Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

quy trình tác nghiệp thẩm định cho vay dự án thuộc nhóm a theo quy định trong danh mục đầu tư tại ngân hàng agribank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.07 KB, 11 trang )

QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN THUỘC
NHÓM A THEO QUY ĐỊNH TRONG DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI NGÂN
HÀNG AGRIBANK
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại
lớn nhất Việt Nam hiện nay. Với hơn 3000 Chi nhánh, Phòng giao dịch xuống đến
từng quận huyện. Ngân hàng NN&PTNT đảm bảo luôn hỗ trợ đắc lực cho Nhà
nước phục vụ mọi nhu cầu về vốn của nhân dân. Hiện nay tôi đang làm việc tại
Ban tín dụng trực thuộc Trụ sở chính Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (NHNo).
Các chức năng, nhiệm vụ chính của NHNo như sau:
1.

Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện

tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của
Chính phủ;
2.

3.

4.

Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
a,

Cho vay đầu tư phát triển

b,

Hỗ trợ sau đầu tư

c,



Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a,

Cho vay xuất khẩu;

b,

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;

c,

Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ

thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong


và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHNo với các tổ chức uỷ
thác.
5.

Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của

NHNo.
6.


Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh

toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo
qui định của pháp luật.
7.

Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển

và tín dụng xuất khẩu.
8.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong các nhiện vụ trên thì trong những năm qua nhiệm vụ cho vay Tín dụng

đầu tư trung và dài hạn được NHNo phát triển rất mạnh và coi đây là nghiệp vụ
chủ đạo của cả hệ thống. Vì vậy trong bài viết này tôi muốn trình bầy những vấn
đề có liên quan đến những quy trình tác nghiệp thẩm định cho vay dự án thuộc
nhóm A theo quy định trong danh mục đầu tư. Quy trình tác nghiệp này được quy
định như sau:
A.

Về trình tự thực hiện:

1.

Tiếp nhận hồ sơ: Sở Giao dịch, Chi nhánh NHNo tiếp nhận hồ sơ thẩm định.

2.

Tổ chức thực hiện thẩm định:


- Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh NHNo tổ chức thẩm định bước đầu, trình
Tổng Giám đốc NHNo Báo cáo kết quả thẩm định dự án và gửi kèm theo
toàn bộ hồ sơ dự án về Hội sở chính;

- Ban Thẩm định chủ trì, phối hợp với các Ban Tín dụng đầu tư, Kế hoạch tổng
hợp, Nguồn vốn và Pháp chế thực hiện thẩm định phương án tài chính,


phương án trả nợ vốn vay của dự án, báo cáo kết quả thẩm định và đề xuất
với Tổng giám đốc nội dung thông báo kết quả thẩm định dự án.
3.

Tổng Giám đốc thông báo kết quả thẩm định dự án cho chủ đầu tư.

B.

Cách thức thực hiện:

B1.

Tiếp nhận hồ sơ:

1.

Thành phần hồ sơ:

1.1.

Văn bản của chủ đầu tư đề nghị NHNo thẩm định phương án tài chính,


phương án trả nợ vốn vay, (bảng kê danh mục hồ sơ vay vốn gửi kèm theo).
1.2.

Hồ sơ dự án:

a,

Hồ sơ báo cáo dự án
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư hoặc thuyết minh dự án đầu
tư đối dự án đầu tư xây dựng công trình;

b,

Giấy chứng nhận đầu tư: đối với nhà đầu tư trong nước làm chủ đầu tư dự

án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải có giấy chứng nhận đầu tư theo
quy định của Luật Đầu tư;
c,

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án

theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, bao gồm:
- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (nếu có).
- Kết quả thẩm định dự án, thẩm định tổng mức đầu tư (nếu có).
- Thoả thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW về địa điểm xây dựng
dự án, hợp đồng thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, Giấy phép khai thác và sử
dụng nguồn nước (đối với dự án cấp nước, thuỷ điện).



