Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.5 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠNH HÓA
TRƯỜNG
THCS
THUẬN
BÌNH
* Nhận xét đánh giá của
HỘI ĐỒNG
KHGD
trường:
- Tác dụng của SKKN:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................
- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
- Hiệu quả:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................



Biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt
chương I toán hình học

- Xếp loại: ....................................................................................................
Họ và tên: HUỲNH ĐĂNG KHOA
Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THCS Thuận Bình.
Thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạnh Hóa.
Tỉnh Thủy
LongĐông,
An ngày … tháng… năm 2017
Số điện thoại: 0948 445 767
CT.HĐKHGD

1


2


* Nhận xét đánh giá của HĐ XDSKKN cấp trường:
1. Yếu tố mới và sáng tạo (3 điểm)
.................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . Đạt: . . . . . . . điểm
2. Khả năng áp dụng (3 điểm)
.................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . Đạt: . . . . . . . điểm
3. Tính hiệu quả (4 điểm)
.................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . Đạt: . . . . . . . điểm

4. Kết quả: Tổng điểm: . . . . . . .
Xếp loại: . . . . . . . . .
Thạnh Hóa, ngày … tháng… năm 2018
CT.HĐXDSKKN

* Nhận xét đánh giá của HĐ XDSKKN cấp Huyện:
1. Yếu tố mới và sáng tạo (3 điểm)
.................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . Đạt: . . . . . . . điểm
2. Khả năng áp dụng (3 điểm)
.................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . Đạt: . . . . . . . điểm
3. Tính hiệu quả (4 điểm)
.................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . Đạt: . . . . . . . điểm
4. Kết quả: Tổng điểm: . . . . . . .
Xếp loại: . . . . . . . . .
Thạnh Hóa, ngày … tháng… năm 2018
CT.HĐXDSKKN

3


BẢNG ĐIỂM

Tiêu chuẩn

Điểm
chuẩn


1. Đề tài sáng kiến có yếu tố mới, sáng tạo
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với
mức độ khá
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với
mức độ trung bình
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với
mức độ ít
- Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
giải pháp đã có trước đây
2. Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng
- Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc
ngoài tỉnh
- Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể
nhân ra ở một số đơn vị trong tỉnh
- Có khả năng áp dụng ở mức độ ít trong đơn
vị
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
3. Đề tài sáng kiến có tính hiệu quả
- Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
- Có hiệu quả trong phạm vi cơ quan, đơn vị
(sở, ngành, huyện, thành phố)
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp xã, phòng,
ban (tương đương)
- Không có hiệu quả cụ thể
Tổng cộng

Điểm
tự
chấm


HĐ xét
SKKN
cơ sở

HĐ xét
SKKN
cấp huyện

3
3
2
1,5
1
0
3
3
2
1
0
4
4
3
2
0
10

Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị

Người báo cáo SKKN


Xác nhận của Phòng GDĐT
Trưởng Phòng

Xác nhận của Sở GDĐT
Giám đốc sở

4

HĐ xét
SKKN
cấp tỉnh


MỤC LỤC
I – ĐẶT VẦN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................trang 4
2. Mục đích đề tài .....................................................................trang 5
3. Lịch sử đề tài .................................................................trang 5
4. Phạm vi, đối tương áp dụng ..................................................trang 5
II –GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng đề tài ................................................................ trang 5
2. Nội dung cần giải quyết ....................................................trang 5
3. Giải pháp thực hiện ............................................................ trang 6
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng ...................................trang 13
III – KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp ...........................................................trang 14
2. Phạm vi – đối tượng áp dụng ...............................................trang 14
3. Đề xuất-Kiến nghị ...............................................................trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................trang 15


