Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

quy trình cho vay tiêu dùng đang thực hiện tại maritime bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.53 KB, 12 trang )

QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG ĐANG THỰC HIỆN TẠI
MARITIME BANK
I. Giới thiệu về Maritime bank:
Hiện tại tôi đang công tác tại Maritime Bank, vì vậy tôi sẽ lựa chọn nơi tôi
hiểu rõ nhất để phân tích về quy trình tác nghiệp thông thường trong đơn vị mình.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime
Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP
ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều
lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội,
Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu
thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách,
cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản
lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh
mẽ từ năm 2005.
Năm 2010 được coi là năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, những kết quả đạt được đã thể hiện thành
công của ngành ngân hàng, vượt qua được những khó khăn và thách thức của môi
trường. Trong đó, Maritime Bank nổi lên trong khối ngân hàng bằng chiến lược đổi
mới toàn diện của mình. Đến hết năm 2010, Maritime Bank đã trở thành một ngân

1


hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với
khách hàng. Vốn điều lệ hiện tại ở mức 5.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 84.000 tỷ
đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm
2005 lên 130 điểm vào giữa năm 2010.


Những hoạt động thay đổi chiến lược toàn diện về định vị, nhận diện thương
hiệu, chính sách chăm sóc khách hàng và truyền thông đã giúp Maritime Bank đạt
được thành công về mọi mặt. Về lợi nhuận trước thuế năm 2010, Maritime Bank
đạt 1.706 tỷ đồng , tăng 151% so với năm 2009 và lọt vào Top 200 thương hiệu
mạnh nhất Việt Nam năm 2010.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần
phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Tính đến Quý
III năm 2011, vốn điều lệ của Maritime Bank ở mức 7.000 tỷ đồng và tổng tài sản
đạt gần 130.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16
điểm giao dịch năm 2005, hiện nay là 175 điểm và trong tương lai gần, con số này
sẽ nâng lên 320 điểm vào cuối năm 2011.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh
thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng…
đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới
mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại
nhất Việt Nam.
Quy trình tác nghiệp mới đã chính thức được Maritime Bank triển khai trên
toàn hệ thống với những kế hoạch rất bài bản như: xác định lại khách hàng mục
tiêu; xây dựng hệ thống sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng đó; xây dựng các

2


kênh bán hàng mới; tái định vị cơ cấu nhân sự; nâng cấp các phương thức vận
hành, cách thức quản lý; xây dựng hệ thống phương tiện để đánh giá hiệu suất làm
việc…
Với vị trí là cán bộ tín dụng tại Phòng khách hàng thì nhiệm vụ mà Ban
lãnh đạo phòng và Ban giám đốc Chi nhánh giao cho cá nhân tôi là thực hiện
công tác cho vay vốn đối với khách hàng. Cụ thể quy trình cho vay tiêu dùng
đang thực hiện tại Maritime bank như sau:

+

Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng.

+

Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của Maritime bank; Làm đầu mối bán các sản phẩm
dịch vụ của Maritime bank đến các khách hàng;

+

Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có
nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại (theo sự phân công
của Trưởng phòng) và trình lãnh đạo phòng phê duyệt.

+

Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch đối với các khách hàng
theo phân công của Trưởng phòng

+

Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi
ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo qui định của Giám đốc.

+

Tham gia góp ý các cơ chế, chế độ chính sách đối với công tác marketing,
cho vay vốn đối với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khi có yêu

cầu;

3


+

Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

+

Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.

+

……

Trong số các nhiệm vụ phải thực hiện thì công việc mà mỗi cán bộ tín dụng
phải thực hiện thường xuyên nhất đó là thực hiện cho vay. Sản phẩm cho vay
tại Ngân hàng rất đa dạng và phong phú hướng tới nhiều đối tượng khách
hàng. Mỗi một sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng luôn có một
quy trình cụ thể và khoa học được ban hành. Khi thực hiện công việc, yêu cầu
đặt ra là mỗi cán bộ phải tác nghiệp theo đúng quy trình quy định.
Đặc thù của ngành Ngân hàng là có lĩnh vực và ngành nghề hoạt động luôn
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì thế, tuân thủ quy trình tác nghiệp là một trong
những thước đo quan trọng đánh giá chất lượng công việc nhằm nâng cap hiệu
quả công việc, hạn chế rủi ro.
Một trong số các quy trình cụ thể được mô tả và phân tích là Quy trình cho vay

Tiêu dùng. Quy trình cho vay tiêu dùng được thực hiện theo tiêu chuẩn chất
lượng được Maritime bank quy định ban hành.
Nội dung quy trình được thực hiện theo các bước như sau:
1. Bước 1 : Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

