Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương Ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.8 KB, 15 trang )

Câu 1: Chứng minh ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp
- Chức năng chỉ nghĩa: Đây là cấp độ đầu tiên của quá trình tư duy (chức năng
nhận thức)
- Chức năng khái quát hóa
- Chức năng giao tiếp
=> Ngôn ngữ báo chí chủ yếu thực hiện chức năng giao tiếp, nhưng chủ yếu chỉ
thực hiện thông tin.
Câu 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.
* Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những tín hiệu mà nhà báo dùng để chuyển tải
thông tin trong tác phẩm báo chí.
* Các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
1. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện.
- Đây là đặc trưng quan trọng, cơ bản nhất.


- Ngôn ngữ sự kiện: là ngôn ngữ phản ánh trung thực, nguyên dạng những sự kiện
vừa – mới – đang – sắp xảy ra (giống như 1 tấm gương phẳng phản ánh các sự
kiện đã và đang diễn ra).
- Điều kiện để ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ sự kiện:
+, Điều kiện cần: Phải có sự kiện để ngôn ngữ soi vào, chụp vào.
+, Điều kiện đủ: Ngôn ngữ phải phản ánh được vào điểm vận động của sự kiện.
* Điểm vận động của sự kiện gọi là lát cắt của sự kiện, lát cắt đó trong bài báo
được gọi là sự kiện trung tâm.
* Còn các sự kiện khác làm rõ sự kiện trung tâm được gọi là sự kiện vệ tinh.
2. Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ.
- Là ngôn ngữ phản ánh sự kiện một cách gián tiếp, nhà báo không trực tiếp nhắc
tới sự kiện trong bài báo nhưng bằng một cách diễn đạt nào đó, công chúng vẫn

hiểu được điều nhà báo muốn nói.
- Lý do sử dụng siêu ngôn ngữ:


+ Khi tác nghiệp, nhà báo luôn phải đối mặt với ngưỡng. Ngưỡng của nhà báo là
phải đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa, theo Đảng, Nhà nước, không được kích
động, đa Đảng, nói xấu Đảng…
+ Đứng trước ngưỡng, nhà báo có hai cách ứng xử:
* Một là nhà báo phải tôn trọng ngưỡng, không được đụng chạm tới ngưỡng.
* Hai là nhà báo tìm cách vượt ngưỡng những vẫn thể hiện được thái độ tôn trọng
(phải sử dụng siêu ngôn ngữ).
3. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định.

- Nhà báo nói 1 nhưng có khi người đọc hiểu nhiều hơn 1.
- Ngôn ngữ có độ mở cao, kích thích khơi gợi sự liên tưởng của độc giả.
4. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng: Có sự quy định về lượng câu, lượng
chữ…Việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần phải hợp lý, kĩ lượng để
phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về thời gian và
không gian.
- Tính định lượng trên báo in bị giới hạn bởi diện tích khổ báo.
- Tính định lượng trên báo phát thanh, truyền hình bị giới hạn bởi thời lượng,
khung giờ phát sóng, thời gian tuyến tính.
Câu 3: Phân tích những tính chất của ngôn ngữ báo chí
- Tính chính xác (ngôn ngữ sự kiện):
+ Ngôn ngữ báo chí phải phản ánh những điều nhà báo mắt thấy, tai nghe, không

phản ánh những gì nhà báo không biết
+ Phải phản ánh những điều có thật
- Tính cụ thể (ngôn ngữ sự kiện):
+ Sự kiện phải diễn ra trong không gian, thời gian cụ thể
+ Con số đưa ra phải cụ thể
+ Không sử dụng ngôn từ thể hiện sự mơ hồ
- Tính hàm súc (ngôn ngữ định lượng): Ngôn ngữ báo chí phải ngắn gọn, cô đọng.


