Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

đánh giá quy trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty thông tin di động VMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.17 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS
I. Giới thiệu
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp,
chính vì vậy việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực là
một trong những công việc vô cùng cần thiết, là mục tiêu hàng đầu của các
nhà quản trị. Trong suốt thời gian qua, chúng ta đều nhận thấy nhiều doanh
nghiệp đã không tiếc công sức, tiền bạc để đầu tư cho công tác đào tạo nhưng
thực tế việc đầu tư vào đào tạo, phát triển nhân lực nhiều khi không đem đến
kết quả như mong muốn. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có chiến lược đào
tạo và phát triển nhân lực phù hợp với mục tiêu phát triển của mình, bên cạnh
đó, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cắt giảm hoạt động đào tạo,huấn luyện cho
nhân viên của mình vì họ không xem đây là một phần công việc quan trọng
cũng như vô tình quên mất nhiệm vụ này do luôn phải ở trong tình trạng bận
rộn, hối hả của việc kinh doanh. Điều này thể hiện sự đánh giá chưa đúng mức
của các nhà quản lý về vai trò của công tác đào tạo trong doanh nghiệp dẫn
đến thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự có
chất lượng tốt. Nhận thấy đây là một vấn đề thiết thực và bổ ích cho các doanh
nghiệp nên tôi đã lựa chọn phân tích, đánh giá quy trình: “Đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực” tại Công ty thông tin di động VMS làm chủ đề cho bài viết
của mình với mong muốn những kiến thức của môn quản trị hoạt động sẽ giúp
tôi có điều kiện đánh giá rõ ràng hơn quy trình này, trên cơ sở đó có thể đưa ra
các giải pháp cải thiện quy trình được hoàn hảo hơn.
Vài nét về doanh nghiệp
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày
16 tháng 04 năm 1993,VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch
vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho


sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của


MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai
cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.
Với công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam, mạng thông tin di động
MobiFone được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật GSM, một tiêu chuẩn
tiên tiến nhất thế giới. Đây là tiêu chuẩn kỹ thuật thông tin di động mà hơn
600 nhà khai thác tại hơn 170 quốc gia trên thế giới đã lựa chọn sử dụng. Kỹ
thuật số GSM bảo đảm an toàn cho cuộc gọi, có khả năng cung cấp nhiều dịch
vụ và chất lượng âm thanh hoàn hảo. Công ty thông tin di động (VMS) cùng
đối tác là hãng Comvik International Vietnam AB thuộc tập đoàn Kinnevik
(Thụy điển) đã đầu tư trên 456 triệu USD cho hệ thống thông tin di động
MobiFone này.
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất
tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải
thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam
Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009,
MobiFone vinh dự nhận giải thưởng mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do
Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng.

II. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty VMS
Các phòng ban xác
định nhu cầu đào
tạo


Giám đốc xác định
và phê duyệt nhu
cầu đào tạo
Lập kế hoạch đào
tạo
Giám đốc phê

duyệt kế hoạch đào
tạo
Thực hiện đào tạo

Đánh giá kết quả
đào tạo
Lưu trữ hồ sơ

Diễn giải quy trình
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Trước ngày 15/11 hàng năm, trưởng các bộ phận phân tích, xác định các
nhu cầu đào tạo cho nhân viên thuộc bộ phận mình quản lý và gửi cho Trưỏng
phòng Tổ chức - Hành chính Công ty. Nhu cầu đào tạo có thể được xác định
trên các cơ sở như sau:
- Nhân viên mới tuyển dụng hoặc điều chuyển giữa các bộ phận trong
Công ty
- Định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
- Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ mới
- Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới
- Các yêu cầu xuất phát từ hành động khắc phục và phòng ngừa
- Kết quả xem xét của lãnh đạo
VD: Đối với nhân viên mới tuyển dụng, trong vòng 6 tháng kể từ ngày
tuyển dụng phải được đào tạo về các nội dung chủ yếu sau đây:
- Cơ cấu tổ chức, các quy định, nội quy hoạt động của Công ty
- Đào tạo về nghiệp vụ cơ bản
- Chính sách và mục tiêu chất lượng


- Hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000 của Công ty
Ngoài các nhu cầu đào tạo như trên, Trưởng các bộ phận có thể đưa ra