5


I – ĐẶT VẦN ĐỀ
1. Lí do chon đề tài
Trong các khối lớp của cấp học THCS thì khối 6 là lớp đầu cấp, các em học
sinh các lớp của khối này có rất nhiều điểm khác biệt so với các khối còn lại. Trong
đó, thời điểm đầu năm học là lúc mà sự khác biệt này là lớn nhất. Các em mới vừa
hoàn thành chương trình tiểu học theo phương pháp học tập bậc tiểu học khác hoàn
toàn cấp THCS. Chính điều này làm cho nhiều em cảm thấy bở ngỡ và gặp nhiều khó
khăn trong học tập môn Toán nói chung và phần hình học nói riêng.
Những khái niệm về Toán hình học các em cũng chưa thật sự để ý và phân biệt
rõ ràng. Đặc điểm của chương trình toán môn toán lớp 5 được biên soạn tổng hợp rất
nhiều đơn vị kiến thức khác nhau từ số học, hình học, toán thực tế, toán suy luận
logic, . . . được biên soạn đan xen nhau, đồng thời các nội dung hình học mà các em
vừa học ở lớp 5 là những kiến thức về chu vi, diện tích hình tròn, tam giác, hình thang
và các vật thể không gian như hình hộp chữ nhật, hình lập phương, diện tích xung
quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật. . . .Đây là
những kiến thức mà nội hàm phức tạp hơn rất nhiều với nội dung về “Đoạn thẳng” mà
các em chuẩn bị học ở lớp 6. Vì thế đa số các em nghĩ rằng mình đã vừa hoàn thành
những kiến thức này nên tiếp theo ở lớp cao hơn mà cụ thể là lớp 6 thì sẽ được học
những nội dung cao, mới, lạ và hay hơn. Còn những đơn vị kiến thức về điểm, đoạn
thẳng các em đã biết ở các lớp 1, lớp 2 rồi. Qua quá trình thực tế giảng dạy các năm
qua tại trường THCS Thuận Bình bản thân tôi nhận thấy khi dạy về những nội dung
này, đa số tâm lí các em hay xem thường, cho đó là những nội dung quá đơn giản và
thờ ơ ít chú ý. Mặt khác đây lại là chương đầu tiên mà các em được học về hình học
của cấp THCS, nội dung này sẽ làm cơ sở nền tản cho các em học tập và tìm hiểu
những vấn đề khác của các năm sau, vì thế các em rất cần được hướng dẫn đúng cách
của giáo viên để có nhận thức đúng về cách học môn hình học. Chính vì lí do này nên

trong quá trình dạy học các năm qua tôi đã nghiên cứu giải pháp và áp dụng vào thực
tiễn tại đơn vị, đồng thời viết thành một SKKN đăng ký chính thức áp dụng trong năm
học 2017-2018 tại đơn vị công tác với tên “Biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt
chương một môn toán hình học” nhằm góp phần giải quyết lí do nêu trên.

6


2. Mục đích đề tài: Đề tài này nhằm giải quyết nội dung:
- Giúp học sinh lớp 6 có cách tiếp cận các khái niệm, biết cách học và hiểu rõ các
khái niệm để tốt môn hình học ở chương I, từ đó làm cơ sở vững chắc cho các em học
các nội dung tiếp theo.
- Giúp học sinh lớp 6 chuyển cách học hình học bằng nhận xét trực quan qua
suy luận trên cơ sở những cái đã biết.
3. Lịch sử đề tài :
Đây là lần đầu tiên tôi tìm hiểu và nghiên cứu và áp dụng vấn đề này.
4. Phạm vi, đối tương áp dụng :
Tất cả các tiết dạy trong chương I toán 6 hiện hành.
II –GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng đề tài:
- Những đơn vị kiến thức trong môn Toán đều liên hệ, nối kết logic nhau rất
chặt chẽ với nhau. Trong đó phần kiến thức hình học ở cấp THCS giữa bài các
chương hay lớp càng liên quan nhau rất nhiều. Hầu hết mỗi bài học sau đó đều sử
dụng một hoặc nhiều nội dung khác nhau trước đó. Do vậy nếu các em không nắm
vững một nội dung nào đó sẽ là khoảng trống ở rất nhiều bài học sau đó và sẽ rất khó
khăn trong học tập.
- Chương I của môn hình học 6 có vị trí rất quan trọng, từ đây các em sẽ phải
học tập theo một phương pháp khác rất nhiều với những gì các em làm ở tiểu học. Ở
tiểu học chủ yếu các em là “biết” và tiếp cận kiến thức theo hướng trực quan, đưa ra
các nhận xét kết luận mà không cần giải thích cơ sở căn cứ kèm theo. Nhưng khi bắt