- Phỏng vấn và trao đổi với khách hàng

4


Cán bộ tín dụng tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng về nhân thân của khách
hàng và người liên quan, mục đích vay vốn, nh ucầu sử dụng vộn, các tài sản
mà khách hàng là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu, thu nợ và nguồn trả nợ dự
kiến…
-Hướng dẫn khách hàng lập, tiếp nhận và đối chiếu hồ sơ đề nghị vay vốn
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn và đối chiếu
với quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam.
2. Bước 2 : Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

-Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách
hàng
-Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn
-Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay, trả nợ
-Thẩm định Tài sản bảo đảm

Việc thẩm định Tài sản bảo đảm được thực hiện theo Quy trình nhận cầm
cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy trình nhận bảo
đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng công thương Việt
Nam.
3. Bước 3 : Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay; định kỳ


hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán
-Xác định số tiền cho vay

5


-Xác định phương thức cho vay
-Xác định lãi suất cho vay
-Xác định thời hạn cho vay
-Xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi
-Xem xét điều kiện thanh toán
4. Bước 4 : Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo Hợp đồng tín dụng, hợp

đồng thế chấp và trình phê duyện cho vay
-Tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế
chấp tài sản
-Thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp phải qua phòng Quản lý rủi ro)
-Phê duyệt cho vay và ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản vay
vốn
5. Bước 5: Công chứng, chứng thực Hợp đồng thế chấp, Đăng ký giao dịch

bảo đảm, giao nhận giấy tờ của Tài sản bảo đảm hoặc/và Tài sản bảo đảm.
-Công chứng hoặc chứng thực Hợp đồng thế chấp tài sản và Đăng ký giao
dịch bảo đảm
-Giao nhận giấy tờ của Tài sản bảo đảm hoặc/và Tài sản bảo đảm.
6. Bước 6: Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra giám sát món vay.

-Giải ngân
-Thu nợ gốc và lãi


6


-Kiểm tra, giám sát món vay
7. Bước 7: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

-Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ cấu lại thời hạn trả nợ
-Thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp phải qua phòng Quản lý rủi ro)
-Phê duyệt lại cơ cấu thời hạn trả nợ
8. Bước 8: Giải chấp Tài sản bảo đảm, Thanh lý Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng

thế chấp
-Cán bộ tín dụng phối hợp với Phòng Kế toán, Phòng Kho quỹ thực hiện
việc giải chấp hồ sơ, tài sản bảo đảm, thanh lý Hợp đồng tín dụng và Hợp
đồng thế chấp tài sản
-Trình tự thủ tục giải chấp từng phần hoặc toàn bộ được thực hiện theo Quy
trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy
trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Maritime bank.
9. Bước 9: Lưu trữ hồ sơ cho vay

Cán bộ tín dụng lập và lưu trữ đầy đủ, nguyên vẹn hồ sơ cho vay theo Quy
định cho vay tiêu dùng của Maritime bank; bổ sung kịp thời những hồ sơ,
giấy tờ do khách hàng cung cấp hoặc phát sinh trong suốt quá trình cho vay
từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến khi khách hàng trả hết nợ
gốc và lãi.
Ưu nhược điểm của Quy trình đối với công tác quản lý

7



1. Ưu điểm
+ Quy trình được đưa ra với các bước rõ ràng, đầy đủ và cụ thể;
+ Thực hiện theo đúng trình tự các bước thực hiện chính là căn cứ để Ban
lãnh đạo đánh giá mức độ tuân thủ quy trình khi thực hiện công việc
được giao phó.
+ Nhà Quản lý lấy Quy trình làm cơ sở để xác định rõ quyền hạn, trách
nhiệm của mỗi cán bộ, phòng ban và bộ phận liên quan trong cả một
chuỗi các bước thực hiện khi có vấn đề phát sinh xảy ra.
+ So sánh giữa việc thực hiện công việc thực tế và quy trình được ban
hành để nhà Quản lý có các bước điều chỉnh, bổ sung kịp thời sao cho
quy trình ngày càng được hoàn thiện, bám sát với thực tiễn tác nghiệp,
phù hợp với tính chất và mức độ công việc, mang lại tác phong thực hiện
công việc khoa học và nâng cao hiệu quả công việc cao.
2. Nhược điểm
+

Quy trình có quá nhiều bước, tốn nhiều thời gian, khi tác nghiệp thực tế
gặp phải không ít khó khăn trong việc tuân thủ lần lượt theo các bước
được quy định

+ Nhà Quản lý sẽ bị coi là cứng nhắc, không linh hoạt nếu không có
trường hợp ngoại lệ cho tất cả các trường hợp vay tiêu dùng tại hệ thống
Maritime bank.

