Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Qui trình cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.98 KB, 19 trang )

PHỤ LỤC
Qui trình cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết
thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng. CBTD phải
tiến hành thẩm định, trình duyệt và phê duyệt và thông báo việc phê duyệt/không phê duyệt
với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày. Trường hợp
phức tạp có thể kéo dài theo sự thoả thuận với khách hàng. Quy trình cho vay gồm các
bước sau :
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn.
Thẩm định các điều kiện vay vốn
Xác định phương thức cho vay
Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện vay vốn và lãi suất cho vay của ngân hàng.
Lập tờ trình thẩm định cho vay
Tái thẩm định cho vay
Trình duyệt khoản vay
Ký kết hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và
TSĐB
Giải ngân
Kiểm tra, giám sát khoản vay
Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Giải chấp TSĐB
Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
(1)Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung
cấp những thông tin về khách hàng, các quy định của NHCT mà khách hàng phải đáp ứng
về điều kiện vay vốn và tư vấn lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ


sơ vay.
Về cơ bản, một số hồ sơ vay gồm có:
Hồ sơ khách hàng:
Các văn bản công nhận tư cách tổ hợp tác, tư cách dân sự - đối với khách hàng là tổ hợp
tác.
Chứng minh thư hộ chiếu (đối với người nước ngoài)
Giấy đăng kí kết hôn (nếu trong trường hợp khách hàng đã lập gia đình).
Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên, chứng minh nhân
dân ( hay hộ chiếu ).
 Hồ sơ khoản vay:
Vay phục vụ tiêu dùng
Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn
Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn
Tài liệu chứng minh thu nhập :Hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợp đồng cho
thuê nhà,thuê xe, giấy phép kinh doanh…của người vay.
Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; trích lục bản đồ thử đất; giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản… và các giấy tờ liên quan khác. Nếu vay không có
tài sản bảo đảm đối với CBCNV thì cần xác nhận của cơ quan quản lý lao động (theo
mẫu) và hợp đồng lao động.
 Đối với trường hợp cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, tín phiếu, kỳ phiếu, trái
phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Chính phủ, Bộ tài chính, Vietinbank
và các tổ chức tín dụng khác phát hành hoặc số dư tài khoản tiền gửi tại Vietinbank
(gọi chung là giấy tờ có giá). Với khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp giấy tờ trị giá
được bằng tiền đó, thì quý khách phải có những giấy tờ sau:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD (theo mẫu).
Giấy tờ có giá kèm theo giấy xác nhận của nơi quản lý và phát hành giấy tờ
có giá đó (theo mẫu).
 Sổ hộ khẩu gia đình hoặc CMND và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ

CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần
thiết để cho vay.
Các loại giấy tờ theo quy định là bản chính thì phải lấy bản chính xác
Các loại giấy tờ theo quy định là bản sao công chứng thì phải lấy bản sao công
chứng.
Các loại giấy tờ theo quy định chỉ cần bản sao thì phải đối chiếu với bản gốc và
CBTD phải xác nhận là đã đối chiếu.
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo TPTD(hoặc người
được uỷ quyền) và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng
chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp nhận hồ sơ.
(2) Thẩm định các điều kiện vay vốn
Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng để xác minh tính chính xác của
giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho quyết định về việc cho
phép vay vốn hay không, và quyết định đó có chính xác hay không điều dựa trên kết quả
của bước thẩm định này.
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
CBTD kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ
quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.
Kiểm tra hồ sơ khách hàng; CBTD kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các giấy tờ văn
bản trong danh mục hồ sơ khách hàng.
Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay;
Kiểm tra mục đích vay vốn
-Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh
mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của
pháp của chính phủ qua từng thời kỳ)
-Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo
phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ.
Điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn
Về khách hàng vay vốn:
CBTD phải đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm

hiểu thông tin về:
Gia đình của khách hàng vay vốn.
Mục đích vay vốn của khách hàng
Những nguồn thu nhập thường xuyên/thu nhập khác của khách hàng/những thành
viên trong gia đình.
Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có) và của người bảo lãnh (nếu có).
Quan hệ làm ăn với bạn hàng, giữa khách hàng và người bảo lãnh.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và địa phương.
Kiểm tra xác minh thông tin
Việc xác minh này có thể thực hiện thông qua các nguồn sau:
Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHCT
Thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và phòng thông tin Kinh Tế - Tài
Chính – Ngân hàng – NHCT VN.
Các cơ quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (UBND, Cơ quan Thuế …)
Các ngân hàng mà khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó.
Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn
Tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự
 Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng:
Bao gồm quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi ở hiện tại lẫn ở trong quá khứ

quan hệ tín dụng:
Đối với NHCT CN1 và các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN:
-Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn(bao gồm cả chi tiết về nợ quá hạn:số tiền, thời
hạn quá hạn …). Đối với nợ trung, dài hạn cần biết thêm về tài sản đã được đầu tư bằng
vốn vay, số tiền dài hạn, số tiền được điều chỉnh kỳ hạn nợ, nguồn trả nợ, lịch trả nợ.
-Mục đích khoản vay
-Doanh số cho vay, thu nợ
-Số dư bảo lãnh, thư tín dụng
-Tài sản đảm bảo cho dư nợ trên
-Mức độ tín nhiệm

-Chi tiết về nợ quá hạn
Đối với các tổ chức tín dụng khác:
-Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất (bao gồm cả nợ gia hạn,
nợ quá hạn …)
-Mục đích của các khoản vay
-Số thư bảo lãnh, thư tín dụng
-Tài sản đảm bảo cho dư nợ trên
-Mức độ tín nhiệm
Quan hệ tiền gửi:
Tại ngân hàng công thương việt nam
-Số dư tiền gửi bình quân
-Doanh số tiền gửi
Tại các tổ chức tín dụng khác
-Số dư tiền gửi bình quân
-Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
Dự kiến lợi ích của ngân hàng nhận được nếu khoản vay được phê duyệt.
Cán bộ tín dụng phải tiến hành tính toán lãi hoặc chi phí(các lợi ích) có thể thu được
nếu khoản vay được phê duyệt. cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách
hàng( bao gồm số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính).
Cán bộ tín dụng phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ với
khách hàng ( ví dụ lợi nhuận khoản vay có thể không cao như mong đợi nhưng bù lại,
khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao )
Thẩm định TSĐB tiền vay
Tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng có thể tiến hành thu hồi nợ đã cho khách
hàng vay nhằm mục đích:
Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ (gốc và lãi) của bên vay.
Phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ của bên vay không thực hiện được, hoặc
xảy ra các rủi ro không lường trước được khiến khách hàng không trả nợ được.
Phòng ngừa hành vi gian lận của khách hàng
Với những mục đích trên nên khi nhận các TSĐB này, ngân hàng chủ yếu nhận

những TSĐB có tính thanh khoản cao, có giá trị và ít mất giá theo thời gian để khi cần xử
lý phải đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi của khoản vay.
Các hình thức đảm bảo tiền vay:
Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay
Khi tiến hành thẩm định TSĐB, CBTD cần phải làm rõ:
Tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới
TSĐB.
Nguồn gốc của tài sản bảo đảm, đặc điểm của TSBĐ
Tài sản không có tranh chấp
Tài sản được phép giao dịch
Tài sản dễ bán/dễ chuyển nhượng ( có tính thanh khoản cao)
Xác định giá trị của TSĐB làm cơ sở để xác định mức cho vay tối đa( theo quy
định hiện hành của giám đốc ngân hàng Công Thương Việt Nam, mức cho vay tối đa
khoản vay là 70% giá trị TSBĐ )
Khả năng thu hồi nợ vay
(3) Xác định phương thức cho vay
Căn cứ vào quy chế hiện hành của NHCT, CBTD xác định phương thức cho vay.
(4) Xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, lãi suất cho vay.
Xem xét khả năng nguồn vốn: CBTD cùng với trưởng phòng tín dụng( hoặc
người được uỷ quyền) phối hợp với phòng/bộ phận phụ trách nguồn vốn để:
- Cân đối nguồn vốn( nội tệ, ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn.
- Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán
nước ngoài.

×