đầu vào chương đầu tiên của hình học 6 này các em phải chuyển sang một cấp độ tư
duy cao hơn trong quá trình tiếp thu và chiếp lĩnh tri thức đó là hiểu. Cũng bắt đầu từ
đây các em dần dần phải hiểu rõ các khái niệm, đặc biệt là các khái niệm định nghĩa
được, cũng như là khi đưa ra mỗi kết luận đều phải kèm theo việc giải thích hay đưa
ra căn cứ để trả lời câu hỏi “ Tại sao có”.
- Các bài học trong chương này là những hình hình học cơ bản, là những thành
tố cơ bản để tạo thành những hình của các bài toán ở những chương sau, lớp sau.
Cũng trong chương này các em cần phải thấy được sự liên quan rất chặt chẽ giữa khái
niệm tập hợp và các hình hình học. Hầu như phần lớn các em chưa nhận biết đầy đủ
điều này.
7


- Đối với các em lớp 6 này thì khái niệm “hình” các em chưa chú trọng nên
nhiều em chưa thật sự hiểu ý nghĩa của nó , mà đây lại là một nôi dung rất quan trọng
và gần như bất cứ định nghĩa của các khái niệm của các đối tượng khác đều thông qua
khái niệm này. Tôi xin nêu một vài trường hợp: “ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A,
điểm B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B” ; “Tia Ox là hình gồm điểm O
và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O”. . . .
- Các em chưa có ý thức cao trong việc vẽ hình, thậm chí còn rất nhiều em
thường xuyên vẽ hình hình học không dùng thước.
- Các em vẫn còn học hình học theo cách nhận biết trực quan là chủ yếu, mà
yêu cầu của chương trình là phải biết tư duy để hiểu và tưởng tượng.
- Cũng trong chương này có một nội dung rất quan trọng, liên quan đến nhiều
bài học khác sau đó nhưng các em lại chưa thật sự hiểu và thấy tầm quan trọng đó là :
Quan hệ về điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- Cách ghi bài học của nhiều em chưa phù hợp, các em thường hay ghi hình học
và số học đan xen chung một quyển vỡ và bài học, bài tập chung là cho các nội dung
bài học bị rời rạc làm cho các em khó học bài, cũng là do ảnh hưởng cách sắp xếp
chương trình của bậc tiểu học.

2. Nội dung cần giải quyết:
2.1/ Nhắc lại cấu trúc chương trình và hướng dẫn học sinh ghi bài. Phân tích và
minh họa một số nội dung của chương trình để giúp học sinh thấy sự khác biệt giữa
hình học ở Tiểu học và THCS để biết cách chuyển đổi phương pháp học tập cho hợp
lí.
2.3/ Một số hướng dẫn về mặt hình thức đối với học sinh vừa hoàn thành chương
trình tiểu học khi bước sang học hình học 6.
3. Giải pháp thực hiện
Với những thực trạng như trên, và để giúp các em học sinh lớp 6 học tập tốt
môn hình học tôi xin đề xuất những giải pháp sau.
3.1. Hướng dẫn các em trình bày và ghi chép bài học.
Do các em đã quen cách ghi bài học môn Toán của cấp Tiểu học là chỉ sử dụng
một quyển tập viết liên tiếp các bài học từ đầu đến cuối, ghi bài học và bài tập xen kẻ
8