8


+ Trong quy trình, tồn tại nhiều bất cập không khoa học dẫn đến việc cán
bộ tín dụng phải thực hiện nhiều công việc thừa gây lãnh phí về thời gian

và chi phí. Ví dụ: tại bước 4, yêu cầu cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm
định, soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp… rồi trình lãnh
đạo phòng, lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt chưa phù hợp với thực tế.
Trường hợp lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo Chi nhánh không chấp nhận
với ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng thì việc lập Hợp đồng tín dụng,
Hợp đồng thế chấp lúc này lại là thừa và không được đề cập tới. Cho vay
trong trường hợp này coi như kết thúc.
3. Đề xuất giải pháp
+ Quy trình cần được chỉnh sửa, hoàn thiện phù hợp với thực tế tiết kiệm
thời gian và chi phí cho khách hàng và Ngân hàng.
+ Các bước trong quy trình được giảm thiểu tối đa nhưng vẫn bảo đảm tính
khoa học, đảm bảo chất lượng sẽ tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho
Maritime bank trong việc thực hiện nghiệp vụ cho vay so với các Ngân
hàng khác.
+ Nhà Quản lý lấy ý kiến đóng góp của cán bộ tín dụng – là người trực
tiếp tác nghiệp, lấy ý kiến phản hồi của khách hàng – là bên tham gia
giao dịch để có được quy trình cho vay tiêu dùng khoa học nhất và tối
ưu nhất
II.Áp dụng kiến thức môn Quản trị tác nghiệp vào công việc hiện nay

9


Trong lĩnh vực hoạt động tài chính – ngân hàng, đối với hệ thống Ngân
hàng nói chung thông thường chi phí cho các hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Với số lượng các Ngân hàng mới
được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng tăng nhanh thì việc cắt giảm
được các chi phí không cần thiết, không tạo ra giá trị gia tăng của Maritime
bank là yêu cầu vô cùng cấp thiết giúp Maritime bank tiết kiệm thời gian,
giảm thiểu chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của Ngân hàng

đối với các đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Môn học quản trị hoạt động giúp chúng ta nâng cao được kiến thưc của
mình về cách ứng dụng và phát triển quan niệm về các vấn đề liên quan đến
lập kế hoạch, quản lý, quản lý nguồn hàng, kiểm tra chất lượng, cách thức tính
toán dự trữ hàng tồn kho, sản xuất tinh gọn (Lean)... Một trong những nội dung
của môn học quản trị hoạt động này được nhiều doanh nghiệp quan tâm đó
chính là sản xuất tinh gọn (Lean production) nhằm liên tục loại bỏ các lãng phí
xảy ra trong quá trình sản xuất từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản xuất tối
ưu, tinh gọn. Một số bước cần triển khai trong kế hoạch để áp dụng kiến thức
đã học môn Quản trị hoạt động vào doanh nghiệp tôi đang công tác như sau:
+ Đề xuất việc rà soát các lãng phí đang tồn tại với Ban lãnh đạo. Việc làm
này mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp do đó nó cần
thiết phải được thực hiện đầu tiên và kịp thời. Lãnh phí được để cập ở
đây bao gồm cả lãng phí về chi phí và thời gian cho cùng một hoạt động
tác nghiệp.

10


+ Lấy ý kiến, đưa ra các giải pháp cho việc giảm thiểu lãng phí, tăng tính
cạnh tranh.
+ Xây dựng các quy trình chuẩn đối với từng loại sản phẩm dịch vụ nhưng
vẫn đảm bảo tính thống nhất và khoa học. Việc xây dựng một quy trình
chuẩn cần phải được thực hiện cẩn trọng, hoàn thiện dần dần trên cơ sở
có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế.
+ Phố biến quy trình thực hiện cho tất cả cán bộ nhân viên Ngân hàng. Các
nhân viên hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công
việc được ban lãnh đạo phân công sẽ có tinh thần làm việc tốt hơn, ý
thức hơn. Quy trình làm việc được tất cả các nhân viên hiểu trong khi tác
nghiệp sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các phòng

ban nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu môn học Quản trị hoạt động - Chương trình Global
Advanced MBA - ĐH Griggs.
2. Quy trình cho vay tiêu dùng của Maritime bank.
3. Tập Bài giảng môn Quản trị Hoạt động - Đại học Griggs.

11


12



×