Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

QUY TRÌNH CHO VAY THEO dự án đầu tư đối với KHÁCH HÀNG là tổ CHỨC KINH tế tại VIB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.16 KB, 10 trang )

QUY TRÌNH CHO VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI VIB
Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến
việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa
chúng thành các sản phẩmvật chất hoặc dịch vụ với hiệu qủa cao nhất.
Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện ít nhất 3
chức năng cơ bản: marketing, sản xuất và tài chính. Các doanh nghiệp không thể
thành công khi không thực hiện đồng bộ các chức năng tài chính, tiếp thị và sản xuất.
Không quản trị sản xuất tốt thì không có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có tiếp thị
thì sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các
thất bại về tài chính sẽ diễn ra. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt
được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được
mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện
kinh doanh năng động.
Quản trị hoạt động có vị trí rất quan trọng trong sự thành công, phát triển của
các tổ chức nói chung và của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng, nhất là
đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính. Một kế hoạch hoạt
động tốt, kế hoạch tác nghiệp hiệu quả sẽ giúp Ngân hàng có được sản phẩm/dịch vụ
làm thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đó chính là sự phát triển mà bất kỳ
một ngân hàng nào đều muốn hướng tới.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) được thành lập ngày 18/09/1996
với số vố điều lệ ban đầu chỉ có 50 tỷ đồng và số cán bộ nhân viên chỉ có hơn 20
người. sau gần 15 năm hình thành và phát triển, đến nay VIB đã nâng vốn điều lệ lên
đến 4.000 tỷ đồng với số lượng cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống trên 3.000 người
được phân bổ trên 150 đơn vị kinh doanh trên cả nước.


VIB là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam, với số
lượng chi nhánh/phòng giao dịch trải đều các tỉnh thành phát triển của cả nước. Trong
suốt quá trình hoạt động, VIB luôn coi trọng công tác quản trị hoạt động của hệ
thống. Đây là hoạt động được VIB đặc biệt coi trọng nhằm ứng dụng các phương


pháp quản trị khoa học đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và đảm bảo an toàn, tạo khả
năng sinh lợi cho hệ thống trong thời kỳ hội nhập.
II. Quy trình hoạt động tác nghiệp thông thường tại VIB
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam hiện nay có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ
của một ngân hàng hiện đại như: Cho vay, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ thanh toán,
mua bán kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu, nhận tiền gửi dân cư và các tổ
chức kinh tế, các nghiệp vụ ngân hàng điện tử…Trong bài viết này, tôi muốn đề cập
đến một quy trình tác nghiệp thông thường nhất của VIB đó là QUY TRÌNH CHO
VAY THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ,
nằm trong một tác nghiệp của sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.
Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế bao
gồm các bước sau:
1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và lập hồ sơ vay vốn.
- Tiếp nhận Hồ sơ từ Khách hàng bao gồm:
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, Dự án đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả
thi,Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền…
Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và Giấy phép đầu tư...
Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính định kỳ:Bảng cân đối kế toán; Bản quyết toán
tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh Báo cáo tài chính; Các báo cáo
của Kiểm toán...


Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Được thực hiện theo quy định của Pháp luật và của
VIB.
- Hướng dẫn, kiểm tra và xem xét sơ bộ về Hồ sơ: Thực hiện kiểm tra tính đầy
đủ, chân thực, hợp lệ và thống nhất đối với Hồ sơ vay vốn của Khách hàng; Thông
báo ngay cho Khách hàng để điều chỉnh, bổ sung bảo đảm sự chân thực, hợp lệ, hợp
pháp và thống nhất; Lập Hồ sơ cho vay kèm theo Danh mục Hồ sơ cho vay đối với
từng khoản vay.

Dựa trên bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng kiểm tra và thu thập
thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng
sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay.
2: Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn, DAĐT, biện pháp bảo
đảm tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định
- Thẩm định Dự án đầu tư:
Đánh giá tính hợp pháp của Dự án, mục đích vay vốn, so sánh nhu cầu vay vốn
với nhu cầu sử dụng vốn, vốn tự có, nguồn và kế hoạch trả nợ, giá trị tài sản bảo
đảm, việc chấp hành các giới hạn an toàn theo quy định.
Phân tích sự cần thiết đầu tư; Thẩm định thị trường đầu vào và đầu ra; Thẩm
định phương diện kỹ thuật và công nghệ; Thẩm định việc tổ chức thực hiện; Thẩm
định kế hoạch tài chính; Thẩm định hiệu quả của Dự án
Phân tích thẩm định nguồn tiền trả nợ, kế hoạch trả nợ; Phân tích độ nhạy của
Dự án để dự kiến những thay đổi ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời
gian hoàn vốn; dự báo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Thẩm định bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo quy định của VIB.
- Lập Báo cáo thẩm định:


Báo cáo thẩm định phải ghi rõ ý kiến nhận xét, kết luận của Cán bộ tín dụng
về: Đánh giá nguồn và chất lượng số liệu, tài liệu của Khách hàng đã cung cấp; Đề
xuất cho vay hay không cho vay, lý do không cho vay; Đánh giá mức độ rủi ro, hiệu
quả và lợi ích từ khoản vay và từ Khách hàng vay đối với VIB; Nếu không đồng ý
cho vay thì nêu rõ lý do.
Trên cơ sở bộ hồ sơ khách hàng trình, cán bộ tín dụng dựa vào các quy chế,
quy định của công ty để xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong
việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Cán bộ tín dụng cần: tìm kiếm những tình
huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng; dự đoán khả năng khắc phục
những rủi ro; dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân
hàng. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng cần phân tích tính chân thật của những thông

tin đã thu thập được từ phía khách hàng, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách
hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
3: Phê duyệt và quyết định cho vay
Sau khi phân tích khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, cán bộ tín
dụng trình hồ sơ lên hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định của công ty sẽ ra quyết
định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Cán bộ tín dụng trình phê duyệt khoản vay: Cán bộ tín dụng trình Trưởng
Phòng Tín dụng hoặc Trưởng Phòng Giao dịch (dưới đây gọi chung là Trưởng
phòng) Báo cáo thẩm định và đề nghị phê duyệt khoản vay.
Trưởng phòng xem xét khoản vay: Kiểm tra lại toàn bộ Hồ sơ cho vay của
Khách hàng, yêu cầu Cán bộ tín dụng giải trình các nội dung cần làm rõ, bổ sung các
nội dung, tài liệu hoặc tổ chức thẩm định lại nếu thấy cần thiết; Đối chiếu với các
chính sách, quy định về cho vay của VIB; Ghi rõ ý kiến cho vay hay không cho vay,
lý do không cho vay đồng thời ghi rõ những nội dung đề nghị cho vay, những vấn đề
khác với ý kiến của Cán bộ tín dụng (nếu có).


Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, quyết định khoản vay: Kiểm tra lại
Báo cáo thẩm định, xem xét đối chiếu giữa các đề xuất của Trưởng phòng và Cán bộ
tín dụng; Yêu cầu Trưởng phòng, Cán bộ tín dụng giải trình những vấn đề cần làm rõ,
bổ sung hồ sơ và về nội dung Báo cáo thẩm định; Xem xét khoản vay trong tổng thể
hoạt động kinh doanh, Chính sách tín dụng, cân đối nguồn vốn của Đơn vị cho vay;
Phê duyệt cho vay hay không cho vay, lý do không cho vay đồng thời ghi những vấn
đề khác với ý kiến của Trưởng Phòng tín dụng và ý kiến chỉ đạo.
Thực hiện kết quả phê duyệt của cấp trên: Thông báo cho khách hàng về quyết
định cho vay hoăc từ chối cho vay.
Nếu khoản vay được phê duyệt cho vay thì hoàn chỉnh thủ tục cho vay và giải
ngân.
4: Hoàn chỉnh thủ tục cho vay, Ký kết hợp đồng
Hoàn thiện và bổ sung những hồ sơ còn thiếu theo quy định hoặc theo yêu cầu

của cấp phê duyệt để trình phê duyệt hoặc quyết định chính thức cho vay.
Hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay (ký kết, công chứng, chứng thực, đăng ký
hợp đồng bảo đảm tiền vay, tiếp nhận và nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm) theo Quy
trình Thực hiện bảo đảm tiền vay của VIB.
Phối hợp với Kế toán mở cho Khách hàng Tài khoản tiền vay để theo dõi, hạch
toán số tiền vay, trả nợ (nếu Khách hàng chưa có tài khoản tại VIB).
Soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng, làm thủ
tục giao nhận tài sản bảo đảm và giấy tờ tài sản bảo đảm.
Công chứng chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Sau qúa trình thẩm định hồ sơ, quyết định cấp tín dụng, Ngân hàng và khách
hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở hợp đồng tín dụng, cam kết
cho vay một số tiền cụ thể với các điều khỏan về thời hạn, lãi suất, thưởng phạt…