lẫn nhau. Do vậy đây là nội dung đầu tiên mà giáo viên Toán khi dạy ở chương I này
phải giúp các em thực hiện lại cách ghi bài. Chúng ta hướng dẫn các em phải dành
riêng một quyển tập cho môn hình học, không viết nội dung môn nào khác vào, thứ
hai là phải tách riêng phần bài học và phần bài tập. Công việc này tuy đơn giản nhưng
chúng ta phải hướng dẫn thật kĩ ở tiết đầu tiên và sau đó các tiết tiếp theo giáo viên
cũng dành 3 phút đầu mỗi tiết để nhắc lại việc này. Có thể nói công việc này giáo viên
cần lặp lại đến khi các em quen mới dừng.
3.2. Thay đổi cách tư duy.
Đây là công việc mà giáo viên nên thông báo với các em ngay đầu năm đặc
biệt ở bài đầu tiên càng nhiều hơn. Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết được rằng
bắt đầu từ đây các em sẽ được xây dựng lại toàn bộ các kiến thức về hình học phẳng
và bắt đều từ phần tử cơ bản nhất để cấu tạo nên tất cả các hình hình học đó là điểm.
Hầu như những nội dung mà các em đã học ở Tiểu học sẽ không sử dụng ở đây, nói
như vậy để các em biết cách vận dụng vốn kiến thức nào trong việc giải quyết những

vấn đề khác nhau. Chẳng hạn khi tìm hiểu về đường thẳng các em phải biết là hiện tại
chỉ biết về điểm, khi học tia thì các em phải biết mình chỉ sử dụng các kiến thức về
điểm, đường thẳng, . . . . . .
Một nội dung nữa mà các em cần phải thay đổi là trong quá trình giải quyết
những vấn đề thì mọi phát biểu, hay khẳng định đưa ra đều phải chỉ ra được cơ sở hay
nguyên nhân vì sao có được. Đây là phần việc khó nhất vì trước giờ các em học theo
cách trực quan, nhìn thấy như thế nào thì nói vậy hoặc cần thiết các em đo trực tiếp
trên hình và ghi nhận kết quả đó chứ chưa quen cách tổng hợp các dữ kiện đã có để
phân tích suy luận đi tìm kết quả. Tóm lại ngay từ chương này giáo viên, bằng nghiệp
vụ sư phạm giáo viên phải dần dần hướng dẫn học sinh chuyển đổi cách học dựa vào
trực quan sang cách học suy luận có căn cứ và chú ý “hiểu” các khái niệm đặc biệt là
những khái niệm định nghĩa được.
3.3 Minh họa một số nội dung thực hiện hoạt động dạy và hoạt động học
9


3.3.1/ Nội dung về : Điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, quan hệ giữa ba
điểm thẳng hàng.
Như đã nêu ở phần đặt vấn đề, hầu hết học sinh nghĩ rằng các nội dung hình
học ở cấp THCS này sẽ rất cao và mới với những gì các em đã học. Do đó,với bài học
đầu chương này ngoài nhiệm vụ truyền đạc đầy đủ nội dung kiến thức theo quy định
giáo viên cần phải dành một thời gian thích hợp để hướng dẫn tổng thể cách học, và
đặt vấn đề khéo léo để đưa ra mục tiêu của chương, nếu không khi giáo viên yêu cầu
tiết này ta học về điểm và đường thẳng thì các em rất thờ ơ không có gì chú ý vì nội
dung này quá đơn giản, đã học qua lâu.
Có rất nhiều cách để tạo tình huống sư phạm có vấn đề miễn sao thu hút và tạo
cho học sinh thấy vai trò to lớn của “điểm” từ đó có nhu cầu tìm hiểu bài học. Một vài
năm gần đây với sự phát triển của công nghệ số mà trong đó có một sản phẩm của nó
gần gủi nhất với các em là chiếc smartphone. Khi dạy về “điểm” giáo viên có thể sử
dụng bày giảng điện tử để trình chiếu hình ảnh của các thiết bị khác nhau để phân biệt

