình thức: Nhiễm mặn
(Cần Giờ); nhiễm phèn (phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai,
Sài Gòn và Bắc Cần Giờ); xói mòn rửa trôi bề mặt ở các vùng có địa hình cao và dốc
(Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn); sụt lún đất (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình,
Quận 3, Quận 10); lầy hoá (Nhà Bè, Thủ Đức, Quận 8, Bình Chánh), xói lở bờ sông,
bờ biển (ở một phần kênh rạch Nhà Bè). Ngoài ra, môi trường đất cũng bị ô nhiễm

trầm trọng do thuốc bảo vệ thực vật, chất thải đô thị và chất thải rắn công nghiệp.
Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số điểm trong
đợt quan trắc tháng 07 năm 1996 đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong
tầng đất mặt tại 5 trong 8 điểm quan trắc với hàm lượng từ 0,4 - 0,9mg/kg, vựơt quá
tiêu chuẩn cho phép (TCVN 1995), kết quả phân tích mẫu đất tại 4 điểm quan trắc cho
thấy sự tích lũy một số kim loại nặng như Pb, Cd, Co, Cr gần bằng hoặc vượt hơn
ngưỡng cho phép, độ dẫn điện trong đất (EC) trong tầng đất mặt khá cao đến mức có
khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Tình hình khai thác cát: Trong những năm trước đây, việc quản lý các hoạt
động khai thác cát còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác cát
hoạt động không theo đúng thiết kế, khai thác quá độ sâu, quá gần bờ gây những hậu
quả nghiêm trọng về môi trường đất làm sạt lở bờ sông gây thiệt hại về nhà và cây
trồng của người dân. Theo quyết định số 2611/UB-CNN ngày 02 tháng 08 năm 2001
của Uỷ ban nhân dân Thành phố, hoạt động khai thác cát đã bị đình chỉ trên các tuyến
sông rạch thuộc địa bàn Thành phố. Hiện nay chỉ có hoạt động nạo vét khơi thông
luồng hàng hải trên một số đoạn sông có kết hợp tận thu cát. Tuy nhiên, trên địa bàn
Thành phố hiện nay vẫn còn tồn tại hiện tượng khai thác cát trái phép diễn ra hết sức
phức tạp: các xáng cạp nạo vét không đúng vị trí khu vực được nạo vét, nạo vét quá độ
sâu; một số đơn vị tổ chức thi công xây dựng duy tu cảng không có thông báo và đăng
Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Ngọc Giàu

ký; hoạt động bơm hút cát trái phép trên các sông rạch vẫn còn diễn ra.
c. Môi trường không khí
Từ năm 1995, Thành phố đã thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường
không khí bán tự động; năm 1996 bổ sung thêm 01 trạm. Các thông số đo đạc gồm:

NO2, CO, bụi, chì, tiếng ồn. Theo kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy
nồng độ các chất ô nhiễm không khí đo đạc được trong khu dân cư đạt tiêu chuẩn cho
phép (nồng độ NO2 và SO2 dao động khoảng 2,3 - 40,49 µg/m3 và 2,52 - 86,65 µg/m3
đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: NO2=100 µg/m3, SO2= 300 µg/m3, nồng độ bụi
trung bình tháng dao động khoảng 32,78 - 148,56 µg/m3 đạt tiêu chuẩn bụi cho phép
TCVN 5937: bụi =160 µg/m3).
4. Đánh giá chung những yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi
trường tác động đến sản xuất nông nghiệp
a. Những thuận lợi, lợi thế
- Là trung tâm khu vực Nam bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu
vực kinh tế phát triển khá năng động với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, tiềm
năng đất - nước đa dạng phong phú, có điều kiện để phát triển nông nghiệp Thành phố
theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao theo đặc thù nông
nghiệp đô thị.
- Hệ thống sông rạch tự nhiên phong phú góp phần làm giàu cảnh quan và thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giải trí, nghỉ ngơi.
- Địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, hiện diện nhiều loại đất (phù sa, cát,
mặn, phèn...) tạo điều kiện cho đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Khí hậu ôn hòa, ít chịu thiên tai bão lụt, là môi trường thuận lợi cho các loài
sinh vật sinh trưởng và phát triển.
b. Những khó khăn, hạn chế
- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa đã ảnh hưởng lớn đến lưu
lượng dòng chảy, xâm nhập mặn... gây khó khăn trong công tác điều tiết nước tưới
tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích thấp, trũng có cao trình dưới 2m và diện tích mặt nước chiếm đến
61% diện tích tự nhiên của thành phố và theo dự báo về ảnh hướng của biến đổi khí
hậu toàn cầu diện tích thấp trũng trên địa bàn so với mực nước biển sẽ ngày càng lớn
hơn.
- Nhìn chung, đất cho sản xuất nông nghiệp của TP.HCM thuộc loại trung bình
và xấu so với ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp, cần phải có sự đầu tư, cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù
hợp với quá trình đô thị hóa.
- Tuy Thành phố rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương
trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức khá
cao có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và đời sống nhân dân.
II.2. Đánh giá nguồn nhân lực
II.2.1. Dân số và tỷ lệ tăng dân số
Năm 2008, dân số Thành phố Hồ Chí Minh (nguồn Niên giám thống kê năm 2008)
là 6.877.739 người, chiếm 7,5% dân số cả nước. Trong đó, dân số 5 huyện ngoại thành

Trang 17


×