- Tính đại chúng (ngôn ngữ sự kiện):
+ Ngôn ngữ báo chí phải thích hợp với mọi tầng lớp công chúng
+ Không sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ địa phương (trong phạm vi một quốc gia) ở

trình độ phổ thông
- Tính khuôn mẫu (ngôn ngữ định lượng): Loại hình => Phong cách => Thể loại
=> Tác phẩm => Các cấp độ trong tác phẩm
- Tính hấp dẫn (siêu ngôn ngữ, ngôn ngữ của độ không xác định):
+ Là biểu hiện cao nhất của tính chính xác, ngôn ngữ không chỉ phản ánh, chuyển
tải thông tin đến công chúng mà còn tạo độ lắng và độ mở.
+ Ngôn ngữ phải kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, cảm xúc của công chúng
Câu 4: Các biện pháp tạo nên tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí.
* Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí là sự chính xác cao nhất trong việc biểu đạt
thông tin sự thật, tạo hiệu ứng tác động mạnh nhất tới lí trí và cảm xúc của đối
tượng tiếp nhận.
* Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí góp phần tạo nên tính phức hợp và độ lắng

của thông tin sự kiện.
* Tính hấp dẫn không chỉ cung cấp thông tin, đưa thông tin tới công chúng, mà còn
tạo độ mở cho thông tin (Siêu ngôn ngữ) và giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm.
* Muốn ngôn ngữ báo chí có tính hấp dẫn thì ngôn ngữ phải:
- Dùng từ ngữ hội thoại
- Dùng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài
- Dùng thuật ngữ
- Dùng tiếng địa phương
- Sử dụng chất liệu văn học: Từ ngữ, lối nói giàu hình ảnh; Thành ngữ, tục ngữ,
cao dao – dân ca, danh ngôn, điển tích, điển cố; Lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ…
- Dấu câu
- Trích dẫn, nói dựa



- Ngôn ngữ có sự tác động vào trí tò mò, tưởng tượng, cảm xúc.
- Ngôn ngữ phải trong sáng, hướng tới giá trị chân –thiện mỹ.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: về mặt ngữ âm (hòa phối thanh điệu, lên bổng
xuống trầm), ẩn dụ, liên tưởng, tương phản , châm biếm, hài hước…
Câu 5: Trình bày hiểu biết về ngôn ngữ thể loại TIN.
Khái niệm:
* Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn Tiến Hài trong cuốn Tác phẩm báo chí:


“Tin là thể loại thông dụng nhất của báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện

thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp, ngắn gọn,
dễ hiểu”.
* Theo tác giả Đinh Văn Hường, “Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm
thông tấn báo chí, trong đó, thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách
ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người có ý nghĩa
chính trị - xã hội nhất định”.





Tin là một thể loại thông dụng, cơ bản của báo chí.

Tin phản ánh nhanh sự kiện thời sự.
Tin có hình thức ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp, dễ hiểu.
Các thành phần tham gia vào ngôn ngữ TIN:Ngôn ngữ sự kiện (ngôn

ngữ vô chủ thể)…
Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản
ánh, là ngôn ngữ trực tiếp, cụ thể và khách quan, luôn được nhìn nhận trong quá

-

-


trình vận động của sự kiện.

Đặc trưng của ngôn ngữ tin:
Tính khuôn mẫu cao so với các thể loại khác:
+ Ngôn ngữ tin chủ yếu sử dụng câu đơn, 1 đoạn trong tin ngắn.
+ Ngôn ngữ tin sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ động (không sử dụng những hình
thức câu: cảm thán, nghi vấn, cầu khiến, bị động).
+ Từ ngữ đơn nghĩa, dễ hiểu, phổ thông.
Tính khách quan, có sắc thái biểu cảm trung tính.
Ngắn gọn, hàm súc, đơn nghĩa.



-

Là ngôn ngữ thuật sự kiện (sử dụng chủ yếu là bút pháp thuật sự kiện, hạn chế tối
đa bút pháp bình và tả sự kiện).
 Kết cấu ngôn ngữ tin:
- Tít (tít chính, tít phụ)
- Sapô
- Thân tin
 Mô hình ngôn ngữ Tin:
- Mô hình tháp xuôi (mô hình quy nạp): Sự kiện trung tâm ở phía cuối bài
-


báo, sự kiện vệ tinh ở đầu bài báo.
Mô hình tháp ngược (mô hình diễn dịch): Sự kiện trung tâm xuất hiện ở đầu
bài báo, sự kiện vệ tinh ở cuối bài báo.
Mô hình đồng hồ cát (mô hình tổng –phân – hợp):
+ Sự kiện trung tâm
+ Sự kiện vệ tinh
+ Sự kiện trung tâm (mở rộng, nâng cao)

-

Mô hình cái thang (mô hình song hành): Các chi tiết có mối quan hệ đồng
thời, hội ứng về mặt thời gian.