các yêu cầu đào tạo đột xuất khi thấy cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công
tác sản xuất kinh doanh, khi đó kế hoạch đào tạo hàng năm sẽ được điều chỉnh
bổ sung.
Bước 2: Phê duyệt nhu cầu đào tạo
Giám đốc công ty sẽ tiến hành xác định nhu cầu đào tạo của các bộ phận
sau đó phê duyệt nhu cầu đào tạo định kỳ hàng năm hoặc nhu cầu đào tạo đột
xuất của các bộ phận
Bước 3: Lập kế hoạch đào tạo
Các hình thức đào tạo bao gồm:
 Đào tạo do Tập đoàn tổ chức
 Đào tạo chuyên môn ở nước ngoài
 Đào tạo cán bộ quản lý thuộc các đơn vị
 Đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ mới cho toàn Công ty
Căn cứ theo nhu cầu đào tạo được xác định như trên, căn cứ vào Kế
hoạch chi phí của Công ty, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính Công ty sẽ
xem xét và lập kế hoạch đào tạo hàng năm trình Giám đốc công ty phê duyệt.
Kế hoạch đào tạo phải được lập trong tháng 12 hàng năm bao gồm các nội
dung sau:
 Nội dung đào tạo
 Thời gian đào tạo
 Hình thức đào tạo
 Kinh phí đào tạo
Kế hoạch trên có thể được Giám đốc Công ty điều chỉnh khi thấy cần
thiết và thích hợp. Ngoài các kế hoạch định kỳ đã xác định, khi có nhu cầu đào
tạo đột xuất để đáp ứng yêu cầu của công tác sản xuất kinh doanh thì Giám
đốc Công ty có thể quyết định các kế hoạch đào tạo bổ sung hoặc điều chỉnh
cho phù hợp sau khi xem xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức – Hành
chính.
Bước 4: Phê duyệt kế hoạch đào tạo



Giám đốc công ty căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu dự báo sẽ phê
duyệt kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm hoặc kế hoạch đào tạo đột xuất của
các bộ phận
Bước 5: Thực hiện việc đào tạo
Đối với mỗi khoá đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính làm việc với
đơn vị đăng ký khoá đào tạo trong kế hoạch đào tạo và trình Lãnh đạo Công ty
phê duyệt bao gồm các nội dung cơ bản sau:
 Tên khoá học
 Nội dung khoá học
 Hình thức lựa chọn đối tác
 Thời gian địa điểm đào tạo
 Đối tượng học viên
 Kinh phí đào tạo
 Thông báo hoặc thư mời đào tạo (nếu có)
Sau khi Giám đốc Công ty phê duyệt kế hoạch tổ chức khoá đào tạo,
Phòng Tổ chức Hành chính sẽ thực hiện các thủ tục lựa chọn đối tác tổ chức
khoá đào tạo theo đúng kế hoạch và trình Ban Giám đốc ký duyệt Quyết định
cử cán bộ tham gia khoá đào tạo.
Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty có trách nhiệm tổ chức khoá học
theo đúng các nội dung đã được phê duyệt. Học viên có trách nhiệm tham gia
khoá học đầy đủ, nghiêm túc theo Quyết định của Giám đốc. Trong trường
hợp đột xuất, học viên không thể tham gia khoá học phải có văn bản báo cáo
với Giám đốc và Phòng Tổ chức – Hành chính trước khi khoá học diễn ra ít
nhất 03 ngày đối với khoá đào tạo trong nước và 07 ngày đối với khoá đào tạo
nước ngoài.
Ngoài ra việc đào tạo còn có thể được thực hiện theo các hình thức khác
nhau sao cho đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo, bao gồm:
o Đào tạo trên công việc
o Đào tạo tại công ty

o Đào tạo bên ngoài Công ty
- Đối với đào tạo do Công ty thực hiện, Giám đốc Công ty sẽ quyết định
lựa chọn giảng viên là cán bộ của Công ty có kiến thức và kinh nghiệm phù


hợp. Giảng viên có trách nhiệm chuẩn bị bài giảng và các tài liệu cần thiết để
công tác giảng dạy được thuận lợi và phù hợp với nhu cầu đào tạo. Tuỳ theo
mức độ phức tạp của nội dung đào tạo, Phòng hành chính sẽ tính mức thù lao
cho giảng viên và trình ban giám đốc phê duyệt trong kế hoạch tổ chức khoá
đào tạo.
- Đối với các khoá đào tạo phải thuê ngoài, Trưởng phòng Tổ chứcHành chính Công ty cần xem xét khả năng đào tạo của đơn vị bên ngoài trên
cơ sở uy tín và kinh nghiệm cũng như tư cách pháp nhân của đơn vị đó sau đó
trình Giám đốc Công ty phê duyệt. Sau khi được Giám đốc phê duyệt, Phòng
Tổ chức – Hành chính sẽ tiến hành ký hợp đồng đào tạo.
- Đối với các khoá đào tạo tại nước ngoài mà học viên là Giám đốc, Phó
giám đốc Công ty, Kế toán trưởng và một số vị trí chủ chốt khác của Công ty,
sau khi được Giám đốc phê duyệt sẽ có quyết định cử đi học nước ngoài.
Bước 6: Đánh giá kết quả đào tạo
Sau khi kết thúc mỗi khoá đào tạo, giảng viên cần tổng kết khoá học,
đánh giá kết quả học tập của các học viên bằng hình thức kiểm tra hay nhận
xét gửi ban lãnh đạo Công ty. Quy định này phải được nêu rõ trong hợp đồng
đào tạo để đảm bảo thực hiện.
Kết thúc kháo đào tạo, trưởng nhóm sẽ báo cáo Giám đốc về kết quả khoá học
trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi khoá học kết thúc.
Bước 7: Lưu trữ hồ sơ
Các hồ sơ đào tạo dưới đây phải được lưu lại tại Phòng Tổ chức – Hành
chính Công ty khi thích hợp trong thời hạn tối thiểu như sau:
o Yêu cầu đào tạo: 1 năm
o Kế hoạch đào tạo : 1 năm
o Hồ sơ lựa chọn đối tác cung cấp khoá đào tạo : 03 năm

o Quyết định cử đi học: đến hết thời hạn làm việc cho Công ty của
nhân viên
o Kết quả kiểm tra, nhận xét: đến hết thời hạn làm việc cho Công ty
của nhân viên