chất lượng hình ảnh  liên quan khái niệm mà mọi người thường dùng “độ phân
giải”  yếu tố nào quyết định lơn nhất ở đây  do số lượng điểm  Cần phải tìm
hiểu về “ điểm”.
- Khái niệm về “điểm” học sinh không được định nghĩa mà chỉ hiểu qua hình
ảnh là một chấm nhỏ. Như nếu nói như vậy thôi thì học sinh rất thờ ơ và khó hiểu
cũng như không biết hình ảnh các dấu chấm này dùng làm gì, có ứng dụng như thế
nào. Do đó, giáo viên có thể giới thiệu các hình ảnh (bằng những thiết bị dạy học hiện
đại áy tính, máy chiếu, bảng tương tác, . . hay các tranh ảnh ) phân tích giúp các em
biết rằng mọi hình đều là do nhiều điểm xếp lại với nhau theo một trật tự nào đó thì ta
sẽ được hình ảnh về một nội dung nào đó.

10


- Từ ảnh này giáo viên hướng dẫn học học khái niệm “hình” một các nhẹ nhàng
và học sinh dễ dàng hiểu được “hình” được tạo thành từ “điểm” . tiếp theo giáo viên
giúp học sinh khắc sâu hơn khái niệm “hình” và hiểu hình là một tập hợp điểm. Đối
với các hình hình học cũng vậy. Đây là điểm quan trong nhất mà học sinh phải nắm để
làm cơ sở cho các bài học sau, cũng cần chú ý một điểm cũng là “hình”. Nếu học sinh
đã rõ nội dung này thì những bài học sau rất thuận lợi
- Với khái niệm đường thẳng giáo viên cũng giới thiệu theo hướng đó. Trước
hết giáo viên giới thiệu hình ảnh của các đường thẳng như sách giáo khoa, tiếp đó
hướng dẫn học sinh phân tích để hiểu đường thẳng cũng là một hình
- Giáo viên đưa ra hình sau để học sinh dễ hiểu hơn về đường thẳng

11


Với các nội dung như trên thì học sinh biết được đường thẳng là một tập hợp mà mỗi
phần tử là một điểm để giới thiệu nội dung điểm thuộc và không thuộc đường thẳng

và các em sẽ dễ dàng chấp nhận hai ký hiệu ∈,∉ một cách nhẹ nhàng.
3.3.2/ Vị trí tương đối của các đường thẳng
- Qua cách minh họa hình ảnh bằng các tập điểm như trên, tiếp theo để hướng
dẫn học sinh tìm hiểu giao điểm của các đường thẳng giáo viên đưa ra ảnh minh họa
trực quan sau đây để giới thiệu.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tưởng tượng và hiểu trong vô số các điểm của
đường thẳng a và đường thẳng b có một điểm chung thì gọi điểm đó là giao điểm. Sau
đó giáo viên đặt vấn đề nếu vô số các điểm trên hai đường thẳng này không có điểm
này chung từ đó giới thiệu hai đường thẳng song song.
3.3.3/ Tia
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy có nhiều học sinh, đặc biệt là những học sinh có
học lực trung bình trở xuống đều hiểu sai về tia nếu ta hỏi các em rằng trên tia Ox có
mấy điểm, rất nhiều học sinh trả lời có một điểm đó là điểm O.