+ Chi tiết 1
+ Chi tiết 2
+ Chi tiết 3


Phân loại ngôn ngữ tin:

- Theo dung lượng tin: Tin vắn, tin ngắn, tin sâu.
+ Tin vắn: là tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu, thông báo sự kiện một cách
ngắn gọn nhất, có hoặc không có đầu đề, nội dung trả lời 4 W: What, Who, Where,
When.
+ Tin ngắn: có dung lương lớn hơn tin vắn, thông báo một cách tương đối trọn vẹn

về sự kiện, trả lời đầy đủ 5W + 1H (Tuy nhiên phần Why trả lời vừa phải).
+ Tin sâu: có chiều sâu, dung lượng lớn, phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự
kiện, khám phá các bình diện khác nhau, các mặt khuất lấp của sự kiện có khả
năng phán đoán xu hướng, khuynh hướng vận động của sự kiện, trả lời đầy đủ 5W
+ 1H.
- Theo Phương thức lấy và đưa tin: Tin tường thuật, tin tổng hợp.


+ Tin tường thuật: la thể tin tường thuật sự kiện theo trình tự thời gian trước –sau.
+ Tin tổng hợp: tóm tắt, hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu, quan trọng về các
lĩnh vực của đời sống xã hội; giới hạn của nó không cụ thể, nhưng ko quá ngắn, độ
dài tùy vào tổng hợp (không quá 500 tiếng của báo viết).

 Yêu cầu:
- Ngôn ngữ chính xác, ngắn gọn.
- Ngôn ngữ tin phải viết theo các mô thức tin khác nhau.
Câu 6: So sánh ngôn ngữ một loại hình báo chí mà bạn quan tâm với ngôn ngữ một
loại hình báo chí khác.
Ngôn ngữ báo Phát thanh và ngôn ngữ báo Truyền hình.
* Giống: Ngoài việc mang trong mình tất cả các tính chấtchung của ngôn ngữ báo
chí: tính chính xác, cụ thể, thời sự, ngắn gọn, đại chúng, định lượng, bình giá,
khuôn mẫu thì còn có:
- Tính hình tuyến: các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh và truyền hình xuất hiện
lần lượt, cái này tiếp theo sau cái kia, tạo thành dòng chảy liên tục, theo bề rộng
một chiều của thời gian.

 Công chúng phải tiếp nhận thông tin một cách tức thời, họ không có khả năng quay
lại với điều chưa hiểu hoặc đầu tư thời gian để nghiền ngẫm thấu đáo điều lĩnh hội
-

được.
Có tính lưu trữ thấp ->khó khăn trong việc tra cứu tư liệu.
Đều là ngôn ngữ nói.
Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ đều có: lời nói, tiếng động và âm nhạc
Phụ thuộc vào khung giờ, thời lượng phát sóng, thời gian tuyến tính,
Có khả năng truyền tải thông tin nhanh ->đối tượng tác động rất đông đảo.
Có khả năng đưa tin trực tiếp.
* Khác:

Tiêu chí

Các yếu tố cấu thành
ngôn ngữ

Ngôn ngữ báo phát thanh Ngôn ngữ báo truyền hình
Ngoài các yếu tố của ngôn
ngữ báo phát thanh là lời nói,
- Lời nói (yếu tố chính
tiếng động, âm nhạc thì còn
văn)
có:

- Tiếng động
- Hình ảnh tĩnh và động (yếu
- Âm nhạc
tố chính văn)
- Chữ viết.
- Ngôn ngữ hình thể.


Yếu tố hình ảnh
Giác quan tiếp nhận
thông tin
Tính tương tác


Không có khả năng minh
học bằng hình ảnh

Có khả năng minh họa bằng
hình ảnh

Thính giác

Thính giác và thị giác

Khá thấp


Cao
Vừa mang tính độc thoại và
đối thoại

Hình thức

Thiên về độc thoại

Yếu tố mang sức nặng
của sự kiện


Lời nói

Hình ảnh (trả lời cho 4W)

Yếu tố phi ngôn ngữ

Không có

Hình ảnh

 Truyền hình có giá trị thông tin cao hơn so với phát thanh
 Có nhịp độ linh hoạt hơn ngôn ngữ phát thanh.