- Giấy phép thăm dò khoáng sản, kết quả đánh giá trữ lượng của Hội đồng
đánh giá trữ lượng khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản (đối với dự
án khai thác sử dụng khoáng sản xi măng, quặng, vật liệu xây dựng...).
- Báo cáo thẩm duyệt về phương án phòng chống cháy nổ của dự án.
- Văn bản về các nội dung khác có liên quan đến dự án.
d,

Các văn bản khác do chủ đầu tư gửi kèm liên quan đến đầu tư dự án.
Đối với dự án đang được triển khai thực hiện đầu tư (đã có quyết định đầu

tư), Hồ sơ dự án cần được bổ sung một số tài liệu sau:
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (Quyết định phê duyệt Tổng dự toán (nếu
có).
- Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án.
- Quyết định giao đất, cho thuê đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc TW, hợp đồng cho thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu
có).
- Giấy phép khai thác và sử dụng tài nguyên, như nguồn nước, khoáng sản (đối
với dự án có khai thác và sử dụng tài nguyên).
- Giấy phép xây dựng công trình.
- Văn bản về các nội dung khác có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện
đầu tư dự án.
1.3

Hồ sơ chủ đầu tư:

a,

Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ hợp lệ về việc thành lập và đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư


o Quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh: Đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp
Nhà nước, (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Đối với chủ đầu tư được thành
lập theo Luật Doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh, công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân); Tổ chức kinh tế
thành lập theo Luật Hợp tác xã; (bản sao có xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền).
o Giấy phép đầu tư: Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài không đăng ký lại theo quy định của Luật doanh nghiệp,
(bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác
xã (đối với Hợp tác xã); Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán; (bản sao có
xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ
đầu tư dự án (hoặc làm đại diện của chủ đầu tư) thì phải có văn bản uỷ
quyền của cấp trên có thẩm quyền.
- Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có).
b,

Hồ sơ tài chính:
- Đối với chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
o Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm liền kề và
báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp đến quý gần nhất.



(Nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 2 năm thì gửi báo cáo
tài chính các năm đã hoạt động và báo cáo nhanh tình hình tài chính
doanh nghiệp các quý gần nhất). Trường hợp báo cáo tài chính của chủ
đầu tư phải kiểm toán bắt buộc theo quy định và báo cáo tài chính đã
được kiểm toán, thì phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán kèm
theo kết luận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập, (bản chính).
o Trường hợp chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo
cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm
công ty.
o Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài
chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài
chính hợp nhất của nhóm công ty.

- Đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập: Nghị quyết của Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu vốn (đối với công ty TNHH một thành
viên), Nghị quyết Đại hội xã viên (đối với HTX) về việc góp vốn đầu tư
xây dựng dự án, phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông
qua, (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
c,

Báo cáo về quan hệ tín dụng với NHNo và các tổ chức cho vay khác của

chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên
góp vốn đến thời điểm gần nhất: Bảng kê các hợp đồng tín dụng đã ký và tình
hình thực hiện vay, trả nợ đối với các hợp đồng tín dụng...
d,

Hồ sơ bảo đảm tiền vay (đối với trường hợp dùng tài sản khác để bảo đảm


tiền vay): thực hiện theo hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của Tổng Giám đốc
NHNo.


2.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

B2.

Thời hạn giải quyết : Không quá 30 ngày làm việc (được tính từ ngày

NHNo nhận đủ hồ sơ theo quy định).
B3.

Cơ quan thực hiện thủ tục: Hội sở chính, Sở Giao dịch, Chi nhánh

NHNo.
B4.

Kết quả thực hiện thủ tục: Thông báo kết quả thẩm định dự án (thông báo

chấp thuận cho vay hoặc từ chối cho vay).
C.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

1.


Chủ đầu tư dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tổ chức lập, thực
hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về nội dung, trình
tự, thủ tục đầu tư và phải chịu trách nhiệm toàn diện về tính khả thi, hiệu
quả đầu tư của dự án.

2.

Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc
chủ yếu sau:

-

Có hiệu quả kinh tế - xã hội.

-

Sử dụng vốn vay đúng mục đích.

-

Hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn.

3.
-

Đối với dự án:
Thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định hiện hành
của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng chưa được bảo lãnh
tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư.