5: Giải ngân
Nguyên tắc giải ngân là phải gắn liền sự vận động của tín dụng với kế hoạch
sử dụng tín dụng của khách hàng, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của
khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi,
không gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục ký kết, công chứng, chứng thực, đăng ký Hợp
đồng bảo đảm tiền vay và tiếp nhận, nhập tài sản bảo đảm theo quy định của Pháp
luật và hướng dẫn của VIB, Cán bộ tín dụng thực hiện: Hướng dẫn Khách hàng lập
03 bản Khế ước nhận nợ để rút tiền vay; Kế toán giải ngân trên cơ sở Khế ước nhận
nợ, đồng thời theo dõi ghi nhận việc giải ngân và thu nợ ở mặt sau của Khế ước nhận
nợ ngay sau khi phát sinh.
6: Giám sát tín dụng, kiểm tra và đánh giá việc sử dụng tiền vay
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay,
kiểm tra việc sử dụng tín dụng thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo,
tình hình tài chính của khách hàng,.. để đảm bảo khả năng thu nợ.
7: Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Trách nhiệm quản lý khoản vay của Cán bộ tín dụng: Theo dõi, đôn đốc việc
trả nợ của Khách hàng và thu lãi theo từng kỳ hạn đã thoả thuận trong Hợp đồng tín
dụng.
Quản lý và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: Trong trường hợp Khách hàng vi
phạm Hợp đồng tín dụng và không thỏa thuận được việc cơ cấu thời hạn trả nợ thì
việc quản lý và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ được thực hiện theo quy
định của Pháp luật và Quy trình Thực hiện bảo đảm tiền vay của VIB.
8: Thanh lý hợp đồng tín dụng


Hết thời hạn hợp đồng tín dụng, các bên liên quan sẽ tiến hành thanh lý hợp
đồng nếu khách hàng thanh tóan hết nợ. Trường hợp khách hàng chưa thanh tóan hết
khi đến hạn tín dụng, công ty sẽ xem xét gia hạn hoặc sử dụng quyền như đã thỏa
thuận trong hợp đồng để bảo tòan tín dụng.
* Những nhược điểm quy trình này và các cải thiện để việc thực hiện quy
trình trở nên tốt hơn.
Với một quy trình thẩm định khoa học, hiệu quả thì sẽ giúp cho Ngân hàng có
thể lựa chọn được các dự án đầu tư tốt để cho vay, đồng thời cũng phải đảm bảo được
các yếu tố kịp thời, nhanh gọn, đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng.
Tại VIB, với quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức
kinh tế như trình bày ở trên đã và đang phát huy tốt hiệu quả đối với việc quản trị các
khoản vay trung dài hạn. Tuy nhiên về phía VIB cũng cần phải xây dựng được những
cơ sở dữ liệu về khách hàng, ngành hàng, thị trường và có được những bộ phận
chuyên trách nghiên cứu, cập nhật thường xuyên và có thể cung cấp kịp thời các số
liệu kinh tế vĩ mô hỗ trợ cho khâu thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư, giúp cho
việc thu thập số liệu được kịp thời, đầy đủ, phản ánh và dự báo được chính xác thị
trường, tính khả thi của dự án để đưa ra quyết định cho vay kịp thời, rút ngắn được
thời gian thẩm định, giảm được các thủ tục hồ sơ phiền hà phải cung cấp từ phía
khách hàng. Mặt khác Ngân hàng cũng cần phải kịp thời xây dựng áp dụng hiệu quả
việc sử dụng công nghệ hiện đại trong khâu thẩm định như phát triển các phần mềm

hỗ trợ công tác thẩm định.
II. Áp dụng nội dung nào trong môn học quản trị tác nghiệp vào công việc
của doanh nghiệp.
Phương thức sản xuất Lean cũng có nhiều tên gọi và cách nhìn nhận khác
nhau,chẳng hạn có thể còn được gọi là phương thức sản xuất Toyota (TPS), phương
thức Just In Time (JIT), phương thức sản xuất không dự trữ (Zero Inventory).