 Phát thanh mang dấu ấn cá nhân rõ nét.

Câu 7: Những khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ trong chương trình thời sự với
chương trình văn hóa giải trí trên truyền hình.
Ngôn ngữ trong chương trình Thời
sự trên Truyền hình

Ngôn ngữ trong chương trình văn
hóa giải trí trên Truyền hình

Ngôn ngữ mang phong cách Thông
tấn


Ngôn ngữ mang phong cách sinh
hoạt

Ngôn ngữ thiên về hình thức độc
thoại

Kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại và
đối thoại

Ngôn ngữ được chuẩn bị từ trước
nên


Là sự kết hợp giữa ngôn ngữ được
chuẩn bị trước và ngôn ngữ không
được chuẩn bị trước (ứng khẩu).

Ngôn ngữ phải đảm bảo tính chính
xác và đúng đắn nhất.

Ngôn ngữ giàu các thành tố gợi cảm.

Ngôn ngữ trang trọng, nghiêm túc,
hoàn chỉnh, có tính gọt giũa.


Ngôn ngữ thể hiện nhiều săc thái
khác nhau: trẻ trung, sôi nổi, hài
hước, dí dỏm…


Câu 8: Quan niệm của anh/chị về tính hấp dẫn của ngôn ngữ một loại hình báo chí
mà anh/chị tâm đắc. Theo anh/chị có những cách nào để ngôn ngữ loại hình đó trở
nên hấp dẫn hơn
Câu 9: Thực trạng sử dụng tên riêng nước ngoài, từ viết tắt ngôn ngữ nước ngoài
trên báo chí Việt Nam hiện nay. Những kiến nghị?
1. Thực trạng sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài

- Có sự thiếu nhất quán giữa báo trung ương và báo địa phương, mặc dù ở báo địa
phương tên riêng tiếng nước ngoài thường chỉ hiện diện ở trang cuối cùng và với
số lượng, tấn số thấp.

- Ở báo trung ương, cùng một tên riêng nhưng báo này viết thế này, báo kia lại viết
khác.

- Có sự khác biệt đáng ngại giữa các số báo khác nhau của cùng một tờ báo.

- Có sự thiếu nhất quán cách viết tên riêng trong một số báo. Đó là những cách viết
khác nhau đối với tên riêng ở các trang khác nhau, các bài trong cùng một trang:
vừa viết nguyên dạng, vừa viết phiên âm; vừa dịch nghĩa (có chưa nguyên dạng),

vừa chắp vá nửa vời (nửa phiên âm nửa giữ nguyên)…


Câu 10: Thực trạng sử dụng từ mượn trên báo chí Việt Nam hiện nay. Những kiến
nghị?
Những từ tiếng Anh như “scandal”, “check”, “smartphone”, “show”, “hot boy”,
‘’hot girl” được sử dụng thường xuyên và liên tục đến nỗi gần như đã trở nên rất
bình thường đối với cả người viết và người đọc, mặc dù trên thực tế không quá khó
để tìm ra những từ ngữ tiếng Việt có nghĩa tương đương mà hoàn toàn không làm
thay đổi sắc thái của từ.
Bác Hồ đã dạy: “Những từ không dịch được thì phải mượn từ các nước. Nhưng chỉ
mượn khi thật cần thiết, và đã mượn thì phải mượn cho đúng”. Không thể phủ nhận

hệ thống ngôn ngữ Việt Nam có nhiều từ mượn, nhưng không phải là tất cả. Từ
ngữ tiếng Việt hoàn toàn đủ khả năng để diễn tả những vấn đề hàng ngày, không
như những gì mà trang báo mạng này đang vô tình chỉ ra.
Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ
không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm. Hơn nữa, việc
chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là xu thế tất yếu trong
quá trình hội nhập của một nền văn hóa.
Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ vay mượn tràn lan, tùy tiện sẽ gây ảnh hưởng
không tốt trên nhiều mặt mà cái hại trước mắt là tiếng Việt sẽ dần mất đi giá trị của
mình ngay trên chính “sân nhà”, quê hương của tiếng Việt chứ chưa nói đến nâng
cao vị thế người Việt trên trường quốc tế. Có một sự thật mà các nhà báo cần lưu ý
là tiếng nước ngoài hay tiếng Anh có thể rất phổ biến hiện nay, nhưng không phải