Trước tiên giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung phần định nghĩa của
khái niệm tia như trình bày của sách giáo khoa “Hình gồm điểm O và một phần
đường thẳng bị chia ra bởi điểm O gọi là một tia gốc O”. Giáo viên cần chú ý học sinh
hiểu tia là một “hình”, mà khái niệm “hình” đã biết ở các bài trước, từ đó các em hiểu
rõ về tia. Đồng thời chú ý yếu tố không bị giới hạn của tia.
Tia đối, tia trùng: giáo viên cần minh họa bằng hình theo cách đưa hai tia chưa
xảy ra đúng vị trí đối (trùng) sau đó bằng hoạt động hình để học sinh nhận xét vị trí
12


của gốc hai tia lúc đầu, lúc sau ; vị trí các điểm còn lại trên hai tia như thế nào thì ta
kết luận tia trùng, tia đối. Theo cách này các em vừa nhớ hình ảnh hai tia đối (tia
trùng) vừa hiểu sâu hơn về ý nghĩa nội hàm, đây sẽ là cơ sở để giải quyết các bài tập
liên quan tia
3.3.4/ Đoạn thẳng.

Nếu hỏi các em biết đoạn thẳng hay không thì gần như mọi em đều cho là biết,
và nếu ta đưa ra một số hình hình học yêu cầu các em lọc ra hình nào là đoạn thẳng
thì các em đều chỉ ra đúng và nói các em đã học rồi. Còn nếu hỏi đoạn thẳng là gì , kết
quả hầu hết không em nào có thể đáp. Từ đây giáo viên chỉ cho học sinh thấy ở tiểu
học các em chỉ biết về hình ảnh các đoạn thẳng. Nhưng ở chương này yêu cầu các em
phải hiểu chứ không chỉ biết.
Giáo viên đưa ra hình ảnh tập hợp điểm và hướng dẫn phân tích nội dung phần
định nghĩa của khái niệm “ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các
điểm nằm giữa hai điểm A và B”
Đến bài này giáo viên cũng nhắc lại đoạn thẳng được định nghĩa thông qua
“hình”
Bài này còn một nội dung mà có nhiều học sinh hiểu sai đó là : trên đoạn thẳng
AB có hai điểm là điểm A, điểm B. Vậy giáo viên có thể dùng hình sau giúp học sinh
dễ hình dung hơn.
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh từ đây các em nên tập dần việc tưởng tượng
những hình cơ bản mỗi khi nhắc đến định nghĩa hay khái niệm của chúng
3.3.5/ Qua hệ giữa điểm nằm giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng
Các vấn đề của nội dung này đều dựa vào độ dài đoạn thẳng, mà độ dài đoạn
thẳng ở đây có được không phải bằng phép đo trược tiếp trên hình vẽ. Vì vậy ta nên
rèn cho học sinh biết : trước khi kết luận điểm nào nằm giữa hai điểm phải chỉ ra số
đo các đoạn đó; mà tại sao có các độ dài này
13


Đa số học sinh khi học nội dung này đều đưa ra kết luận điểm nào nằm giữa hai
điểm còn lại chủ yếu dựa vào trực quan của hình vẽ. Đây chính là sai lầm làm cho các
em không có cơ sở
Để giải quyết điều này giáo viên có thể xây dựng bài tập từ cụ thể đến tổng quát
để rèn luyện các em . Ví dụ:
Cho các đoạn OA = m (cm) ; OB = n (cm),

n>m

m (cm)
n (cm)

n
n (cm)
m(cm)

- Tiếp theo là việc suy ra các hệ thức: nếu A nằm giữa hai điểm B và O thì
OA + AB = OB đây là phần quan trọng giáo viên cần biên soạn nhiều dạng bài tập
rèn luyện nội dung này cho các em.
- Bằng những bài tập cụ thể giáo viên luyện tập để các em ghi nhớ được ba nội dung
sau đây là luôn xuất hiện song song trong các bài toán theo các trình tự khác nhau từ
trên xuống, hay từ dưới lên.
+ So sánh độ dài các đoạn thẳng
+ Kết luận điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
+ Suy ra đẳng thức
Cũng cần chú ý rằng giáo viên chúng ta phải hết sức cố gắng rèn luyện các em thực
hành giải các bài tập loại này trên cơ sở hiểu vấn đề. Bởi vì hiện tại các bài toán loại
này đề bài thường áp dụng với các số liệu rất đơn giản, hình vẽ ngắn nhỏ từ đó rất
14


nhiều học sinh là được bài theo kiểu nhìn hình đoán rồi đưa ra kết quả mà không hiểu
bài. Thí dụ xét bài toán như sau:
Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA= 3cm, OB = 6 cm
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ?
b) Tinh độ dài đoạn AB