Mục tiêu của phương thức sản xuất Lean là hoàn toàn loại bỏ các lãng phí xảy
ra trong quá trình sản xuất từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản xuất tối ưu, tinh gọn
(theo đúng nghĩa của từ Lean). Với phương pháp Lean, doanh nghiệp sản xuất có thể
giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng đầu ra, và rút ngắn thời gian sản xuất. Nhiều
khái niệm về Lean Manufacturing đều bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS)
và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950.
Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” bắt đầu được hình thành khi
có những nghiên cứu của các học giả Mỹ tại đại học công nghệ Massachusset tiến
hành vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Nghiên cứu này tập trung đánh giá
những thành công trong phương thức sản xuất của các doanh nghiệp Nhật đặc biệt là
của công ty ô tô Toyota.
Đặc thù của dịch vụ tài chính ngân hàng là phải tuân thủ chặt chẽ các quy định,
thủ tục hành chính, do đó đòi hỏi khách hàng phải chờ đợi. Ngân hàng luôn tìm cách
đơn giản hóa các thủ tục cho khách hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo các điều kiện về
quản lý chất lượng.
Trong tất cả các ngành nghề sản xuất, cũng như ngành ngân hàng thì lãng phí
luôn là một vấn đề được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy, Quản lý sản xuất theo phương pháp Lean có thể áp dụng trong ngành
ngân hàng. Để áp dụng phương pháp sản xuất của Lean, cần phải tuân thủ các nguyên
tắc chính trong Lean manufacturing:
Nhận thức về sự lãng phí: Đây là nguyên tắc đầu tiên và căn bản chính là nhận
thức lãng phí là yếu tố cần phải loại bỏ và bắt buộc phải loại bỏ bằng mọi giá. Trong

bất cứ một doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất nào thì việc xác định được lãng phí sẽ
là tiền đề cho việc tìm ra giải pháp tránh lãng phí.
Chuẩn hóa công việc: Trong ngân hàng, việc tiêu chuẩn hóa công việc là việc
rất khó khăn, các thao tác trong các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng tùy


theo nhu cầu của từng khách hàng là khác nhau, tuy nhiên, việc định biên lao động
cũng đang được áp dụng trong việc tính năng suất lao động.
Quy trình liên tục: trong việc giao dịch với khách hàng việc thực hiện quy trình
liên tục sẽ giúp giảm được những động tác thừa hay thời gian chờ đợi, làm tăng hiệu
quả công việc cũng như sự hài lòng của khách hàng.
Liên tục cải tiến: Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách
không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Nếu điều này được toàn
thể nhân viên cùng thực hiện thì sẽ đạt được hiệu quả rất cao.
Đối với nguyên tắc sản xuất kéo và chất lượng từ gốc thì chỉ phù hợp với hoạt
động sản xuất sản phẩm hữu hình.
Để việc giảm lãng phí có hiệu quả, ta cần thiết phải xác định được các loại lãng
phí chính trong doanh nghiệp:
Sản xuất dư thừa, khuyết tật, dự trữ, tồn kho là các loại lãng phí ít xuất hiện
trong ngành kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng.
Di chuyển, chờ đợi: Do đặc thù của ngành ngân hàng là việc di chuyển để tiếp
vốn hay nhận vốn giữa các đơn vị, hay thu tiền với khách hàng trên cùng địa bàn là
rất thường xuyên nên từ đó sinh ra lãng phí về mặt thời gian là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, việc lãng phí thời gian gây ra do thao tác thừa hay do kiến thức rời rạc là
điều cần phải loại bỏ triệt để. Với các đơn vị kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là với ngân
hàng thì đây là những nguyên nhân gây ra sự mất uy tín đối với khách hàng đồng thời
làm giảm sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Từ đó có thể chọn ra
các giải pháp để khắc phụ như: định biên lao động để giảm các thao tác dư thừa, yêu
cầu đội ngũ cán bộ nắm chắc các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như cập nhật
được đặc điểm của các sản phẩm mới. Định kỳ tập huấn, kiểm tra kiến thức của nhân

viên về sác sản phẩm mới. Tăng cường đào tạo các kỹ năng giao tiếp với khách
hàng...


KẾT LUẬN
Quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của
doanh nghiệp. N ếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học th. sẽ
tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị kém sẽ làm cho
doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường không có
gì hơn là phải lựa chọn được một chiến lược cạnh tranh hợp lý, tìm ra những điểm
bất cập trong hoạt động của bộ máy điều hành và phải biết tối ưu nó nhằm loại bỏ
những lãng phí không cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng rằng với kinh
nghiệm của bản thân kết hợp với các kiến thức thu được trong môn học, tôi sẽ áp
dụng linh hoạt và hiệu quả trong công việc, góp phần đưa VIB ngày một phát triển.

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Quản trị Hoạt động - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh
doanh quốc tế, Griggs University;
- Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam



×