tất cả độc giả của họ đều có thể sử dụng tiếng Anh như thứ ngôn ngữ thứ hai, điều
đó đồng nghĩa chỉ có một bộ phận độc giả có thể hiểu hoàn toàn những ý tưởng mà
lối viết “song ngữ” này muốn truyền tải. Vậy nên, không loại trừ khả năng lối viết


này có thể làm giảm uy tín của cơ quan báo chí cũng như góp phần “xua đuổi”
lượng lớn cộng đồng yêu ngôn ngữ thuần Việt.
Ngôn ngữ trên báo chí cần thiết là ngôn ngữ chính thống và mang tính định hướng.
Những từ tiếng Anh được sử dụng xen kẽ tiếng Việt trong văn nói đã gây ra sự khó
chịu cho người nghe, hiện tượng đó lặp lại trên báo chí đã trở thành một điều khó
chấp nhận. Nguy hiểm hơn, “những điều bất thường kéo dài mãi sẽ thành bình
thường”, khi báo chí đã tích cực truyền thông cho một lối viết mới, người đọc cũng

trở nên dễ dãi khi chấp nhận hình thức ấy hơn.
Việc sử dụng các từ mượn cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn
ngữ dân tộc. Trên hết người làm báo cần tỉnh táo và cân nhắc khi quyết định sử
dụng một từ mượn trong bài viết của mình, chỉ nên sử dụng từ mượn khi ngôn ngữ
đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp. Bộ phận độc giả cũng
rất quan trọng trong vai trò giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần có thái độ rõ
ràng trong vấn đề vay mượn từ ngữ nước ngoài quá tràn lan trên báo chí và nếu cần
nên hành động kiên quyết, lên án hay tẩy chay bài viết hoặc cơ quan báo chí lặp đi
lặp lại sự việc này thường xuyên. Với những nỗ lực của các bên, tin rằng tiếng Việt
nói chung và ngôn ngữ tiếng Việt trên báo chí nói riêng sẽ được bảo tồn và gìn giữ.
Câu 11: Trình bày hiểu biết về một thể loại báo chí tâm đắc
Câu 12: So sánh ngôn ngữ thể loại tin với thể loại phóng sự.

- Khái niệm về Tin: Theo tác giả Đinh Văn Hường, “Tin là một trong những thể
loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó, thông báo, phản ánh, bình luận có
mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con
người có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”.
- Khái niệm về Phóng sự: Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự
kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan, có liên quan đến


hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự
thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần
thuật –nhân chứng khách quan rất quan trọng.
Giống: Là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí.=> Mang những

đặc điểm của nhóm thông tấn:
+ Phản ánh nhanh những sự kiện, vấn đề, hiện tượng xã hội, con người có ý nghĩa
thời sự nóng hổi. (phản ánh người thật, việc thật có ý nghĩa xã hội)
+ Thông tin cụ thể, chính xác, tôn trọng sự thật khác quan.
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc, biểu cảm.
Tuy nhiên, với từng thể loại, góc độ tiếp cận và mức độ phản ánh là khác nhau.
- Trả lời đầy đủ 5W+1H.
Khác:
Tiêu chí
Thành phần
ngôn ngữ tham
gia

Bút pháp sử
dụng

Dung lượng

Hình thức câu
sử dụng
(Kiểu câu)

Ngôn ngữ thể loại tin

Ngôn ngữ thể loại phóng sự


Ngôn ngữ sự kiện

- Ngôn ngữ sự kiện
- Ngôn ngữ tác giả
- Ngôn ngữ nhân vật

Sử dụng chủ yếu là
bút pháp thuật sự
kiện.
Tin có quy mô nhỏ
- Tin thời sự trên

sóng Phát thanh,
Truyền hình từ 20 40s.
- Tin có tiếng động,
lời nói nhân chứng 1
phút.
Chỉ sử dụng câu trần
thuật.