Với bài tập này các em dùng thước kẻ và vẽ chính xác hình vẽ theo đúng các số liệu

Sau khi nhìn hình này các em đưa ra khẳng định điểm A nằm giữa hai điểm O và B rồi
tự động trả lời AB là 3 cm mà không có hệ thống các bước suy luận cần thiết
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Sau khi tìm tôi nghiên cứu và triển khai đề tài này, tôi nhận thấy học sinh có sự
chuyển biến tích cực. Về phương pháp tư duy các em có sự tiến bộ rõ rệt, biết phương
pháp tìm hiểu nghiên cứu các khái niệm theo quan hệ bao hàm, biết được sự liên hệ
chặt chẽ giữa các đối tượng hình học, có ý thức chủ động tìm cơ sở để giải thích các
phát biểu, các khẳng định trong quá trình làm toán từ đó các em có được các lời giải
toán hoàn chỉnh đúng theo tinh thần mà bộ môn toán cấp THCS yêu cầu. Về mặt ý
thức các em thấy được ý nghĩa to lớn của các đối tượng hình học và biết đặt mình vào
tìm hiểu các đối tượng đó đúng với yêu cầu của chương trình. Đặc biệt tự nhận thấy
các hình hình học cơ bản này to lớn có nhiều điều thú vị khai thác được chứ không
xem các hình này là quá đơn giản đã biết từ các lớp nhỏ và không phải tìm hiểu gì
thêm.
III – KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp:
Sau khi thực hiện SKKN này tại đơn vị, phần lớn học sinh đã có phương pháp
học tập đúng với nội dung kiến thức của chương trình. Các em đã biết vị trí và tầm
quan trọng của các kiến thức trong chương I, xác định đúng và chuẩn bị thật kỹ các
việc cần làm để bắt đầu tìm hiểu phần hình học theo mục tiêu khác hẳn với bậc Tiểu
15


học. Đối với các khái niệm học sinh đã biết tìm hiểu dựa vào việc phân tích những nội
hàm, đồng thời hiểu được hình là tập hợp điểm đây là nội dung hoàn toàn mới mà các
em cần phải nắm khi bắt đầu bước vào học hình học của cấp THCS. Bước đầu biết
trình bày một bài toán suy luận có căn cứ chặt chẽ.
Với giải pháp này bản thân tôi đã nghiên cứu và tiến hành áp dụng thực tế

giảng tại đơn vị trong năm học này và từng bước cho kết quả rất khả quan nên tôi
quyết định tìm hiểu sâu hơn để tiếp tục áp dụng.
2. Phạm vi – đối tượng áp dụng :
Đề tài này áp dụng với trong khi dạy học các tiết thuộc chương I môn toán hình
học lớp 6.
3. Đề xuất-Kiến nghị:
Trong quá trình thực hiện, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng chắn hẳn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp thông cảm và
đóng góp thiết thực để ý tưởng này được sớm hoàn thiện và có thể tiếp tục áp dụng có
hiệu quả ở các năm học tới. Xin chân thành cảm ơn./.
Thuận Bình, ngày 8 tháng 3 năm 2018
Tác giả

HUỲNH ĐĂNG KHOA

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 của NXB giáo dục
- Sách bài tập Toán 6 tập 1 của NXB giáo dục
- Sách giáo viên Toán 6 tập 1 của NXB giáo dục

17



×