4.

Hồ sơ dự án đảm bảo đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, chính xác và trung thực.
Đối với chủ đầu tư:


-

Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;

-

Có khả năng tài chính để thực hiện đầu tư và vận hành dự án;
Ngoài mức vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được NHNo cho vay theo

quy định, chủ đầu tư phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác như: vốn chủ sở
hữu, vốn vay các tổ chức, cá nhân; vốn huy động khác để đầu tư dự án; trong đó,
mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (vốn tự có) tối thiểu bằng 15% tổng số
vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Các nguồn vốn này phải bảo đảm tính khả
thi và được xác định cụ thể.
-

Mở tài khoản và thanh toán trực tiếp qua NHNo;

-

Có bộ máy quản lý đủ năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt
động của dự án.

-


Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có năng lực chuyên môn, kinh
nghiệm trong lĩnh vực của dự án hoặc lĩnh vực liên quan đến dự án;

-

Chủ đầu tư; Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư; Cổ đông sáng lập
của doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần); Thành viên góp vốn (đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn); Chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư
nhân) có uy tín trong quan hệ tín dụng với NHNo;

-

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay và bảo hiểm tài sản theo quy
định hiện hành của Nhà nước và của NHNo.
Qua quá trình tác nghiệp theo qui trình thẩm định cho vay trong thời gian

qua cho thấy qui trình này hiện nay đang có một số bất cấp như sau:
Nhận xét: Do đối tượng cho vay rất đa dạng vể đối tượng vay và loai hình
sở hữu, nhưng việc qui định về hồ sơ của quy trình tác nghiệp lại có phần nặng về


đối tượng là các doanh nghiệp Nhà nước. Cộng với cơ chế chính sách còn gò bó
(yêu cầu thực hiện như vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm), không quan niệm
đây là vốn vay các chủ doanh nghiệp, khi vay được nguồn vốn này thì phải có
trách nhiệm trả nợ. Với yêu cầu quá chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục rườm rà dẫn đến
thời gian thực hiện rất lâu đã làm mất đi cơ hội đầu tư của các chủ doanh nghiệp.

- Các dự án thuộc nhóm A thường là những dự án có vốn đầu tư rất lớn, nhiều

dự án mang tính đặc thù: Ví dụ như dự án thuỷ điện, dự án lọc dầu ... Trong
khi số lượng và trình độ cán bộ của các Chi nhánh còn rất hạn chế vì vậy đối
với các dự án thuộc nhóm A khi qui trình tác nghiệp yêu cầu Chi nhánh phải
thẩm định trước sau đó gửi Hội Sở Chính thẩm định lại và ra quyết định.
Như vậy việc hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ thẩm định phải qua nhiều bước sẽ bị
kéo dài vì mất thêm một trung gian trong quá trình tác nghiệp là các Chi
nhánh .Mặc dù trong qui trình đã qui định là không quá 30 ngày nhưng thực
tế chưa dự án nào đáp ứng được yêu cầu này.

- Quá trình thẩm định tại Hội sở chính hoàn toàn hồ sơ là do Chi nhánh gửi, và
nhất là trong thẩm định tại Hội sở chính lại không thành lập Hội đồng thẩm
định chỉ giao cho một cán bộ thẩm định sau đó là trình lãnh đạo xem xét vì
vậy kết quả thẩm định còn mang tính chất chủ quan phiến diện của cán bộ
thẩm định. Nhất là các dự án đặc thù công nghệ cao thì điều này thể hiện rất
rõ vì không phải lĩnh vực nào cán bộ thẩm dịnh cũng hiểu biết sâu.
-