Lượng thông tin Tin đảm nhận một
hàng ngày
lượng thông tin lớn


Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bút pháp
tả- thuật - bình sự kiện.

Lớn (Báo in: 1000 – 2000 chữ; Báo phát
thanh và truyền hình từ 4 – 6 phút).

Sử dụng câu văn thuộc mọi kiểu loại: Câu
trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu
cảm thán, câu nghi vấn, câu bị động…
Rất phong phú, đa dạng.
Ít hơn so với Tin
Phóng sự phản ánh sâu vào từng trọng



Mức độ phản
ánh thông tin

Kết cấu nội
dung tác phẩm

Đặc điểm ngôn
ngữ

Dấu ấn tác giả


gấp bội so với phóng
sự.
Tin phản ánh thông
tin về nhiều mặt.
Chỉ dừng lại ở việc
thông báo, phản ánh
sự kiện có mức độ
ngắn gọn, hàm xúc,
đơn nghĩa, chứ không
đi sâu lý giải sự kiện
một cách cặn kẽ, chi

tiết.
Phản ánh hiện thực
khách quan có tính
thời điểm với những
điểm nút sự kiện.
- Tít (Chính, phụ).
- Mào đầu (Sapô)
- Thân tin
- Mang tính khuôn
mẫu cao.
- Đơn giản, cụ thể, dễ
hiểu và ngắn gọn.

- Ít sử dụng các mỹ
từ, hình dung từ .
Tác giả không được
phép thể hiện cảm
xúc, suy nghĩ, quan
điểm, lập trường của
mình.

Tính biểu cảm
trong ngôn ngữ

Mang sắc thái biểu

cảm trung tính.

Cấu trúc, mô
hình câu

Câu đầy đủ thành
phần nòng cốt (chủ -

điểm.
Đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật, phản
ánh hiện thực một cách có bề
dày và chiều sâu,

-> Mỗi bài phóng sự đều mang dáng dấp
một câu chuyện (hoặc tập hợp các câu
chuyện) có biến cố, nhân vật với đầy đủ
lời nói, suy nghĩ, hành động…
Có khả năng phản ánh hiện thực khách
quan trong quá trình vận động biện
chứng: phát sinh – phát triển, nguyên
nhân – kết quả, lượng – chất.
-Tít (Chính, phụ).
- Nêu vấn đề
-Giải quyết vấn đề
-Kết thúc vấn đề

- Tên tác giả
Giàu chất ngôn ngữ văn học ->Mềm mại,
sống động hơn rất nhiều.
Đối thoại liên tiếp giữa tác giả -nhân vật,
tác giả -người đọc.
Mang tính nghệ thuật, chính luận sâu.
Mang đậm dấu ấn “cái tôi” tác giả, xuất
hiện với 3 tư cách: nhân chứng khách
quan; người đóng vai trò dẫn chuyện;
người trình bày, lý giải, phân tích, xâu
chuỗi các sự kiện rời rạc thành một chỉnh
thể hoàn chỉnh.

Giàu tính biểu cảm, sử dụng các từ ngữ,
lối nói giàu hình ảnh;các thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, là lối chơi chữ, nói lái, dùng
ẩn dụ…
Ngoài những câu đầy đủ thành phần nòng
cốt, còn có câu đặc biệt, câu với trật tự


Về các biện
pháp tu từ

Các dạng thức


Phương tiện
diễn đạt

thuận (chủ ngữ trước, vị ngữ sau), câu với
trật tự ngược (đảo ngữ). Đặc biệt, trong
vị ngữ)
phóng sự còn hiện diện cả những câu bị
Câu đơn
tỉnh lược thành phần cũng như những câu
có đề ngữ vốn rất ít gặp trong các thể loại
khác.