Trên đây là quy trình “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực” của Công
ty thông tin di động VMS.Tuy nhiên tôi cho rằng quy trình này vẫn có một số
nhược điểm như sau:
-

Nội dung đào tạo trong Công ty đôi khi

chưa thiết thực và phù hợp với người được cử đi đào tạo nên dẫn đến tình
trạng Công ty dù có kế hoạch đào tạo cụ thể nhưng vẫn không đạt kết quả như
mong muốn.
-

Công ty luôn có kế hoạch đào tạo định

kỳ 6 tháng/ lần cho tất cả các bộ phận tuy nhiên việc này đôi khi không cần
thiết vì có những bộ phận 6 tháng chưa có sự thay đổi nhiều trong công việc
nên việc thường xuyên phải đi đào tạo sẽ làm mất thời gian của CBCNV đồng
thời cũng gây lãng phí cho doanh nghiệp.
III. Những nội dung được áp dụng vào doanh nghiệp.
Trong những nội dung đã được học của môn Quản trị hoạt động, tôi
nhận thấy nội dung những đặc điểm của sản xuất hiện đại là dễ áp dụng vào
công việc của doanh nghiệp nhất. Cụ thể trên cơ sở nội dung môn học, Doanh
nghiệp đã áp dụng như sau:
 Sản xuất có kế hoạch hợp lý, khoa học, đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân

được đào tạo, thiết bị hiện đại.
Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình cung cấp các dịch vụ cho người
tiêu dùng. Để cung cấp được những dịch vụ tốt nhất và tiện ích cho người tiêu
dùng cũng như tối đa hoá doanh thu, ngoài việc đầu tư một hệ thống trang
thiết bị hiện đại, công ty đã tiến hành lập kế hoạch, chiến lược khoa học cụ thể
nhằm giúp cho các bộ phận trong công ty không những định hướng được công
việc, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau mà còn góp sức đem lại nguồn lợi
nhuận to lớn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc chú trọng công tác đào tạo
nhân sự cũng giúp cho Công ty sở hữu một đội ngũ cán bộ năng động, chuyên
nghiệp, có trình độ và đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính vì vậy các dịch


vụ của Công ty luôn đạt chất lượng cao đồng thời đem lại sự tin cậy, cảm giác
hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
 Chú trọng nhiều đến chất lượng sản phẩm
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên chất lượng
sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Với
mục đích tạo ra những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất thì
bên cạnh việc đào tạo con người, đầu tư trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên
tiến, Công ty còn áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế vào quá trình tạo ra và
cung cấp dịch vụ của mình. Điều này không những giúp cho công ty đón nhận
được sự ưa chuộng của người tiêu dùng mà còn giúp cho công ty được biết
đến như là một đơn vị với những dịch vụ hoàn hảo và chất lượng nhất.
 Nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của Công ty.
Nhận thức được điều này nên các nhà lãnh đạo Công ty luôn chú trọng
quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Lập kế
hoạch đào tạo định kỳ hàng năm để thường xuyên nâng cao tay nghề cũng như
kinh nghiệm, trình độ của cán bộ. Bên cạnh đó Công ty cũng rất quan tâm đến
chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc của cán bộ trong Công ty. Điều này
giúp cho người lao động cảm thấy được tôn trọng, gắn bó, làm việc hết mình

và trung thành hơn với Công ty.
 Quan tâm nhiều đến kiểm soát chi phí
Trong mỗi doanh nghiệp thì vấn đề được quan tâm nhất là lợi nhuận. Muốn
gia tăng lợi nhuận thì điều tất yếu là phải tiết kiệm chi phí. Việc kiểm soát
nhằm cắt giảm chi phí cũng được thể hiện trong việc Công ty chú trọng đào
tạo nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn dẫn đến tăng năng suất góp phần
làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc kiểm soát các yếu tố
đầu vào sao cho hợp lý nhằm tránh lãng phí cũng được Công ty yêu cầu chú
trọng.
 Tích cực ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học



KẾT LUẬN:
Quản trị hoạt động là một môn học với những kiến thức rất hữu ích và
thiết thực đối với các doanh nghiệp, thông qua đó các Doanh nghiệp sẽ tìm ra
những ưu điểm, nhược điểm của các hoạt động tác nghiệp, từ đó tìm ra những
giải pháp bổ sung, điều chỉnh có hiệu quả nhất nhằm khắc phục và cải thiện
hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần quan
trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Danh sách tài liệu tham khảo:
1. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Quốc tế, 2011, Quản trị
hoạt động, Hà Nội
2. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Quốc tế, 2009, Quản trị
Sản xuất và Tác nghiệp, Hà Nội



×