Về quy trình thủ tục và hồ sơ giấy tờ, để được cấp tín dụng của NHNo,
doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều thủ tục và phải đáp ứng rất nhiều hồ sơ,
giấy tờ cho NHNo. Có những giấy tờ có lẽ không cần thiết do hiệu lực của
các giấy tờ này đã được thể hiện trong giấy tờ khác, tuy nhiên NHNo vẫn yêu
cầu doanh nghiệp cấp đầy đủ các giấy tờ này. Ví dụ, trong đăng ký kinh


doanh của doanh nghiệp đã nêu rõ thông tin về người đại diện theo pháp luật
(thường là giám đốc doanh nghiệp) nhưng NHNo vẫn yêu cầu doanh nghiệp
phải cung cấp biên bản họp hội đồng cổ đông (hội đồng thành viên) bổ
nhiệm giám đốc, trích nghị quyết cuộc họp này và quyết định bổ nhiệm giám
đốc. Sự phức tạp về mặt hồ sơ, thủ tục không chỉ gây khó khăn cho doanh
nghiệp mà còn làm phức tạp hóa công tác hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề

nghị cấp tín dụng cũng như công tác thẩm định dự án.
-

Một nhân tố quan trọng chi phối công tác thẩm định dự án đề nghị cấp tín
dụng đó là các quy định của NHNo. Sự thay đổi quá nhanh các quy định đối
với công tác thẩm định, khiến các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh rất khó cập
nhật sự thay đổi này và gây lãng phí công sức tiền bạc của các Chi nhánh. Có
những dự án, các Chi nhánh đã tiến hành thẩm định nhưng chỉ với một sự
thay đổi những quy định trong công tác thẩm định, toàn bộ việc thẩm định
của Chi nhánh tiến hành trước đó trở nên vô nghĩa.

Một số kiến nghị trong quá trình thực hiện quy trình:
Để giải quyết những khó khăn, nâng cao chất lượng và đơn giản hóa công
tác thẩm định dự án đầu tư và nâng cao chất lượng, kịp thời một số kiến nghị để
cải thiện như sau:
Thứ nhất: Công tác thẩm định dự án nên được đơn giản hóa về mặt hồ sơ,
giấy tờ và các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng để
đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thẩm định. Những giấy tờ có nội dung đã đề
cập trong các giấy tờ khác thì cần loại bỏ.
Thứ hai: Hiện nay thời gian trung bình để thẩm định một dự án nhóm A là
khoảng 60 ngày. Để rút ngắn thời gian thẩm định (đảm bảo trong 30 ngày theo
quy định) và để đảm bảo báo cáo thẩm định trung thực, khách quan (do tính chất


phức tạp của các dự án nhóm A như đã phân tích trên) đề nghị Hội sở chính trực
tiếp hướng dẫn và thẩm định các dự án này loại bỏ trung gian là các Chi nhánh.
Đối với các dự án có tính chất phức tạp về kỹ thuật, công nghệ, hoặc các dự án có
tổng mức đầu tư lớn hơn 3.000 tỷ đồng, đề nghị thành lập nhóm (hội đồng) thẩm
định riêng cho mỗi dự án.
Thứ ba: Các dự án nếu có sự tham gia của Chi nhánh thì Hội sở chính của

NHNo có thể cử các cán bộ thẩm định tại Hội sở chính tham gia thẩm định trực
tiếp cùng Chi nhánh ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án.
2.

Theo anh/chị những nội dung nào trong môn học Quản trị tác nghiệp

này là có thể áp dụng vào công việc của anh/chị hoặc doanh nghiệp anh/chị
hiện nay? Anh/chị định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào những hoạt gì và
sẽ áp dụng như thế nào?
Sau khi học môn học Quản trị tác nghiệp, với kiến thức thu nhận được, cá
nhân tôi nhận thấy rất nhiều vấn đề giúp tôi áp dụng vào hoạt động của đơn vị tôi
nói chung và trong quá trình tác nghiệp của cá nhân tôi nói riêng. Bởi khách hàng
của chúng tôi là các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến cơ chế tài chính
thủ tục và chất lượng dịch vụ cao hơn nhất là thời gian và cơ hội đầu tư.
Áp dụng kiến thức đã được học thông qua bài giảng môn quản trị hoạt động
so sánh đối chiếu với nơi tôi làm việc đang có một số tồn tại cần phải chuẩn hoá
công việc, liên tục cải tiến và phát hiện các lãng phí để loại bỏ như sự chờ đợi,
lãng phí về nguồn lực vật chất và con người...



×