Không được phép sử Có thể sử dụng triệt để các biện pháp tu
dụng các biện pháp tu từ như so sánh, tương phản, ẩn dụ, liên
từ.
tưởng, châm biếm, hài hước…
Gọi theo đối tượng phản ánh: phóng sự sự
- Gọi theo dung
kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự hiện
lượng tác phẩm: tin
trường, phóng sự chân dung.
vắn, tin ngắn, tin sâu.
Gọi theo phương pháp thực hiện: Phóng
- Gọi theo phương

sự nêu vấn đề, phong sự điều tra.
thức lấy và đưa tin:
Gọi theo nội dung cụ thể mà bài phóng sự
Tin tổng hợp, tin
phản ánh: Phóng sự kinh tế, phóng sự xã
tường thuật.
hội, phóng sự du lịch.
Thường dùng các
Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả
danh từ chỉ tên riêng,
hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật,
địa danh, thời gian,

sự việc...
sự kiện...

Câu 13: So sánh ngôn ngữ thể loại tin với ngôn ngữ thể loại bình luận.
 Khái niệm về Tin: Theo tác giả Đinh Văn Hường, “Tin là một trong những thể loại
thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó, thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ
một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người
có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”.
 Bình luận: Bình luận là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận, trong đó tác
giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ của mình để giải thích, phân tích những vấn đề
có ý nghĩa chính trị, xã hội rồi từ đó đi đến nhận định, đánh giá về vấn đề đó hoặc
có thể để công chúng tự đánh giá.

 Giống:
+ Đều thông tin chính xác về người thật và việc thật.
+ Thông tin ngắn gọn, hàm xúc.
+ Đều có mục đích tạo dư luận tức thời.
+ Thông tin đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.
 Khác:


Tiêu chí khác nhau
Phong cách thể
loại


Ngôn ngữ thể loại bình luận
Chính luận

Ngôn ngữ thể loại tin
Thông tấn

Bàn bạc, đánh giá sự việc
bằng lí lẽ.
Tác giả phải thể hiện quan
điểm, chính kiến của mình về
sự kiện, vấn đề bình luận.
(Mang

đậm dấu ấn cá nhân).
Dài, tạo bức tranh toàn cảnh
về một vấn đề nào đó trong
đời sống xã hội.

Thông báo nhanh về sự
kiện mới xảy ra
Tác giả không được phép
thể hiện cảm xúc, suy nghĩ,
quan điểm, lập trường của
mình.


Kết cấu nội dung
tác phẩm

- Tít
- Sapô
- Thân tin

-T ít
- Lập luận rất chặt chẽ,
gồm các yếu tố:
- Luận điểm.
- Luận cứ.

- Luận chứng.

Phân loại

- Dựa vào dung lượng và thời
gian: dạng bình luận ngắn,
bình luận dài (chuyên sâu).
- Dựa vào nội dung: Bình
luận trong nước và quốc tế.
Trong mỗi dạng bình luận này
có những dạng bài cụ thể:
Bình luận về chính trị xã hội;

bình luận kinh tế, văn hóa, thể
thao…
- Dựa vào phương pháp thực
hiện: Bình luận giải thích,
bình luận bút chiến.
- Dựa vào phạm vi và vấn đề
bình luận: Bình luận chung,
bình luận theo chủ đề, bình
luận quốc tế, dạng điểm thư.

- Gọi theo dung lượng tác
phẩm: tin vắn, tin ngắn, tin

sâu.
- Gọi theo phương thức lấy
và đưa tin: Tin tổng hợp,
tin tường thuật.

Sự kiện được đặt trong mối

Xem xét, đánh giá các sự

Dấu ấn cá nhân

Dung lượng


Ngắn gọn, hàm súc, đơn
nghĩa.


liên hệ chặt chẽ với những sự
kiện khác để phát hiện ra ý
nghĩ của vấn đề.
Mang tính chất tổng hợp kết
hợp sử dụng các thao tác phân
tích, giải thích, chứng minh,


Thông tin lý lẽ
Thông tin mang tính định
hướng
Sử dụng tất cả các dữ liệu có
liên quan thuộc mọi lĩnh vực.
Thường sử dụng các thuật
ngữ chuyên môn, chính trị,
kinh tế..

kiện, hiện tượng riêng lẻ
một cách độc lập.


Thông tin sự kiện
Chỉ dừng lại ở việc thông
báo tin tức.
Sử dụng những sự kiện,
hoạt động trong một lĩnh
vực ở một thời điểm nhất
định.
Thường dùng các danh từ
chỉ tên riêng, địa danh, thời
gian, sự kiện...




×